Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

luận văn quản trị chiến lược Giải pháp phát triển chuỗi siêu thị INTIMEX tại công ty Cổ phần Intimex Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.42 KB, 70 trang )

Chuyân đề thực tập
MỤC LỤC
2.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CHUỖI SIÊU THỊ INTIMEX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
INTIMEX VIỆT NAM 20
2.1.1 Vai trò của siêu thị trong hệ thống phân phối 20
2.1.2 Chuỗi siêu thị và sự cần thiết khách quan của việc phát triển chuỗi siêu thị Intimex tại công ty
CP Intimex Việt Nam 22
Sự cần thiết khách quan của việc phát triển chuỗi siêu thị Intimex tại công ty CP Intimex Việt Nam 22
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI SIÊU THỊ INTIMEX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT
NAM 23
2.2.1 Khái quát về hệ thống siêu thị Intimex 23
2.2.1.1 Khái quát về thị trường bán lẻ Việt Nam 23
Thực trạng về thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây 23
. 24
2.2.1.1.1 Cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt 24
2.2.1.2 n 100 USD/m2/tháng. 26
2.2.1.3 Khái quát về hệ 26
2.2.2 hay các đại lý bán lẻ 28
2.2.3 Các biện pháp phát triển chuỗi siêu thị Intimex của công ty đã 28
2.2.4 chững kết quả khả quan 30
2.2.5 T ì nh hình phát triển chuỗi siêu thị Intimex của Công ty Cổ phần Intimex 30
2.2.5.1 ệt Nam trong những năm qua 30
2.2.5.2 Tình hình số lượng các siêu 30
hị và trung tâm phân phối 30
2.2.5.3 Năm 2007, Công ty CP Intimex Việt Nam có hệ thống 7 siêu thị, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và các
tỉnh phía Bắc. Năm 2008, Tổng số siêu thị của công ty Intimex là 10 siêu thị trong đó có 02 siêu thị tại Hải
Phòng, 01 siêu thị tại Hải Dương, 05 siêu thị tại Hà Nội, 01 siêu thị tại Nghệ An, 01 siêu thị tại Đà Nẵng. Đến
năm 2009, Công ty mở thêm 01 siêu thị tại Hưng Yên, 01 siêu thị tại Hòa Bình, thêm 01 siêu thị tại Đà Nẵng,
01 Siêu thị tại Quy Nhơn ( Bình Định ) và đặc biệt khai trương 01 siêu thị tại khu vực phía Nam là Trung tâm
thương mại Intimex – Fuso đặt tại TP 30
2.2.5.4 ợc nhanh chóng thông 31


uốt 31
2.2.5.4.1 Tình hình doanh thu 31
2.2.5.4.2 Tình hình doanh thu toàn b 31
ng trưởng là 73,5% 32
tăng trưởng thấp nhất là 16% 33
2.2.5.4.9 Tì 33
2.3 NGƯỜI TIÊU DÙNG HẾT SỨC CHÚ Ý. 34
2.4 NHỮNG KẾT LUẬN ĐÁNH GIÁ QUA PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN 34
2.4.1 uỗi siêu thị Intimex t 34
2.4.2 a hoặc ngày thành lập siêu t 36
2.5 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 39
2.7 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT 39
2.7.1 iển của Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam thời gian tới 39
2.7.2 Định 39
2.7.3 kinh doanh siêu thị và phân phối như nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử… 46
2.7.6 xuất nhập khẩu 10%/ năm sau đó tăng dần tối thiểu 20% trở lên mỗi năm 48
2.8 ÊU KHÁC ĐỀU CÓ SỰ CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC: SỐ LAO ĐỘNG TĂNG, CỔ TỨC ĐƯỢC CHIA TĂNG, 49
2.10 GIẢI PHÁP CHỦ YẾ 49
2.10.1 phát triển chuỗi siêu thị Intimex tại Công ty Cổ phần Int 49
2.10.1.1 ex Việt Nam thời gian tới 49
2.10.1.2 Đầu tư mở rộng quy mô của hệ thống 49
2.10.1.3 h liên kết với các doanh nghiệp khá 50
2.10.2 ịa điểm để kinh doanh thêm các ngành hàng 50
2.10.3 ác chương trình quảng cáo, khuyến mại nhiều h 51
2.10.4 ty chủ yếu vẫn bằng các áp phíc 52
2.10.5 n mạnh phương thức nhượng quyền thương mại cho từng cá nhân 54
2.10.6 ng ty. Điều này không những g 55
2.11 CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ TRONG C 57
2.11.1 chế thị trường. Quản lý hệ thống bằng công nghệ thông tin trong hệ thống to 57
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thương mại 48B

Chuyân đề thực tập
2.11.2 c chính sách ưu tiên phát triển siêu thị tại các 59
2.11.3 phân phối, bán lẻ. Thậm chí sử dụng mặt bằng các 59
2.11.4 h siêu thị trong xây dựng cơ sở vật chất 60
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thương mại 48B
Chuyân đề thực tập
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Biểu đồ I.1. Doanh thu của công ty qua các năm 2005-2009 Error: Reference
source not found
Biểu đồ I.2. Lợi nhuận của công ty qua các năm 2005-2009 Error: Reference
source not found
Bảng I.1: Doanh thu xuất khẩu 1 số mặt hàng chủ yếu của công ty CP Intimex
Việt Nam từ năm 2005 - 2009 Error: Reference source not found
Bảng I.2: Doanh thu nhập khẩu 1 số mặt hàng chủ yếu của công ty CP Intimex
Việt Nam từ năm 2005 - 2009 Error: Reference source not found
Bảng I.3: Cơ cấu chi phí Error: Reference source not found
Bảng I.4: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP
Intimex Việt Nam từ năm 2005 - 2009 Error: Reference source not
found
Bảng 5 : Số lượng lao động của công ty phân theo trình độ lao động và hợp đồng
lao động năm 2008 Error: Reference source not found
Bảng II.1: Danh sách hệ thống siêu thị Intimex trên cả nước Error: Reference
source not found
Bảng II.3 : Tình hình doanh thu theo mặt hàng từ năm 2007 – 2009 Error:
Reference source not found
Bảng III.2: Dự kiến doanh thu và sản lượng các mặt hàng công ty kinh doanh từ
năm 2010-2012 Error: Reference source not found
Bảng III.3: Một số chỉ tiêu cơ bản của công ty trong thời gian từ năm 2009-2011
Error: Reference source not found
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thương mại 48B

