Báo cáo thực tập tổng hợp
Sinh viên: Đào Mai Chi
Mã sinh viên: 09D130084
Lớp: K45E2
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Mai Thanh Huyền
Báo cáo thực tập tổng hợp có quy cách từ 12-15 trang, Khóa luận từ 35-40 trang đánh
máy khổ A4 tiêu chuẩn (trình bày 1 mặt), cỡ chữ 13 , dãn dòng 1.5 line, phông Unicode,
Time New Roman, lề trên 2,5cm, lề dưới 2,4cm, lề phải 2cm, lề trái 3,5cm. Số trang được
đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều
ngang của khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang.
1
MỤC LỤC:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN
VINACOMIN
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Vinacomin
1. Giới thiệu chung về công ty
2. Các mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển
II. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Vinacomin
1. Công nghiệp than
2. Công nghiệp khoáng sản - luyện kim
3. Vật liệu nổ công nghiệp
4. Công nghiệp điện
5. Công nghiệp vật liệu xây dựng
6. Công nghiệp cơ khí
7. Công nghiệp hóa chất
8. Quản lý, khai thác bến thủy nội địa
9. Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình
10.Các ngành nghề kinh doanh khác
III. Cơ cấu tổ chức
IV. Nhân lực
1. Khái quát chung về nguồn nhân lực
2. Hướng phát triển và đạo tạo nhân lực trong tương lai
V. Cơ sở vật chất kỹ thuật
1. Khái quát chung về tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật
2. Hướng phát triển, mục tiêu cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong tương lai
VI. Tài chính
1. Tình hình tái chính
2. Dự báo tình hình tài chính trong tương lai
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH THAN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN
I. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu than của Vinacomin
1. Công nghệ thông tin
2. Môi trường
3. Chất lượng và kiểm định
4. Cảng và bến rót
5. Khai thác hầm mỏ
6. Khai thác than lộ thiên
7. Tài nguyên thiên nhiên
II. Hoạt động thương mại quốc tế của Vinacomin:
- Thực trạng xuất khẩu than của Vinacomin trong thời kỳ 2010-2012
2
- Phân tích, nghiên cứu về quy mô, mặt hàng, thị trường, khái quát quy trình xuất
khẩu than.
a. Biến động về giá than trong nước và xuất khẩu trong 3 năm 2010-2012
b. Một số thị trường xuất khẩu than chính của Vinacomin và nhận xét tình hình xuất
khẩu sang thị trường xuất khẩu chủ yếu Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2012
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
I. Nhận xét sơ bộ về những thành công, tồn tại và nguyên nhân
1. Những thành công đạt được giai đoạn 2010 - 2012
2. Những hạn chế còn tồn tại
3. Nguyên nhân
II. Đề xuất một số vấn đề cần nghiên cứu để làm khóa luận tốt nghiệp:
3
DANH SÁCH BẢNG BIỂU:
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Vinacomin
Bảng 1: Bảng giá một số loại Than xuất khẩu chủ yếu biến động qua các năm giai đoạn
2010-2011
Bảng 2:Số liệu xuất khẩu than giai đoạn từ 2010-2012
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
1. CNTT: công nghệ thông tin
2. TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam
3. TKV: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN
VINACOMIN
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Vinacomin:
1. Giới thiệu chung về công ty:
Tên doanh nghiệp: TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
Tên giao dịch: VIETNAM NATIONAL COAL, MINERAL INDUSTRIES GROUP
Tên viết tắt: VINACOMIN
Địa chỉ trụ sở chính: Số 226 - Lê Duẩn, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (84)04.5180141 - (84)04.8510780 - Fax: (84)04.8510724
Email:
Website: www.vinacomin.vn
Đại diện: Chủ tich hội đồng quản trị – Giám đốc Phạm Hồng Khanh
2. Các mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển:
Ngày 1/1/1995: Tổng Công ty Than Việt Nam bắt đầu hoạt động theo Điều lệ được
ban hành tại Nghị định 13-CP ngày 17/01/1995 của Chính phủ.
Ngày 26/12/2005: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg
thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trên cơ sở Tập đoàn Than
Việt Nam và Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng
sản Việt Nam bắt đầu hoạt động từ 01/01/2006.
Ngày 1/7/2010: Vinacomin hoàn thành quá trình chuyển giao, chính thức hoạt động
theo mô hình Công ty me – Công ty con.
Ngày 21/3/2011: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 418/QĐ-TTg phê
duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam; theo đó Tập đoàn có 22 đơn vị trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn; 23 công ty con
TNHH MTV; 4 công ty con ở nước ngoài; 7 đơn vị sự nghiệp có thu hạch toán độc lập;
33 công ty con cổ phần.
II. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Vinacomin:
1. Công nghiệp than:
Khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, sàng tuyển, chế biến, vận tải, mua,
bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm và khoáng sản khác đi cùng
5
với than; tổ chức ứng cứu, xử lý, khắc phục sự cố mỏ; tổ chức huấn luyện phòng ngừa và
giải quyết các sự cố mỏ; đào tạo lực lượng cấp cứu mỏ chuyên nghiệp và bán chuyên;
khôi phục các đường lò cũ, các công trình thoát nước trong môi trường khí độc và độc
hại; thử nghiệm các chỉ tiêu về môi trường; hiệu chỉnh thiết bị trong lĩnh vực cấp cứu mỏ;
phòng chống cháy nổ.
