Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.95 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐÀO THỊ NGÂN
QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO
TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐÀO THỊ NGÂN
QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO
TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN NHO THÌN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn
học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Đào Thị Ngân
MỤC LỤC


Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
HÀ N I - 2014Ộ 2
Can bô h ng dân khoa hoc: TS. TRÂN NHO THIŃ ́ ̃ ̀ ̣̀ ươ ̣ 3
HÀ N I - 2014Ộ 3
Ch ng 1ươ 12
KHÁI QUÁT LÝ LU N Ậ 12
V QUY N T DO TÔN GIÁO, T N NG NGỀ Ề Ự Í ƯỠ 12
Ch ng 2ươ 40
QUY NH V QUY N T DO TÔN GIÁO, T N NG NGĐỊ Ề Ề Ự Í ƯỠ
40
TRONG PHÁP LU T QU C T VÀ PHÁP LU T VI T Ậ Ố Ế Ậ Ệ
NAM 40
Ch ng 3ươ 82
HOÀN THI N PHÁP LU T VI T NAM Ệ Ậ Ệ 82
V QUY N T DO TÔN GIÁO, T N NG NGỀ Ề Ự Í ƯỠ 82
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo có lịch sử phát triển lâu đời từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên;
cho tới nay tôn giáo rất đa dạng về loại hình, đông đảo về số lượng tín đồ và có
ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở tất cả các quốc
gia. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền con người cơ bản được ghi
nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế quan trọng: Hiến chương Liên hợp
Quốc năm 1945; Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền năm 1948 và các Công
ước, Điều ước quốc tế về quyền con người khác. Việt Nam cũng đã gia nhập một
số Công ước quan trọng có liên quan tới quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Những quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người nói chung và quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng có tính áp dụng phổ biến cho toàn thế giới

có chứa đựng những yếu tố tiến bộ cần học hỏi để áp dụng trong tiến trình lập
pháp, bên cạnh đó, những Điều ước, Công ước mà Việt Nam tham gia cũng cần
được nội luật hóa vào pháp luật trong nước để đưa ra hành lang pháp lý ổn định
áp dụng cho việc bảo đảm quyền con người.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo và đông tín đồ, chức sắc,
các nhà tu hành. Bởi vậy, tôn giáo không còn là vấn đề nhỏ tập trung vào một nhóm
thiểu số nữa mà đã là quan hệ xã hội phức tạp, cần có sự điều chỉnh toàn diện của
pháp luật trong nước. Ngoài ra, trong quá trình phát triển của xã hội, sự nâng cao về
nhận thức của người dân, sự hội nhập với quốc tế, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
không đơn giản chỉ là sự ghi nhận quyền trong các văn bản pháp luật, sự cho phép
theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo mà còn cần thiết phải đưa ra những công
cụ bảo đảm nhất định đối với quyền này, tôn trọng và đảm bảo cho các hoạt động
của các tổ chức tôn giáo theo đúng khuôn khổ pháp luật.
Thêm nữa trong bối Nhà nước ta đang hướng tới xây dựng Nhà nước Pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, việc đảm bảo và đề cao những quyền cơ bản của con người
là việc cấp thiết trong đó một trong những quyền cần đảm bảo trước hết là quyền tự
do tôn giáo, tin ngưỡng của người dân. Tuy nhiên, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên thực tế việc đảm bảo quyền
này dễ bị các phần tử chống phá nhà nước lợi dụng để thực hiện âm mưu phản động
của mình. Bên cạnh đó, một số đối tượng cũng có thể lợi dụng quyền tự do tôn giáo,
tín ngưỡng vào những mục đích không tốt như là thực hành mê tín dị đoan. Do vậy,
cần có sự hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về quyền cơ bản này của công dân để có sự
chủ động trong các công tác phòng, tránh tác động xấu từ việc thụ hưởng quyền này
từ phía công dân tới công cuộc xây dựng và quản lý nhà nước. Việc nghiên cứu chủ
động và đầy đủ về các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo sẽ
là công cụ hữu hiệu để ngăn cản sự lạm dụng quyền này từ những người có ý đồ
không tốt, đồng thời là có cơ sở để xử lý các sai phạm có liên quan.
Quan điểm thống nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ trước tới nay đều
6
tôn trọng và đảm bảo quyền cho đồng bào có đạo. Tuy nhiên trong quá trình thực

hiện chính sách không tránh khỏi còn có những tồn tại, hạn chế cần được khắc
phục. Có nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do hệ thống pháp luật còn có những
bất cập, có những quy định chưa rõ ràng gây ra hiểu sai và thực hiện sai; nhận thức
của người dân và của những người trực tiếp làm công tác tôn giáo còn chưa cao; ý
thức pháp luật của đồng bào theo đạo còn thấp và bị lợi dụng…
Một vấn đề khác đó là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có những giới
hạn quyền đã được quy định trong luật pháp quốc tế và cả luật pháp quốc gia.
Mặc dù trong nhiều trường hợp giới hạn quyền là điều cần thiết song sự giới hạn
đó tới đâu và như thế nào sao cho phù hợp và tránh được những sự lạm dụng
quyền lực, hay bị ảnh hưởng bởi những định kiến khiến quyền này không được
bảo đảm một cách thỏa đáng.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình, với mục đích phân tích tính tương thích của pháp luật trong nước và pháp luật
quốc tế, đồng thời đưa ra được những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật
trong nước phù hợp và tương thích với pháp luật quốc tế nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo ở Việt Nam trong tình hình hòa nhập, đầy biến động hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tuy không còn xa lạ bởi cũng đã có
nhiều học giả, nhiều công trình, bài viết song tiếp cận quyền này trong khuôn khổ
pháp luật quốc tế và quốc gia thì chưa có nhiều. Một số các công trình, bài nghiên
cứu, bài viết, luận văn đã từng viết về vấn đề tôn giáo và nhân quyền:
• Mối quan hệ giữa tôn giáo và nhân quyền (Khóa luận tốt nghiệp – Nguyễn
Thị Ánh Tuyết, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012)
• Tôn giáo và các tác động của nó lên ý thức pháp luật của tín đồ, liên hệ
với thực tiễn Việt Nam (Khóa luận tốt nghiệp – Nguyễn Văn Vĩnh, Khoa Luật – Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2008)
• Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân Việt Nam – Những
7

