Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

luận văn quản trị chất lượng Thực trạng công tác thẩm định dự án lưới điện tại Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.48 KB, 135 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập này là công trình do em tự nghiên cứu
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyến Thị Ái Liên cùng với sự giúp đỡ của các anh
chị phòng Thẩm định dự án của Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc.
Trong quá trình thực hiện em có tham khảo một số tài liệu, luận văn tốt
nghiệp và các sách báo có liên quan nhưng không hề sao chép từ bất kì một
chuyên đề hay luận văn nào. Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và mọi
hình thức kỷ luật của nhà trường.
Sinh viên thực hiện
Nông Thị Thiên Nga
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
MỤC LỤC
Phòng Kế hoạch (P2) 7
Phòng Tài chính Kế toán (P3) 7
Phòng Kĩ thuật( P5) 8
Phòng đền bù ( P6) 8
Phòng đấu thầu ( P7) 8
Phòng thẩm định (P8) 8
Chức năng: giúp Giám đốc trong công tác thẩm định các dự án theo phân cấp 8
Phương pháp dự báo 28
Phương pháp thẩm định khá khoa học và toàn diện 80
Tại AMB, phương pháp thẩm định khía cạnh tài chính của dự án được sử dụng chủ yếu
với phần mềm Excel và được chuẩn hoá với các tài liệu hướng dẫn sử dụg Excel trong tính
toán TMĐT và các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư. Đặc biệt việc xây dựng và tính toán các
bảng biểu được thực hiện lại từ đầu khi thẩm định một dự án thuỷ điện chứ không căn cứ và
tin tưởng hoàn toàn vào tính toán của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn nên mang lại sự chính xác
cao. Phương pháp phân tích độ nhạy bằng cách sử dụng công cụ Table trong Microsoft Excel
và phân tích rủi ro cũng đã được áp dụng khi thẩm định. Cán bộ thẩm định còn sử dụng


thành thạo phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp này rất quan trọng trong quá trình
phân tích đánh giá thẩm định dự án. Việc tiến hành nghiên cứu thẩm định theo phương pháp
này thường gặp nhiều khó khăn, và yêu cầu sự tỷ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn của cán bộ thẩm
định, song tại AMB đây là phương pháp được sử dụng để đưa ra những quyết định đúng đắn
trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, kể cả những dự án nhỏ. Khi sử dụng phương pháp
phân tích độ nhạy của dự án, cán bộ thẩm định đã xác định được đúng các yếu tố cơ bản mà
dự án nhạy cảm hay yếu tố nào gây ra sự thay đổi nhiều nhất của các chỉ tiêu xem xét (IRR,
NPV…) của các dự án. Điều này góp phần giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn của dự án mà nếu
không sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định sẽ không thể nhận ra và
đánh giá được, có thể dẫn đến những sai lầm làm giảm hiệu quả dự án 81
Đội ngũ cán bộ thẩm định của Ban Qản lý dự án các công trình điện miền Bắc là đội ngũ
có năng lực trong công tác thẩm định dự án ngành điện, giàu kinh nghiệm làm việc và có
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ thẩm định đều được tuyển dụng từ các trường đại học như Đại
học Điện Lực, ĐH Kinh tế quốc dân, học viện Tài chính, nên đều là những người có năng lực
trong công việc và làm việc đúng ngành đúng nghề đã học. Ngoài ra Ban AMB còn thường
xuyên tổ chức các đợt đào tạo chuyên đề để thường xuyên trau dồi kiến thức thực tế cho
cán bộ thẩm định trong quá trình làm việc. Chính những chính sách đào tạo tuyển dụng hợp
lý như vậy của Ban AMB nên đội ngũ cán bộ thẩm định làm việc rất hiệu quả, cùng với
phương pháp thẩm định tiên tiến và đầy đủ, chất lượng công tác thẩm định dự án điện ngày
càng được cải thiện, góp phần tham mưu cho lãnh đạo Ban AMB đưa ra quyết định thực hiện
dự án 84
2.1.1. Định hướng chung của Ban AMB 90
2.1.2. Định hướng của công tác thẩm định 90
2.1.3. Về phương pháp thẩm định 91
2.1.4. Về nội dung thẩm định 93
2.1.5. Đầu tư trang bị phần mềm tiên tiến hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định 95
2.1.6. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin 97

2.1.7. Đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng kỹ năng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ thẩm
định 98
2.1.8. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước 101
2.1.9. Kiến nghị với Tổng công ty truyền tải điện quốc gia NPT 102
2.1.10. Kiến nghị với công ty tư vấn 103
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AMB Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc
NPT Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia
EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
DAĐT Dự án đầu tư
ĐTXD Đầu tư xây dựng
ĐD Đường dây
MBA Máy biến áp
TKCS Thiết kế cơ sở
TKKT Thiết kế kỹ thuật
TMĐT Tổng mức đầu tư
TDT Tổng dự toán
TBA Trạm biến áp
KT – XH Kinh tế - xã hội
GPMB Giải phóng mặt bằng
PCCC Phòng cháy chữa cháy
NMNĐ Nhà máy nhiệt điện
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ

Phòng Kế hoạch (P2) 7
Phòng Tài chính Kế toán (P3) 7
Phòng Kĩ thuật( P5) 8
Phòng đền bù ( P6) 8
Phòng đấu thầu ( P7) 8
Phòng thẩm định (P8) 8
Chức năng: giúp Giám đốc trong công tác thẩm định các dự án theo phân cấp 8
Phương pháp dự báo 28
Bảng 1.12: Tổng mức vốn đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Thái Thụy 66
Bảng 1.16: Ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính Dự
án Trạm biến áp 220kV Thái Thụy 71
Phương pháp thẩm định khá khoa học và toàn diện 80
Tại AMB, phương pháp thẩm định khía cạnh tài chính của dự án được sử dụng chủ yếu
với phần mềm Excel và được chuẩn hoá với các tài liệu hướng dẫn sử dụg Excel trong tính
toán TMĐT và các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư. Đặc biệt việc xây dựng và tính toán các
bảng biểu được thực hiện lại từ đầu khi thẩm định một dự án thuỷ điện chứ không căn cứ và
tin tưởng hoàn toàn vào tính toán của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn nên mang lại sự chính xác
cao. Phương pháp phân tích độ nhạy bằng cách sử dụng công cụ Table trong Microsoft Excel
và phân tích rủi ro cũng đã được áp dụng khi thẩm định. Cán bộ thẩm định còn sử dụng
thành thạo phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp này rất quan trọng trong quá trình
phân tích đánh giá thẩm định dự án. Việc tiến hành nghiên cứu thẩm định theo phương pháp
này thường gặp nhiều khó khăn, và yêu cầu sự tỷ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn của cán bộ thẩm
định, song tại AMB đây là phương pháp được sử dụng để đưa ra những quyết định đúng đắn
trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, kể cả những dự án nhỏ. Khi sử dụng phương pháp
phân tích độ nhạy của dự án, cán bộ thẩm định đã xác định được đúng các yếu tố cơ bản mà
dự án nhạy cảm hay yếu tố nào gây ra sự thay đổi nhiều nhất của các chỉ tiêu xem xét (IRR,
NPV…) của các dự án. Điều này góp phần giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn của dự án mà nếu
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên

không sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định sẽ không thể nhận ra và
đánh giá được, có thể dẫn đến những sai lầm làm giảm hiệu quả dự án 81
Đội ngũ cán bộ thẩm định của Ban Qản lý dự án các công trình điện miền Bắc là đội ngũ
có năng lực trong công tác thẩm định dự án ngành điện, giàu kinh nghiệm làm việc và có
trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ thẩm định đều được tuyển dụng từ các trường đại học như Đại
học Điện Lực, ĐH Kinh tế quốc dân, học viện Tài chính, nên đều là những người có năng lực
trong công việc và làm việc đúng ngành đúng nghề đã học. Ngoài ra Ban AMB còn thường
xuyên tổ chức các đợt đào tạo chuyên đề để thường xuyên trau dồi kiến thức thực tế cho
cán bộ thẩm định trong quá trình làm việc. Chính những chính sách đào tạo tuyển dụng hợp
lý như vậy của Ban AMB nên đội ngũ cán bộ thẩm định làm việc rất hiệu quả, cùng với
phương pháp thẩm định tiên tiến và đầy đủ, chất lượng công tác thẩm định dự án điện ngày
càng được cải thiện, góp phần tham mưu cho lãnh đạo Ban AMB đưa ra quyết định thực hiện
dự án 84
2.1.1. Định hướng chung của Ban AMB 90
2.1.2. Định hướng của công tác thẩm định 90
2.1.3. Về phương pháp thẩm định 91
2.1.4. Về nội dung thẩm định 93
2.1.5. Đầu tư trang bị phần mềm tiên tiến hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định 95
2.1.6. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin 97
2.1.7. Đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng kỹ năng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ thẩm
định 98
2.1.8. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước 101
2.1.9. Kiến nghị với Tổng công ty truyền tải điện quốc gia NPT 102
2.1.10. Kiến nghị với công ty tư vấn 103
BIỂU ĐỒ
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ tăng trưởng nhu cầu điện năng toàn hệ thống các giai
đoạn Error: Reference source not found

Biểu đồ 1.2: Công suất tiêu thụ ba miền và hệ thống phương án phụ tải
cơ sở giai đoạn 2010 – 2025 Error: Reference source not
found
Biểu đồ 1.3: Công suất tiêu thụ ba miền và hệ thống phương án phụ tải
cao giai đoạn 2010 - 2025 Error: Reference source not
found
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý đầu tư và xây dựng là
thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc lập, thẩm định và phê duyệt
dự án đầu tư. lập dự án là công việc đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tư. Hồ sơ dự án hợp lệ và đảm bảo yêu cầu chất lượng là cơ sở để
thẩm định và ra quyết đinh đầu tư. Đây là những công việc được tiến hành trong
giai đoạn đầu của chu trình dự án (nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi hoặc
các nghiên cứu chuyên đề) nhằm hình thành dự án.
Hồ sơ dự án trình duyệt sẽ được các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư
hoặc cấp giấy chấp nhận đầu tư. Thẩm định dự án là phân tích đánh giá tình hình
khả thi của dự án trên tất cả các phương tiện kinh tế, kỹ thuật, xã hội trên cơ sở các
tiêu chuẩn, định mức, quy định của các Cơ quan quản lý Nhà nước, tiêu chuẩn và
thông lệ quốc tế.
Lập và thẩm định dự án với những yêu cầu nói trên đụng chạm tới hàng loạt
vấn đề về khoa học, kỹ thuật chuyên ngành, nghiệp vụ kinh tế cụ thể (tài chính, kế
toán, thống kê, kinh tế lượng, ngân hàng…).
Chính vì vậy Thẩm định dự án đầu tư ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả trong hoạt
động đầu tư của dự án nói chung và của dự án xây dựng công trình điện nói riêng
Để thực hiện tốt nhiệm vụ thay mặt Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam quản lý đầu
tư và xây dựng các công trình điện thì công việc thẩm định dự án đầu tư có chất
lượng cao trở nên rất cần thiết và quan trọng.

