Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chủ điểm PTGT "Đường bộ"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.66 KB, 14 trang )

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
NĂM HỌC 2010 -2011
CHỦ ĐỀ CHÍNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Tuần II: Từ ngày 28/03/2011 đến ngày 03/04/2011
THỨ TÊN NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
2
KHÁM PHÁ
KHOA HỌC
- Mẹ đưa bé đi học bằng xe gì?
3

THỂ DỤC
- Thi xem ai bật nhanh.
TẠO HÌNH
- Dán hình ô tô.
4
GIÁO DỤC
ÂM NHẠC

- Hát, múa bài: “Đường em đi”

5
LÀM QUEN
VỚI TOÁN
- Bé thi chọn hình.
6
LÀM QUEN
VĂN HỌC
- Truyện: “Kiến con đi xe ô tô”
HOẠT


ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ5 THỨ 6
Người tài xế
giỏi.
Trò chuyện
về PTGT
đường bộ
Ô tô về
bến
Người tài
xế giỏi.
Ô tô về bến
Chi chi
chành chành
Tìm bạn Kéo cưa
lừa xẽ.
Kéo co. Rồng rắn lên
mây
Trẻ chơi tự do,cô quản lý.
HOẠT ĐỘNG
GÓC
Góc phân vai: Chơi bán vé tàu, xe.
Góc xây dựng: Xây dựng bến xe
Góc nghệ thuật: Tô màu PTGT đường bộ
Góc sách: Xem sách.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
Ôn hoạt động buổi sáng.

Hoạt động góc.
Vệ sinh trả trẻ.
RÈN THÓI QUEN VS
DINH DƯỞNG
Dạy trẻ thao tác rửa tay, lau mặt.
Trẻ biết bỏ rác vào thùng, vệ sinh đúng nơi qui định.
Nhắc trẻ ăn hết xuất, ăn đủ các chất dinh dưỡng cần
thiết.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2 ngày 28 tháng 03 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Khám phá khoa học
ĐỀ TÀI : MẸ ĐƯA BÉ ĐI HỌC BẰNG XE
GÌ ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Biết gọi tên, nhận biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật về hình dáng,
cấu tạo, công dụng của một số phương tiện giao thông đường bộ ( xe máy,
xe đạp, xe ô tô, tàu lửa ).
2. Kỷ năng:
- Biết được ích lợi, vai trò của một số các loại phương tiện đó.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý và cách bảo vệ các phương tiện giao thông đường bộ.
II. CHUẨN BỊ:
- Đĩa nhạc có bài hát về phương tiện giao thông đường bộ.
- Tranh xe máy, xe đạp, xe ôtô, tàu lửa.
- Tranh ôtô, xe đạp, tàu lửa, xe máy cắt rời từng mảnh, giấy bìa.
- Tranh hai bến xe môtô, ôtô. Tranh xe môtô, ôtô.
*Phương pháp :
- Quan sát, trực quan, đàm thoại, thực hành.

III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định:
2. Giới thiệu
3. Vào bài
-Cô cho trẻ chơi với các phương tiện giao thông. Cô lại hỏi
trẻ đang chơi gì? Đàm thoại với trẻ về các phương tiện đó.
-Cô mở đĩa cho trẻ xem hình ảnh của một số phương tiện
giao thông đường bộ. Qua đó cho trẻ kể tên một số phương
tiện mà trẻ nhìn thấy qua băng đĩa.
-Cô cho trẻ xem từng tranh các phương tiện giao thông
đường bộ : xe đạp, xe máy, ôtô, tàu lửa.
-Vừa xem tranh vừa đàm thoại với trẻ về đặc điểm nổi bật
về màu sắc, hình dáng, cấu tạo, tiếng động cơ, tiếng còi,
ích lợi của các phương tiện trên.
- Các con xem cô có tranh gì đây? ( xe máy )
+ Trò chơi:
4. Kết thúc:
- Xe máy có màu gì đây các con? (màu đỏ)
- Xe máy có bao nhiêu bánh nào? Có dạng giống hình gì
các con? (Trẻ trả lời theo ý trẻ).
- Các con thấy bánh xe có gì nữa nào? (tăm xe, vành xe)
+ Để bánh xe lăn được là nhờ vào tăm xe và vành xe đấy
các con.
- Các con nhìn xem phía trước bánh xe có gì nào? phần
giữa? phần bánh sau xe?
- Vậy xe máy dùng để làm gì các con? (Trẻ trả lời)
- Qua đó giúp trẻ hiểu được vai trò, ích lợi của một số
phương tiện giao thông đường bộ.
- Tương tự đối với xe đạp, môtô, tàu lửa.

