Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

luận văn quản trị khách sạn du lịch Phát huy những giá trị văn hoá và sinh thái của làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long để phục vụ du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.51 KB, 88 trang )

PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ VÀ SINH THÁI CỦA LÀNG
CHÀI CỬA VẠN TRÊN VỊNH HẠ LONG PHỤC VỤ DU LỊCH
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không biết vì lý do gì mà đấng Tạo hoá đã ưu ái ban tặng cho Việt Nam
biết bao cảnh đẹp. Từ những vùng rừng núi hùng vĩ của miền Tây Bắc xa xôi
đến những cánh đồng mầu mỡ của đất mũi Cà Mâu, đi đâu ta cũng bắt gặp vẻ
đẹp của quê hương đất nước mình. Bên cạnh sự phong phú, đa dạng về địa
hình, khí hậu, sông ngòi, sinh vật…với bao cảnh quan kỳ thú, Việt Nam còn
là mảnh đất chứa đựng bề dày của Văn hoá lịch sử, mảnh đất thấm đượm
những giá trị nhân văn sâu sắc. Có thể nói đó là tiềm năng rất lớn cho việc
phát triển kinh tế Du lịch – vừa quảng bá hình ảnh đất nước con người vừa
đóng góp vào nền kinh tế Quốc dân.
Khi nói đến tiềm năng du lịnh không thể không kể đến tài nguyên biển.
Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương có ba mặt giáp biển (phía Đông,
Nam, và Tây Nam ), đường biển dài 3.260 km với nhiều bãi cát đẹp, biể Êp,
nhiều vũng vịnh, núi non hùng vĩ và nguồn hải sản phong hú là nguồn lực lớn
cho việc phát triển du lịnh biển nói riêng và du lịnh sinh thái nói chung. Tuy
nhiên, hiện nay trong khi khai thác du lịch biển chúng ta mới chỉ chú ý khai
thác những giá trị biển thuần tuý mà lãng quên một mẳng khác đó là những
giá trị văn hoá kết tinh trong văn hoá biển. Vịnh Hạ Long là một ví dụ điển
hình. Chỉ với hai yếu tố Đá và Nước – hai yếu tố trong biết bao yếu tố của đất
trời, hai chất liệu trong vô vàn chất liệu có thể có để viết, để vẽ, để điêu khắc,
để sáng tạo nên tất cả - mà thiên nhiên đã vẽ lên một kiệt tác ngoạn mục
mang tên: Vịnh Hạ Long. Đúng vậy, vẻ đẹp của Di sản Thiên nhiên thế giới
đã được cả thế giới ngưỡng mộ và ngợi ca.
Thế nhưng Hạ Long không chỉ đẹp bởi vẻ đẹp bởi bề ngoài diễm lệ mà Èn
sâu trong nó còn có những giá trị văn hoá sâu sắc. Đó là nền văn hoá độc đáo
mang đậm chất biển. Trải qua những biến thiên về văn hoá cũng nh sức tàn
phá dữ dội của thiên nhiên cùng viển, Hạ Long vẫn giữ được nét văn hoá đặc
trưng riêng, không thể trộn lẫn được. Văn hóa làng chài là một trong những


thành tố tạo nên bản sắc riêng Êy. Chủ nhân của nó là những ngư dân sống
trên biển từ rất lâu và cả sau này, chính họ chứ không ai khác là chủ nhân
thường trực nhất, trực tiếp nhất và là một phần không thể thiếu của Vịnh Hạ
Long. Họ không ngững là người sáng tạo, gìn giữ và phát triển nền văn hoá
vủa mình mà còn có sứ mệnh cao cả là bảo vệ vẻ đẹp cho vùng biển này. Nhất
là lúc này văn hoa làng chài càng phải được nhìn nhận và nâng lên một nấc
mới cho xứng đáng với tầm vóc của nền văn hoá được hình thành và phát
triển trên nền Di sản Thiên Nhiên thế giới. Tìm hiểu về làng chài sẽ khiến cho
du khách hiểu và yêu hơn giá trị của Vịnh Hạ Long và như vậy nền văn hoá
này không còn là yếu tố vô tri vô giác mà còn là một thực thể sống mà người
ta có thể khai thác và thu lợi nhuận trong kinh doanh du lịch. Có thể nói văn
hoá làng chài hứa hẹn một triển vọng mới làm thay đổi tính chất đơn điệu và
mở ra một hướng mới để thu hút khác du lịnh đến với Hạ Long.
Sự kết hợp giưa thiên nhiên Hạ Long và những yếu tố nhân văn kết tinh
nơi đây tự thân nó đã rất chặt chẽ, hữu cơ một cách tự nhiên. Du khách khi
thăm Vịnh Hạ Long ngời nhu cầu tham quan thắng cảnh còn muốn khám phá
ra một thế giới bí Èn, diệu kỳ Èn sâu trong nó. Đến với làng chài là một trong
những cách giúp cho du khách tiếp cận được vẻ đẹp tiềm Èn Êy. Ngày nay,
trong sự phát triển của nhiều quốc gia, du lịch đã, đang và sẽ là một nền kinh
tế mũi nhọn đóng góp tỉ trọng lớn cho nền kinh tế quốc dân. Vì thế người ta
tìm mọi hướng để phát triển nền kinh tế này, mà để làm điều đó không gì tốt
hơn là nắm được nhu cầu và thị hiếu của du khách, từ đó xây dưng sản phẩm
phù hợp. Du lịch Việt Nam cũng không năm ngoài quy luật này. chúng ta phải
nắm bắt những xu thế chung trong nhu cầu của khách du khách, từ đó phục vụ
họ một cách tốt nhất. Trong xu thế hiện nay, sự kết hợp giữa du lịch văn hoá
và du lịch sinh thái hết sức được quan tâm bởi lẽ sở thích của du khách là
được đắm mình trong thiên nhiên tươi đẹp để tìm lại sự cân bằng tâm sinh lý
sau những giờ phút lao động căng thẳng, vừa muốn được hiểu biết, được hoà
nhập vào cuộc sống của địa phương nơi họ đến. Ngành du lịch nắm bắt và
thoả mãn được nhu cầu này sẽ thực sự cuốn hút được du khách, tạo nên sự

phát triển du lịch bền vững. ở Việt Nam rất nhiều điển du lịch có đầu dủ các
yếu tố sinh thái và nền văn hoá làng chài trên biển Hạ Long là một điển hình.
Trên Hạ Long có rất nhiều làng chài song Cửa Vạn là làng chài lớn nhất,
tiều biểu nhất, mang những nét đặc trưng nhất của làng chài trên Vịnh Hạ
Long. Là một sinh viên khoa Văn hoá du lịch, lại được sinh ra và lớn lên trên
quê hương Hạ Long, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Phát huy những giá trị
văn hoá và sinh thái của làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long để phục vụ du
lịch”. Hy vọng qua những tìm hiểu bước đầu sẽ góp thêm một phần nho nhá
trong cái mong muốn lớn lao là thành lập một làng chài du lịch trên biển Hạ
Long – một điểm du lịch văn hoá và sinh thái độc đáo, hấp dẫn, thu hót du
khách trong và ngoài nước.
2. Mục đích – nhiệm vụ
Việc xây dựng và phát triển làng chài trên biển Hạ Long thành một điểm
du lịch có rất nhiều ý nghĩa. Sản phẩm du lịch này được hình thành không
những làm giầu thêm cho những giá trị du lịch của Vịnh Hạ Long, giới thiệu
với bạn bè thế giới về một nền văn hoá biển độc đáo mà còn góp phần quảng
bá thêm cho hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.
Hơn thế nữa đây sẽ là cơ hội để chúng ta giới thiệu những ghá trị vật thể
và phi vật thể độc đáo của làng chài trên bển Hạ Long. Tìm hiểu được những
nét văn hoá Êy không những giúp du khách khám phá “mảnh đất” này mà còn
giúp họ hiểu được ý nghĩa của chúng, từ đó trân trọng và bảo vệ nó như gìn
giữ một nền văn hoá độc đáo, mang những đặc thù riêng mà chỉ nơi đây mới
có.
Việc nghiên cứu và đưa những làng chài này vào hoạt động du lịch nhằm
mục đích tạo ta những Tour du kịch bổ sung, làm phong phú thêm cho những
Tuor hiện có của Hạ Long, kéo dài thời gian lưu trú của du khách từ đó thu
lợi nhuận. Tuy Vịnh Hạ Long có gía trị du lịch rất lớn song những hoạt động
du lịch ở đây vẫn còn đơn điệu, chưa khai thác được hết những tiềm năng vốn
có. Du lịch làng chài sẽ làm phong phú hơn những loại hình du lịch nơi đây,
sẽ thu hút ngày càng nhiều dy khách đếm với Di sản Thiên nhiên Thế giới

