Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Quy trình chế biến bánh âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 40 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH
Đồ Án Tốt Nghiệp
Đề Tài : Quy trình chế biến bánh âu
GVHD: ĐẶNG NGỌC HÀ
LỚP: THDD39
SVTH: * HUỲNH THỊ UYÊN CHI
• TRẦN THỊ HUÊ
A : Mở đầu
1.1 Lời Mở Đầu
Bài viết đầu tiên về kiến thức làm bánh là sự ra đời của việc làm bánh bắt
đầu từ thời điểm nào và những thứ xoay quanh cho cái sự đầu tiên này. Bản
thân mình khi nghiên cứu cũng thấy được sự thú vị rất nhiều vì những gì
mình được thừa hưởng cũng đã là thành quả rất lâu. Những kiến thức trong
bài là do quá trình đọc nhiều tài liệu cả tiếng anh và tiếng việt và viết lại
bằng lời văn của mình. Hi vọng, một ít kiến thức này sẽ giúp mọi người hiểu
thêm về sự thú vị của việc làm bánh nhé.
“Con người bắt đầu biết về sự tồn tại của bánh mì cũng là một hiện tượng vô
tình, giống như ngày xưa con người bắt đầu biết nấu ăn do vô tình sét đánh
trúng tạo thành lửa và thịt sống sau khi nướng chín được người nguyên thủy
cảm thấy dễ ăn hơn so với thịt sống. Và cũng vì sự vô tình đó mà con người
biết đến bánh sau khi nhặt hạt của cỏ dại, cho vào nước và trộn lại rồi sau
đó rót lên các mặt phẳng nóng để nấu. Vậy là việc làm bánh được biết đến
như thế. Qua thời gian, cách thức làm bánh cũng có sự thay đổi và trở nên
dễ dàng hơn khi con người sử dụng than hồng hoặc củi lữa cho việc làm
bánh. Những tưởng nguồn gốc của bánh mì sẽ xuất xứ từ một nước châu Âu
như Anh hoặc Pháp, nhưng những công dân Ai Cập cổ là những người đầu
tiên biết nướng bánh với men mà họ thường sử dụng để làm bia. Vì lẽ đó,
bánh mì cũng được xem là loại bánh xuất hiện sớm nhất trên thế giới.


Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của việc làm bánh, và thợ làm bánh trở
thành một nghề nghiệp chính thống là khoảng năm 300 trước công nguyên,
tức vào thời đế chế La Mã. Và khoảng năm thứ 1 sau Công nguyên tại Rome
có hơn 300 thợ làm bánh chính thống, và các sản phẩm về bánh đươc sử
dụng rộng rãi, vừa làm đồ cúng tế, vừa được sử dụng trong các bữa tiệc.
Trong giai đoạn này, người được xem là tác giả đầu tiên về sách hướng dẫn
làm bánh là Cato xuất hiện, với hàng trăm ghi chú về những loại bánh và
được đặt nhiều cái tên khác nhau. Trong giai đoạn phát triển thịnh hành của
bánh tại Rome, người ta bắt đầu có những nhà máy để xay hạt thành bột.
Và sự phát triển của nghề bánh tại Rome lan dần sang khắp châu Âu và tiến
dần đến châu Á. Thời gian sau đó, khoảng thế kỉ thứ 19, những chất xúc tác
cho việc làm bánh bắt đầu được nghiên cứu và xuất hiện như: baking soda
(một loại muối góp phần làm tăng độ xốp của bánh), baking powder (một
loại muối có tác dụng thúc đẩy sự nở của bánh, gia tăng lỗ khí trong cấu
trúc bánh)…
Và cho đến sau đó, việc làm bánh trở nên dễ dàng hơn khi mọi người đều có
thể làm bánh tại nhà hoặc bán bánh trên đường. Và cho tới ngày nay, làm
bánh nói chung và đặc biệt là bánh mì, dường như đã trở thành một điểm
nhấn quan trọng của một số nền văn hóa mà ở đó bánh mì dường như là
thực phẩm chính yếu của mọi thành phần dân chúng. Sự xuất hiện của bánh
trở nên đa dạng hơn, chúng có mặt ở mọi gia đình và thậm chí được xem
như là thành phần không thể thiếu của những buổi tiệc trà.Song song với sự
phát triển từ lâu đời của ngành công nghiệp làm bánh, ngoài những nhà sản
xuất nguyên liệu và dụng cụ thuần túy, những ngành công nghiệp liên quan
cũng có sự phát triển theo như bao bì, in ấn… Với sự phát triển đó, nổi lên
những nhà sản xuất đi đầu về nguyên liệu, dụng cụ (Wilton, Pyrex, …), thiết
bị, máy móc (Blue Stone, Kitchen Aid, Cuisinart…). Công nghệ khoa học
ngày càng phát triển đã hỗ trợ nhiều cho việc sản xuất bánh kẹo dễ dàng với
số lượng lớn nhưng trên hết, với ngành công nghiệp bánh kẹo, những sản
phẩm tươi ngon được sản xuất mỗi ngày bởi những bàn tay khéo léo của

