Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

báo cáo thực tập tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 40 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin gởi lời cám ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trường Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy cô khoa Công
Nghệ Sinh Học- Thực Phẩm- Môi Trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có cơ hội
thực tập.
Em chân thành cảm ơn ông TS.Nguyễn Hải An, giám đốc Trung tâm Ươm tạo
Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian thực tập.
Em xin cảm ơn Th.S. Nguyễn Duy Long Phó Trưởng phòng Ươm tạo công
nghệ, cùng toàn thể anh, chị bộ phận Ươm tạo Công nghệ Vi sinh ứng dụng đã hướng
dẫn tận tình trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
NHẬN XÉT
Nhận xét về quá trình thực tập của sinh viên Đại học Công nghệ Tp.HCM
Nhận xét của Ban giám đốc Trung tâm.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
2
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp.HCM
Hình 1.2: Vườn dưa lê
Hình 1.3: Phòng nuôi cấy mô
Hình 1.4: Phòng cấy
Hình 3.1: Tủ cấy
Hình 3.2: Nồi hấp Autoclave
Hình 3.3: Cân kỹ thuật
Hình 3.4: Cân phân tích
Hình 3.5: Tủ ủ
Hình 3.6: Tủ sấy
Hình 3.7: Tủ mát
Hình 3.8: Kính hiển vi quang học
Hình 3.9: Máy ly tâm
Hình 3.10: Máy lắc
Hình 3.11: Máy Vortex
Hình 3.12: Máy sấy
Hình 3.13: Máy đóng gói
Hình 3.14: Máy đóng gói trà túi lọc
Hình 5.1: Môi trường cấp 1
Hình 5.2: Môi trường cấp 2 đươc đem đi sục khí
Hình 5.3: Chất mang
Hình 5.4: Phối trộn với chất mang
Hình 5.5: Đóng gói
Hình 5.6: Khuẩn lạc nấm men
Hình 6.1: Cân hóa chất

Hình 6.2: Các kiểu cấy phổ biến
Hình 6.3: Thao tác cấy trong tủ cấy
Hình 6.4: Thao tác cấy trong tủ cấy
3
Hình 6.5: Buồng đếm hồng cầu
Hình 6.6: Cách đếm buống đếm hồng cầu
4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KHU NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Giới thiệu chung về Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Tp.HCM
Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh được xây dựng theo Quyết
định số 3534/QĐ-UB ngày 14 tháng 07 năm 2004 của Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí
Minh. Địa điểm tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, nằm trên tuyến đường đi địa đạo
Củ Chi và cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 44 km về phía Tây Bắc, thuận tiện
giao thông đi các tỉnh.
Hình 1.1: Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp.HCM
Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh có diện tích 88,17 ha với
tổng kinh phí đầu tư 152 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, đang xây dựng cơ sở hạ tầng
thiết yếu, các công trình phục vụ quản lý hoạt động, bao gồm các công trình như giao
thông, thoát nước, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, văn phòng làm việc, nhà thí
nghiệm, hệ thống nhà kính, nhà lưới, nhà kho, nhà học tập và chuyển giao cộng nghệ,
hệ thống viễn thông, …. Trải qua 5 năm hình thành và phát triển, Khu Nông nghiệp
Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đã phát triển thành một Khu kinh tế kỹ thuật, thu
hút đầu tư trong và ngoài nước, huy động các nguồn lực khoa học công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp.
Đây sẽ là cái nôi tập trung lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp sản xuất kinh
doanh với nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao,
5
gây dựng tiềm lực về công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp cho vùng Đông Nam
bộ và Nam Bộ, cũng như cả nước, thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông

nghiệp – nông thôn, là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao.
Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh là nơi thu hút và quy tụ các
nguồn lực, năng lực công nghệ cao trong nông nghiệp, theo hướng nền nông nghiệp đô
thị, khu du lịch tri thức nông nghiệp, là nơi ươm tạo công nghệ mới, ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ, thương mại hoá công nghệ, hỗ trợ kinh tế hộ, kinh tế trang trại.
Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh là mô hình mẫu về phát
triển các Khu Nông nghiệp Công nghệ cao khác với các tiêu chí cụ thể bằng định lượng
(hàm lượng chất xám, hiệu ích kinh tế và hiệu ích xã hội – sinh thái).
Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh là nơi tiếp thu và từng bước
làm chủ tri thức, công nghệ mới trong các ngành chủ lực của sản xuất nông nghiệp, là
nơi nghiên cứu, ứng dụng các tri thức công nghệ đã làm chủ vào thực tế tại Khu Nông
nghiệp Công nghệ cao; đồng thời khuyết tán công nghệ cao tới các nông hộ, trang trại,
… ở các tỉnh Nam Bộ.
Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh là nơi ươm tạo công nghệ,
hỗ trợ cho ra đời và đi vào hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp có ý tưởng
sáng tạo dựa trên công nghệ cao, là nơi cung cấp các dịch vụ cho các đối tượng tham
gia nghiên cứu, sản xuất trong Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và tham gia đào tạo
ngắn hạn nguồn nhân lực, tổ chức hoạt động du lịch tri thức nông nghiệp.
1.2 Các hoạt động của Khu Nông nghiệp Công nghệ cao
1.2.1 Hoạt động nghiên cứu, triển khai (R&D)
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao hoạt động
nhằm mục đích nghiên cứu, xây dựng, triển khai và hoàn thiện công nghệ (nghiên
cứu thích nghi, cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất, nghiên cứu sử dụng, sản xuất
chế phẩm sinh học có sử dụng kỹ thuật cao, …) lai tạo và thử nghiệm giống mới,
trình diễn các mô hình sản xuất nông nghiệp trong các lĩnh vực: rau, hoa lan, cây
cảnh, cây dược liệu và giống sinh vật cảnh (chủ yếu là cá kiểng) và giống nấm…
trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao.
6
Hình 1.2: Vườn dưa lê

1.2.2 Hoạt động ươm tạo (Do Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông
nghiệp Công nghệ cao thực hiện)
Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao hoạt động với
mục tiêu là cung cấp dịch vụ ươm tạo các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp
và ươm tạo thành công các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao sẽ tuyển chọn
và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân có các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, có ý
tưởng khoa học công nghệ trong nông nghiệp và có dự án kinh doanh khả thi nhằm
phát triển thành các doanh nghiệp công nghệ; tạo ra được những sản phẩm có chất
lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường, có khả năng kinh doanh hiệu quả đáp
ứng yêu cầu của thị trường khi ra khỏi Trung tâm ươm tạo.
Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao sẽ liên kết, phối
hợp các tổ chức tài chính, tổ chức khoa học –công nghệ, các cán bộ khoa học kỹ thuật,
nhà quản lý có khả năng và kinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, luật
pháp, kế toán, công nghệ, đào tạo… nhằm giúp các doanh nghiệp công nghệ hoàn
chỉnh sản phẩm công nghệ, phát triển kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế -
xã hội và thị trường công nghệ của thành phố Hồ Chí Minh.
7
Hình 1.3: Phòng nuôi cấy mô
Hình 1.4: Phòng cấy
1.2.3 Hoạt động thu hút đầu tư:
Hiện nay, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM đã thu hút được 11 dự án
đầu tư trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng kinh phí đầu tư
hơn 390 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: sản xuất giống cây trồng; sản xuất hoa lan, cây
kiểng và hoa các loại; sản xuất rau an toàn; sản xuất nấm, cây dược liệu; sản xuất các
chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp
8
CHƯƠNG II. TRUNG TÂM ƯƠM TẠO DOANH
NGHIỆP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
2.1 Giới thiệu

Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao thuộc Khu Nông
nghiệp Công nghệ cao ra đời nhằm mục đích ươm tạo ra các doanh nghiệp nông nghiệp
vừa và nhỏ để sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao (sản phẩm sản
xuất từ việc ứng dụng các công nghệ cao như: công nghệ thông tin, công nghệ lazer,
công nghệ tự động, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh
học… vào quá trình sản xuất), hạn chế đến mức tối thiểu sự lệ thuộc vào tự nhiên để
tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và năng suất cao; giá thành hạ, đem lại hiệu quả kinh
tế cho xã hội và đảm bảo tốt các điều kiện môi trường tự nhiên.
Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao hoạt động có
mục đích tăng sự liên kết giữa 4 nhà: nhà nông, nhà nghiên cứu, nhà doanh nghiệp và
nhà nước, tạo điều kiện cho các kết quả nghiên cứu được triển khai vào thực tế, tạo
thành các mô hình sản xuất tiên tiến, gắn kết quả nghiên cứu với thị trường; đưa sản
xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, được thị trường chấp nhận với mức
giá cả cạnh tranh. Tăng cường mối liên kết, hợp tác với các đơn vị bên trong Khu
NNCNC, với các doanh nghiệp, với các Viện, trường bên ngoài Khu; các chương trình
hợp tác quốc tế nhằm hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất …
Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao trở thành nơi
cung cấp giải pháp hữu hiệu dành cho các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao
hình thành và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Trung tâm đã thực hiện nhiều hoạt
động khác nhau để thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tăng tính cạnh tranh trên
thương trường của doanh nghiệp.
2.1.1 Mục tiêu
Xây dựng môi trường thuận lợi nhằm nuôi dưỡng các doanh nghiệp mới thành
lập phát triển thành các doanh nghiệp đủ năng lực cạnh tranh trên thương trường.
2.1.2 Tiêu chí công nghệ
Thuộc các lĩnh vực ươm tạo: Công nghệ sinh học nông nghiệp; Chọn tạo giống
cây trồng; Chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp; Bảo quản và chế biến nông sản;
Nuôi trồng nấm, cây dược liệu; Canh tác trong nhà màng không sử dụng đất; Hoa, cây
cảnh, cá cảnh & hellip.
Sử dụng công nghệ tiên tiến; công nghệ mới áp dụng tại Việt Nam hoặc được

cải tiến, đổi mới, sáng tạo công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam
Sử dụng các vật liệu mới, các sản phẩm hoặc công nghệ thân thiện với môi trường.
9
2.1.3 Điều kiện tham gia ươm tạo
- Có ý tưởng hoặc kết quả nghiên cứu R&D (nghiên cứu và triển khai), công
nghệ… có tính khả thi thuộc lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Sở hữu hợp pháp các kết quả R&D, công nghệ… sẽ áp dụng khi tham gia
Trung tâm Ươm tạo.
- Thuộc các lĩnh vực ưu tiên ươm tạo, phù hợp với các tiêu chí công nghệ.
- Có kế hoạch kinh doanh khả thi được thông qua bởi Hội đồng thẩm định của
Trung tâm.
- Có nhu cầu thực sự về sự hỗ trợ của Trung tâm Ươm tạo.
- Không xung đột với các doanh nghiệp khác đang tham gia Trung tâm Ươm
tạo.
- Đáp ứng khả năng tương thích với các tiện ích, chương trình ươm tạo và sẵn
sàng về nguồn lực.
- Cam kết tham gia các hoạt động của Trung tâm Ươm tạo như: quảng bá, tham
quan, gặp gỡ, giao lưu giữa các doanh nghiệp, các khóa huấn luyện, đào tạo,
tập huấn chuyên môn nghiệp vụ…
- Cam kết chia sẻ và bảo mật thông tin giữa doanh nghiệp và Trung tâm Ươm
tạo.
2.1.4 Dịch vụ hỗ trợ
- Hỗ trợ cơ sở vật chất: văn phòng làm việc, phòng thí nghiệm, nhà kính, nhà lưới,
nhà kho, phòng trưng bày sản phẩm, đất đai, phòng họp, hội thảo…
- Hỗ trợ các trang thiết bị dùng chung: máy photocopy, máy in, máy fax, máy
chiếu…
- Hỗ trợ dịch vụ văn phòng: lễ tân, thư ký, kế toán, internet…
- Hỗ trợ đào tạo, tư vấn pháp lý, sở hữu trí tuệ, kỹ năng quản trị và phát triển doanh
nghiệp.
- Hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ, hoàn thiện và cải tiến sản phẩm.