này.
Song, mục đích có ý nghĩa thiết thực và trực tiếp nhất cung nh mong muốn
của người viết đó là từ việc phát triển nơi đây thành một làng chài du lịch sẽ
giúp cho đời sống nghèo túng, thiếu thốn nh nh hiện tại. một điều dễ dàng
nhận thấy đó là phát triển làng chài hiện có ở Hạ Long thành làng chài Du lịch
sẽ là một bước dịch chuyển kinh tế lớn, yêu cầu của nó là phải đồng thời phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân với việc
gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của Làng chài. Ngư dân sẽ
đứng trước thách thức và vận hội mới khi trực tiếp tham gia vào hoạt động du
lịch. Song song với việc phát triển kinh tế là việc nâng cao trình độ dân trí cho
ngư dân - những người vốn quen dãi dầu sương gió hơn con chữ, bị rất nhiều
thiệt thòi và hạn chế về việc nhận thức và tiếp nhận thông tin. Việc phát triển
du lịch ở đây sẽ góp phần nâng cao trình độ dân trí cho họ. Để họ xứng đáng
là chủ nhân cũng là người trực tiếp bảo vệ và phát huy những giá trị của Di
sản thiên nhiên thế giới này.
Nh vậy, nhiệm vụ đặt ra của đề tài này là:
Nêu và phân tích những tiềm năng du lịch văn hoá và sinh thái của Làng
chài Cửa Vạn (Vịnh Hạ Long ).
Phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp thiết thực để biến
làng chài Cửa Vạn thành một điểm du lịch văn hoá và sinh thái hấp dẫn, thu
hút khách du lịch.
3. Phạm vi nghiên cứu
Vịnh Hạ Long là một khu vực rộng lớn, có diện tích 1.553 km
2
, bao gồm
các đảo đá và hang động. Trên vịnh còn có nhiều làng chài đang sinh sống tản
mát. Trong khuôn khổ một bài tốt nghiệp này, người viết chỉ xin đề cập đến
một làng chài lớn nhất trên Vịnh Hạ Long – Làng chài Cửa Vạn dưới góc độ
tìm hiểu những giá trị văn hoá và sinh thái để từ đó phát huy nó phục vụ du
lịch. Tuy nhiên, vì Vịnh Hạ Long chính là môi trường sống của ngư dân nơi

đây nên làng chài Cửa Vạn được đặt trong mối quan hệ tổng thể đó.
4. Phương pháp nghiên cứu
`Trong bài khoá luận này, người viết đã áp dụng một số phương pháp như
phương pháp nghiên cứu tài liệu tổng hợp, phân tích và đưa vào bài viết một
cách hợp lý, phương pháp điều tra xã hội học đồng thời sử dụng phương pháp
hệ thống các vấn đề sau đó dùng lí luận về du lịch để phân tích lại. Người viết
cũng đã được trực tiếp tham gia vào cuộc sống của ngư dân Cửa Vạn để hiểu
hơn về nơi đây.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu không tránh khỏi những sai sót, bất
cập, rất mong được sự góp ý của những người quan tâm đến vấn đề này.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vịnh Hạ Long với vẻ đẹp lung linh của mình đã là nguồn cảm hứng bất tận
cho các nghệ sĩ, là nơi cuốn hút biết bao nhà khoa học khám phá và tìm hiểu.
Vịnh mang trong mình những giá trị địa chất, địa mạo, giá trị sinh học…hết
sức quý báu, là một kho tàng tư liệu cho các nhà nghiên cứu. Thế nhưng
những con người sinh sống trên biển cũng như cuộc sống của họ chưa được
quan tâm một cách đúng cuộc sống của họ chưa được quan tâm một cách
đúng mức có lẽ vì hầu hết các làng chài quanh năm sống lênh đênh trên biển,
tản mát và manh mún. Mãi cho đến tháng 6 năm 2003, tổ chức văn hoá, khoa
học và giáo dục Liên hợp quốc UNESCO phối hợp cùng bộ văn hóa – thông
tin và UBND tỉnh Quảng Ninh thực hiện dự án Bảo tàng sinh thái Hạ Long
mới cho khảo sát và nghiên cứu lại giá trị tổng thể của Vịnh Hạ Long và bước
đưa những làng chài này vào quy hoạch lại.
Việc khảo sát, nghiên cứu vẫn đang trong quá trình thực hiện, chưa có một
tài liệu cụ thể nào viết về văn hoá sinh thái của làng chài Cửa Vạn. Với khoá
luận này, em mong muốn sẽ góp một phần nhỏ trong việc đưa ra một số phân
tích về thế mạnh văn hoá - QT và ý kiến về việc quy hoạch tổng thể làng chài
Cửa Vạn thành làng chài du lịch, trở thành tư liệu giúp các nhà quản lý hay
Ban dự án Bảo tàng sinh thái Hạ Long tham khảo.
6. Bố cục

Bài viết bao gồm các vấn đề chính sau:
Các chương nghiên cứu chính:
 Chương 1:
 Chương 2:
 Chương 3:
Ngoài ra bài viết còn có các phần:
 Mở đầu
 Kết luận
 Tài liệu tham khảo
 Phụ lục
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ LÀNG CHÀI CỬA VẠN TRÊN VỊNH HẠ LONG
1. Đặc điểm địa lý - kinh tế của làng chài Cửa Vạn
1.1. Đặc điểm địa lý
Cửa Vạn là làng chài lớn nhất năm trong khu vực Vịnh Hạ Long vì thế nó
mang những đặc điểm về địa lý, tự nhiên giống nh Vịnh Hạ Long. Để tìm
hiểu những đặc điểm địa lý của Cửa Vạn trước hết ta cần có cái nhìn khái
quát về Vịnh Hạ Long.
Vịnh Hạ Long nằm ở vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ thuộc địa phận tỉnh
Quảng Ninh – một tỉnh biên giới nằm phía Đông Bắc Tổ quốc, cách Hà Nội
165 km.
Di sản Vịnh Hạ Long được chia thành 3 khu vực: khu vực di sản thế giới,
vùng đệm và khu vực Bảo tồn quốc gia.
Làng chài Cửa Vạn nằm trong khu vực Di sản Thế giới – vùng tập trung
dày đặc nhiều đảo đá và các hang động nổi tiếng, nằm ở khu trung tâm Vịnh,
được xác định bởi 3 điểm: Đảo Đầu Gỗ ( T.P Hạ Long ) ở phía Tây, hồ Ba
Hầm ( đảo Đầu Bê ) ở phía Nam, đảo Cống Tây ở phía Đông. Ba điểm trên
đều được dựng cột mốc Di Sản Thế Giới. Vùng này rộng 434 km
2
, có 775 hòn

đảo, trong đó 441 hòn đảo có tên, 334 hòn đảo chưa có tên. Đó là khu vực bảo
vệ tuyệt đối của Di Sản thiên nhiên thê giới Vịnh Hạ Long, đã được Hội đồng
Di sản thế giới công nhận ngày 14/12/1994. Đây là vùng biển đảo chỉ có làng
chài sinh sống trên thuyền hoặc nhà nổi trên mặt nước, tất cả các đảo đất, đảo
đá đều không có người cư trú sinh sống, vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ tự
nhiên. Trong các đảo đá là những hang động tuyệt đẹp nổi tiếng như: Động
Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, động Tam Cung… Bên cạnh là
một số di chỉ khảo cổ học thời tiền sử nh Mê Cung, Tiên Ông, Thiên Long…
Vịnh Hạ Long được bao bọc bởi nhiều đảo đá về phía biển và núi đá nho
ra từ đất liền. Vịnh nối liền từ Bãi Cháy ở phía Bắc qua sông Cửa Lục và mở
ra phía biển qua những lạch sâu tạo nên các luống chính đi vào T.P Hạ Long.
Đáy Vịnh phủ một lớp trầm tích mịn, dày khoảng từ 1.5 đến 2m dốc ra phía
Biển. Các lạch nối liền T.P Hạ Long và biển có độ sâu khoảng 5 đến 10km
thậm chí còn sâu hơn. Vịnh còn bao gồm nhiều dãy núi đá vôi, cao khoảng
80m đến 100m, dốc xuống phía biển 10
o
đến 20
o
. Có nhiều đảo đá phía Đông
Nam Vịnh Hạ Long được hình thành do quá trình chuyển đổi các chất CO
2

