Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Hoàn thiện công tác mua Nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.16 KB, 60 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HỢP TÁC TM & XNK
CÔNG NGHỆ NAM MỸ 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công
nghệ Nam Mỹ 3
1.1.1. Giới thiệu chung về Cơ quan thực tập 3
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công
nghệ Nam Mỹ 6
1.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 6
1.2.2. Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động, sản phẩm, thị trường 9
1.2.3. Đặc điểm về nguồn lực của doanh nghiệp 15
1.3. Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ
những năm 2009-2012 19
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 19
1.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 21
1.3.3. Tình hình nộp ngân sách 24
1.3.4. Lưu chuyển tiền tệ 24
1.3.5. Thu nhập bình quân dành cho người lao động 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MUA NGUYÊN VẬT LIỆU
ĐẦU VÀO CHO SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH HỢP TÁC TM &
XNK CÔNG NGHỆ NAM MỸ 27
2.1. Các hình thức mua nguyên vật liệu 27
2.1.1. Mua hàng trực tiếp 27
2.1.2. Mua hàng qua trung gian 30
2.1.3. Mua của một người và mua của nhiều người 30
2.2. Quy trình mua NVL đầu vào 32
2.2.1. Xác định nhu cầu mua NVL 32
2.2.2. Lựa chọn nhà cung ứng 34
2.2.3. Hoạt động thương lượng 36


2.2.4. Ký kết hợp đồng mua bán và làm đơn đặt hàng 37
2.2.5. Kiểm tra và tiếp nhận 39
2.3. Đánh giá công tác mua nguyên vật liệu ở Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK
Công nghệ Nam Mỹ 43
2.3.1. Kết quả đạt được 43
2.3.2. Những tồn tại và hạn chế 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC MUA NGUYÊN
VẬT LIỆU ĐẦU VÀO CHO SẢN XUẤT Ở CÔNG TY TNHH HỢP TÁC
TM & XNK CÔNG NGHỆ NAM MỸ 50
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
3.1. Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian 2013-2015 50
3.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ 50
3.1.2. Phương hướng hoạt động 51
3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác mua hàng ở Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK
Công nghệ Nam Mỹ 53
3.2.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 53
3.2.2. Đổi mới và hoàn thiện việc xác định nhu cầu mua nguyên vật liệu 55
3.2.3. Củng cố hoàn thiện hệ thống nhà cung ứng 56
3.2.4. Không ngừng củng cố và hoàn thiện từng bước trong quá trình mua nguyên vật
liệu 57
3.2.4. Nâng cao nhận thức, trình độ của nhân viên mua nguyên vật liệu 58
KẾT LUẬN 60
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
1
Quản trị kinh doanh thương mại
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế cựa nước ta trong thời gian qua
và trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa về kinh tế, hàng hóa ngày càng
phong phú đa dạng hơn, chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được nâng cao.

Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển
ngành may mặc, điều này đã tạo điều kiện cho sự ra đời hàng loạt các doanh
nghiệp may mặc với đủ mọi thành phần kinh tế và quy mô khác nhau ở nước
ta. Các doanh nghiệp luôn tìm đủ mọi cách để chiếm lĩnh thị trường sản xuất
cũng như tiêu thụ của mình. Việc này tạo sự cạnh tranh gay gắt trong ngành
may mặc, đòi hỏi các công ty phải đề ra những chiến lược mới để đáp ứng
nhu cầu của thị trường.
Sau gần 30 năm đổi mới nền kinh tế, nước ta đã có những thành tựu lớn
tạo nên một bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Do
vậy các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì phải nắm vững
được thị hiếu người tiêu dùng, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng
sản phẩm để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu đó.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là hoạt động
quan trọng nhất, nó là sự kết hợp chủ yếu của ba yếu tố: lao động, vật tư, tiền
vốn. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở các công ty và doanh
nghiệp được tiến hành liên tục thì ngoài yếu tố lao động và tiền vốn phải
thường xuyên đáp ứng kịp thời các loại vật tư, hàng hóa đủ về số lượng, tốt về
chất lượng, phù hợp với giá cả và các điều kiện khác, tức là làm sao giảm
được tối đa các chi phí đầu vào và thu được lợi nhuận trong sản xuất kinh
doanh.
Tuy nhiên, công tác mua hàng thường ít được quan tâm so với công tác
bán hàng. Các doanh nghiệp thường chú trọng đến việc mang loại lợi nhuận
hơn là tiết kiệm chi phí mua hàng, trong khi mua hàng là khâu đầu tiên, cơ
bản cho quá trình kinh doanh, là điều kiện để hoạt động kinh doanh tồn tại và
phát triển. Do vậy, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác mua Nguyên vật
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
2
Quản trị kinh doanh thương mại
liệu đầu vào cho sản xuất của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công
nghệ Nam Mỹ” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Nhằm nâng cao kiến thức về công tác mua nguyên vật liệu (NVL) cho
sản xuất và đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác mua NVL.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu: hồn thiện công tác mua NVL cho sản xuất.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác mua NVL đầu vào cho sản xuất từ năm
2009-2012 ở thị trường miền Bắc.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp tổng hợp lại báo cáo qua các
năm của công ty.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài của tôi gồm có 3 chương
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công
nghệ Nam Mỹ.
Chương 2: Thực trạng công tác mua NVL đầu vào cho sản xuất của
Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác mua NVL đầu vào cho sản xuất
của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ.
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
3
Quản trị kinh doanh thương mại
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HỢP TÁC TM &
XNK CÔNG NGHỆ NAM MỸ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hợp tác
TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ
1.1.1. Giới thiệu chung về Cơ quan thực tập
Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & Xuất nhập khẩu Công nghệ Nam
Mỹ (tên viết tắt NAM MY TCT CO., LTD) đã hình thành và phát triển hơn
10 năm qua, là một công ty tư nhân chuyên kinh doanh, sản xuất gia công,

