Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

luận văn quản trị khách sạn du lịch Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng lao động hướng dẫn viên tại Công ty dịch vụ du lịch Chợ Lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.21 KB, 60 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI
CÔNG TY DU LỊCH LỮ HÀNH 6
1.2. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN 6
1.2 1. Khái niệm về Hướng dẫn viên du lịch 6
1.2.1.1. Khái niệm của trường Đại học British Columbia 6
1.2.1 2. Định nghĩa của Tổng cục du lịch Việt Nam 7
1.2.2. Vai trò của hướng dẫn viên du lịch. 7
1.2.2.1. Đối với đất nước. 8
1.2.2.2. Đối với công ty. 8
1.2.2.3. Đối với khách du lịch. 9
1.3. ĐẶC ĐIỂM HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH VÀ YÊU CẦU ĐỐI
VỚI HỌ. 13
1.3.1. Đặc điểm lao động Hướng dẫn viên du lịch. 13
1.3.1.1. Thời gian lao động. 13
1.3.1.2. Khối lượng công việc. 13
1.3.1.3. Cường độ lao động. 14
1.3.1.4. Tính chất công việc. 14
1.3.2. Một số yêu cầu đối với hướng dẫn viên. 14
1.3 2.1. Phẩm chất chính trị. 14
1.3.2.2. Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. 15
1.3.2.3. Đạo đức nghề nghiệp. 19
1.3.2.4. Sức khoẻ. 19
1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MỘT CÔNG TY LỮ HÀNH VÀ CỦA BỘ
PHẬN HƯỚNG DẪN. 20
1.4.1. Cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành. 20
1.4.2. Cơ cấu tổ chức của bộ phận hướng dẫn. 21
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG
LAO ĐỘNG HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRONG CÔNG TY DỊCH VỤ


DU LỊCH CHỢ LỚN 23
2. 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA
CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH CHỢ LỚN. 23
2.1.1. Vài nét về Tổng công ty du lịch Sài Gòn. 23
2.1.2. Sự hình thành và phát triển của Công ty dịch vụ du lịch Chợ Lớn
25
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. 27
1
2. 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH
CHỢ LỚN. 30
2.2.1. Về tuyển mộ. 30
2.2.2. Về công tác tuyển chọn bố trí sắp xếp công việc. 32
2.2.3. Về công tác đào tạo và phát triển lao động hướng dẫn. 34
2.2 4. Về vấn đề tiền lương. 35
2. 3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY. 37
CHƯƠNG III:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI CÔNG TY 46
3. 1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN
MỚI. 46
3. 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ
CHỨC LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG HƯỚNG DẪN TẠI CÔNG TY. 48
3.2.1. Sự cần thiết phải củng cố tổ chức bộ máy và xắp xếp lại cán bộ lao
động tại công ty. 48
3.2 2. Nâng cao chất lượng công tác hướng dẫn du lịch. 50
3.2.3. Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng và trẻ hoá đội ngũ Hướng dẫn
viên du lịch. 51
3.2.3. Phối hợp chặt chẽ giữa phòng thị trường, phòng điều hành với

hướng dẫn viên du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. 53
3.2 5. Một số giải pháp khác. 55
3. 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 57
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
2
LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch phát triển cùng với sự phát triển của con người. Chính sự bùng
nổ của khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, năng suất lao động tăng cao, thu
nhập cuả người lao động ngày một khá hơn, cuộc sống nhân dân từng bước
được cải thiện và nâng lên rõ rệt, trình độ dân trí ngày càng phát triển. Song
học tập và lao động càng nhiều thì càng có nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, do đó
họ có mong muốn tạm thời rời nơi ở thường xuyên để đến với thiên nhiên và
văn hoá ở một nơi khác để được giải phóng khỏi sự căng thẳng, tiếng ồn, sự ô
nhiễm môi trường ngày càng tăng tại các trung tâm công nghiệp, đô thị, để
nghỉ ngơi, giải trí, tăng cường sự hiểu biết, phục hồi sức khoẻ vì vậy đã tạo
điều kiện cho du lịch phát triển.
Từ những năm 50 cuả thế kỉ XX, du lịch quốc tế đã phát triển nhanh
chóng, lượng khách du lịch quốc tế không ngừng tăng lên, du lịch trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia đóng góp một phần không
nhỏ vào thu nhập của các quốc gia và sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
Phát triển du lịch kéo theo sự phát triển của hàng loạt các ngành kinh tế khác
nhằm phục vụ nó do đó nó được coi là ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao.
Ở nước ta, cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế bao cấp, lúc đầu du
lịch chỉ mang tình ngoại giao giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa nên
ngành du lịch Việt Nam trong thời gian dài chưa có điều kiện phát triển mạnh.
Từ khi đổi mới với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa thì ngành du lịch đã được quan tâm. Chính vì vậy
theo đà phát triển của du lịch thế giới và khu vực, Du lịch Việt Nam trong
những năm qua đã chuyển sang một giai đoạn mới điều này đem lại một kết

