Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 TUẦN 3 CHI TIẾT, CỤ THỂ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.1 KB, 39 trang )

/>TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
TUẦN 3 CHI TIẾT, CỤ THỂ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.

NĂM 2015
/> />LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn
lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự
thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có
vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt
Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà
nước luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm
học là “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”
đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì
bậc Tiểu học là bậc nền tảng quan trọng mở đầu, nó có ý nghĩa vô
cùng quan trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là
bậc học khởi đầu nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Tiểu học. Để
đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu
và sự hiểu biết nhất định về nội dung chương trình tổ chức các hoạt
động, có khả năng hiểu được về tâm sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả
năng của trẻ. Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách
linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
đối tượng học sinh. Hiện nay chủ trương của ngành là dạy học theo
Chuẩn kiến thức kĩ năng môn học.
- Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện,
động viên khuyến khích không gây áp lực cho học sinh khi đánh giá.


Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương trình
và có mảng kiến thức dành cho đối tượng học sinh năng khiếu.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Tiểu học căn cứ vào những nhận thức mới của học sinh về hứng thú
hoạt động, học tập và rèn luyện ở các em, căn cứ vào năng lực tổ
chức, thiết kế và những hoạt động trong quá trình dạy học ở giáo
viên. Việc nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy là vô cùng cần
thiết. việc đó thể hiện đầu tiên trên giáo án - kế hoạch bài giảng cần
đổi mới theo đối tượng học sinh. Giáo viên nghiên cứu, soạn bài,
/> />giảng bài, hướng dẫn các em tìm tòi kiến thức tự nhiên không gò ép,
việc soạn bài cũng rất cần thiết giúp giáo viên chủ động khi lên lớp.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
TUẦN 3 CHI TIẾT, CỤ THỂ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.
Chân trọng cảm ơn!
/> />ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
TUẦN 3 CHI TIẾT, CỤ THỂ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.
CHỦ ĐIỂM
THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
TẬP ĐỌC
THƯ THĂM BẠN
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
-Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương
ngữ .

mãi mãi , tấm gương , xả thân , khắc phục , quyên góp ,
-Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ,
giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm .
-Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung .
2. Đọc - Hiểu
-Hiểu các từ ngữ khó trong bài : xả thân , quyên góp , khắc phục ,…
-Hiểu nội dung câu chuyện : Tình cảm bạn bè : thương bạn , muốn
chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp chuyện buồn , khó khăn trong cuộc
sống .
3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư .
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25 , SGK ( phóng to nếu có điều
kiện ) .
-Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .
-Các tranh , ảnh , tư liệu về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
/>Tuần 3
/>1. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng , đọc thuộc lòng
bài thơ Truyện cổ nước mình và trả
lời câu
hỏi :
1) Bài thơ nói lên điều gì ?
2) Em hiểu nhận mặt nghĩa như thế
nào ?
3) Em hiểu ý hai dòng thơ cuối như
thế nào ?
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và
hỏi HS :
+ Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Động viên , giúp đỡ đồng bào bị lũ
lụt là một việc làm cần thiết . Là HS
các em đã làm gì để ủng hộ đồng
bào bị lũ lụt ? Bài học hôm nay giúp
các em hiểu được tấm lòng của một
bạn nhỏ đối với đồng bào bị lũ lụt .
- Ghi tên bài lên bảng .
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm
hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Yêu cầu HS mở SGK trang 25 ,
sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc
bài trước lớp ( 3 lượt ) .
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu
cầu .
- Quan sát tranh và trả lời câu
hỏi .
+ Bức tranh vẽ cảnh một bạn
nhỏ đang ngồi viết thư và dõi
theo khung cảnh mọi người
đang quyên góp ủng hộ đồng
bào
lũ lụt .
- Lắng nghe .
- HS đọc theo trình tự :
+ HS 1 : Đoạn 1 : Hòa bình

… với bạn .
+ HS 2 : Đoạn 2 : Hồng ơi …
bạn mới như mình .
+ HS 3 : Đoạn 3 : Mấy ngày
/> />- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .GV
lưu ý sửa chữa lỗi phát âm , ngắt
giọng cho từng HS .
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải trong
SGK .
-GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng
đọc :
· Toàn bài : đọc với giọng trầm ,
buồn , thể hiện sự chia sẻ chân thành
. Thấp giọng hơn khi nói đến sự mất
mát :
“ … mình rất xúc động được biết ba
của Hồng đã hi sinh trong trận lũ
lụt vừa rồi . Mình gởi bức thư này
chia buồn với bạn ” .
· Cao giọng hơn khi đọc những câu
động viên , an ủi : “ Nhưng chắc
Hồng cũng tự hào … vượt qua nỗi
đau này ” .
· Nhấn giọng ở những từ ngữ : xúc
động , chia buồn , xả thân , tự hào ,
vượt qua , ủng hộ ,…
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả
lời câu hỏi :
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ

trước không ?
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng
nay … Quách Tuấn Lương .
- 2 HS tiếp nối đọc toàn bài .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Lắng nghe .
- Đọc thầm , thảo luận , tiếp
nối nhau trả lời câu hỏi :
+ Bạn Lương không biết bạn
Hồng . Lương chỉ biết Hồng
khi đọc báo Thiếu niên Tiền
Phong .
+ Bạn Lương viết thư cho bạn
Hồng để chia buồn với Hồng .
+ Ba của Hồng đã hi sinh
trong trận lũ lụt vừa rồi .
+ “Hi sinh ” : chết vì nghĩa
vụ , li tưởng cao đẹp , tự nhận
về mình cái chết để giành lấy
sự sống cho người khác .
+ Các anh bộ đội dũng cảm hi
/> />để làm gì ?
+ Bạn Hồng đã bị mất mát , đau
thương
gì ?
+ Em hiểu “ hi sinh ” có nghĩa là
gì ?
+ Đặt câu hỏi với từ “ hi sinh ” .
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì ?
- Tóm ý chính đoạn 1 .

Trước sự mất mát to lớn của Hồng ,
bạn Lương sẽ nói gì với Hồng ?
Chúng em tìm hiểu tiếp đoạn 2 .
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 2 và
trả lời câu hỏi : + Những câu văn
nào trong 2 đoạn vừa đọc cho thấy
bạn Lương rất thông cảm với bạn
Hồng ?
+ Những câu văn nào cho thấy bạn
Lương biết cách an ủi bạn Hồng ?
+ Nội dung đoạn 2 là gì ?
+ Tóm ý chính đoạn 2 .
sinh để bảo vệ Tổ Quốc .
+ Đoạn 1 cho em biết nơi bạn
Lương viết thư và lí do viết
thư cho Hồng .
- Lắng nghe .
- Đọc thầm , trao đổi , trả lời
câu hỏi :
+ Những câu văn : Hôm nay ,
đọc báo Thiếu niên Tiền
Phong , mình rất xúc động
được biết ba của Hồng đã hi
sinh trong trận lũ lụt vừa rồi .
Mình gửi bức thư này chia
buồn với bạn . Mình hiểu
Hồng đau đớn và thiệt thòi
như thế nào khi ba Hồng đã
ra đi mãi mãi .
+ Những câu văn :

· Nhưng chắc là Hồng …
dòng nước lũ .
· Mình tin rằng … nỗi đau
này .
· Bên cạnh Hồng … như mình
.
+ Nội dung đoạn 2 là những
lời động viên, an ủi của
Lương với Hồng .
- Đọc thầm , trao đổi , trả lời
câu hỏi :
/> />- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả
lời câu hỏi :
+ Ở nơi bạn Lương ở , mọi người đã
làm gì để động viên , giúp đỡ đồng
bào vùng lũ lụt ?
+ Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ
Hồng ?
+ “ Bỏ ống ” có nghĩa là gì ?
+ Ý chính của đoạn 3 là gì ?
- Yêu cầu HS đọc dòng mở đầu và
kết thúc bức thư và trả lời câu hỏi :
Những dòng mở đầu và kết thúc bức
thư có tác dụng gì ?
+ Nội dung bức thư thể hiện điều
gì ?
- Ghi nội dung của bài thơ .
c) Thi đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bức
thư .

- Yêu cầu HS theo dõi và tìm ra
giọng đọc của từng đoạn .
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn .
+ Mọi người đang quyên góp
ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ,
khắc phục thiên tai . Trường
Lương góp đồ dùng học tập
giúp các bạn nơi bị lũ lụt .
+ Riêng Lương đã gửi giúp
Hồng toàn bộ số tiền Lương
bỏ ống từ mấy năm nay .
+ “ Bỏ ống ” là dành dụm ,
tiết kiệm .
+ Tấm lòng của mọi người
đối với đồng bào bị lũ lụt .
- 1 HS đọc thành tiếng trước
lớp . Trả lời :
+ Những dòng mở đầu nêu rõ
địa điểm , thời gian viết thư ,
lời chào hỏi người nhận thư .
+ Những dòng cuối thư ghi
lời chúc , nhắn nhủ , họ tên
người viết thư .
+ Tình cảm của Lương
thương bạn , chia sẻ đau
buồn cùng bạn khi bạn gặp
đau
thương , mất mát trong cuộc
sống .
- 2 đến 3 HS nhắc lại nội