Chuyân đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2008, khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng và ảnh
hưởng đến toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới. Việt Nam cũng không phải là
ngoại lệ. Tốc độ tăng trưởng suy giảm, xuất khẩu giảm mạnh làm thâm hụt
thương mại gia tăng, đầu tư nước ngoài giảm, và đặc biệt tiêu dùng giảm sút.
Trước tình hình đó, Công ty cổ phần Intimex Việt Nam, với hai lĩnh
vực kinh doanh chính là xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa, đứng trước
thách thức lớn về hướng phát triển kinh doanh trong tương lai. Ngoài việc tiếp
tục phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty hiểu rằng cần phải thật sự
quan tâm thị trường nội địa. Với dân số hơn 86 triệu người, Việt Nam thật sự
là thị trường lớn để công ty khai thác. Với hệ thống 15 siêu thị và trung tâm
thương mại, 3 trung tâm phân phối hiện có, mảng kinh doanh siêu thị chiếm
tỷ trọng lớn trong kinh doanh nội địa của công ty. Tuy nhiên kinh doanh siêu
thị cũng đứng trước thách thức lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài cũng như
các doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy, để mở rộng kinh doanh nội địa,
cạnh tranh với các đối thủ, đống thời đáp ứng nhu cầu phát triển của toàn
công ty, hệ thống siêu thị Intimex cần được đầu tư phát triển mạnh trong thời
gian tới.
Sau quá trình thực tập và nghiên cứu tại công ty, em đã mạnh dạn lựa
chọn đề tài : “Giải pháp phát triển chuỗi siêu thị INTIMEX tại công ty Cổ
phần Intimex Việt Nam” làm chuyên đề thực tập của mình. Với mục tiêu
nghiên cứu thực trạng phát triển chuỗi siêu thị INTIMEX tại công ty Cổ phần
Intimex Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển chuỗi siêu thị
trong thời gian tới, đề tài có kết cấu gồm 3 chương
Chương 1: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng phát triển chuỗi siêu thị Intimex tại công ty Cổ
phần Intimex Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển chuỗi siêu thị Intimex tại
Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam trong thời gian tới.

Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thương mại 48B
1
Chuyân đề thực tập
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX
VIỆT NAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty CP Intimex Việt Nam
Công ty XNK Intimex được thành lập ngày 10/08/1979 với tên gọi ban
đầu là Công ty XNK nội thương, là doanh nghiệp đầu tiên làm xuất nhập khẩu
của Bộ Nội thương.
Trong những năm 1979 -1989, công ty là đơn vị chính cung cấp hàng
tiêu dùng của các nước XHCN cho nhân dân cả nước và tạo ra việc làm cho
hàng vạn người lao động sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Công ty XNK Intimex
đã góp phần to lớn vào nhiệm vụ chính trị của Nhà nước giao phó và trở thành
doanh nghiệp nổi tiếng và cung cấp hàng tiêu dùng nhập khẩu của các nước
XHCN và thu mua hàng TCMN xuất khẩu.
Thời kỳ 1989 -1990: công ty XNK Intimex là doanh nghiệp khởi xướng
đề nghị chính phủ cho phép nhập khẩu hàng tiêu dùng của các nước tư bản để
thu hồi ngoại tệ cho người lao động, học tập, công tác ở nước ngoài bước đầu
tạo ra nguồn hàng tiêu dùng mới từ các nước tư bản để cung cấp cho người
tiêu dùng trong nước. Intimex đã trở nên nổi tiếng với mọi người đi lao động,
công tác, học tập nước ngoài trở về Việt Nam thời kỳ này và hoàn thành
nhiệm vụ được giao phó, thu về cho Nhà nước hàng chục triệu USD mỗi
năm.
Sau nghị quyết của hội nghị trung ương 6 của trung ương năm 1986 về
việc mở cửa thị trường, Công ty đã cho chuyển đổi kinh doanh theo cơ chế
khoán đến các đơn vị, phòng kinh doanh.
Thời kỳ sau năm 1998: Intimex bước sang trang mới với mục tiêu đẩy
mạnh xuất khẩu nông sản tập trung xuất khẩu cà phê, hạt tiêu Intimex đã tạo
ra đột biến về kim ngạch xuất khẩu. Sau 10 năm Intimex đã trở thành nhà

xuất khẩu cà phê, hạt tiêu hàng đầu cả nước mỗi năm xuất khẩu từ 150.000-
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thương mại 48B
2
Chuyân đề thực tập
200.000 tấn cà phê, từ 10.000-15.000 tấn tiêu, chiếm 20% xuất khẩu cà phê ở
Việt Nam và 15% tiêu của cả nước trở thành doanh nghiệp xuất khẩu nổi
tiếng trong ngành thương mại cũng như trong và ngoài nước.
Từ 2000: Intimex lại bước sang một giai đoạn mới khi tham gia đầu tư
các nhà máy chế biến nông sản như: Nhà máy tiêu sạch tại Bình Dương năm
2002 đầu tư 20 tỷ, đến nay đã hoàn vốn và có lãi từ năm 2006. Nhà máy tinh
bột sắn xây dựng năm 2003 ở Thanh Chương, Nghệ An lúc đầu là 50 tấn
sắn/ngày, đến nay đã nâng công suất lên 180 tấn/ngày, hàng năm xuất khẩu
trên 20.000 tấn từ năm 2007 đã bắt đầu có lãi và trở thành nhà máy lớn nhất
Miền Bắc hiện nay. Hiện Intimex đang đầu tư 2 nhà máy chế biến cà phê chất
lượng cao tại Bình Dương và Buôn Ma Thuột với công suất mỗi nhà máy
20.000tấn/năm. Ngoài ra Intimex còn đầu tư vào nuôi trồng chế biến thuỷ sản
tại Diễn Kim - Nghệ An, Đồng Ghép - Thanh Hoá với diện tích gần 100 ha
nuôi tôm công nghiệp được VASEP đánh giá là nơi nuôi tôm thẻ chân trắng
hiện đại và lớn nhất Miền Bắc và nuôi tu hài tại Vân Đồn-Quảng Ninh với
một triệu m2 mặt biển
Để mở rộng địa bàn hoạt động, Intimex đã thành lập thêm các chi nhánh,
xí nghiệp tại Tây Ninh, Bình Dương, Nghệ An, Đắc Lắc. Ngoài ra đơn vị còn
sáp nhập thêm các đơn vị khác có nhiều khó khăn, thua lỗ như: Công ty nông
sản 3 (Bộ Thương mại), xí nghiệp nuôi tôm Sầm Sơn, nhà máy thủy sản
Hoằng Trường (Tỉnh Thanh Hoá) nhờ đó mà Intimex đã phát triển mở rộng
thị trường kinh doanh, sản xuất cả về lượng và chất.
Một trong những thế mạnh của Intimex nữa là với truyền thống kinh
doanh bán buôn, bán lẻ thời kỳ bao cấp của ngành nội thương với cơ sở vật
chất có sẵn, năm 2001 công ty lần đầu tiên xây dựng siêu thị đầu tiên của
ngành thương mại tại Hà Nội nói riêng và Miền Bắc nói chung. Việc đi tiên