xuất nhập khẩu về các loại mặt hàng may mặc như: quần short, áo t-shirt, áo
jacket sản xuất quần áo len các loại và sản xuất sản phẩm hàng hóa bán lẻ.
Công ty hoạt động kinh doanh và cung ứng đáp ứng thị trường trong nước và
xuất khẩu sang các nước Trung Âu.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.2.1. Từ tháng 01/2000 đến tháng 05/2004
Từ ngày 03 tháng 01 năm 2000, Công ty TNHH Hợp tác Thương mại &
Xuất nhập khẩu Công nghệ Nam Mỹ được thành lập do bà Ngô Thị Thanh
Hằng làm giám đốc và lấy tên Công ty may IET, kinh doanh các mặt hàng
như dệt len và sản xuất - gia công áo len Văn phòng giao dịch và xưởng sản
xuất đặt tại số 96 Hồng Cầu - Đống Đa - Hà Nội, công ty có một giám đốc,
một kế toán, hai kỹ thuật và 15 lao động phổ thông chuyên thực hiện các công
việc như dệt, may, đóng gói, xếp dỡ hàng đồng thời đảm nhiệm việc vận
chuyển hàng hóa với số lượng nhỏ lẻ theo yêu cầu của khách hàng.
Do quy mô nhỏ, tổng lượng vốn cố định và vốn lưu động không vượt quá
300.000.000VNĐ, sự cạnh tranh trên thị trường ác liệt, công ty luôn bị các
đối thủ chèn ép chiếm lĩnh mất thị phần trên thị trường, nhiều lúc công ty đã
gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Trong thời gian tìm hiểu và so sánh với các
loại mặt hàng có chất lượng cao - vừa - thấp trên thị trường, bà Ngô Thị
Thanh Hằng đã tìm cho mình một hướng đi mới ổn định và có khả năng cạnh
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
4
Quản trị kinh doanh thương mại
tranh trên thị trường. Trong thời gian này, bà Ngô Thị Thanh Hằng đã tìm
một số đối tác cùng hợp tác kinh doanh và bắt tay vào tái thiết lại công ty và
phương thức kinh doanh mới.
1.1.2.2. Từ tháng 6/2004 đến tháng 5/2012
Qua thời gian bàn bạc một cách cẩn thận về chiến lược kinh doanh, cơ
cấu sắp xếp một cách cẩn thận về chiến lược công ty, địa điểm kinh doanh
Công ty may IET quyết định đổi tên và đăng ký kinh doanh mới theo Luật

doanh nghiệp và được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 21/12/1990. Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & Xuất
nhập khẩu Công nghệ Nam Mỹ được UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy
chứng nhận kinh doanh từ Đăng ký kinh doanh số 0102013096 do Sở Kế
hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 24/06/2004 với các đặc trưng
sau:
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY TNHH HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU CÔNG NGHỆ NAM MỸ
- Tên giao dịch quốc tế: NAM MY TRADING COOPERATION AND
TECHNOLOGY EXPORT – IMPORT COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: NAM MY TCT CO., LTD
- Mã số doanh nghiệp: 0101512195
- Trụ sở chính: Số 22, hẻm 172/46/47 đường Âu Cơ, phường Tứ Liên,
quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Nhà máy sản xuất: Số 96 đường Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Thành phố
Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại/ Fax: 04.718.2523
- Vốn điều lệ: 1.000.000.000VNĐ góp vốn bằng tiền mặt.
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp (chi tiết: Bán lẻ
trong siêu thị, trung tâm thương mại);
+ Đào tạo, dạy nghề dệt, may, may công nghệp;
+ Nhuộm màu sợi, vải, hàng dệt;
+ Kinh doanh sản phẩm dệt, may, may công nghệp;
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
5
Quản trị kinh doanh thương mại
+ Sản xuất - buôn bán hàng may, may công nghệp;
+ Sản xuất - buôn bán sợi, dệt, bông vải và hoàn thiện các sản phẩm sợi,
dệt, vải, bông vải.

- Các thành viên sáng lập
+ Bà Ngô Thị Thanh Hằng: 800.000.000VNĐ. Tỷ lệ góp vốn 80%
+ Ông Trần Anh Sơn: 100.000.000VNĐ. Tỷ lệ góp vốn 10%
+ Ông Đoàn Hồi Nam: 100.000.000VNĐ. Tỷ lệ góp vốn 10%
Năm 2005, giám đốc Ngô Thị Thanh Hằng gặp bà Nguyễn Thị Quỳnh tại
Thành phố Hồ Chí Minh và đã ký kết hợp đồng gia công hàng xuất đầu tiên.
Trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2008, công ty chỉ nhận đơn đặt hàng
gia công xuất khẩu cho các khách hàng từ Cộng hòa Séc, Hungary và mang
hàng đi thuê gia công. Đây là nguồn doanh thu chính của công ty.
Đến năm 2009, theo cuộc vận động của nhà nước về người Việt Nam
dựng hàng Việt Nam, Công ty bắt đầu tiến bước sang lĩnh vực tự thiết kế và
sản xuất hàng may mặc tiêu thụ trong thị trường nội địa đồng thời vẫn đặt
những đơn đặt hàng gia công từ nước ngoài. Việc chuyển dịch cơ cấu đã đưa
công ty đến lên thành tựu mới và có chỗ đứng trên thị trường nội địa.
Để mở rộng sản xuất và kinh doanh, năm 2009 công ty đã quyết định
chuyển nhà máy sản xuất từ Hồng Cầu về khu công nghiệp An Khánh.
1.1.2.3. Từ tháng 06/2012 đến nay
Từ khi Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & Xuất nhập khẩu Công
nghệ Nam Mỹ ra đời đã phát triển một cách không ngừng, công ty đã có một
vị thế và chỗ đứng ổn định trên thị trường. Để thỏa mãn nhu cầu thị trường và
sự phát triển của công ty, công ty không ngừng tự hoàn thiện và mở rộng quy
mô kinh doanh và quyết định tăng số vốn điều lệ công ty. Công ty TNHH
Hợp tác Thương mại & Xuất nhập khẩu Công nghệ Nam Mỹ đã quyết định
Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 1 và được Phòng đăng ký dinh doanh - Sở
Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lại ngày 28/06/2012 với một số
thay đổi sau:
- Nhà máy sản xuất: Cụm công nghiệp Trường An, xã An Khánh, huyện
Hoài Đức, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
6

Quản trị kinh doanh thương mại
- Tăng vốn điều lệ: 2.600.000.000VNĐ góp vốn bằng tiền mặt.
- Đăng ký thêm một số ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm;
+ Sản xuất giày dép;
+ Thiết kế thời trang;
+ Dịch vụ quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa;
(Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, công ty chỉ kinh doanh
khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
- Các thành viên sáng lập
+ Bà Ngô Thị Thanh Hằng: 1.999.920.000VNĐ. Tỷ lệ góp vốn 76,92%
+ Ông Đoàn Hồi Nam: 300.000.000VNĐ. Tỷ lệ góp vốn 11,54%
+ Bà Đỗ Bích Ngọc: 300.000.000VNĐ. Tỷ lệ góp vốn 11,54%
Sau hơn 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển, Công ty
TNHH Hợp tác Thương mại & Xuất nhập khẩu Công nghệ Nam Mỹ đã
chuyển từ tình trạng sản phẩm, hàng hóa khan hiếm thành công ty sản xuất,
kinh doanh đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của thị trường trong nước và xuất
khẩu ra nước ngoài với sức mạnh về mọi mặt. Hiện nay Công ty TNHH Hợp
tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ đã cung cấp được đồng bộ hệ thống nhà
xưởng, dây chuyền máy móc thiết bị, đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách
hàng; tạo được sự thuận tiện cho khách hàng trong việc lựa chọn mặt hàng
cũng như các thủ tục khác về thanh quyết toán, bảo hành, bảo dưỡng sản
phẩm chế tạo. Bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được cũng xuất hiện
những thiếu sót và khuyết điểm làm phát sinh những vấn đề phức tạp, công ty
đã chủ trương và biện pháp giải quyết đúng đắn nhằm đảm bảo định hướng
phát triển của công ty.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hợp tác
TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ
1.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
1.2.1.1 Bộ máy tổ chức

Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
7
Quản trị kinh doanh thương mại
1.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
a) Giám đốc
Là thành viên sáng lập và có tỷ lệ % vốn góp nhiều nhất trong vốn điều
lệ của công ty. Là chủ tài khoản của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về việc chấp hành các quy định trong điều lệ công ty cũng như mọi hoạt
động sản xuất, kinh doanh của công ty. Thay mặt công ty để ký kết hợp đồng
kinh tế và văn bản giao dịch theo chiến lược của công ty; đồng thời tổ chức
thực hiện các văn bản đó.
Tổ chức thu thập, xử lý thông tin trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm
cũng như chiến lược kinh doanh của công ty. Đảm bảo trật tự và an toàn lao
động cho nhân viên kể cả đang làm việc trong công ty hay đi công tác bên
ngoài.
Được quyền tuyển dụng lao động và ngừng làm việc đối với những lao
động không đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
b) Phó giám đốc
Giúp việc cho giám đốc và được giám đốc phân công phụ trách trong
các lĩnh vực kinh doanh. Phó giám đốc 1 phụ trách khâu sản xuất, Phó giám
đốc 2 phụ trách khâu kinh doanh.
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
Giám đốc
Phòng kế toán
Kế toán
XNK,
Kế toán
thuế
Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2
Phòng chuẩn bị

sản xuất
Kỹ thuật
Phòng kinh doanh
Kế toán
tổng hợp,
Kế toán
sản xuất
Kế hoạch
Xưởng
sản xuất
8
Quản trị kinh doanh thương mại
Khi giám đốc vắng mặt có thể ủy quyền cho phó giám đốc điều hành
công việc, trực tiếp ký các chứng từ, hóa đơn liên quan đến các lĩnh cực được
phân công (sau khi có giấy ủy quyền giám đốc phê duyệt).
c) Phòng kế toán
- Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và là người giúp
việc cho giám đốc về việc thực hiện công tác tài chính, kế toán công ty, chịu
trách nhiệm về việc mở sổ sách theo đúng pháp lệnh thống kê kế toán. Kế
toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc, tổng hợp các số liệu về sản xuất
kinh doanh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, được quyền
kiểm tra giá cả của các loại nguyên nhiên vật liệu, vật tư, hàng hóa mua về.
- Kế toán xuất nhập khẩu: mở tờ khai và làm thủ tục hải quan, thanh toán
xuất nhập khẩu.
d) Phòng kinh doanh
Có chức năng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động sản
xuất kinh doanh để đạt hiệu quả tốt nhất. Đây là một bộ phận quan trọng về
việc tổ chức và thực hiện chức năng bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu các mặt
hàng mà công ty sản suất kinh doanh.
Các nhân viên marketing có nhiệm vụ tìm hiểu, điều tra, thu thập thị hiếu

khách hàng trên thị trường;. xử lý chính xác và sắp xếp có trình tự để giúp
công ty mở rộng thêm thị trường hiện tại, xây dựng các mối quan hệ với
khách hàng và đảm bảo sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty.
Các nhân viên bán hàng có nhiệm vụ mang sản phẩm đến tay khách
hàng; hướng dẫn chi tiết và giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng về sản
phẩm; phản hồi lại cho công ty những yêu cầu về giá cả, chất lượng, mẫu mã
mà khách hàng góp ý.
e) Phòng chuẩn bị sản xuất
- Bộ phận kỹ thuật: nhận tài liệu và mẫu mã do khách hàng gửi đến,
phòng kỹ thuật sẽ nghiên cứu tài liệu và may thử sản phẩm mẫu, bước đầu
tính định mức sản xuất sản phẩm rồi chuyển cho khách hàng kiểm tra và góp
ý. Chịu trách nhiệm với công ty về chất lượng sản phẩm sản xuất.
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
9
Quản trị kinh doanh thương mại
- Bộ phận kế hoạch: thực hiện tổng hợp các số liệu theo yêu cầu của đối
tác; tổng hợp số liệu mà kế toán sản xuất và kho dự trữ cung cấp để chuẩn bị
đặt hàng. Đơn đặt hàng được khách hàng duyệt theo kế hoạch và hợp đồng đã
được ký kết. Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi các mã hàng. Ngoài ra trong bộ
phận kế hoạch còn có bộ phận kho vật tư là nơi thực hiện việc giao nhận, bảo
quản và kiểm kê các loại hàng hóa – nguyên vật liệu của công ty.
- Xưởng sản xuất: là nơi thực hiện việc nhận sơ đồ mẫu từ kỹ thuật; nhận
vật tư từ kho; sản xuất sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đóng gói bao
bì và vận chuyển hàng hóa giao cho kho theo mẫu mã, thông số mà phòng kỹ
thuật cung cấp.
1.2.2. Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động, sản phẩm, thị trường
1.2.2.1. Lĩnh vực hoạt động
Trong các lĩnh vực được đăng ký kinh doanh, hiện tại Công ty TNHH
Hợp tác Thương mại & XNK Công nghệ Nam Mỹ đang kinh doanh chính
một số ngành nghề:

- Bán lẻ sợi len, áo len trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp (trong
siêu thị, trung tâm thương mại): Đây là lĩnh vực hoạt động đầu tiên của công
ty, nhận đơn đặt hàng và mua áo len từ các công ty sản xuất giao tới các cửa
hàng trong siêu thị nhưng do nhiều biến động trên thị trường cho nên lĩnh vực
hoạt động này đang dần được công ty thu hẹp lại.
- Đào tạo, dạy nghề dệt, may, may công nghệp: Công ty mở một lớp
chuyên đào tạo các kiến thức cơ bản và hiện đại về vật liệu may, dệt; lý thuyết
và thực hành việc thiết kế quần áo; quá trình công nghệ cắt may, tạo sợi; dệt
thoi và không thoi; công nghệ hoàn tất sản phẩm may, dệt; các phương pháp
kiểm soát công nghệ và đánh giá chất lượng các chế phẩm may, dệt; các
phương pháp tổ chức quản lý sản xuất may công nghiệp, dệt.
- Kinh doanh sản phẩm dệt, may, may công nghệp: Công ty tổ chức việc
mua bán các loại sợi, vật tư, các loại dụng cụ, nguyên vật liệu cho sản xuất
kinh doanh trong ngành may mặc và dệt len. Thực hiện việc nhập một số các
mặt hàng dệt len của Công ty len Khánh Chúc, may của Công ty TNHH Gia
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
10
Quản trị kinh doanh thương mại
Hội, Công ty TNHH may Anh Thư và hàng may mặc Trung Quốc về để bán
lẻ trong cửa hàng và bán buôn cho các đại lý.
- Sản xuất - buôn bán hàng may, may công nghệp: Công ty mở xưởng
sản xuất tại khu công nghiệp An Khánh chuyên may sản phẩm do khách hàng
đặt hàng gia công xuất khẩu như áo jacket, áo T-shirt, quần short, áo sơ mi
(nguyên liệu do khách hàng cung cấp), ngoài ra còn tự thiết kế - may quần áo
để phục vụ cho thị trường nội địa (chủ yếu giao cho các đại lý)
- Sản xuất - buôn bán sợi, dệt, bông vải và hoàn thiện các sản phẩm sợi,
dệt, vải, bông vải: Tại khu công nghiệp An Khánh còn có xưởng sản xuất về
mặt hàng dệt len theo đơn đặt hàng gia công của khách hàng đến từ Cộng hòa
Séc - Hungary.
1.2.2.2. Đặc điểm về sản phẩm

- Áo T-shirt được may gia công từ chất liệu sợi PC, sợi 100% cotton, sợi
100% polyester có ưu điểm là có độ co giãn cao, nhiều màu sắc và đặc biệt là
thích hợp với khí hậu các nước Đông Âu. Áo được sản xuất chủ yếu là áo
dành cho nam giới.
- Quần short được may gia công từ chất liệu vải micro thường là trơn
một màu, hoặc in kẻ, hoặc in hoa. Chất liệu vải dày và bóng, màu sắc sặc sỡ,
phù hợp để mặc vào mùa hè khi đi tắm biển, đi dạo phố. Sản phẩm được sản
xuất cho cả nam và nữ.
- Áo len được làm từ sợi 100% acrylic, sợi len bền màu, chất liệu có độ
đàn hồi cao. Công ty sản xuất các loại mẫu áo len theo yêu cầu của khách
hàng, chủ yếu sản phẩm được dệt cho phụ nữ Đông Âu lên size khá lớn.
- Bộ quần áo ngủ được làm từ chất liệu vài lanh, vải thô. Sản phẩm sản
xuất chủ yếu phục vụ cho chị em phụ nữ trên thị trường Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh nên chất liệu vải rất mát, nhẹ, mềm, có thể giặt cả bằng máy và
bằng tay.
Sản phẩm của Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & XNK Công nghệ
Nam Mỹ có một đặc điểm nổi bật đó là luôn làm theo đơn đặt hàng của khách
hàng dẫn đến nhiều phát sinh sau khi có đơn đặt hàng; chính điều này đã ảnh
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
11
Quản trị kinh doanh thương mại
hưởng rất lớn đến quá trình mua hàng, dự trù lượng hàng tồn kho. Trong một
số trường hợp, công ty trở lên rất bị động trong hoạt động mua hàng.
Ngoài ra, Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & XNK Công nghệ Nam
Mỹ đã bắt đầu chuyển lĩnh vực kinh doanh từ việc đi gia công sản phẩm thành
mua nguyên vật liệu về sản xuất và tiêu thụ. Công ty đã chính thức xâm nhập
thị trường hàng may mặc nội địa và tiến công ra thị trường xuất khẩu.
1.2.2.3. Thị trường của công ty
a) Đặc điểm thị trường của công ty
Địa bàn hoạt động của công ty chủ yếu là Thành phố Hà Nội. Đây là nơi

tập trung đông đảo dân cư với sự đa dạng về ngành nghề, lứa tuổi, tầng lớp
Đây là thị trường rộng cả về số lượng khách hàng cũng như sức mua của họ.
Tuy vậy việc xâm nhập thị trường và có vị thế vững chắc trên thị trường này
thì công ty phải có sự cố gắng, nỗ lực rất nhiều để giành chiến thắng trong
cuộc chiến đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
Trong ngành may mặc, trên thị trường Hà Nội xuất hiện nhiều nhãn hiệu
của các công ty nổi tiếng nước ngoài cũng như một số nhãn hiệu có tiếng
trong nước khác như May 10, May Đức Giang, May Việt Tiến Sản phẩm
của các công ty này đều có chất lượng cao, uy tín, được khách hàng quan tâm
chú ý. Vì thế, thị trường Hà Nội chính là thị trường đầy tiềm năng để công ty
TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ thâm nhập và tạo vị thế.
Thị trường người tiêu dùng Hà Nội mang bản sắc văn hóa người Phương
Đông nói chung và bản sắc dân tộc Việt Nam nói riêng nên tính truyền thống
và dân tộc đã ăn sâu vào tâm lý tiêu dùng. Những sản phẩm tốt, giá cả phải
chăng vẫn được khách hàng ưa thích hơn cả.
Hà Nội là nơi tập trung nhiều công ty, tổ chức, đoàn thể hơn nữa đây là
nơi hội tụ được đông đảo những người có trí thức, tài năng, địa vị xã hội cao.
Thu nhập của người Hà Nội có thể nói là cao hơn mức thu nhập bình quân
trong cả nước nên người tiêu dùng Hà Nội trở thành đối tượng khác hàng mà
công ty hướng tới. Tuy nhiên, Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công
nghệ Nam Mỹ không chỉ hướng tới nhóm khách hàng có địa vị cao trong xã
hội mà còn hướng tới tầng lớp công nhân, những người buôn bán nhỏ vì họ
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
12
Quản trị kinh doanh thương mại
chính là một nguồn lợi nhuận tiềm tàng để công ty có thể chiếm lĩnh thị
trường nếu như đáp ứng được nhu cầu cũng như mong muốn của họ.
b) Thị trường đầu vào – Các nhà cung ứng
Đối với một công ty chuyên sản xuất thì yếu tố nguyên vật liệu đầu vào
là yếu tố quan trọng nhất. Nó giúp cho công ty hạ giá thành sản xuất, tăng sức