người thợ luôn là điều không thể thiếu. Ngày nay, những món tráng miệng
dường như được xem là một thành phần không thể thiếu trong một bữa ăn
chính thống và trong một nhà hàng có tiêu chuẩn, bếp bánh luôn là một vị
trí quan trọng và không thể thiếu.”
1.2 Nhiệm Vụ Nghiên Cứu
Trong bài báo cáo đồ án này chúng em nghiên cứu về thực trạng bánh
âu cũ rồi xây dụng công thức thành món mới dựa trên món cũ đả có
Đề tài phải nêu được những dẫn chứng đầy đủ phát huy những mặt
mạnh đem lại hiệu quả công việc , đồng thời những hạn chế cần đươc
khắc phục và đưa ra hướng giải quyết để đạt mục dích đề ra
B: Nội Dung
Chương 1 : Cơ sở lý luận
1.1 Sáu loại bánh nổi bật ở châu âu
Roger van Damme và Eddy van Damme (không có máu mủ gì với nhau mặc dù cùng
họ) đều là các đầu bếp chuyên làm món tráng miệng đã được đào tạo bài bản ở châu
Âu.
Người thứ nhất là một trong những đầu bếp bánh ngọt sáng tạo nhất nước Bỉ và được
Tổ chức chuyên đánh giá các nhà hàng của Pháp, Gault Millau, vinh danh là Đầu bếp
của năm 2010.
Người thứ hai là đồng tác giả cuốn On Baking, một cuốn sách hướng dẫn làm bánh
ngọt và món tráng miệng rất nổi tiếng trên thế giới.
Đây là sáu món bánh ngọt tráng miệng huyền thoại của châu Âu mà hai đầu bếp này
bình chọn.
1. Sachertorte, Áo
Sachertorte là một loại bánh ngọt tương tự bánh bông lan nhưng nhiều chocolate và rất
ít tinh bột, bên trong bánh còn có mứt quả mơ. Đây là một loại bánh ngọt cao cấp của
Áo, được trang trí rất tinh tế, không cầu kỳ nhưng vẫn rất bắt mắt, chủ yếu được phủ
một lớp chocolate ganache bóng mượt hấp dẫn.
Tuy được xem là một trong những món tráng miệng nổi tiếng nhất của Áo (Sachertorte
cũng có ngày kỷ niệm của riêng mình, ngày 5–11 hàng năm), món bánh ngọt huyền

