Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 TUẦN 2 CHI TIẾT, CỤ THỂ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.75 KB, 45 trang )

/>TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
TUẦN 2 CHI TIẾT, CỤ THỂ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.

NĂM 2015
/> />LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn
lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự
thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có
vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt
Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà
nước luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm
học là “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”
đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì
bậc Tiểu học là bậc nền tảng quan trọng mở đầu, nó có ý nghĩa vô
cùng quan trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là
bậc học khởi đầu nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Tiểu học. Để
đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu
và sự hiểu biết nhất định về nội dung chương trình tổ chức các hoạt
động, có khả năng hiểu được về tâm sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả
năng của trẻ. Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách
linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
đối tượng học sinh. Hiện nay chủ trương của ngành là dạy học theo
Chuẩn kiến thức kĩ năng môn học.
- Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện,
động viên khuyến khích không gây áp lực cho học sinh khi đánh giá.


Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương trình
và có mảng kiến thức dành cho đối tượng học sinh năng khiếu.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Tiểu học căn cứ vào những nhận thức mới của học sinh về hứng thú
hoạt động, học tập và rèn luyện ở các em, căn cứ vào năng lực tổ
chức, thiết kế và những hoạt động trong quá trình dạy học ở giáo
viên. Việc nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy là vô cùng cần
thiết. việc đó thể hiện đầu tiên trên giáo án - kế hoạch bài giảng cần
/> />đổi mới theo đối tượng học sinh. Giáo viên nghiên cứu, soạn bài,
giảng bài, hướng dẫn các em tìm tòi kiến thức tự nhiên không gò ép,
việc soạn bài cũng rất cần thiết giúp giáo viên chủ động khi lên lớp.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
TUẦN 2 CHI TIẾT, CỤ THỂ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.
Chân trọng cảm ơn!
/> />ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
TUẦN 2 CHI TIẾT, CỤ THỂ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.
CHỦ ĐIỂM
THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiếp theo )
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
Ø Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng
của phương ngữ .

- Phía bắc ( PB ) : sừng sững , nặc nô , co rúm
lại , béo múp béo míp ,
quang hẳn ,
- Phía nam ( PN ) : sừng sững giữa lối , lủng
củng , phóng càng ,
béo múp béo míp , quang hẳn ,
Ø Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau
các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ
gợi tả , gợi cảm , đọc đúng các câu hỏi , câu cảm .
Ø Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với
nội dung , nhân vật .
2. Đọc - Hiểu
Ø Hiểu các từ ngữ khó trong bài : sừng sững , lủng củng ,
chóp bu , nặc nô , kéo bè kéo cánh , cuống cuồng , …
/>Tuần 2
/>Ø Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp
, ghét áp bức bất công , bêng vực chị Nhà Trò yếu đuối ,
bất hạnh .
II. Đồ dùng dạy học:
Ø Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15 , SGK ( phóng to
nếu có điều kiện ) .
Ø Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng , đọc thuộc
lòng bài thơ Mẹ ốm và trả lời
về nội dung bài .
HS1: Em hiểu như thế nào về ý
nghĩa của bài “ Mẹ ốm ”

HS2: Sự quan tâm chăm sóc của
xóm làng đối với mẹ của bạn
nhỏ được thể hiện qua những
câu thơ nào ?
HS3: Em hiểu những câu thơ
sau muốn nói điều gì ?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu
bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc ngày
sớm trưa
- Gọi 2 HS đọc lại truyện Dế
Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1 )
và nêu ý chính của phần 1 .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- HS lên bảng thực hiện
yêu cầu , cả lớp theo dõi
để nhận xét bài đọc , câu
trả lời của các bạn .
- Em hình dung cảnh Dế
Mèn trừng trị bọn nhện
độc ác , bênh vực Nhà Trò
.
/> />- Treo tranh minh họa bài tập
đọc và hỏi HS : Nhìn vào bức
tranh , em hình dung ra cảnh gì ?
- Giới thiệu : ở phần 1 của đoạn
trích , các em đã biết cuộc gặp

gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò .
Dế Mèn đã biết được tình cảnh
đáng thương , khốn khó của Nhà
Trò và dắt Nhà Trò đi gặp bọn
nhện . Dế Mèn đã làm gì để giúp
đỡ Nhà Trò , các em cùng học
bài hôm nay .
b) Hướng dẫn luyện đọc và
tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Yêu cầu HS mở SGK trang 15
sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau
đọc bài trước lớp ( 3 lượt ) .
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn
bài .
- Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa
các từ khó được giới thiệu về
nghĩa ở phần Chú giải .
- Đọc mẫu lần 1. Chú ýgiọng
đọc như sau:
Đoạn 1 : Giọng căng thẳng , hồi
hộp .
Đoạn 2 : Giọng đọc nhanh , lời
kể của Dế Mèn dứt khoát , kiên
quYết .
- HS đọc theo thứ tự :
+ Bọn Nhện …hung dữ
.
+ Tôi cất tiếng ….giã
gạo .