phong về phát triển siêu thị của một doanh nghiệp Nhà nước của ngành
thương mại đã thành công và đến nay Công ty đã có 14 siêu thị và TTTM tại
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thương mại 48B
3
Chuyân đề thực tập
Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hòa Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng,
Buôn Ma Thuột. Năm 2008 được người tiêu dùng bình chọn là siêu thị nổi
tiếng: Hệ thống chuẩn siêu thị và TTTM mở rộng trong cả nước là định
hướng chiến lược của Intimex trong thời gian tới.
Trong sự phát triển đổi mới hoạt động kinh doanh thì Intimex cũng là
đơn vị tiên phong của ngành thương mại trong công tác cổ phần hoá, trở
thành các công ty mẹ - con. Năm 2006 có 3 đơn vị của Intimex cổ phần hoá
thành công và phát triển mạnh trở thành doanh nghiệp có doanh thu lớn thứ 5
trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt năm 2008.
Intimex không chỉ phát triển trong kinh doanh, sản xuất đứng hàng đầu
trong ngành và trong cả nước về một số ngành nghề sản xuất kinh doanh mà
còn là nơi cung cấp nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp cho Bộ Công thương, cho
tham tán thương mại các nước, cho các doanh nghiệp khác và cho lãnh đạo
các Hiệp hội ngành hàng.
Ba mươi năm qua ngay từ khi mới thành lập đến nay trải qua những năm
tháng có lúc vinh quang nhưng cũng có lúc thăng trầm xong dự khó khăn đến
đâu Intimex vẫn vươn lên mạnh mẽ, đến nay với trên 2000 cán bộ công nhân
viên, địa bàn trải đều trên các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Năm
2008 với kim ngạch xuất nhập khẩu trên 400 triệu USD, doanh thu trên 9.000
tỷ nộp ngân sách trên 300 tỷ Công ty xuất nhập khẩu Intimex được xếp hạng
49/500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Công ty Intimex đã hoàn thành các thủ tục cổ phần hoá và đang tiếp tục
phát triển với mô hình mới Công ty cổ phần Intimex Việt Nm
1.2. Chức năng nhiệm vụ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý kinh
doanh của Công ty CP Intimex Việt Nam

1.2.1. Ban Lãnh đạo
Có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong công ty. Đứng đầu là
tổng giám đốc, giúp việc cho tổng giám đốc là phó tổng giám đốc và ba giám
đốc điều hành.
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thương mại 48B
4
Chuyân đề thực tập
- Tổng Giám Đốc : Là người lãnh đạo cao nhất, có nhiệm vụ quản lý
chung mọi hoạt động của các phòng ban chức năng, chịu trách nhiệm trước
Nhà nước và tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
Phó tổng giám đốc và giám đốc điều hành : Thay mặt tổng giám đốc
giải quyết các công việc khi tổng giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước
tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình .
1.2.2. Khối các phòng quản lý
1.2.2.1. Phòng quản lý siêu thị
Có nhiệm vụ quản lý chung hệ thống siêu thị Intimex khắp cả nước: xây
dựng kế hoạch kinh doanh, đảm bảo việc giám sát với hệ thống kinh doanh
siêu thị, báo cáo với Ban Lãnh đạo công ty về tình hình hệ thống siêu thị và
chịu trách nhiệm với các báo cáo đó.
1.2.2.2. Phòng tài chính kế toán
Nghiên cứu, quản lý, kinh doanh tài chính, tài sản. Tổng hợp, phân tích
kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty trên từng lĩnh vực.
1.2.2.3. Phòng kinh tế tổng hợp
Tập trung nghiên cứu xây dựng các chính sách, mục tiêu, kế hoạch kinh
doanh công ty trên từng lĩnh vực.
1.2.2.4. Phòng tổ chức cán bộ
Thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo phân công các vị trí nhân sự
trong công ty
1.2.2.5. Phòng đầu tư và XD cơ bản

Thực hiện công tác đầu tư và xây dựng cơ bản của công ty: quản lý các
dự án, các công trình đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sản xuất lắp đặt
trang thiết bị phụ trợ, sửa chữa các công trình xây dựng của công ty.
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thương mại 48B
5
Chuyân đề thực tập
1.2.2.6. Phòng hành chính quản trị
Thực hiện công tác hành chính và quản trị thiết bị trong toàn hệ thống
công ty
1.2.3. Khối các phòng kinh doanh
1.2.3.1. Phòng bán buôn và kho vận
Dự trữ và bảo quản hàng hóa, đảm bảo quá trình lưu thông hàng hóa.
Kết hợp với phòng kinh doanh thực hiện các đơn hàng bán buôn đến các đại
lý C2,C3.
1.2.3.2. Phòng kinh doanh 1, 2, 3
Kinh doanh trên từng lĩnh vực của công ty: kinh doanh xuất – nhập
khẩu, kinh doanh dịch vụ và sản xuất.
1.2.4. Khối các đơn vị trực thuộc
Hệ thống chi nhánh, xí nghiệp và hệ thống siêu thị của Công ty CP
Intimex trên toàn quốc. Đảm bảo việc thực hiện công việc kinh doanh của
công ty do Ban Lãnh đạo và khối phòng quản lý – kinh doanh đề ra.
1.2.5. Khối các công ty con
Công ty CP SX&TM Intimex Hà Nội: thực hiện việc kinh doanh sản
xuất và thương mại dịch vụ tại Hà Nội
1.2.6. Khối các công ty liên kết
Công ty CP Sài Gòn Intimex: thực hiện việc kinh doanh sản xuất và
thương mại dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh
Công ty CP XNK Intimex: thực hiện việc kinh doanh xuất nhập khẩu
của công ty.( chủ yếu là xuất nhập khẩu nông sản tại thị trường Miền nam )
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thương mại 48B