thoại này lại được tạo ra một cách ngẫu nhiên.
Về lịch sử của Sachertorte, Eddy cho biết, một hôm tại khách sạn Sacher ở thủ đô
Vienna, Áo, đầu bếp bánh chính bị bệnh đột ngột ngay trước khi chào đón một vị khách
quan trọng, món bánh này do một thợ học nghề làm bánh lúc bấy giờ sáng tạo ra trong
một phút ngẫu hứng và cấp bách”.
Sachertorte đã từng là chủ đề của một cuộc chiến pháp lý kéo dài hàng thập kỷ giữa
con cháu người sáng lập ra chiếc bánh và chủ sở hữu khách sạn Sacher nơi nó lần đầu
tiên được đưa ra phục vụ thực khách
. 2. Gateau St. Honore, Bỉ
Món bánh ngọt tráng miệng nhẹ nhàng này được làm từ những chiếc bánh giống như
bánh choux nhúng chocolate được phủ đầy kem tươi đánh và caramel.
Gateau St. Honore được đặt theo tên một vị thánh nghề bánh và có xuất sứ từ Pháp
nhưng Roger van Damme khuyên bạn nên thử loại bánh này ở Bỉ vì nó rất ngon.
Theo vị đầu bếp này thì do có một sự cạnh tranh quyết liệt luôn tồn tại giữa Bỉ và Pháp,
nhiều đầu bếp chuyên về món tráng miệng của Bỉ đã bỏ tâm huyết để nâng đẳng cấp
chiếc bánh St. Honore lên cả về hương vị lẫn độ mềm mịn của bánh để vượt mặt nước
Pháp.
1. Macaron, Pháp
Roger và Eddy không ngần ngại bình chọn macaron là món tráng miệng ngon nhất của
Pháp.
Những chiếc bánh kem meringue đủ màu sắc được bơm đầy buttercream, mứt hoặc
ganache này ra đời từ thế kỷ XVI và trở nên nổi tiếng thế giới nhờ vào tiệm bánh ngọt
Ladurée ở Paris.
Eddy cho biết: “Tạo ra một chiếc bánh macaron hoàn hảo là cả một nghệ thuật. Cần
phải rất tinh tế và khéo léo khi chuẩn bị món bánh này, vì thế thậm chí chúng cũng là
một thách thức đối với những đầu bếp tráng miệng đẳng cấp.” Còn theo Roger thì công
đoạn khó nhất của món bánh này là làm sao để bánh không bị nứt trên bề mặt.
2. Black Forest, Đức
Trong thế giới bánh ngọt vẫn diễn ra một cuộc tranh luận về nguồn gốc của chiếc bánh
ngọt Black Forest, tạm dịch là bánh “Rừng Đen”.

Liệu có phải chiếc bánh này được đặt theo tên của khu Rừng Đen Schwarzwald nổi
tiếng ở miền Nam nước Đức, hay người Pháp mới chính là cha đẻ của món bánh Black
Forest này?
Trong khi biến thể của chiếc bánh ngọt chocolate này có mặt ở khắp châu Âu (thậm chí
cả ở Thụy Điển) thì theo Eddy, chiếc bánh Schwarzwälder Kirschtorte của Đức vẫn là
một biến thể ngon nhất.
Cũng giống như những chiếc bánh Black Forest khác, phiên bản của Đức là một chiếc
bánh chocolate ẩm và kem tươi đánh xốp xen với các lớp quả anh đào. Điều khác biệt
ở đây chính là người Đức đã thêm vào một loại rượu làm từ quả anh đào có tên Kirsch
Wasser, giúp làm dịu vị ngọt của kem tươi và chocolate.
Theo Eddy thì “nó đã tạo nên một sự bùng nổ đối với tất cả các giác quan và làm cho
món Schwarzwälder Kirschtorte của người Đức trở nên kinh điển.”
. 5. Limburg Pie, Hà Lan
Những chiếc bánh nhân trái cây đến từ miền Nam Hà Lan này có kết cấu mềm, đơn
giản và thường làm từ hỗn hợp trứng, sữa và một ít bánh quy. Roger cho biết: “Vỏ bánh
Limburg Pie không giòn. Nó hơi giống với bánh mì nhưng vẫn cho ta một hương vị rất
cao cấp.”
Trong một ngày mưa lạnh, quả thật rất lý tưởng khi vừa nhâm nhi một miếng bánh
Limburg Pie ngọt ngào vị mơ, táo hay anh đào cùng một ngụm cà phê nóng đăng đắng
và thưởng thức cái lạnh se se đang thấm vào người.
6. Carac, Thụy Sĩ
Các đầu bếp bánh ngọt ở Thụy Sĩ rất thích dùng hạt hạnh nhân và quả phỉ trong những
tác phẩm của họ. Eddy cho biết: “Các loại hạt là nguyên liệu đắt tiền nhất khi làm bánh
vì chúng tạo nên một sự cao cấp cho chiếc bánh và món tráng miệng nói chung.”
Chiếc bánh carac của Thụy Sĩ đặc biệt hấp dẫn và sang trọng và là một mặt hàng nổi
bật trên hầu hết các cửa hiệu bánh ngọt ở Thụy Sĩ. Vỏ của chiếc bánh tart nhỏ bé này
được làm từ chocolate ganache đen, hạt hạnh nhân nghiền nhuyễn trong khi bề mặt
của chiếc bánh được phủ một lớp đường đông lạnh màu xanh ngọc rất bắt mắt
1.2 Nguyên liệu
Bánh Âu ngày nay đã trở nên phổ biến ở khắp trên thế giới, ở Việt Nam các loại bánh