*Trò chơi 1: “ Xe vào bến”
- Cô bắt bài hát “Em tập lái ôtô” chia trẻ thành hai đội.
- Chuẩn bị sẵn tranh vẽ hai bến xe môtô và bến xe ôtô. Hai
đội chơi sẽ làm giúp cô nhiệm vụ là hướng dẫn các xe đậu
đúng bến của mình, để làm được việc này từng trẻ chơi
phải bò qua hang (bò chui qua cổng), sau đó chọn lấy 1
tranh môtô hoặc ôtô.Nếu là tranh môtô thì gắn vào bến
đậu dành cho xe môtô. Nếu tranh ôtô thì gắn vào bến đậu
dành cho xe ôtô. Sau đó chạy về xếp cuối hàng.
-Sau khi trẻ chơi xong, cô nhận xét, tuyên dương đội nào
được nhiều xe hơn và đúng theo yêu cầu của cô đội đó
chiến thắng.
*Trò chơi 2: “Ai tinh mắt hơn”
- Cô cho lớp đọc thơ “Gấu qua cầu” chia lớp thành 4 đội
ngồi thành 4 vòng tròn nhỏ.
- Cô chuẩn bị tranh các phương tiện giao thông đường bộ:
xe máy, xe đạp, tàu lửa, ôtô nhưng tranh được cắt rời
thành các mảnh khác nhau. Hai đội phải tìm các mảnh
ghép và ghép tranh để tạo thành các phương tiện giao
thông hoàn chỉnh. Sau 3 phút, cô kiểm tra kết quả xem đội
nào dán đúng, ghép được nhiều tranh hơn, đúng theo yêu
cầu của cô đội đó chiến thắng.
-Trẻ làm xong cô nhận xét, tuyên dương.
-Cô nhận xét, tuyên dương cả lớp.
-Hát “Đi xe đạp”
Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 3 ngày 29 tháng 03 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: THỂ DỤC
ĐỀ TÀI : THI XEM AI BẬT NHANH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ biết nhún bật bằng 2 chân, biết bật liên tục bằng 3 ô, rơi nhẹ
xuống bằng mũi chân rồi đến cả bàn chân.
2. Kỷ năng:
- Rèn sức mạnh của chân và sự phối hợp bài tập nhịp điệu chung cả lớp.
3. Thái độ:
- Trật tự trong khi học.
II. CHUẨN BỊ:
- 6 – 8 vòng tròn
- Sân tập sạch sẽ, thoáng mát, không có vật cản
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Khởi động:

2. Trọng động.
a. Bài tập phát triển
chung:
- Cho trẻ chơi tiếng động cơ của các loại phương
tiện giao thông, kết hợp các kiểu đi khác nhau,
nhón mũi bàn chân, kiểng gót chân, đi bình thường,
chạy chậm, chạy nhanh….sau về ba hàng ngang
theo tổ.

a. Bài tập phát triển chung:

- Cho trẻ tập kết hợp với bài: “Đi trên vỉa hè”
- Tay vai: Hai tay đưa lên cao, hạ xuống.
- Chân: Ngồi xuống đứng lên liên tục.
b.Vận động cơ bản:
c.Trò chơi vận
động:
3. Hồi tĩnh:
- Bụng: Cúi gập người về phía trước.
- Bật: Bật tại chỗ.
b.Vận động cơ bản:
+ Bật chụm chân liên tục vào 3 ô.
- Đội hình: Hai hàng ngang đối diện.
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp giải thích rõ ràng.
- Cho 2 trẻ xung phong lên thực hiện cho cả lớp
xem.
+ Trẻ thực hiện: Lần lượt cho 2 trẻ ở 2 hàng lên
thực hiện đến hết lớp (cô quan sát sữa sai cho trẻ)
- Lần 2: Cho 2 đội thi đua nhau xem đội nào bật
đúng và nhanh.
- Tuyên dương đội thắng.
- Cuối cùng cho trẻ xung phong lên thực hiện lại
(4-5 trẻ)
c.Trò chơi vận động: “Kéo co”.
- Cách chơi: Cô sẽ chia các con ra làm 2 đội,
nhưng lớp mình có số bạn nhiều quá cô chia làm 4
đội, xếp thành 4 hàng dọc, hai hàng ngang đối diện
nhau,và có số lượng bằng nhau. Mỗi đội hãy chọn
cho một bạn khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn
và cầm tay bạn đứng đầu hàng của đội đối diện, còn