độ tuổi vào thời kỳ đồ đá. Qua quá trình biến đổi, các đảo biến dạng tạo nên
kiến trúc tự nhiên, đặc sắc hiếm có, những cảnh quan ngoạn mục, nổi tiếng
trên thế giới.
Do được bao bọc bởi nhiều đảo đá cho nên Vịnh Hạ Long hầu nh không bị
ảnh hưởng bởi các con sóng đại dương. Biển Êm, nước biển có nhiệt độ trung
bình hàng năm thấp nhất 22
o
– 23

o
C, cao nhất 29
o
– 32
o
C. Nhiệt độ nước vùng
vịnh bị ảnh hưởng rất lớn của Thuỷ triều, nồng độ muối của nước Vịnh Hạ
Long khoảng 1,85% - 2,75%.
Đặc điểm của Vịnh Hạ Long là biển ăn sâu vào đất liền, bờ biển khúc
khuỷu, lồi lõm, đặc biệt là địa hình đảo núi xen kẽ giữa các trũng biển. Hầu
hết các đảo nhỏ bị phong hoá bởi mưa, nắng và bị bào mòn bởi sóng biển tạo
nên các hang động, các hườm đá là nơi trú ngụ rất an toàn cho các thuyền
nhỏ.
Khí hậu ở khu vực Vịnh Hạ Long tương đối ôn hoà, nhiệt độ không thay
đổi nhiều giữa các mùa. Nhiệt độ trung bình từ 16
0
– 17
o
C. Biên độ thuỷ triều
lớn nhưng Vịnh Hạ Long không có són. Sự hình thành rừng đảo đá trong
Vịnh khiến cho Hạ Long thành ngững ao chuôm khổng lồ, là nơi sinh sống ổn
định cho hàng nghìn loài tôm, cá, các loài hải sản. Cũng chính những điều
kiện địa lý trên từ bao đời nay đã hình thành nên cộng đồng ngư dân sống
lênh đênh trên biển, đó là dân chài thuỷ cư chuyên sống bằng nghề đánh bắt
thuỷ sản. Cộng đồng dân chài có tổ chức, quy mô lớn nhất trên Vịnh là Cửa
Vạn. Về mặt hành chính nó thuộc địa bàn xã Hùng Thắng ( T.P Hạ Long -
Tỉnh Quảng Ninh ) người dân nơi đây thường gọi là thôn Cửa Vạn.
Thôn này cách trung tâm bến tầu du lịch Bãi Cháy khoảng 25km về phía
Tây Nam. Nó thuộc khu vực Vạ Giá nằm dưới chân núi Ngọc, là giao điểm
của hai cửa Tùng Sâu và Tùng Cuối. Đây là nơi nước lặng, Ýt có sóng to, Ýt

bị ảnh hưởng nhẹ của gió bão do có nhiều dãy núi che chắn, bao bọc. Nhìn
chung đây là một địa thể thuận lợi cho việc sinh hoạt của ngư dân quanh năm
sống trên biển.
1.2. Đặc điểm kinh tế
Xét về vị trí của Cửa Vạn đối với nền kinh tế thì thực sự chưa có Ên tượng
gì. Vì thế kinh tế của làng chài Cửa Vạn ở Quảng Ninh hiện nay chỉ xem xét
trong phạm vi tác động của nó đối với ngành Thuỷ sản Quảng Ninh. Tuy
nhiên, sự tác động này cũng không lớn vì người dân nơi đây thường đánh bắt
theo kiểu tự phát và do đó việc bán những sản phẩm thu được vẫn chưa được
quản lý chặt chẽ. Nghề đánh bắt hải sản là nghề truyền thống và là nguồn
sống chủ yếu của ngư dân Cửa Vạn. Việc đánh bắt hầu nh phụ thuộc vào điều
kiện thời tiết khí hậu, từng mùa và từng ngư trường… vì thế nên cuộc sống
còn nhiều bấp bênh, thiếu ổn định. Ngành thuỷ sản Quảng Ninh cũng khoán
sản lượng và loại hình hải sản nhưng vì số dân ở đây Ýt nên sản lượng đánh
bắt cũng không nhiều, đó chỉ mang tính chất giúp đỡ, động viên ngư dân về
mặt kinh tế.
Ngoài đánh bắt, ngư dân Cửa Vạn còn nuôi trồng thuỷ sản bởi lẽ việc khai
thác thuỷ sản gần bờ, với các phương tiện truyền thống thô sơ không cho phép
họ đi xa và do đó nguồn tài nguyên gần bờ đã dần cạn kiệt cả về chất lượng
và cả số lượng, hiệu quả đánh bắt Ýt đi dẫn tới đời sống gặp nhiều khó khăn.
Trong một vài năm gần đây với sự đầu tư, chỉ đạo và khuyến khích của Nhà
nước, các hộ ngư dân đã và đang chuyển sang cơ cấu kinh tế nuôi trồng thuỷ
sản, đặc biệt là nuôi cá lồng bè. Các loại cá thu hoạch có thể đem bán cho
thuyền thu mua xuất khẩu hay bán cho xí nghiệp thuỷ sản Quảng Ninh, các
nhà hàng hải sản… dù nhìn thấy rõ hiệu quả kinh tế lớn song không phải hộ
gia đình nào cũng có thể làm được bởi vốn đầu tư ban đầu lớn hay do thiếu
hiểu biết về kỹ thuật nuôi làm cho tỉ lệ cá chết nhiều. Chính vì lẽ đó, mặc dù
chuyển sang nuôi trồng nhưng ngư dân vẫn đồng thời tiến hành đánh bắt.
Bên cạnh kinh tế đánh bắt và nuôi trồng là chủ đạo thì người ngư dân ở
đây còn làm nhiều nghề phu khác như trở đò cho ngư dân trên bờ, buôn bán

lương thực, thực phẩm, làm dịch vụ thuỷ sản…Vì vậy, không thể xếp ngư dân
ở đây vào loại chuyên ngư. Điều kiện tự nhiên đã chi phối hầu hết các hoạt
động kinh tế của ngư dân.
Ngư dân Cửa Vạn cũng như các làng chài lênh đênh trên Vịnh Hạ Long
không có lương thực, thực phẩm tích trữ dài ngày như người nông dân, họ
thường rời vào tình trạng “ Giầu đầu hôm, khó sớm mai” nghĩa là kiếm tiền
nhanh nhưng tiêu cũng nhanh, cái gì cũng phải chi phí. Đời sống ngư dân nói
chung còn khá bấp bênh, tỉ lệ nghèo lớn.
Mặc dù tiềm năng kinh tế Vịnh Hạ Long rất phong phó song ngư dân ở
đây chưa khai thác hết được nguồn lợi giầu có đó. Theo thiển ý của người
viết, nên chăng “ thiết kế” Cửa Vạn thành một làng chài du lịch nghĩa là một
làng chài thực sự nhưng có sự kết hợp với du lịch để nâng cao đời sống, nâng
cao dân trí và nâng cao chất lượng phục vụ du lịch của Vịnh Hạ Long nói
chung.
2. Lịch sử làng chài Cửa Vạn
Thành phố Hạ Long có 18 phường xã thì có 3 xã trọng điểm làm nghề cá
chuyên nghiệp là Hùng Thắng, Tuần Châu và Thành Công. Trong đó xã Hùng
Thắng là xã có lịch sử lầu đời, gắn liền với các làng chài thuỷ cư trên Vịnh Hạ
Long hiện nay.
Đầu thế kỷ XIX cộng đồng ngư dân ở vùng Cửa Lục – Hạ Long tập trung
trong 2 phường thuỷ cơ là Giang Võng và Trúc Võng. Về thành phần, làng
chài Cửa Vạn hiện này là sự hợp nhất hai nhóm ngư dân của hai làng chài
này. Nói đến lịch sử làng chài thuỷ cư thôn Cửa Vạn là nói đến lịch sử gắn
liền với các làng chài thuỷ cư trên Vịnh Hạ Long hiện nay. Làng Giang Võng
đầu thế XIX là phường thuỷ cư Giang Võng thuộc tổng An Quảng, làng Trúc
Võng cũng là 1 phường thuỷ cư thuộc tổng Vạn Yên, huyện Hoành Bồ. Theo
người cao tuổi là dân chài của hai làng Giang Võng và Trúc Võng hiện nay
đang sinh sống ở xã Hùng Thắng thì xưa kia hải phận của xã Giang Võng từ
ven quả đồi Cái Mắm của xã Tiều Giao trở về bang Trới (khu vực đá tráng ),
còn xã Trúc Võng từ ven quả đồi đó trở đi về khu ven biển Hòn Gai.