6
Chuyân đề thực tập
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thương mại 48B
Biểu I.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty CP Intimex Việt Nam
(Nguồn: Phòng Kinh tế tổng hợp – Công ty CP Intimex Việt Nam)
7
Chuyân đề thực tập
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Intimex Việt
Nam trong những năm gần đây
1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
1.3.1.1. Ngành nghề kinh doanh
Công ty kinh doanh trong các ngành nghề chủ yếu sau: Kinh doanh
dịch vụ siêu thị,Kinh doanh, chế biến hàng nông sản, thực phẩm, thủy, hải
sản, thủ công mỹ nghệ; Nuôi trồng giống thủy, hải sản; Kinh doanh nguyên
liệu, vật liệu xây dựng, sắt thép, trang thiết bị y tế; Mua bán đá quý, thuốc lá nội,
thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, giống thủy, hải sản, phân bón các loại;
Kinh doanh phương tiện vận tải (ô tô, xe máy); Kinh doanh dịch vụ viễn
thông (không bao gồm thiết lập mạng); Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và
các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh quán bar,
phòng karaoke, vũ trường); Kinh doanh khách sạn, nhà ở, cho thuê văn
phòng, cửa hàng, kho bãi; Dịch vụ chuyển khẩu, chuyển tải hàng hóa; Xây
dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng đô
thị, khu công nghiệp, công trình cấp thoát nước; Sản xuất, gia công, lắp ráp xe
máy và các phụ tùng xe máy; Sản xuất, gia công hàng may mặc; Xuất nhập
khẩu các sản phẩm, hàng hóa Công ty kinh doanh.
Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉ kinh
doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
1.3.1.2. Các sản phầm, dịch vụ chú yếu
• Các mặt hàng kinh doanh xuất khẩu:
Công ty xuất khẩu đa dạng các sản phẩm như nông sản: Cà phê, hạt

tiêu, cao su, tinh bột sắn, chè, hạt diều, cơm dừa, hồi, quế ; thuỷ hải sản:
Tụm, cá, mực các loại ; hàng thủ công mỹ nghệ: hàng thêu, hàng gốm sứ,
hàng mỹ nghệ sơn mài… ; hàng may mặc các loại và các mặt hàng khác.
• Các mặt hàng nhập khẩu và kinh doanh nội địa
Công ty cũng nhập khẩu nhiều loại mặt hàng dùng cho sản xuất và
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thươngmại 48B
8
Chuyân đề thực tập
kinh doanh như: vật tư nguyên liệu: Bột giấy, giấy tráng lỏng, thép, đồng,
nhôm, PVC, hạt nhựa, sợi, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ; máy móc
thiết bị: máy xúc dào, ô tô xe tải, máy dò, máy chiếu, máy gia công gỗ, máy
bơm, phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy, thiết bị thí nghiệm, cáp điện hàng tiêu
dùng: hàng gia dụng, hàng thực phẩm chế biến và các mặt hàng khác
Ngoài ra, công ty còn kinh doanh dịch vụ: dịch vụ viễn thông và cho
thuê kho bãi văn phòng trên cơ sở quỹ đất được nhà nước giao cho quản lý.
Công ty cũng tự sản xuất một số mặt hàng phục vụ kinh doanh nội địa
và xuất khẩu như :Sản phẩm tiêu sạch, tinh bột sắn; sản phẩm may mặc; nuôi
trồng, chế biến thuỷ hải sản: các loại tôm, sị, điệp và các loại thuỷ hải sản chế
biến đông lạnh; sản xuất, lắp ráp xe máy; và các sản phẩm khác
1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần
đây
1.3.2.1. Mục tiêu của công ty
“Công ty xuất nhập khẩu Intimex luôn phấn đấu là công ty thương mại
hàng đầu Việt Nam, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân
phối đa dạng, công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng
bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.”
1.3.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Trải qua 29 năm hoạt động, nay công ty Xuất nhập khẩu Intimex là một
trong những doanh nghiệp có quy mô lớn của Bộ Công Thương về lĩnh vực
kinh doanh thương mại. Trong những năm đầu đổi mới của nền kinh tế đất

nước, Công ty phát triển mạnh mẽ chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc
biệt là kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Đây vốn là mặt hàng
xuất khẩu truyền thống và là thế mạnh của công ty Xuất nhập khẩu Intimex
trong thời gian qua. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã tạo dựng được uy
tín lớn đối với khách hàng trong và ngoài nước cũng như đã gặt hái được
thành công đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh này.
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thươngmại 48B
9
Chuyân đề thực tập
Thực hiện mục tiêu chủ động một phần nguồn hàng cung ứng cho xuất
khẩu, đồng thời tăng giá trị các mặt hàng xuất khẩu góp phần nâng cao hơn
nữa hiệu quả của hoạt động này, Công ty đã tiến hành đầu tư vào lĩnh vực sản
xuất chế biến một số ngành hàng như: sản xuất Tinh bột sắn, chế biến cà phê,
hạt tiêu Đến nay phần lớn các dự án đầu tư đã được đưa vào khai thác, sử
dụng bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh việc phát
triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, trong giai đoạn 2001-
2003, Công ty bắt đầu mở rộng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nội địa,
đặc biệt là việc xây dựng hệ thống phân phối bán buôn và bán lẻ với chuỗi
siêu thị mang thương hiệu Intimex.
Những thành công đạt được trên các lĩnh vực kinh doanh xuất nhập
khẩu, kinh doanh nội địa và đầu tư sản xuất đã tạo đà và thế cho công ty.
trong những năm qua công ty luôn đạt mức tăng trưởng về kim ngạch xuất
nhập khẩu từ 10 - 12%. cụ thể năm 2006 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần
200 triệu USD, doanh số đạt hơn 3.500 tỷ đồng và nộp ngân sách trên 200 tỷ
đồng. Với những thành tích đạt được nói trên, Công ty được xếp hạng thứ 34
trong 500 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam năm 2007.
Bảng I.1: Doanh thu xuất khẩu 1 số mặt hàng chủ yếu của công ty CP
Intimex Việt Nam từ năm 2005 - 2009
ĐVT:1000đ
STT