đây là vạch ranh giới của 2 đội, khi có hiệu lệnh của
cô, tất cả cùng nhau ôm bụng bạn kéo về phía mình.
Nếu người đầu hàng của đội nào dẫm chân vào vạch
chuẩn trước là thua cuộc. Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
- Trẻ vung tay hít thở nhẹ nhàng 1 – 2 vòng.
Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 29 tháng 03 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI : DÁN HÌNH Ô TÔ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết các hình tròn, vuông, chữ nhật, tam giác và các hình có
trong ô tô.
2. Kỷ năng:
- Biết dùng các hình để dán hình ô tô, biết dán bố cục hài hòa, cân đối.
3. Thái độ:
- Biết ích lợi của các PTGT và biết chấp hành luật giao thông
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh các loại xe ôtô.
- Giấy A/4, hồ dán và các hình cắt sẵn.
- Giáo án điện tử, có tranh và bài hát.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định

2. Giới thiệu
3. Vào bài
a. Xem mẫu
và đàm thoại
- Cả lớp hát vận động bài “Em tập lái ôtô”
- Bài hát nói về gì? Con thích ôtô gì? (Trẻ trả lời).
- Ôtô chạy ở đâu? thuộc PTGT đường gì? (Trẻ trả lời).
- Ngoài ôtô ra còn có xe gì thuộc PTGT đường bộ nữa? (Trẻ trả lời).
+ Quan sát nhận xét
- Cho trẻ xem tranh ô tô nhiều loại xe, gọi tên xe, hỏi trẻ đó là
PTGT đường gì?.
+ Hướng dẫn gợi ý
- Cô giới thiệu tranh ôtô cô đã dán sẵn. Trẻ xem tranh nêu nhận
xét về hình dáng và đặc điểm của xe ôtô.
b. Cô hướng
dẫn cách dán
c.Trẻ thực
hiện
d. Trưng bày
sp:
đ. Nhận xét
sp:
e.Giáo dục:
4. Kết thúc:
- Cô hỏi: Xe ôtô có dạng hình gì? cửa xe có dạng hình gì? xe ô tô
có mấy bánh? (Trẻ trả lời). Bánh xe có dạng hình gì?
- Hôm nay cô cháu ta cùng dán hình ôtô này nhé. Để dán được
hình ôtô trước hết ta phải làm gì?
- Cô dán mẫu kết hợp giải thích: Trước hết ta phải chọn hình gì để dán
dán thùng xe, rồi đến gì nữa nào?

- Sau đó dùng hồ phếch mặt trái của giấy và dán vào tờ giấy A4
khi dán chú ý bố cục tranh hài hòa có thể dùng bút màu vẽ thêm chi
tiêt phụ như đường cho xe chạy, cây xanh
- Cho trẻ nhận xét tranh cô vừa làm và hỏi trẻ có thích dán ôtô
không? (Trẻ trả lời).
Để dán được xe ôtô, con phải làm gì? (mời 2-3 trẻ nói lên được
cách cắt dán ôtô theo cách hiểu của trẻ).
- Cô nhắc lại trẻ cách dán và bố cục tranh.
+ Trẻ rhực hiện:
- Trẻ hát bài “Bàn tay khéo, bàn tay xinh” vào chổ ngồi để thục hiện.
- Cô nhắc trẻ tự dán tạo được sản phẩm cho mình không được trao
đổi cùng bạn.
- Mở máy hát các bài hát về PTGT cho trẻ nghe.
- Cô quan sát nhắc nhở, gợi ý giúp cháu yếu hoàn thành được sản sản
phẩm, trẻ nói tên sản phẩm mà trẻ đã làm được.
+ Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
- Cô thông báo hết giờ. Trẻ dừng tay trưng bày sản phẩm lên giá.
- Cho trẻ thể dục nhẹ giải mỏi.
- Gợi ý trẻ chọn bài nhận xét (trẻ chọn bài nhận xét theo ý tưởng của
trẻ).
- Cô chon 1-2 bài nhận xét tuyên dương, Chú ý đến sản phẩm lạ.
+ Giáo dục trẻ khi đi trên các PTGT.
- Chuyễn sang hoạt động khác
Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 4 ngày 30 tháng 03 năm 2011

CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI : ĐƯỜNG EM ĐI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Cháu thuộc và hát diễn cảm cả bài hát “Đường em đi”.
- Cháu múa minh họa được cả bài hát.
- Cháu nghe hát bài “Anh phi công ơi”; Chơi thành thạo trò chơi âm nhạc.
2. Kỷ năng:
- Cháu tham gia các hoạt động tự nhiên, hứng thú và chơi đúng luật.
3. Thái độ:
- Cháu đi đường đúng luật.
- Thích nghe - hát, thích múa, chăm ngoan,
II. CHUẨN BỊ:
- Mũ chóp, trống lắc,…
- Bài múa: “Đường em đi”
- Hát cho trẻ nghe: “Anh phi công ơi”
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định
2. Giới thiệu
3. Vào bài
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Đi xe đạp”.
- Hỏi trẻ: Các con vừa chơi trò chơi gì?. (Trẻ trả lời)
- Vậy xe đạp là phương tiện giao thông đường gì?
- Cô kết hợp mở máy cho trẻ xem tranh và trò chuyện với
trẻ về những hình ảnh trong tranh. (Trẻ xem tranh và trò
chuyện cùng cô).
- Các con nhìn xem bức tranh vẽ người đi bộ đi ở đâu? Đi
về phía bên nào? (Trẻ trả lời).

- Xe cộ đi ở đâu? Khi đi qua ngã tư đường phố thấy đèn
a. Dạy vận
động:
b. Nghe hát:
c. Trò chơi:
đỏ các con phải như thế nào? Còn đèn xanh phải làm gì?
- Cũng có bài hát nói về luật giao thông mà cô đã dạy các
con hát rồi bây giờ các con lắng nghe một đoạn của bài
hát và đoán đó là bài hát gì? nhạc và lời của ai? (Trẻ trả
lời).
- Cô mở máy hát, Trẻ hát theo lần 1, lần 2.
- Cho trẻ chọn vận động.
Hôm nay cô cháu mình cùng vận động múa minh họa bài
hát “Đường em đi”.
- Cô hát lần 1, 2 kết hợp múa minh họa cho cháu xem
- Cô hát múa lần 3, miêu tả giải thích từng động tác.
+ Động tác 1: “Đường em đi … bên phải”: Cô làm động
tác đi một hai, sau đó tay trái chống hông, tay phải đưa về
phía phải, nhúng chân vào chữ “phải”
+ Động tác 2: “Đường ngược lại … bên trái”: Giống động
tác 1 nhưng đổi tay.
+ Động tác 3: “Đường bên trái … không đi”: Tay phải
chống hông, tay trái đưa về phía trái, sau đó tay trái đưa
ngang ngực, lắc bàn tay, nhúng chân và chữ “trái”, chữ
“đi”.
+ Động tác 4: “Đường bên trái …không đi”: Tương tự
động tác 3.
+ Động tác 5: “Đường bên phải … em đi”: Tay trái chống
hông, tay phải đưa về phía phải hai lần.
- Cô dạy lớp, tổ, nhóm, cá nhân múa minh họa theo cô.