2. Công nghiệp khoáng sản – luyện kim:
Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận chuyển, sàng tuyển, làm giàu
quặng, luyện kim, gia công, chế tác, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm quặng,
bôxít, alumin, nhôm, titan, ilmenit, zircom, rutil, monzite, sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc,
crôm, măng gan, wolfram, đá quý, vàng, đất hiếm, các kim loại đen, kim loại màu và các
sản phẩm khoáng sản khác.
3. Vật liệu nổ công nghiệp:
Đầu tư, xây dựng, sản xuất, mua, bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công
nghiệp và nitơratamôn, cung ứng dịch vụ khoan nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
4. Công nghiệp điện:
Đầu tư, xây dựng, sản xuất điện (bao gồm nhiệt điện, thủy điện, năng lượng mới, năng
lượng tái tạo và quản lý, vận hành hệ thống cung cấp điện), mua, bán điện.
5. Công nghiệp vật liệu xây dựng:
Đầu tư, xây dựng, khai thác, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu xi măng,
clinker, kính xây dựng, bê tông, gạch ngói, đất sét, thạch cao, các loại phụ gia và các loại
vật liệu xây dựng khác.
6. Công nghiệp cơ khí:
Đúc, cán thép và kim loại khác; thiết kế, chế tạo, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, gia công,
bảo hành: các sản phẩm cơ khí, xe vận tải, xe du lịch, xe chuyên dùng; phương tiện vận
tải đường sông, đường biển, đường sắt; thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực, kết
cấu thép và các thiết bị công nghiệp khác.
7. Công nghiệp hóa chất:
Sản xuất, mua, bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại dầu mỏ, muối mỏ, sô đa, amoniac,
xút, a-xít, xăng, dầu, khí hóa lỏng, cồn công nghiệp (metanol) và các sản phẩm hóa chất
khác.
8. Quản lý, khai thác bến thủy nội địa:
Vận tải đường ống, băng tải, đường bộ, đường sắt, đường thủy, dịch vụ kho bãi, bốc
xếp, chuyển tải, vận chuyển than và hàng hóa.
9. Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình
6
10.Các ngành nghề kinh doanh khác:
Tùy từng thời điểm Vinacomin có thể bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh khác
mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu chấp thuận.
III. Cơ cấu tổ chức:
Phòng xuất nhập khẩu hóa chất
Hội đồng quản trị
Phòng xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng
Chi nhánh Hà Nội
Phòng xuất nhập khẩu điện
Chi nhánh Quảng Ninh
Phòng xuất nhập khẩu than
Phòng xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp
Chi nhánh Hồ Chí Minh
Phòng xuất nhập khẩu sản phẩm khoáng sản luyện kim
Phòng hành chính
Phòng kế toán
Phòng đầu tư
Phó giám đốc
Giám đốc
Ban kiểm soát
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Vinacomin
IV. Nhân lực:
1. Khái quát chung về nguồn nhân lực:
Với đội ngũ lao động hơn 9 nghìn người(bao gồm 126 cán bộ công nhân viên làm
việc tại trụ sở chính), ban lãnh đạo tập đoànVinacomin đã và đang luôn cố gắng quan tâm
chăm sóc, tạo môi trường làm việc an toàn, năng động cho nhân viên, và đồng thời chú
trọng phát triển đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng, kỹ năng tay nghề cho đột
ngũ công nhân viên của mình để có thể phát triển, cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên
thị trường nội địa cũng như quốc tế.
Vinacomin luôn tập trung vào yếu tố con người, quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh
thần của người lao động, do đó đội ngũ công nhân khai thác lành nghề rất gắn bó với
công ty và đồng thời luôn cố gắng đảm bảo hoàn thành thậm chí vượt chỉ tiêu được giao.
Ngoài ra không thể không nhắc đến đội ngũ kỹ sư của công ty, vốn luôn được đánh
giá là mạnh dạn và có nhiều sáng tạo. Do đặc thù của ngành tư vấn thiết kế mỏ là ngành
7
sản xuất chất xám và đòi hỏi độ chính xác cao, do đó công ty đã luôn chú trọng đến việc
xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật theo định kỳ nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn cho đội ngũ kỹ sư của mình.
Có thể nói Vinacomin hội tụ đầy đủ các yếu tố quan trọng từ ban lãnh đạo dày dạn
kinh nghiệm cùng với đội ngũ cán bộ kỹ sư thiết kế chuyên nghiệp đến công nhân kỹ
thuật có kỹ năng lành nghề và trình độ cao. Với nền tảng vững chắc như vậy, Vinacomin
có thể tự tin hoàn thành bất cứ công việc nào, dù là khó khăn nhất.
2. Hướng phát triển và đạo tạo nhân lực trong tương lai:
Vinacomin hướng tới xây dựng và phát triển Công ty thành một công ty tư vấn đáp
ứng yêu cầu phát triển ngày càng nhanh của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam;
xây dựng và đào tạo đội ngũ tư vấn thiết kế với các trang thiết bị tiên tiến, với đầy đủ các
bộ môn có trình độ chuyên môn tương đương với trình độ tư vấn thiết kế của các Công ty
mạnh trong nước và các nước trong khu vực; mở rộng thêm các ngành nghề tư vấn khác
để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của Tập đoàn và của thị trường.
V. Cơ sở vật chất kỹ thuật:
1. Khái quát chung về tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật :
Về cơ sở vật chất kỹ thuật, công ty luôn cố gắng chăm lo chu đáo nơi ăn, chốn ở và đã
triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao
động.