vấn đề lý luận và thực tiễn (Luận văn thạc sĩ – Nguyễn Thị Diệu Thúy, Mã số
603810)
Ngoài một số luận văn, khóa luận nghiên cứu về vấn đề tôn giáo và nhân
quyền thì cũng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo:
• Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và thực tiễn PGS.TS
Đỗ Quang Hưng, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008
• Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người do Nguyễn Đăng Dung –
Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng đồng chủ biên, NXB Chính trị quốc gia,2009
• Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu quyền con người –
quyền công dân, Hỏi đáp về quyền con người, NXB Hồng Đức, 2011
• Giới thiệu Công ước về quyền dân sự, chính trị 1966, Lã Khánh Tùng – Vũ
Công Giao – Tường Duy Kiên, 2012
Bên cạnh đó là khối lượng lớn các bài viết trên báo và tạp chí về tín ngưỡng,
tôn giáo ở Việt Nam:
• Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo – Chính sách nhất quán của
Đảng và Nhà nước của Đặng Tài Tính (Công tác tôn giáo, số 1/2005)
• Tư tưởng “tôn giáo và xã hội xã hội chủ nghĩa cùng chung sống” của Bành
Diệu (Nghiên cứu tôn giáo, số 9/2007)
• Quá trình nhận thức của Đảng về vấn đề tôn giáo, công tác tôn giáo và
chính sách tôn giáo qua cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết từ đổi mới đến nay
(Nghiên cứ tôn giáo, số 1/2011)
Tuy nhiên, các công trình trên mới tập trung nghiên cứu, phân tích về tình
hình tôn giáo, các chính sách của Đảng, mà chưa có công trình nào nghiên cứu về
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tổng thể theo pháp luật quốc tế và
pháp luật quốc gia như thế nào.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định trong pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, từ đó tìm ra mức độ tương thích
8

của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về lĩnh vực này cùng việc thực thi pháp
luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam trong thời gian qua, đưa ra các giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật để đảm bải tốt nhất cho quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo.
Để hoàn thành mục đích đề ra, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Một là, phân tích khuôn khổ và nội hàm của quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Hai là, xác định mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật
quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Ba là, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật trong lĩnh vực quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, các quy định trong luật pháp quốc tế được hiểu là những
quy định của Liên Hiệp quốc về quyền về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Cụ thể
là trong Công ước về quyền dân sự chính trị năm 1966 và hoạt động kiểm tra giám
sát, cùng các Bình luận, Khuyến nghị chung của Ủy ban Công ước về vấn đề này.
Từ đó, đối chiếu, so sánh với các quy định trong pháp luật Việt Nam, xem xét tình
hình thực tế đang diễn ra ở Việt Nam để sửa đổi, bổ sung, khắc phục và hoàn thiện
những vấn đề còn thiếu hoặc chưa tương thích với pháp luật quốc tế.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
- Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo.
- Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình đảm bảo thực hiện quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên
cứu trước đây cùng cơ sở lý luận và pháp luật thực định quốc tế cũng của Việt Nam
9

về quyền con người nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng.
Tác giả luận văn vận dụng cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam và pháp luật của Nhà nước cụ thể là Hiến pháp năm 2013 về quyền con người,
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Trong Chương 1, để làm sáng tỏ vấn đề lý luận về quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích để làm rõ và
sâu sắc thêm khái niệm “tín ngưỡng” và “tôn giáo”; phương pháp lịch sử để thấy sự
hình thành và phát triển của hiện tượng xã hội này trong lịch sử xã hội loài người.
Tại Chương 2 của luận văn, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là
thống kê, so sánh, phân tích để làm rõ mức độ tương thích giữa pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam.
Chương 3 phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để đưa ra các giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Tính mới và những đóng góp của luận văn
Nhân quyền là một lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam. Trước đây, khái niệm
“quyền con người” được xem như là một vấn đề nhạy cảm, người ta thường cố
tránh sử dụng khái niệm này vì sợ nhắc tới vấn đề mang tính đòi hỏi tiêu cực.
Hiện nay, trong tiến trình cải cách, mở cửa, hòa nhập cùng xu thế chung của thời
đại, trong xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi về vấn đề này, quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của công dân cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên vấn đề về việc bảo đảm quyền con người, cụ thể là quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo cũng chưa được tiếp cận một cách rộng rãi và cụ thể. Nói vậy
không hẳn là chưa có sự nghiên cứu nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà
trên thực tế cũng đã có nhiều người nghiên cứu vấn đề tôn giáo và nhân quyền,
song cách tiếp cận thường là mối quan hệ giữa tôn giáo và nhân quyền hay những
tác động qua lại giữa các tôn giáo và nhân quyền mà chưa có sự nghiên cứu sâu
sắc về quyền tự do tôn giáo, tin ngưỡng trong hệ thống pháp luật. Luận văn này sẽ
đưa ra những hiểu biết về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo trong pháp luật quốc tế
10