- Cô dạy cả lớp múa hát lại cả bài một lần
- Cô hỏi: Cô cháu mình vừa vận động bài gì?
+ Giáo dục cháu: Khi đi đường phải đi phía bên phải, đi
đúng luật, không chạy nhảy, đùa giỡn trên đường
+ Nghe hát bài “Anh phi công ơi”, Nhạc Xuân Giao, lời
thơ Xuân Quỳnh
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1. Tóm tắc nội dung bài hát.
- Lần 2 cô mở máy hát cô múa minh họa.
+ Giáo dục cháu chăm ngoan, vâng lời cô, giúp đỡ bạn bè,
kính trọng, yêu thương cô giáo, đi đường đúng luật…
+ Trò chơi âm nhạc: “Tiếng hát của ai”
- Cô mời một cháu lên chơi đội mủ che kính mắt, chỉ định
1 cháu ở lớp hát. Sau đó cháu bỏ mủ ra và chỉ định tiếng
hát ở phía nào, bạn vừa hát tên gì?
- Nhận xét tuyên dương lớp.
4. Kết thúc:
Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 ngày 31 tháng 03 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI : BÉ THI CHỌN HÌNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
-Trẻ nhận biết, phân biệt được hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, và
gọi đúng tên gọi của nó.
2. Kỷ năng:

-Trẻ biết đặc điểm nổi bật của từng hình : hình vuông có 4 cạnh,4 góc
bằng nhau,hình chữ nhật có 4 góc, 4 cạnh: 2 cạnh dài bằng nhau, 2
cạnh ngắn bằng nhau, cả hai hình không lăn được. Hình tròn không có
cạnh có góc, lăn được.
3. Thái độ:
-Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia hoạt động, chơi trò chơi sôi nổi, hào
hứng.
II. CHUẨN BỊ:
-Hình vuông, hìnhỡch nhật, hình tròn đủ số lượng cho cô và trẻ.
-Một mô hình xe ôtô.
-Các đồ chơi, đồ vật đặt ở các góc.
*Phương pháp :
-Quan sát, trực quan, đàm thoại, thực hành.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định
2. Giới thiệu
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc với các đồ chơi có dạng
hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Cô hỏi trẻ đang chơi gì ở các góc?
- Cô cho trẻ lại gần cô.
- Cô thấy lớp mình chơi rất ngoan ở các góc cô có món
quà muốn tặng lớp mình, các con có thích xem không?
(trong hộp quà là một xe ôtô chở hàng).
- Bây giờ cô cùng các con mở nhé!
3. Vào bài
*Trò chơi 1:
*Trò chơi 2:
- Đây là gì đây các con? (Xe ôtô)
- Cô trò chuyện về xe ôtô? Bánh xe, cửa xe và thùng sau

của xe (các con thấy giống dạng hình gì?). Hôm nay, cô sẽ
giúp các con nhận biết hình vuông, hình tròn, hình chữ
nhật Qua đó, các con sẽ dễ dàng nhận biết hình dạng của
xe ôtô.
- Cô đặt sau lưng mỗi trẻ 1 cái rỗ, trong đó đựng hình
vuông, hình chữ nhật, hình tròn.
- Giới thiệu hình vuông, cô đặt câu đố :
“Hình gì 4 cạnh bằng nhau
Trên – dưới, trái – phải kề nhau hình gì?” (Trẻ trả lời)
- Cô gọi tên đó chính là hình vuông.
- “Gió thổi – gió thổi”
Thổi những cái rổ phía sau lưng các con ra phía trước.
- Bạn nào giỏi chọn cho cô hình vuông đưa lên cao nào.
- Hình gì đấy các con? (Trẻ đồng thanh: Hình vuông).
- Các con dùng tay trỏ sờ các cạnh xem nào.
- Hình vuông có bao nhiêu cạnh? bao nhiêu góc? Vì sao
các con biết? Cô đố các con hình vuông có lăn được
không? Để biết được điều đó, các con để hình vuông
xuống nền lăn thử xem (không lăn được) Vì sao không lăn
được? (Có cạnh, có góc).
- Tương tự cô cho trẻ nhận biết hình chữ nhật (2 cạnh dài
nằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau, không lăn được).
- Hình tròn ( không có cạnh, không có góc, lăn được ).
- Cô gợi ý cho trẻ so sánh đặc điểm khác nhau của 3 hình.
+ Hình vuông, hình chữ nhật: Có cạnh, có góc, không lăn
được.
+ Hình tròn : Không có cạnh, không có góc nhưng lăn
được.
“Ai chọn nhanh hơn”
- Trẻ chọn hình theo yêu cầu của cô và giơ lên đọc tên