cạnh tranh trên thị trường. Với đặc thù là công ty sản xuất hàng may mặc, các
nhà cung cấp của Công ty bao gồm:
- Các nhà cung cấp vải lanh hoa, lanh màu, lanh kẻ Công ty thường
mua của các nhà cung cấp có nhà máy sản xuất hay cửa hàng trên địa bàn Hà
Nội như Cửa hàng Nga Dự, Cửa hàng Hạnh Hà, Cửa hàng Yến Hà Trang.
- Các nhà cung cấp vải MCR trơn, MCR kẻ, vải lưới, vải lụa xốp, vải
cotton Loại vài này tường do khách hàng cung cấp, vải được chuyển từ TP.
Hồ Chí Minh do các nhà cung cấp như Công ty TNHH Chang Sheng Việt
Nam, Công ty Hualon Corporation Việt Nam tại Đồng Nai, Công ty TNHH
Thương mại Nguyên Phi tại TP Hồ Chí Minh.
- Các nhà cung cấp vải thô, vải khaki, vải bò Nhà cung cấp thường
xuyên nhất là Công ty Dệt Tường Long ở Bình Dương
- Các nhà cung cấp vải 100% cotton, vải 65% cotton 35% polyester, vải
nỉ: Công ty đặt vải của Công ty TNHH một thành viên Quang Hoàng Kim tại
TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa tại Đồng Nai và
Công ty TNHH Phú Gia Bảo, Công ty TNHH SX&TM QCL tại Hà Nội
- Các nhà cung cấp chun (chun là phụ liệu chính dùng trong sản xuất
quần áo gồm chun 0,6cm + 2cm + 4cm ) nên thường được công ty rất quan
tâm. Những nhà cung cấp Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Trung
Dũng, Xưởng dệt Hùng Nga tại La Phù, Hoài Đức, Hà Nội. Công ty TNHH
SX&TM Trung Dũng là nguồn cung cấp chun rất ổn định và là khách hàng
thân thiết của công ty.
- Các nhà cung cấp dây (dây dệt, dây tròn, dây thể thao ) là phụ liệu
không thể thiếu trong việc sản xuất quần sooc, quần lửng, quần dài nam.
Lượng phụ liệu này tuy không nhiều nhưng yêu cầu chất lượng cao, độ đàn
hồi, màu sắc phong phú. Việc cung cấp phụ liệu này được giao cho Công ty
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
13
Quản trị kinh doanh thương mại
TNHH SX&TM Trung Dũng ở La Phù, Hoài Đức, Hà Nội đảm nhiệm. Phụ

liệu của công ty rất phù hợp với yêu cầu của khách hàng đề ra.
- Các nhà cung cấp mác dệt ngang NAMMY, mác lụa NAMMY, mác dệt
in cỡ, mác hướng dẫn sử dụng được cung cấp bởi Công ty TNHH Dệt nhãn
Nhân Mỹ trụ sở tại Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội.
- Các nhà cung cấp thẻ bài NAMMY, thẻ bài hình quần + áo, thẻ bài in
mã được cung cấp bởi Công ty TNHH Thiên Tân Việt Nam trụ sở tại Cầu
Diễn, Hà Nội
- Các loại phụ liệu khác (gồm: chỉ, túi, thăng, mex, cúc, chốt ) tùy theo
yêu cầu của khách hàng mà công ty đặt hàng từ những nhà sản xuất. Một số
nhà cung cấp như Cửa hàng Thắng Hạnh, Cửa hàng Sơn Thanh tại Hàng Bồ -
Hà Nội, Công ty TNHH SX&TM Bao bì Phúc Hưng tại Phố Huế - Hà Nội
Đối với các nhà cung cấp vải, tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá họ là
mức độ ổn định về chất lượng, số lượng và thời gian giao hàng. Đây là yếu tố
quan trọng hàng đầu để giúp công ty có thể tiến hành sản xuất kịp thời, giúp
công ty thực hiện cam kết với khách hàng để tạo lập uy tín trên thị trường,
nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong những năm từ 2004-2010, công ty vẫn chủ yếu nhập nguyên vật
liệu từ khách hàng đặt hàng cung cấp. Tuy không phải trả tiền mua nguyên
vật liệu nhưng hàng nhập về không ổn định về số lượng và chất lượng, tính
kịp thời không cao. Điều này dẫn đến việc chậm tiến độ giao hàng. Trước tình
hình đó, ban giám đốc công ty đã dành nhiều thời gian để tìm kiếm những bạn
hàng tốt hơn, những nhà cung cấp sẵn sang hợp tác với công ty.
Trong năm 2010, do mới thành lập, công ty chưa tạo lập được mối quan
hệ với các nhà cung cấp. Nguồn đầu vào của công ty chủ yếu mua lại các đối
tác và các nhà nhập khẩu hàng hóa. Do đó những nguồn hàng này thường có
giá cao, không ổn định về chất lượng và số lượng, tính kịp thời không cao.
Điều này dẫn đến khả năng canh tranh của công ty không cao. Trước tình
hình này, ban giám đốc công ty đã dành nhiều thời gian để tìm nguồn hàng tốt
hơn, các nhà cung ứng sẵn sàng hợp tác với công ty trong thời gian.
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng

14
Quản trị kinh doanh thương mại
Tính đến thời điểm này, công ty đã có một số nhà cung ứng thường
xuyên, và lượng tiền chi trả những năm gần đây cho các nhà cung ứng đó như
sau:
Bảng 1.1. Số tiền thanh toán cho nhà cung cấp vải 2010-2012
Đơn vị: VNĐ
STT NHÀ CUNG CẤP NĂM 2010 NĂM 2011
NĂM 2012
1
Công ty TNHH một
thành viên Quang
Hoàng Kim
712.407.000 1.553.968.000
2
Công ty TNHH Phú
Gia Bảo
427.492.000 873.185.000
3
Công ty TNHH
Chang Sheng Việt
Nam
1.292.964.00
0
624.183.000
4
Công ty TNHH TM
Nguyên Phi
547.313.000 398.710.000
5