này cũng khá quen thuộc được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, tên gọi thì nhiều
người lại nhầm lẫn với nhau và chưa biết các phân biệt chúng.
Người Việt thường hay gọi chung các loại bánh với nguyên liệu chính là bột mì và
nướng trong lò nướng với những danh từ chung như bánh ngọt, bánh Âu. Các loại
bánh ngọt ngày nay có nguồn gốc từ phương Tây, cụ thể là cả vùng châu Âu sau đó
sang Mỹ, chứ ko phải như nhiều người lầm tưởng Pháp là cái nôi bắt nguồn các sản
phẩm bánh mì bánh ngọt. Nếu "truy tìm" nguồn gốc một cách chi li thì phải kể đến công
lao của những người Ai Cập và Hy Lạp cổ đã phát minh ra lò nướng và hàng thế kỉ sau,
đó là công lao của tổ tiên người Rome.
Trong bài viết này mình cũng không định tìm hiểu sâu xa gì về khía cạnh nguồn gốc lịch
sử (vốn dốt sử và chưa đọc được nhiều tài liệu), mà chỉ dám khiêm tốn đưa ra những
cách phân biệt cơ bản về tên gọi các loại bánh Âu Mỹ vốn càng ngày càng hấp dẫn với
nhiều người Việt muốn được ăn thử và làm thử. Mình cũng chỉ có thể nhắc đến tên gọi
chung của các loại bánh quen thuộc, còn tên gọi riêng thì có rất rất nhiều mình cũng
không thể biết được hết.
Tất cả các sản phẩm liên quan đến việc sử dụng bột, trứng, chất béo và nướng lên
được gọi chung là PASTRY. Vì thế, người đầu bếp chuyên phụ trách việc làm ra những
sản phẩm này được gọi là Pastry Chef. Từ "cake" mà người Việt hay gọi là "bánh ngọt"
chỉ là 1 mảng rất hẹp trong Pastry mà thôi.
1. Bread – Bánh mì
Phân biệt 2 loại:
- Bánh mì thường: (lean yeast bread) thành phần chỉ có bột và nước, có thể có dùng
men hoặc không dùng men, vì thế có loại bánh mì cần qua quá trình ủ nở lên men và
có loại không qua quá trình này.
- Bánh mì "ngọt": (rich yeast bread) từ "ngọt" được dịch khá phiến diện, đây là những
loại bánh mì ngoài bột, nước, men, có sử dụng thêm các thành phần khác như đường,
chất béo, sữa, bột sữa, vì thế bánh mì có thêm nhiều mùi vị thơm ngon và kết cấu khác
với bánh mì thường.
2. Quick bread – Bánh mì nhanh
- Đây là tên gọi chung cho các loại bánh-dạng-bánh-mì nhưng không qua công đoạn ủ

và lên men tự nhiên (khoảng vài tiếng) mà dùng các chất hóa học gây tác dụng nở
nhanh, vì thế làm rất nhanh. Quick bread cũng thường có kết cấu mềm hơn và "rich"
hơn, không có được độ dai như với bánh mì nở bằng men tự nhiên.
- Quick breads bao gồm các loại bánh với tên gọi như: muffins, scones, loaf bread,
coffee cakes.
+ Muffins: có dạng giống chiếc bánh nhỏ hình cốc, có thể được để trong cốc giấy hoặc
không cần. Muffins ngọt hoặc mặn đều có.
+ Scone: dạng hình nón, hình tam giác bẹt.
+ Loaf: hình khối chữ nhật
+ Coffee cake: làm với khuôn tròn, vuông, chữ nhật
3. Bánh không dùng lò nướng:
Đây là những loại bánh dùng phương pháp rán bằng chất béo. Các loại phổ biến:
- Doughnuts (donut): bánh ngọt có hình bánh xe tròn, làm chín bằng cách rán ngập dầu.
- Pancake: bánh rán chảo làm chín bằng cách quét lớp dầu/bơ mỏng lên mặt chảo,
bánh dẹt, mỏng.
- Crepe: gần giống như pancake nhưng được tráng mỏng hơn rất nhiều.
- Waffles: bánh có dạng mỏng, dẹt và thường làm vào khuôn riêng.
- Fritters: bánh có vị ngọt và mặn tùy nguyên liệu sử dụng, không có hình dạng cố định,
làm chín bằng rán ngập dầu.
4. Pie và tart:
Hai loại bánh này dễ bị nhầm lẫn với nhau.
- Pie: bánh vỏ kín có chứa nhân bên trong, tất cả gọi chung là vỏ pie. Bột cho vỏ pie
được chia làm 2 phần, 1 phần cán mỏng làm đế, xếp nhân bên trong, rồi phần còn lại
cán mỏng phủ lên trên, gắn kín các mép và xiên thủng vài chỗ trên vỏ bề mặt để hơi
thoát ra trong quá trình nướng.
- Tart: bánh ko có vỏ, nướng hở phần nhân. Tart là 1 dạng đặc biệt của pie mà ko cần 1
lớp vỏ bọc kín nhân.
Có cả tart và pie ngọt hoặc mặn.
5. Cake (bánh bông lan?)
Tên gọi chung cho các loại bánh ngọt có hàm lượng chất béo và độ ngọt cao nhất trong