và pháp luật Việt Nam có tính hệ thống hơn.
Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước
trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật về quyền tự do tin ngưỡng, tôn giáo.
Ngoài ra, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng
dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật – ĐHQGHN và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm: phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và 3 chương.
Chương 1: Khái quát lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Chương 2: Quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
11
Chương 1
KHÁI QUÁT LÝ LUẬN
VỀ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG
1.1. Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
1.1.1. Tín ngưỡng
1.1.1.1. Khái niệm
Theo từ điển Oxford, tín ngưỡng - “belief” được định nghĩa là niềm tin, đức
tin, sự tin tưởng vào một ai đó hoặc một cái gì đó hay là sự thừa nhận một cái gì đó
là đúng là đang tồn tại mà không cần bất cứ bằng chứng nào.
Theo một cách hiểu đơn giản nhất, tín ngưỡng là tin theo và tôn thờ lực
lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc là sự vật, hiện tượng, con người có thật được thần bí
hóa. Tín ngưỡng là niềm tin về những điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bí, vĩ
đại mà con người chỉ cảm nhận được mà khó có thể nhận thức được.
Khi nói đến tín ngưỡng, người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc
hoặc một số dân tộc chứ không có tín ngưỡng mang tính quốc gia hay thế giới, tín
ngưỡng không có tổ chức chặt chẽ như tôn giáo mà mang tính dân tộc, dân gian. Tín
ngưỡng là một sản phẩm văn hóa do con người quan hệ với tự nhiên, xã hội và

chính bản thân mà hình thành.
Tín ngưỡng còn thể hiện giá trị cuộc sống, ý nghĩa cuộc sống bền vững, đôi
khi được hiểu là tôn giáo hay nói chính xác hơn, tín ngưỡng khi phát triển đến một
mức nào đó thì có thể trở thành tôn giáo.
Theo Nguyễn Trần Bạt thì “tín ngưỡng là kết quả của tâm lý ngờ vực, trong
đó lớn nhất và phổ biến nhất là ngờ vực ngay chính hiện tại, ngay chính những đại
lượng vật lý” [4]. Tín ngưỡng theo ông là nơi con người nghỉ ngơi, giải trí. Hàng
ngày, con người tiếp xúc với nhiều sự kiện, nhiều hiện tượng, sự vật. Tuy nhiên, với
sự tò mò, thích khám phá con người không bao giờ dừng lại ở mức độ cảm nhận mà
con người luôn đi tìm cho mình câu trả lời về các sự vật, sự kiện, hiện tượng đó.
Qua đó con người thu được kiến thức, tư tưởng và tín ngưỡng. Cái mà con người
12
gọi là khoa học – một hệ thống tri thức khi con người đi tìm hiểu nguồn gốc của
mọi việc đã giải thích cho con người về thế giới, về thực tại dường như là chưa đủ
để con người hiểu hết được những gì đang diễn ra trong đời sống của mình nhất là
trong vấn đề tâm linh. Sự hạn chế này khiến con người nảy sinh lòng tin dùng thế
lực siêu nhiên, huyền bí để giải thích cho các vấn đề mà khoa học không thể lý giải
nổi như sự hiện hữu của linh hồn, chiêm tinh, thế giới tồn tại bên ngoài thế giới
đang sống và vì vậy, tín ngưỡng được hình thành.
Như vậy, tín ngưỡng là một cách nhìn thực tế cuộc sống cộng đồng con
người ý thức về một dạng thần linh nào đó, rồi cộng đồng con người ấy tin theo tôn
thờ lễ bái, cầu mong hiện thực cuộc sống, gây thành một nếp sống xã hội theo niềm
tin linh thiêng ấy.
Tôn giáo dân gian không hẳn là tôn giáo với những cách hiểu đầy đủ về giáo
lý, giáo luật; các quy tắc của nó chủ yếu mới dừng lại ở sự sùng tín, nằm trong
phong tục tập quán sinh hoạt cũng chưa được chính thức thừa nhận hay trở thành
giáo luật. Các nhà nghiên cứu thường gọi chung đối tượng này là tín ngưỡng, tín
ngưỡng dân gian hoặc đôi khi cũng dùng khái niệm tôn giáo dân gian. Khái niệm tín
ngưỡng, vì vậy, rộng và dân dã hơn khái niệm tôn giáo, hay nói khác đi tôn giáo chỉ
là một phần của tín ngưỡng mà thôi.

Cơ sở của mọi tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người
vào những cái “siêu nhiên” hay gọi là “cái thiêng” cái đối lập với cái “trần tục”, cái
hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được. Niềm tin vào cái thiêng thuộc về
bản chất con người, nó ra đời, tồn tại và phát triển cùng với con người và loài người,
nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời
sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm.
Tùy theo hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc,
địa phương, quốc gia mà niềm tin vào cái thiêng thể hiện ra các hình thức tín
ngưỡng, tôn giáo cụ thể khác nhau. Chẳng hạn như niềm tin vào Đức Chúa, Đức
mẹ Đồng Trinh của Kito giáo; niềm tin vào Đức Phật của Phật giáo; niềm tin
vào Thánh, Thần của tín ngưỡng Thành Hoàng, Đạo thờ Mẫu. Các hình thức tín
13
ngưỡng, tôn giáo này dù rộng hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn thế giới hay là
đặc thù cho mỗi dân tộc thì cũng đều là một thực thể biểu hiện niềm tin vào cái
thiêng chung của con người.
1.1.2. Tôn giáo
1.1.2.1. Khái niệm
Từ khi hình thành cho tới nay, tôn giáo được định nghĩa và tiếp cận theo
nhiều hướng khác nhau, bởi vậy có rất nhiều khái niệm về tôn giáo nhưng chúng
bên cạnh việc thể hiện những nhận thức chung về tôn giáo thường được lồng
ghép quan niệm riêng của cá nhân, hay nhóm người nhất định. Do đó, mặc dù
tôn giáo có nhiều khái niệm song chưa có một khái niệm nào về tôn giáo được
dùng chung trên toàn thế giới.
Tôn giáo không phải là một thuật ngữ thuần Việt mà được du nhập vào Việt
Nam từ cuối thế kỷ XIX. Xét về nội dung, thuật ngữ tôn giáo khó có thể hàm chứa
được tất cả nội dung đầy đủ từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây.
Tôn giáo bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh là “religion” có tiếng gốc Latin
là “legere” có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên. Vào đầu công nguyên,
sau khi đạo Kitô xuất hiện, đế chế Roma yêu cầu phải có một tôn giáo chung và
muốn xóa bỏ các tôn giáo trước đó cho nên lúc này khái niệm “religion” mới chỉ