+ Tôi thét ….quang
hẳn .
- 2 HS đọc thành tiếng
trước lớp , HS cả lớp theo
dõi bài trong SGK .
- 1 HS đọc phần Chú giải
trước lớp . HS cả lớp theo
dõi trong SGK .
- Theo dõi GV đọc mẫu .
/> />Đoạn 3 : Giọng hả hê , lời của
Dế Mèn rành rọt, mạch lạc .
Nhấn giọng ở các từ ngữ : sừng
sững , lủng củng, im như đá ,
hung dữ , cong chân , nặc nô ,
quay quắt , phóng càng , co rúm
, thét , béo múp béo míp , kéo bè
kéo cánh , yếu ớt , đáng xấu hổ,
phá hết .
* Tìm hiểu bài:
- Hỏi :
+ Truyện xuất hiện thêm những
nhân vật nào ?
+ Dế Mèn gặp bọn nhện để làm
gì ?
- Dế Mèn đã hành động như thế
nào để trấn áp bọn nhện , giúp
đỡ Nhà Trò ?
Các em cùng học bài hôm nay .
* Đoạn 1 :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1

và trả lời câu hỏi : Trận địa mai
phục của bọn nhện đáng sợ như
thế nào ?
+ Với trận địa mai phục đáng sợ
như vậy bọn nhện sẽ làm gì ?
+ Em hiểu “ sừng sững ” , “
lủng củng ” nghĩa là thế nào ?
+ Bọn nhện .
+ Để đòi lại công bằng ,
bênh vực Nhà Trò yếu ớt ,
không để kẻ khỏe ăn hiếp
kẻ yếu .
- Đọc thầm và tiếp nối
nhau trả lời cho đến khi có
câu trả lời đúng : Bọn
nhện chăng tơ từ bên nọ
sang bên kia đường , sừng
sững giữa lối đi trong khe
đá lủng củng những nhện
là nhện rất hung dữ .
+ Chúng mai phục để bắt
Nhà Trò phải trả nợ .
+ Nói theo nghĩa của từng
từ theo hiểu biết của
mình .
* Sừng sững : dáng một
vật to lớn , đứng chắn
ngang tầm nhìn .
* Lủng củng : lộn xộn ,
nhiều , không có trật tự

ngăn nắp , dễ đụng chạm .
- Cảnh trận địa mai phục
của bọn nhện thật đáng sợ .
- 2 HS nhắc lại .
/> />- Đoạn 1 cho em hình dung ra
cảnh gì ?
- Tóm ý chính đoạn 1 .
* Đoạn 2 :
- Gọi 1 HS lên đọc đoạn 2 .
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn
2 và trả lời câu hỏi :
+ Dế Mèn đã làm cách nào để
bọn nhện phải sợ ?
+ Dế Mèn đã dùng những lời lẽ
nào để ra oai ?
+ Thái độ của bọn nhện ra sao
khi gặp Dế
Mèn ?
- Giảng : Khi gặp trận địa mai
phục của bọn nhện , đầu tiên Dế
Mèn đã chủ động hỏi , lời lẽ rất
oai , giọng thách thức của một
kẻ mạnh : Muốn nói chuyện với
tên nhện chóp bu , dùng các từ
xưng hô : ai , bọn này , ta . Khi
thấy nhện cái xuất hiện vẻ đanh
đá , nặc nô . Dế Mèn liền ra oai
bằng hành động tỏ rõ sức
- 1 HS đọc thành tiếng
trước lớp .