Trong 3 năm gần đây, Vinacomin đã có những phương án đầu tư phát triển thiết bị
máy móc theo công nghiệ hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm; kết hợp với đổi mới cơ
chế quản lý, điểu hành sản xuất.
Điều kiện làm việc ở tổng công ty cũng như các đơn vị đều tốt hơn trước, cán bộ được
trang bị máy tính xách tay, chuyên viên được trang bị máy tính, môi trường làm việc
được cải thiện hiện đại hơn. Tại 1 số chi nhánh của công ty có cơ sở sản xuất xa khu dân
cư như Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh, Cẩm Phả, Hà Nội… đều được
đầu tư xe ô tô đưa đón công nhân đi làm.
Nơi ở và nơi làm việc cũng được chăm lo ngày một tốt hơn. Tất cả các đơn vị đều có
nơi làm việc, nhà điều hành sản xuất khang trang, có bếp ăn phục vụ bảo đảm an toàn vệ
sinh thực phẩm, có nhà tập thể theo tiêu chuẩn.
2. Hướng phát triển, mục tiêu cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong tương lai:
Vinacomin hướng tới hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, dây chuyền và công nghệ sản
xuất trong các ngành công nghiệp phụ trợ như vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp điên,
sản xuất cơ khí, vận tải… Từ chỗ Tập đoàn và các đơn vị thành viên phải đi nhập mua,
8
phụ thuộc vào bên ngoài cả về thời gian và chất lượng, Vinacomin cố gắng nghiên cứu,
hoàn thiện và phát triển công nghệ để có thể hoàn toàn chủ động trong sản xuất.
Ngoài ra, công ty đang đầu tư nghiên cứu để cơ giới hóa đào lò và chống giữ đường lò
nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm bớt khó khăn, nguy hiểm cho công nhân khai
thác.
VI. Tài chính:
1. Tình hình tái chính:
Trong năm vừa qua, do tình hình kinh tế khó khăn, Vinacomin đã phải thoái vồn đầu
tư vào 1 số doanh nghiệp ngoài ngành nhằm tập trung nguồn vốn phát triển các dự án
trọng tâm thuộc 5 lĩnh vực kinh doanh chính của công ty bao gồm: than, khoáng sản,
điện, cơ khí và vật liệu nổ công nghiệp.
Năm 2012 là 1 năm đầy thách thức đối với ngành công nghiệp than Việt Nam, do vậy,
Vinacomin cũng không phải ngoại lệ. Công ty đã phải sử dụng nhiều chính sách tiết giảm
chi phí nhằm sử dụng hiểu quả hơn nguồn vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, ra đưa ra các chính sách công ty nhằm hình thành ý thức thực hành tiết kiệm với
mỗi người công nhân, tổ, đội sản xuất, phòng ban….
2. Dự báo tình hình tài chính trong tương lai:
Năm 2013, Vinacomin sẽ tiếp tục thực hiện 1 số giải pháp tiết kiệm cụ thể nhằm đảm
bảo an toàn vốn và khả năng thanh toán kịp thời các nguồn tài trợ, từng bước hình thành
tài khoản dự trữ trả nợ, ổn định thu nhập cho người lao động. Trong đó biện pháp khoán
quản lý chi phí sẽ là trọng tâm với mục tiêu nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý, tác động
mạnh mẽ đến việc tăng hiệu quả kinh doanh; hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế điều
hành phối hợp kinh doanh; đổi mới công nghệ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc mua sắm vật tư phải theo đúng quy định của công ty, đảm bảo giá
cạnh tranh, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa mua vào. Tiếp tục duy trì và phát huy
hiệu quả hoạt động tổ điều hành quản lý mua sắm vật tư.
Năm 2013, Vinacomin sẽ tiến hành rà soát lại việc cân đối tài chính giai đoạn 2012-
2015 và sau 2015 để có kế hoạch huy động vốn cho phù hợp; nghiên cứu giải pháp huy
động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu đối với công ty và đối với các dự án
một cách hiệu quả.
9
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH THAN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN
I. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu than của Vinacomin:
Để phát triển ngành công nghiệp than nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu trong nước cũng
như kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này, công ty Vinacomin không chỉ tập trung chú
trọng công tác khai thác, mà còn đầu tư phát triển nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh
bổ trợ đi kèm như:
1. Công nghệ thông tin:
Trong từng lĩnh vực cụ thể đều có nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT mặc dù có
những đặc trưng riêng khác nhau. Đối với ngành công nghiệp than, sản lượng than gia
tăng với khối lượng lớn cùng với các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng nội địa và
quốc tế không ngừng phát triển và đòi hỏi phải xử lý nhanh chỉ có thể đáp ứng được khi
áp dụng các phương thức quản lý hiện đại và không thể thiếu sự hỗ trợ của CNTT. Mặt
khác cần phải có những biện pháp và công cụ hiện đại trong công tác quản lý để giảm các
chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, một yếu tố quyết định trong môi trường kinh
doanh đầy cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, việc cập nhật nhanh và chính xác các thông tin là rất
quan trọng với doanh nghiệp, nó càng quan trọng với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.
Việc phát triển và khai thác các mạng thông tin máy tính trong doanh nghiệp chắc chắn sẽ
rất mạnh mẽ. Tất cả các doanh nghiệp sẽ phảI từng bước xây dựng mạng thông tin riêng
và kết nối với các mạng khác và cả với mạng Internet.