Sản
phẩm
Doanh thu xuất khẩu
2005 2006 2007 2008 2009
1 Cà phê 122.902.635 180.780.504 50.106.985 30.950.277 25.369.942
2 Hạt tiêu 18.524.444 18.601.250 9.040.163 4.907.916 6.468.633
3 Cơm dừa 1.228.117 922.114 2.689.982 5.528.932 8.204.935
4 Thủy sản 552.347 591.381 - 501.048 457.456
5
Hàng tiêu
dùng
761.716 3.071.257 4.359.146 4.332.277 4.765.504
6
Nguyên
liệu SX
298.446 16.150 1.137.993 - -
( Nguồn: Phòng Kinh tế tổng hợp – Công ty Cổ phần Intimex VN )
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thươngmại 48B
10
Chuyân đề thực tập
Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu của công ty, ta thấy : đối với
mặt hàng nông sản : cà phê và hạt tiêu là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
công ty, nhưng đến năm 2007 có sự sụt giảm mạnh do khủng hoảng ổn
định( trên 72% đối với mặt hàng cà phê, trên 50% đối với mặt hàng hạt tiêu ),
cơm dừa vẫn có sự tăng trưởng trong xuất khẩu nhờ nhu cầu ổn định và khối
lượng nhỏ nên ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng. Đối với mặt hàng thủy
sản, không phải là thế mạnh của công ty, lượng xuất khẩu quanh mức 500
triệu đồng ở các năm, cá biệt năm 2007 công ty không nhận được đơn hàng
xuất khẩu nào. Đối với mặt hàng tiêu dùng, với hệ thống phân phối ngày càng
được mở rộng , năng lực sản xuất ngày càng gia tăng, công ty đã có mức tăng

trưởng doanh thu ổn định, doanh thu những năm 2007-2008-2009 dự chịu ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng doanh thu luôn đạt mức trên 4 tỷ đồng.
Đó là sự nỗ lực lớn của cả công ty. Đối với nguyên liệu sản xuất, với lượng
nguyên liệu phục vụ tự sản xuất, công ty cũng có xuất khẩu một số lượng lớn
nguyên vật liệu ( đạt trên 1 tỷ đồng năm 2007 ), tuy nhiên, đến năm 2008 –
2009, công ty không xuất khẩu lượng dư thừa mà sử dụng hết lượng nguyên
vật liệu tự sản xuất và nhập khẩu
Bảng I.2: Doanh thu nhập khẩu 1 số mặt hàng chủ yếu của công ty CP
Intimex Việt Nam từ năm 2005 - 2009
ĐVT:1000đ
STT Sản phẩm
Doanh thu nhập khẩu
2005 2006 2007 2008 2009
1 Hàng tiêu dùng 17.168.565 15.479.386 5.421.396 4.111.735 6.355.346
2 Thiết bị máy móc 8.954.183 5.850.067 440.472 1.160.224 1.736.627
3 Nguyên liệu Sản xuất 17.093.213 7.832.314 1.137.993 1.545.386 4.324.246
( Nguồn: Phòng Kinh tế tổng hợp – Công ty Cổ phần Intimex VN )
Công ty cổ phần Intimex Việt Nam nhập khẩu chủ yếu 3 loại mặt hàng
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thươngmại 48B
11
Chuyân đề thực tập
là : hàng tiêu dùng, thiết bi máy móc và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Xét
về dài hạn, nhu cầu ở cả 3 mặt hàng này đều có giảm do ảnh hưởng tiêu cức
từ khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng tích cực từ việc tự sản xuất được một số
mặt hàng trong nước không cần nhập khẩu. Đối với mặt hàng tiêu dùng,
doanh thu xét trong dài hạn là có xu hướng giảm, cá biệt có năm 2009, doanh
thu nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng tăng do nhu cầu tăng mạnh từ hệ thống siêu
thị Intimex được mở rộng. Đối với mặt hàng thiết bị máy móc, doanh thu
nhập khẩu cũng có xu hướng giảm. Nhu cầu sụt giảm mạnh ở năm 2008, từ
hơn 5,8 tỷ đồng xuống còn hơn 440 triệu đồng, nhưng lại gia tăng lên hơn 1,1

tỷ đồng năm 2008, hơn 1,7 tỷ đồng năm 2009.
Bảng I.3: Cơ cấu chi phí
ĐVT: triệu đồng
ST
T
Yếu tố chi phí Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1
Giá vốn hàng
bán
3.812.308,305 1.419.302,369 2.396.185,629 2.561.374,034 2.812.438,327
2
Chi phí bán
hàng
74.120,609 56.299,26 82.035,341 84.232,354 86.583,243
3 Chi phí QLDN 21.537,901 12.036,523 15.557,221 28.991,13 30.186,92
4
Chi phí tài
chính
41.216,916 24.849,679 41.537,256 43.435,235 46.323,246
5 Tổng chi phí 3.949.183,73 1.512.487,83 2.535.315,45
2.718.032,752
2.975.531,738
( Nguồn: Phòng Kinh tế tổng hợp – Công ty Cổ phần Intimex VN )
Chi phí của doanh nghiệp giảm vào năm 2006 do việc cơ cấu lại công
ty. Việc 3 công ty con hạch toán độc lập khiến chi phí toàn doanh nghiệp
giảm mạnh. Sau đó, tiếp các năm 2007 – 2008 – 2009, chi phí tăng đều theo
các năm. Chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí là giá vốn hàng bán ( chiếm trên
dưới 95% so với tổng chi phí ), chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 ( do
Công ty CP Intimex là một doanh nghiệp mà kinh doanh thương mại là chủ
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thươngmại 48B