dung chính .
- Mỗi HS đọc 1 đoạn .
- Tìm ra giọng đọc .
+ Đoạn 1 : giọng trầm , buồn .
/> />- Gọi HS đọc toàn bài .
- Đưa bảng phụ , yêu cầu HS tìm
cách đọc diễn cảm và luyện đọc
đoạn văn .
Mình hiểu Hồng đau đớn / và thiệt
thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra
đi mãi mãi .
Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào /
về tấm gương dũng cảm của ba / xả
thân cứu người giữa dòng nước
lũ .Mình tin rằng theo gương ba,
Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này . Bên
cạnh Hồng còn có má , có cô bác và
cả những người bạn mới như mình .
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi :
+ Qua bức thư em hiểu bạn Lương là
người như thế nào ?
+ Em đã làm gì để giúp đỡ những
người không may gặp hoạn nạn ,
khó khăn ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS luôn có tinh thần tương
thân tương ái , giúp đỡ mọi người
khi gặp hoạn nạn , khó khăn.
+ Đoạn 2 : giọng buồn nhưng

thấp giọng .
+ Đoạn 3 : giọng trầm buồn ,
chia sẻ .
- 3 HS đọc .
- 2 HS đọc toàn bài .
- Tìm cách đọc diễn cảm và
luyện đọc .
+ Bạn Lương là một người
bạn tốt , giàu tình cảm . Đọc
báo thấy hoàn cảng đáng
thương của Hồng đã chủ động
viết thư thăm hỏi , giúp bạn
số tiền mà mình có .
+ Tự do phát biểu .
-HS cả lớp.
CHÍNH TẢ
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
/> />I. Mục tiêu:
-Nghe – viết chính xác , đẹp bài thơ lục bát Cháu nghe câu chuyện
của bà .
-Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr / ch hoặc dấu hỏi / dấu ngã .
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a hoặc 2b .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng viết một số từ
do 1 HS dưới lớp đọc .
- Nhận xét HS viết bảng .
- Nhận xét về chữ viết của HS qua

bài chính tả lần trước .
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: :
- Tiết chính tả này các em sẽ nghe ,
viết bài thơ Cháu nghe câu chuyện
của bà và làm bài tập chính tả phân
biệt tr / ch hoặc dấu hỏi / dấu ngã.
b) Hướng dẫn nghe – viết chính
tả
* Tìm hiểu nội dung bài thơ
-GV đọc bài thơ .
- Hỏi : + Bạn nhỏ thấy bà có điều gì
khác mọi ngày ?
+ Bài thơ nói lên điều gì ?
- 1 HS đọc cho 2 HS viết .
+ PB : xuất sắc , năng suất ,
sản xuất , xôn xao , cái sào ,
xào rau , …
+ PN : vầng trăng , lăng
xăng , măng ớt , lăn tăn , mặn
mà , trăng trắng , …
- Lắng nghe .
- Theo dõiGV đọc , 3 HS đọc
lại .
+ Bạn nhỏ thấy bà vừa đi vừa
chống gậy .
/> /> * Hướng dẫn cách trình bày
- Em hãy biết cách trình bày bài thơ
lục
bát .

* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó , dễ lẫn
khi viết chính tả và luyện viết .
* Viết chính tả
* Soát lỗi và chấm bài .
c) Hướng dẫn làm bài tập chính
tả
Bài 2
Lưu ý : (GV có thể lựa chọn phần
a , hoặc b hoặc bài tập doGV lựa
chọn phù hợp với lỗi chính tả mà HS
địa phương thường mắc ) .
a)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS nhận xét , bổ sung .
- Chốt lại lời giải đúng .
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh .
- Hỏi :
+ Trúc dẫu cháy , đốt ngay vẫn
thẳng em hiểu nghĩa là gì ?
+ Đoạn văn muốn nói với chúng ta
điều gì ?
b) Tiến hành tương tự như phần a) .
+ Bài thơ nói lên tình thương
của hai bà cháu dành cho một
cụ già bị lẫn đến mức không
biết cả đường về nhà mình .
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô ,
dòng 8 chữ viết sát lề , giữa 2

