Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.16 KB, 16 trang )

A. Lời nói đầu
Trong xu thế toàn cầu hóa, bất kì sự thay đổi nào của nền kinh tế thế giới
cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế nội bộ của mỗi quốc gia. Việt Nam ngày nay đã
có quan hệ làm ăn, buôn bán với rất nhiều quốc gia và từng bước hòa nhập vào
nền kinh tế thế giới. Tiến trình này đã đem đến cho nhà nước ta nhiều thuận lợi
trong việc phát triển kinh tế đất nước nhưng theo đó cũng kéo theo không ít
những trở ngại, khó khăn. Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu vẫn là kinh tế nông
nghiệp với hàng hóa mũi nhọn trong xuất khẩu là các sản phẩm nông nghiệp. Vì
thế, sự biến động về giá cả của các mặt hàng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình
hình sản xuất, làm cho người sản xuất lầm vào tình trạng khó khăn vì thua lỗ do
sự rớt giá. Họ sẽ không dám đầu tư cho năm sản xuất tiếp theo nếu không nắm
được thông tin về giá cả hoặc sự ổn định về giá cả trên thị trường và năm sau giá
của các loại nông sản vì thế mà lại tăng. Sự bất ổn đó làm mất đi tính chủ động
của nhà sản xuất và dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng cả đến nền kinh tế của đất nước. Để
khắc phục tình trạng này đồng thời tạo ra sự phù hợp với hoạt động thương mại
cũng như pháp luật thế giới, Nhà nước ta đã xác định về một loại hợp đồng mới
và tạo cho nó môi trường hoạt động bằng pháp luật. Luật thương mại đã quy
định về các hành vi thương mại cụ thể, trong đó có quy định về loại hợp đồng
mua bán hàng hóa có tên gọi là “ Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ”
B. Nội dung
I. Khái quát về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
1. Khái niệm mua bán hàng hoa qua sở giao dịch
Điều 63- Luật thương mại 2005 quy định: “ Mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực
hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở
giao dịch hàng hóa theo nhưng tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá
1
được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác
định tại một thời điểm trong tương lai”
Từ khái niệm trên có thể thấy việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
hàng hóa có những dấu hiệu riêng biệt so với mua bán hàng hóa thông thường.


Thứ nhất, trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch, Sở giao dịch hàng
hóa có tư cách là trung gian giữa các bên trong giao dịch.
Thứ hai, đối tượng giao dịch là hàng hóa có cung cầu lớn và thường
xuyên có sự biến động về giá trên trường
Thứ ba, việc mua bán hàng hóa được thực hiện theo các tiêu chuẩn nhất
định do Sở giao dịch hàng hóa quy định, gồm các tiêu chuẩn về loại hàng, số
lượng, phẩm cấp hàng, giá cả, thời hạn giao kết hợp đồng và thời hạn giao hàng
tại một thời điểm trong tương lai.
Thứ tư, mục đích của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là tìm
kiếm lợi nhuận do sự chênh lệch giá giữa lúc ký kết và lúc giao hàng và bảo
hiểm rủi ro về giá.
2. Đặc điểm của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch cũng là một hoạt động thương mại
nên nó mang đầy đủ các đặc điểm như những hoạt động thương mại khác. Bên
cạnh đó, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch là một hoạt động thương mại đặc
thù nên có những đặc điểm rieng mà các hoạt động thương mại khác không có.
2.1. Chủ thể mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
Cũng giống như hoạt động mua bán hàng hóa thông thương, chủ thể tham
gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa cũng gồm bên
bán và bên mua. Bên cạnh đó còn có một số chủ thể đặc biệt mà hoạt động mua
bán hàng hóa thông thường không có. Trong thị trường hàng hóa tương lai có tổ
chức, có ba chủ thể chính tham gia là các nhà giao dịch, nhà môi giới và khách
hàng.
2
Nhà giao dịch là những thành viên tham gia vào hoạt động mua bán hàng
hóa kỳ hạn, quyền chọn cho chính bản thân họ, giao dịch từ chính tài khoản của
họ. Những nhà giao dịch tham gia thị trường hàng hóa tương lai với mục đích
đầu cơ hoặc tự bảo hiểm rủi ro cho mình và thường là những nhà kinh doanh hay
nhà sản xuất lớn, am hiểu về mua bán kỳ hạn, quyền chọn.
Nhà môi giới là một loại thương nhân ở sở giao dịch hàng hóa, có thể là