Trong những năm qua, việc phát triển công nghệ thông tin chủ yếu tập trung vào phần
cứng và các ứng dụng trong công tác văn phòng và kế toán, việc ứng dụng tin học trong
chuyên ngành kỹ thuật (khai thác, địa chất trắc địa, điện, tuyển khoáng ) còn rất yếu và
hầu như chưa có. Những năm sắp tới nhu cầu than sẽ được tăng theo từng năm, kéo theo
điều kiện khai thác sẽ ngày càng khó khăn hơn nên việc ứng dụng CNTT trong chuyên
ngành là bắt buộc. Việc ứng dụng CNTT trong chuyên ngành sẽ giúp các cán bộ kỹ thuật
trong việc tính toán nhanh chóng, chính xác hơn và tối ưu hóa các phương án công nghệ.
2. Môi trường:
Với mục đích nâng cao năng lực quản lý môi trường nhằm đưa ra các quyết định kịp
thời trong việc xử lý môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, điều chỉnh môi trường tại các
vùng có hoạt động khai thác than của công ty. Vinacomin đã thành lập Trung tâm quản lý
môi trường không chỉ nhằm tổ chức công tác quan trắc môi trường tập trung, kịp thời; mà
còn đạo tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý môi trường; cũng như thực hiện nhiệm vụ
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường; thêm vào đó tiến hành những thí nghiệm, thử
nghiệm các giải pháp xử lý môi trường, tìm kiếm các giống cây trồng phù hợp với điều
kiện môi trường mỏ than phục vụ cho việc hoàn nguyên môi trường.
10
Hoạt động chính yếu của Trung tâm quản lý môi trường tập đoàn Vinacomin là: xây
dựng 1 phòng thí nghiệm môi trường với các trang thiết bị phân tích hiện đại phục vụ
công tác quan trắc môi trường định kỳ; xây dựng một khu mô phỏng điều kiện môi
trường mỏ nhằm thử nghiệm các giải pháp xử lý ô nhiễm, các điều kiện để phục hồi sinh
thái các bãi thải, các khu vực đã dừng khai thác; trang bị thiết bị tiếp nhận, xử lý số liệu,
thông tin về môi trường được cập nhật định kỳ hoặc bất thường từ các đơn vị thành viên,
các tổ chức khác ngoài Tập đòng Than Việt Nam để có thể thành lập một ngân hàng dữ
liệu về môi trường…
3. Chất lượng và kiểm định:
Tại tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam
đều có lực lượng kiểm tra chất lượng sản phẩm được trang bị các phương tiện cần thiết để
kiểm tra, chịu trách nhiệm về chất lượng than giao cho khách hàng theo đúng quy định
của hợp đồng đã ký kết.
Trung tâm Đo lường và Giám định sản phẩm có phòng hóa nghiệm mang số hiệu
VILAS 012 được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhà nước cấp chứng chỉ
đánh giá phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5951:1995 (ISO/IEC
Guide 25) cho lĩnh vực hóa học.
Bên cạnh việc giám định sản phẩm than, Trung tâm sẽ được tăng cường năng lực để
thực hiện kiểm định xăng, dầu, mỡ; giám định các thông số về môi trường (kiểm định
nước, không khí, bụi, tiếng ồn )
4. Cảng và bến rót:
Hiện tại Vinacomin có ba cụm sàng tuyển trung tâm ở tỉnh Quảng Ninh: Cửa ông
(Cẩm Phả) , Nam Cầu Trắng (thành phố Hạ Long) và nhà máy sàng Vàng Danh (Uông
Bí); ngoài ra hệ thống sàng tại mỏ đang được duy trì để chế biến các loại than phù hợp
với yêu cầu của các hộ tiêu thụ.
Tập đoàn Than Việt Nam đang quản lý hệ thống các cảng rót than, trong đó có hai
cảng chính đảm nhận rót than xuất khẩu, còn các bến khác để rót than tiêu thụ trong
nước.
Cảng chính Cửa ông: bến chính có chiều dài 300 mét, độ sâu 9,5 mét; có khả năng
thông qua 4.000.000 tấn/năm, tiếp nhận tàu có trọng tái đến 65.000 tấn. Cảng sử dụng hệ
thống máy rót Hitachi dạng liên tục, công suất rót 800 tấn/giờ, ngoài ra còn sử dụng các
thiết bị rót dạng không liên tục công suất 250 tấn/giờ; khả năng rót than cám trong cầu
cảng có thể đạt 15.000 tấn/ngày.
Cảng chính Hòn Gai: nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, chiều dài bến 50 mét, độ
sâu 8,5 mét; có khả năng thông qua l.000.000 tấn/năm, tiếp nhận tàu trọng tải đến 13.000
tấn. Cảng sử dụng hệ thống cầu trục công suất rót đến 150 tấn/giờ và hệ thống băng rót
cố định công suất 150 tấn/giờ. Từ cuối năm 2000 cảng này ngừng rót than để làm nhiệm
vụ tiếp nhận hàng hóa và dịch vụ du lịch.
11
Các cảng và bến rót than hiện nay đang được quy hoạch và cải tạo; đổng thời Tập
đoàn Than Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm cảng mới để đảm bảo khối lượng
than tiêu thụ.