khổ thơ để cách 1 dòng .
+ trước , sau , làm , lưng , lối
, rưng rưng , …
+ mỏi , gặp , dẫn , lạc , về ,
bỗng , …
- 1 HS đọc thành tiếng yêu
cầu .
- 2 HS lên bảng , HS dưới lớp
làm bằng bút chì vào giấy
nháp .
- Nhận xét , bổ sung .
- Chữa bài :
Lời giải : tre – chịu – trúc –
cháy – tre – tre- chí – chiến –
tre .
- 2 HS đọc thành tiếng .
- Trả lời :
/> />3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học , chữ viết của
HS .
- Yêu cầu HS về nhà viết lại bài tập
vào vở
- Yêu cầu HS về nhà tìm các từ chỉ
tên con vật bắt đầu bằng tr / ch và đồ
dùng trong nhà có mang thanh hỏi /
thanh ngã .
+ Cây trúc , cây tre , thân có
nhiều đốt dù bị đốt nhưng nó
vẫn có dáng thẳng .
+ Đoạn văn ca ngợi cây tre

thẳng thắng , bất khuất là bạn
của con người .
-Lời giải : triển lãm – bảo –
thử – vẽ cảnh–cảnh – vẽ cảnh
– khẳng – bởi – sĩ vẽ – ở –
chẳng .
-HS cả lớp.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. Mục tiêu:
-Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ : tiếng dùng để tạo
nên từ , từ dùng để tạo nên câu ; từ bao giờ cũng có nghĩa , còn tiếng
có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa .
-Phân biệt được từ đơn và từ phức .
-Biết dùng từ điển để tìm từ và nghĩa của từ .
II. Đồ dùng dạy học:
1 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn để kiểm tra ( cuốn sổ tay TV 3 –
Tập 2 ) .
-Bảng lớp viết sẵn câu văn : Nhờ / bạn / giúp đỡ / , lại / có / chí / học
hành /, nhiều / năm / liền /, Hanh / là / học sinh / tiên tiến .
-Giấy khổ to kẽ sẵn 2 cột nội dung bài 1 phần nhận xét và bút dạ .
-Từ điển ( nếu có ) hoặc phô tô vài trang ( đủ dùng theo nhóm ) .
III. Hoạt động trên lớp:
/> />Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi
: Tác dụng và cách dùng dấu hai
chấm .
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn đã giao
từ tiết trước .

- Giới thiệu đoạn văn đã viết sẵn ở
bảng phụ .
- Yêu cầu HS đọc và nêu ý nghĩa
của từng dấu hai chấm trong đoạn
văn .
“ Tất cả nhìn nhau , rồi nhìn Tùng
. Anh chàng vẻ rất tự tin :
- Cũng là Va-ti-căng .
- Đúng vậy ! – Thanh giải thích –
Va-ti-căng chỉ có khoảng 700
người . Có nước đông dân nhất là
Trung Quốc : hơn 1 tỉ 200 triệu
” .
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Đưa ra từ : học , học hành , hợp
tác xã .
- Hỏi : Em có nhận xét gì về số
tiếng của ba từ học , học hành ,
hợp tác xã .
- Bài học hôm nay giúp các em
hiểu rõ về từ 1 tiếng ( từ đơn ) và
từ gồm nhiều tiếng (từ phức).
b) Tìm hiểu ví dụ
- 1 HS lên bảng .
- 3 HS đọc .
- Đọc và trả lời câu hỏi .
· Dấu hai chấm thứ nhất báo hiệu
bộ phận đứng sau nó là lời của

nhân vật Tùng .
· Dấu hai chấm thứ hai giải thích
cho bộ phận đứng trước : Trung
Quốc là nước đông dân nhất .
- Theo dõi .
- Từ học có 1 tiếng , từ học
hành có 2 tiếng, từ hợp tác xã
gồm có 3 tiếng .
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng :
Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có /
chí / học hành /nhiều / năm /
liền / Hanh / là / học sinh / tiến
tiến .
- Câu văn có 14 từ .
/> />- Yêu cầu HS đọc câu văn trên
bảng lớp .
- Mỗi từ được phân cách bằng một
dấu gạch chéo . Câu văn có bao
nhiêu từ .
+ Em có nhận xét gì về các từ
trong câu văn trên ?
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Phát giấy và bút dạ cho các
nhóm .
- Yêu cầu HS thảo luận và hoàn
thành phiếu .
- Gọi 2 nhóm HS dán phiếu lên
bảng . Các nhóm khác nhận xét ,