các sản phẩm bánh nướng lò. Làm bánh dạng cake đòi hỏi nhiều sự chính xác về cân
đong nguyên liệu. Cấu trúc bánh thường là mềm, xốp, nhiều hương vị và bánh cake
được nướng và trình bày dưới nhiều hình dạng khác nhau.
- Cupcake: là một trong nhiều cách trình bày của cake, bánh dạng nhỏ, đựng trong
những chiếc cup giấy xinh xắn.
- Chiffon, angel food, devil food: là dạng bánh bông xốp mềm được tạo thành nhờ việc
đánh bông lòng trắng và lòng đỏ riêng biệt. Bánh được nướng trong khuôn tube.
+ Chiffon: dùng dầu ăn làm thành phần chất béo trong bánh. Cả lòng trắng và đỏ đều
được sử dụng nhưng tách riêng trong quá trình làm.
+ Angel food: chỉ dùng lòng trắng đánh bông, không có chất béo. Bánh nhẹ và trắng
như bông.
+ Devil food: bánh có màu đen chocolate, dùng bơ làm chất béo. Là một dạng bánh
dùng bơ (butter cake)
- Pound cake: Bánh có hàm lượng chất béo và đường đều cao, tên gọi để chỉ các
nguyên liệu chính đều có khối lượng 1 pound Anh, khoảng 454g. Bánh này thường có
kết cấu nặng và đặc hơn bánh dạng bông xốp. Bánh làm trong khuôn loaf hoặc khuôn
bundt.
- Cheesecake: thành phần chủ yếu của bánh là cream cheese. Bột được sử dụng rất ít
hoặc không sử dụng.
6. Cookies:
Từ cookie có nghĩa là "bánh nhỏ – small cake". Có loại cookie được làm từ hỗn hợp bột
khá giống như với cake, nhưng trong phần lớn trường hợp, cookie có hàm lượng nước
thấp. Cookie rất đa dạng, có loại mềm, ẩm, khô, giòn, dai, xốp, cứng.
Chương 2 : Xây Dựng Công Thức Và Thực
Hiện
2.1 Bánh Bông Lan Chuối
* Nguyên Liệu
:_ 125g bơ
_ 5 cái trứng
._ 150g bột mỉ

_130g đường
_ 4 trái chuôi chín
_ ¼ muỗng muối
_ một ít bột nở
• Cách làm : đánh bơ trước với 30g đường và muối cho nổi bông trắng chuối
nghiền nhuyễn sau đó bỏ vào hỗn hợp bơ
Trứng đánh với đường còn lại cho nổi đặt
Bột mì trộn với bột nở ray lại
Lấy hỗn hợp trứng trộn vào hỗn hợp bơ khuấy nhẹ rồi đổ bột vào đão đều tay rồi
cho hỗn hợp vào ½ khuông đả thoa dầu hoặc bơ
Nướng 180-200 khoảng 25 phút
2.2 Bánh bông lan trà xanh
* Nguyên liệu :
_125g bơ
_5 quả trứng
_150g bột mì
_130g đường
_5g trà xanh
_1 ít muối và bột nở
• Cách làm :
• Đánh bơ trước với 30g đường và muối cho nổi bông trắng sau đó bỏ trà xanh
vào hỗn hợp bơ
Trứng đánh với đường còn lại cho nổi đặt
Bột mì trộn với bột nở ray lại
Lấy hỗn hợp trứng trộn vào hỗn hợp bơ khuấy nhẹ rồi đổ bột vào đão đều tay rồi
cho hỗn hợp vào ½ khuông đả thoa dầu hoặc bơ
Nướng 180-200 khoảng 25 phút
2.3 Bánh bông lan bơ
* Nguyên liệu :
_150g bơ