là riêng của đạo Kitô. Bởi lẽ, đương thời các đạo khác Kitô đều bị coi là tà đạo.
Đến thế kỷ XVI, với sự ra đời của đạo Tin Lành tách ra từ Công giáo trên diễn
đàn khoa học và thần học châu Âu, religion mới trở thành thuật ngữ chỉ hai tôn
giáo thờ cùng một chúa. Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi
châu Âu, với sự tiếp xúc với các tôn giáo thuộc các nền văn minh khác Kitô giáo,
biểu hiện rất đa dạng, thuật ngữ “religion” được dùng nhằm chỉ các hình thức tôn
giáo khác nhau trên thế giới. Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo”
đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII và sau đó du nhập vào Trung
Hoa, tuy nhiên thì ở đây thuật ngữ Tông giáo chỉ dùng cho đạo Phật. Thuật ngữ
Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, nhưng do kỵ húy của
Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo”.
14
Như đã nói, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo; song có thể liệt
kê ra một số định nghĩa được nhiều người biết đến sau đây:
- Theo C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim
của thế giới không có trái tim. Cũng như nó là tinh thần của trạng thái xã hội mà ở
đó tình thần bị loại bỏ…Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân…” [5]. Các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác cho rằng tôn giáo là sự phản ánh một cách biến dạng, sai
lệch, hư ảo về giới tự nhiên và con người, về các quan hệ xã hội. Hay nói cách khác,
tôn giáo là sự nhân cách hóa giới tự nhiên, là sự “đánh mất bản chất người”. Chính
con người đã khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên khác với bản chất của
mình để rồi từ đó con người có chỗ dựa, được che chở, an ủi, dù đó chỉ là chỗ dựa “hư
ảo”. Về bản chất sâu xa, theo các nhà triết học Mác xít cho rằng con người thực ra
đang nghiêng mình trước bản chất của chính mình những lại thần thánh hóa nó như
một bản chất xa lạ nào đó. Tôn giáo suy cho cùng là sự phản ánh về những lực lượng
bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của con người nhưng họ tiếp nhận nó một
cách hư ảo đồng thời cho rằng những lực lượng ở trần thế đó sức mạnh siêu trần thế.
Tôn giáo là kết quả của nhận thức còn yếu kém của những con người lao động trong
xã hội còn nhiều bất công.
- Theo định nghĩa của giáo hội (thần học) thì tôn giáo là mối liên hệ của con

người với Thượng đế, với Thần linh, với cái tuyệt đối, với một lực lượng nào đó,
với sự siêu việt hóa. Nhà thần học và triết học Tin Lành giáo, R.Otto (1869 - 1937)
cho rằng tôn giáo là “sự thế nghiệm cái thần thánh” [19].
- Theo các nhà tâm lý học, tôn giáo là “sự sáng tạo của các mỗi cá nhân
trong nỗi cô đơn của mình; tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh
chưa bao giờ có tôn giáo” [44]. Một trong những người sáng lập ra tâm lý học tôn
giáo là nhà triết học theo chủ nghĩa thực dụng người Mỹ, V.Jemes (1842-1910) giải
thích tôn giáo nhờ xuất phát từ tâm lý cá thể: “Chúng ta thỏa thuận gọi tôn giáo là
tổng thể những tình cảm, hành vi và kinh nghiệm của cá nhân riêng biệt vì nội dung
của chúng quy định quan hệ với cái mà tôn giáo tôn sùng – Thượng đế” [45].
- Tác giả Hoàng Phê trong Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 2000 cũng đã có
15
định nghĩa cho rằng: “Tôn giáo là hình thức xã hội, gồm những quan niệm dựa trên
cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu nhiên, cho rằng có lực lượng siêu tự
nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng, tôn thờ” [28].
- Tác giả Mai Thanh Hải trong Từ điển Tôn giáo xuất bản năm 2001 đưa ra
định nghĩa: “Tôn giáo là một hình thái nhận thức xã hội, phản ánh hiện thực qua
các khái niệm, hình ảnh mang tính chất ảo ảnh, ảo vọng. Nói chung nó là niềm tin
vào thế lực siêu nhiên, vô hình mà con người cho là linh thiêng, được sùng bái và
cầu khấn đề nhờ cậy, che chở hoặc ban phát điều tốt lành” [18].
Cho dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo nhưng có thể chia thành
hai trường phái chính:
- Thứ nhất, quan điểm phi mác xít cho rằng tôn giáo là cái thiêng liêng vĩnh
hằng, gắn liền với con người và tồn tại cùng con người.
- Thứ hai, quan điểm của Mác xít về vấn đề tôn giáo: Tôn giáo là mặt trời ảo
tưởng quay xung quanh mặt trời hiện thực, là trái tim của thế giới không có trái tim,
là tinh thần của trạng thái thế giới không có tinh thần.
Nhiều định nghĩa như vậy nhưng khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay
cách biểu hiện nào thì luôn luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: Hiện hữu và
phi hiện hữu, hữu hình và vô hình. Đồng thời tôn giáo không chỉ là sự bất lực của