Về mặt tổ chức, làng chài chia thành nhiều thôn, đứng đầu mỗi thôn là một
thôn thưởng do Lý trưởng cắt cử từ người tương đối khá giả, tuổi từ 40 trở
lên. Trưởng thôn chịu trách nhiệm thu thuế, điều động phu dịch, quản lý nhân
khẩu và các việc hành chính khác, cùng việc an ninh trong cụm dân cư của
mình. Nhiệm kỳ của Thông trưởng là 3 năm, về cơ bản không có quyền lợi gì.
Hết hạn nếu không vi phạm thì sẽ được tăng ngôi thứ. Ngoài thôn còn có Giáp
- một thiết chế theo lớp tuổi cũng giống ngư các làng nông nghiệp. Cả hai
làng Giang Võng và Trúc Võng mỗi làng đều só hai giáp: Giáp Đông và Giáp
Nam, mỗi giáp cũng có người trưởng giáp điều hành công việc, chủ yếu là
quản lý đinh nam của giáp, căn cứ vào đó mà cắt cử người làm tế đám. Nhiệm
kỳ của Giáp trưởng là 3 năm. Nếu tín nhiệm có thể làm thêm một nhiệm kỳ
nữa. Về quyền lợi, giáp trưởng được miễn phí một lần tế đám. Về ngôi thứ,
Trưởng giáp được ngồi cùng với người mới lên lão.
Cư dân vạn chài không có ruộng đất, nhà cửa nh những người dân trên đất
liền, họ sốngnay đây mai đó. Vì vậy Giáp ở đây có những nét khác biệt với
những làng trong đất liền. Đây hông phải đơn vị để phân công, quản lý công
điền, cũng không phải là nơi để người nào không có con trai gửi hậu. Giáp
cũng không phải là đơn vị thu thuế, Giáp ở đây chỉ là nhiệm vụ duy nhất là
quản lý nhân đinh để cắt cử người làm đăng cai hay tế đám ( tức là những
người phải chuẩn bị lễ vật cho các dịp tế thần trong năm ).
Bộ máy quản lý hành chính làng chài trên Vịnh Hạ Long cũng không có gì
khác biệt lắm so với làng nông nghiệp, bao gồm hai thiết chế: Kỳ mục và Lý
dịch. Có một điều khác biệt nổi bật là ở làng chài số người có phẩm hàm
không nhiều, do vậy hội đồng kỳ mục không phải là họ mà chủ yếu gồm
những người đã từng làm việc trong hội đồng chức dịch và số cựu binh đã
Khao vọng. Hội đồng kỳ mục cũng đã trải qua các đợt cải lương hương chính
vào các năm 1921, 1927 và 1941 nh ở các làng nông nghiệp. Hội đồng lý dịch
này cũng bao gồm các chức danh: Lý trưởng, phó lý cũng các tay chân giúp
việc nh: Xã đoàn, Hộ lại, Thủ quỹ, thư ký song không có trưởng bạ vì không
có ruộng đất để chịu thuế. Tuy nhiên, làng chài lại có một điểm khác việt ở

việc đăng ký số thuyền. Mỗi hộ gia đình đều có một quyển sổ, mỗi năm phải
đổi sổ 1 lần, có nộp lệ phí. Sổ này ghi rõ họ tên chủ thuyền, những người
đăng ký thuyền mới thì phải nộp thuế 3 đồng. Đổi sổ vào cuối năm dương
lịch, Lý trưởng phải có sổ theo dõi thuyền trong xã mình.
Công tác bảo vệ an ninh trật tự thì có khác với làng nông nghiệp ở làng
chài không có điếm canh phòng, khi đến phiên ai tuần thì Tuần phòng phải sử
dụng thuyền công của làng hoặc thuyền tư của các gia đình phải cắt lượt đi
làm công. Phiên tuần ở các làng chài gọi là Giang tuần, tuỳ từng làng mà số
này nhiều hay Ýt. Làng Giang Võng có 4 người, làng Trúc Võng có 5 người.
Đến vụ thuế hoặc vào tháng giáp tết số Giang tuần được tăng lên gấp đôi. Dù
số lượng là bao nhiêu thì họ đều được lấy từ nam giới có độ tuổi từ 18 đến 50
những người không có thứ vị trong làng. Vào đầu tháng Giêng, Lý trưởng lên
danh sách những người phải làm Giang tuần trong năm, một bản thông báo ở
Đình, một bản gửi lên quan hoài lưu tại xã để mọi người cùng biết và thực
hiện. Nhiệm kỳ của Giang tuần là 1 năm, chỉ huy Giang tuần là Xã đoàn, một
người nằm trong bộ máy hành chính cấp xã. Nhiệm kỳ của Xã đoàn là 3 năm.
Nhiệm vụ của Giang tuần là đi tuần phòng, bảo vệ an ninh chung nh phiên
tuần của làng trên bờ. Họ làm do nghĩa vụ, do thân phận của người nghèo
không có ngôi thứ ở làng. Riêng người Xã đoàn khi hết nhiệm kỳ, nếu không
có sai phạm được xếp ngôi thứ tương đương với phó lý. Trong khi làm nhiệm
vụ nếu Giang tuần có công bắt trộm cướp hoặc bị thiệt hại sẽ được làng khen
thưởng và bồi thường, nếu bỏ nhiệm vụ thì sẽ bị phạt. Như vậy, cơ cấu tổ
chức của hai làng thuỷ cư Giang Võng và Trúc Võng xưa kia khá chặt chẽ, nó
gần giống như ở các làng nông nghiệp song vẫn còn nhiều nét khác biệt.
Năm 1946, trong kháng chiến chống pháp, dân chài ở hai vạn Giang Vâng
và Trúc Võng từ khu vực ven biển Hòn Gai chuyển ra vùng biển thuộc huyện
Cảm Phả ( nay thuộc Vân Đồn ). Phần lớn dân làng Giang Vâng sinh sống ở
vùng nước nông Bái Tử Long, dân làng Trúc Võng và phần dân còn lại của
làng Giang Vâng sinh sống ở vùng nước sâu Vịnh Hạ Long. Họ sống thuỷ cư
dựa vào những khu vực kín gió.