5. Khai thác hầm mỏ:
Trong Tập đoàn Than Việt Nam có 20 mỏ khai thác hầm lò, trong đó có 7 hầm lò có
công xuất từ 1.000.000 tấn than trở lên gồm các mỏ Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà
Lầm, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy. Hầu hết các mỏ còn lại đã được cải tạo
công xuất để đạt mức 300.000 tấn – 800.000 tấn/năm.
Ở hầu hết các mỏ hầm lò, sơ đồ khai thông, mở vỉa được áp dụng là phương pháp
khai thông bằng giếng nghiêng kết hợp lò bằng từng tần, sử dụngu băng tải vận chuyển
than trên giếng chính để đáp ứng yêu cầu nâng công suất mỏ hàng năm. Một số mỏ khác
có điều kiện tự nhiên thuận lợi đang khai thác nông được mở vỉa bằng mỏ bằng, vận tải
bằng tàu điện. Công nghệ khai thác phổ biến là lò chợ chia cột dài theo phương; các vỉa
dày, vỉa cốc được áp dụng các công nghệ riêng phù hợp với từng mỏ.
Công tác khấu than đang được dịch chuyển dần từ công nghệ khoan nổ mìn sang công
nghệ cơ giới hoá: ở khâu đào lò than hiện đại đã có 11 tổ hợp máy Combai đào lò AM –
45 và AM -50Z đang hoạt động; có hai dây chuyền cơ giới hoá đang hoạt động tại công
ty than Khe Chàm. Một số công ty thành viên đã xây dựng kế hoạch và dự án đầu tư các
tổ hợp cơ giới hoá đào lò và khai thác than trong kế hoạc 2006-2010 để nâng cao năng
xuất lao động, giảm tiêu hao lao động sống nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho thợ
mỏ.
Công tác chống giữ các đường hầm lò đang có các bước chuyển biến lớn theo hướng:
thuỷ lực hoá các lò chợ khai thác than và từng bước trang bị dàn chống cơ giới hoá trong
các lò chợ có điều kiện khai thác thuận lợi, hạn chế sử dụng gỗ chống lò khai thác lò chợ.
Việc đào chống các đường lò cái đang thay đổi theo xu hướng mở tiết diện cho các đường
lò để cải thiện điều kiện lao động cho công nhân và tạo điều kiện ứng dụng các thiết bị cơ
giới hoá đào lò và khai thác than có kích thướng, khối lượng lớn có công xuất cao để tăng
năng xuất lao động trong hầm lò.
Mục tiêu phát triển công nghệ hầm lò các năm tới là năng suất lao động, giảm tồn thất
than và đảm bảo an toàn lao động; do vậy phải tiếp tục nghiên cứu thay đổi và áp dụng
công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện mỏ địa chất tại các công ty thành viên, cơ giới
hoá các khâu đào lò, vận tải và từng bước cớ giới hoá khai thác các lò chợ có điều kiện
mỏ địa chất thuận lợi; Nâng cao khả năng phát hiện và phòng ngừa các hiểm hoạ mỏ, như
nổ khí, bục nước của đám mỏ.
6. Khai thác than lộ thiên:
12
Trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hiện có 29 mỏ và các
điểm được khai thác bằng phương pháp lộ thiên, trong đó có 6 mỏ lớn công xuất thiết kế
mỏ từ 800.000 – 1.500.000 tấn/năm; các mỏ còn lại công xuất tử 200.000 – 400.000
tấn/năm.
Công nghệ khai thác được áp dụng từ các mỏ lộ thiên hay là hệ thống khai thác cơ
giới hoá toàn bộ, sử dụng bãi thải trong và bãi thải ngoài.
Thiết bị công nghệ chủ yếu được sử dụng tại các mỏ lộ thiên nay là các loại khoan
xoay cầu có đường kính mũi khoan 100 – 250 mm; máy xúc với dung tích gầu xúc 4-5 m
3 và 8-12m 3; Vận tải than từ mỏ đến nhà máy tuyển than và cảng tiêu thụ bằng ôtô,
hoặc liên hợp ôtô- băng tải. Trong môt số năm gần đây ở các mỏ xuống sâu dưới mức
thông thuỷ tự nhiên đã được sử dụng máy xúc thuỷ lực gầu ngược có dung tích gầu xúc
đến 4m 3 để đào sâu dáy mỏ.
Hướng phát triển mở rộng mỏ lộ thiên để kéo dài tuổi thọ của mỏ; áp dụng công nghệ
bóc đất đá theo lớp dốc dừng; khai thác chọn lọc để tiết kiệm tài nguyên và nâng cao chất
lượng than. Về thiết bị sẽ đổi mới theo sử dụng máy khoan đường kính 200-300 mm,
máy xúc có dung tích gầu đến 25m 3 và ôtô tự đổ trọng tải đến 100 tấn.
7. Tài nguyên thiên nhiên:
Trên lãnh thổ Việt Nam, than được phân bố theo các khu vực như: Bể than Antraxit
Quảng Ninh, Bể than Đồng bằng sông Hồng, Các mỏ than vùng Nội địa, Các mỏ than
Bùn
II. Hoạt động thương mại quốc tế của Vinacomin:
1. Thực trạng xuất khẩu than của Vinacomin trong thời kỳ 2010-2012:
Trong khi năm 2010, Vinacomin Coalimex đã xuất khẩu hơn 3,6 triệu tấn Than, thu
về hơn 329 triệu USD. Và cũng từ năm 2010, Vinacomin thực hiện chiến lược của Nhà
nước giảm dần sản lượng Than xuất khẩu nhằm đáp ứng đủ lượng tiêu thụ than trong
nước. Do đo lượng than xuất khẩu năm 2011 đã giảm xuống mức 3,02 triệu tấn, và chỉ
thu về hơn 270 triệu USD, giảm khoảng 7,4% cả về lượng và 17,9% trị giá.