12
Chuyân đề thực tập
yếu ) với mức trên dưới 3%. Các khoản chi phí khác như chi phí quản lý
doanh nghiệp, chi phí tài chính chiếm tỷ trong nhỏ, 1-2% so với tổng chi phí.
1.3.2.3. Trình độ công nghệ
Bên cạnh việc chú trọng đầu tư trang thiết bị, các giải pháp công nghệ để
nâng cao hiệu quả và chất lượng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, thì
Công ty cũng ý thức rõ việc đầu tư để nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ
thông tin là rất quan trọng, Intimex đã đầu tư triển khai áp dụng và thường
xuyên nâng cấp, cập nhật các hệ thống phần mềm ứng dụng, trang thiết bị hệ
thống máy tính và các thiết bị tin học, hệ thống mạng có tính an toàn và năng
lực tích hợp cao phục vụ tốt công tác quản lý điều hành của lãnh đạo Công ty,
cũng như các hoạt động nghiệp vụ sản xuất, kinh doanh của tất cả các phòng
ban, đơn vị…Từ năm 2002, Công ty đã triển khai giải pháp giao ban điều
hành trực tuyến (Video Conference) giữa Công ty và các đơn vị ở xa.
1.3.2.4. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Công ty đã tiến hành triển khai đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng và chế
biến thủy sản xuất khẩu tại một số tỉnh như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ
An…nhằm chủ động hơn trong việc cung cấp nguyên liệu chế biến, nâng cao
giá trị xuất khẩu của mặt hàng thủy sản.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp xe gắn máy Việt Nam, xí
nghiệp xe máy Intimex đã chuyển từ việc đơn thuần lắp ráp sang đầu tư sản
xuất xe gắn máy chiều sâu. Xí nghiệp đã tiến hành nghiên cứu trạm bảo hành
với những trang thiết bị hiện đại. để phục vụ cho công tác kinh doanh xe máy,
xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Để đẩy mạnh và phát triển hơn nữa các hoạt động kinh doanh, Công ty
Xuất nhập Intimex đã và đang quan tâm phát triển mạng lưới kinh doanh các
dịch vụ viễn thông, thành lập các Trung tâm Dịch vụ Viễn thông Intimex.
Trung tâm dịch vụ Viễn thông Intimex là một trong những đại lý ủy
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thươngmại 48B

13
Chuyân đề thực tập
quyền cấp 1 của Viettel mobille. Hiện nay trung tâm đã mở các đại lý ủy
quyền cấp hai về dịch vụ viễn thông tại một số tỉnh thành phố trên cả nước:
Lào Cai, Thái Bình, Bắc Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh…
Công ty đã hoạch định một chương trình chiếm lĩnh thị trường nội địa
bằng việc phát triển một chuỗi hơn 10 siêu thị trên địa bàn Hà Nội và một số
thành phố như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Dương, Quảng Bình…
thành một hệ thống thống nhất mang thương hiệu Intimex với trang thiết bị
hiện đại và đội ngũ nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm sẵn sàng phục vụ khách
hàng. Các siêu thị của Intimex thực hiện phương thức kinh doanh độc đáo
riêng mới, khác với siêu thị khác đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của người
dân. Đến nay, hệ thống siêu thị Intimex đã được lựa chọn vào topten của
ngành dịch vụ thương mại.
Công ty đã ký kết hợp đồng chiến lược với công ty TFC để triển khai
dịch vụ “đi siêu thị tại nhà” tại hệ thống các siêu thị trên địa bàn cả nước.
Ngoài ra Intimex còn phát triển các dịch vụ khác như: nhận đặt hàng và
phát phiếu mua hàng đến gia đình thân nhân tại Việt Nam. Trong dịch vụ này,
kiều bào sẽ gửi tiền thông qua dịch vụ kiều hối của Intimex, thân nhân ở Việt
Nam có thể nhận hàng, quà hoặc phiếu mua hàng tùy theo mệnh giá mà kiều
bào đã lựa chọn.
1.3.2.5. Tình hình thực hiện các hoạt động Marketing
Bên cạnh việc duy trì những mặt hàng, thị trường truyền thống, công ty
tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh phát triển những mặt hàng mới, thâm nhập thị
trường mới như Nga, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh Quan tâm xây dựng, phát
triển thị trường và mặt hàng chủ lực. Phát huy hơn nữa thế mạnh trong kinh
doanh mặt hàng nông sản, tiến hành mở rộng và đẩy mạnh phát triển các mặt
hàng khác như: gạo, cao su, tinh bột sắn, chè, hạt điều, cơm dừa Chuyển
hướng dần từ xuất khẩu chưa chế biến sang hàng đã qua chế biến có chất
lượng và giá trị cao. Đồng thời tăng cường các hoạt động xúc tiến thương

Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thươngmại 48B
14
Chuyân đề thực tập
mại, quảng bá sản phẩm, đa dạng các hình thức phân phối và tiêu thụ sản
phẩm. Chú trọng hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công
Thương và các cơ quan hữu quan tổ chức, tham gia hội chợ, thắt chặt mối
quan hệ với các hiệp hội trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm đối tác kinh
doanh cũng như tập hợp và xử lý thông tin phục vụ cho công tác điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.3.2.6. Nhãn hiệu, thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản
quyền
Bên cạnh các giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty
còn đặc biệt quan tâm đến hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công
Thương, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Sở Thương mại Hà
Nội tổ chức và được xếp hạng là một trong những doanh nghiệp đứng đầu
trong Top 100 thương hiệu mạnh uy tín và hiệu quả, Giải thưởng Sao vàng
Đất Việt, và nhiều giải thưởng khác trong nước và quốc tế…
Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã tích cực tham gia và được công nhận
là thành viên VIP của sàn giao dịch thương mại điện tử Vn-Emark do Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt nam VCCI chủ trì, là thành viên Vàng của
sàn giao dịch thưong mại điện tử ECVN do Bộ Thương mại, nay là Bộ Công
Thương chủ trì ngay từ những ngày đầu các sàn này đi vào hoạt động….
Ngoài ra, việc quảng bá thương hiệu cũng như các sản phẩm thương mại
và dịch vụ của Công ty Intimex cũng đã được đăng ký chuyển tải trên một số
website thương mại điện tử giữa Việt nam với một số nước,….
1.3.2.7. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thươngmại 48B
15
Chuyân đề thực tập
doanh trong 5 năm gần đây

