Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Ứng dụng quyền chọn vào thị trường chúng khoán Việt Nam Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.11 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM





VÕ ĐÌNH HÒA




ÁP DỤNG QUYỀN CHỌN VÀO THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ





THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM


VÕ ĐÌNH HÒA




ÁP DỤNG QUYỀN CHỌN VÀO THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM



Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60.31.12



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS PHAN HIỂN MINH





THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009
MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam ñoan
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu và hình vẽ
Mở ñầu


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN Trang 1
1.1 Khái niệm thị trường quyền chọn Trang 1
1.1.1 Khái niệm Trang 1
1.1.2 Điều kiện niêm yết Trang 1
1.1.3 Qui mô hợp đồng Trang 2
1.1.4 Giá thực hiện Trang 2
1.1.5 Ngày đáo hạn Trang 2
1.1.6 Hạn mức vị thế và hạn mức thực hiện Trang 3
1.1.7 Thành viên tham gia giao dịch trên thị trường quyền chọn Trang 3
1.1.7.1 Nhà tạo lập thị trường Trang 3
1.1.7.2 Môi giới sàn giao dịch Trang 4
1.1.7.3 Nhân viên giữ sổ lệnh Trang 4
1.1.8 Rủi ro khi tham gia thị trường quyền chọn Trang 5
1.1.8.1 Quyền chọn mua Trang 6
1.1.8.2 Quyền chọn bán Trang 6
1.2 Những thuộc tính cơ bản của quyền chọn cổ phiếu Trang 7
1.2.1 Giá trị của một quyền chọn cổ phiếu Trang 7
1.2.1.1 Giá trị nội tại Trang 7
1.2.1.2 Giá trị thời gian Trang 7
1.2.1.3 Định giá quyền chọn Trang 8
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của quyền chọn Trang 9
1.2.2.1 Giá chứng khoán và giá thực hiện Trang 10
1.2.2.2 Thời gian đáo hạn Trang 10
1.2.2.3 Độ bất ổn Trang 11
1.2.2.4 Lãi suất trái phiếu Chính phủ Trang 11
1.2.2.5 Cổ tức Trang 12
1.3 Vai trò của thị trường quyền chọn Trang 12
1.3.1 Quản trị rủi ro Trang 12
1.3.2 Đầu cơ Trang 13
1.3.3 Giúp nhà đầu tư có thời gian để quyết định Trang 13

1.3.4 Tạo đòn bẩy Trang 13
1.3.5 Đa dạng hóa danh mục đầu tư Trang 14
1.3.6 Góp phần tăng thu nhập cho nhà đầu tư Trang 14
1.3.7 Góp phần làm tăng tính thanh khoản cho thị trường Trang 14
1.4 Rủi ro khi giao dịch quyền chọn Trang 14
1.4.1 Rủi ro thị trường Trang 15
1.4.2 Hiệu lực trong thời hạn Trang 15
1.4.3 Tác động của đòn bẩy Trang 15
1.4.4 Người bán quyền chọn đối diện với rủi ro không giới hạn Trang 15
1.4.5 Duy trì số dư theo qui định của một số trung tâm chứng khoán Trang 16
1.4.6 Mối quan hệ giữa giá và tính thanh khoản Trang 16
1.4.7 Những hạn chế khi sử dụng quyền chọn trên TTCK Việt Nam . Trang 16
1.5 Tính hai mặt của quyền chọn Trang 17
1.6 Các chiến lược kinh doanh quyền chọn cơ bản Trang 17
1.6.1 Giao dịch cổ phiếu Trang 17
1.6.1.1 Mua cổ phiếu Trang 17
1.6.1.2 Bán khống cổ phiếu Trang 18
1.6.2 Giao dịch quyền chọn mua Trang 18
1.6.2.1 Mua quyền chọn mua Trang 18
1.6.2.2 Bán quyền chọn mua Trang 19
1.6.3 Giao dịch quyền chọn bán Trang 20
1.6.3.1 Mua quyền chọn bán Trang 20
1.6.3.2 Bán quyền chọn bán Trang 21
1.6.4 Các chiến lược kết hợp Trang 21
1.6.4.1 Quyền chọn mua và cổ phiếu – quyền chọn mua được phòng ngừa
Trang 21
1.6.4.2 Quyền chọn bán và cổ phiếu – quyền chọn bán được bảo vệ Trang 23
1.7 Kinh nghiệm từ thị trường quyền chọn cổ phiếu Mỹ và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam Trang 23
1.7.1 Sàn giao dịch chứng khoán Chicago Trang 25

1.7.1.1 Tổ chức sàn giao dịch Trang 25
1.7.1.2 Giao dịch và thanh toán Trang 25
1.7.1.3 Cơ chế giám sát Trang 28
1.7.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Trang 29
Kết luận chương 1 Trang 31