Xuất phát từ lý do trên, trong thời gian thực tập tại phòng thẩm định của Ban
Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, em đã tập trung tìm hiểu về công tác
thẩm định dự án đầu tư và quyết định chọn đề tài “Thực trạng công tác thẩm định dự
án lưới điện tại Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc”
Nội dung chuyên đề gồm 2 chương chính sau:
Chương 1 Thực trạng công tác thẩm định dự án lưới điện tại Ban Quản lý dự
án các công trình điện miền Bắc
Chương 2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án lưới
điện tại Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Do thời gian thực tế tại Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc ngắn
cùng sự hiểu biết còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để Chuyên đề
được hoàn thiện hơn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Ái Liên cùng các
Cô chú, anh chị cán bộ văn phòng Thẩm định dự án đầu tư nới em thực tập đã tận
tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
LƯỚI ĐIỆN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH
ĐIỆN MIỀN BẮC
1.1Khái quát về Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (Ban AMB)
1.1.1 Giới thiệu chung về Ban Quản lý dự án Các công trình điện miền Bắc
Ban Quản lý dự án Các công trình điện miền Bắc hay còn gọi là Ban A Miền

Bắc (Ban AMB) được Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia (NPT) thành lập ngày
15/07/1995 theo sự chấp thuận của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Trụ sở giao
dịch của Ban AMB tại 1111D đường Hồng Hà, Quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội.
Ngày 1/6/2008, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiến hành điều chỉnh về cơ cấu tổ
chức trong tập đoàn. Tập đoàn đã tách NPT ra thành đơn vị có tư cách pháp nhân
riêng và tổ chức lại các công ty truyền tải, ban quản lý dự án trực thuộc NPT. Hiện
nay, Ban AMB là đơn vị trực thuộc NPT theo Quyết định số 116/ QĐ-NPT ngày 30
tháng 6 năm 2008 của hội đồng thành viên NPT. Có thể hiểu đơn giản Ban AMB là
đơn vị trực thuộc NPT, còn NPT là công ty con của Tập đoàn EVN
Ban AMB có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc
Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng để ký kết các hợp đồng kinh tế liên quan đến
việc thực hiện quản lý dự án theo nhiệm vụ và phân cấp của NPT; được uỷ quyền
tiếp nhận quản lý vốn từ NPT để quản lý và thanh toán cho các đơn tư vấn, được
quản lý sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý đảm bảo chất lượng
với chi phí thấp nhất.
Hiện nay, tại Ban AMB có một đội ngũ quản lý với gần 160 chuyên viên, cán
bộ trong đó có 06 thạc sỹ; hơn 100 kỹ sư, cử nhân và 48 cán sự, kỹ thuật viên
khác. Hầu hết đội ngũ cán bộ công nhân viên đã công tác lâu năm trong ngành quản
lý do đó có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án các công trình điện từ
cấp điện áp 110kV đến 500kV kể cả các công trình có cấp điện áp nhỏ từ 0,4kV,
10kV hoặc 35kV. Trình độ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ quản lý kinh
tế cao nên việc quản lý các dự án đạt nhiều hiệu quả tốt mà điển hình là công trình
thế kỷ 500kV Bắc - Nam.
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Nhiệm vụ của Ban AMB:
- Ban AMB thay mặt cho NPT quản lý các dự án đầu tư do NPT làm chủ đầu
tư theo quy định tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án

đầu tư xây dựng công trình và Nghị định 112/2006/NĐ-cp ngày 29/09/2006 sửa đổi,
bổ sung Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định của NPT.
- Thực hiện các nghiệp vụ: tư vấn đầu tư xây dựng công trình; tư vấn quản lý
dự án; tư vấn giám sát thi công lưới điện; tư vấn thẩm định dự án đầu tư; thiết kế kỹ
thuật – tổng dự toán và dự toán; tư vấn lập hồ sơ mời thầuvà đánh giá thầu các công
trình; tư vấn đền bù giải phóng mặt bằng trong suốt quá trình quản lý đầu tư xây
dựng các dự án.
- Tố chức đội ngũ cán bộ tại Ban AMB theo quy định tại Nghị định
16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005. Xây dựng quy chế tổ chức hoạt động phù hợp
với điều lệ tổ chức hoạt động của NPT
- Báo cáo các kết quả hoạt động với NPT
1.1.2 Sơ đồ tổ chức, cơ cấu các phòng ban chức năng
Ban AMB gồm có:
- Giám đốc điều hành: 01 Giám đốc
- Phó Giám đốc: 03 Phó Giám đốc
- Các nhân viên trong 09 phòng ban chức năng: khoảng hơn 150 nhân viên.
Các phòng chức năng có Trưởng phòng chức năng và phó Trưởng phòng chức năng
Cơ cấu tổ chức của Ban AMB được thể hiện qua sơ đồ sau:
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ban AMB
Nguồn: Phòng Tổng hợp, Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc
SV: Nông Thị Thiên Nga Lớp: Kinh tế đầu
tư 51G
5
Giám đốc
Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2 Phó Giám đốc 3
Phòng