Bảng I.4: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty CP Intimex Việt Nam từ năm 2005 - 2009
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Vốn nhà nước theo
sổ sách kế toán
Trđ 45.983,948 46.276,716 34.877,591 146.020,130 250.000
2. Nợ ngắn hạn: Trđ 632.521,600 294.956,091 289.036,691 415.268,425 672.225,550
3. Nợ dài hạn : Trđ 103.574,858 107.215,713 101.368,491 93.125,722 91.145,377
4. Tổng số lao động Người 1.100 1.090 1.182 1.310 1.500
5. Tổng quỹ lương Trđ 19.316,84 19.547,182 16.958,630 14.372,790 45.000
6. Thu nhập bình
quân 1 người/tháng
1.000
đồng
1.463,40 1.494,432 1.594,155 2.088,600 3.000
7.Tổng doanh thu Trđ 3.951.687,630 1.491.804,05 2.509.357,66 2.730.345,56 3.000.000
8. Tổng chi phí Trđ 3.949.183,73 1.512.487,83 2.535.315,45 2.718.032,752 2.975.500
9. LN thực hiện Trđ 2.503,90 -20.683,78 -25.957,79 12.212,808 24.500
( Nguồn: Phòng Kinh tế tổng hợp – Công ty Cổ phần Intimex VN )
Năm 2006, do việc cơ cấu lại công ty, chia các đơn vị kinh doanh
thành 3 công ty con hạch toán độc lập, tình hình kinh doanh của công ty giảm
sút: công ty làm ăn thua lỗ. Đến năm 2008, nhờ việc cổ phần hóa, công ty làm
ăn có lãi. Doanh thu tăng mạnh, đời sống cán bộ công nhân viên được cải
thiện rõ rệt.
1.3.2.8. Tình hình sử dụng lao động
Bảng 5 : Số lượng lao động của công ty phân theo trình độ lao động
và hợp đồng lao động năm 2008
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thươngmại 48B
16
Chuyân đề thực tập

ST
T
PHÂN LOẠI
SỐ LƯỢNG
LĐ (người)
TỶ LỆ
(%)
I Phân theo trình độ lao động 1.310 100
1 Trên đại học 01 0,08%
2 Đại học và cao đẳng 373 28,47%
3 Trung cấp 314 23,97%
4 Sơ cấp 129 9,85%
5 Công nhân kỹ thuật 81 6,18%
6 Lao động phổ thông 412 31,45%
II Phân theo hợp đồng lao động 1.310 100
1 Lao động hợp đồng không xác định thời hạn 208 15,88%
2 Lao động hợp đồng từ đủ 3 tháng đến 36
tháng
909 69,39%
3 Đối tượng không ký hợp đồng 03 0,23%
4 Lao động làm việc theo mùa vụ hoặc công
việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
190 14,50%
( Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ – Công ty Cổ phần Intimex VN )
Đối với tình hình sử dụng lao động, công ty sử dụng chủ yếu là lao động
phổ thông, chiếm tỷ lệ 31,45%. Lao động có trình độ đại học – cao đẳng
chiếm tỷ trọng lớn thứ 2, với trên 28%. Điều đó chứng tỏ, công ty đã chú ý
nâng cao chất lượng lao động của mình. Ngoài ra, đối với thời hạn sử dụng
lao động, công ty cam kết sử dụng lao động lâu dài với tỷ lệ hợp đồng có đủ
từ 3-36 tháng chiếm tỷ trọng lớn, trên 69%.

1.3.3. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty những
năm gần đây.
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thươngmại 48B
17
Chuyân đề thực tập
Biểu đồ I.1. Doanh thu của công ty qua các năm 2005-2009
Biểu đồ I.2. Lợi nhuận của công ty qua các năm 2005-2009
Qua biểu đồ doanh thu của doanh nghiệp ta có thể thấy: doanh thu năm
2006 có sự sụt giảm mạnh so với năm 2005 từ 3.951.687,630 trđ xuống còn
1.491.804,05 trđ ( giảm 62,25% ). Có thể giải thích điều này do năm 2006 là
năm Công ty CP Intimex Việt Nam tái cơ cấu lại DN, chuyển đổi mô hình sang
công ty CP với 3 công ty con nên tình hình hạch toán tài chính của DN có sự
thay đổi lớn. Tiếp tục qua các năm 2007, doanh thu của công ty tăng mạnh do
được hỗ trợ trực tiếp từ nguồn vốn sau Cổ phần hóa, đạt mức tăng 68,2%. Đến
năm 2008 – 2009, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, doanh thu tăng trưởng chậm
lại chỉ còn 8,8% năm 2008 và 9,8% năm 2009.
Đánh giá doanh nghiệp qua lợi nhuận thu đươc, năm 2005 doanh nghiệp
làm ăn có lãi, tuy nhiên sau cổ phần hóa thời điểm năm 2006-2007, doanh
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thươngmại 48B
18
Chuyân đề thực tập
nghiệp kinh doanh thua lỗ do việc tái cơ cấu lại doanh nghiệp lúc đầu khiến
doanh thu sụt giảm mạnh, cộng thêm chi phí doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, đến năm 2008-2009, doanh nghiệp lại làm ăn có lãi với lợi nhuận
trên 12 tỷ đồng năm 2008 và 24,5 tỷ đồng năm 2009.
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thươngmại 48B
19
Chuyân đề thực tập
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI SIÊU THỊ INTIMEX