Chương 2: THỰC TRẠNG TTCK VIỆT NAM VÀ MINH HỌA VIỆC
VẬN DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUYỀN CHỌN ĐỐI
VỚI CỔ PHIẾU REE Trang 32
2.1 Thực trạng về TTCK Việt Nam Trang 32
2.1.1 Những thành tựu đã đạt được của TTCK Việt Nam Trang 32
2.1.2 Những tồn tại và hạn chế trên TTCK Việt Nam Trang 32
2.1.3 Nhận diện rủi ro trên TTCK Việt Nam Trang 32
2.1.3.1 Tác động từ thị trường thế giới Trang 32
2.1.3.2 Tác động từ thị trường trong nước Trang 33
2.2 Sự cần thiết và các điều kiện tiền đề cho sự phát triển của thị trường
quyền chọn cổ phiếu ở Việt Nam Trang 38
2.2.1 Xuất phát từ nhu cầu của các nhà đầu tư Trang 38
2.2.2 Cơ sở pháp lý Trang 38
2.2.3 Công nghệ và hạ tầng cơ sở Trang 38
2.2.4 Con người Trang 39
2.2.5 Chứng khoán cơ sở Trang 39
2.3 Minh họa việc vận dụng các chiến lược quyền chọn đối với cổ phiếu REE
Trang 39
2.3.1. Giao dịch cổ phiếu Trang 39
2.3.1.1. Mua cổ phiếu Trang 39
2.3.1.2. Bán khống cổ phiếu Trang 40
2.3.2. Giao dịch quyền chọn mua Trang 41
2.3.2.1. Mua quyền chọn mua Trang 41
2.3.2.2. Bán quyền chọn mua Trang 45

2.3.3. Giao dịch quyền chọn bán Trang 48
2.3.3.1. Mua quyền chọn bán Trang 48
2.3.3.2. Bán quyền chọn bán Trang 52
2.3.4. Quyền chọn mua và cổ phiếu – Quyền chọn mua được phòng ngừa
Trang 55
2.3.5. Quyền chọn bán và cổ phiếu – Quyền chọn bán được bảo vệ Trang 58
Kết luận chương 2 Trang 62

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG GIAO DỊCH
QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU VÀO TTCK VIỆT NAM Trang 63
3.1 Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý sàn giao dịch Trang 64
3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý Trang 64
3.1.2. nâng cao vai trò và trách nhiệm của một số cơ quan chức năng
có liên quan Trang 67
3.1.3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với TTCK Trang 67
3.2 Nhóm giải pháp phát triển thị trường Trang 68
3.2.1 Cung ứng cho thị trường cả về số lượng, chất lượng và chủng
loại hàng hóa. Trang 68
3.2.2 Nhóm giải pháp chuyên môn hóa TTCK Trang 69
3.2.3 Tiếp cận công cụ quyền chọn đến các nhà đầu tư chứng khoán. Trang 69
3.2.4 Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin Trang 70
3.2.5 Hoàn thiện qui trình và trang bị hệ thống kỹ thuật giao dịch Trang 71
3.2.6 Các nhóm giải pháp khác Trang 72
3.2.6.1 Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu và tuyên truyền Trang 72
3.2.6.2 Giải pháp kiểm soát rủi ro Trang 73
3.2.6.3 Một số điều kiện khác để triển khai giao dịch quyền chọn
chứng khoán tại Việt Nam. Trang 73

Kết luận chương 3 Trang 75


Kết luận ñề tài Trang 76
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: So sánh các chiến lược mua quyền chọn mua REE với các mức giá
thực hiện khác nhau Trang 44
Bảng 2.2: So sánh các chiến lược mua quyền chọn mua REE có thời gian thực
hiện khác nhau Trang 44
Bảng 2.3: So sánh các chiến lược bán quyền chọn mua REE với các mức giá thực
hiện khác nhau Trang 47
Bảng 2.4: So sánh các chiến lược mua quyền chọn bán REE với các mức giá thực
hiện khác nhau Trang 50
Bảng 2.5: Quyền chọn bán REE với các mức giá thực hiện khác nhau Trang 53
Bảng 2.6: So sánh các chiến lược quyền chọn mua phòng ngừa với các mức giá
thực hiện khác nhau Trang 56
Bảng 2.7: So sánh các chiến lược quyền chọn bán bảo vệ với các mức giá thực
hiện khác nhau Trang 60

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1.1: Một giao dịch trên thị trường quyền chọn Trang 4
Hình 1.2: Rủi ro ñối với quyền chọn mua Trang 6
Hình 1.3 : Rủi ro ñối với quyền chọn bán Trang 6

Hình 1.4: Mối quan hệ giữa giá trị thời gian và ngày ñáo hạn của quyền chọn
Trang 8
Hình 2.1: Thành quả của người sở hữu cổ phiếu Trang 40

Hình 2.2: Bán khống cổ phiếu Trang 41
Hình 2.3: Thành quả của người mua quyền chọn mua Trang 42
Hình 2.4: Mua quyền chọn mua – Giá thực hiện khác nhau Trang 43
Hình 2.5: Mua quyền chọn mua – Thời gian sở hữu khác nhau Trang 45
Hình 2.6: Thành quả của người bán quyền chọn mua Trang 45
Hình 2.7: Bán quyền chọn mua - giá thực hiện khác nhau Trang 47
Hình 2.8: Bán quyền chọn mua – Thời gian sở hữu khác nhau Trang 48
Hình 2.9: Thành quả của người mua quyền chọn bán Trang 49
Hình 2.10: Mua quyền chọn bán – Giá thực hiện khác nhau Trang 50
Hình 2.11: Mua quyền chọn bán – Thời gian sở hữu khác nhau Trang 51
Hình 2.12: Thành quả của người bán quyền chọn bán Trang 52
Hình 2.13: Bán quyền chọn bán – Giá thực hiện khác nhau Trang 53
Hình 2.14: Bán quyền chọn bán – Thời gian sở hữu khác nhau Trang 54
Hình 2.15: Quyền chọn mua ñược phòng ngừa Trang 55
Hình 2.16: Quyền chọn mua ñược phòng ngừa - Giá thực hiện khác nhau
Trang 56
Hình 2.17: Quyền chọn mua ñược phòng ngừa – Thời gian sở hữu khác nhau
Trang 57
Hình 2.18: Quyền chọn bán ñược bảo vệ Trang 58
Hình 2.19: Quyền chọn bán ñược bảo vệ - Giá thực hiện khác nhau Trang 59
Hình 2.20: Quyền chọn bán ñược bảo vệ - Thời gian sở hữu khác nhau Trang 61
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Tên viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
AMEX American Stock
exchange

Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ
ATM


At the money

Ngang giá quy
ền chọn

CBOE Chicago Board Options
Exchange

Sở giao dịch quyền chọn Chicago

ITM

In the money

C
ao giá quy
ền chọn

NYSE New York Stock
Exchange

Sàn giao dịch chứng khóan New
York

OCC Option Clearing
Corporation
Trung tâm thanh toán bù trừ
OTC


Over the counter

Th
ị tr
ư
ờng phi tập trung

OT
M

Over the money

Ki
ệt giá quyền chọn

PHLX Philadelphia Exchange Sở giao dịch quyền chọn
Philadelphia
PSE Pacific Stock Exchange Sàn giao dịch chứng khoán Châu
Á Thái Bình Dương
SEC Securities and Exchange
Commission
Ủy ban chứng khóan
TTCK Thị trường chứng khoán
UBCK Ủy Ban chứng khoán
TP. HCM


Thành ph
ố Hồ


Chí Minh







MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn ñề tài
Sau gần 10 năm ñi vào hoạt ñộng kể từ Phiên giao dịch ñầu tiên
28/07/2000, TTCK Việt Nam ñã có những bước phát triển ñáng kể. Từ
ngày ñầu thành lập chứng khoán rất ít ñược các nhà ñầu tư quan tâm, ñến
nay cụm từ “chứng khoán” hầu như không còn xa lạ ñối với mọi người. Có
những thời kỳ, khi thị trường “nóng” lên, ñi ñến ñâu cũng nghe người ta
bàn tán về chứng khoán. Để duy trì sự sôi ñộng của thị trường và sự thu
hút sự quan tâm của các nhà ñầu tư, thị trường cần có thêm nhiều lọai hàng
hóa khác nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các nhà ñầu tư. Trên thế giới,
ngoài những hàng hóa thông thường như chúng ta thường ñược biết như cổ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ còn có những sản phẩm phái sinh mà cổ
phiếu là tài sản cơ sở cho các giao dịch này. Về cơ bản , ñây là các công cụ
phòng ngừa rủi ro, bảo vệ hữu hiệu cho các nhà ñầu tư tài chính, ñồng thời
cũng là một trong những kênh ñầu tư hiệu quả cho những nhà ñầu tư ưu
thích rủi ro. Bên cạnh ñó, chúng cũng tạo ra môi trường kinh doanh hấp
dẫn song song với TTCK cơ sở, thúc ñẩy tính năng ñộng cho thị trường tài
chính và ảnh hưởng tích cực ñến nền kinh tế quốc gia.
Đề tài “Áp dụng quyền chọn vào Thị trường chứng khóan Việt
Nam” xuất phát từ những lý do vừa nêu.

2. Mục ñích của ñề tài:

Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài này nhằm:
- Nghiên cứu, làm rõ một số vấn ñề về quyền chọn
- Sử dụng quyền chọn ñể phòng ngừa rủi ro, kinh doanh trong một số
ñiều kiện của thị trường
- Phân tích thực trạng TTCK Việt Nam ñể nhận diện các yếu tố rủi ro
trên thị trường và ñề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng các giao dịch
quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Nội dung của ñề tài liên quan ñến các lĩnh vực như:
- Phần tổng quan về thị trường quyền chọn, ñề tài sẽ ñi vào giới thiệu,
tìm hiểu các khái niệm về quyền chọn, phương pháp xác ñịnh giá trị
quyền chọn, cách tính phí quyền chọn, và vai trò của quyền chọn.
- Phân tích các chiến lược kinh doanh quyền chọn phổ biến trên thế giới
- Phân tích thực trạng TTCK Việt Nam khi triển khai quyền chọn chứng
khoán
- Từ những cơ sở lý luận về quyền chọn và thực trạng TTCK Việt Nam
ñề tài sẽ ñưa ra giải pháp và khả năng ứng dụng giao dịch quyền chọn
chứng khoán tại TTCK Việt Nam
- Do có sự giới hạn nên trong khuôn khổ ñề tài nghiên cứu, ñề tài này
không ñi sâu vào kỹ thuật ñịnh giá quyền chọn.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích – tổng
hợp, so sánh – ñối chiếu, và phương pháp quan sát từ thực tiễn ñể khái
quát bản chất của các vấn ñề cần nghiên cứu. Đề tài ñược xây dựng dựa
trên các cơ sở lý thuyết chuyên ngành tài chính doanh nghiệp kết hợp với
nguồn dữ liệu thông tin ñược tác giả sưu tầm, tập hợp từ sách báo, tạp chí
và các website có liên quan,…