quả rất đáng khích lệ góp phần tích cực vào giao lưu với thế giới, đem lại lợi
ích kinh tế, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3
Công ty dịch vụ du lịch Chợ Lớn được thành lập năm 1994 thuộc Tổng
công ty du lịch SàigònToursist với chức năng chính là hoạt động kinh doanh
lữ hành, tổ chức xây dựng và cung cấp sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của
khách, tổ chức đón tiếp khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và đưa khách du
lịch Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài và các vùng miền khác nhau trong
nước.
Kể từ khi thành lập, Công ty dịch vụ du lịch Chợ Lớn đã phát triển và
đứng vững trên thị trường, xứng đáng là một trong những công ty lữ hành
hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam. Hiện nay với sự hình thành của một
loạt các trung tâm, văn phòng đại diện, và các công ty lữ hành thì sự cạnh
tranh càng trở lên gay gắt. Công ty đã cố gắng trong việc nghiên cứu thị
trường tìm ra hướng đi thích hợp cho mình. Bên cạnh việc giải quyết những
vấn đề còn tồn đọng trong bộ máy tổ chức của công ty và trong các bộ phận
thì vấn đề tổ chức lực lượng lao động hướng dẫn luôn được công ty quan tâm
hơn cả để chỉ đạo giải quyết những phát sinh trong quá trình thực hiện nhằm
nâng cao chất lượng chương trình du lịch. Mặt khác, chất lượng chương trình
du lịch phụ thuộc chủ yếu vào khâu thực hiện do hướng dẫn viên là người đại
diện công ty, phục vụ khách theo chương trình đã đựơc kí kết. Vì vậy xuất
phát từ thực trạng công ty và muốn giúp chất lượng chương trình du lịch của
công ty ngày càng tốt hơn nên sau quá trình thực tập tại Công ty em đã chọn
đề tài “Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng lao động hướng dẫn viên tại
Công ty dịch vụ du lịch Chợ Lớn” cho chuyên đề thực tập của mình đợt này.
Trong khuôn khổ của báo cáo, em xin đề cập một số vấn đề có tính chất
cơ bản trong công tác tổ chức lao động Hướng dẫn viên du lịch tại Công ty
dịch vụ du lịch Chợ Lớn. Kết cấu của nó được chia làm 3 chương:
4
Chương I: Cơ sở lí luận về hướng dẫn viên du lịch tại công ty du lịch

lữ hành.
Chưong II:Thực trạng về công tác tổ chức lực lượng lao động Hướng
dẫn viên du lịch trong Công ty dịch vụ du lịch Chợ Lớn.
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn
thiện công tác tổ chức lực lượng lao động hướng dẫn viên du lịch tại Công ty.
Để giải quyết những vấn đề đó em đã kết hợp giữa phương pháp trình
bày và phương pháp phân tích số liệu cùng với bảng biểu để làm nổi bật vấn
đề.
Bài viết không thể tránh khỏi sự thiếu sót và hạn chế vì vậy mong thầy
cô cùng bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa QTKD Du Lịch &
Khách Sạn - Trường ĐHKTQD cùng các cô, các chú và anh chị trong Công ty
dịch vụ du lịch Chợ Lớn, và đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp và giúp đỡ cua
Thạc Sỹ Lê Trung Kiên để em có thể hoàn thành được báo cáo chuyên đề
thực tập này.
5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU
LỊCH TẠI CÔNG TY DU LỊCH LỮ HÀNH.
1.2. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN
Có rất nhiều khái niệm về Hướng dẫn viên du lịch. Tuỳ theo mỗi cách
tiếp cận, người ta có những cách định nghĩa khác nhau về Hướng dẫn viên du
lịch. Có những định nghĩa đứng trên góc độ quản lýí Nhà nước về du lịch, có
những định nghĩa đứng trên góc độ các nhà chuyên môn nghiên cứu về du
lịch và kinh doanh du lịch. Sau đây là hai định nghĩa tiêu biểu về Hướng dẫn
viên du lịch.
1.2 1. Khái niệm về Hướng dẫn viên du lịch.
1.2.1.1. Khái niệm của trường Đại học British Columbia.
Trường Đại học Bristish Columbia là một trường Đại học lớn của
Canada chuyên đào tạo về quản trị kinh doanh du lịch khách sạn và hướng
dẫn viên du lịch. Theo các giáo sư trường đại học British Columbia thì Hướng

dẫn viên du lịch được định nghĩa như sau:
“Hướng dẫn viên du lịch là các cá nhân làm việc trên các tuyến du
lịch, trực tiếp đi kèm hoặc di chuyển cùng các cá nhân hoặc các đoàn khách
theo một chương trình du lịch, nhằm đảm bảo việc thực hiện lịch trình theo
đúng kế hoạch, cung cấp các lời thuyết minh về các điểm du lịch và tạo ra
những ấn tượng cho khách du lịch”.
Định nghĩa xuất phát từ giác độ của những người đào tạo hướng dẫn
viên du lịch vì vậy đã chỉ rõ nhiệm vụ của người hướng dẫn viên và mục đích
của hoạt động hướng dẫn.
6
1.2.1 2. Định nghĩa của Tổng cục du lịch Việt Nam.
Tổng cục du lịch Việt Nam là cơ quan quản lí Nhà nước cao nhất về du
lịch. Các chuyên gia của Tổng cục Du lịch Việt Nam đã định nghĩa hướng
dẫn viên du lịch như sau:
“Hướng dẫn viên du lịch là cán bộ chuyên môn, làm việc cho các
doanh nghiệp lữ hành (bao gồm cả các doanh nghiệp du lịch khác có chức
năng kinh doanh lư hành), thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du khách tham
quan theo chương trình du lịch đã được kí kết”.
Khi đưa ra định nghĩa này các chuyên gia đã đứng trên góc độ quản lí
nhà nước về du lịch vì vậy trong định nghĩa có môi trường hoạt động của
Hướng dẫn viên du lịch. Điều này nhằm xác định rõ tư cách pháp lí của
Hướng dẫn viên du lịch.
Hướng dẫn viên du lịch được phân thành những nhóm tuỳ thuộc vào cơ
cấu tổ chức của bộ phận hướng dẫn trong công ty lữ hành. Cách phân loại
Hướng dẫn viên phổ biến nhất là theo các nhóm ngoại ngữ. Ngoài ra căn cứ
vào phạm vi hoạt động của hướng dẫn viên, người ta có thể xắp xếp hướng
dẫn viên thành hai loại sau:
-Hướng dẫn viên theo chặng .
-Hướng dẫn viên du lịch toàn tuyến.
Một vấn đề nữa đó là cần phải phân biệt giữa hướng dẫn viên với