+ Dế Mèn chủ động hỏi :
Ai đứng chóp bu bọn này ?
Ra đây ta nói chuyện .
Thấy vị chúa trùm nhà
nhện , Dế Mèn quay phắt
lưng , phóng càng đạp
phanh phách .
+ Dế Mèn dùng lời lẽ
thách thức “ chóp bu bọn
này , ta ” để ra oai .
+ Lúc đầu mụ nhện cái
nhảy ra cũng ngang tàng ,
đanh đá , nặc nô . Sau đó
co rúm lại rồi cứ rập đầu
xuống đất như cái chày
giã gạo .
- Lắng nghe .
- Dế Mèn ra oai với bọn
nhện .
- 2 HS nhắc lại .
- 1 HS đọc thành tiếng
/> />mạnh : quay phắt lưng lại ,
phóng càng đạp phanh phách .
- Đoạn 2 giúp em hình dung ra
cảnh gì ?
- Tóm ý chính đoạn 2 .
* Đoạn 3
- Yêu cầu 1 HS đọc .
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả
lời câu hỏi :

+ Dế Mèn đã nói thế nào để bọn
nhện nhận ra lẽ phải ?
- Giảng : Dế Mèn đã phân tích
theo lối so sánh bọn nhện giàu
có , béo múp với món nợ bé tẹo
đã mấy đời của Nhà Trò . Rồi
chúng kéo bè kéo cánh để đánh
đập một cô gái yếu ớt . Những
hình ảnh tương phản đó để bọn
nhện nhận thấy chúng hành
động hèn hạ , không quân tử .
Dế Mèn còn đe doạ : “ Thật
đáng xấu hổ ! Có phá hết các
vòng vây đi không ? ”
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế
Mèn , bọn nhện đã hành động
như thế nào ?
+ Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi
cho em cảnh gì ?
+ Ý chính của đoạn 3 là gì ?
trước lớp .
+ Dế Mèn thét lên , so
sánh bọn nhện giàu có ,
béo múp béo míp mà cứ
đòi món nợ bé tí tẹo , kéo
bè kéo cánh để đánh đập
Nhà Trò yếu ớt . Thật
đáng xấu hổ và còn đe dọa
chúng .
- Lắng nghe .

+ Chúng sợ hãi , cùng dạ
ran , cả bọn cuống cuồng
chạy dọc , chạy ngang phá
hết các dây tơ chăng lối .
+ Từ ngữ “ cuống cuồng ”
gợi cảnh cả bọn nhện rất
vội vàng , rối rít vì quá lo
lắng .
+ Dế Mèn giảng giải để
bọn nhện nhận ra lẽ phải .
- HS nhắc lại .
- 1 HS đọc thành tiếng
trước lớp .
+ HS tự do phát biểu theo
ý hiểu .
/> />- Tóm ý chính đoạn 3 .
- Gọi HS đọc câu hỏi 4 trong
SGK .
+ Yêu cầu HS thảo luận và trả
lời .
+GV có thể cho HS giải nghĩa
từng danh hiệu hoặc viết lên
bảng phụ cho HS đọc .
Võ sĩ : Người sống bằng nghề
võ .
Tráng sĩ : Người có sức mạnh
và chí khí mạnh mẽ , đi chiến
đấu cho một sự nghiệp cao cả .
Chiến sĩ : Người lính , người
chiến đấu trong một đội ngũ .

Hiệp sĩ : Người có sức mạnh và
lòng hào hiệp , sẵn sàng làm
việc nghĩa .
Dũng sĩ : Người có sức mạnh ,
dũng cảm đương đầu với khó
khăn nguy hiểm .
Anh hùng : Người lập công
trạng lớn đối với nhân dân và
đất nước .
- Cùng HS trao đổi và kết luận .
- GV kết luận : Tất cả các danh
hiệu trên đều có thể đặt cho Dế
Mèn song thíich hợp nhất đối
- Giải nghĩa hoặc đọc .
- Kết luận : Dế Mèn xứng
đáng nhận danh hiệu hiệp
sĩ vì Dế Mèn hành động
mạnh mẽ , kiên quyết và
hào hiệp để chống lại áp
bức , bất công , bênh vực
Nhà Trò yếu đuối .
- Lắng nghe .
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm
lòng nghĩa hiệp ghét áp
bức bất công , bênh vực
chị Nhà Trò yếu đuối ,
bất hạnh .
- HS nhắc lại đại ý .
- 2 HS đọc thành tiếng
/> />với hành động mạnh mẽ , kiên