5. kết cấu của ñề tài

Ngoài các phần lời cam ñoan, danh mục các từ viết tắt, danh mục
bảng biểu và hình vẽ, mục lục lời mở ñầu, kết luận, tài liệu tham khảo và
phần phụ lục, ñề tài ñược trình bày thành ba chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan về thị trường quyền chọn
- Chương 2: Thực trạng TTCK Việt Nam và minh họa việc vận dụng các
chiến lược kinh doanh quyền chọn ñối với cổ phiếu REE.
- Chương 3: Một số giải pháp ñể áp dụng giao dịch quyền chọn cổ phiếu
vào TTCK Việt Nam.
1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN

1.1 Khái niệm thị trường quyền chọn
1.1.1 Khái niệm
Quyền chọn (quyền chọn mua, quyền chọn bán) là quyền ñược ghi trong
hợp ñồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số
lượng chứng khoán ñược xác ñịnh trước trong khoảng thời gian nhất ñịnh với
mức giá ñược xác ñịnh trước (Luật chứng khoán số 70/2006/QH11)
Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền
chọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo
các ñiều khoản của hợp ñồng nếu người mua muốn thế. Một quyền chọn ñể
mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call). Một quyền chọn ñể bán tài sản gọi
là quyền chọn bán (put).
Người mua quyền chọn thì có quyền (right) trong khi người bán quyền
chọn phải có nghĩa vụ (obligation) thực hiện hợp ñồng.
Một quyền chọn kiểu Mỹ có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào cho ñến
ngày ñáo hạn. Quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ có thể thực hiện vào ngày ñáo
hạn.
1.1.2 Điều kiện niêm yết
Các sàn giao dịch quyền chọn qui ñịnh các tài sản mà giao dịch quyền

chọn ñược phép. Đối với quyền chọn cổ phiếu, ñiều kiện niêm yết của sàn
giao dịch qui ñịnh những cổ phiếu có ñủ ñiều kiện có thể giao dịch quyền
chọn. Trước ñây, các ñiều kiện này hạn chế việc niêm yết quyền chọn trong
giới hạn cổ phiếu của các công ty lớn, nhưng các qui ñịnh này ñã ñược nới
lỏng và nhiều quyền chọn của các công ty nhỏ ñã có giao dịch. Sàn giao dịch
2
cũng qui ñịnh những ñiều kiện tối thiểu mà cổ phiếu phải ñạt ñược ñể duy trì
việc niêm yết quyền chọn.
1.1.3 Qui mô hợp ñồng
Một hợp ñồng quyền chọn giao dịch trên sàn tiêu chuẩn gồm 100 quyền
chọn ñơn lẻ. Vì vậy, nếu nhà ñầu tư mua một hợp ñồng, hợp ñồng ñó thật ra
ñại diện cho các quyền chọn mua 100 cổ phiếu. Trường hợp ngọai lệ của qui
mô hợp ñồng tiêu chuẩn diễn ra khi hoặc cổ phiếu bị chia tách hoặc công ty
tuyên bố chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Trong trường hợp ñó, số cổ phiếu ñại
diện bởi một hợp ñồng tiêu chuẩn ñược ñiều chỉnh ñể phản ánh những thay
ñổi trong mức vốn hóa của công ty.
1.1.4 Giá thực hiện
Trên sàn giao dịch quyền chọn, giá thực hiện ñược chuẩn hóa. Sàn giao
dịch qui ñịnh mức giá thực hiện có thể ký kết hợp ñồng quyền chọn. Tuy
nhiên các giao dịch OTC có thể nhận bất cứ mức giá thực hiện nào mà hai bên
tham gia thỏa thuận.
Mục tiêu của sàn giao dịch trong việc thiết lập giá thực hiện là cung cấp
các quyền chọn thu hút khối lượng giao dịch. Hầu hết các giao dịch quyền
chọn ñều tập trung vào các quyền chọn mà giá cổ phiếu gần với giá thực hiện.
Vì vậy, các nhân viên sàn giao dịch có xu hướng niêm yết các quyền chọn có
giá thực hiện xoay quanh nhưng rất gần giá hiện tại của cổ phiếu.
Trong việc thiết lập giá thực hiện của quyền chọn cổ phiếu, sàn giao dịch
thường tuân theo qui luật là các mức giá thực hiện có khoản chênh lệch $2,50
nếu giá cổ phiếu thấp hơn $25, khoảng $5 nếu giá cổ phiếu từ $25 ñến $200
và trong khoản $10 nếu giá cổ phiếu trên $200.