Tình hình sản xuất 3 tháng đầu năm 2012, sản lượng than nguyên khai của Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) ước đạt 12,629 triệu tấn, đạt 25,8% kế
hoạch năm, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng than sạch của Tập đoàn ước
đạt 10,781 triệu tấn, đạt 24,4% kế hoạch năm, bằng 98% so với cùng kỳ, đáp ứng đủ yêu
cầu tiêu thụ; sản lượng than tiêu thụ là 9,339 triệu tấn, đạt 20,5 % kế hoạch năm, bằng
97% so với cùng kỳ, trong đó: xuất khẩu than đạt 2,428 triệu tấn, tiêu thụ trong nước đạt
6,910 triệu tấn. Than tồn tính đến cuối quý I là 7,018 triệu tấn, trong đó than thành phẩm
5,416 triệu tấn, nguyên khai và bán thành phẩm 1,601 triệu tấn.
13
2. Phân tích, nghiên cứu về quy mô, mặt hàng, thị trường, khái quát quy trình xuất
khẩu than.
a. Biến động về giá than trong nước và xuất khẩu trong 3 năm 2010-2012:
Bảng 1: Bảng giá một số loại Than xuất khẩu chủ yếu biến động qua các năm giai đoạn
2010 - 2011
Đơn vị : USD/tấn
STT Chủng loại 2010 2011
1 Cám 5A HG 92-105 125-150
2 Cám 5B HG 78-92 81-105
3 Cám 6B HG 65-74,5 72-89
4 Cục VD15 145-180 220- 285
5 Cục VD20 145-188 230-310
6 Cục HG5 150-205 236-310
7 Cục 4B HG 160-230 236-335
8 Cục Xô HG 165-280 305-320
Nguồn: Tài liệu công ty Vinacomin
Cám HG, cục HG, cụ VD là 3 loại than xuất khẩu chính của Vinacomin hiện nay.
Tuy đều là than cám HG nhưng 5A HG, 5B HG và 6B HG lại có chất lượng khác nhau,
do vậy giá thành của 3 loại trên có chênh lệch đôi chút. Than cục VD và cục HG là 2
chủng loại than có giá thành tương đối cao hơn so với than cám HG.
Từ bảng ta có thể nhận thấy giá than năm 2011 so với năm 2010 có xu hướng tăng
đối với tất cả các loại than. Sang đến năm 2012, tiêu thụ than đạt mức thấp do các hộ mua
than lớn giảm mạnh so với khối lượng hai bên đã ký hợp đồng từ cuối năm 2011 làm
lượng than bị tồn kho cao. Tính đến cuối tháng 8 năm 2012, các doanh nghiệp thành viên
của Vinacomin tồn kho khoảng 6,9 triệu tấn, trong đó than tiêu chuẩn gần 5,2 triệu tấn;
xuất khẩu giảm chỉ còn khoảng 8,7 triệu tấn vào khoảng 76,2% cùng kỳ.
14
Do tình hình tiêu thị khó khăn, giá bán xuất khẩu giảm nên Vinacomin đã phải điều
chỉnh giảm giá bán than trong nước cũng như xuất khẩu đối với các loại than cám 5a, 5b,
6a…
Cụ thể, giá bán than cám 4b giảm 6,7%; than cám 3c giảm 3,5%; than cám 5a giảm
4,1%; than cám 5b giảm 1,5% giá than xuất khẩu giảm từ 1,4% đến 11,2% tùy từng
chủng loại.
b. Một số thị trường xuất khẩu than chính của Vinacomin và nhận xét tình hình xuất
khẩu sang thị trường xuất khẩu chủ yếu Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2012:
Bảng 2:Số liệu xuất khẩu than giai đoạn từ 2010-2012
STT
Thị trường
Số lượng (MT) Giá trị (USD)
2010 2011 2012 2010 2011 2012
1. Cu ba 22,145.00 21,630.00 12,360.00
4,318,275.
00
7,354,200.
00
2,781,000.
00
2. Đài loan 56,367.00 18,667.00 24,380.50
8,995,962.
20
4,758,602.
00
5,125,384.
22
3. Inđonesia 20,638.30 15,847.74 27,149.23
3,203,205.
20
3,771,958.
78
4,134,679.
42
4. Hàn Quốc 1,552,485.00 1,022,583.00 630,292.00
116,960,145.
68
87,866,077.
26
52,785,073.
45
5. Thái Lan 105,656.00 125,168.83 114,856.58
13,987,812.
56
23,272,645.
61
15,904,296.
84
6. Trung Quốc 1,772,804.10 1,785,768.63 1,556,520.00
120,026,893.
22
142,570,375.
37
103,055,734.
63
7. Ấn độ 73,772.00 19,162.00 12,743.00
13,681,417.
00
5,934,410.
00
2,707,659.
00
8. Malaysia 6,148.00 12,589.41 8,299.00
1,101,836.
84
2,627,720.
12
1,219,178.
00
Nguồn: tài liệu Vinacomin.
Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy trong ba năm trở lại đây, Trung Quốc luôn
dẫn đầu thị trường tiêu thụ sản phẩm than của công ty Vinacomin. Than Việt Nam xuất
khẩu sang Trung Quốc cung cấp cho các nhà máy điện ở tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây
khoảng 70%. Ngoài ra còn cung cấp cho các nhà máy Xi măng và sản xuất vật liệu xây
dựng tại khu vực đảo Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, cho nhà máy thép Baosteel ở
Thượng Hải…
Do đón bắt được nhu cầu lớn của thị trường Trung Quốc, Công ty đã chủ động tìm
kiếm và tiếp cận khách hàng cũng như nhà sử dụng cuối cùng từ rất sớm. Đến nay
Coalimex đã có những khách hàng lớn, mua than rất ổn định ở Trung Quốc.
Coalimex hiện có hơn 10 công ty đối tác lớn nhỏ tại Trung Quốc, hiện Công ty
Guangdong và Guangzhou là 2 đối tác lớn nhất tại Trung Quốc của Coalimex với kim
ngạch xuất khẩu sang 2 đối tác này luôn chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu sang
Trung Quốc.
15
Năm 2010 lượng xuất khẩu vào thị trường này khá ổn định đạt khoảng 1,77 triệu
tấn với kim ngạch đạt hơn 120 triệu USD. Sang năm 2011, việc xuất nhập khẩu than sang
thị trường này có xu hướng ổn định khi lượng xuất khẩu chỉ tăng 1,01% so với năm trước
lên thành khoảng 1,79 triệu tấn, tuy nhiên do nhiều biến động khiến giá than tăng, do đó
kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 142 triệu USD. Đồng thời tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
sang Trung Quốc tăng lên và chiếm 51% tổng kim ngạch toàn Công ty năm 2011. Sang
năm 2012, do cam kết hạn chế xuất khẩu tập trung phục vụ nhu cầu trong nước, nên
lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm xuống chỉ còn khoảng
hơn 1,55 triệu tấn, giảm 0,87% so với năm trước và chỉ đem về khoảng 103 triệu USD
thấp hơn kim ngạch năm trước gần 40 triệu USD. Tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất
khẩu sang Trung Quốc vẫn chiếm 55% tổng kim ngạch toàn công ty năm 2012.
16
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
I. Nhận xét sơ bộ về những thành công, tồn tại và nguyên nhân:
1. Những thành công đạt được giai đoạn 2010 - 2012:
Ba năm qua Vinacomin đã đạt được nhiều thành công, đem lại nguồn lợi lớn cho
không những cho công ty mà còn đóng góp cho đất nước:
- Năm 2012, là một năm khó khăn đối với ngành Than Việt Nam. Cơn bão khủng
hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động không nhỏ đến đời sống, thu nhập và việc làm
của hàng vạn thợ mỏ ngành Than – Khoáng sản cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến
thị trường tiêu thụ, xuất khẩu than của Vinacomin. Song, bằng nhiều giải pháp và
phương án sản xuất kinh doanh linh hoạt, Vinacomin vẫn cơ bản duy trì được sản
xuất, đời sống, việc làm, thu nhập ổn định.
- Năm 2011 Công ty đã khẳng định kết quả sản xuất, kinh doanh của cả năm đạt và
vượt kế hoạch Chính phủ đã giao, nâng tổng doanh thu của toàn ngành lên khoảng
90.000 tỷ, lợi nhuận khoảng 7.000 tỷ. Với mức doanh thu Chính phủ đã đề ra cho
ngành là 83.000 tỷ, doanh thu thực tế năm 2011 vượt mức kế hoạch 8,5%.
- Vinacomin đã xuất khẩu phần lớn là than Anthracite các loại với giá cả hợp lý trên
thị trường thế giới do đó tạo được niềm tin với khách hàng và giữ uy tín cho mình.
Chính vì vậy, trong những năm qua Vinacomin luôn duy trì kim ngạch xuất khẩu
Than xấp xỉ 300 triệu USD, đóng góp 25-30% tổng giá trị toàn ngành và đem lại
nguồn ngoại tệ đáng kể cho nhập khẩu phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước.
- Vinacomin thực hiện tốt kế hoạch cắt giảm dần sản lượng Than xuất khẩu từ năm
2010 của Chính phủ, tuy sản lượng Than đã và đang trên lộ trình giảm nhưng công
ty vẫn duy trì tương đối tốt giá trị kim ngạch xuất khẩu, đảm bảo ổn định nguồn
thu ngoại tệ từ hoạt động này.
- Bên cạnh đó, chủng loại Than xuất khẩu tại Vinacomin tương đối phong
phú, đáp ứng được nhu cầu của bạn hàng. Đây cũng là một yếu tô quan trọng giúp
công ty giữ được bạn hàng.
- Vinacomin luôn giữ được mối quan hệ kinh tế tốt với đối tác điển hình là
Trung Quốc và Hàn Quốc, đây là 2 thị trường xuất khẩu Than lớn nhất của
Vinacomin với sản lượng trung bình gần 3 triệu tấn/năm đem về khoảng 210 triệu
USD/năm. Tính riêng năm 2011 kim ngạch xuất khẩu vào 2 thị trường này chiếm
hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu Than toàn Công ty. Đạt được những thành
17
công đó là bởi Vinacomin luôn đặt uy tín Công ty và chất lượng than xuất khẩu lên
hàng đầu và việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ vững và mở rộng thị
trường xuất khẩu than.