Năm 1948, chính quyền lập ra huyện đảo Cẩm Phả ( tách ra khỏi thị xã
Cẩm Phả ) các xã mới gồm dân chài phiêu bạt được tập trung lại để thành
công các xã Độc Lập, Thắng Lợi, Thành Công, Hùng Thắng. Mục đích của
chính quyền tập hợp dân chài vào các hợp tác xã để có thể tập trung sản xuất,
nâng cao đời sống, tổ chức các đội ngũ du kích cách mạng và đảm bảo an
ninh đề phòng biệt kích của địch trà trộn vào trong dân chúng.
Sau hoà bình lập lại, ngoài xã Thắng Lợi còn dân chài các xã Độc Lập,
Thành Công, Hùng Thắng tản mạn đi khắp nơi nhưng phần lớn trở về vùng
Vịnh Hạ Long và ven biển Hòn Gai. Năm 1959 – 1960, trong cao trào hợp tác
hoá, làng chài được vận định cư trên đất liền ở ngư dân mới được hình thành
và chính quyền cũng muốn tập trung họ lại hợp tác xã, vừa để nâng cao tổ
chức sản xuất, có thể đóng tầu lớn đánh bắt xa bờ, vừa nâng cao đời sống văn
hoá xã hội cho họ.
Thời gian đầu họ được tổ chức định cư tại khu vực bãi biển khe các thuộc
thị trấn Hà Tu nhưng thời gian sau chuyển về khu vực bến than Hồng Gai, tập
trung đông nhất ở khu bãi biển Cọc 5. Một thời gian sau chiến tranh xảy ra họ
lại chuyển vào vạ núi ở xã Tiêu Giao – nay là xã Hùng Thắng, ở gần phường
Bãi Cháy. ở đây, họ được lập thành hai hợp tác xã Quyết Thắng và Chiến
Thắng. Hai xã này chính là tiền thân của hai thôn Cửa Vạn và Cặp La ngày
nay. Được Nhà nước vận động lên bờ vào hợp tác xã trong thời kỳ quản lý
hành chính, bao cấp ( quản sổ gạo, sổ lưới và sổ thuyền ) họ làm nhà trên bờ
nhưng vẫn xuống thuyền sống và khi hợp tác xã tan rã họ không còn ràng
buộc gì với Nhà nước về các chế độ bao cấp nữa thì chuyển luôn xuống
thuyền sống thuỷ cư.
Xã Hùng Thắng ngoài dân gốc, chủ yếu là dân chài các làng Giang Võng
và Trúc Võng xưa kia, còn có các dân ở vùng khác trong và ngoài tỉnh đến
sinh sống. Hiện nay phường Hùng Thắng có 25 tổ dân sống trên bờ và 4 thôn
sinh sống thuỷ cư trên bờ và bốn thôn sinh sống thuỷ cư trên biển là Cửa Vạn,
Ba Hang, Cặp La, Cặp Dè ( Võng Viêng ) Cửa Vạn là thôn lớn nhất với 176
hộ với 733 nhân khẩu.

Nh vậy, lịch sử làng chài Hùng Thắng cững là lịch sử của từng thôn chài
nói chung và thôn Cửa Vạn nói riêng, là lịch sử con người sống trên các làng
lênh đênh, phiêu bạt trên biển.
3. Con người và đời sống xã hội của làng chài Cửa Vạn
3.1. Con người
Cư dân làng chài Cửa Vạn cũng như các dân các làng chài trên biển Hạ
Long nói chung vừa mang những đặc điểm chung của con người vùng Đông
Bắc như sự chăm chỉ, tính thẳng thắn, cương trực và phóng khoáng, sự thông
minh và sáng tạo lại vừa mang nét đặc trưng riêng. Những nét đặc trưng này
do yếu tố thiên nhiên, điều kiện sống ảnh hưởng đến.
Ngư dân trên biển Hạ Long nói chung và ngư dân Cửa Vạn nói riêng có
những nét riêng, khó trộn lẫn được. Đó là dân các vạn chài, họ đã trải qua
nhiều đời sinh sống ở trên thuyển, nhà bè lênh đênh trên biển, sống bằng nghề
đánh bắt hải sản, dường nh không vào bờ, mọi sinh hoạt đều trên biển. Do đặc
thù của biển, họ đã trở thành những người “ ăn sóng, nói gió” – rất mạnh mẽ,
quyết liệt, mộc mạc và giản dị, nồng hậu và phóng khoáng.
Ngày nay các làng chài với phương thức đánh bắt, trao đổi, buôn bán rất
cổ xưa vẫn tồn tại dưới hình thức những làng thuỷ cơ độc đáo trên Vịnh Hạ
Long “ có người cho rằng họ di duệ của tổ tiên thu lượm hải sản – chài lưới từ
thời đá mới, rằng họ là người Hạ Long gốc gác, Ýt nhất đã tồn tại ở đây 4000
– 5000 năm từ thời văn hoá Hạ Long ” ( Biển với người Việt cổ – Phạm Đức
Dương – Viện NC Đông Nam á, NXB VHTT. H,2000). Còn nếu muộn hơn
thì nh nhà sử học Trần Quốc Vượng nói: Họ là hậu duệ của ngững tổ tiên
người Đãn Manh con cháu của những người bà con anh em Mác Đăng Dung.
Cửa Vạn làng chài thuỷ cơ lang thang trên biển Vịnh Hạ Long hôm nay có
nguồn gôc từ các làng Giang Võng và Trúc Võng… Do nghề nghiệp và môi
trường hoạt động là đánh bắt trên biển nên gia đình ngư dân nơi đây có nhiều
nét khác biệt. Nhà cửa họ là con thuyền, quê hương là Vịnh Hạ Long. Gia
đình họ là “đơn vị” kinh tế tự chủ với khung tổ chức gồm 2 thế hệ. Mỗi khi
đánh bắt cá, chồng lèo lái, vợ hoặc con ( từ 10 tuổi trở lên ) chèo mui. Khi

đánh lưới thì vợ cầm lái, chồng thả lưới và chỉ đạo vợ lái theo chiều lưới để “
bát ” (đẩy chèo ra ) hoặc cay (kéo chèo vào lòng ). Con cái phụ bố ( thả hoặc
kéo lưới, bắt cá ) hoặc phụ mẹ ( chèo thuyền ).
Về phương diện làng xã, trước hết là nơi cư trú và quan hệ cư trú: cư dân
vạn chài Hạ Long tụ cư thành các chòm trong các vụng: Cửa Vạn cũng vậy –
làng chài này cư trú tại Vạ Giá, giữa những vạ núi và dưới chân các đảo đá,
có nhiều hang hóc để thuyền vào cư trú khi có dông bão. Nơi đây có mực
nước nông kín gió, thuận lợi cho sinh hoạt. Khi tổ chức sản xuất, các gia đình
của dòng họ thường quần tụlại để làm ăn với nhau trong những khu vực nhất
định. Do tính chất khắc nghiệt, thất thường của nghề chài lưới trên biển quy
định, từng gia đình tiểu ngư không thể dễ dàng đơn độc ở và đánh các tại một
nơi riêng biệt mà phải liên kết với các gia đình khác. Tuy nhiên, tính tự cấp,
tự túc, tự do, tự chủ rất cao. Tinh thần cộng đồng huyết thống, ý thức về “ một
giọt máu đào hơn ao nước lã” thể hiện rất rõ nét ở cư dân chài lưới. Nhìn
chung, ở hầu hết các vũng biển, nơi có thể đỗ thuyền an toàn và kín đáo,
thường tập trung các chủ thuyền, các gia đình có quan hệ cha con, anh em, họ
hàng với nhau. Khi chưa đến cơ nước, tức là giờ đi làm, các cụm gia đình có
quan hệ huyết thông này cùng nhau neo thuyền trong mét khu vực để nghỉ
ngơi, nấu nướng và bàn chuyện làm ăn. Đến “cơ nước”, tất cả các gia đình đó
đều đến một khu vực nhất định để cùng nhau đánh cá. do đặc điểm này nên
mỗi dòng họ đều có một miếu thờ ông tổ và thờ thần biểnđặt ở trên các hang
núi gần nơi cư trú, vào ngày giỗ tổ hoặc vào các dịp lễ mùa (ngày cuối cùng
của các tháng 3,6,9,12 âm lịch) cả họ sửa lễ để cầu khấn tại miếu này. Đây có
thể coi là nhà thờ họ như nhà thờ họ của dân cư trên bờ vậy. Khi cả họ chuyển
đi sinh sống nơi khác, bát hương trong miếu nới, khi chuyển đến nơi khác
thường là do yếu tố tín ngưỡng chẳng hạn với quan niệm khu vực cũ bị động,
bị “Hà Bá” quấy nhiễu gây mất mùa cá, gây dịch bệnh hoả hoạn, thuỷ tai đã
cúng ghải mà không được. đây trở thành một tính chất không ổn định của cư
dân vạn chài Hạ Long nói chung và Cửa Vạn nói riêng.
Trong một số dòng họ, có người chuyên làm nghề tôn giáo tín ngưỡng, gọi