Thuyết trình viên tại các điểm tham quan du lịch, giữa hướng dẫn viên với
phiên dịch viên, giữa hướng dẫn viên địa phương với trưởng đoàn.
1.2.2. Vai trò của hướng dẫn viên du lịch.
Hướng dẫn viên du lịch là người có vai trò hết sức quan trọng trong
hoạt động du lịch, không chỉ với khách du lịch, với các tổ chức kinh doanh du
lịch mà còn đóng vai trò quan trọng đối với đất nước.
7
1.2.2.1. Đối với đất nước.
Đối với đất nước, người hướng dẫn viên du lịch thực hiện hai nhiêm vụ
là nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh tế.
*Nhiệm vụ chính trị:
Hướng dẫn viên là người đại diện cho đất nước đón tiếp khách du lịch
quốc tế làm tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết giữa các dân tộc. Đối với
khách nội địa hướng dẫn viên là người giúp cho người đi du lịch cảm nhận
được cái hay cái đẹp của tài nguyên thiên nhiên đất nước, của các giá trị văn
hoá tinh thần từ đó làm tăng tình yêu đất nước dân tộc.
Hướng dẫn viên là người có điều kiện theo dõi, thông báo và ngăn chặn
những hành vi phạm pháp đe doạ an ninh đất nước. Biết xây dựng và bảo vệ
hình ảnh của đất nước mình với khách.
Trên thực tế không phải vị khách du lịch nào cũng có cái nhìn đúng đắn
về đất nước nơi họ đến, bởi vì họ có thể nhận được những thông tin không
đúng hoặc không đầy đủ về Việt Nam. Hơn nữa, có thể họ tò mò về các vấn
đề khá tế nhị như vấn đề về nhân quyền hoặc vấn đề về chính trị. Hướng dẫn
viên cần phải bẵng những lí lýuận của mình xoá đi những nhìn nhận không
đúng của khách du lịch về đất nước mình.
*Nhiệm vụ kinh tế:
Hướng dẫn viên thực hiện tour là việc bán sản phẩm du lịch mang lại
lợi ích kinh tế cho đất nước. Hướng dẫn viên là người giới thiệu hướng dẫn
cho du khách tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ hàng hoá khác trong khi họ đi
du lịch, mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước.

1.2.2.2. Đối với công ty.
Hướng dẫn viên là người thay mặt công ty thực hiện trực tiếp các hợp
đồng đã kýí kết với khách du lịch, đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế và uy tín
cho công ty. Hướng dẫn viên sẽ là người quyết định phần lớn chất lượng của
8
một chương trình du lịch, do vậy nếu hướng dẫn viên hoàn thành tốt công
việc của mình thì sẽ tăng thêm uy tín cho công ty.
Qua công tác của mình với sự hướng dẫn nhiệt tình, cuốn hút có thể
hướng dẫn viên sẽ tạo được cho khách du lịch cảm tình mong muốn quay lại
với công ty lần hai hoặc tham gia các chương trình khác của công ty, như vậy
hướng dẫn viên đã bán thêm được sản phẩm cho công ty.
1.2.2.3. Đối với khách du lịch.
Hướng dẫn viên là người phục vụ khách theo hợp đồng đã đựợc kýí
kết, có nhiệm vụ thực hiện một cách đây đủ và tự giác mọi điều khoản ghi
trong hợp đồng.
Hướng dẫn viên là người đại diện cho quyền lợi của khách du lịch
(kiểm tra và giám sát việc thực hiện các dịch vụ của các cơ sở phục vụ), là
người đại diện cho đoàn khách để liên hệ với người dân và chính quyền địa
phương và các công việc khác khi được uỷ nhiệm. Với đoàn khách du lịch đi
ra nước ngoài, hướng dẫn viên có tư cách là một trưởng đoàn chịu trách
nhiệm lo công việc chung cho cả đoàn, đồng thời cũng là người phiên dịch
cho đoàn.
Hướng dẫn viên phải bằng mọi biện pháp thoả mãn mọi yêu cầu chính
đáng của khách như nhu cầu về vận chuyển, nhu cầu về lưu trú, ăn uống, nhu
cầu về cảm thụ cái đẹp, giải trí và nhu cầu khác.
Các nhu cầu chính đáng của khách được thể hiện theo thứ bậc từ thấp
đến cao (lí thuyết Maslow về nhu cầu của con người). Theo Maslow con
người có nhu cầu được phân theo thứ bậc từ thấp.Việc nghiên cứu, tìm hiểu
nhu cầu chính đáng của khách một cách cụ thể là một điều cần thiết. Hướng
dẫn viên cũng cần nắm được quy luật nhu cầu này để phục vụ khách tốt hơn.

Nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng để thấy rõ hơn vai trò của Hướng dẫn
viên.
9
*Nhu cầu sinh lí( thiết yếu):
Nhu cầu sinh lí là nhu cầu cơ bản nhất đảm bảo sự sinh tồn của con
người. Đối với khách du lịch, trong quá trình du lịch họ đã tách rời khỏi môi
trường sống hàng ngày của mình nhưng không có nghĩa là họ tách rời với các
nhu cầu về sinh lí. Mà ngược lại những nhu cầu sinh lí cơ bản như ăn uống,
ngủ nghỉ lại cần được thoả mãn ở mức cao hơn không chỉ đủ về lượng mà còn
phải đảm bảo về chất. Chẳng hạn cũng là nhu cầu về ăn nhưng không phải ăn
uống bình thường mà là ăn những món ăn đặc sản ở các điểm du lịch và nhiều
khi còn là sự thưởng thức nghệ thuật. Do vậy một chuyến đi tổ chức với điều
kiện sinh hoạt thấp kém thì cho dù các hoạt động khác được tổ chức tốt đến
đâu thì chương trình đó cũng không thể làm hài lòng khách và càng không thể
gọi là một chuyến du lịch thành công.
Nhiệm vụ của hướng dẫn viên cùng với bộ phận điều hành đảm bảo
lựa chọn và cung cấp những thiết bị thiết yếu có chất lượng cao nhất trong
khuôn khổ thời gian và tài chính của chương trình.
*Nhu cầu an toàn:
Khi những nhu cầu sinh lí tối thiểu của con người đã được thoả mãn thì
nhu cầu tiếp theo phát sinh, đó là nhu cầu được bảo vệ an toàn. Thực ra nhu
cầu an toàn có ở tất cả mọi người. Nó bao gồm nhu cầu an toàn về tính mạng,
thân thể và tài sản. Đối với khách du lịch họ là những người rời nơi ở thường
xuyên của mình đến một nơi hoàn toàn xa lạ và mới mẻ, không dễ dàng thích
nghi ngay với môi trường xung quanh, nên mong muốn được bảo vệ tài sản
và tính mạng của họ càng cấp thiết hơn. Chính vì vậy khi đi du lịch người ta
thường mua các chương trình du lịch ở các công ty lữ hành, đặc biệt là các
chương trình du lịch ra nước ngoài. Bên cạnh các lí do về tiền bạc, thời gian
thì lí do chủ yếu là muốn đảm bảo an toàn cho mình, luôn luôn có được sự
giúp đỡ khi cần thiết. Ngoài ra họ còn mua bảo hiểm để tự trấn an mình. Đồng