1.1.5 Ngày ñáo hạn
Ngày ñáo hạn của quyền chọn trên sàn OTC ñược thiết kế phù hợp với
nhu cầu của người mua và người bán. Trên sàn giao dịch quyền chọn, mỗi cổ
3
phiếu ñược phân lọai vào các kỳ ñáo hạn riêng. Các chu kỳ ñáo hạn là (1)
Tháng 1, 4, 7 và 10; (2) Tháng 2,5,8,11; và (3) Tháng 3, 6, 9, và 12. Các chu
kỳ này ñược gọi là chu kỳ tháng 1, 2 và 3. Các ngày ñáo hạn có hiệu lực là
tháng hiện tại, tháng tiếp theo và 2 tháng tiếp theo trong chu kỳ tháng 1, 2
hoặc 3 mà chứng khoán ñược phân vào.
1.1.6 Hạn mức vị thế và hạn mức thực hiện
Ở Mỹ, Ủy Ban chứng khoán (SEC) buộc các sàn giao dịch quyền chọn
phải áp ñặt hạn mức vị thế, hạn mức vị thế là số lượng quyền chọn tối ña mà
một nhà ñầu tư có thể nắm giữ về một phía vị thế của thị trường. Một số nhà
tạo lập thị trường có những ngoại lệ nhất ñịnh ñối với những giới hạn vị thế
này.
Hạn mức thực hiện tương tự như hạn mức vị thế. Một hạn mức thực hiện
là số quyền chọn tối ña có thể thực hiện trong vòng 5 ngày làm việc liên tục
bất kỳ bởi một nhà ñầu tư riêng lẻ hay một nhóm các nhà ñầu tư cùng hành
ñộng với nhau. Các số liệu về hạn mức thực hiện cũng giống hạn mức vị thế.
Mục tiêu của hạn mức vị thế và hạn mức thực hiện là nhằm ngăn cản
từng cá nhân hoặc nhóm người tác ñộng ñáng kể ñến thị trường nhằm thao
túng thị trường.
1.1.7 Thành viên tham gia giao dịch trên thị trường quyền chọn
1.1.1.1 Nhà tạo lập thị trường
Một cá nhân hoặc là pháp nhân, người ñã mua một chỗ ngồi ở sàn giao
dịch có thể nộp ñơn ñể trở thành nhà tạo lập thị trường. Nhà tạo lập thị
trường chịu trách nhiệm ñáp ứng nhu cầu của nhà ñầu tư ñối với quyền chọn.
Một khi có nhà ñầu tư nào muốn bán (hoặc mua) một quyền chọn và không có
nhà ñầu tư nào muốn mua (hoặc bán) quyền chọn ñó thì nhà tạo lập thị trường
sẽ phải thực hiện vụ giao dịch ñó.

4
Để tồn tại nhà tạo lập thị trường phải tạo ra lợi nhuận bằng cách mua vào
một mức giá và bán ra ở một mức giá cao hơn. Một cách ñể thực hiện ñiều
này là yết giá hỏi mua và yết giá chào bán.
1.1.1.2 Môi giới sàn giao dịch
Môi giới sàn giao dịch là một dạng nhà kinh doanh khác trên sàn giao
dịch. Môi giới sàn giao dịch thực hiện các giao dịch cho các thành viên của
công chúng. Nếu một nhà ñầu tư nào ñó muốn mua hoặc bán quyền chọn, cá
nhân người ñó phải mở tài khoản tại các thành viên công chúng (công ty môi
giới). Công ty này phải thuê một môi giới tại sàn ñể thực hiện giao dịch.
Nhà môi giới trên sàn thực hiện các lệnh của những người không phải là
thành viên của sàn giao dịch. Họ nhận hoa hồng trên mỗi lệnh thực hiện ñược.
1.1.1.3 Nhân viên giữ sổ lệnh (nhân viên môi giới)
Họ là nhân viên của sàn giao dịch, nhận lệnh mua (hoặc bán của nhà ñầu
tư ñể nhập vào hệ thống. Ngòai ra, họ còn tư vấn cho nhà ñầu tư mua (bán)
quyền chọn ở mức giá tốt nhất theo giá yết giá của nhà tạo lập thị trường.
Hình 1.1 Một giao dịch trên thị trường quyền chọn
















(1a) (6a) (7a) (1b) (6b) (7b)


(2a) (2b)

(5a) (5b)


(8a) (4) (8b)




(9a) (9b)
Người mua
Môi gi
ới
của người
mua
Môi gi
ới
của người
bán
Người bán
Môi
giới
trên sàn
Sàn giao

dịch quyền
chọn
Cty thanh
tóan của
người môi
giới của
người mua
Cty thanh
tóan của
người môi
giới của
người bán
Trung tâm
thanh tóan

i
giới
trên sàn
5
(1a) (1b) Người mua và người bán chỉ thị cho người môi giới riêng của mình
tiến hành một giao dịch quyền chọn.
(2a) (2b) Người môi giới của người mua và người bán yêu cầu nhà môi giới
trên sàn của công ty mình thực hiện giao dịch
(3) các nhà môi giới trên sàn gặp nhau và thống nhất giá cả
(4) Thông tin về giao dịch ñược báo cho trung tâm thanh tóan bù trừ
(5a) (5b) Nhà môi giới trên sàn thông báo cho môi giới của người mua và
người bán
(6a) (6b) Người môi giới của người mua và người bán thông báo về giá cho
người mua và người bán
(7a) (7b) Người mua (người bán) ký gởi phí quyền chọn cho người môi giới

(8a) (8b) Người môi giới của người mua và người bán ký gởi phí quyền chọn
và tiền ký quỹ cho Trung tấm thanh toán của mình
(9a) (9b) Công ty thanh tóan của người môi giới của người mua và người bán
ký gởi phí quyền chọn và tiền ký quỹ cho trung tâm thanh tóan bù trừ.
1.1.8 Rủi ro khi tham gia thị trường quyền chọn
Khi tham gia vào thị trường quyền chọn, các nhà ñầu tư ñều phải chấp
nhận rủi ro bên cạnh lợi nhuận mà họ kiếm ñược. Tuy nhiên, mức ñộ chấp
nhận rủi ro của mỗi người là khác nhau và hầu hết các nhà ñầu tư ñều có
chung một ñặc ñiểm là không thích rủi ro.
Các nhà ñầu tư thường tránh các tình huống ñầy rủi ro và chọn một tình
huống có tỷ suất lợi nhuận tương ñương nhưng ít rủi ro hơn. Theo mô hình
ñịnh giá tài sản vốn CAPM, tỷ suất sinh lợi kỳ vọng có liên quan ñến hệ số rủi
ro và ñược thể hiện qua công thức dưới ñây:


E(r
s
) = r + [E(r
m
) – r] β
s

6
Trong ñó: E(r
s
) là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng; r là lãi suất trái phiếu chính phủ;
E(r
m
) là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục thị trường; β
s

ñược gọi là beta
của tài sản. Dưới ñây là một số hình ảnh minh họa rủi ro trong chiến lược
kinh doanh quyền chọn
1.1.1.1 Quyền chọn mua
Hình 1.2 Rủi ro ñối với quyền chọn mua
Mua quyền chọn mua
∆V


∆P



Lợi nhuận vô hạng nhưng lỗ có giới hạn
Bán quyền chọn mua
∆V


∆P


Lợi nhuận có giới hạn nhưng lỗ vô hạn

1.1.1.2 Quyền chọn bán
Hình 1.3 Rủi ro ñối với quyền chọn bán
Mua quyền chọn bán
∆V


∆P




Lợi nhuận vô hạng nhưng lỗ thì có hạn
Bán quyền chọn bán
∆V


∆P


Lợi nhuận có giới hạn nhưng lỗ vô hạn
7
Trong thực tế người ta thường sử dụng các kết hợp ñể nhằm giảm thiểu
rủi ro và tối ña hóa lợi nhuận. chẳng hạn như kết hợp mua một cổ phiếu và
bán một quyền chọn mua hoặc bán khống cổ phiếu và mua một quyền chọn
mua,… Các chiến lược này sẽ ñược nghiên cứu cụ thể trong Chương 2
1.2 Những thuộc tính cơ bản của quyền chọn cổ phiếu
1.2.1 Giá trị của một quyền chọn
Khi giao dịch quyền chọn nhà ñầu tư phải quan tâm ñến giá trị quyền
chọn ñược tính như thế nào. Giá trị quyền chọn ñược chia làm hai phần: Giá
trị nội tại và giá trị thời gian
1.2.1.1 Giá trị nội tại
Giá trị nội tại (intrinsic value) là sự chênh lệch giữa giá thị trường của
chứng khoán cơ sở và giá thực hiện của quyền chọn tại bất kỳ thời gian cụ
thể nào. Một quyền chọn mua có giá trị nội tại khi giá cổ phiếu cơ sở lớn hơn
giá thực hiện của quyền chọn.
1.2.1.2 Giá trị thời gian



Giá trị thời gian (time value) là giá trị mà người tham gia quyền chọn sẵn
sàng trả một khoản cao hơn giá trị nội tại của quyền chọn ñể mua và nắm giữ
quyền chọn cho ñến khi quyền chọn ñáo hạn. Một quyền chọn ñáo hạn vào
một ngày ñịnh trước, càng cách xa ngày ñó, thì có nhiều thời gian cho sự thay
ñổi trong giá cả của cổ phiếu cơ sở. Do ñó, thời gian qui ñịnh trong hợp ñồng
quyền chọn có giá trị ñối với người mua quyền chọn. Nói chung, một nhà ñầu
tư sẵn sàng trả nhiều hơn cho một hợp ñồng quyền chọn có thời gian ñáo hạn
dài hơn là một hợp ñồng quyền chọn sắp ñáo hạn.
Khi thời gian càng gần ñến ngày ñáo hạn thì cơ hội ñể quyền chọn có thể
thay ñổi là giảm vì vậy giá trị thời gian cũng giảm. Nếu quyền chọn không
còn thời gian nữa thì giá trị thời gian sẽ bằng không và tất cả giá trị còn lại
của quyền chọn là giá trị nội tại.
8
Sử dụng mô hình Black – Scholes ñể tính toán giá trị thời gian còn lại
của quyền chọn ñể xác ñịnh lợi nhuận của chiến lược


Trong ñó: S
T1
= Giá cổ phiếu vào thời ñiểm T1


T – T1 = Thời

gian còn lại ñến khi ñáo hạn
C ( S
T1,
T - T1
,
X) = Giá trị ñạt ñược từ mô hình Black -Scholes

Hình 1.4 Quan hệ giữa giá trị thời gian và ngày ñáo hạn của quyền chọn






1.1.3 Định giá quyền chọn
Định giá quyền chọn mua
Sử dụng công thức Black – Scholes ñể xác ñịnh giá trị của một quyền
chọn mua, công thức như sau:





Với:

d2 = d1 - σ √t

N (d) = hàm mật ñộ xác suất chuẩn tích lũy
d1 =
Ln [S/PV(EX)]
-
σ √t
σ √t 2
Giá trị
thời gian






Thời gian ngày ñáo hạn
π = N
C
[C ( S
T1,
T - T1
,
X) - C]
Giá trị của quyền chọn mua = [delta x giá cổ phiếu] – [ khoản vay ngân hàng]


[N(d1) x S] - [N(d2) x PV(EX)]
9
EX = giá thực hiện của quyền chọn; PV (EX) ñược tính bằng cách chiếc
khấu với lãi suất trái phiếu chính phủ r
f
t = số kỳ cho ñến ngày thực hiện
S = Giá cổ phiếu hiện nay
σ = ñộ lệch chuẩn mỗi kỳ của tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu

Định giá quyền chọn bán
Công thức xác ñịnh giá trị của quyền chọn bán là:
Giá trị
quyền chọn bán
=
Delta
quyền

chọn
x Giá thực hiện -
Tiền cho ngân
hàng vay
Trong ñó:
Delta quyền chọn =
Chênh lệch của giá quyền chọn có thể có
Chênh lệch của giá cổ phiếu có thể có

Giá trị quyền chọn bán có thể ñược tính khi biết ñược giá trị của quyền chọn
mua thông qua mối liên hệ sau ñây:
Giá trị
quyền chọn bán
=
Giá trị
quyền
chọn
mua
- Giá cổ phiếu

+
Hiện giá của giá
thực hiện

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng ñến giá trị của quyền chọn cổ phiếu
- Giá chứng khoán hiện hành (S)
- Giá thực hiện (X)
- Thời gian ñáo hạn (T)
- Độ bất ổn của giá chứng khoán (σ )
10

- Lãi suất trái phiếu chính phủ r
f

- Cổ tức (d)
- Các ñặc tính khác
1.2.2.1 Giá chứng khoán và giá thực hiện
Nếu quyền chọn mua ñược thực hiện ở một số thời ñiểm trong tương lai,
số tiền ñược thanh toán sẽ bằng mức chênh lệch giá chứng khoán cao hơn so
với giá thực hiện. Do ñó, quyền chọn mua sẽ trở nên có giá hơn khi giá chứng
khoán tăng và giảm khi giá thực hiện tăng. Đối với quyền chọn bán, khoản
tiền nhận ñược là số chênh lệch giữa giá thực hiện cao hơn so với giá chứng
khoán. Vì vậy, ñộng thái của quyền chọn bán trái ngược với quyền chọn mua.
Chúng bị giảm giá khi chứng khoán tăng và trở nên có giá hơn khi giá thực
hiện tăng.
1.2.2.2 Thời gian ñáo hạn
Xem xét tiếp về ảnh hưởng của ngày ñáo hạn, cả quyền chọn mua và bán
kiểu Mỹ sẽ trở nên có giá hơn khi thời gian tăng. Hãy xem xét hai quyền chọn
chỉ khác nhau về ngày ñáo hạn (cách xa nhau). Người chủ của quyền chọn
chọn có vòng ñời dài có tất cả cơ hội thực hiện mở cho người chủ quyền chọn
có vòng ñời ngắn – và hơn thế nữa. Quyền chọn có vòng ñời dài, do vậy, phải
luôn luôn có giá ít nhất bằng quyền chọn có vòng ñời ngắn.
Quyền chọn bán và mua Châu Âu không nhất thiết trở nên có giá hơn khi
thời hạn tăng. Người chủ của quyền chọn Châu Âu có vòng ñời dài không có
tất cả cơ hội thực hiện mở cho người chủ quyền chọn Châu Âu có vòng ñời
ngắn, mà người chủ quyền chọn dài hạn chỉ có thể thực hiện vào lúc ñáo hạn
quyền chọn. Xem xét hai quyền chọn mua kiểu Châu Âu về chứng khoán:
một có ngày ñáo hạng trong một tháng, và một có ngày ñáo hạn trong hai
tháng. Giả sử rằng cổ tức rất lớn ñược mong ñợi trong sáu tuần. Việc phân
11
chia cổ tức làm giá chứng khoán giảm, khiến cho quyền chọn có vòng ñời

ngắn có thể có giá lớn hơn quyền chọn có vòng ñời dài.
1.2.2.3 Độ bất ổn
Độ bất ổn của giá chứng khoán là mức ñộ thiếu ổn ñịnh do sự biến ñộng
của giá chứng khoán mà chúng ta có thể gặp phải trong tương lai. Khi ñộ bất
ổn tăng, cơ hội trên chứng khoán cũng sẽ tăng hoặc là rất tệ. Đối với người
nắm giữ chứng khoán, hai kết quả này có xu hướng bù trừ lẫn nhau. Tuy
nhiên, ñiều này sẽ không có ñối với người chủ của quyền chọn mua hoặc bán.
Người chủ của quyền chọn mua có lợi khi giá tăng nhưng sẽ bị giới hạn của
rủi ro có chiều tiếp tục ñi xuống khi giá giảm, bởi vì trong phần lớn trường
hợp ñó là giá của quyền chọn mà người chủ ñều có thể bị lỗ. Tương tự, chủ
của quyền chọn bán có lợi khi giá giảm, nhưng sẽ bị giới hạn của rủi ro có
chiều hướng ñi xuống khi giá tăng. Vì vậy, giá trị của cả quyền chọn mua và
quyền chọn bán ñều tăng khi ñộ bất ổn tăng.
1.2.2.4 Lãi suất trái phiếu chính phủ
Lãi suất trái phiếu chính phủ tác ñộng lên giá trị của quyền chọn theo
cách thức kém rõ ràng hơn. Khi tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế tăng, tỷ lệ
tăng trưởng mong ñợi của giá chứng khoán có xu hướng tăng theo. Tuy nhiên,
hiện giá của bất kỳ dòng lưu kim nào trong tương lai mà người nắm giữ
quyền chọn nhận ñược cũng ñều giảm. Cả hai tác ñộng này sẽ dẫn ñến tình
trạng giảm giá trị của quyền chọn bán. Vì vậy, giá của quyền chọn bán sẽ bị
sút giảm khi lãi suất trái phiếu chính phủ tăng. Đối với trường hợp của quyền
chọn mua, tác ñộng ñầu tiên dẫn ñến tăng giá , trong khi tác ñộng thứ hai dẫn
ñến giảm giá. Có thể thấy rằng tác ñộng ñầu tiên luôn chi phối tác ñộng thứ
hai; ñó là, giá của quyền chọn mua luôn luôn tăng khi lãi suất trái phiếu chính
phủ tăng.
12
Cần nhấn mạnh rằng những kết quả này dựa trên giả ñịnh tất cả các biến
số khác ñược giữ cố ñịnh. Trên thực tế, khi tỷ suất lợi nhuận tăng (hay giảm)
sẽ dẫn ñến các chứng khoán giảm (hay tăng). Ảnh hưởng thuần túy của sự
thay ñổi tỷ suất lợi nhuận và sự thay ñổi giá chứng khoán kèm theo có thể trái