- Hỗ trợ xây dựng mối liên kết, tiếp xúc các nhà đầu tư, các nguồn tài chính, nguồn
nhân lực, các chương trình, chính sách ưu đãi của nhà Nước…
- Hỗ trợ quảng bá, tiếp thị, tìm kiếm đối tác, tìm kiếm thị trường, tham quan…
2.2 Chức năng, nhiệm vụ
2.2.1 Chức năng
Với mục tiêu trở thành đầu mối cung cấp dịch vụ ươm tạo các công nghệ mới
trong sản xuất nông nghiệp và ươm tạo thành công các doanh nghiệp nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao
đã xác định được chức năng của mình như sau:
Tuyển chọn và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân có các kết quả nghiên cứu khoa
học công nghệ, có ý tưởng khoa học công nghệ trong nông nghiệp và có dự án kinh
doanh khả thi nhằm phát triển thành các doanh nghiệp công nghệ; tạo ra được những
10
sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường, có khả năng kinh
doanh hiệu quả đáp ứng yêu cầu của thị trường khi ra khỏi Trung tâm ươm tạo.
Liên kết, phối hợp các tổ chức tài chính, tổ chức khoa học – công nghệ, các cán
bộ khoa học kỹ thuật, nhà quản lý có khả năng và kinh nghiệm trong xây dựng kế
hoạch kinh doanh, luật pháp, kế toán, công nghệ, đào tạo… nhằm giúp các doanh
nghiệp công nghệ hoàn chỉnh sản phẩm công nghệ, phát triển kinh doanh, và góp phần
vào sự phát triển kinh tế xã hội và thị trường công nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2 Nhiệm vụ
Trở thành một cầu nối hữu hiệu liên kết giới nghiên cứu KHCN với thị trường.
Thúc đẩy quá trình thương mại hóa các công trình nghiên cứu khoa học.
Giảm rủi ro và nguy cơ thất bại trong kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ, các
doanh nhân khởi nghiệp.
Tổ chức và triển khai các hoạt động hỗ trợ những cá nhân, tổ chức…có dự án
kinh doanh dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp công
nghệ cao, phù hợp với các tiêu chí công nghệ cao trong nông nghiệp, tiến đến thành lập
doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tổ chức đào tạo và hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ về các lĩnh vực quản trị

kinh doanh, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, luật pháp, vay vốn, tiếp cận nhà đầu tư,
và nghiên cứu sản xuất hợp tác, liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học (Viện,
trường), các Tổ chức kinh tế, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công
nghệ cao, cơ quan khuyến nông và các nhà khoa học trong nước cũng như ngoài nước
để tiếp thu và thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến giúp cho các doanh nghiệp
trong Trung tâm Ươm tạo cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất sản phẩm và nghiên
cứu sản xuất thử nghiệm.
Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp theo định hướng của Đảng và Nhà
nước, phù hợp với Nghị quyết TW 7 (Khóa X) về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn.
Nâng cao khả năng sáng tạo và kỹ năng khởi nghiệp thông qua việc hỗ trợ
thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học của các sinh viên, nhà khoa học trong
các Trường đại học, các Viện nghiên cứu và trong cộng đồng.
Tiếp cận với các tổ chức tài chính tín dụng, tổ chức đầu tư để thu hút nguồn vốn
đầu tư cho các doanh nghiệp được ươm tạo trong Trung tâm Ươm tạo.
Tạo môi trường thân thiện, sáng tạo và hợp tác nhằm hình thành mối liên kết –
hợp tác phát triển giữa các doanh nghiệp công nghệ trong Trung tâm Ươm tạo và giữa
Trung tâm Ươm tạo với các doanh nghiệp bên ngoài.
Làm đầu mối triển khai các quan hệ của Ban Quản Lý Khu NNCNC với các tổ
chức, các vườn ươm khác trong và ngoài nước để hình thành mạng lưới hỗ trợ, tài trợ
cho các hoạt động của Trung tâm Ươm tạo và doanh nghiệp.
11
Thử nghiệm mô hình tổ chức, quản lý và vận hành Trung tâm Ươm tạo Doanh
nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao trong Khu NNCNC làm cơ sở để phát triển các
Trung tâm Ươm tạo khác của Thành phố.
2.3 Cơ cấu tổ chức
Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao là đơn vị trực thuộc
Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM.
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trung tâm ươm tạo gồm:
- Ban Giám đốc