bổ sung .
- Chốt lại lời giải đúng .
Bài 2
- Hỏi :
+ Từ gồm có mấy tiếng ?
+ Tiếng dùng để làm gì ?
+ Từ dùng để làm gì ?
+ Thế nào là từ đơn ? Thế nào là
từ phức ?
c) Ghi nhớ
+ Tong câu văn có những từ
gồm 1 tiếng và có những từ gồm
2 tiếng .
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu
trong SGK.
- Nhận đồ dùng học tập và hoàn
thành phiếu .
- Dán phiếu , nhận xét , bổ
sung .
Từ đơn ( Từ gồm một tiếng )
Từ phức ( Từ gồm nhiều tiếng )
nhờ , bạn , lại , có , chí , nhiều ,
năm , liền , Hanh , là
giúp đỡ , học hành , học sinh ,
tiên tiến
+ Từ gồm một tiếng hoặc nhiều
tiếng .
+ Tiếng dùng để cấu tạo nên
từ . Một tiếng tạo nên từ đơn ,
hai tiếng trở lên tạo nên từ

phức .
+ Từ dùng để đặt câu .
+ Từ đơn là từ gồm có 1 tiếng ,
từ phức là từ gồm có hai hay
nhiều tiếng .
- 2 đến 3 HS đọc thành tiếng .
- Lần lượt từng từng HS lên
bảng viết theo 2 nhóm . Ví dụ :
Từ đơn : ăn , ngủ , hát , múa , đi
, ngồi , …
/> />- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau tìm từ
đơn và từ phức .
- Nhận xét , tuyên dương nhóm
tìm được nhiều từ .
d) Luyện tập
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự làm bài .
-GV viết nhanh lên bảng và gọi 1
HS lên bảng làm .
- Gọi HS nhận xét , bổ sung ( nếu
có ) .
- Những từ nào là từ đơn ?
- Những từ nào là từ phức ?
(GV dùng phấn màu vàng gạch
chân dưới từ đơn , phấn đỏ gạch
chân dưới từ phức )
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu .

- Yêu cầu HS dùng từ điển và giải
thích : Từ điển Tiếng Việt là sách
tập hợp các từ tiếng Việt và giải
thích nghĩa của từng từ . Từ đó có
thể là từ đơn hoặc từ phức .
- Yêu cầu HS làm việc trong
nhóm .GV đi hướng dẫn các
nhóm gặp khó khăn .
- Các nhóm dán phiếu lên bảng .
Từ phức : ăn uống , đấu tranh ,
cô giáo , thầy giáo , tin học , …
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Dùng bút chì gạch vào SGK .
- 1 HS lên bảng .
Rất / công bằng / rất / thông
minh / .
Vừa / độ lượng / lại / đa tình /
đa mang /.
- Nhận xét .
- Từ đơn : rất , vừa , lại .
- Từ phức : công bằng , thông
minh , độ lượng , đa tình , đa
mang .
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- Lắng nghe .
- Hoạt động trong nhóm .
1 HS : đọc từ .
1 HS : viết từ .
- HS trong nhóm tiếp nối nhau
tìm từ .

Ví dụ :
Từ đơn : vui , buồn , no , đói ,
ngủ , sống , chết , xem , nghe ,
gió , mưa , …
/> />- Nhận xét , tuyên dương những
nhóm tích cực , tìm được nhiều
từ .
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu .
- Yêu cầu HS đặt câu .
- Chỉnh sửa từng câu của HS ( nếu
sai ) .
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi :
+ Thế nào là từ đơn ? Cho ví dụ .
+ Thế nào là từ phức ? Cho ví dụ .
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập 2,
3 và chuẩn bị bài sau .
Từ phức : ác độc , nhân hậu ,
đoàn kết , yêu thương , ủng hộ ,
chia sẻ , …
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- HS tiếp nối nói từ mình chọn
và đặt câu .
( mỗi HS đặt 1 câu ).
· Em rất vui vì được điểm tốt .
· Hôm qua em ăn rất no .
· Bọn nhện thật độc ác .
· Nhân dân ta có truyền thống

đoàn kết .
· Em bé đang ngu .
· Em nghe dự báo thời tiết .
· Bà em rất nhân hậu .
-HS trả lời.
-HS cả lớp.


KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
1 HS kể lại tự nhiên , bằng lời của mình một câu chuyện đã
nghe , đã đọc lòng nhân hậu: Câu chuyện phải có cốt truyện ,
/> />nhân vật , ý nghĩa về lòng nhân hậu , tình cảm yêu thương ,
đùm bọc lẫn nhau giữa người với người .
2 Hiểu được ý nghĩa của truyện các bạn kể .
3 Nghe và biết nhận xét , đánh giá lời kể và ý nghĩa câu chuyện
bạn vừa kể .
4 Rèn luyện thói quen ham đọc sách .
II. Đồ dùng dạy học:
1 Dặn HS sưu tầm các truyện nói về lòng nhân hậu .
2 Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3 .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại truyện thơ
: Nàng tiên Ốc .
- Nhận xét , cho điểm từng HS
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:

- Gọi HS giới thiệu những quyển
truyện đã chuẩn bị .
- Giới thiệu : Mỗi em đã chuẩn bị
một câu chuyện mà đã được đọc ,
nghe ở đâu đó nói về lòng nhân hậu ,
tình cảm yêu thương , giúp đỡ lẫn
nhau giữa người với người . Tiết kể
chuyện hôm nay chúng ta cùng thi
xem bạn nào có câu chuyện hay nhất
? Bạn nào kể hấp dẫn nhất nhé !
b) Hướng dẫn kể chuyện
* Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài .GV dùng phấn
màu gạch chân dưới các từ : được
nghe , được đọc , lòng nhân hậu .
- 2 HS kể lại .
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài .
- Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài .

- 4 HS tiếp nối nhau đọc .
/> />- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần
Gợi ý .
- Hỏi :
+ Lòng nhân hậu được biểu hiện như
thế nào ? Lấy ví dụ một số truyện về
lòng nhân hậu mà em biết .
+ Em đọc câu chuyện của mình ở
đâu ?
- Cô rất khuyến khích các bạn ham

đọc sách . Những câu chuyện ngoài
SGK sẽ được đánh giá cao , cộng
thêm điểm .
- Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và
mẫu .GV ghi nhanh các tiêu chí
đánh giá lên bảng .
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ
đề : 4điểm
+ Câu chuyện ngoài SGK : 1 điểm .
+ Cách kể hay , có phối hợp giọng
điệu , cử chỉ: 3 điểm .
+ Nêu đúng ý nghĩa của truyện : 1
- Trả lời tiếp nối .
+ Biểu hiện của lòng nhân
hậu :
· Thương yêu , quý trọng ,
quan tâm đến mọi người :
Nàng công chúa nhân hậu ,
Chú Cuội , …
· Cảm thông , sẵn sàng chia sẻ
với mọi người có hoàn cảnh
khó khăn : Bạn Lương, Dế
Mèn ,…
· Tính tình hiền hậu , không
nghịch ác , không xúc phạm
hoặc làm đau lòng người khác
.
· Yêu thiên nhiên , chăm chút
từng mầm nhỏ của sự sống :
Hai cây non , chiếc rễ đa tròn

, …
+ Em đọc trên báo , trong
truyện cổ tích trong SGK đạo
đức , trong truyện đọc , em
xem ti vi , …
- Lắng nghe .
- HS đọc .
/> />điểm .
+ Trả lời đúng các câu hỏi của các
bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn :
1 điểm .
* Kể chuyện trong nhóm
- Chia nhóm 4 HS .
-GV đi giúp đỡ từng nhóm . Yêu
cầu HS kể theo đúng trình tự mục 3 .
- Gợi ý cho HS các câu hỏi :
· HS kể hỏi :
+ Bạn thích chi tiết nào trong câu
chuyện ? Vì sao ?
+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn
cảm động nhất ?
+ Bạn thích nhân vật nào trong
truyện ?
· HS nghe kể hỏi :
+ Qua câu chuyện , bạn muốn nói
với mọi người điều gì ?
+ Bạn sẽ làm gì để học tập nhân vật
chính trong truyện ?
* Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của
truyện

- Tổ chức cho HS thi kể .
Lưu y : GV nên dành nhiều thời
gian , nhiều HS được tham gia thi kể
. Khi HS kể ,GV ghi tên HS , tên
câu chuyện , truyện đọc , nghe ở đâu
, ý nghĩa truyện vào một cột trên
bảng .
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các
tiêu chí đã nêu ở trên .
- Bình chọn : Bạn có câu chuyện hay
- 4 HS ngồi hai bàn trên dưới
cùng kể chuyện , nhận xét , bổ
sung cho nhau .
- HS thi kể , HS khác lắng
nghe để hỏi lại bạn . HS thi kể
cũng có thể hỏi các bạn để tạo
không khí sôi nổi , hào hứng .
- Nhận xét bạn kể .
- Bình chọn .
/> />nhất là bạn nào ?
Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất ?
- Tuyên dương HS vừa đạt giải .
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện
mà em nghe các bạn kể cho người
thân nghe và chuẩn bị bài sau .
-HS cả lớp.
TẬP ĐỌC
NGƯỜI ĂN XIN