con người mà còn thể hiện niềm tin sâu sắc của họ về một cuộc sống lý tưởng khi
theo một tôn giáo nào đó. Ngoài ra, tôn giáo được biết đến là hệ thống hoàn chỉnh
các quan niệm, ý thức tín ngưỡng, thể hiện tập trung ở lòng tin, tình cảm tôn giáo,
hành vi và hoạt động tôn giáo. Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có giáo lý, giáo
luật, lễ nghi và giáo hội, được tổ chức chặt chẽ.
Tóm lại, tôn giáo được hiểu là niềm tin của con người vào các thế lực siêu
nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, nhằm lý giải những vấn đề trong đời sống,
tuy nhiên, tùy vào tôn giáo, vào hoàn cảnh lịch sử, yếu tố văn hóa mà niềm tin đó
được thể hiện đa dạng theo các cách riêng.
1.1.2.2. Bản chất, nguồn gốc ra đời của tôn giáo
16
Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu và con người mặc nhiên chấp nhận nó. Người ta
chỉ quan tâm nhiều tới tôn giáo, nghiên cứu nhiều hơn về lịch sử hình thành và phát
triển của tôn giáo khi mà nó thực sự trở thành một vấn đề bức xúc và phức tạp.
Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Trên những quan niệm của C.Mác và
Ph. Ăngghen về tôn giáo, có thể nói rằng, tôn giáo là sản phẩm của con người, do
con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người trong xã
hội, tôn giáo tạo cho con người có niềm tin vào thế giới vô hình nơi hư vô, nhưng
con người vẫn sống trong cuộc sống hữu hình nơi trần thế, đồng thời tôn giáo quy
định những luật lệ, nghi thức mang tính thiêng liêng để con người thực hành, tuân
theo. Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng lại là một thực thể
có nhiều quan niệm phức tạp cả về nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Nội
dung cơ bản của tôn giáo là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các
cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho
con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể hiện bằng những
nghi thức, những sự kiêng kỵ.
Với những thành tựu to lớn của ngành khảo cổ học, người ta chứng minh
được sự tồn tại của con người cách đây hàng triệu năm. Tuy nhiên, với những hiện
vật thu được người ta khẳng định có đến hàng triệu năm con người không hề biết tới
tôn giáo. Bởi lẽ tôn giáo đòi hỏi tương ứng với nó là một trình độ nhận thức cao, nó

là sản phẩm của tư duy trừu tượng trong đời sống xã hội ổn định.
Hầu hết trong giới khoa học đều thống nhất rằng, chỉ khi con người hiện đại
– người khôn ngoan hình thành và tổ chức thành xã hội, tôn giáo mới xuất hiện, thời
kỳ này cách đây khoảng 95.000 – 35.000 năm. Tuy nhiên trong thời kỳ đầu mới chỉ
là các tín hiệu rất sơ khai, nguyên thủy. Đa số các nhà khoa học đều khẳng định tôn
giáo ra đời khoảng 45.000 năm trước đây với những hình thức tôn giáo sơ khai như
đạo Vật tổ, Ma thuật và Tang lễ. Đây là thời kỳ tương ứng với thời kỳ đồ đá cũ.
Bước sang thời kỳ đồ đá giữa, con người chuyển dần từ săn bắt, hái lượm
sang trồng trọt và chăn nuôi, các hình thức tôn giáo dân tộc ra đời với sự thiêng
liêng hóa các nguồn lợi của con người trong sản xuất và cuộc sống: Thần Lúa, thần
17
Khoai, thần Sông…hoặc tôn thờ các biểu tượng của sự sinh sôi, đó là các vị thần
của các thị tộc Mẫu hệ. Khi đồ sắt xuất hiện, các quốc gia dân tộc ra đời nhằm mục
đích phục vụ cho sự củng cố và phát triển của dân tộc. Tất cả các vị thần ấy còn tồn
tại chừng nào dân tộc tạo ra vị thần ấy còn tồn tại và khi dân tộc tiêu vong, các vị
thần ấy cũng không còn nữa.
Trong thời kỳ văn minh nông nghiệp, nhiều đế chế ra đời và thâu tóm vào
mình nhiều quốc gia. Do nhu cầu một tôn giáo của đế chế, những tôn giáo như Phật,
Nho, Kitô, Hồi đã xuất hiện từ trước trở thành tôn giáo của đế chế và được chấp
nhận như một tôn giáo chính thống. Theo thời gian, do nội dung của các tôn giáo
mang tính phổ quát, không gắn chặt với một quốc gia cụ thể, với các vị thần cụ thể,
với nghi thức cụ thể của một cộng đồng tộc người, dân tộc hay địa phương nhất
định nên sự bành trướng của nó diễn ra thuận lợi, dễ dàng thích nghi với các dân tộc
khác. Do vậy, dù được phổ biến bằng cách nào, các tôn giáo đó đã được các quốc
gia bị lệ thuộc trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không tự giác tiếp nhận và trên
nền tảng của tôn giáo truyền thống, biến đổi thành tôn giáo riêng của quốc gia đó.
Việc truyền giáo này diễn ra trong suốt thời kỳ văn minh công nghiệp và cho đến
tận ngày nay. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý rằng giữa tôn giáo khu vực hay tôn
giáo thế giới vừa chung sống cạnh nhau, vừa tranh chấp xung đột nhau và không ít
trường hợp với sự ủng hộ của các thế lực quân sự, chính trị, chiến tranh tôn giáo đã

