Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận thực trạng giải pháp về ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.07 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHAN THÀNH VINH
MSSV:13146268
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG GIẢI QUYẾT
TIỂU LUẬN BỘ MÔN XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn:Thạc sĩ Tạ Minh
Lời cảm ơn
Trước hết , em xin cảm ơn thầy Tạ Minh đã tạo điều kiện và
hướng dẫn để em làm bài tiểu luận này.Xin cảm cảm ơn bạn bè ,
gia đình và nhà trường đã tích cực giúp đỡ để em được hoàn
thành bài tiểu luận này một cách tốt nhất. Bài tiểu luận đã cung
cấp cho em những kiến thức cần thiết về môi trường, ô nhiễm
môi trường và thực trạng cấp bách của việc bảo vệ môi trường
.Vì lần đầu làm tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót
,khính xin thầy và các bạn thông cảm bỏ qua.
Tiểu luận có sử dụng một số tài liệu tham khảo sau:
- />-www.google.com/imghp?hl=vi
-vietsciences.free.fr
-Và một số tài liệu khác
Mục lục
PHẦN 1: MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1.Môi trường là gì ?
1.2.Vai trò của môi trường
1.3.Ô nhiễm môi trường là gì ?
1.4.Các dạng ô nhiễm môi trường chính và tác hại
1.4.1 Ô nhiễm không khí
1.4.2 Ô nhiễm nước
1.4.3 Ô nhiễm môi trường đất
1.4.4 Ô nhiễm tiếng ồn.


1.4.5 Các dạng ô nhiễm khác
PHẦN 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC
TA
2.1.Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta
2.2.Hậu quả
2.2.1. Suy thoái đất
2.2.2. Sự suy thoái rừng
2.2.3. Suy thoái và ô nhiễm nước
2.2.4. Suy thoái và ô nhiễm không khí
2.2.5. Suy thoái và ô nhiễm môi trường biển
2.2.6. Suy thoái sự đa dạng sinh học
2.2.7. Suy thoái và ô nhiễm môi trường đô thị
2.2.8. Suy thoái và ô nhiễm môi trường nông thôn
PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG
3.1. Dân số
3.2. Sản xuất lương thực
3.3. Trồng rừng và bảo vệ sinh học
3.4. Phòng chống ô nhiễm
3.5. Quản lý và qui hoạch môi trường
3.6. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ : giáo dục, đào tạo
PHẦN 1: MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1.Môi trường là gì ?
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và chất nhân tạo bao quanh con người,
ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Có nhiều loại môi trường: Môi trường tự nhiên, bao gồm các thành phần tự nhiên
như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật…; Môi trường xã hội: Là
tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, định hướng hoạt động của
con người theo khuôn khổ nhất định tạo thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc
sống của mọi người khác với các sinh vật khác; Môi trường xã hội thể hiện cụ thể

bằng các luật lệ, thể chế, cam kết, quy định…
Ngoài ra có thể phân biệt thêm: môi trường nhân tạo, môi trường nhà trường (bao
gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong trường như lớp học, phòng thí nghiệm,
sân chơi, vườn trường, thầy – trò, nội quy nhà trường, các quy định hoạt động của
các tổ chức trong nhà trường…); môi trường gia đình,. . .
Môi trường gồm nhiều thành phần chủ yếu như: Thủy quyển, thạch quyển, khí
quyển và sinh quyển.
1.2.Vai trò của môi trường
Môi trường có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống của con người. Môi
trường không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động,
hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa thẩm mỹ.
Môi trường có 4 chức năng cơ bản:
a. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và các thế hệ động – thực
vật.
b. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người.
c. Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất.
d. Môi trường là lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
1.3.Ô nhiễm môi trường là gì ?
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học ,
sinh học, bức xạ, tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể
sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con
người.
1.4.Các dạng ô nhiễm môi trường chính và tác hại
1.4.1 Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một vài chất lạ hoặc một vài sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa
mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến

đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người
khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào
môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại
khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Hàng năm có:
-20 tỉ tấn cacbon điôxít
-1,53 triệu tấn SiO
2
-Hơn 1 triệu tấn niken
-700 triệu tấn bụi
-1,5 triệu tấn asen
-900 tấn coban
-600.000 tấn kẽm(Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì(Pb) và các chất độc hại
khác.
1.4.2 Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công
nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất thấm xuống nước ngầm.
Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt
quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai
thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ
sâu quá nhiều, hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các
loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ
sâu, và các hydrocacbon clo hóa.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con
người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy,
xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau
khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn
vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp
vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn
vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.
1.4.3 Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người lam thay đổi các
nhân tố sinh thái vưot qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền
móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm
cho con người.
Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị
hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất
ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở
Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại.
1.4.4 Ô nhiễm tiếng ồn.
Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn - tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số và
chu kì khác nhau, hay nói cách khác tiếng ồn là những âm thanh chói tai phát sinh
từ những nguồn chấn động không tuần hoàn.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn phát ra từ
các phương tiện giao thông, từ các hoạt động sản xuất như xây dựng. . . hoặc từ các
hoạt động khác như máy giặt, máy hát, catset, karaoke, vv. Tiếng ồn đã trở nên quá
đỗi quen thuộc. Nó quen thuộc bởi chúng ta buộc phải quen và đã quen với nó, tới
mức mà người ta đã quên mất sự nguy hại của nó đối với sức khỏe của mình: Chúng
ta đều nhận biết được sự ồn ào tại các quán ăn, siêu thị, sân trường hay ở ngoài
đường. . . nhưng có lẽ nhiều người trong số chúng ta lại quên rằng cường độ âm
thanh tại những nơi này đều vượt quá mức cho phép và gây hại tới sức khỏe. Tiếng
ồn xuất hiện mọi lúc, mọi nơi khiến có những lúc chúng ta tưởng rằng mình đang
thư giãn, thoát khỏi cuộc sống ồn ào nhưng lại không phải thế.
Sống và làm việc trong môi trường ồn (ở các nhà máy, xưởng cơ khí, hầm mỏ. . .
) sức khoẻ bị ảnh hưởng, phát sinh các bệnh nghề nghiệp (ù tai, điếc. . . ) hay ảnh
hưởng không tốt đến hệ thần kinh, vv.
1.4.5 Các dạng ô nhiễm khác
Ô nhiễm ánh sáng,hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một

cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển
của động thực vật
Ô nhiễm phóng xạ là việc chất phóng xạ nằm trên các bề mặt, hoặc trong chất
rắn, chất lỏng hoặc chất khí (kể cả cơ thể con người), nơi mà sự hiện diện của chúng
là ngoài ý muốn hoặc không mong muốn, hoặc quá trình gia tăng sự hiện diện của
các chất phóng xạ ở những nơi như vậy. Sự ô nhiễm phóng xạ cũng được sử dụng ít
chính thức để chỉ một số lượng, cụ thể là các hoạt động phóng xạ trên một bề mặt
(hoặc trên một đơn vị diện tích bề mặt).
PHẦN 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC
TA
2.1.Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta
Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của
Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số
địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh
Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung
nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công
nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công
nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải.
Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn
chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56
khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử
lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu
đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận Có nơi, hoạt động của các nhà máy
trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn
hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông
nghiệp của bà con nông dân.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng
được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi
trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư,
nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt

với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn
ô nhiễm chất thải công nghiệp Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu
tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có
khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.
Khói bụi của một khu công nghiệp
Nước thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công
truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng
nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc
làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất
làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ
yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO
2
,
SO
2
và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội
Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng
nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm
cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề được
phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là đồng
bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt
động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn
ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt
của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
Ô nhiễm từ các làng nghề làm gạch thủ công
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các
đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước
thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn Những năm gần đây, dân