là ông thầy của họ. Ngoài việc cúng bái, ông ta còn biết cả tử vi, thạo địa lý,
làm lễ lên đồng. Người này có vai trò lớn trong đời sống tâm linh của các
thành viên trong họ.
Với đặc thù sống trên biển hầu nh 100% dân cư làng chài từ già đến trẻ
đều không biết chữ, vị vậy trình độ dân trí rất thấp. Trong cuộc sống sinh hoạt
cũng nh làm ăn hàng ngày họ thường dựa vào những kinh nghiệm gia truyền
từ đời nọ sang đời kia, ví dụ nh xem sắc trời, xem xon nước, thuỷ triều, nghe
dòng chảy… Trong ngày, trong mùa, hay trong măm mà đoán định, nhận biết
thời tiết, luồng cá.
Mỗi gia đình Ýt nhất cũng có một con thuyền va là nhà ở, vừa là công cụ
sản xuất, vừa là phương tiện đi lại. ngoài ra họ không có tài sảnnào khác đáng
giá. Khi bố mẹ già chết, dù trước đó ở với con nào thì chi phí tang lễ do con
trưởng phải chịu trách nhiệm phần lớn, phần còn lại sẽ sân siu giữa những
người con thứ với nhau.
Chôn cất người chết thường là tiện đâu chôn đó, ở trên các đảo đất hoặc
đảo đá vào những chỗ có đất.
Sau khi bố mẹ chết, nếu em nào chưa có vợ, có chồng thị anh cả phải lo
cho em thành gia thất. Khi sinh nở thường là thuyền được chèo vào sát bờ đảo
đá, hay vụng kín, chồng đỡ đẻ cho vợ, cắt rốn cho con, vì vậy khi trưởg thành
người đàn ông thường được bố mẹ dạy bảo những điều cốt yếu theo tập tục
gia truyền.
Ngày nay các gia đình thường sống trên các nhà bè, thuyền thường là
phương tiện đi lại hay đánh bắt. việc ốm đau, sinh nở đã có trạm y tế trong
làng nên việc vệ sinh, an toàn có được nâng lên.
Nh vậy, có thể nói người dân nơi đây là những con người hết sức chất
phác, hồn nhiên và quyết liệt trong tính cách, cần cù, chăm chỉ trong lao động
và rất trọng tình nghĩa, yêu sự đoàn kết, gắn bó trong tình cảm con người.
3.2. Đời sống xã hội của làng chài Cửa Vạn
3.2.1. Quan hệ gia đình – gia téc
Còng nh cư dân trên bờ, ở làng chài Cửa Vạn, gia đình là đơn vị nhỏ nhất

của xã hội. Tuy nhiên do nghề nghiệp và môi trường hoạt động trên biển nên
gia đình cư dân vạn chài có nhiều nét khác biệt. Các gia đình ngư dân thuỷ cư
ở đây chủ yếu là gia đình hạt nhân, gồm bố mẹ và con cái sinh sống trên một
con thuyền vừa làm nhà ở, vừa là công cụ sản xuất và phương tiện đi lại.
Trong những gia đình lớn hơn thì họ không bị ràng buộc bởi quan hệ huyết
thống mà vì lÝ do kinh tế, bố mẹ không đủ khả năng sắm thuyền khi con lập
gia đình. Khi người con trai lấy vợ thì việc đầu tiên là sắm cho anh ta một
chiếc thuyền mới vừa để ở, vừa để làm ăn sinh sống. Khi các con ở riêng hết
bố mẹ vẫn ở chiếc thuyền cũ thả lưới hay làm nghề câu. nếu một trong hai
người qua đời thì con trưởng hoặc con út sẽ nuôi cha hoặc mẹ mình. Trong
vài tháng đầu ở riêng, hai vợ chồng mới cưới vẫn phải làm nghề cùng cha mẹ
để học hỏi thêm kinh nghiệm và phụ giúp kinh tế bù vào việc mua thuyền và
tổ chức đám cưới.
Gia đình ngư dân chài lưới là đơn vị kinh tế tự chủ, khung tổ chức sản xuất
gồm hai thế hệ. Các thành viên từ 7 đến 8 tuổi trở lên đã là mộ lao động thực
thụ. Có trường hợp đứa trẻ 10 tuổi đã được bố mẹ sắm cho chiếc mủng để
chèo đò chở khách phụ thêm thu nhập cho gia đình. Trong gia đình, người
đàn ông có vai trò rất quan trọng. Họ là trụ cột trong gia đình. Mọi việc nặng
nhọc trong gia đình đều phải trông chờ vào sức vóc của người đàn ông. không
giống ngư dân các vùng ven biển khác, chủ yếu chồng ra biển vợ ở nhà trên
đất liền, nh dân Cửa Vạn khi đánh bắt có cả gia đình. Vì vậy, họ luôn ở trên
thuyền nh chợ búa, cơm nước, chăm sóc con cái mà họ cũng gánh vác những
công việc nặng nhọc cùng chồng nh thả lưới, kéo lưới buông câu, điều khiển
thuyền. Thơi gian lao động của họ nhiều hơn người đàn ông Ýt nhất 3 đến 4
tiếng mỗi ngày vì sau khi cùng chồng đánh bắt, họ còn phải đi bán cá và làm
công việc gia đình. Vai trò người phụ mữ do vậy tất quan trọng song không
mang tính chất quyết định sự tồn tại nên vai trò của họ bị xem nhẹ. Ngoài ra,
phụ nữ còn có chức năng làm mẹ, duy trì nòi giống và làm việc cho tới gần
lúc sinh nở. Sau khi sinh con, họ được nghỉ ngơi nhiều nhất là 1 đến 2 tháng
sau đó bắt tay vào công việc ngay.

Trong gia đình thuỷ cư Cửa Vạn việc giáo dục con cái chỉ dừng lại ở việc
truyền kinh nghiệm đi biển, kinh nghiệm sống… chứ bố mẹ chưa quan tâm
nhiều đến giáo dục văn hoá - xã hội và sức khoẻ. Bởi Ýt hiểu biết và cái đói
nghèo luôn dai dẳng đeo bám họ nh một nỗi lo thường trực.
Về quan hệ gia tộc, cũng giống như trên đất liền, dù cuộc sống của các gia
đình ngư dân lênh đênh nay đây mai đó trên mặt biển nghưng việc duy trÌ
những nề nếp, truyền thống, quan hệ dòng họ, thân tộc ở các làng chài vẫn giữ
một vai trò quan trọng đối với cá nhân. gia đình ngư dân đứng vững được ở
mỗi nóc thuyền lênh đênh trên biển là do sức mạnh của mối quan hệ dòng họ.
Người cùng họ thường làm cùng nghề nhưng không tổ chức đánh bắt cùng
nhau, hay có quan hệ họ hàng hợp thành một nhóm. Thôn Cửa Vạn tập trung
nhiều dòng họ khác nhau nhưng đông nhất là các họ Nguyễn, Dương, Trần,
Bùi…
Trên đất liền mỗi họ thường có từ đường (nhà thờ họ), nhưng ở làng chài,
do không gian chật hẹp nên không thể lập nhà thờ họ. Ngoài ra, khác với trên
đất liền, cư dân vạn chài Ýt được học hành nên tuyệt đại bộ phận các dòng họ
không có gia phả. Vào ngày giỗ tổ anh em họ hàng sẽ tập trung cúng bái tại
thuyền trưởng họ, ngày này họ còn gặp gỡ thăm hỏi, trao đổi kinh nghiệm
đánh vắt cũng nh tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ mình.
Ngoài ra một năm có từ 2 đến 3 lần họp họ. Ngày hopợ họ thường vào
cuối năm hay khi trong họ có cưới xin, tang ma. Họ tổ chức một bữa cơm
bằng tiền đóng góp của mỗi gia đình, xong việc nếu còn tiền thì chia trả lại
cho các gia đình. Do vậy dòng họ của cư dân Cửa Vạn không có quỹ thường
trực.
Những người trong họ thường đoàn kết, tương trợ, bảo vệ uy tín của dòng
họ mình. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau không chỉ tinh thần
mà cả vật chất.
3.2.2. Quan hệ cư trú và nghề nghiệp
Về quan hệ cư trú:
Đặc điểm trong mối quan hệ cộng cư của ngư dân vùng Hạ Long là cùng