quyết , thái độ căm ghét áp bức
bất công , sẵn lòng che chở ,
bênh vực , giúp đỡ người yếu
trong đoạn trích là danh hiệu
hiệp sĩ .
- Đại ý của đoạn trích này là gì ?
- Ghi đại ý lên bảng .
* Thi đọc diễn cảm
- Gọi 1 đến 2 HS khá đọc lại
toàn bài .
- Để đọc 2 đoạn trích này em
cần đọc như thế nào ?
-GV đưa ra đoạn văn cần luyện
đọc . Yêu cầu HS lên bảng đánh
dấu cách đọc và luyện đọc theo
cách hướng dẫn đúng .
trước lớp .
- Đoạn 1 : Giọng chậm ,
căng thẳng , hồi hộp . Lời
của Dế Mèn giọng mạnh
mẽ , đanh thép , dứt khoát
như ra lệnh .
Đoạn tả hành động của
bọn nhện giọng hả hê .
- Đánh dấu cách đọc và
luyện đọc .
Ví dụ đoạn văn sau :
Từ trong hốc đá , một mụ nhện cái cong chân nhảy ra , hai
bên có hai nhện vách nhảy kèm . Dáng đây là vị chúa trùm
nhà nhện . Nom cũng đanh đá , nặc nô lắm .Tôi quay phắt

lưng , phóng càng , đạp phanh phách ra oai . Mụ nhện co rúm
lại / rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo . Tôi thét .
- Các ngươi có của ăn của để , béo múp béo míp mà cứ đòi
mãi một tí teo nợ đã mấy đời rồi . Lại còn kéo bè kéo cánh /
đánh đập một cô gái yếu ớt thế này . Thật đáng xấu hổ ! Có
phá hết vòng vây đi không .
- Yêu cầu HS thi đọc diễn
cảm .GV uốn nắn , sữa chữa
- 5 HS luyện đọc .
/> />cách đọc .
- Cho điểm HS .
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài .
- Qua đoạn trích em học tập
được Dế Mèn đức tính gì đáng
quý ?
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc nhở HS luôn sẵn lòng
bênh vực , giúp đỡ những người
yếu , ghét áp bức bất công .
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện
Dế Mèn phiêu lưu kí .
- 1 HS đọc bài
- HS trả lời.
-HS cả lớp.
CHÍNH TẢ
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
-Nghe – viết chính xác , đẹp đoạn văn Mười năm cõng
bạn đi học .

-Viết đúng , đẹp tên riêng : Vinh Quang , Chiêm Hóa ,
Tuyên Quang , Đoàn Trường Sinh, Hanh .
-Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s / x hoặc ăn / ăng
và tìm đúng các chữ có vần
ăn / ăng hoặc âm đầu s /x .
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
/> />1. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng , HS dưới
lớp viết vào vở nháp những từ
doGV đọc .
- Nhận xét về chữ viết của
HS .
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài :
- Tiết chính tả này các em sẽ
nghe cô đọc để viết lại đoạn
văn “Mười năm cõng bạn đi
học ”.
b) Hướng dẫn nghe – viết
chính tả
* Tìm hiểu về nội dung
đoạn văn
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn .
+ Bạn Sinh đã làm điều gì để
giúp đỡ
Hanh ?
+ Việc làm của Sinh đáng trân

trọng ở điểm nào ?
* Hướng dẫn viết từ khó
-Yêu cầu HS nêu các từ khó ,
dễ lẫn khi viết chính tả .
- Yêu cầu HS đọc , viết các từ
- PB : Nở nang , béo lắm ,
chắc nịch , lòa xòa , nóng
nực , lộn xộn …
- PN : Ngan con , dàn hàng
ngang , giang , mang lạnh ,
bàn bạc ,…
- 2 HS đọc thành tiếng , cả
lớp theo dõi .
+ Sinh cõng bạn đi học suốt
mười năm .
+ Tuy còn nhỏ nhưng Sinh
đã chẳng quản ngại khó
khăn , ngày ngày cõng Hanh
tới trường với đoạn đường
dài hơn 4 ki-lô-mét, qua đèo
, vượt suối , khúc khuỷu ,
gập ghềnh .
- PB : Tuyên Quang , ki-lô-
mét ,khúc khuỷu, gập ghềnh
, liệt ,
- PN : ki-lô-mét , khúc khuỷu
, gập ghềnh , quản , …
/> />vừa tìm được
* Viết chính tả
-GV đọc cho HS viết đúng