số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và
xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu
hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí môi
trường nào nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan
chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các
cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện
giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải
rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu
khí quyển của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và
sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008
của Ngân hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng
về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa
bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên
hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức
độ ô nhiễm bụi.
Kênh Nhiêu Lộc trước đây bị ô nhiễm trước đây do rác thải sinh hoạt
Ô nhiễm tiếng ồn và không khí do mật độ dân cư quá đông ở Thành phố Hồ Chí
Minh
2.2.Hậu quả
2.2.1. Suy thoái đất
Hiện nay ở nước ta đến hơn 13 triệu ha đất suy thoái, đất trống đồi núi trọc và
tăng dần mỗi năm. Ðộ ẩm cao, mưa nhiều, bão lớn nên các quá trình suy thoái diễn
ra nhanh chóng, nên khai thác đất không hợp lý, nhất là vùng đất dốc không có rừng
che phủ. Các chất dinh dưỡng bị rữa trôi có thể đến 150-170 tấn/ha/năm ở đất dốc
20-220. Ngoài ra hàm lượng khoáng vi lượng rất ít, pH giảm mạnh, lớp mặn bị kết
vón, đá ong hóa dẫn tới mất khả năng canh tác.
Ngoài việc đất mất canh tác, hay giảm độ phì nhiêu của đất, thì việc sử dụng không
hợp lý đất và nước trên các lưu vực sẽ gây hiện tượng bồi lấp dòng sông, lòng hồ,
cửa biển.
Ở miền Trung, gió đẩy các cồn cát duyên hải vào đất liền gây suy thoái đất trầm

trọng. Ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, hàng trăm ngàn ha đất màu mở đã bị nhiễm
mặn và nhiễm phèn. Ðất còn bị xói lở các vùng dân cư ven sông, ven biển. Ngoài ra
đất còn bị suy thoái hoặc ô nhiễm do khai thác nông nghiệp qúa đáng, không bù đắp
đủ số chất khoáng lấy đi qua nông sản. Việc dùng phân tươi để bón ruộng hay việc
dùng các chất độc hại làm ô nhiễm đất.
2.2.2. Sự suy thoái rừng
Rừng nước ta bị giảm sút nghiêm trọng về số lượng cũng như chất lượng. Từ hơn
14 triệu ha (44% diện tích) năm 1945, hiện nay chỉ còn khoảng 20-28% diện tích
đất còn rừng. Trong đó rừng giàu, tốt chỉ chiếm dưới 10%, rừng trung bình 23%,
còn lại là rừng nghèo và mới phục hồi. Rừng còn tiếp tục bị suy thoái nếu không có
biện pháp hữu hiệu thì trong vài thập kỷ tới nước ta sẽ không còn rừng
2.2.3. Suy thoái và ô nhiễm nước
Vào mùa khô, nhiều vùng bị thiếu nước trầm trọng (Ðồng Văn, Lai Châu ) Hạn
hán kéo dài trong năm 1993 và 1994 tại nhiều tỉnh Trung Bộ, đặc biệt là Quảng Trị
gây thiệt hại nghiêm trọng. Ngược lại mùa mưa, xuất hiện nhiều cơn lũ đặc biệt lớn,
lũ các dòng sông lên cao kéo dài nhiều ngày gây úng ngập, làm thiệt hại nghiêm
trọng đến người và tài sản.
Ô nhiễm nước mặt ngày càng phát triển do chất thải công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vận tải thủy bộ, khu dân cư và sự rửa trôi trên các bề mặt sông suối.
Nước ngầm ngày càng sử dụng nhiều. Nhưng do không quản lý tốt, sử dụng quá
mức nên suy thoái về lượng và chất. Từ đó nước mặn xâm nhập nhiều nơi, cùng lớp
nước thải sinh hoạt, công nghiệp, gây lún đất, nước ngầm không đủ hay không còn
sử dụng được.
2.2.4. Suy thoái và ô nhiễm không khí
Môi trường không khí ở các đô thị, khu công nghiệp và các vùng sản xuất bị suy
thoái ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Ô nhiễm không khí là do các hóa chất độc
trong sản xuất công nghiệp (chì, benzen, clor ), trong nông nghiệp (nông dược) và
sinh hoạt (chật chội, đông đúc, nhà ổ chuột).
2.2.5. Suy thoái và ô nhiễm môi trường biển
Việt Nam có 3260 km bờ biển và trên 3000 đảo với các vùng đặc quyền kinh tế