xảy ra. Những tôn giáo như Kitô, Hồi do tính cực đoan của mình nên ban đầu đi đến
đâu cũng khó chung sống với các tôn giáo khác đã có mặt ở đó từ trước. Còn một số
tôn giáo phương Đông như Nho, Phật thì khác, họ chấp nhận hòa đồng với các tôn
giáo bản địa, có xu hướng trần tục nhiều hơn là thế giới bên kia.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một xã hội công nghiệp, xã hội này
đòi hỏi phải có một tôn giáo năng động và tự do hơn, khó chấp nhận một tổ chức,
hay một giáo lý với những nghi thức cứng nhắc, phức tạp. Tình trạng độc tôn của
một tôn giáo trong một quốc gia đã bắt đầu chấm dứt và chấp nhận sự đa dạng trong
đời sống tôn giáo. Từ đây quan niệm và sau là chính sách tự do tôn giáo ra đời, phát
triển nhanh hay chậm và thể hiện khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Những yếu
18
tố lỗi thời được hủy bỏ hoặc thay đổi, thay thế để thích nghi. Với xu thế quốc tế hóa
ngày càng gia tăng, việc mỗi cá nhân chỉ biết đến tôn giáo của mình đã trở nên lạc
hậu. Mỗi người đều cho rằng trên thế gian có nhiều thánh thần, có nhiều tôn giáo.
Họ bắt đầu hoài nghi và lựa chọn, thần thánh được mang ra tranh luận, bàn cãi hay
làm nảy sinh xu thế thế tục hóa tôn giáo và xu thế này ngày càng thắng thế.
Trong thời đại ngày nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa đang chi phối mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, sự nâng cao về trình độ học vấn và đặc biệt là những thành
tựu khoa học và công nghệ đã làm cho các tôn giáo ngày càng trở nên thế tục hóa
kéo theo sự đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ đây xuất hiện các ý kiến khác nhau
trong một tôn giáo và dẫn tới sự chia rẽ trong các tôn giáo một cách có tổ chức,
bùng nổ các giáo phái và xuất hiện nhiều tôn giáo mới. Bản thân trong các tôn giáo
khu vực và thế giới cũng có những biểu hiện khác trước: Số tín đồ ngày càng tăng
nhưng số tín đồ thực tế giảm, nghĩa là người ta theo đạo nhưng không hành đạo,
nhiều tín đồ bỏ đạo để theo các đạo mới. Trong nội bộ các tôn giáo có sự chia rẽ
thành những giáo phái với những tính chất cấp tiến, ôn hòa hoặc cực đoan.
Để giải thích cho sự ra đời của tôn giáo Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng,
trong xã hội nguyên thủy trình độ sản xuất thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối
và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy, họ đã gắn cho tự nhiên những
sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó và xây dựng nên

những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng.
Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực
trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc
của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác nên họ quy tất cả về số phận và
định mệnh. Từ đó, họ đã thần thánh hóa một số người thành những thần tượng có
khả năng chi phối suy nghĩ và hành động của người khác mà sinh ra tôn giáo.
Như vậy, tôn giáo ra đời do sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức, bóc lột về chính trị, bất lực trước những
bất công của xã hội
Mặt khác, triết học Mác cũng giải thích sự hình thành tôn giáo như là một sự
19
giải thích của những con người còn giới hạn chưa thể lý giải những điều xảy ra
trong cuộc sống. Một cách khác nữa là tôn giáo ra đời như là một sự cứu vớt của
con người trước những sợ hãi, lo âu về cái chết đối với sự khắc nghiệt của thế giới.
1.1.2.3. Một số hình thức tôn giáo
Hiện nay có rất nhiều tôn giáo đang tồn tại, có tôn giáo thì số lượng tín đồ
tương đối ít, có những tôn giáo được xem như quốc giáo và có những tôn giáo có
thể được gọi như là tôn giáo của thế giới bởi số lượng người tin theo khá lớn. Trong
tiến trình lịch sử của tôn giáo có thể liệt kê ra một số tôn giáo chính như sau:
Trong thời kỳ chưa có giai cấp đã tồn tại các hình thức tôn giáo nguyên thủy
hết sức sơ khai: Tô tem giáo, Ma thuật giáo, Bái vật giáo, Vật linh giáo. Trong thời
kỳ xã hội có giai cấp khi nhận thức của con người đã lên một tầm cao mới các tôn
giáo dân tộc và thế giới lần lượt xuất hiện. Tôn giáo dân tộc – mang tính chất quốc
gia dân tộc thì có Anh giáo (Thanh giáo), các dòng khác nhau của Hồi giáo. Tôn
giáo thế giới chỉ các tôn giáo vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia có thể kể đến
một số tôn giáo tiêu biểu hiện nay trên thế giới như Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ
giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Do Thái giáo.
Tiêu chí để xác định về mặt pháp lý của một tôn giáo là có hệ thống giáo lý,
giáo luật và giáo lễ; đồng thời có tổ chức giáo hội gồm các nhà tu hành, người làm
nghề tôn giáo, có các tín đồ tự nguyện tuân theo giáo lý, giáo luật và chịu sự quản