Tổng
hợp
(P1)
Phòng
Kế
hoạch
(P2)
Phòng
Kỹ
thuật
(P5)
Phòng
Tài chính
kế toán
(P3)
Phòng
Vật tư
(P4)
Phòng
Đền

(P6)
Kho
Thượn
g Đình
Phòng
Thẩm
định
(P8)
Phòng

Đấu
thầu
(P7)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
1.1.2.1Giám đốc
Giám đốc là người đứng đầu, chỉ đạo chung mọi hoạt động của Ban AMB:
- Tổ chức cán bộ và đào tạo
- Kế hoạch đầu tư
- Tài chính kế toán
- Công tác đấu thầu
- Công tác đối ngoại
- Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
1.1.2.2 Phó giám đốc
Các Phó giám đốc trực tiếp điều hành các đơn vị là các phòng chức năng để
thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư về các nội dung:
- Tổ chức thẩm định báo cáo đầu tư, DAĐT, TKCS, TMĐT, TKKT, TDT,…
- Tổ chức thẩm định TKKT, thiết kế bản vẽ thi công, TDT các dự án
EVNNPT phân cấp
- Điều hành công tác đền bù giải phóng mặt bằng
- Quản lý tiến độ, chất lượng và khối lượng thi công xây lắp của dự án
- Tổ chức tiếp nhận, vận chuyển và cấp phát vật tư thiết bị cho công trình
- Quyết toán công trình
Có 3 Phó giám đốc:
- Phó giám đốc 1: phụ trách phòng Đền bù
- Phó giám đốc 2: phụ trách phòng Kỹ thuật, phòng Thẩm định
- Phó giám đốc 3: phụ trách phòng Vật tư và Kho Thượng Đình.
1.1.2.3 Các phòng chức năng
Tại Ban AMB có 9 phòng chức năng: phòng Tổng hợp; phòng Kế hoạch; phòng
Tài chính Kế toán; phòng Kỹ thuật; phòng Vật tư; phòng Đền bù, phòng Thẩm
định; phòng Đấu thầu và kho Thượng Đình

Phòng Tổng hợp (P1)
Phòng Tổng hợp giúp Giám đốc trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự, đào
tạo, lao động, tiền lương, quản trị hành chính, thanh tra bảo vệ,… và quản lý hoạt
động công nghệ thông tin.
Nhiệm vụ của chính của P1:
- Nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với từng thời kỳ; xây
dựng quy chế, nội quy để vận hành bộ máy quản lý; thực hiện quy hoạch cán bộ
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động,
quyền và lợi ích của người sử dụng lao động; lập kế hoạch lương, trích nộp các
khoản phải nộp thay cho người lao động; phối hợp với P2 và P3 lập dự toán chi phí
của ban quản lý
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
- Tuyển dụng và đào tạo lao động
- Sắp xếp lịch làm việc tuần của Ban; tiếp nhận, lưu trữ các văn bản đến và đi;
quản lý cơ sở vật chất tại Ban
- Thanh tra, kiến nghị giải quyết các khiếu nại tố cáo.
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; y tế, môi trường
- Quản lý hoạt động công nghệ thông tin
Phòng Kế hoạch (P2)
Phòng Kế hoạch giúp Giám Đốc xây dựng kế hoạch ĐTXD; lựa chọn nhà thầu
tư vấn thiết kế; các hợp đồng kinh tế với các nhà thầu; thẩm định nội dung kinh tế
của dự án; thanh quyết toán khối lượng công tác khảo sát thiết kế, xây lắp, giám sát
thi công và chi phí chuẩn bị sản xuất
Nhiệm vụ chính của P2:
- Xây dựng kế hoạch ĐTXD; kế hoạch đấu thầu và kế hoạch chi phí
- Lập tổng tiến độ các dự án trong năm; xây dựng kế hoạch quý; theo dõi và
đôn đốc các đơ vị thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế; thương thảo ký kết hợp đồng;
phối hợp với P3 thanh lý hơp đồng
- Thẩm định tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán; chuyển giao hồ aow
quyết toán hoàn thành cho P3 để thanh toán cho nhà thầu.
- Phối hợp với đơn vị khác sắp xếp vốn cho dự án
Phòng Tài chính Kế toán (P3)
Phòng Tài chính Kế toán giúp Giám đốc của ban quản lý các hoạt động tài tài
chính; thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
Nhiệm vụ chính của P3:
- Công tác tài chính kế toán.
- Kiểm tra việc tuân thủ các chế độ, chính sách tài chính kế toán.
- Thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
Phòng Vật tư ( P4)
Chức năng: Giúp Giám đốc quản lý vật tư thiết bị và các hợp đồng kinh tế
cung cấp vật tư thiết bị , tiếp nhận vân chuyển, bảo quản, cấp phát và quyết toán vật
tư thiết bị của dự án
Nhiệm vụ.
- Thương lượng, đôn đốc thực hiện hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị.
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
- Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và cấp phát vật tư thiết bị
- Thanh, quyết toán vật tư thiết bị.
- Các công việc khác.
Phòng Kĩ thuật( P5)
Chức năng: giúp Giám đốc trong lĩnh vực quản lý công tác thiết kế, quản lý
chất lượng, khối lượng xây lắp, tiến độ thi công, an toàn lao động và môi trường
xây dựng.
Nhiệm Vụ:

- Quản lý công tác thiết kế.
- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công xây lắp, an toàn lao động
trong xây lắp và môi trường xây dựng.
- Quản lý kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Phòng đền bù ( P6)
Chức Năng: giúp Giám đốc tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt
bằng xây dựng.
Nhiệm vụ:
- Làm thủ tục xin cấp đất, cấp phép xây dựng.
- Tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng.
- Các công việc kiên quan khác.
Phòng đấu thầu ( P7)
Chức năng: giúp Giám đốc trong công tác quản lý và thực hiện công tác lựa
chọn nhà thầy xây dựng các dự án nằm trong kế hoạch đấu thầu hàng năm của Ban
AMB
Nhiệm vụ:
- Các gói thầu thực hiện hình thức đấu thầu: gồm có chuẩn bị đấu thầu, tổ
chức đấu thầu.
- Các gói thầu thực hiện hình thức lựa chọn khác như : chỉ định thầu, mua sắm
trực tiếp, chào hàng cạnh tranh.
- Các công việc khác: quản lý lưu trữ hồ sơ, các công việc phát sinh…
Phòng thẩm định (P8)
Chức năng: giúp Giám đốc trong công tác thẩm định các dự án theo phân cấp.
Nhiệm vụ:
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
- Thẩm định dự án đầu tư xây dựng đối với các dự án được phân cấp và thẩm
tra các dự án đầu tư xây dựng không được phân cấp.

Dự án được phân cấp thẩm định là các dự án có tổng mức đầu tư (TMĐT)
dưới 500 tỷ đồng.
Dự án chỉ được phép thẩm tra là các dự án có TMĐT trên 500 tỷ đồng.
- Các công việc liên quan khác.
Kho Thượng Đình
Chức năng: giúp giám đốc quản lý đất đai, kho bãi
Nhiệm vụ:
- Quản lý đất đai; bảo quản vật tư thiết bị
- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho kho
- Các công việc khác liên quan đến hoạt động xuất nhập kho.
1.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án lưới điện tại Ban quản lý dự án các
công trình điện miền Bắc
Các dự án được thẩm định tại Ban AMB có:
- Chủ đầu tư là Tổng công ty truyền tải Điện Quốc gia (NPT)
- Đơn vị lập dự án là các Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện
- Ban AMB là đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định đối với các dự án được
xây dựng tại miền Bắc và trong phân cấp mà NPT cho phép Ban AMB thẩm định
(các dự án có TMĐT dưới 500 tỷ đồng).
- Nguồn vốn: vốn của các dự án do chủ đầu tư NPT sắp xếp. Vốn vay 100%
các ngân hàng thương mại trong nước hoặc 85% vốn vay nước ngoài và 15% vốn
vay ngân hàng thương mại trong nước.
Công tác thẩm định tại Ban AMB bao gồm: Công tác thẩm định dự án và
Thẩm định đấu thầu. Công tác thẩm định đấu thầu được thực hiện giữa hai bước xét
tuyển nhà thầu và thông báo trúng thầu. Còn công tác thẩm định dự án được thực
hiện trong suốt quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư. Trong đề tài nghiên
cứu, em chỉ xin đề cập đến công tác thẩm định dự án trong quá trình chuẩn bị đầu tư
và thực hiện đầu tư.
Do đặc thù của ngành điện nên công tác thẩm định dự án điện có một số điểm
khác với công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng khác.
1.2.1 Đặc điểm của dự án điện và ảnh hưởng của các đặc điểm này đến công

tác thẩm định các dự án tại Ban AMB
Để thấy rõ các đặc điểm dự án lưới điện tác động đến công tác thẩm định,
trước tiên cần phân biệt Dự án lưới Điện với Dự án sản xuất Điện. Phân loại dự án
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
ngành Điện
Các dự án ngành Điện gồm có hai loại: Dự án sản xuất điện và Dự án Truyền
tải & phân phối điện (Dự án lưới điện)
Sơ đồ 1.2: Phân loại dự án Điện
Các dự án Điện này có một số đặc điểm:
- Mục tiêu của dự án điện là lợi ích kinh tế - xã hội
Bất kỳ dự án đầu tư nào cũng theo đuổi lợi ích, nếu dự án không đem lại lợi
ích nào thì các nhà đầu tư sẽ không bỏ vốn để thực hiện. Các dự án điện cũng vậy,
cũng theo đuổi mục tiêu lợi ích nhưng lợi ích của các dự án này đem lại được xem
xét trên góc độ toàn xã hội. Tức là lợi ích không chỉ về mặt tài chính mà còn về cả
môi trường, việc làm, văn hóa, tăng thu ngân sách Vì vậy đôi khi dự án không đáp
ứng được các lợi ích về tài chính nhưng vẫn được tiến hành thực hiện vì dự án đem
lại lợi ích to lớn cho xã hội so với chi phí bỏ ra.
Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Nếu như dự án theo đuổi mục tiêu lợi ích
tài chính thì nội dung thẩm định tài chính rất quan trọng và được thẩm đinh chi tiết,
kỹ càng hơn. Còn với các dự án điện, xem xét lợi ích của dự án đối với xã hội nên
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
10
Phần chuyên đề đề cập đến
Phần chuyên đề không đề cập đến
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
chú trọng vào nội dung thẩm định KT – XH hơn, nội dung thẩm định tài chính chỉ