_5 quả trứng
_150g bột mì
_130g đường
_1 ít muối và bột nở
• Cách làm :
• Đánh bơ trước với 30g đường và muối cho nổi bông
• Trứng đánh với đường còn lại cho nổi đặt
Bột mì trộn với bột nở ray lại
Lấy hỗn hợp trứng trộn vào hỗn hợp bơ khuấy nhẹ rồi đổ bột vào đão đều tay rồi
cho hỗn hợp vào ½ khuông đả thoa dầu hoặc bơ
Nướng 180-200 khoảng 25 phút
2.4 Bánh bông lan hạnh nhân
Nguyên liệu:
+ 4 trứng gà loại trung bình
+ 160g bột mì đa dụng
+ 160g đường cát
+ 200g hạnh nhân
+ 100g bơ
+ ½ muỗng cà phê bột nổi
• Cách làm :
Bơ đánh trươc với 60g đường cho nổi bông trắng sau đó cho trứng vào với
lượng đường còn lại đi máy cở 2 đến 3 vòng chứ không đánh
Ray bột vào hỗn hợp trứng và bơ rồi cho hạnh nhân vào
Bỏ hỗn hợp vào 2/3 khuông đả thoa bơ hoặc dầu
2.5 bánh bông lan cam
* nguyên liệu
_ 6 trứng gà
_200g bột
_250g đường
__1/2 muỗng muối

_ một ít bột nổi
_ 50g nước cam
_50g dầu ăn
• Cách làm
Tách lòng đỏ và lòng trắng raq riêng
Đánh lòng đỏ trước với 50g đường cho nổi bông trắng
Đánh lòng trắng vơi 200g dường và muối cho nổi đăc
Trộn nước cam với dầu vào hỗn hợp lòng đỏ
Sau đó trộn hỗn hợp lòng trắng vào hỗn hợp lòng đỏ đả trộn
Sau đó ray bột vào trộn nhẹ tay bỏ 1 ít vỏ cam vào
Nướng từ 150-180 khoảng 45 phút
2.6 bánh bông lan phô mai:
Nguyên liệu:
- 3 trứng gà lớn (tách lòng trắng và lòng đỏ để riêng)
- 90g đường cát (chia làm 2)
- 70g bột mì
- 30g dầu ăn
- 70g sữa tươi
- 70g creamcheese
Cách làm:
- Đun cách thủy dầu ăn + creamcheese + sữa tươi và quậy cho hỗn hợp mịn đều (A)
- Đánh lòng trắng với 1/2 đường cho bông cứng
- Đánh lòng đỏ với 1/2 phần đường còn lại cho nổi đặc, sau đó trộn hỗn hợp A vào quậy
cho quyện đều (B)
- Rây tiếp bột mì vào hỗn hợp B, dùng phới trộn đều (C)
- Cho 1/3 lòng trắng đã đánh bông cứng vào hỗn hợp C và dùng phới quậy thật đều,
cho tiếp 1/2 lòng trắng vào quậy nhẹ tay, sau cùng cho hết số lòng trắng còn lại vào
quậy đều
- Đổ hỗn hợp bột vào khuôn đế liền có lót giấy nến, dằn khuôn xuống bàn vài cái cho
vỡ bớt bọt khí to.