thời nhu cầu an toàn còn được thể hiện ở việc khách du lịch tự bảo vệ mình
10
bằng cách không đi du lịch những nơi có chiến tranh hoặc có những bất ổn về
mặt chính trị, trật tự xã hội.
Hướng dẫn viên phải tạo được lòng tin của khách du lịch. Thực sự trở
thành chỗ dựa của khách du lịch trong bất cứ hoàn cảnh nào, bình tĩnh, tự tin,
sáng suốt trong việc giải quyết các tình huống là những biện pháp tốt nhất để
có được niềm tin nơi khách du lịch.
*Nhu cầu giao tiếp :
Những nhu cầu về sinh lí, an toàn được thoả mãn cũng chỉ có nhiều ý ý
nghĩa về cảm giác cơ thể, con người luôn có nhu cầu sống trong một cộng
đồng nào đó và được những người khác quan tâm đến.
Trong du lịch cũng vậy, trong mỗi cuộc hành trình, các đối tượng
khách trong đoàn không phải là khi nào cũng là những người quen biết mà
phần lớn là họ không có mối quan hệ quen biết. Do vậy trong suốt quá trình đi
du lịch, khách du lịch phải sống với những người hoàn toàn xa lạ, gặp gỡ
những người không cùng dân tộc, tiếng nói nên hầu như ai cũng muốn có
được những người bạn đồng hành tin cậy, mở rộng được quan hệ giao du và
đặc biệt họ luôn muốn được quan tâm chú ý. Trong quá trình hướng dẫn,
hướng dẫn viên phải biết tạo cơ hội cho khách thực hiện được mong muốn
này bằng sự quan tâm, ân cần hỏi han. Tuy nhiên hướng dẫn viên phải phân
bổ hợp lí sự quan tâm của mình để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.
*Nhu cầu kính trọng:
Lòng tự trọng của một người phụ thuộc rất nhiều vào việc người khách
đánh giá như thế nào. Con người thường không chỉ cần người khách chấp
nhận bình thường mà muốn được tôn trọng về những gì họ đang có và trân
trọng. Đối với khách du lịch nhu cầu được kính trọng thể hiện qua những
mong muốn như:
11
-Được phục vụ theo đúng hợp đồng. Việc thực hiện không đúng, không

đủ theo hợp đồng cũng là một biểu hiện của sự thiếu tôn trọng mà trước tiên
là thiếu tôn trọng hợp đồng được kí kết.
-Được người khác tôn trọng. Sự tôn trọng nhiều khi không phải là cái
gì lớn lao mà thể hiện ở ngay cái nhỏ nhất. Chẳng han, không ngắt lời của
khách khi đang hỏi, mặc dù cách diễn đạt của khách có thể không được logich
và hướng dẫn viên đã đoán được khách muốn hỏi gì.
-Được đối sử bình đẳng như mọi thành viên khác trong đoàn.
Đây là những đặc điểm quan trọng về nhu cầu của khách du lịch mà
hướng dẫn viên phải hết sức quan tâm trong khi phục vụ khách và có thể
được coi như nguyên tắc trong cư sử của hướng dẫn viên.
*Nhu cầu hoàn thiện bản thân.
Qua các chuyến đi, khách du lịch mở mang được hiểu biết về thế giới
xung quanh, qua đó mà có sự đánh giá, so sánh, tự rút ra những kết luận để
hoàn thiện bản thân, muốn làm những việc để chứng tỏ khả năng cuả mình.
Điểm cơ bản là khách du lịch luôn trân trọng những giá trị tinh thần cũng như
mong muốn làm giàu vốn hiểu biết và tri thức của họ.
Hướng dẫn viên phải là người cung cấp những kiến thức mà họ mong
muốn. Cao hơn nữa, hướng dẫn viên cần phải chứng tỏ được cái “tôi” trong
quá trình đi hướng dẫn.
12
1.3. ĐẶC ĐIỂM HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌ.
1.3.1. Đặc điểm lao động Hướng dẫn viên du lịch.
1.3.1.1. Thời gian lao động.
Lao động hướng dẫn có một số đặc điểm khác biệt so với các loại hình
lao động khác. Trước hết về mặt thời gian thì thời gian lao động của hướng
dẫn viên được tính bằng thời gian đi cùng với khách, do đó:
-Thời gian làm việc không cố định
-Khó có thể định mức lao động cho hướng dẫn viên một cách chính
xác. Không chỉ những lúc hướng dẫn tham quan cho khách du lịch mà ngay
cả thời gian lưu trú tại khách sạn, hướng dẫn viên cũng phải tham gia vào quá