quan hệ huyết thống và cùng nghề. Tuy nhiên quan hệ huyết thống đậm đặc
hơn quan hệ láng giềng. Những người cùng gia téc hay có hàng nghề cùng
công cụ đánh bắt thường tập trung cùng một khu vực. Nơi đậu thuyền không
cố định, ngoài lý do tìm ngư trường mới có nhiều nguồn hải sản, các chòm
này phải di chuyển sang các vụng khác vì lÝ do tín ngưỡng. Thí dụ, họ quan
niệm khu vực cũ bị động, bị hà bá quấy nhiễu gây mất mùa cá, gây dịch bệnh,
hoả hoạn, thuỷ tai…đã cúng giải mà không được. Ngoài ra nó cũng phụ thuộc
vào con nước mùa vụ, nơi nào nước sâu gần nơi đánh bắt. Nơi đậu thuyền
thường gần với cư dân trên đất liền, gần chợ để họ có thể dễ dàng trao đổi sản
phẩm đánh bắt, cũng nh thu mua lương thực, thực phẩm và các ngư cụ đánh
bắt. ngư dân Cửa Vạn thường tập trung quanh khu chân núi Bài Thơ rất đông
vì gần chợ Hạ Long. Người trong cùng họ thường có nơi đâu thuyền nhất
định, nếu không cùng gia tộc mà muốn gặp nhau phải hẹn trước địa điểm tụ
họp. Sau giờ đánh bắt, các thuyền tập trung về bến, dăm ba thuyền đỗ sát
nhau chỉ cần một thuyền thả neo còn các thuyền khác buộc dây vào. Các hộ
gia đình quây quần bên nhau, giúp đỡ nhau giải quyết những khó khăn, vướng
mắc trong cuộc sống, trao đổi kinh nghiệm làm nghề. Họ cần ở nhau sù chia
sẻ cảm thông để vượt qua cuộc sống đầy khó khăn.
VÒ quan hệ nghề nghiệp: Mặc dù có cùng quan hệ uyết thống hay cùng cư
ngụ và đối tượng đánh bắt nhưng ngư dân thường không đánh vắt cùng nhau.
Mỗi gia đình có đời sống kinh tế và phạm vi đánh bắt riêng. dân chài hoàn
toàn tự do ngoài biển khơi, có khi họ theo đàn cá ra xa vượt khỏi ngư trường
quen thuộc.
NÕu mét khu vực đã có người đánh bắt rồi thì thuyền đến sau sẽ tìm khu
vực khác cách xa nơi đó.
ĐÓ đánh bắt có hiệu quả đài hỏi ngư dân phải có kinh nghiệm tìm và đánh
bắt cá. Vì vậy mỗi người đều có bí quyết nghề nghiệp riêng. nếu phát hiện nơi
nào có nhiều cá thì họ không dễ gì tiết lộ với người ngoài. Khi được hỏi hôm
nay đánh bắt được bao nhiêu thì Ýt ai nói thật mà chỉ nói một nửa hay một
phần ba sản lượng thu được vì họ muốn giữ độc quyền khu vực đánh bắt, tính

độc lập trong kinh tế của mỗi gia đình rất cao nhưng bị thay đổi theo môi
trường đánh bắt. Nừu đánh bắt gần bờ thì tính riêng lẻ cao hơn, nhưng nếu ở
xa ngoài khơi thì họ lại cần đến sự tương trợ của nhau, khoảng cách các tuyền
đán bắt không qúa xa, thường cùng đi và cùng vềđề phòng trường hợp bất trắc
xảy ra.
Trong đánh bắt ngư dân cũng đưa ra những quy ước được tuân thủ lâu đời
nh:
Nếu đánh lưới theo chiều nước, người đến sau phải thả lưới phía sau người
đến trước.
Trường hợp phát hiện một đàn cá đang di chuyển trong ngư trường thì thả
lưới đón đường di chuyển của đàn cá, người đến sau thả lưới phía sau người
đến trước.
3.2.3. Quan hệ với đất liền
Dân chài Cửa Vạn suất ngày sống trên thuyền, thời gian họ lên đất liền rất
Ýt. Chỉ có phụ nữ thường xuyên lên bờ. Trước kia khi sản phẩm đánh bắt
được không có thuyền trung gian đến thu mua thì họ ngày nào cũng phải lội
biển lên chợ ngồi bán. Song thời gian ngồi chợ không nhiều vì họ còn phải
mua bán lương thực, thực phẩm hàng ngày và lo chuyện cơm nước cho gia
đình.
Hiện nay, do việc mua bán thuận tiện hơn nên sức lao động của người phụ
nữ giảm nhẹ. Cá đánh bắt được thì bán tại thuyền, nếu mua thực phẩm, nước
ngọt, chất đốt thì có người đem đén tận nơi cung cấp tuy giá ở đây cao hơn
trên đất liền. Trong quan hệ với đất liền, họ thường xuyên đi lại với những gia
đình ven bờ. Trên cơ sở đó họ có thể nhờ vả lúc khó khăn, ốm đau, xin
thuốc
Song hành nhìn chung do cuộc sống lênh đênh, không được học nhiều mà
sự giao tiếp xã hội, kiến thức của họ về nhiều mặt trong cuộc sống rất hạn
chế. Xưa kia, quan niệm của người cư dân trên bờ với dân vạn chài là những
người “Sống vô gia cư, chết vô địa táng” hay những “phường nước mặn”.
chính từ mặc cảm của ngư dân và sự coi thường giữa người trên bờ và người

dưới nước cách xa nhau.
Tâm lý người dân trên bờ ưa tính ổn định và họ đều muốn con cái họ được
sung sướng, an nhàn khi kết hôn, trong khi cuộc sống dân chài quá nghèo,
không ổn định lại thường xuyên lênh đênh trên sông nước nên việc kết hôn
giữa người trên bờ và người dưới thuyền là rất hiếm.
Theo kết quả khảo sát, 90% người dân Cửa Vạn muốn lên bờ, có ngôi nhà
nhỏ để ổn định cuộc sống song việc này rất khó khăn và dường nh không thể.
Bởi lẽ họ không muốn vào đất liền vì cuộc sống ở đó không dễ dàng với họ
nhưng họ muốn lên các đảo cát, đảo đá gần đó. điều này dẫn tới sự phá đá tự
nhiên mà điều này là tuyệt đối ngăn cấm vì đây là những tài sản thiên nhiên
thế giới, cần được bảo vệ, gìn giữ.
 Tiểu kết:
Như vậy, làng chài Cửa Vạn nằm trong một vùng nước nông, kín gió
và tương đối yên tĩnh giữa Vịnh Hạ Long xinh đẹp. Cửa Vạn không những
mang trong mình cái giàu, cái đẹp mà thiên nhiên đã ưu đãi cho Hạ Long mà
còn góp phần tô điểm cho Vịnh Hạ Long – tôn vinh cho Di sản thế giới Vịnh
Hạ Long mang một giá trị mới: giá trị nhân văn.
Vì là làng chài thuỷ cư trên vùng sóng nước Hạ Long nên điều kiện tự
nhiên nơi đây đã ảnh hưởng và tác động rất lớn đến đời sống cũng nh cá tính
của người nơi đây. Nét đặc trưng và dễ thấy nhất đó là: Cửa Vạn là một làng
chài có lịch sử lâu đời, lấy biển làm môi trường sinh sống, lấy thuyền làm
nhà, suốt đời lênh đênh trên biển. Về mặt quản lý hành chính cơ bản cũng
giống như trong nội đồng nhưng đơn giản hơn rất nhiều do điều kiện sinh
hoạt trên biển cũng như cá tính của những con người “ăn sóng nói gió” này
phóng khoáng hơn, ưa tự do và không quen với những luật tục gò bó, ràng
buộc nào cả. cũng nh cuộc sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, không có sự ổn
định nên ngư dân rất đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất và sinh hoạt
nhất là những người có cùng quan hệ huyết thống. Điều kiện sống ở đây cũng
khiến cho cuộc sống ở đây còn nghèo nàn, lạc hậu, dân trí thấp, nói chung là
rất nhiều thiệt thòi và khó khăn, cần được giúp đỡ của Nhà nước về cả vật