yêu cầu .
* Soát lỗi và chấm bài
c) Hướng dẫn làm bài tập
chính tả
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự làm bài trong
SGK .
- Gọi HS nhận xét , chữa bài .
- Nhận xét , chốt lại lời giải
đúng .
- Yêu cầu HS đọc truyện vui
Tìm chỗ ngồi .
- Truyện đáng cười ở chi tiết
nào ?
Bài 3
a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- Yêu cầu HS giải thích câu
đố .
- 3 HS lên bảng viết , HS
dưới lớp viết vào vở nháp .
- 1 HS đọc thành tiếng yêu
cầu trong SGK.
- 2 HS lên bảng , HS dưới
lớp làm vào SGK.
(Lưu ý cho HS dùng bút chì
gạch các từ không thích hợp
vào vở Bài Tập nếu có ) .
- Nhận xét , chữa bài .

sau – rằng – chăng – xin –
băn khoăn – sao – xem .
- 2 HS đọc thành tiếng .
- Truyện đáng cười ở chi tiết
: Ông khách ngồi ở hàng ghế
đầu tưởng người đàn bà
giẫm phải chân ông đi xin
lỗi ông , nhưng thực chất là
bà ta chỉ đi tìm lại chỗ ngồi .
- 1 HS đọc yêu cầu trong
SGK .
- HS tự làm bài .
Lời giải : chữ sáo và sao .
Dòng 1 : Sáo là tên một loài
chim .
Dòng 2 : bỏ sắc thành chữ
sao .
/> />3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà viết lại
truyện vui Tìm chỗ ngồi và
chuẩn bị bài sau .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU , ĐOÀN KẾT
I. Mục tiêu:
-Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm :
Thương người như thể thương thân .
-Hiểu nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ theo chủ điểm .
-Hiểu nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt có
trong bài và biết cách dùng các từ đó .

II. Đồ dùng dạy học:
1 Giấy khổ to kẽ sẵn bảng + bút dạ ( đủ dùng theo
nhóm ) .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Yêu cầu HS tìm các tiếng chỉ
người trong gia đình mà phần
vần :
+ Có 1 âm : cô ,
+ Có 2 âm : bác ,
- Nhận xét các từ HS tìm được .
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- 2 HS lên bảng , mỗi HS
tìm một loại , HS dưới lớp
làm vào giấy nháp .
+ Có 1 âm : cô , chú , bố ,
mẹ , dì , cụ ,
+ Có 2 âm : bác , thím ,
anh , em , ông ,
/> />- Tuần này , các em học chủ
điểm gì ?
- Tên của chủ điểm gợi cho các
em điều
gì ?
- Trong tiết luyện từ và câu hôm
nay , các em sẽ mở rộng vốn từ
theo chủ điểm của tuần với nội
dung : Nhân hậu – đoàn kết và

hiểu nghĩa cách dùng một số từ
Hán Việt .
b) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Thương người như thể
thương thân .
- Phải biết yêu thương ,
giúp đỡ người khác như
chính bản thân mình vậy .
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng yêu
cầu trong SGK.
- Chia HS thành nhóm nhỏ ,
phát giấy và bút dạ cho trưởng
nhóm . Yêu cầu HS suy nghĩ ,
tìm từ và viết vào giấy .
- Yêu cầu 4 nhóm HS dán phiếu
lên bảng .GV và HS cùng nhận
xét , bổ sung để có một phiếu có
số lượng từ tìm được đúng và
nhiều nhất .
- Phiếu đúng , các từ ngữ :
- Hoạt động trong nhóm .
- Nhận xét , bổ sung các từ
ngữ mà nhóm bạn chưa
tìm được .
Thể hiện lòng
nhân hậu ,
tình cảm yêu

thương đồng
loại
Trái nghĩa với
nhân hậu hoặc
yêu thương
Thể hiện tinh
thần đùm
bọc , giúp đỡ
đồng loại
Trái nghĩa
với đùm
bọc hoặc
giúp đỡ
M : lòng
thương
người , lòng
M : độc ác ,
hung ác, nanh ác
, tàn ác , tàn bạo
M : cưu mang
, cứu giúp ,
cứu trợ , ủng
M : ức
hiếp , ăn
hiếp, hà
/> />nhân ái , lòng
vị tha , tình
nhân ái , tình
thương mến ,
yêu quý , xót