hình đó. -Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
“Dán xe”
- Cô chuẩn bị một số hình tròn, hình vuông , hình chữ
nhật để trẻ dán thành xe ôtô chở hàng. Hai đội sẽ bật ô lên
lần lượt dán các hình tạo thành xe ôtô chở hàng. Đội nào
dán sai thì xe đó không được tính. Trong vòng 2 phút, đội
nào dán nhiều hơn, đội đó chiến thắng.
- Trẻ chơi xong cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
4. Kết thúc: -Hát “Đi xe đạp”.
Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………….
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 6 ngày 01 tháng 04 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀÌ: Truyện: KIẾN CON ĐI XE Ô TÔ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung câu truyện, nhớ tên câu truyện và các nhân vật trong
câu truyện.
2. Kỷ năng:
- Biết kể chuyện diễn cảm và biết thể hiện giọng điệu của từng nhân vật
- Phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ nói rõ ràng, trọn câu.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ khi đi trên phương tiện giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
- Rối bìa

- Tranh vẽ nội dung câu chuyện có từ
- Mũ để trẻ đóng kịch.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định
2. Giới thiệu
- Cho trẻ hát và vận động bài: “Em tập lái ô tô”
- Bài hát nói về gì?
- Người lái ô tô gọi là gì?
- Có nhiều bạn không tập lái ôtô nên phải đón ôtô vào
rừng vui chơi, hái nấm…
3. Vào bài
a. Kể chuyện:
b. Kể trích
dẫn:
c. Đàm thoại:
d. Trò chơi
4. Kết thúc:
- Trên đường đi như thế nào, các con hãy lắng nghe cô
kể chuyện này nhé.
+ Nghe kể chuyện quan sát tranh đàm thoại.
- Kể chuyện cho trẻ nghe.
+ Lần một: Cô kể kết hợp điệu bộ.
- Qua câu chuyện cô vừa kể, các con có nhận xét gì?
- Vì sao con biết? (Trẻ trò chuyện cùng cô)
- Cô tóm tắt câu chuyện.
- Cô kể chuyện lần 2 và kết hợp cho trẻ xem tranh.
- Cô chỉ tên câu chuyện trong tranh, câu chuyện có tên
“Kiến con đi xe ô tô” lớp đồng thanh một lần.
+ Kể trích dẫn: Cô vừa kể vừa trích dẫn.

- Kiến con và các bạn vào rừng. Các bạn đó vào rừng để
làm gì? (Trẻ trả lời)
- Mỗi bạn vào rừng đều có công việc riêng phải không?
- Khi xe chạy có ai xin lên xe?
- Các bạn trên xe ai cũng nhường chổ cho bác gấu phải
không?
- Cuối cùng bác gâu ngồi vào chổ của ai?
- Khi trích dẫn kết hợp hỏi trẻ để trẻ nói tiếp đoạn
chuyện.
* Đàm thoại: Hình thức cho trẻ chọn các loại ptgt mà trẻ
thích, phía sau các pt đó có một câu hỏi để trẻ trả lời.
+ Câu hỏi:
- Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì?
- Trong câu chuyện có những ai? Các bạn trong câu
chuyện vào rừng để làm gì?
- Khi bác gâú lên xe, xe đã như thế nào?
- Qua câu chuyện các con thấy các bạn như thế nào?
- Cuối cùng bác gấu ngồi vào chổ của ai?
- Cô tóm ý giáo dục dặn dò trẻ .
- Chuyện tiếp cho trẻ làm các động cơ phương tiện giao
thông.
+ Tập nhận vai đóng kịch.
- Cô tặng mũ cho trẻ, trẻ tự chọn mũ nhân vật mà trẻ
thích về từng nhóm.
- Cô dẫn chuyện giúp trẻ đối thoại.
- Nhận xét vai chơi
+ Cho trẻ nối nhau làm đoàn tàu nhỏ xíu chuyển ra ngoài.
Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

×