trình phục vụ khi họ yêu cầu. Đôi khi hướng dẫn viên phải phục vụ nhiều
việc ngoài nội dung chương trình.
Đối với một số loại hình du lịch, do tính chất mùa vụ của nó nên thời
gian làm việc của hướng dẫn trong năm phân bố không đều.
1.3.1.2. Khối lượng công việc.
Lao động hướng dẫn thường có khối lượng công việc lớn và phức tạp
bao gồm nhiều loại công việc khác nhau tuỳ theo nội dung và tính chất
chương trình. Mặt khác không chỉ khi đi với khách mới là làm việc mà ngay
cả khi chưa đi hướng dẫn thì vẫn phải thường xuyên trau rồi về mặt nghiệp vụ
và kiến thức chuyên môn. Hơn nữa các công việc chuẩn bị trước chuyến đi
như khảo sát xây dựng các tuyến tham quan, xây dựng bài thuyết minh mới,
bổ xung sửa đổi tuyến tham quan cũng như các bài thuyết minh, cũng luôn
đòi hỏi hướng dẫn viên phải luôn luôn tự trau dồi kiến thức để nâng cao chất
lượng công việc.
Các công việc trực tiếp phục vụ trong quá trình cùng đi với khách cũng
đã bao gồm nhiều công việc phức tạp khác nhau: tổ chức xắp xếp cho đoàn
khách ăn ngủ, hướng dẫn tham quan, tổ chức vui chơi giải trí và các hoạt
13
động khác. Do vậy hướng dẫn viên phải là người có thể làm nhiều công việc
khác nhau một cách thành thạo.
1.3.1.3. Cường độ lao động.
Cường độ lao động trong du lịch nói chung không cao nhưng cường độ
lao động của hướng dẫn viên thì ngược lại, khá cao và căng thẳng. trong suốt
quá trình thực hiện chương trình du lịch hướng dẫn viên luôn phải tự đặt
mình vào trạng thái luôn sẵn sàng phục vụ bất cứ thời gian nào, với khối
lượng công việc lớn và thời gian không định mức(nhiều khi ngay cả ban đêm
có chuyện bất thường, hướng dẫn viên cũng phải làm việc phục vụ khách,
chẳng hạn một khách bị ốm hay phàn nàn về sự ồn ào cần phải đổi phòng).
1.3.1.4. Tính chất công việc.
Hướng dẫn viên là người phục vụ tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại

khách khác nhau, phải tiếp xúc và phối hợp với nhiều đối tượng của các cơ sở
phục vụ. Ngoài ra hướng dẫn viên phải xa nhà trong thời gian dài, kế hoạch
sinh hoạt trong cuộc sống riêng tư bị đảo lộn. Trong suốt quả trình đi du lịch
hướng dẫn viên luôn ở tư thế người phục vụ trong khi những người khác
được vui chơi.
Mặt khác công việc của hướng dẫn viên mang tính đơn điệu, đặc biệt là
đối với hướng dẫn viên chuyên tuyến. Tất cả các yếu tố nói trên dẫn đễn lao
động hướng dẫn viên đòi hỏi chịu đựng cao về mặt tâm lí.
1.3.2. Một số yêu cầu đối với hướng dẫn viên.
1.3 2.1. Phẩm chất chính trị.
Hướng dẫn viên phải nắm được đường lối của Đảng, Nhà nước, Hiến
pháp và pháp luật, hơn nữa phải có những phương pháp bảo vệ và tuyên
truyền cho các đường lối đó. Nếu không có kiến thức và phẩm chất chính trị
thì không thể làm tốt công tác Hướng dẫn du lịch. Trong mọi hoàn cảnh
14
Hướng dẫn viên phải thực hiện tốt các vai trò đối với đất nước như đã trình
bày ở phần trên.
1.3.2.2. Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
Để thực hiện tốt công việc hướng dẫn thì yêu cầu cơ bản đối với hướng
dẫn viên là có một trình độ nghiệp vụ vững vàng. Khi đánh giá trình độ
nghiệp vụ của một hướng dẫn viên, thông thừơng người ta căn cứ vào ba tiêu
thức sau:
Thứ nhất:Về khoa học cần thiết.
Hướng dẫn viên phải có một nền tảng kiến thức tổng hợp vững vàng để
làm cơ sở cho việc tích luỹ các chi thức cần thiết cho hoạt động của mình.
Hướng dẫn viên cần phải nắm chắc các môn khoa học về lịch sử, văn hoá, địa
lýí, kiến trúc Việt Nam. Chúng ta không thể chấp nhận được một Hướng dẫn
viên đưa khách đi thăm Văn Miếu_di tích văn hoá thủ đô Hà Nội mà không
hiểu được yý nghĩa của hai cổng Thành Đức và Đại Tài hay chỉ hiểu biết sơ
Sài về lịch sử Việt Nam.

Mặt khác hướng dẫn viên cần có sự hiểu biết về hầu hết mọi mặt của
cuộc sống từ văn hoá, chính trị, tập quán, thói quen, nghệ thuật giao tiếp, luật
pháp…và phải nắm được những thông tin mới nhất về tình hình xã hội.
Những kiến thức này ýý nghĩa rất quan trọng, nó làm phong phú hơn trong
những lúc trò chuyện hoặc đáp ứng những tò mò của khách.
Những kiến thức thuộc về tri thức chung của nhân loại, đặc biệt là các
kiến thức về lịch sử, văn hoá, địa lí của đất nước quê hương của khách sẽ làm
cho lời thuyết minh của hướng dẫn viên thêm phần hấp dẫn và tăng sức thuyết
phục.
15
Thứ hai: Phương pháp và nghệ thuật hướng dẫn.
Hướng dẫn viên cần nắm được nội dung và phương pháp của hoạt động
hướng dẫn du lịch. Việc nắm vững phương pháp và nghệ thuật hướng dẫn thể
hiện trên các mặt sau đây:
-Nắm bắt được các nguyên tắc, chỉ thị do cơ quan quản lí Nhà nướcvề
du lịch hoặc có liên quan đến du lịch ban hành, các thủ tục xuất nhập cảnh,
qui ước quốc tế có liên quan đến du lịch, các quy định về công tác hướng dẫn
trong nội bộ công ty. Nếu không nắm vững những kiến thức này, hoạt động
của hướng dẫn viên có thể trở thành không hợp pháp.
-Nắm vững các tư liệu dùng để thuyết minh theo các tuyến du lịch phù
hợp với các đối tượng tham quan du lịch. Khách đi du lịch có nhiều mục đích,
trong đó có mục đích quan trọng có ở mỗi tour là tham quan tìm hiểu và
nhiệm vụ của hướng dẫn viên là phải thuyết minh cho khách hiểu về đối
tượng tham quan đó. Do vậy nếu không có sự hiểu biết, nắm vững các tư liệu
dùng cho thuyết minh thì không thể cung cấp đầy đủ các thông tin cho khách,
như thế bài thuyết minh của hướng dẫn viên không thể hấp dẫn và kém đi sự
hấp dẫn của đối tượng tham quan.
-Phải nắm được các điều khoản có liên quan trong các hợp đồng được
kí kết giữa công ty lữ hành với các tổ chức du lịch khác, đảm bảo thực hiện
đầy đủ cho khách và đảm bảo không gây tổn thất cho công ty( đặc biệt khi