- Vặn lò nóng trước 10 phút, 130 độ (tùy lò) hai lửa, nướng ở rảnh cuối, cho nước sôi
vào khay, lót 3-4 cái chén lên khay hoặc để khay thưa lên khay đen đựng nước như
hình cũng được, đặt khuôn bánh lên mấy cái chén hoặc khay. Nướng khoảng 80- 90
phút là bánh chín (tùy lò và bánh to hay nhỏ).
- Lấy bánh ra, róc bánh quanh thành khuôn và up lên rack, tháo bỏ miếng giấy lót đáy
bánh ra, để nguội, cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh ăn sẽ ngon hơn!
2.7 bánh su kem trà xanh
Nguyên liệu
Vỏ bánh
- 250ml nước
- 100g bơ
- 4 quả trứng
- 125g bột mì
- 1/4 thìa cà phê muối
Nhân bánh
- 300ml sữa
- 100g đường
- 2 lòng đỏ trứng
- 30g bột bắp
- 1 thìa cà phê bột trà xanh
- 1 ống vani
Cách làm bánh Su Kem Trà Xanh:
Bước 1: Làm vỏ bánh
- Đun sôi nước, bơ, muối, cho bột vào khuấy nhanh thành khối không dính là được, cho bột ra
thố, chế trứng vào đánh đều từ từ thành hỗn hợp mịn bóng.

- Để bột vào bao có đuôi bắt kem, nặn bánh ra khay, nướng bánh nở chín vàng, lấy ra để nguội.
Bước 2: Làm nhân bánh
- Khuấy tan sữa, đường, cho trứng, bột bắp, bột trà xanh vào bắc lên bếp quậy đều cho bột chín,
tắt lửa cho vani vào, để nguội cho vào ngăn đá tủ lạnh


- Khoét nhỏ ở mặt dưới vỏ bánh. Cho nhân bánh vào túi nilon có góc nhọn, nặn
vào vỏ bánh
2.8 bánh bông lan mật ong
* nguyên liệu:
- 6 quả trứng gà tách riêng lòng đỏ và lòng trắng
- 230g bột làm bánh mì
- 200g đường
- 50g dầu ăn
- 62g mật ong
-100ml sữa tươi
Cách làm
- Chống dính khuôn rồi lót giấy nến.
- Cho sữa, mật ong, dầu ăn vào nồi nhỏ bắt lên bếp khuấy đến khi mật ong tan
chảy. tránh không để hỗn hợp sôi, nhắc xuống để nguội
Đánh bông lòng trắng trứng với một nửa lượng đường đến khi bông mềm.
- Cho sữa tươi vào âu lòng đỏ trứng quậy đều rồi tiếp tục rây bột mì vào, trộn
nhẹ nhàng cho hỗn hợp đều và nhuyễn mịn.
- Lấy 1/4 lượng lòng trắng trứng đánh bông cho vào hỗn hợp bột lòng đỏ trứng
quậy đều cho hỗn hợp lỏng hơn. Chia 3 hỗn hợp lòng trắng trứng còn lại để lần
lượt vào hỗn hợp trên. - Trộn gập từ dưới lên nhẹ nhàng để tránh xẹp lòng trắng
trứng. Đổ hỗn hợp cuối cùng vào khuôn.
- Bật lò nướng 180 độ C trước 10 phút. Cho bánh vào nướng rãnh giữa lò 10
phút thì hạ nhiệt độ xuống 140 độ C nướng tiếp trong 50 phút nữa.
Khi thấy mặt bánh vàng, dùng tăm xăm vào bánh thấy không dính tăm là bánh
đã chín. Lấy bánh ra để nguội, gỡ bỏ lớp giấy nến rồi dùng giấy bảo quản thức
ăn bọc kín bánh lại để trong nửa ngày là bánh có thể dùng được.Mục đích của
cách này để tạo độ ẩm cho bánh.
2.9 Bánh pudding xoài


Nguyên liệu:
- 150ml nước
- 3 muỗng café bột gelatine
- 4-6 muỗng đường (tùy độ ngọt của xoài)
- 1-2 trái xoài (khoảng 500 g)
- 150g sữa tươi
- 150g kem sữa tươi (whipping cream) hoặc thay bằng sữa tươi cũng được.
• Cách làm
• Bước 1:
Cho nước vào một tô inox, rắc bột gelatine vào, để 10-15 phút cho gelatine ngấm vào nước.
Bước 2:

Đặt tô nước gelatine lên một tô khác lớn hơn và có chứa nước nóng, khuấy cho đến khi gelatine
tan hoàn toàn.
Bước 3: Cho đường vào khuấy tan.
Bước 4:

Xoài gọt vỏ, bỏ hạt còn khoảng 350g. Lấy một nửa xoài cắt to, xay thật nhuyễn mịn với sữa.
Bước 5: Nửa xoài còn lại cắt hạt lựu.

×