ngược với ñiều vừa nêu.
1.2.2.5 Cổ tức
Cổ tức có ảnh hưởng làm giảm giá chứng khoán trong thời gian không
trả cổ tức. Đây là thông tin xấu ñối với giá trị của quyền chọn mua và là thông
tin tốt ñối với giá trị của quyền chọn bán. Vì vậy, giá trị của quyền chọn mua
tỷ lệ nghịch với ñộ lớn bất kỳ của mức cổ tức mong ñợi, và giá trị của quyền
chọn bán tỷ lệ thuận với ñộ lớn bất kỳ của mức cổ tức mong ñợi.
1.3 Vai trò của thị trường quyền chọn
1.3.1 Quản trị rủi ro
Chức năng quan trọng nhất của quyền chọn là nhằm cung cấp công cụ
giảm thiểu rủi ro. Vì mức phí của hợp ñồng quyền chọn có quan hệ với giá
của chứng khoán cơ sở, nên quyền chọn có thể ñược sử dụng ñể làm giảm hay
tăng rủi ro của việc sở hữu chứng khoán. Ví dụ, mua một chứng khoán và bán
một quyền chọn mua sẽ làm giảm rủi ro của nhà ñầu tư. Nếu giá chứng khoán
giảm xuống, giá quyền chọn cũng sẽ giảm. Khi ñó nhà ñầu tư có thể mua lại
hợp ñồng với giá thấp hơn, do ñó nhận ñược một khoản lợi nhuận ít nhất có
thể bù ñắp phần nào mức lỗ từ tài sản cơ sở.
Một người ñang phải chịu rủi ro từ một sự thay ñổi giá bất lợi có thể sử
dụng các quyền lựa chọn ñể loại trừ rủi ro ñó. Một quyền chọn mua có thể
ñược xem như là một công cụ ñảm bảo một mức giá mua tốt (nếu giá thị
trường cao hơn mức giá thực hiện quyền, sẽ giúp nhà ñầu tư mua ñược chứng
khoán tại mức giá thực hiện). Một quyền chọn bán sẽ ñảm bảo một mức giá
bán tốt (việc thực hiện quyền sẽ giúp cho nhà ñầu tư bán chứng khoán ở mức
13
giá thực hiện trong trường hợp thị trường của chứng khoán thấp hơn mức giá
thực hiện). Quyền chọn không chỉ áp dụng ñối với những chứng khoán riêng
lẻ mà nó còn dùng cho danh mục ñầu tư thông qua chỉ số.
Như vậy các quyền lựa chọn có thể xem như một công cụ phòng ngừa
những sự thay ñổi giá bất lợi.
1.3.2 Đầu cơ

Ngược lại với phòng ngừa rủi ro là ñầu cơ. Nhà ñầu tư dễ dàng tham gia
cũng như thóat vị thế, ñều này giúp cho nhà ñầu tư có thể giao dịch các quyền
chọn mà không nghĩ ñến việc thực hiện chúng.
Nếu thị trường ñược mong chờ là tăng, nhà ñầu tư quyết ñịnh mua quyền
chọn mua, và ngược lại khi thị trường ñi xuống nhà ñầu tư quyết ñịnh mua
quyền chọn bán.
Cách khác nhà ñầu tư có thể bán quyền chọn trước ngày ñáo hạn ñể tăng
lợi nhuận hoặc giới hạn rủi ro.
Việc ñầu cơ dễ dàng hơn bằng sản phẩm quyền chọn tạo ñiều kiện cho
việc phòng ngừa rủi ro ít tốn kém hơn.
1.3.3 Giúp nhà ñầu tư có thời gian ñể ra quyết ñịnh
Khi mua quyền chọn, giá thực hiện (giá mua - quyền chọn mua, giá bán -
quyền chọn bán) của cổ phiếu ñã ñược xác ñịnh trước. Và trong thời gian hiệu
lực của quyền chọn, người giữ quyền có thời gian suy nghĩ ñể quyết ñịnh thực
hiện hay không thực hiện quyền chọn. Rõ ràng là tâm lý của người sở hữu
quyền chọn sẽ thoải mái hơn người sở hữu chứng khoán trong trường hợp thị
trường có những biến ñộng bất lợi vì rủi ro ñã ñược hạn chế ở mức thấp nhất.
1.3.4 Tạo ñòn bẩy
Đòn bẩy cung cấp tiềm năng tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao hơn từ khoản
ñầu tư ban ñầu nhỏ hơn là ñầu tư trực tiếp vào chứng khoán. Tỷ suất sinh lợi
cao thì rủi ro cũng cao hơn so với ñầu tư trực tiếp vào chứng khoán cơ sở.

×