- Phòng Tổ chức – Hành chính
- Phòng Kế hoạch – Tài chính
- Phòng Quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp
- Phòng Quản lý cơ sở hạ tầng và tiện ích
- Phòng Ươm tạo Công nghệ
- Ban cố vấn.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trực thuộc Trung tâm Ươm tạo do
Giám đốc quy định. Khi cần thiết trong quá trình tổ chức triển khai, Giám đốc Trung
tâm Ươm tạo được phép điều chỉnh các bộ phận cho phù hợp. Cụ thể như sau:
2.3.1 Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng có trách nhiệm trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự, thực hiện hoạt
động hành chính văn phòng của Trung tâm, quản lý các tiện ích thuê ngoài như phòng
họp, các thiết bị… Bên cạnh đó, Phòng còn có trách nhiệm hỗ trợ với các bộ phận khác
trong hoạt động ươm tạo của Trung tâm.
2.3.2 Phòng Kế hoạch – Tài chính
Phòng sẽ chịu trách nhiệm trong việc huy động nguồn vốn cho Trung tâm, thiết
lập các đề xuất ưu đãi, chuẩn bị ngân sách vận hành cho Trung tâm, phụ trách đánh giá
và báo cáo hoạt động tài chính của Trung tâm…
2.3.3 Phòng quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp
Phòng có nhiệm vụ trong việc huy động đầu vào và kết quả đầu ra của quá trình
ươm tạo từ việc sàng lọc khách hàng, thành lập hội đồng tuyển chọn, xây dựng các tiêu
chí chọn lọc đầu vào, giúp đỡ khách hàng tiến hành thủ tục đăng ký, quản lý và thông
qua các quy chế tốt nghiệp….Quan trọng hơn, Phòng còn chịu trách nhiệm trong việc
xây dựng và hoàn thiện một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện (giúp doanh
nghiệp lập bản kế hoạch kinh doanh, tổ chức các khóa đào tạo cần thiết cho doanh
nghiệp, liên kết doanh nghiệp với các nguồn lực tài chính (ngân hàng, các quỹ đầu
tư…). Bên cạnh đó, Phòng cũng có trách nhiệm trong việc xây dựng chiến lược phát
triển của Trung tâm, xây dựng và quản lý các chiến lược tiếp thị cho Trung tâm và các
12
hoạt động của Trung tâm nhằm đẩy mạnh hình ảnh và danh tiếng của Trung tâm Ươm

tạo.
2.3.4 Phòng Quản lý cơ sở hạ tầng và tiện ích
Phòng có trách nhiệm quản lý hạ tầng kỹ thuật từ việc quản lý, duy trì, bảo quản
tốt hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giải quyết đơn yêu cầu của Doanh nghiệp đến việc kiểm
soát các dịch vụ cho doanh nghiệp và quản lý các thủ tục mua bán liên quan đến hạ
tầng kỹ thuật của Trung tâm…Phòng còn quản lý tiện ích như là cung cấp các dịch vụ
tiện ích, dự báo và xử lý các tình huống khẩn cấp…Đồng thời cung cấp đầy đủ các hạ
từng kỹ thuật, lập hồ sơ theo dõi, quản lý và hỗ trợ cho từng doanh nghiệp trong suốt
thời gian tham gia ươm tạo.
2.3.5 Phòng Ươm tạo Công nghệ
Phòng có trách nhiệm vụ trong việc tổ chức thực hiện các nội dung liên quan
đến công tác hoàn thiện quy trình công nghệ (trong các lĩnh vực tế bào thực vật, vi sinh
và trồng trọt), hỗ trợ Doang nghiệp trong việc sử dụng trang thiết bị hiện đại và hoàn
thiện quy trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…Đồng thời, phòng còn
đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về Nuôi cấy mô thực vật, sản xuất chế phẩm vi sinh, tư
vấn kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trong nhà màng. Bên cạnh đó phòng còn
hợp tác với các Viện, Trường để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
2.4 Định Hướng phát triển
Các lĩnh vực mà Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ
cao thực hiện ươm tạo doanh nghiệp gồm:
- Hoa lan, cây kiểng và hoa các loại
- Nấm, cây dược liệu
- Giống cây trồng
- Rau an toàn
- Các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp…
- Lĩnh vực thủy sản
Trong giai đoạn đầu, Trung tâm sẽ tập trung ươm tạo một số lĩnh vực chính với
mục tiêu là dự kiến 3 năm đầu sẽ ươm tạo thành công 5 doanh nghiệp trong sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc các lĩnh vực: 01 doanh nghiệp sản xuất hạt
giống các loại, 01 doanh nghiệp sản xuất các loại hoa lan, 01 doanh nghiệp sản xuất