được sử dụng để làm cơ sở cho phân tích KT – XH, vì vậy nếu thẩm định tài chính
dự án không đem lại hiệu quả thì chưa vội loại bỏ dự án mà tiếp tục thẩm định KT –
XH của dự án.
- Dự án lưới điện thường trải dài qua nhiều khu vực, nhiều loại địa hình, địa
chất phức tạp
Các nhà máy điện thường được xây dựng ở khu vực miền núi, để kéo điện đến
các khu vực khác phải xây dựng các tuyến đường dây, trạm biến áp, Các công
trình này trải dài khắp các vùng và những vùng này thường có địa hình, địa chất
phức tạp. Những điều kiện địa hình, địa chất tại khu vực đầu tư xây dựng công trình
có tác động rất lớn đến điều kiện thi công, độ ổn định và bền vững của công trình.
Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Sự phân bố rộng, trải dài khiến dự án có
nhiều phương án thiết kế cho mỗi đoạn do mỗi đoạn có điều kiện địa hình, địa chất,
thủy văn công trình khác nhau. Điều này đòi hỏi khi thẩm định kỹ thuật của dự án,
cán bộ thẩm định phải nghiên cứu kỹ các đặc trưng tự nhiên của nơi xây dựng đoạn
đường dây mà đưa ra phương án thiết kế phù hợp.
- Dự án điện đòi hỏi số vốn đầu tư, vật tư, lao động rất lớn
Vốn đầu tư vào dự án thuộc loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản dùng để xây
dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hay khôi phục năng lực sản xuất các công trình
điện. Vốn đầu tư vào dự án rất lớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện
đầu tư bởi trong suốt quá trình đầu tư nó vẫn nằm dưới dạng các công trình dở
dang. Do vốn lớn nên các công trình điện cần phải được lựa chọn đầu tư vào đâu
cho có hiệu quả cao nhất, phải nghiên cứu thị trường…Vốn lớn nằm khê đọng trong
suốt quá trình đầu tư nên ảnh hưởng đến chi phí sử dụng , quản lý vốn (thời gian,
chi phí , kết quả, chất lượng) và khả năng cạnh tranh trên thị trường nếu vốn nằm
khê đọng quá dài thì sẽ bỏ lỡ thời cơ.
Dự án có vốn lớn thể hiện quy mô dự án lớn, điều này cũng đòi hỏi các dự án
điện cần một số lượng lớn nhân công thực hiện và vật tư thiết bị, đặc biệt là các
công trình trọng điểm quốc gia.
Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: công tác thẩm định cần thẩm định kỹ càng
các hạng mục trong tổng mức vốn đầu tư, các loại vật tư thiết bị cần thiết cho dự án,

SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
đánh giá các phương án nhân sự hậu dự án.
Trong tổng mức đầu tư phần chi phí bồi thường GPMB là yếu tố mà chủ đầu
tư rất quan tâm. Vì dự án trải dài, cần nhiều diện tích nên để đảm bảo cho các trạm,
tuyến thuận lợi cho việc đấu nối giữ các khu vực thì việc phải bồi thường chi phí để
sử dụng đất, bồi thưởng tổn thất tài sản là không tránh khỏi. Chi phí bồi thường
thường rất lớn vì vậy cán bộ thẩm định cần thẩm định cẩn thẩn, phù hợp với các
quy định về bồi thường sử dụng đất. Nếu chi phí bồi thường quá lớn có thể làm tăng
tổng mức vốn đầu tư rất nhiều, còn nếu chi phí bồi thường quá thấp, người dân khó
chấp nhận với mức bồi thường như vậy có thể gây khó dễ dẫn đến việc chậm trễ thi
công công trình.
- Thời gian thực hiện dự án kéo dài
Thời gian xây dựng các công trình của dự án điện có thể kéo dài 2 năm, 5 năm
hoặc nhiều năm hơn nữa. Thời gian để công trình phát huy tác dụng, thu hồi được
vốn đầu tư ban đầu cũng kéo dài qua nhiều năm, nó phụ thuộc vào giai đoạn thực
hiện đầu tư.
Thời gian thực hiện đầu tư dài còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố không dự
đoán ảnh hưởng đến quá trình thực hiện: môi trường , điều kiện tự nhiên, pháp lý,
kinh tế, chính trị. Điều này có thể thay đổi kết quả và hiệu quả của đầu tư. Hơn nữa
thời gian của hoạt động đầu tư phát triển kéo dài nên mang tính rủi ro cao.
Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Khi lập bảng tính dòng tiền của dự án,
phải xét thời gian xây dựng cũng như thời gian của dự án thuỷ điện dài để phù hợp
với thực tế dự án. Phân tích các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến thời gian thực
hiện dự án và đưa ra giải pháp đề phòng.
- Chi phí vận hành của các dự án điện không tốn kém nhiều.
Mặc dù tổng vốn đầu tư để xây dựng một dự án lưới điện lớn nhưng chi phí
vận hành lại không nhiều. Bởi các dự án này không phải dùng nhiên liệu nhiều và