2. Những hạn chế còn tồn tại:
Bên cạnh những thành công đạt được, hoạt động xuất khẩu Than của Công ty vẫn
còn tồn tại nhiều hạn chế:
- Thực tế việc phát triển thị trường xuất khẩu Than tại Coalimex theo chiều rộng là
chưa mấy hiệu quả. Biểu hiện là trong vòng 3 năm 2010-2011 – 2-12, Công ty chỉ
có thêm đối tác là Singapore và Nam Phi với kim ngạch cũng như sản lượng xuất
khẩu thấp.
- Ngoài ra, khi nhìn vào cơ cấu kim ngạch xuất khẩu ta thấy Hàn Quốc và Trung
Quốc là hai đối tác chính của Công ty với tổng kim ngạch xuất khẩu Than sang hai
thị trường này năm 2011 là 81%, năm 2012 lại tăng lên 83%. Điều này phản ảnh
một cơ cấu chưa hợp lý. Công ty sẽ rất phụ thuộc vào 2 thị trường này. Nếu vì lý
do gì đó mà thị trường này mất đi, công ty sẽ gặp trở ngại lớn, gây xáo trộn trong
hoạt động xuất khẩu của Công ty.
- Mặt khác, ta thấy trong 3 năm qua, giá trị kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này
đang có xu hướng giảm, một phần do thực hiện chiến lược giảm dần sản lượng
Than xuất khẩu của Chính phủ đưa ra vào năm 2010. Đây có thể coi là dấu hiệu
không tốt cho Vinacomin trong thời gian tới. Nếu cứ duy trì tốc độ như thế này thì
giá trị kim ngạch của Công ty trong thời gian tới là rất nhỏ.
- Bên cạnh đó, công tác xúc tiến và quảng bá sản phẩm của công ty chưa được đẩy
mạnh. Công ty rất ít tham gia những hội chợ cũng như triển lãm, đó là những cơ
hội để giới thiệu sản phẩm Than của Công ty không những cho khách hàng trong
nước mà quan trọng hơn là tìm kiếm được những đối tác nước ngoài.
- Hạn chế còn xảy ra ở tình trạng chấp hành và nghĩa vụ giữa các bên khi thực hiện
hợp đồng xuất khẩu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của công ty, tổn
hại đến lòng tin của khách hàng nước ngoài. Tranh chấp thường hay xảy ra do:
giao hàng không đúng quy định, sai chủng loại, sô lượng không đúng…
3. Nguyên nhân:
Trước tiên, năm 2012 kinh tế thế giới gặp nhiều biến động dẫn tới nhu cầu tiêu thụ
giảm sút. Thêm vào đó từ năm 2010 Vinacomin thực hiện chính sách cắt giảm lượng xuất
18
khẩu theo yêu cầu của Chính phủ nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước, do vậy kim
ngạch xuất khẩu trong 3 năm trở lại đây có xu hướng giảm sút.
Trong cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty không có phòng nào liên quan đến việc nghiên
cứu thị trường (Marketing). Sự thiếu vắng phòng Marketing sẽ gây ra những khó khăn
cho việc tổ chức nghiên cứu thị trường đối với Công ty. Trong điều kiện hội nhập kinh tế
thế giới mạnh mẽ đồng nghĩa với sự cạnh tranh ngày một khốc liệt, việc thiếu vắng một
đội ngũ chuyên sâu về nghiên cứu thị trường sẽ rất khó để phân tích, phân chia từng khu
vực thị trường và đưa ra chính sách xâm nhập thị trường hợp lý.
Hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm chưa mạnh do khả năng tài chính của
Vinacomin còn hạn chế. Các hoạt động quảng cáo ít được thực hiện khi công ty mở rộng
thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động yểm trợ như tham gia hội chợ triển lãm
với mục đích giới thiệu sản phẩm cũng bị hạn chế.
Đặc biệt quy trình xuất khẩu Than của Vinacomin khá cứng nhắc. Đối với những đối
tác mới, công ty thực hiện xuất 100 tấn Than mẫu với phương thức trả tiền trước. Hơn
nữa, với những đối tác cũ, công ty chỉ chấp nhận xuất khẩu với giá FOB, thanh toán theo
L/C. Điều này cũng ít nhiều gây khó khăn cho công ty. Tuy quy trình này đảm bảo khả
năng được thanh toán của công ty nhưng công ty cũng sẽ mất đi bạn hàng mới nếu đối tác
không chấp nhận theo quy trình như vậy.
Cuối cùng là do thủ tục hành chính và hải quan ở nước ta còn quá rườm rà, vì vậy
thường xuyên gây ra chậm trễ như: giao hàng không đúng thời hạn, thiếu giấy tờ…Điều
này làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Công ty trong mắt bạn hàng quốc tế.
II. Đề xuất một số vấn đề cần nghiên cứu để làm khóa luận tốt nghiệp:
- Thực trạng và 1 số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu than của công
ty cổ phần XNK than Vinacomin
- Thực trạng và 1 số đề xuất giúp hoàn thiện hợp đồng xuất khẩu than tại công ty cổ
phần XNK than Vinacomin.
- Thực trạng và 1 số giải pháp giúp hoàn thiện hợp đồng xuất khẩu và quản trị quá
trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu than tại công ty cổ phần XNK than Vinacomin.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tài liệu tài chính kế toán 3 năm 2010, 2011, 2012 của công ty Vinacomin
2. Website công ty: />3. Báo cáo tài chính cuối năm 2012
20