tiêu dùng các dịch vụ khách sạn trong thời gian lưu trú có khoản sẽ do công ty
thanh toán, nhưng có khoản khách phải tự thanh toán). Nắm được chu trình
của một đoàn khách từ khi kí kết mua tour đến khi thực hiện tour đó.
-Nắm vững phương pháp tổ chức hướng dẫn tham quan từ những công
việc cụ thể như đưa khách lên xe, vận chuyển hành lí của khách tới nghệ thuật
xử lí tình huống.
16
-Phải có kíên thức tâm lí học( tâm lí xã hội, tâm lí du khách, tâm lí học
dân tộc). Hướng dẫn viên phải nắm được tâm lí thị hiếu, sở thích của khách
du lịch mới có thể đáp ứng được nhu cầu của khách, làm cho khách du lịch
hài lòng( biết được phong tục tập quán, nghi lễ giao tiếp, đặc điểm tâm lí của
các đối tượng khách).
-Bên cạnh đó hướng dẫn viên cũng phải có nghệ thuật diễn đạt, trình
bày mới có thể thu hút được khách quan tâm và làm sinh động được đối tượng
tham quan, nếu không việc thuyết minh cũng chẳng khác gì cái máy thu phát
thuần túy.
Ngoài ra hướng dẫn viên còn cần phải luôn lạc quan, vui vẻ, khôi hài,
không bao giờ tỏ ra khó chịu ngay cả với người khách khó tính nhất. Không
đem điều buồn phiền, lo lắng của mình ra kể với khách. Phải xác định mình là
người chia sẻ nỗi buồn phiền lo lắng của khách chứ không phải bắt khách
phải chia sẻ nỗi buồn phiền của mình. Đặc biệt trong những tình huống khó
khăn phải là người bình tĩnh, lạc quan giúp cho khách giữ vững tinh thần.
Thật khó có thể chấp nhận việc một hướng dẫn viên lẩn trốn trách nhiêm khi
gặp khó khăn, phó mặc cho khách xoay sở.
Hiếu khách, hoà đồng, không thiên khiến, thực sự coi khách là người
bạn của đất nước. Đối sử công bằng, chan hoà với mọi thành viên trong đoàn
khách, không được biểu lộ bất cứ sự phân biệt đối sử nào. Biết cách xoa dịu
giúp đỡ khách giải quyết các bất đồng trong đoàn khách.
Biết cương quyết trong cư sử ở nhiều tình huống nhất là trong tình
huống khi khách tỏ ra không tôn trọng hoặc cố ý làm trái pháp luật Việt Nam.

Và đó chính là hướng dẫn đã thực hiện nghĩa vụ với đất nước.
Hướng dẫn viên phải đúng giờ: Khách du lịch luôn có xu hướng tiết
kiệm thời gian nên đòi hỏi tính chính xác về giờ giấc cao, hơn nữa khách là
những người ở những nước công nghiệp phát triển họ quen làm việc đúng giờ
và lấy đó làm nguyên tắc làm việc (thậm chí là một chuẩn mực về phép lịch
17
sự), bên cạnh đó phải chín chắn, lịch sự, tế nhị, chân thành, trọng chữ tín,
khiêm tốn( khi được khách khen ngợi không lấy đó làm thoả mãn, đặc biệt khi
trả lời các câu hỏi của khách không được tỏ ra là câu hỏi đó quá dễ với mình,
không được tỏ ra ta đã biết rồi khi khách góp ý), gọn gàng(biết ăn mặc phù
hợp với hoàn cảnh, thể hiện được con người có thẩm mỹ). Đây là những yếu
tố giúp Hướng dẫn viên thể hiện sự tôn trọng khách và biểu hiện sự tôn trọng
chính mình làm cho khách du lịch tin tưởng vào hướng dẫn viên .
Hướng dẫn viên phải có tinh thần cầu tiến: Luôn có ý thức vươn lên tự
hoàn thiện bản thân về trình độ nghiệp vụ, về kiến thức phục vụ cho công tác
hướng dẫn của mình. Luôn phải tâm niệm rằng không bao giờ có thể coi là đủ
cả về tri thức và kinh nghiệm.
Hướng dẫn viên phải luôn biết lắng nghe ý kiến đóng góp của
khách( trong nhiều trường hợp khi tranh luận về một vấn đề với khách, khách
phải là người luôn đúng nếu điều đó không làm hại cho khách và cho bản thân
hướng dẫn viên).
Nói một cách tổng hợp, hướng dẫn viên du lịch là:
-Nhà du lịch.
-Nhà tâm lí học.
-Nhà sử học, địa lí học, văn hoá nghệ thuật.
-Nhà xã hội học.
-Nhà ngoại giao.
Thứ ba:Trình độ ngoại ngữ.
Hướng dẫn viên phải khai thác tối đa những giá trị và nghệ thuật tinh tế
của ngôn ngữ. Đối với hướng dẫn viên du lịch nội địa thì ngôn ngữ phải