Công ty TNHH
SX&TM QCL
875.457.000 573.932.000 289.950.000
6 Cửa hàng Hạnh Hà 873.542.000 1.147.765.000
7 Cửa hàng Nga Dự 542.190.000 978.206.900
8
Cửa hàng Yến Hà
Trang
1.048.916.000 1.375.150.000
(Nguồn: Phòng kế toán NAM MY TCT CO., LTD)
c) Thị trường đầu ra
- Sản phẩm gia công bao gồm: áo jacket, áo sơ mi, áo T-shirt, quần sooc,
áo len của Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & XNK Công nghệ Nam
Mỹ chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, trong đó thị trường chủ yếu là Cộng hòa
Séc, Hungary và một số nước khác trong đó: Thị trường Cộng hòa Séc chiếm
55%, thị trường Hungary chiếm 30%, thị trường khác (Nhật Bản, Đức) chiếm
15%. Công ty chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm vận
chuyển - thuê tàu - giao hàng lên tàu tại cảng Hải Phòng để chuyển cho khách
hàng. Các khách hàng chính: Ông Nguyễn Công Thành – Hungary, Bà
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
15
Quản trị kinh doanh thương mại
Nguyễn Thị Luyến – Cộng hòa Séc, Bà Nguyễn Thị Sỹ - Cộng hòa Séc, Bà
Nariko – Nhật Bản
- Sản phẩm sản xuất tự cung tự cấp bao gồm: bộ quần áo ngủ vải lanh +
thụ, váy ngủ, bộ quần áo mặc nhà 100% cotton của Công ty TNHH Hợp tác
Thương mại & XNK Công nghệ Nam Mỹ chủ yếu phục vụ cho thị trường nội
địa, trong đó thị trường miền Bắc (đặc biệt là Hà Nội) chiếm 40%, thị trường
miền Nam chiếm (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh) chiếm 60%. Sản phẩm
sản xuất xong được công ty vận chuyển trực tiếp bằng ô tô tới những khách

hàng ở miền Bắc hoặc gửi bưu điện vận chuyển bằng tàu tới những khách
hàng ở miền Nam tại địa điểm đã được ký kết.
1.2.3. Đặc điểm về nguồn lực của doanh nghiệp
1.2.3.1. Tổng tài sản và nguồn vốn
Vốn của Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & Xuất nhập khẩu Công
nghệ Nam Mỹ chủ yếu được hình thành từ hai nguồn cơ bản đó là nguồn tự
bổ sung từ lợi nhuận hàng năm của các thành viên góp vốn và nguồn đi vay từ
các tổ chức tín dụng và các cơ quan tổ chức khác.
Hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả vì thế tổng số vốn của công ty cũng
không ngừng tăng lên, nó được phản ánh qua bảng 1.2 sau:
Bảng 1.2. Tài sản và nguồn vốn (2009-2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
I Tổng tài sản 4.101,909 6.129,309 8.924,693 11.391,734
1 Tài sản ngắn hạn 3.154,615 4.659,574 6.835,064 8.683,628
2 Tài sản dài hạn 947,294 1.469,735 2.089,629 2.708,106
3 % tài sản ngắn hạn 76,91 76,02 76,59 76.22
II Tổng nguồn vốn 4.101,909 6.129,309 8.924,693 11.391,734
1 Vốn chủ sở hữu 371,902 543,715 716,620 1.582,171
2 Vốn đi vay 3.730,007 5.585,594 8.208,073 9.809,563
3 % vốn đi vay 90,93 91,13 91.97 86.11
(Nguồn: Phòng kế toán NAM MY TCT CO., LTD)
Nhận xét:
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
16
Quản trị kinh doanh thương mại
- Tổng tài sản công ty năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là
2.795.384.124VNĐ tương ứng với 45,61%, năm 2012 tăng hơn so với năm
2011 là 2.467.041.352VNĐ tương ứng với 27,63%. Đây là một tín hiệu khả
quan cho thấy tình hình kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng,

công ty đã đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh cũng như chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng số tài sản khá cao.
Việc tài sản ngắn hạn lớn như vậy là do phải thu của khách hàng và hàng tồn
kho khá cao, đây cũng là một điều đáng lo ngại của công ty. Do việc cần tiền
để thanh toán lãi vay ngân hàng cũng như trang trải cho việc nhập nguyên vật
liệu sản xuất cung cấp kịp thời cho thị trường thì vấn đề đặt ra là công ty cần
có biện pháp thu hồi công nợ của khách hàng và dự trữ một lượng tồn kho
một cách cần thiết.
- Tương ứng với tổng tài sản, tổng nguồn vốn công ty năm 2011 tăng so
với năm 2010 là 2.795.384.124VNĐ tương ứng với 45,61%, năm 2012 tăng
so với năm 2011 là 2.467.041.352VNĐ tương ứng với 27,63%,. Mức độ tăng
này là do công ty đã chú trọng vào lập một khoản quỹ lớn cho việc khen
thưởng, phúc lợi, dự phòng trợ cấp mất việc làm, sự chênh lệch của tỷ giá hối
đoái.
Qua bảng trên cho thấy, sự tăng lên của nợ phải trả là do sự tăng lên của
nợ ngắn hạn (trong đó là nợ phải trả cho nhà cung cấp, vay ngắn hạn, và việc
chi trả lương cho cán bộ công nhân viên). Điều này là do công ty nhận cùng
lúc nhiều hợp đồng chính vì thế công ty phải sử dụng chính sách nợ nhà cung
cấp và vay ngắn hạn để trang trải.
1.2.3.2 Cơ cấu lao động
Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & Xuất nhập khẩu Công nghệ Nam
Mỹ cho tiến hành mở rộng kinh doanh cho nên nguồn nhân lực các năm qua
có sự thay đổi rõ rệt. Thể hiện trong bảng 1.3:
Bảng 1.3: Bảng phân bổ lao động (2009-2012)
Đơn vị tính: Người
ST Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
17
Quản trị kinh doanh thương mại

T Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
1 Hợp đồng dài hạn 9 10 10 12 10 15 11 19
2 Hợp đồng ngắn hạn 5 18 6 19 8 23 9 24
3 Tổng số 42 47 56 63
(Nguồn: Báo cáo nhân sự của Phòng kế toán NAM MY TCT CO., LTD)
Nhận xét:
- Số lao động của công ty tăng lên qua các năm là phản ánh hoạt động
kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tốt và quy mô mở rộng thị trường của
công ty ngày càng lớn. Do đó công ty cũng góp phần vào việc giải quyết việc
làm cho lao động.
- Công ty còn chú trọng việc đóng BHXH-YT, thưởng phạt phân minh,
nên những công nhân này càng ngày càng gắn bó với công ty. Ngoài ra công
ty còn xây dựng một dãy nhà trọ ngày gần công ty cho công nhân ngoại tỉnh
giúp họ có chỗ ăn ở để yên tâm làm việc.
- Với đặc thù của công ty may đòi hỏi sự khéo léo và linh hoạt nên lực
lượng lao động nữ giới rất quan trọng. Tỷ lệ nữ trong công ty chiếm bình
quân từ 65% đến 69%. Tuy nhiên do lao động nữ đều trong độ tuổi từ 18 - 35,
là độ tuổi sinh đẻ nên lượng công nhân này thường không ổn định. Trừ những
nữ công nhân đã đúng BHXH-YT, còn lại thường chỉ làm việc ngắn hạn dưới
1 năm. Điều này cũng khiến cho công ty gặp một số khó khăn trong việc phải
thường xuyên đào tạo tay nghề cho những công nhân mới, gây nên những xáo
trộn trong dây chuyền sản xuất.
Về trình độ của nhân viên Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & XNK
Công nghệ Nam Mỹ được thể hiện trong Bảng 1.4:
Bảng 1.4: Cơ cấu lao động (2009-2012)
Đơn vị tính: %
STT
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
2012
1 Đại học 14,7 16,4 18,7 20,3