trên 1 triệu km
2
. Tỷ lệ ở các thành phố lớn ven biển chiếm đến 53% dân số cả nước.
Biển Ðông có nhiều cá nhưng có nhiều nguy cơ bị nhiễm bẩn do các luồng tàu đi và
tại các cảng, nên ô nhiễm Hydrocacbon ở đây là khá cao.
Các vùng ngập mặn, đầm phá và rạng san hô bị khai thác quá đáng và sử dụng
những phương tiện không hợp pháp (mìn, thuốc độc, lưới diệt chủng, phá rừng nuôi
tôm )có nguy cơ bị biến mất
2.2.6. Suy thoái sự đa dạng sinh học
Tài nguyên sinh học của nước ta rất phong phú. Ðã thống kê được 12.000 loài
thực vật, trong nhiều loài cho gỗ quí, làm dược liệu và các mục đích khác.
Ðộng vật gồm 273 loài thú, 774 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thê, 475
loài cá nước ngọt, 1650 loài cá biển và hàng ngàn loài động vật không xương sống.
Sự tàn phá rừng, săn bắt quá mức, đánh cá bằng mìn phá hủy và thu hẹp môi
trường sống làm giảm số lượng loài, gây tuyệt chủng hoặc nguy cơ tuyệt chủng một
số loài. Việc bán thịt thú rừng, xuất lậu thú, chim qua biên giới góp phần làm suy
thoái tài nguyên sinh vật nước ta.
2.2.7. Suy thoái và ô nhiễm môi trường đô thị
Nước ta có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ (1992). Dân đô thị tăng nhanh làm tăng
lượng chất thải (rác, nước thải, khí thải) làm giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe
con người.
2.2.8. Suy thoái và ô nhiễm môi trường nông thôn
Diện tích đất trồng chia đầu người ngày càng giảm do dân số tăng nhanh. Thâm
canh dất quá đáng không đúng kỹ thuật, phá rừng để lấy đất canh tác cây lương thực
làm đất bị suy thoái.
Nhà ở chưa bảo đảm cho cuộc sống, thiếu vệ sinh, thiếu diện tích nước uống
sạch cho vùng nông thôn nhất là vùng rừng núi là vấn đề cấp thiết.
Vấn đề nhiễm độc do hóa chất trong nông nghiệp cho rau, quả, cá tôm là vấn đề
y tế công cộng không riêng cho dân nông thôn mà cho cả dân đô thị. Nhiễm độc vô
ý hay cố ý (tự tử do thuốc sát trùng) gây nhiều hậu quả xấu cho gia đình và xã hội.

Việc sử dụng nông dược tràn lan còn làm giảm đa dạng sinh học.
PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG
3.1. Dân số
Dân số nước ta gia tăng quá nhanh với tỉ lệ gia tăng hằng năm là 2,1%, cao hơn
mức trung bình toàn thế giới (1,7%). Mỗi năm có thêm 1,5 triệu nhân khẩu. Ðiều
này gây một áp lực thực sự to lớn cho vấn đề sản xuất lương thực, tài nguyên và
môi trường. Cho nên, nhất thiết phải giảm đà gia tăng dân số để trong vài thập niên
tới dân số có thể đạt được mức ổn định.
3.2. Sản xuất lương thực
Trong 50 năm qua, nông nghiệp nước ta phát triển chậm về sản lượng lương thực,
năng suất cây trồng và bình quân lương thực tính theo đầu người còn ở khoảng hơn
300 kg, tức còn rất thấp, và là mối đe dọa thường xuyên của mọi người dẫn những
hành vi phá hoại môi trường
Cho nên trong thời gian tới, cần gia tăng sản lượng lương thực bằng cách giải
phóng sức sản xuất nông nghiệp, khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng đất đai, sức
lao động, vốn và kinh nghiệm sản xuất của nông dân.
Cần cân nhắc kỷ việc khai khẩn đất mới, phá rừng trồng lúa, sao cho có hiệu quả
kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường.
3.3. Trồng rừng và bảo vệ sinh học
Trong mấy chục năm qua, rừng và đa dạng sinh học của nước ta bị tàn phá
nghiêm trọng. Năm 1943, rừng che phủ 44% tổng diện tích, đến nay chỉ còn 20 đến
28% tức là rất thấp so với mức an toàn sinh thái (bằng hay trên 1/3 tổng diện tích).
Hàng năm có từ 160-200 ngàn ha rừng bị mất đi. Rừng bị mất kéo theo sự giảm đa
dạng sinh học vốn rất phong phú và đa dạng. Nhiều loài đã và đang bị tuyệt chủng.
Trong 4 thập niên qua, có ít nhất là 200 loài chim và 120 loài thú bị diệt vong (Báo
cáo của CHXHCNVN, 1992).
Biện pháp bảo vệ rừng và đa dạng sinh học là cấp thiết sống còn của đất nước.
Chúng ta cần thực hiện các biện pháp trước mắt và lâu dài như sau:
- Cấm phá rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn.