thương , đau
xót , tha thứ ,
độ lượng , bao
dung , xót xa ,
thương cảm
….
, cay độc , độc
địa , ác nghiệt ,
hung dữ , dữ tợn
, dữ dằn , bạo
tàn , cay nghiệt ,
nghiệt ngã , ghẻ
lạnh ,
hộ , hổ trợ ,
bênh vực ,
bảo vệ , chở
che , che chắn
, che đỡ ,
nâng đỡ ,
nâng niu , …
hiếp , bắt
nạt , hành
hạ , đánh
đập , áp
bức , bóc
lột , chèn
ép ,…
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Kẻ sẵn một phần bảng thành 2

cột với nội dung bài tập 2a , 2b .
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp ,
làm vào giấy nháp .
- Gọi HS lên bảng làm bài tập .
- Gọi HS nhận xét , bổ sung .
- Chốt lại lời giải đúng .

+ Hỏi HS về nghĩa của các từ
ngữ vừa sắp xếp . Nếu HS
không giải nghĩa được GV có
thể cung cấp cho HS .
Công nhân : người lao động
- 2 HS đọc thành tiếng yêu
cầu trong SGK.
- Trao đổi , làm bài .
- 2 HS lên bảng làm .
- Nhận xét , bổ sung bài
của bạn .
- Lời giải .
Tiếng “ nhân ” có nghĩa là
“ người ”
Tiếng “ nhân ” có nghĩa là
“ lòng thương người ”
Nhân dân
công nhân
nhân loại
nhân tài
Nhân hậu
/> />chân tay , làm việc ăn lương .
Nhân dân : đông đảo những

người dân , thuộc mọi tầng lớp ,
đang sống trong một khu vực
địa lý .
Nhân loại : nói chung những
người sống trên trái đất , loài
người .
Nhân ái : yêu thương con người
.
Nhân hậu : có lòng yêu thương
người và ăn ở có tình nghĩa .
Nhân đức : có lòng thương
người .
Nhân từ : có lòng thương người
và hiền lành .
- Nếu có thời gian GV có thể
yêu cầu HS tìm các từ ngữ có
tiếng “ nhân ” cùng nghĩa .
- Nhận xét , tuyên dương những
HS tìm được nhiều từ và đúng .
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS viết các câu mình đã
đặt lên bảng
nhân đức
nhân ái
nhân từ
+ Phát biểu theo ý hiểu
của mình .
+ “ nhân ” có nghĩa là “

người ”: nhân chứng ,
nhân công , nhân danh ,
nhân khẩu, nhân kiệt ,
nhân quyền , nhân vật ,
thương nhân , bệnh nhân ,

+ “nhân” có nghĩa là “lòng
thương người”: nhân nghĩa

- 1 HS đọc thành tiếng
trước lớp .
- HS tự đặt câu . Mỗi HS
đặt 2 câu ( 1 câu với từ ở
nhóm a và 1 câu với từ ở
nhóm b) .
- 5 HS lên bảng viết .
+ Câu có chứa tiếng “
nhân ” có nghĩa là
“ người ” :
/> />- Gọi HS khác nhận xét .
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi
về ý nghĩa của từng câu tục
ngữ .
- Gọi HS trình bày .GV nhận
xét câu trả lời của từng HS .
- Chốt lại lời giải đúng .
· Ở hiền gặp lành : khuyên
người ta sống hiền lành , nhân

hậu , vì sống như vậy sẽ gặp
những điều tốt lành , may mắn .
· Trâu buộc ghét trâu ăn : chê
người có tính xấu , ghen tị khi
thấy người khác được hạnh phúc
, may mắn .
· Một cây làm chẳng ….núi
cao : khuyên người ta đoàn kết
với nhau , đoàn kết tạo nên sức
mạnh .
3. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi đối đáp : Học sinh 2
· Nhân dân ta có lòng yêu
nước nồng nàn
· Bố em là công nhân .
· Toàn nhân loại đều căm
ghét chiến tranh.
+ Câu có chứa tiếng “
nhân ” có nghĩa là
“ lòng thương người ” :
· Bà em rất nhân hậu .
· Người Việt Nam ta giàu
lòng nhân ái .
· Mẹ con bà nông dân rất
nhân đức .
- 2 HS đọc yêu cầu trong
SGK .
- Thảo luận .
- HS tiếp nối nhau trình
bày ý kiến của mình .