do đó hạn chế được tác động của sự thay đổi giá thành nhiên liệu. Các nhà máy,
thiết bị điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hoá thạch như dầu mỏ,
khí gas tự nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Chi phí nhân công
trong quá trình hoạt động của dự án cũng thấp bởi vì các thiết bị được tự động hoá
cao và có ít người làm việc tại chỗ khi vận hành thông thường.
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Đối với hạng mục chi phí vận hành của
dự án, nếu chi phí này lớn khác thường thì thẩm định tài chính dự án cần phải được
thẩm định xem xét lại.
- Dự án điện có tính phức tạp cao về mặt kỹ thuật, tính đồng bộ đòi hỏi cao
và khối lượng thi công lớn.
Do đặc thù ngành điện, các dự án điện thường gắn với trình độ kỹ thuật cao
hơn những dự án đầu tư phát triển thông thường. Hơn nữa, công nghệ kỹ thuật trong
các dự án phải đảm bảo sự đồng bộ với việc xây dựng hệ thống truyền tải và phân
phối điện năng; đồng bộ với hệ thống thông tin; hệ thông cấp thoát nước,… Không
chỉ yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, xây dựng dự án điện phải thực hiện một khối lượng
thi công lớn cũng như cần tập trung nhiều nhân lực và thiết bị, nguyên vật liệu trong
khi tiến hành xây dựng.
Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Cán bộ thẩm định khi xem xét các thiết
bị của dự án điện cần chú ý đến tính đồng bộ kết hợp với sự phù hợp về chi phí
của thiết bị. Một khía cạnh kỹ thuật khác là khối lượng thi công lớn, do đó, cán bộ
thẩm định khi đánh giá địa điểm xây dựng dự án cần chú ý khoảng cách đến các
vùng nguyên liệu xây dựng cũng như mức độ thuận tiện khi vận chuyển nguyên
liệu đến địa điểm dự án. Những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng
dự án.
- Kết quả và hiệu quả của dự án chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố không ổn
định theo thời gian và yếu tố không gian

Do các công trình xây dựng của dự án (đường dây, TBA ) sẽ hoạt động ở
ngay nơi mà nó được tạo dựng do đó các công trình của dự án chịu sự ảnh hưởng
của quy định của pháp luật, văn hóa đối với từng vùng, miền và địa chất, thủy văn,
thời tiết, khí hậu vì vậy phải tùy thuộc vào các yếu tố trên để quyết định việc lựa
chọn địa điểm, công nghệ xây dựng, lịch trình xây dựng sao cho phù hợp.
Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: khi thẩm định phải tùy thuộc vào tiềm
năng kinh tế của vùng, quy định của pháp luật đối với từng vùng, miền và văn hóa
xã hội của nơi đó mà có những điều chỉnh để thích hợp với nơi thi công công trình.
- Mức độ rủi ro của các dự án điện cao
Các dự án điện có thể gặp phải nhiều rủi ro khác biệt so với các dự án đầu tư
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
phát triển nói chung. Thứ nhất, rủi ro trong quá trình thực hiện đầu tư có thể về giá,
vốn cung ứng; bên cạnh đó việc thực hiện dự án và vận hành các dự án điện phụ
thuộc khá nhiều vào thiên nhiên, yếu tố mà con người rất khó định lượng, dự báo
chính xác. Thứ hai, do các dự án điện thường được xây dựng ở địa bàn có điều kiện
địa hình, địa chất khá phức tạp, dễ gây ra những hiện tượng về động đất, đứt gãy, sạt lở
đất,… nên ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định, tính bền vững của công trình và hiệu quả
của dự án sau này. Khi có rủi ro xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn về con người và tài sản.
Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Nội dung phân tích rủi ro của dự án điện
cần thực hiện kỹ càng nhằm tránh những thiệt hại lớn có thể có.
- Dự án điện tác động mạnh đến môi trường và KT - XH .
Những chuyên gia về môi trường lo ngại các dự án điện lớn có thể phá vỡ sự
cân bằng của hệ sinh thái xung quanh. Những ảnh hưởng gây ra do các hoạt động
thi công, xây dựng như bụi, tiếng ồn, rung, ảnh hưởng của điện từ trường và những
ảnh hưởng khác tác động tiêu cực đến môi trường.
Đối với phát triển KT - XH , việc xây dựng dự án điện có thể tạo điều kiện cho
một số ngành, doanh nghiệp sản xuẩt phát triển tại địa phương nơi dự án xây dựng