chế phẩm sinh học phục vụ trong sản xuất nông nghiệp, trong thời gian kế tiếp sẽ ươm
tạo thành công 7-8 doanh nghiệp cho mỗi giai đoạn (mỗi 3 năm).
2.5 Các sản phẩm chính:
- Sản phẩm trong lĩnh vực Công nghệ tế bào thực vật: các loại cây giống do công ty đối
tác đặt hàng.
- Hướng nghiên cứu: tiến hành tạo bộ sưu tập các giống cây có giá trị kinh tế cao như
hoa lan, cây kiểng lá, cây dược liệu,…
13
- Sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ vi sinh ứng dụng: men vi sinh Trichoderma.
- Hướng nghiên cứu: xử lý bã men bia nhờ các chủng vi khuẩn để làm thức ăn cho gia
súc, nấm cố định đạm, nấm cộng sinh và chế phẩm.
- Sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất thực nghiệm nhà màng: tiến hành nuôi trồng các
loại thực vật để cung cấp các sản phẩm (hoa lan cắt cành, dưa lê,…) ra thị trường.
2.6 An toàn lao động:
Tất cả cán bộ làm việc phải trong tình trạng đảm bảo về sức khỏe, tinh thần minh
mẫn.
Tuân thủ chặt chẽ nội quy phòng thí nghiệm. Mang đầy đủ các trang phục bảo hộ
lao động khi làm việc trong phòng thí nghiệm theo yêu cầu (áo Blouse, khẩu trang y tế,
găng tay y tế,…).
Không được uống rượu, bia, các chất kích thích khác và ăn quà vặt trong khi làm
việc.
Không gây mất trật tự trong môi trường làm việc.
Đối với những người tham gia trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị phải tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định về vận hành máy móc.
Thực hiện bảo quản, sắp xếp nguyên vật liệu đúng quy cách và thuận tiện theo quy
định đối với từng bộ phận.
Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về sử dụng và bảo quản hóa chất trong kho và
trong phòng thí nghiệm, đặc biệt đối với các hóa chất độc hại.
Kết thúc buổi làm việc, phải thu dọn vật liệu, các bán thành phẩm để vào nơi quy
định, làm vệ sinh tại khu vực phụ trách. Ngắt hết các thiết bị điện và cầu dao điện trước

khi ra về.
Tất cả các công nhân viên phải thực hiện nghiêm túc về an toàn phòng cháy chữa
cháy. Sẵn sàng chữa cháy có hiệu quả.
2.7Giới thiệu về phòng vi sinh của trung tâm
Phòng vi sinh thuộc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ
cao được trang bị những trang thiết bị hiện đại thuộc các lĩnh vực công nghệ vi sinh
nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia tạo
chế phẩm sinh học phục vụ cho nông nghiệp và chăn nuôi.
• Chức năng
Tham gia và tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch nghiên cứu sản xuất các chế
phẩm sinh học cho nông nghiệp và chăn nuôi. Hỗ trợ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực
vi sinh.
• Nhiệm vụ
- Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình công nghệ trong các lĩnh vực vi sinh.
- Hỗ trợ Doanh nghiệp tham gia trong việc sử dụng trang thiết bị hiện đại, hoàn
thiện quy trình sản xuất.
- Tư vấn và hổ trợ cho các Doanh nghiệp tham gia trong việc áp dụng khoa học kĩ
thuật tiên tiến sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
14
- Hợp tác với các Viện, Trường đại học thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu
khoa học về công nghệ vi sinh.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn sản xuất các chế phẩm vi sinh.
• Trách nhiệm và quyền hạn
Trách nhiệm: chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Trung Tâm trong việc tổ
chức thực hiện các nội dung liên quan đến công tác nghiên cứu hoàn thiện quy trình
công nghệ và hỗ trợ Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất chế phẩm sinh học tại
Trung tâm.
Quyền hạn: đề xuất các hướng nghiên cứu, sản xuất phù hợp với nhu cầu của xã hội và
Doanh nghiệp và tham gia sản xuất chế phẩm sinh học.
• Cơ cấu tổ chức bộ phân Ươm tạo Công nghệ Vi sinh