- Ổn định dân số, giảm nghèo đói cho dân vùng rừng núi và các vùng nông thôn.
- Có chính sách giao đất, giao rừng bảo đảm lợi ích nông dân và lợi ích quốc gia
- Trồng lại rừng và cây phân tán ở tất cả các nơi.
- Kiểm soát việc săn bắt, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã.
- Cấm các phương tiện đánh bắt có tính cách hủy diệt sự sống (chất độc, bom mìn,
điện, lười diệt chủng ).
- Củng cố và mở rộng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tài nguyên.
3.4. Phòng chống ô nhiễm
Môi trường nước, không khí và đất đã bị ô nhiễm, có khi đến mức trầm trọng cả ở
thành thị lẫn nông thôn. Rác thải, nước thải và khí thải ở các đô thị là vấn đề phức
tạp nhất. Ở nông thôn, tập quán ở theo kinh rạch, không đủ điều kiện vệ sinh, lạm
dụng phân bón và nông dược làm cho môi trường nông thôn cũng ô nhiễm, đặc biệt
là khan hiếm nước sạch. Ðiều đáng nói là nước ta chưa có hệ thống sử lý chất thải,
cho nên những thứ dơ bẩn điều vứt trực tiếp ra môi trường.
Ðể từng bước cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường cần có các biện pháp sau
đây:
- Nâng cao dân trí, làm cho mọi người thấy rằng môi trường xung quanh và các
công trình công cộng là của chúng ta, chớ không phải của chúng nó.
- Các tiêu chuẩn quốc gia và địa phương về chất thải phải được mọi người tuân thủ.
Do đó, nhà máy, xí nghiệp phải tự giảm thiếu chất thải bằng qui trình công nghệ và
xây dựng hệ thống xử lý chất thải của cơ sở.
- Khuyến khích công nghệ sạch (sử dụng phân hữu cơ thay thế một phần phân hóa
học, biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại (IPM) ở nông thôn; công nghệ ít chất ô
nhiễm trong công nghiệp ).
- Xây dựng nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt.
3.5. Quản lý và qui hoạch môi trường
- Thành lập Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường và các Sở Khoa học - Công
nghệ - Môi trường ở các tỉnh.
- Xây dựng chính sách và pháp luật về môi trường.
- Ban hành tiêu chuẩn môi trường và cách đánh giá tác đông môi trường.

- Xây dựng hệ thống quan trắc (monitoring system) quốc gia.
- Ðẩy mạnh nghiên cứu về môi trường nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách, đồng
thời hướng tới việc phát triển bền vững.
- Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực trong việc bảo vệ và qui hoạch môi
trường.
3.6. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ : giáo dục, đào tạo
- Nâng cao dân trí tổng quát và cải thiện điều kiện sống của quần chúng.
- Ðưa chương trình giáo dục về môi trường, tình yêu thiên nhiên vào các lớp học
chính khóa và ngoại khóa (du khảo, tham quan).
- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng.
- Ðào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức cơ bản về khoa học môi trường và có khả
năng đề xuất các ý kiến xử lý và bảo vệ môi trường.
Tất cả chương trình hành động trên có thể làm cơ sở để chúng ta phát triển, đồng
thời sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường của mỗi địa phương, quốc gia và
góp phần bảo vệ trái đất, cái nôi của sự sống

×