I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
*Đọc đúng các tiếng , từ khó , dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
giàn giụa , bẩn thỉu , rên rỉ , lẩy bẩy , …
*Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ,
giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm .
*Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung .
2. Đọc - Hiểu
-Hiểu các từ ngữ khó trong bài : lom khom , đỏ đọc , giàn giụa , thảm
hại , sưng húp , rên rỉ , …
-Hiểu nội dung bài : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu , biết đồng
cảm ,thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ .
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 31 , SGK
-Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. Hoạt động trên lớp:
/> />Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc bài Thư
thăm bạn và trả lời câu hỏi về nội
dung bài .
- Gọi 1 HS đọc toàn bài vàtrả lời
câu hỏi : Những dòng mở đầu và
kết thúc bức thư có tác dụng gì ?
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh họa và hỏi HS :
Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Em đã nhìn thấy những người ăn

xin chưa ? Em thấy họ ra sao ?
Những người khác đối xử với họ
như thế nào ?
- Cậu bé trong bài đã cho ông lão
cái gì ? Các em sẽ tìm hiểu bài học
hôm nay qua câu chuyện của nhà
văn Nga nổi tiếng Tuốc–ghê-nhép .
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm
hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Yêu cầu HS mở SGK trang 30 -
31 , 3 HS tiếp nối nhau đọc từng
đoạn ( 2 lượt HS đọc ) .
- 3 HS thực hiện yêu cầu .
Các câu hỏi :
1) Bài Thư thăm bạn nói lên
điều gì ?
2) Qua bài đọc , em hiểu bạn
Lương có đức tính gì đáng
quý ?
3) Khi người khác gặp hoạn
nạn , khó khăn chúng ta nên
làm gì ?
- Bức tranh vẽ cảnh trên
đường phố , một cậu bé đang
nắm lấy bàn tay của một ông
lão ăn xin . Ông lão đang nói
điều gì đó với cậu .
- Những người ăn xin đói rách
, khổ sở , tội nghiệp . Mọi

người đều thương cảm ; cho
họ ăn , uống , tiền .
- Lắng nghe
- HS tiếp nối nhau đọc bài :
+ HS 1 : Đoạn 1 : Lúc ấy …
/> />- Gọi 2 HS khác đọc toàn bài .
GV chú ý sửa lỗi phát âm , ngắt
giọng cho từng HS .
- Gọi 1 HS đọc phần Chú giải .
-GV đọc mẫu : chú ý giọng đọc .
+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ
nhàng , thương cảm , ngậm ngùi ,
xót xa , lời cậu bé đọc với giọng
xót thương ông lão , lời ông lão xúc
động trước tấm lòng của cậu bé .
+ Nhấn giọng các từ ngữ : lom
khom, đỏ đọc , giàn giụa , tái nhợt ,
tả tơi , thảm
hại , chao ôi , gặm nát , xấu xí ,
sưng húp , rên rỉ , lẩy bẩy , run rẩy
, nắm chặt , chằm chằm , nở nụ
cười , xiết lấy , cảm ơn , chợt hiểu ,
đã cho, cả tôi .
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và
trả lời câu hỏi :
+ Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi
nào ?
+ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng
thương như thế nào ?

+ Điều gì đã khiến ông lão trông
thảm thương đến vậy ?
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1 , cả lớp
cầu xin cứu giúp .
+ HS 2 : Đoạn 2 : Tôi lục
lọi cho ông cả .
+ HS 3 : Đoạn 3 : Người ăn
xin … của ông lão .
- 2 HS đọc toàn bài .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Đọc thầm , trao đổi , tiếp nối
nhau trả
lời câu hỏi :
+ Cậu bé gặp ông lão ăn xin
khi đang đi trên phố . Ông
đứng ngay trước mặt cậu .
+ Ông lão già lọm khọm , đôi
mắt đỏ đọc , giàn giụa nước
mắt , đôi môi tái nhợt , quần
áo tả tơi , dáng hình xấu xí ,
bàn tay sưng húp , bẩn thỉu ,
giọng rên rỉ cầu xin .
/> />suy nghĩ , tìm ý chính đoạn .
- Tóm ý chính đoạn 1 .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và
trả lời câu hỏi :
+ Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình
cảm của cậu đối với ông lão ăn
xin ?
+ Hành động và lời nói ân cần của

cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu
bé đối với ông lão như thế nào ?
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ : tài sản
, lẩy bẩy . GV giải nghĩa nếu HS
nói không chính xác .
- Đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Tóm ý chính đoạn 2 .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và
trả lời câu hỏi .
+ Cậu bé không có gì để cho ông
lão , nhưng ông lại nói với cậu thế
nào ?
+ Em hiểu cậu bé đã cho ông lão
cái gì ?
+ Những chi tiết nào thể hiện điều
đó ?
+ Nghèo đói đã khiến ông
thảm thương .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Đoạn 1 cho thấy ông lão ăn
xin thật đáng thương .
+ Cậu bé đã chứng tỏ tình
cảm của cậu đối với ông lão
ăn xin bằng :
·1 Hành động : lục hết túi
nọ đến túi kia để tìm một cái
gì đó cho ông . Nắm chặt tay
ông lão .
·2 Lời nói : Ông đừng giận
cháu , cháu không có gì để cho