- Phòng nghiệp vụ vi sinh.
- Phòng thí nghiệm vi sinh.
+ Phòng thiết bị chung.
+ Phòng chuẩn bị môi trường.
+ Phòng cấy vi sinh.
+ Phòng lên men vi sinh.
CHƯƠNG III. CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN
CỨU VÀ SẢN XUẤT
3.1 Các thiết bị trong nghiên cứu
3.1.1 Tủ cấy (An toàn sinh học cấp 2)
Tủ cấy vi sinh (tủ an toàn sinh học) là tên gọi của một hệ thống làm việc được
thiết kế để ngăn ngừa các tác nhân ô nhiễm đối với các thao tác trên mẫu sinh học, vật
liệu nhạy cảm với các hạt bụi Không khí được hút thông qua một bộ lọc và được đưa
vào trong buồng thao tác.
Tủ cấy được thiết kế để bảo vệ mẫu, toàn bộ quy trình thử nghiệm cũng như quá trình
thao tác của người sử dụng bằng cách duy trì một không gian làm việc lý tưởng và
hoàn toàn sạch
15
Hình 3.1: Tủ cấy
3.1.2 Nồi hấp tiệt trùng (Autoclave)
- Nồi hấp tiệt trùng là thiết bị được ứng dụng trong khử trùng thiết bị và các vật
liệu tiêu hao bằng cách sử dụng áp suất cao trong hơi nước bão hòa ở 121
0
C trong
khoảng thời gian tùy thuộc vào kích thước và dung tích của đối tượng cần hấp khử
trùng.
.
16
Hình 3.2: Nồi hấp Autoclave
3.1.3 Cân kỹ thuật

Dùng để cân các vật nhỏ (mẫu, hóa chất…) cho phép cân kém chính xác, có thể cân sơ
bộ trước khi cân phân tích. Sai số của phép cân này từ 0,01 đến 0,1 gram.
Hình 3.3: Cân kỹ thuật
17
3.1.4 Cân phân tích
Cân phân tích thường cân các vật có khối lượng tối đa không quá 200 gam, có độ chính
xác tới 10
-4
– 10
-5
gam.
Hình 3.4: Cân phân tích
3.1.5 Tủ ủ
Dùng để tạo ra môi trường với nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho sự sinh trưởng và phát
triển của vi sinh vật.
Tủ ủ ứng dụng trong nghiên cứu vi sinh nhằm mục đích: ủ mẫu, phân tích khả
năng chịu nhiệt của mẫu đối với nhiệt độ cao, nuôi cấy vi khuẩn ưa nhiệt, định danh vi
sinh vật, kiểm tra độ ổn định trong các chế phẩm vi sinh
18
Hình 3.5: Tủ ủ
3.1.6 Tủ sấy
Dùng để sấy khô các loại nguyên vật liệu trong việc xác định độ ẩm của nguyên vật
liệu. Ngoài ra tủ sấy còn được sử dụng để làm khô nhanh các dụng cụ thí nghiệm.
Kiểm tra các đặc tính của các chế phẩm vi sinh đối với nhiệt độ cao.
Hình 3.6: Tủ sấy
3.1.7 Tủ mát
Dùng để bào quản mẫu, các nguyên liệu sinh học, giữ giống vi sinh vật.
19
Hình 3.7: Tủ mát
3.1.8 Kính hiển vi quang học

Dùng để quan sát đặc điểm vi thể của các vi sinh vật và đếm vi sinh vật.
Hình 3.8: Kính hiển vi quang học
20
3.1.9 Máy ly tâm
Dùng để phân tách hỗn hợp dung dịch thành 2 pha riêng biệt ứng dụng trong việc tinh
sạch hay chiết xuất hợp chất thứ cấp và bảo quản giống vi sinh vật.
Hình 3.9: Máy ly tâm
3.1.10 Máy lắc
Dùng để nuôi ủ các vi sinh vật hiếu khí trong quá trình phát triển. Có thể tùy chỉnh thời
gian, nhiệt độ và tốc độ lắc.
Hình 3.10: Máy lắc
21
3.1.11 Máy Vortexmixer
Dung để pha trộn các kết tủa hay mẫu vi sinh vật trong ống nghiệm, chai hoặc bình.
Hình 3.11: Máy Vortex
3.2 Các thiết bị trong sản xuất
3.2.1 Máy sấy
Dùng để làm khô sản phẩm sau khi lên men.
Hình 3.12: Máy sấy
22
3.2.2 Máy đóng gói
Hình 3.13: Máy đóng gói
3.2.3 Máy đóng gói trà túi lọc
Hình 3.14: Máy đóng gói trà túi lọc
23
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ SẢN PHẨM ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ VI SINH ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
4.1Chế phẩm Trichoderma
4.1.1 Thành phần
Trichoderma spp. (Trichoderma hazianum, Trichoderma viride, Trichoderma

parceramosum): 2x10
9
cfu/g.