- HS tìm thêm các câu tục
ngữ , thành ngữ khác thích
hợp với chủ điểm và nêu ý
nghĩa của những câu vừa
tìm được .
+ Một con ngựa đau cả tàu
bỏ cỏ .
/> />dãy bàn thi nhau đặt câu có nội
dung nhân hậu –đoàn kết .
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà học thuộc các
từ ngữ , câu tục ngữ , thành ngữ
vừa tìm được và chuẩn bị bài
sau .
+ Bầu ơi thương lấy bí
cùng .
Tuy rằng khác giống
nhưng chung một giàn .
+ Tham thì thâm .
+ Nhiễu điều phủ lấy giá
gương
Người trong một nước
phải thương nhau cùng
- HS thực hiện trò chơi

KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
-Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình
truyện thơ Nàng tiên Ốc.

-Thể hiện lời kể tự nhiên , phối hợp lời kể với điệu bộ , nét
mặt , biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung
truyện .
-Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Con người cần yêu thương ,
giúp đỡ lẫn nhau
II. Đồ dùng dạy học:
-Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK trang 18.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
/> />- Gọi 3 HS kể lại câu chuyện :
Sự tích hồ Ba Bể
- Nhận xét cho điểm từng HS
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Treo tranh minh hoạ và hỏi :
Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Trong tiết kể chuyện hôm
nay các em sẽ tập kể lại câu
chuyện cổ tích bằng thơ Nàng
tiên Ốc bằng lời của mình
b) Tìm hiểu câu chuyện
-GV đọc diễn cảm toàn bài
thơ
- Gọi HS đọc bài thơ .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
và trả lời câu hỏi
+ Bà lão nghèo làm gì để
sống ?
+Con Ốc bà bắt có gì lạ ?

+ Bà lão làm gì khi bắt được
Ốc ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
và trả lời câu hỏi : Từ khi có
Ốc , bà lão thấy trong nhà có
gì lạ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn
cuối và trả lời câu hỏi.
+ Khi rình xem , bà lão thấy
- 2 HS tiếp nối nhau kể lại
truyện
- 1 HS kể lại toàn bộ truyện
và nêu ý nghĩa của truyện
- bà lão đang ôm một nàng
tiên cạnh cái chum nước
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn
thơ , 1 HS đọc toàn bài.
+ Bà kiếm sống bằng nghề
mò cua bắt ốc.
+ Nó rất xinh ,vỏ biêng
biếc xanh , không giống
như ốc khác.
+ Thấy Ốc đẹp ,bà thương
không muốn bán , thả vào
chum nước.
- Đi làm về , bà thấy nhà
cửa đã được quét sạch sẽ ,
đàn lợn đã được cho ăn ,

cơm nước đã nấu sẵn ,
vườn rau đã nhặt cỏ sạch.
+ Bà thấy một nàng tiên từ
/> />điều gì kì la?

+ Khi đó , bà lão đã làm gì ?
+ Câu chuyện kết thúc như thế
nào ?
c) Hướng dẫn kể chuyện
- Thế nào là kể lại câu chuyện
bằng lời của
em ?
- Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn
1.
- Chia nhóm HS , yêu cầu HS
dựa vào tranh minh họa và các
câu hỏi tìm hiểu , kể lại từng
đoạn cho các bạn nghe .
- Kể trước lớp : Yêu cầu các
nhóm cử đại diện lên trình bày
.
+ Yêu cầu HS nhận xét sau
mỗi HS kể .
d) Hướng dẫn kể toàn bộ
câu chuyện
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu
chuyện trong nhóm .
- Tổ chức cho HS thi kể trước
lớp .
- Yêu cầu HS nhận xét và tìm

trong chum nước bước ra
+ Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc ,
rồi ôm lấy nàng tiên
+ Bà lão và nàng tiên sống
hạnh phúc bên nhau . Họ
yêu thương nhau như hai
mẹ con.
- Là em đóng vai người kể
kể lại câu chuyện , với câu
chuyện cổ tích bằng thơ
này , em dựa vào nội dung
truyện thơ kể lại chứ không
phải là đọc lại từng câu thơ.
-1 HS khá kể lại , cả lớp
theo dõi
- HS kể theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên
bảng trình bày . Mỗi nhóm
kể 1 đoạn.
+ Nhận xét lời kể của bạn
theo cá tiêu chí
- Kể trong nhóm
- 2 đến 3 HS kể toàn bộ câu
chuyện trước lớp.
- Nhận xét.
- Nhận xét .
/> />ra bạn kể hay nhất lớp .
- Cho điểm HS kể tốt .
e) Tìm hiểu ý nghĩa câu
chuyện