lý, hướng dẫn về mặt tín ngưỡng của giáo hội.
1.1.2.4. Phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo
Hiện tại có nhiều ý kiến khác nhau khi sử dụng khái niệm “tôn giáo” và “tín
ngưỡng” – hai cặp phạm trù luôn đi liền với nhau. Theo quan điểm truyền thống,
người ta có ý thức phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng, thường coi tín ngưỡng ở trình
độ thấp hơn so với tôn giáo. Loại quan điểm thứ hai đồng nhất tín ngưỡng với tôn
giáo và đều gọi chung là tôn giáo, tuy có phân biệt tôn giáo dân tộc, tôn giáo
nguyên thủy, tôn giáo địa phương, tôn giáo thế giới.
Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy sau khi nghiên cứu về 2 khái niệm này đó là tín
ngưỡng chính là tiền đề của tôn giáo. Khi mới hình thành tín ngưỡng sẽ trải qua một
20
thời gian thích ứng xã hội và khi được tổ chức chặt chẽ, có nghi lễ, có giáo điều rõ
ràng thì mới có thể trở thành một tôn giáo. Do đó, sự khác nhau cơ bản giữa tôn
giáo và tín ngưỡng thể hiện ở một số điểm như: Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh
điển được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các địa điểm tôn giáo như tu viên,
thánh đường, học viện; có hệ thống thần điện, có tổ chức giáo hội, hội đoàn chặt
chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờ, chùa chiền, thánh đường; nghi lễ thờ cúng
chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người. Còn tín ngưỡng chưa
có hệ thống giáo lý mà chỉ có huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Tín ngưỡng
mang tính chất dân gian, gần với sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong tín ngưỡng có
sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân
tán, chưa thành quy ước chặt chẽ.
Ngoài ra một nhận định khác tiếp cận phổ biến hiện nay phân biệt giữa tôn
giáo và tín ngưỡng, trong đó tôn giáo cũng là một dạng tín ngưỡng nhưng đã phát
triển ở trình độ cao về phương diện tổ chức. Một tín ngưỡng chỉ được coi là tôn
giáo khi có số lượng tín đồ đông và quan trọng hơn là có giáo luật, giáo hội và giáo
dân. Nói cách khác, nói đến tín ngưỡng mới chỉ đề cập tới niềm tin vào thế lực siêu
nhiên tại một vùng miền nhất định. Còn nói đến tôn giáo thì ngoài niềm tin vào thế
lực siêu nhiên còn bao gồm các yếu tố tổ chức như hội đoàn, phong tục, luật lệ, cơ
sở thờ tự…phổ biến có thể là một vùng, một quốc gia nhưng cũng có thể là nhiều

quốc gia trên thế giới.
Trước đây, ở Việt Nam thường dùng thuật ngữ tín ngưỡng tôn giáo, có khi
hai từ này để liền nhưng gần đây người ta lại để tách rời tín ngưỡng và tôn giáo. Ở
châu Âu phân biệt tín ngưỡng với hai nghĩa: Khi nói tín ngưỡng người Châu Âu
hiểu đó là niềm tin nói chung cũng có thể hiểu là tín ngưỡng và cũng có thể hiểu là
tôn giáo. Như vậy tín ngưỡng theo cách hiểu của người châu Âu bao gồm cả tín
ngưỡng như một số tác giả Việt Nam bây giờ hiểu là mức thấp hơn tôn giáo và vừa
là tên gọi chung cho các tôn giáo.
1.1.3. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
21
1.1.3.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Khái niệm: Khi nói tới tự do tín ngưỡng, tôn giáo mọi người đơn giản hình
dung rằng con người có thể tùy ý lựa chọn niềm tin tôn giáo của mình, là nguyện
vọng của cá nhân họ mà điều đó rất có thể nó sẽ bị chi phối và ép buộc do không có
sự bảo vệ của một chủ thể có quyền lực. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ thay đổi khi tự
do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận như một thứ quyền năng không dễ bị xâm
phạm của con người
Trước hết cần phải hiểu thế nào là quyền con người. Có rất nhiều định nghĩa
về quyền con người, tuy nhiên định nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa
của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc: “Quyền con người là những bảo đảm pháp
lý (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ cá nhân và các nhóm chống lại
những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân
phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms)
của con người”[27]. Như vậy, khi được công nhận là quyền con người địa vị pháp
lý của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã có sự thay đổi đáng kể. Nó được ghi
nhận trong văn bản pháp luật, được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ, bất cứ một ai
cũng không thể tùy tiện xâm phạm tới quyền này.
Ở Việt Nam, nói tới quyền con người, người ta thường hiểu là những nhu
cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người, được ghi nhân và bảo vệ
trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuân pháp lý quốc tế.

Một khái niệm nữa cần được quan tâm trong tìm hiểu về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo là “tự do”. Theo cách hiểu thông thường nhất, tự do là một khái
niệm mô tả tình trạng khi một cá nhân không bị sự ép buộc, có cơ hội lựa chọn và
hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của mình. Còn tự do tín ngưỡng hay tự
do tôn giáo thường được coi là một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do của cá nhân hay
cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng hay tu
tập một tôn giáo hay tín ngưỡng. Khái niệm này thường được thừa nhận bao gồm cả
việc tự do thay đổi tôn giáo hoặc tư do không theo một tôn giáo nào.
Quan niệm của Thánh Công đồng Vantican II:
22
Con người có quyền tự do tôn giáo, quyền tư do này con người
không bị lệ thuộc vào áp lực cá nhân, đoàn thể xã hội hay của bất cứ
quyền bính trần gian nào khác. Với ý nghĩa đó, trong lĩnh vực tôn giáo,
không ai bị ép buộc hành động trái với lương tâm, cũng không ai bị ngăn
cấm hành động theo lương tâm, dù cho đó là hành động riêng tư hay
công khai, một mình hay cùng với người khác, trong những giới hạn
chính đáng [15].
Tự do tôn giáo còn có nghĩa là các cộng đoàn tôn giáo không bị
ngăn cản trong việc tự do biểu lộ các hiệu năng riêng của giáo thuyết
mình trong việc tổ chức xã hội và làm cho toàn thể sinh hoạt nhân loại
được sống. Sau hết, theo bản tính xã hội của con người, cũng như theo
bản chất của tôn giáo, con người có quyền tự do hội họp hay thành lập
những hiệp hội giáo dục, văn hóa, từ thiện và xã hội do cảm thức tôn
giáo thúc đẩy [16].
Từ những cách hiểu khác nhau trên, tác giả đưa ra nhận định chung về quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Là quyền con người mà trong đó mỗi cá nhân có thể lựa
chọn tín ngưỡng, tôn giáo theo ý muốn của mình, việc lựa chọn ở đây được hiểu là
quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo; quyền được thay đổi tôn
giáo, quyền được thể hiện, bày tỏ tín ngưỡng tôn giáo của mình.
Đặc điểm: Là quyền con người nên quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng

mang đẩy đủ các đặc điểm của quyền con người bên cạnh những đặc trưng riêng
biệt của quyền này. Những đặc điểm của quyền con người bao gồm: Mang tính phổ
biến, không thể chuyển giao, không thể chia cắt, không thể bị tước bỏ bởi bất cứ ai
và bất kỳ chính thể nào. Tính phổ biến nghĩa là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là
quyền của tất cả mọi người không có sự phân biệt nào, khi sinh ra con người đã
được trao quyền này. Không thể chuyển giao, chuyển nhượng đồng nghĩa với việc
tất cả mọi người sẽ không bị bất cứ chủ thể nào tước đi quyền này một cách tùy
tiện. Không thể chia cắt khẳng định vị trí quan trọng của quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo là ngang bằng với các quyền con người khác. Một đặc điểm quan trọng
23
khác của quyền này đó là để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm tốt
nhất, cần phải được thực hiện với các quyền con người khác. Cụ thể, để quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm thì kèm theo đó là quyền lập hội, quyền tự do
ngôn luận, quyền sở hữu,…
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị mang
màu sắc dân sự nhiều hơn là chính trị. Bởi tính cá nhân rất cao trong việc thể hiện
niềm tin của từng con người cụ thể trong khi tính chính trị được thể hiện có chút mờ
nhạt thông qua việc một nhóm người cùng chung niềm tin tổ chức lại cùng nhau
duy trì, thực hành tôn giáo.
Ngoài ra, tôn giáo còn phản ánh bản chất của chế độ chính trị xã hội và trình
độ phát triển của xã hội. Điều này được chứng minh trong lịch sử phát triển của các
tôn giáo. Vào đầu thế kỷ VII TCN, sự ra đời của Hồi giáo tại bán đảo Ảrập gắn liền
với sự biến chuyển của xã hội công xã nguyên thủy sang chế độ xã hội có giai cấp,
đòi hỏi phải thống nhất các bộ lạc tại Ảrập thành một nhà nước phong kiến. Đạo
Phật ra đời bắt nguồn từ những nguyên nhân chính trị sâu xa, là trào lưu chống lại
chế độ đẳng cấp và đạo Bà-la-môn. Kitô giáo ra đời là sự phản ứng của quần chúng
trước chính sách áp bức bóc lột của đế quốc La Mã. Như vậy, quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo được xác lập, thực hiện và phát triển phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh thực tế về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tại một số thời điểm và một số
quốc gia nhất định.

Thứ nữa, mỗi tôn giáo đều có theo những lý tưởng cao đẹp, đưa ra những
quy tắc đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa con người với thiên
nhiên, những quy tắc đề cao, cổ vũ tình yêu thương đồng loại, sự công bằng, bình
đẳng bác ái – những nguyên tắc nền tảng của quyền con người. Việc bảo đảm tự do
tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là vấn đề luật pháp mà còn là vấn đề đạo đức. Tín
ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến nhận thức cá nhân, hiểu biết về thế giới
quan của mỗi người, niềm tin vào thế lực siêu nhiên nào đó, được coi là nhân tố chủ
đạo trong việc thực hiện bản sắc văn hóa của mỗi người. Do vậy, quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo không đơn thuần chỉ được đánh giá, nhìn nhận qua các quy định
của pháp luật mà còn dựa trên quan niệm đạo đức của con người.
24
Một điều dĩ nhiên đó quốc gia độc tài hay không có dân chủ thì khó mà
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng và đảm bảo. Quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo còn mang những đặc thù của điều kiện lịch sử, truyền thống văn
hóa, hệ thống chính trị – xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Tuy nhiên điều này không
có nghĩa là có thể viện dẫn truyền thống văn hóa đặc thù để biện luận cho những vi
phạm hoặc để bảo vệ và duy trì cho những tập tục có tính chất phân biệt đối xử về
tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo cũng giống như các quyền con người khác, đặc biệt là nhóm
quyền dân sự chính trị chính là Nhà nước với cả ba cấp độ: Tôn trọng, bảo vệ và
thực hiện quyền. Theo đó, Nhà nước phải kiềm chế không can thiệp, kể cả trực tiếp
hay gián tiếp vào việc hưởng thụ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân,
ngăn chặn sự vi phạm quyền tự do này từ các bên thứ ba dựa trên các cơ chế phòng
ngừa, xử lý các hành vi vi phạm và phải có những kế hoạch, chính sách, chương
trình cụ thể để đảm bảo cho công dân – người theo đạo và người không theo đạo
được hưởng đầy đủ quyền của mình.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là một quyền tuyệt đối. Điều
này có nghĩa là quyền này có thể bị giới hạn với các lý do nhất định và sự giới hạn
đó được xem là hợp lý. Các lý do hạn chế được đưa ra trong Điều 18 của Công ước

về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 là bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức
khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền tự do cơ bản của người khác.
1.1.3.2. Cơ sở xã hội, pháp lý của quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ra đời gắn liền với quá trình phát triển của
các tôn giáo. Quyền chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu và đòi hỏi để thực hiện
lợi ích của bản thân hay của nhóm xã hội, do đó, trong quá trình tín ngưỡng, tôn
giáo hình thành và lan rộng ra nhiều nơi chính là giai đoạn mà con người tìm được,
nhận thức được quyền của mình.
Sự phát triển của tự do tôn giáo ở Tây Âu được xem là cơ sở, tương đồng với
nhiều sự phát triển trên nhiều nơi trên thế giới. Khởi nguồn cho những bảo đảm
25

×