4.1.2 Công dụng
− Cải tạo đất, tăng độ phì, tăng khả năng hấp thu dinh
dưỡng của cây.
− Hạn chế nguồn bệnh trong đất, tăng khả năng chống chịu
của cây đối với các loại bệnh chết nhanh, chết chậm, vàng
lá, do nấm.
− Phân hủy và làm hoai mục nhanh các loại phân chuồng
và các phụ phẩm nông
nghiệp (vỏ cà phê, rơm rạ, bã mía, ).
4.1.3 Cách sử dụng
− Bón trực tiếp hoặc hòa vào nước tưới đều xung quanh gốc.
− Bón lần đầu: 1,5 – 2kg/1000m
2
, trộn chung với phân hữu cơ giúp tăng hiệu quả của
phân và Trichoderma.
− Bón lần thứ hai sau 15 - 20 ngày: 1-1,5kg/1000m
2
giúp tăng hiệu quả đối với bệnh
chết nhanh, chết chậm.
− Trộn đều 2kg Trichoderma cho 3 - 5m
3
nguyên liệu cần ủ, phủ bạt sau 5 -7 ngày đảo
đều, nếu thấy khô phun nước đạt độ ẩm 50 -60%. Thời gian hoai mục từ 20 – 30 ngày
tùy nguyên liệu ủ.
Chú ý: không sử dụng chung với các loại thuốc trừ bệnh.Bảo quản nơi khô ráo, thoáng
mát, đậy kín bao bì nếu chưa sử dụng hết.

Tránh xa tầm tay trẻ em.
4.2Nấm xanh và Nấm tím
4.2.1 Thành phần
Nấm xanh (Metazhium anisopliea), Nấm tím
(Paecilomyces lilacinus): 10
10
cfu/g.
4.2.2 Công dụng
− Nấm xanh và Nấm tím có khả năng tiêu diệt các bệnh
như:
24
+ Trên cây lúa: trị rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ,
+ Trên cây mía: trị bọ hung, rầy đầu vàng,
+ Trên cây dừa: trị bọ xít, bọ cánh cứng, sâu cắn gié,
+ Trên cây rau, củ: trị dòi, sâu ăn lá, kí sinh côn trùng, sâu tơ,
+ Trên hoa và cây cảnh: trị rệp sáp giả.
4.2.3 Cách sử dụng
− Hòa 1 túi chế phẩm 200g cho 2 bình 16 lít.
− Phun 4 túi/ha.
Lưu ý đối với lúa:
− Bình thường phun 2 lần/vụ: đợt 1 lúa từ 25 – 30 ngày, đợt 2 lúa từ 40- 55 ngày (phun
tốt nhất khi rầy đang ở tuổi 1 và tuổi 2).
− Khi gieo sạ đúng vào đợt có rầy di trú, nên: phun đợt 1 khi rầy nở rộ, 10 ngày sau
phun đợt 2 và đợt 3 khi rầy có mật số 5000 con/m
2.

Khi phun cần chú ý:
− Phun thật kỹ vào gốc lúa, phun vào buổi chiều mát.
− Không phun khi trời chuyển mưa.
− Bình phun phải vệ sinh thật kỹ.

− Không hòa chung với các loại thuốc trừ nấm bệnh khác (đặc biệt là thuốc có hoạt
chất carbendazim)
− Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, đậy kín bao bì nếu chưa sử dụng hết, tránh xa tầm
tay trẻ em.
4.3 Vi sinh vật hữu hiệu
4.3.1 Thành phần
Tập hợp nhiều vi sinh vật hữu hiệu có tác dụng cố định đạm, phân giải lân, cải tạo đất,
kích thích ra rễ, >10
9
cfu/g.
4.3.2 Công dụng
− Phân hủy nhanh các chất hữu cơ.
− Xử lý nước thải sinh hoạt và chăn nuôi.
− Tăng hệ vi sinh vật có lợi, ức chế vi sinh
vật gây hại.
− Ủ phân hữu cơ.
4.3.3 Cách sử dụng
− Xử lý rác thải: hòa 500ml chế phẩm vào nước tưới đều cho 1 tấn rác, sau cho độ ẩm
đạt 45 – 50%. Đậy bạt 25 -30 ngày.
25

×