-Yêu câu HS thảo luận cặp đôi
ý nghĩa câu chuyện.
- Gọi HS phát biểu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện nàng tiên Ốc
giúp em hiểu điều gì ?
- Em có kết luận như thế nào
về ý nghĩa câu chuyện ?
- Dặn HS về nhà kể lại câu
chuyện cho người thân nghe
và tìm đọc những câu chuyện
nói về lòng nhân hậu .
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao
đổi về ý nghĩa câu chuyện
- 3 đến 5 HS trình bày :
Câu chuyện nói về tình yêu
thương lẫn nhau giữa bà lão
và nàng tiên Ốc . Bà lão
thương Ốc không nỡ bán
.Ốc biến thành một nàng
tiên giúp đỡ bà.
- Con người phải thương
yêu nhau .Ai sống nhân hậu
, thương yêu mọi người sẽ
có cuộc sống hạnh phúc.
- Nhiều HS trình bày ý
nghĩa theo suy nghĩ của
mình.
TẬP ĐỌC
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
* Đọc đúng các tiếng , từ khó , dễ lẫn do ảnh hưởng của
phương ngữ .
- Phía bắc ( PB ) :sâu xa ,rặng dừa nghiêng
soi ,độ lượng
/> /> - Phía nam ( PN ) :Truyện cổ , vàng cơm nắng,
đa mang , đẽo cày, khúc gỗ
* Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ ,
nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm .
* Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng , tha thiết , tự
hào , trầm lắng
2. Đọc - Hiểu
-Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Độ trì , độ lượng , đa tình
,đa mang , vàng cơn nắng, trắng cơn mưa , nhận mặt
-Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi kho tàng truyện cổ
của nước ta . Đó là những câu chuyện đề cao những phẩm
chất tốt đẹp của ông cha ta
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 19 , SGK
-Bảng phụ viết sẵn 10 dòng thơ đầu .
trăm đốt ….
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối
đọc đoạn trích Dế mèn bên
vực kẻ yếu và trả lời câu hỏi
HS1 : Qua đoạn trích em

thích nhất hình ảnh nào về Dế
Mèn ? Vì sao ?
HS2: Em hiểu như thế nào về
nội dung ý nghĩa của câu
chuyện ?
HS3 : Dế Mèn đi nói như thế
nào dể bọn nhện nhận ra lẽ
phải ?
- 3 HS lên bảng thực hiện
yêu cầu , cả lớp theo dõi để
nhận xét bài đọc , câu trả lời
của các bạn .
/> />- Gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi
: Theo em Dế Mèn là người
như thế nào ?
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh họa bài tập
đọc và hỏi HS : Bức tranh có
những nhân vật nào ? Những
nhân vật đó em thường gặp ở
đâu ?
- Em đã được đọc hoặc nghe
những câu chuyện cổ tích
nào ?
- Giới thiệu : Những câu
chuyện cổ được lưu truyền từ
bao đời nay có ý nghĩa như thế
nào ? Vì sao mỗi chúng ta đều

thích đọc truyện cổ ? Các em
cùng học bài hôm nay.
-GV ghi tên bài lên bảng .
b) Hướng dẫn luyện đọc và
tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Yêu cầu HS mở SGK
trang19 , sau đó gọi HS tiếp
nối nhau đọc bài trước lớp
.GV kết hợp sửa lỗi và phát
âm , ngắt giọng cho HS .Lưu ý
cho HS đọc 2 lượt
- Bức tranh vẽ cảnh ông
tiên , em nhỏ và một cô gái
đứng trên đài sen . Những
nhân vật ấy em thường thấy
trong truyện cổ tích
-Thạch sanh , Tấm Cám ,
Cây tre trăm đốt , Trầu cau ,
Sự tích chim cuốc
- Lắng nghe
- Hs nhắc lại
- HS tiếp nối nhau đọc bài :
+ HS 1 : Từ đầu đến người
tiên độ trì .
+ HS 2 : Mang theo … rặng
dừa nghiêng
soi .
+ HS 3 : Đời cha …. ông
cha của mình .

+ HS 4 : Rất công bằng
….chẳng ra việc gì .
+ HS 5 : Phần còn lại .
- 2 HS đọc thành tiếng , cả
lớp đọc thầm .
/>

×