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM
2.1 Sự cần thiết khách quan của việc phát triển chuỗi siêu thị Intimex
tại Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam
2.1.1 Vai trò của siêu thị trong hệ thống phân phối.
Siêu thị nằm trong hệ thống phân phối bán lẻ, là cầu nối quan
trọng giữa sản xuất và tiêu dùng.
Người tiêu dùng thường có nhu cầu về nhiều loại hàng hoá nhưng lại
với số lượng ít, trong khi đó người sản xuất để đảm bảo lợi nhuận và bù đắp
chi phí kinh doanh thì phải sản xuất một hoặc một số hàng hoá với khối lượng
lớn. Đó là mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia. Các nhà phân phối bán lẻ trong đó có các siêu thị sẽ giúp giải
quyết mâu thuẫn này bằng cách mua hàng hoá của nhiều nhà sản xuất khác
nhau, bán lại cho người tiêu dùng tại một địa điểm. Bằng cách đó, các siêu thị
đã giải quyết sự khác biệt và không trùng khớp về không gian và thời gian
giữa sản xuất và tiêu dùng. Về mặt không gian, có rất nhiều nhà sản xuất ở
nhiều địa điểm khác nhau và người tiêu dùng cũng vậy, sự trùng khớp là rất ít.
Còn về mặt thời gian, sản xuất và tiêu thụ không thể diễn ra cùng một lúc, sản
xuất phải diễn ra trước và phải tiến hàng dự trữ để khi cần sẽ đáp ứng được
nhu cầu, hơn nữa có một số hàng hoá sản xuất thời vụ ( như bánh trung thu,
mứt tết, ), một số sản xuất quanh năm (như hoá mỹ phẩm, bánh kẹo, ) và
ngược lại. Siêu thị sẽ tạo nên sự ăn khớp về mặt không gian và thời gian giúp
sản xuất có hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu thông qua hoạt động dự trữ.
Các siêu thị hoạt động trong mạng lưới lưu thông phân phối bán lẻ,
giữ vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã
hội.
Sản xuất muốn tồn tại và phát triển thì phải tiêu thụ được sản phẩm. Có
thể nói hệ thống phân phối nói chung và siêu thị nói riêng ngày càng có vai
trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Siêu thị cung cấp
cho người tiêu dùng đúng chủng loại hàng hoá mà họ cần, đúng thời gian, tại
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thươngmại 48B

20
Chuyân đề thực tập
một địa điểm. Và do là bán hàng trực tiếp cho khách hàng là gười hiểu rõ nhất
nhu cầu của khách hàng để từ đó cung cấp thông tin phản hồi đối với nhà sản
xuất, tác động tới sản xuất để nhà sản xuất có kế hoạch sản xuất sao cho phù
hợp với nhu cầu đa dạng và thay đổi liên tục của khách hàng.
Siêu thị có thể dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị
trường, thúc đẩy phương thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế
thị trường.
Là người bán hàng trực tiếp thay cho nhà sản xuất nên siêu thị hiểu rất rõ
nhu cầu của người tiêu dùng. Khi nhu cầu của khách hàng đã thay đổi họ không
thể bán các sản phẩm cũ không còn nhu cầu. Lúc này, siêu thị sẽ có tác động trở
lại nhà sản xuất để có được những sản phẩm, hàng hoá phù hợp với nhu cầu của
khách hàng, từ đó góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp sản xuất.
Siêu thị giúp giảm thiểu các tầng, nấc trung gian trong hệ thống
phân phối, hình thành nên một hệ thống phân phối liên kết dọc vững
chắc.
Quá trình phân phối sản phẩm của nhà sản xuất thường diễn ra theo 2 cách:
Cách thứ nhất là nhà sản xuất không cần đến các nhà phân phối, đại lý
trung gian mà trực tiếp đưa sản phẩm tới người tiêu dùng. Với cách này, họ có
thể xây dựng các gian hàng giới thiệu sản phẩm tại chính doanh nghiệp mình
hoặc thông qua các hội chợ, triển lãm. Cách này có ưu điểm là sẽ tốn ít chi
phí cho lưu thông sản phẩm nhưng với vai trò là một doanh nghiệp sản xuất
họ chỉ có thể giới thiệu sản phẩm với qui mô hẹp,lượng người tiêu dùng biết
đến sản phẩm của họ cũng sẽ ít và nó chỉ thích hợp cho những hàng hoá có
giá trị lớn như hàng điẹn máy, hàng gia dụng, còn với những mặt hàng phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày giá trị ít cần số lượng mua lớn để bù đắp
chi phí thì cách này không được khả thi.
Cách thứ hai là các nhà sản xuất thông qua các nhà phân phối, đại lý

bán hàng để giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng. Đối với trường
hợp này, càng hạn chế được người trung gian để đưa sản phẩm tới khách hàng
càng ít thì lợi nhuận của họ càng cao. Do vậy, siêu thị là sự lựa chọn tốt nhất,
kênh phân phối chỉ bao gồm:
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thươngmại 48B
21
Chuyân đề thực tập
Nhà sản xuất Siêu thị Người tiêu dùng.
Siêu thị là nơi tập trung nhiều người đến mua hàng, sẽ là nơi lý tưởng
để giới thiệu hàng hoá của nhà sản xuất. Siêu thị với quy mô và phương thức
kinh doanh của mình sẽ là nơi đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu
dùng một cách nhanh và tốn ít chi phí nhất. Và nó đặc biệt phù hợp với các
hàng hoá thông thường.
2.1.2 Chuỗi siêu thị và sự cần thiết khách quan của việc phát triển chuỗi
siêu thị Intimex tại công ty CP Intimex Việt Nam
• Chuỗi siêu thị chỉ một tập hợp các siêu thị của một hoặc nhiều doanh
nghiệp liên kết với nhau được đặt ở các địa bàn khác nhau áp dụng phương
thức kinh doanh thống nhất.
Trong chuỗi siêu thị, các mặt hàng bày bán, giá cả, phương thức quản
lý quầy hàng, gian hàng, trưng bày hàng hoá, biểu hiện bên ngoài là tương tự
nhau.
Nội dung của mô hình chuỗi siêu thị.
Gồm:
- Xác định quan điểm kinh doanh.
- Lựa chọn xây dựng hình ảnh và thương hiệu của chuỗi siêu thị.
- Hoạch định các chiến lược marketing hỗn hợp bán lẻ.
- Xây dựng và phát triển mạng điện toán tập trung và thống nhất.
- Tổ chức bộ máy hoạt động của chuỗi siêu thị.
- Xác định quan điểm kinh doanh.
• Sự cần thiết khách quan của việc phát triển chuỗi siêu thị Intimex

tại công ty CP Intimex Việt Nam
Là một doanh nghiệp thương mại, Công ty CP Intimex Việt Nam nắm rõ
vai trò của siêu thị nói riêng cũng như chuỗi siêu thị nói chung trong hệ thống
phân phối hiện đại.
Với mục tiêu “luôn phấn đấu là công ty thương mại hàng đầu Việt Nam,
hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, công
nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ
nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.”, công ty CP Intimex
Nguyễn Khắc Hiếu Lớp: QTKD Thươngmại 48B
22

×