nhà buôn độc lập hoặc đại diện cho công ty môi giới lớn. Họ thực hiện các giao
dịch cho những người không phải thành viên của sở giao dịch để kiếm tiền bằng
cách thu một khoản tiền gọi là phí hoa hồng của người mua hay bán các hợp
đồng ký hạn hoặc quyền chọn khi họ tham gia vào mua bán hàng hóa ở sở giao
dịch hàng hóa.
Khách hàng là người bán hoặc người mua tham gia vào giao dịch hàng
hóa tương lai thông qua nhà môi giới. Khách hàng ủy thác cho nhà môi giới thực
hiện việc mua bán tại sở giao dịch trên cơ sở thiết lập một hợp đồng môi giới.
Sau đó người môi giới sẽ bảo đảm với sở giao dịch về việc thực hiện hợp đồng
được ký với khách hàng bằng việc chính nhà môi giới là người ký hợp đồng.
Bên cạnh ba chủ thể chính nêu trên, trong thị trường mua bán kỳ hạn tại
sở giao dịch còn có một số chủ thể khác. Đó là những nhà tư vấn thực hiện việc
phân tích thị trường, lập báo cáo, co ý kiến tư vấn hoặc đưa ra các đề xuất về
việc mua bán hợp đồng kỳ hạn cho một người nào đó và thu phí dịch vụ. Các đại
lý giao dịch được cấp phép làm đại lý cho công ty môi giới hàng hóa giao sau
trong việc môi giới các lệnh mua bán từ khách hàng…
2.2. Đối tượng mua bán qua sở giao dịch hàng hóa
Hàng hóa mua bán qua sở giao dịch hàng hóa là những hàng hóa mang
những đặc điểm riêng biệt. Điều đó thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Những hàng hóa có sự biến động lớn về giá trong thị trường giao ngay.
Sự tiềm ẩn nguy cơ biến động lớn về giá của các loại hàng hóa này buộc các nhà
3
sản xuất và nhà chế biến phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ nếu biến động giá
theo một hướng nào đó. Điều này thúc đẩy họ tham gia thị trường kì hạn và
quyền chọn để tự bảo hiểm. Tức là chuyển rủi ro về giá sang các nhà nắm rủi ro
chuyên nghiệp và cho phép có một cơ chế giá phục hồi.
- Hàng hóa đưa vào mua bán ở sở giao dịch hàng hóa còn là loại hàng
hóa thu hút được khối lượng lớn các bên tham gia và không có bên nào chi phối
được thị trường. Vì nếu giá cả chỉ do một người ấn định thì không có sự biến
động tự phát về giá, do đó cũng không còn nhu cầu một thị trường về các hợp

đồng kỳ hạn hoặc quyền chọn.
Theo quy định của nghị định 158/2006/NĐ-CP, danh mục hàng hóa giao
dịch tại sở giao dịch hàng hóa sẽ do Bộ trưởng bộ thương mại công bố trong
từng thời kỳ.
2.3. Hình thức của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
Hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được thực hiện
trên cơ sở hợp đồng. Theo điều 64 Luật thương mại 2005 thì hợp đồng này gồm
hai loại:
• Hợp đồng kỳ hạn: là thỏa thuận theo đó bên bán cam kết giao, bên mua cam
kết nhận hàng hóa tại một thời điểm hoặc một thời hạn trong tương lai theo hợp
đồng. Trong hợp đồng này nếu các bên không có thỏa thuận gì khác thì người
bán buộc phải giao hàng theo hợp đồng, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và
thanh toán. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bên mua có thể thanh toán
bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán một
khoản tiền bằng khoản chênh lệch giữa giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị
trường do sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện .
Nếu các bên thỏa thuận bên bán có thể thanh toán bằng tiền và không giao hàng
thì bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng khoản chênh lệch
4
giữa giá thị trường do sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng
được thực hiện và giá thỏa thuận.
• Hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán
là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một
hàng hóa xác định với mức giá định trước (giá giao kết) và phải trả một khoản
tiền nhất định để mua quyền này (tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền
chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó. Như vậy,
bên mua quyền hoàn toàn có quyền chủ động trong việc mua hoặc bán hàng hóa
và việc quyết định thực hiện quyền chọn sẽ tùy thuộc vào biến động giá cả trên
thị trường của hàng hóa đó tại thời điểm thực hiện hợp đồng.
2.4. Phương thức giao dịch

Việc mua bán hàng hóa được thực hiện tại sở giao dịch hàng hóa. Sở giao
dịch hàng hóa là tổ chức được thành lập để cung cấp các tiện ích cho việc tiến
hành các giao dịch kỳ hạn, quyền chọn và một số giao dịch khác. Về mô hình, sở
giao dịch hàng hóa thường được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp ở các
nước phát triển và việc thành lập các sở giao dịch ở các nước này hoàn toàn theo
nhu cầu thị trường. Trong khi đó, ở một số nước đang phát triển (Trung Quốc,
Thái Lan), sở giao dịch thường là một tổ chức có tư cách pháp nhân được quản
lý điều hành bởi Nhà nước.
Việc mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, các chủ thể được sở
giao dịch cung cấp nhiều tiện ích như:
- Cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể (thường gọi là sàn giao
dịch hay khung trường), tại đây hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn được các thành
viên của sở mua và bán.
- Đề ra các quy tắc, quy chế để điều hành hoạt động kinh doanh hàng hóa
giao sau diễn ra tại sở và giám sát, thực thi các quy tắc, quy chế đó.
5
- Thúc đẩy hoạt động mua bán kỳ hạn và quyền chọn của các thành viên.
Bản thân sở không tham gia vào việc mua bán kỳ hạn mà chỉ cung cấp những
tiện nghi cho các bên tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa giao sau tại sở.
II. Pháp luật về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
1. Tổ chức và hoạt động của sở giao dịch hàng hóa
1.1. Địa vị pháp lý của sở giao dịch hàng hóa
Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới
hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần theo quy định của Luật
Doanh nghiệp và quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP.
1.2. Điều kiện thành lập sở giao dịch hàng hóa
Sở Giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Vốn pháp định là một trăm năm mươi tỷ đồng trở lên;
- Điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của Nghị định này;
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và

có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ
năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp
theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Các điều kiện khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
Như vậy, sở giao dịch hàng hóa chỉ được thành lập nếu đáp ứng các điều
kiện trên, trong đó điều lệ hoạt động của sở giao dịch phải phản ánh được tư
cách thành viên sở giao dịch, loại hàng hoá, tiêu chuẩn, đơn vị đo lường của
hàng hoá giao dịch, mẫu hợp đồng và lệnh giao dịch, hạn mức giao dịch, kí quỹ,
phí giao dịch, phương thức giao dịch, chế độ thông tin, báo cáo hoạt động, báo
cáo tài chính, quản lí rủi ro, giải quyết tranh chấp.
1.3. Quyền và trách nhiệm của sở giao dịch hàng hóa
6

×