chất lẫn tình thần.
CHƯƠNG 2:
NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ VÀ SINH THÁI CỦA LÀNG CHÀI
CỬA VẠN
Thật hiếm có nơi nào nh Cửa Vạn – một làng chài nhỏ bé trên Vịnh Hạ
Long lại mang trong mình những giá trị thật đặc sắc: đó là sự kết hợp hài hoà,
nhuần nhuyễn giữa những giá trị về nhân văn và sinh thái.
1. Giá trị văn hoá của làng chài Cửa Vạn
Có rất nhiều định nghĩa về văn hoá theo những góc độ khác nhau
nhưng tựu trung lại văn hoá có thể nói nôm na là tổng thể những giá trị vật
chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra. Và do vậy, theo cách hiểu này
ta tạm chia văn hoá ra làm 2 loại: Văn hoá vật thể và Văn hoá phi vật thể.
Trong bài viết này, người viết cũng chia văn hoá theo 2 khía cạnh Êy để có
thể phân tích rõ hơn. Những cần phải hiểu rằng Văn hoá vật thể và Văn hoá
phi vật thể luôn luôn đi cùng với nhau, hiện hữu trong nhau.
1.1. Giá trị văn hoá phi vật thể
1.1.1. Tín ngưỡng
Đối với ngư dân tín ngưỡng và nghi lễ chiêm vị trí rất quan trọng trong
đời sống tinh thần. điều đó được giải thích bởi điều kiện sống và lao động của
họ trong môi trường biển cả vừa rất giầu có và ưu ái, vừa thách thức đe doạ
đến tính mạng của họ. Do vậy, tín ngưỡng là điểm “bấu víu” gần nh duy nhất
của họ.
 Tục thờ thành hoàng
Như trên đã nói, Làng chài Cửa Vạn ngày nay là sự kết hợp nhất của 2
làng chài Giang Võng và Trúc Võng xưa kia, do đó tuy 2 làng cư trú hoàn
toàn trên thuyền dưới biển nhưng mỗi làng cư trú hoàn toàn trên thuyền dưới
biển nhưng mỗi làng đều có đình riêng ở trên bờ. Theo các cụ già kể lại thì
đình làng Giang nằm ở khu vực phường Cao Xanh – TP. Hạ Long, còn đình
làng Trúc ở ven khu Cái Lân. Cả hai ngôi đình này đều đã bị bỏ hoang trong
những năm kháng chiến chống pháp rồi trở thành phế tích. Ngày nay, chỉ còn

miếu làng Giang, cũng nằm ven vụng Cái Lân còn giữ được và mỗi khi có
dịp, ngư dân Cửa Vạn thường vào cũng bái.
Cả hai làng đều thờ Thành Hoàng là Trần Quốc Tảng – mét danh tướng
đời Trần, có công lớn trong bà lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên
Mông nửa cuối thế kỷ XIII. ông được phong đất và trấn giữ tại AN Bang –
Quảng Ninh ngày nay. Sau khi ông mất, nhân dân đã tôn ông làm Phúc thần,
Thành hoàng. Hàng năm vào ngày 10 tháng 11 ( âm lịch )cả hai làng Giang,
Trúc đều tổ chức lễ hội để cúng thành hoàng, cầu mong cho dân làng một vụ
đánh bắt đội thu, cá tôm đầy thuyền, bà con ra biển tránh được tai ương, bệnh
tật…
Lễ hội được tổ chức ở cả hai làng, hai bên của eo biển Của Lục nhưng
mọi nghi thức, nghi lễ đều giống nhau. Trước ngày tổ chức lễ hội, lý trưởng,
các trưởng giáp lên danh sách các cai đám – những đinh tráng trong làngmà
theo lệ phải chịu tránh nhiệm chu viện lễ vật cho làng trong các kỳ lễ hội. Mỗi
làng cắt cắt lựot 5 cai đám, mỗi người nộp 30kg thịt, 20kg xôi và 10 chai rượu
và số hoa quả trị giá 7 hào.
Lễ hội diễn ra từ 3 đến 7 ngày. Phần lễ cũng có đủ khai tịch tế ngu, tế
tạ, nghi thức tế cũng mở cửa đình, trải chiếu ngang, chiếu dọc cho Mạnh vại,
Bồi tế… Còn phần hội cũng có đánh vật, tổ tôm, hát chèo… và vui nhất sống
động nhất là hội thi bơi chải giữa hai làng. Mỗi làng cử ra hai giáp thành 4
đội, mỗi đội gồm 18 tay chèo, 01 người cầm lái, 01 người đứng cổ vũ. Tất cả
tròn 20 người trên mỗi thuyền. Thuyền đua là loại thuyền “Lẵng” bỏ hết mui,
vòng và phải là những thuyền có cùng kích cỡ. Trước ngày hội, những người
được giao phụ trách thuyền của mỗi giáp phải lo chọn thuyền, rồi phải lo phơi
thuyền, sơn, khảm lại thuyền để giảm thiểu ma sát của con thuyền với mặt
nước… Ngoài ra họ còn phải chọn tay chèo thông thạo, dai sức. Quãng đường
đua 4 km, phần thưởng là tiền, dành cho đội về đích đầu tiên.
Nh vậy, hội làng chài cũng được diễn ra hết sức linh đình, thể hiện tinh
thần đoàn kết, tinh thần lao động mạnh mẽ. Cũng giống nh trên đất liền, đây
là ngày hội thể hiện được nền văn hoá cộng động sâu sắc và niềm tin vào một

mùa đánh bắt bội thu, an toàn.
 Tục thê cúng tổ tiên
Cũng giống như mọi làng quê Việt Nam khác, gia đình ngư dân nào
cũng lập bàn thờ tổ tiên. tuy diện tích trên thuyền rất chật hẹp nhưng bàn thờ
vẫn được bố trí trong trọng trong khoang giữa của thuyền, phía bên trái – bên
vuôn. Đồng bào quan niệm tổ tiên là gốc, biển rộng nhờ sông dài, sông lớn
nhờ có khe, suối vì thế việc sao nhãng việc hương khói với tổ tiên là bất nhân,
bất nghĩa. Các dòng họ cũng đều duy trì việc thờ cúng các bậc thuỷ tổ. Mỗi
dòng họ có một miếu thờ ông tổ đặt ở trên núi, gần nơi cư trú. Vào các ngày
giỗ tổ hay các ngày rằm họ đều sửa lễ để cầu khấn tại miếu này. khi vì một lý
do gì đó mà họ chuyển sang vùng khác sinh sống thì họ chuyển bát hương đến
nơi lập miếu mới.
 Tục thờ thuỷ thần
Còng nh mọi cư dân ở các làng quê khác, đồng bào quan niệm “đất có
Thổ công, sông có Hà bá” hơn nữa họ lại ngày ngày phải đối mặt với biển để
kiếm ăn do vậy họ rất coi trọng việc thờ cúng thuỷ thần. ĐÓ tránh chữ
“Thuỷ” họ gọi chệch là thần nước là chúa Thoải. Đây là thánh mẫu, là chúa
Liễu Hạnh được địa phương hoá hay là một nữ thần nào đó song với đối với
dân chài thờ thì là thuỷ thần. ở đây cũng có tục thờ Cá ông ( Cá Voi ) trong
những miếu nhỏ ở những nơi cá voi vào bờ hoặc Cá Voi chết ( song không có
lãnh thờ ở nơi chôn cất hoặc nơi lưu giữ xương cá voi như ở miền Nam )
Trong miếu thờ của các dòng họ và các đền miếu nhỏ khác đều có bát
hương thờ thuỷ thần. Trước mỗi chuyến ra khơi đánh bắt hay vào các ngày
sóc vong, lễ tết trong năm họ đều sửa lễ cúng thuỷ thần. Lễ thức đơn giản, có
thể diễn ra ngay trên mặt biển chứ không nhất thiết phải tổ chức ở miếu “ Hội
nghề cá” của đồng bào là một trong những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tiêu
biểu cho tục thờ cúng thuỷ thần. Lễ hội này tổ chức vào ngày 1 tháng 4 hàng
năm trong đó có phần lễ và phần hội. Phần lễ là cầu cho sù an toàn và thịnh
vượng còn phần hội nổi bật là thi bơi chải giữa các đội.
1.1.2. Phong tục tập quán

Gắn liền với tín ngưỡng là phong tục tập quán, đó là những thói quen
ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số người thừa nhận và làm
theo phong tục có mặt trong mọimặt đời sống và thường tập trung ở tang ma,
lễ tết, hôn nhân và một số kiêng kỵ khác trong cuộc sống.

×