2 Cao đẳng, trung cấp 41,4 46,9 48,4 49,1
3 Lao động phổ thông 43,9 36,7 32,9 30,6
4 Tổng số 100 100 100 100
(Nguồn: Báo cáo nhân sự của Phòng kế toán NAM MY TCT CO., LTD)
Nhận xét:
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
18
Quản trị kinh doanh thương mại
- Cơ cấu lao động cũng đã có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là sự tăng lên
của lao động có bằng đại học. Sự chuyển biến này là do chính sách của công
ty có phần ưu đãi để thu hút nhân lực có chuyên môn và nghiệp vụ đã được
đào tạo bài bản.
- Về công tác đào tạo nghề: Giáo trình đào tạo được chuyển từ đào tạo
toàn diện, dài ngày sang đào tạo tiểu tác, ngắn hạn, kết hợp chặt chẽ giữa đào
tạo với thực hành và sản xuất nên đã giải quyết kịp thời việc thiếu lao động
trong công ty và tạo ra năng suất cho học sinh sau khi đào tạo. Ngoài việc tổ
chức đào tạo cho công nhân phổ thông, công ty còn tổ chức đào tạo cho cán
bộ công nhân viên chức để nâng cao trình độ quản lý.
1.2.3.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Về cơ sở vật chất kỹ thuật, Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & Xuất
nhập khẩu Công nghệ Nam Mỹ đã không ngừng cải thiến vào đầu tư trang
thiết bị, máy móc hiện đại; tăng cường mở rộng diện tích sản xuất và có
những cam kết về bảo vệ an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm và
phòng cháy chữa cháy.
Công ty có quy trình công nghệ sản xuất liên tục, bao gồm nhiều giai
đoạn công nghệ cấu thành với hai hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu là
gia công theo đơn đặt hàng và hình thức mua nguyên liệu tự sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm.
Bảng 1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật (2009-2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
I Máy móc thiết bị 341,100 531,759 958,718 1.175,427
1
Máy may công
nghiệp
199,392 375,471 653,147 785,964
2 Máy vắt sổ 87.446 100,403 205,750 283.713
3 Máy cắt 38,462 36,415 68,627 72,250
4 Bàn cắt 15,800 19.470 31,194 33.500
II Nhà xưởng 335,172 496,178 728,571 757,492
III Tổng 676,272 1.027,937 1.687,289 1.932,919
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
19
Quản trị kinh doanh thương mại
(Nguồn: Báo cáo TSCĐ của Phòng kế toán NAM MY TCT CO., LTD)
Nhận xét:
- Theo bảng trên cho ta thấy công ty đã chú trọng vào việc nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm bằng cách tăng cường thêm máy móc thiết bị
hiện đại phù hợp với sản xuất. Nhà xưởng đã được nâng cấp để cho công
nhân có thể thoải mái làm việc mà không bị gò bó.
- Cụ thể là năm 2011 công ty đã đầu tư một dàn máy may Sunstar, máy
vắt sổ Juky mới của Nhật Bản, máy ép mex với tổng số tiền lên tới
350.000.000VNĐ; đầu tư mua quạt thông gió, quạt hơi nước phục vụ làm mát
trong mùa hè. Tăng cường nâng cấp khu nhà xưởng thông thoáng, có không
gian xanh để phục vụ công nhân trong giờ nghỉ giải lao, chỗ ngủ cho công
nhân sau giờ ăn trưa.
1.3. Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK
Công nghệ Nam Mỹ những năm 2009-2012
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty TNHH Hợp tác

Thương mại & XNK Công nghệ Nam Mỹ tuy nhiều lúc cũng gặp một số khó
khăn thử thách, nhưng với lòng quyết tâm cùng với nỗ lực không ngừng của
tất cả đội ngũ từ giám đốc đến công nhân đã đưa công ty tiến thêm những
bước dài. Để hiểu hết về Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & XNK Công
nghệ Nam Mỹ, chúng ta đi vào tìm hiểu những thành quả thu được từ hoạt
động sản xuất kinh doanh của họ thông qua bảng 1.6 như sau:
Bảng 1.6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2009-2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng
ST
T
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
1
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
6.520,997 8.197,651 9.961,070 13.107,352
2 Cả khoản giảm trừ
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
20
Quản trị kinh doanh thương mại
doanh thu
3
Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
6.520,997 8.197,651 9.961,070 13.107,352
4 Giá vốn hàng bán 6.079,243 7.450,171 9.021,431 11.951,298
5
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung

cấp dịch vụ
441,754 747,480 939,640 1.156,054
6
Doanh thu hoạt
động tài chính
777,659 522,849 134,142 105,920
7 Chi phí tài chính 595,341 551,309 163,342 208,562
8
Chi phí quản lý
kinh doanh
503,534 564,348 769,361 851,449
9
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
120,537 154,670 141,079 201,963
10 Thu nhập khác 85,000 25,540 72,491
11 Chi phí khác 109,277 83,527
12 Lợi nhuận khác (24,277) 25,540 (11,036)
13
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
120,537 130,393 166,619 190,927
14
Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
30,134 32,598 41,655 47,732
15
Lợi nhuận sau
thuế TNDN