trong sáng dễ hiểu, có sức thuyết phục. Đối với Hướng dẫn viên du lịch quốc
tế thì phải có trình độ ngoại ngữ thông thạo, ít nhất là một ngoại ngữ mình sử
18
dụng khi thuyết minh. Trình độ ngoại ngữ sẽ quyết định tính sinh động và hấp
dẫn của bài thuyết minh mà của cả chương trình du lịch. Đối tượng tham quan
cũng trở lên kém hấp dẫn vì người hướng dẫn viên không lột tả được hết
những giá trị của nó trong khi diễn đạt.
1.3.2.3. Đạo đức nghề nghiệp.
Hướng dẫn du lịch là một nghề. Cũng như tất cả các nghề khác, Hướng
dẫn viên du lịch đòi hỏi phải có lòng yêu nghề thì mới có thể có nhiệt huyết
và truyền cảm được tất cả các kiến thức cho khách và làm tốt công việc của
mình.
Bên cạnh đó do tính chất phức tạp nhưng rất tế nhị của công việc mà
đòi hỏi hướng dẫn viên phải là người có tính kiên nhẫn, tận tụỵy, tính trung
thực.Ttrong hoàn cảnh hiện nay, khi khách du lịch ngày càng có kinh nghiệm
và đòi hỏi khắt khe hơn thì đạo đức nghề nghiệp lại càng trở thành yếu tố
quan trọng hàng đầu.
1.3.2.4. Sức khoẻ.
Hướng dẫn viên du lịch là người phục vụ khách du lịch đi cùng với
khách trong suốt cuộc hành trình, mang những trọng trách nặng nề về đảm
bảo tài sản và tính mạng cho khách, đem lại cho họ sự thoảI máI cao nhất về
tinh thần và phải giúp đỡ khách khi cần thiết. Do vậy hướng dẫn viên phải là
người có sức khoẻ tốt, có đủ độ dẻo dai cần thiết. Nếu không có sức khoẻ tốt
thì khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Khó có thể hình dung
được một hướng dẫn viên laị bị say xe ôtô khi đi cùng với khách để thực hiện
nhiệm vụ hướng dẫn của mình.
Hướng dẫn viên còn cần có ngoại hình tương đối, dễ nhìn, không có dị
tật( hình thức bên ngoài không phải là yếu tố quyết định nhưng cũng là yếu tố
quan trọng gây nên ấn tượng ban đầu với khách du lịch.
19

Có một số nhà chuyên môn khi tổng kết các yêu cầu đối với hướng dẫn
viên đã mô tả hướng dẫn viên du lịch như là:một nhà tâm lí, một người bạn,
một người thầy, một người cha, một người con.
1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MỘT CÔNG TY LỮ HÀNH VÀ CỦA
BỘ PHẬN HƯỚNG DẪN.
1.4.1. Cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành.
Các công ty lữ hành Việt Nam chủ yếu là các công ty lữ hành nhận
khách hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đón nhận và phục vụ khách du lịch từ
các công ty lữ hành nước ngoài gửi tới. Do đó cơ cấu tổ chức của các công ty
lữ hành thường được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đó là cơ kiểu tổ
chức phổ biến nhất ở nước ta.
Cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành:
Mỗi bộ phận trong công ty lữ hành có những chức năng và nhiệm vụ
riêng biệt, nhưng có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau
20
BAN GIÁM ĐỐC
Bộ phận nghiệp vụ
du lịch
Hành chính
quản trị
Kế
toán
Hướng
dẫn
Thị
trường
Điều
hành
Bộ phận bổ trợ
Nhân sự lao động

tiền lương
*Bộ phận điều hành: Là bộ phận quan trọng trong công ty, là bộ phận
lớn hơn cả nó bao gồm nhiều đối tượng phụ trách những công việc khác nhau
như kí kết hợp đồng, điều phối, văn thư…Chức năng chính của bộ phận điều
hành là tổ chức thực hiện các chương trình du lịch vì vậy nhân viên của mảng
này có trách nhiệm triển khai các yêu cầu đặt chỗ, các thông báo của khách
thành các chương trình cụ thể để thực hiện. Vì vậy người phụ trách cần có
mối quan hệ sâu rộng với các nhà cung cấp, phải nắm vững các chương trình
du lịch một cách chi tiết, và phải phối hợp với bộ phận hướng dẫn những
người trực tiếp thực hiện chương trình du lịch.
*Bộ phận thị trường:Là bộ phận có tính quyết định tới khả năng thu hút
khách của công ty lữ hành . Bộ phận này thường được tổ chức theo khu vực
thị trường hoặc theo các đối tượng khách . Bộ phận này thường thực hiện các
hoạt động Marketing như nghiên cứu thị trường, tuyên truyền qủang cáo,
tham gia hội chợ du lịch, đặt quan hệ với các công ty lữ hành gửi khách. Bộ
phận thị trường có mối quan hệ chặt chẽ với bộ phận hướng dẩn trong việc
tìm hiểu nhu cầu, đặc điểm của khách để có phương thức phục vụ tốt nhất.
*Các bộ phận bổ trợ: Là bộ phận kế toán, bộ phận hành chính quản trị,
bộ phận nhân sự lao động tiền lương. Có nhiệm vụ thực hiện các công việc
hạch toán, công việc hành chính văn phòng, tổ chức nhân sự trong trung tâm,
đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty.
1.4.2. Cơ cấu tổ chức của bộ phận hướng dẫn.
Bộ phận hướng dẫn bao gồm các hướng dẫn viên là những người trực
tiếp phục vụ và hướng dẫn khách du lịch theo các chương trình du lịch đã
được kí kết. Bộ phận hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ sau:
*Căn cứ vào kế hoạch, tổ chức điều động bố chí hướng dẫn viên cho
các chương trình du lịch.
21
*Xây dựng, duy trì, phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và cộng tác viên
chuyên nghiệp, tiến hành các hoạt động học tập, bồi dưỡng nhân viên có trình

độ chuyên ngiệp vụ cao, có phẩm chất nghề nghiệp tốt, đáp ứng được yêu cầu
hướng dẫn của công ty.
*Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty để tiến hành
công việc có hiệu quả.
Để thực hiện các hoạt động trên bộ phận hướng dẫn được tổ chức theo
các hình thức sau:
-Theo nhóm ngoại ngữ mà hướng dẫn viên sử dụng khi thuyết minh:
Đây là hình thức tổ chức phổ biến nhất hiện nay, hình thức này có ưu điểm là
dễ sắp xếp phù hợp với các đối tượng khách theo ngôn ngữ, theo hình thức
này hướng dẫn viên sẽ được tổ chức thành các bộ phận như: hướng dẫn viên
tiếng Anh, hướng dẫn viên tiếng Pháp, tiếng Trung, Nhật…
-Theo các tuyến điểm du lịch: Tổ chức theo hình thức này hướng dẫn
viên sẽ chuyên sâu hơn về nội dung của chương trình liên quan đến tuyến
điểm đó. Song nó có nhược điểm là sẽ không có điều kiện chuyên sâu về các
tuyến điểm khác do vậy công việc của hướng dẫn viên trở nên đơn điệu và
khó khăn cho việc thay thế.
-Theo chuyên đề (văn hoá, lịch sử…) Trong hình thức tổ chức này đòi
hỏi hướng dẫn viên phải có kinh nghiệm và hiểu biết về tổ chức một chương
trình tổng hợp vì hầu hết khách du lịch đi theo chương trình này đều đòi hỏi
chương trình phải có tính tổng hợp sâu sắc. Do vậy các công ty lữ hành
thường sử dụng các chuyên gia làm cộng tác viên trong những trường hợp
khách yêu cầu hướng dẫn chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó.
22
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỰC
LƯỢNG LAO ĐỘNG HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
TRONG CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH CHỢ LỚN.
2. 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA
CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH CHỢ LỚN.
2.1.1. Vài nét về Tổng công ty du lịch Sài Gòn.
Công ty dịch vụ du lịch Chợ Lớn tại Hà Nội thuộc Tổng công ty du