nhằm phục vụ cho dự án như ngành khai thác đá, sỏi, sản xuất xi măng
Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Những đánh giá về tác động môi trường,
KT - XH của dự án thuỷ điện cần phải được cán bộ thẩm định xem xét kỹ vì những
tác động này rất đa dạng và có quy mô lớn một khi đã xảy ra.
- Tính chuẩn xác với các văn bản pháp lý quy định của Nhà nước:
Tuân thủ các quy định nghiêm ngặt chặt chẽ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
cũng như các tiêu chuẩn chất lượng trong thực hiện công trình xây dựng.
Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Để đảm bảo dự án thực hiện đúng với các
tiêu chuẩn, quy phạm của Nhà nước cán bộ thẩm định cần thẩm định sư phù hợp
của các văn bản pháp lý của dự án, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy phạm áp dụng.
- Có tổn thất điện năng trên lưới truyền tải và phân phối điện.
Ttrong quá trình truyền tải và phân phối điện năng đến các hộ gia đình, doanh
nghiệp có sự tổn thất điện năng vì trong các trong TBA và đường dây có tổng trở.
Khi thẩm định khía cạnh kỹ thuật dự án cần có biện pháp giảm thiểu tổn thất này,
bên cạnh đó khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, KT – XH cần xem xét đén
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
mức giảm tổn thất điện năng
- Dòng tiền vào của các dự án truyền tải, phân phối khá phức tạp, rất khó bóc
tách và tính toán hiệu quả từng nhánh đường dây riêng biệt:
Sơ đồ 1.3: Dòng tiền của các dự án truyền tải, phân phối điện hiện nay
Nguồn: Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia
Điện được sản xuất từ nhà máy và được truyền tải đến người sử dụng qua
một hoặc nhiều tuyến đường dây, khi tính toán dòng tiền vào của dự án lưới điện
rất khó khăn. Vì vậy công tác thẩm định dự án lưới điện đòi hỏi cán bộ thẩm định
nội dung tài chính, KT – XH của dự án phải có kiến thức về cả lính vực tài chính
và kỹ thuật điện.
Qua các đặc điểm của dự án, có thể thấy rằng các đặc điểm này có mối quan

hệ trực tiếp ảnh hưởng đến các nội dung thẩm định của dự án
1.2.2 Căn cứ thẩm định
Các cán bộ thẩm định dựa vào: hồ sơ dự án, hệ thống các văn bản pháp luật
và các thong tin liên quan.
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
a. Hồ sơ dự án
Thẩm định dự án trước hết là căn cứ vào hồ sơ dự án do tư vấn cung cấp. Hồ
sơ dự án bao gồm các văn bản, tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan đến dựa án
được lập theo quy định: tài liệu pháp lý ban đầu, hồ sơ phần khảo sát xây dựng, hồ
sơ Dự án đầu tư.
- Tài liệu pháp lý ban đầu cần có:
•Văn bản giao nhiệm vụ lập DAĐT xây dựng công trình
•Hợp đồng tư vấn và tào liệu kèm theoTài liệu xác định nguồn vốn
•Chứng nhận đầu tư
- Hồ sơ khảo sat xây dựng
•Văn bản giao nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát được phê duyệt
•Hồ sơ tài liệu về tuyến đường dây hoặc vị trí trạm đã được các bên thống nhất
•Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình
•Biên bản nghiệm thu khảo sát xây dựng công trình, kèm theo sản phẩm
nghiệm thu
- Hồ sơ Dự án đầu tư
•Văn bản giao nhiệm vụ lập DAĐT đã được phê duyệt
•Hồ sơ dự án bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở
•Các văn bản thỏa thuận của Bộ, ngành và địa phương có liên quan và các văn
bản thỏa thuận nội bộ ngành.
b. Hệ thống các văn bản pháp quy
Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ban AMB thực hiện dựa trên cơ sở các luật

định, quy định của của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đến dự án
- Luật Điện lực ban hành theo quyết định số 16/2004/QH11 ngày 03/12/2004
của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
- Luật Xây dựng ban hành theo quyết định số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003
của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
- Luật Đất đai ban hành theo quyết định số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003
của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng
cơ bản, Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 do Quốc hội thông qua.
- Luật Bảo vệ môi trường ban hành kèm theo quyết định số 52/2005/QH11
ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và các Nghị định,
Thông tư liên quan đang có hiệu lực
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý
DAĐT Xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
12/02/2009 của Chính phủ
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 chủa Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP
ngày 16/12/2004 của Chính phủ
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 038/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ về Quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư
- Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công
trình lưới điện cao áp và Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày
17/08/2005 của Chính phủ
- Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ về Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt
- Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ về quản lý độ
cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý vùng trời tại Việt Nam
- Thông tư 12/2010/TT-BCT ngày 15/04/2010 của Bộ Công thương về hệ
thống truyền tải
- Quy phạm trang thiết bị điện 11TCN- 18 ( 19, 20, 21) - 2006
- Và các văn bản liên quan khác.
c. Các thông tin có liên quan
Để đánh giá nội dung về chuyên môn của dự án, ngoài các tiêu chuẩn, quy
phạm, định mức do Nhà nước quy định, còn cần sử dụng các thông tin khác có liên
quan như giá cả vật tư thiết bị, tình hình sản xuất và tiêu thụ điện năng trên thị
trường, kinh nghiệm trong nước và thế giới về những vấn đề có liên quan khác.
1.2.3 Quy trình thẩm định
Quy trình của công tác thẩm định/thẩm tra tại Ban AMB gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tiếp nhận và đánh giá sơ bộ hồ sơ
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
- Giai đoạn 2: Thẩm tra nội dung dự án, họp thông báo kết quả thẩm tra
- Giai đoạn 3: Lập báo cáo, trình duyệt
SV: Nông Thị Thiên Nga
Lớp: Kinh tế đầu tư 51G

18

×