90,403 97,795 124,964 143,195
(Nguồn: Báo cáo thuế của Phòng kế toán NAM MY TCT CO., LTD)
Nhận xét:
- Doanh thu bán hàng của công ty tăng nên theo các năm; cụ thể là năm
2011 tăng so với năm 2010 là 1.763.419.589VNĐ tương ứng 21,51%, năm
2012 tăng so với năm 2011 là 3.146.282.446VNĐ tương ứng 31,56%, Doanh
thu từ hoạt động tài chính chủ yếu thu được từ lãi tiền gửi và thu lãi từ chênh
lệch tỷ giá hối đoái. Do công ty nhận đặt hàng gia cụng từ các khách hàng
nước ngoài nó không ảnh hưởng nhiều tới doanh thu của công ty. Nó chỉ đóng
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
21
Quản trị kinh doanh thương mại
góp một phần nhỏ vào doanh thu lên không làm ảnh hưởng nhiều đến sự biến
động về lợi nhuận.
- Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cũng
đã có nhiều biến động và hình thành xu hướng vận động tăng lên rõ rệt. Năm
2011 tăng so với năm 2010 là 27.168.945VNĐ tương ứng 27,78%, năm 2012
tăng so với năm 2011 là 18.231.692VNĐ tương ứng 14,59%;. Điều này cho
thấy công ty đã kinh doanh đúng hướng.
- Những phân tích về tốc độ tăng trưởng trong 3 năm qua cho thấy hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty đã có xu hướng tăng dần lên. Chiến
lược đa dạng hóa khách hàng bằng cách mở rộng thị trường nội địa và xuất
khẩu đã có những biểu hiện rõ rệt trong việc tăng doanh thu bán hàng. Sở dĩ
công ty có được những thành công trên là do những nguyên nhân sau:
+ Sản phẩm công ty nhận gia công đều được khách hàng chấp nhận,
không có hàng lỗi, hàng bị trả lại. Điều này chứng tỏ công ty đã có những sản
phẩm chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
+ Sản phẩm công ty sản xuất, chất liệu vải tốt, mẫu mã - chất lượng sản
phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường trong nước. Điều đó chứng tỏ công ty đã
xác định được đúng hướng đi của mình.

1.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Công tác nghiên cứu thị trường là xuất điểm để định ra chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp. Để thành công trên thị trường đỏi hỏi bất kỳ một
doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện công tác chăm sóc và xâm nhập thị
trường, đó là một công việc cần thiết đầu tiên đối với doanh nghiệp bắt đầu
kinh doanh, đang kinh doanh hay muốn mở rộng và phát triển kinh doanh.
Đối với Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & XNK Công nghệ Nam
Mỹ với tư tưởng chỉ đạo trong chiến lược phân phối sản phẩm của công ty,
phục vụ cho khách hàng xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với khách
hàng, tạo được chữ tín cho khách, đảm bảo khả năng kinh doanh đồng thời
mở rộng thị trường tiêu thụ.
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
22
Quản trị kinh doanh thương mại
Bảng 1.7 thể hiện một số kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh của
công ty những năm gần đây.
Bảng 1.7: Sản lượng sản phẩm tiêu thụ (2009-2012)
Đơn vị tính: Sản phẩm
STT
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
I Nhận gia công 175.000 180.500 174.000 142.000
1 Áo jacket 5.000 6.000 5.500 3.000
2 Áo T-shirt 25.000 28.500 29.100 19.000
3 Quần short 80.500 81.200 72.200 70.500
4 Áo sơ mi 9.000 8.000 7.000
5 Áo len 55.500 56.800 60.200 49.500
II Tự sản xuất 34.000 44.700 60.900 86.450
1 Bộ quần áo 30.000 40.000 56.300 80.000
2 Sp khác 4.000 4.700 4.600 6.450
(Nguồn: Phòng kế toán NAM MY TCT CO., LTD)

Nhận xét:
- Sản phẩm nhận gia công năm 2011 giảm 6.600 sản phẩm tương ứng
3,56% so với năm 2010, năm 2012 giảm 32.000 sản phẩm tương ứng 18,39%
so với năm 2011. Điều này chứng tỏ lượng đơn đặt hàng gia công của công ty
hàng năm đã bắt đầu giảm xuống.
- Sản phẩm tự sản xuất và tiêu thụ năm 2011 tăng 16.200 sản phẩm
tương ứng 36,24% so với năm 2010, năm 2012 tăng 25.550 sản phẩm tương
ứng 41,95% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ công ty đã bắt đầu bắt tay
vào tự sản xuất kinh doanh và cũng đã tìm được thị trường của mình. Mặc dù
số lượng sản phẩm vẫn chưa nhiều nhưng đã chứng tỏ được bước đi mới của
công ty là đúng đắn.
Trong những năm vừa qua, máy móc thiết bị đều được lắp đặt hiện đại
hơn, chất lượng sản phẩm ngày càng được đảm bảo, vì vậy doanh thu từ hoạt
động gia công cũng như hoạt động tự cung tự cấp cũng ngày càng được nâng
cao. Được thể hiện qua bảng 1.8:
Bảng 1.8: Doanh thu từ hoạt động sản xuất (2009-2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng
23
Quản trị kinh doanh thương mại
STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
I Nhận gia công 3.416,500 3.809,150 3.853,250 3.206,143
1 Áo jacket 275,000 342,000 319,000 180,000
2 Áo T-shirt 275,000 327,750 334,650 228,000
3 Quần short 724,500 771,400 685,900 705,000
4 Áo sơ mi 94,500 88,000 80,500
5 Áo len 2.047,500 2.280,000 2.433,200 2.093,143
II Tự sản xuất 3.104,497 4.388,501 6.107,820 9.901,210
1 Bộ quần 2áo 3.000,000 4.200,000 5.911,500 8.801,502
2 Sp khác 104,4967 188,501 196,320 1.099,708

III Tổng 6.520,997 8.197,651 9.961,070 13.107,353
(Nguồn: Phòng kế toán NAM MY TCT CO., LTD)
Nhận xét:
- Doanh thu từ hoạt động gia công hàng năm đang dần dần giảm xuống.
Năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 392.650.000VNĐ tương ứng tăng
11,49%, năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 44.100.000VNĐ tương ứng
tăng 1,16% và sang năm 2012 giảm so với năm 2011 là 647.107.000VNĐ
tương ứng giảm 16,79%. Điều này chứng tỏ những đơn hàng gia công đã
giảm xuống do giá gia công không đáp ứng được yêu cầu của công ty cũng
như đảm bảo lượng hàng sản xuất cho công ty trong thời gian tới, bắt buộc
công ty phải đi vào việc tự thân vận động.
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất tự cung tự cấp đã tăng lên đáng kể.
Năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 1.200.000.000VNĐ tương ứng tăng
40%, năm 2011 tăng hơn sơ với năm 2010 là 1.711.500.000VNĐ tương ứng
tăng 40,75% và bước sang năm 2012 đã có mức tăng vọt so với năm 2011 là
2.890.002.000VNĐ tương ứng với 48,89% . Điều này chứng tỏ việc chuyển
dịch lĩnh vực kinh doanh của công ty đã đi đúng hướng, có những bước tiến
đáng nể. Không chỉ tăng về giá cả mà sản lượng năm sau sản xuất đều tăng
hơn năm trước, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước, dần tiến
bước sang xuất khẩu.
Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & XNK Công nghệ Nam Mỹ mới
chỉ sản xuất một loại sản phẩm là bộ quần áo mặc ở nhà phục vụ cho đối
tượng là phụ nữ, tuy mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú, chất lượng vải tốt
Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng

×