ông cả .
+ Cậu là người tốt bụng , cậu
chân thành xót thương cho
ông lão , tôn trọng và muốn
giúp đỡ ông .
- Tài sản : của cải tiền bạc .
- Lẩy bẩy : run rẩy , yếu đuối ,
không tự chủ được .
- Cậu bé xót thương cho ông
lão , muốn giúp đỡ ông .
- Đọc thầm , trao đổi và trả lời
câu hỏi .
+ Ông nói : “ Như vậy là cháu
/> />+ Sau câu nói của ông lão , cậu bé
cũng cảm thấy nhận được chút gì
đó từ ông . Theo em , cậu bé đã
nhận được gì từ ông lão ăn xin ?
- Đoạn 3 cho em biết điều gì ?
- Tóm ý chính đoạn 3 .
- Gọi 1 HS đọc toàn bài , cả lớp
theo dõi tìm nội dung chính của bài
.
- Ghi nội dung của bài .
- Câu chuyện của nhà văn Nga
Tuốc–ghê-nhép có ý nghĩa thật sâu
sắc . Cậu bé không có gì ngoài tấm
lòng để cho ông lão ăn xin . Ông
lão không nhận được gì , nhưng
yêu quý , cảm động trước tấm lòng
của cậu . Hai con người , hai thân

phận , hoàn cảnh khác nhau nhưng
có sự đồng cảm . Họ cho và nhận
từ nhau sự đồng điệu trong tâm hồn
.
* Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài , cả
lớp theo dõi để phát hiện ra giọng
đọc .
- Đưa đoạn văn cần đọc diễn cảm .
+GV đọc mẫu .
+ Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và
đã cho lão rồi ” .
+ Cậu bé đã cho ông lão tình
cảm , sự cảm thông và thái độ
tôn trọng .
+ Chi tiết : Cậu cố gắng lục
tìm một thứ gì đó . Cậu xin lỗi
chân thành và nắm chặt tay
ông .
+ Cậu bé đã nhận được ở ông
lão lòng biết ơn , sự đồng cảm
. Ông đã hiểu được tấm lòng
của cậu .
- Sự đồng cảm của ông lão ăn
xin và cậu bé .
- Đọc bài , suy nghĩ và trả lời
câu hỏi : Ca ngợi cậu bé có
tấm lòng nhân hậu biết đồng
cảm , thương xót trước nỗi
bất hạnh của ông lão ăn

xin .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc toàn bài . Cả lớp
theo dõi , tìm giọng đọc ( đã
/> />luyện đọc :
Tôi chẳng biết làm cách nào . Tôi
nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia :
- Ông đừng giận cháu , cháu
không có gì để cho ông cả .
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm
bằng đôi mắt ướt đẫm . Đôi mắt tái
nhợt nở nụ cười và tay ông cũng
xiết lấy tay tôi :
- Cháu ơi , cảm ơn cháu !Như vậy
là cháu đã cho lão rồi Ông lão
nói bằng giọng khản đặc .
Khi ấy , tôi chợt hiểu rằng : cả tôi
nữa tôi cũng vừa nhận được chút
gì của ông lão .
- Gọi HS đọc phân vai .
- Gọi 2 HS đọc toàn bài .
- Nhận xét , cho điểm HS .
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi : + Câu chuyện đã giúp em
hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS luôn có tình cảm chân
thành , sự cảm thông , chia sẻ với
những người nghèo .
- Dặn dò HS về nhà học bài và tập

kể lại câu chuyện đã học .
nêu ở phần luyện đọc ) .
+ Lắng nghe .
+ Tìm ra giọng đọc và luyện
đọc .
- 2 HS luyện đọc theo vai :
cậu bé , ông lão ăn xin .
- 2 HS đọc .
- HS tự do phát biểu .
· Con người phải biết yêu
thương , giúp đỡ lẫn nhau
trong cuộc sống .
· Chúng ta hãy biết thông
cảm , chia sẻ với người
nghèo .
· Tình cảm giữa con người
thật là đáng quý …
-HS cả lớp.
/>

×