lịch Sài Gòn.
Tổng công ty du lịch Sài Gòn là công ty du lịch Thành Phố Hồ chí
Minh được thành lập ngày 02 tháng 08 năm 1975, theo quyết định số 4/QD
tháng 08 năm 1975 do Uỷ ban Quân Quản Sài Gòn_ Gia Định( nay là uỷ ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh) cấp. Công ty là một doanh nghiệp nhà
nước theo quyết định thành lập DNNN số 304/QD-UB ngày 30 tháng 12 năm
1992 do Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Tổng công ty được sát nhập từ 5 công ty: Công ty thương mại Eden, Công ty
dịch vụ thương mại Thủ Đức, Công ty du lịch Gia Định, Công ty Colivan và
Công ty Fiditourist.
Tổng công ty du lịch Sài Gòn bao gồm 31 doanh nghiệp (5 công ty độc
lập và 26 doanh nghiệp phụ thuộc) chuyên kinh doanh về du lịch, khách sạn,
nhà hàng, sàn nhảy, biệt thự, dịch vụ vận chuyển, xuất nhập khẩu, sản xuất
hàng lưu niệm…, 2 trường dạy nghề, 15 công ty liên doanh nội địa về khách
sạn và thương mại, 16 công ty liên doanh với nước ngoài về khách sạn nhà
đất, sân golf và công viên nước, 10 công ty cổ phần.
Mục tiêu của tổng công ty du lịch Sài Gòn là tích luỹ, thống nhất, tập
trung tài sản của nó và phối hợp trong quản lí để tăng hiệu quả kinh doanh
cho các doanh nghiệp thành viên và phát triển du lịch của Việt Nam nói
chung và của công ty nói riêng.
23
Tổng công ty du lịch Sài Gòn là thành viên của PATA, ASTA, JATA
và USTOA.
Tên chính thức của công ty là:Tổng công ty du lịch Sài Gòn, tên thương
mại là Saigon Tourist Holding Company, tên giao dịch là
SAIGONTOURIST.
Tổng vốn kinh doanh:741. 413. 000. 000 đồng.
Head office:23 Lê Lợi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tel:84. 88292291-8225874-8225887-8295000
Fax:84. 88243229-8291026

Email:Saigontourist@sgtourist. com. vn
Website:http://www. saigon-tourist. com
Hiện nay công ty du lịch Sài Gòn là một trong những công ty du lịch
lớn nhất cả nước hoạt động kinh doanh hiệu quả và ngày một tăng trưởng
nhanh cùng tốc độ phát triển của ngành du lịch trong và ngoài nước.
Trong thời kì đầu mới thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực nhà
hàng là chủ yếu. Qua các thời kì khác nhau công ty đã phát triển nhiều loại
hình kinh doanh mới phù hợp với nhu cầu của khách và khả năng ngày càng
lớn mạnh của công ty. Hiện nay với quy mô và chức năng của mình, các hoạt
động kinh doanh trên các lĩnh vực của công ty bao gồm:
-Kinh doanh khách sạn nhà hàng và khu du lịch.
-Kinh doanh dịch vụ lữ hành.
-Kinh doanh dịch vụ vận chuyển.
-Kinh doanh xuất nhập khẩu.
-Đầu tư liên doanh và tham gia cổ phần.
-Xây dựng cơ bản.
24
Trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, kinh doanh khách sạn, nhà hàng
và khu du lịch là hiệu quả nhất mang lại trên 50% doanh thu của toàn bộ các
hoạt động kinh doanh. Tiếp đến phải kể tới hoạt động kinh doanh lữ hành
cũng đem lại một phần thu không nhỏ cho công ty.
2.1.2. Sự hình thành và phát triển của Công ty dịch vụ du lịch Chợ Lớn
Chi nhánh Công ty dịch vụ du lịch Chợ Lớn tại Hà Nội thành lập vào
ngày 18/06/1994 theo đơn xin của Giám đốc Công ty dịch vụ du lịch Chợ Lớn
và quyết định của UBND thành phố Hà Nội.
Công ty dịch vụ du lịch Chợ Lớn thuộc Tổng Công ty du lịch Sài Gòn
Trụ sở:134 Nguyễn Tri Phương_Q5_Thành phố Hồ Chí Minh
Công ty dịch vụ du lịch Chợ Lớn chi nhánh Hà Nội
Trụ sở: 27B Hàn Thuyên-Hai Bà Trưng-Hà Nội.
Tel:9721746

Fax:9721748
Email:cholontourist@hn. vn. vn
Là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh du lịch đã trảI qua khá
nhiều năm hoạt động mới có được uy tín và vị đứng như ngày hôm nay. Quá
trình phát triển công ty phân thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Từ khi mới thâm nhập vào thị trường Hà Nội, Hoạt
động chủ yếu của chi nhánh là kinh doanh trong lĩnh vực nội địa nên hiệu quả
đạt được chưa cao, tuy nhiên vẫn có sự tăng trưởng giữa các năm
Đến giai đoạn thứ hai: Mặc dù phòng lữ hành quốc tế đã được thành
lập nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Trong giai đoạn này công ty đã bắt đầu
có những định hướng và hướng đi mới chính là những bước khởi đầu cho sự
phát triển hiện nay của công ty. Thời kì này doanh thu của chi công ty cũng
tăng khá cao qua các năm.
25

×