Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích bản trường ca “Ô Đi Xê” của Home qua đó so sánh với bản trường ca “I li át”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.25 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA SƯ PHẠM VĂN
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Môn: Văn học Phương tây
Đề tài: Phân tích bản trường ca “Ô Đi Xê” của
Home qua đó so sánh với bản trường ca “I li át”
Giảng viên : Lê Nguyên Long
Sinh viên thực hiện : Phạm Thu Diệu
Lớp : K51-SP-Văn

Hà Nội -2007
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Nếu đối với “I li át” chúng ta như được sống lại với tuổi thơ thường
ham thích những câu chuyện đánh nhau hoang đường kì diệu. Chúng ta
như được sống lại với cái không khí chiến trận hư, thực của trí tuệ con
người cổ xưa. Đây là những dũng sĩ có sức mạnh siêu phàm, kia là những
cuộc giao tranh rung trời chuyển đất, thế giới thần thánh và thế giới con
người giao hóa với nhau, thần cũng như người hăng say chiến đấu, hăng
say lập chiến công và giúp con người lập nên những chiến công rực rỡ
hào hùng. “I li át” một bản anh hùng ca chiến trận - một bản anh hùng ca
ngợi sức mạnh và lòng dũng cảm của người anh hùng trong chiến trận:
thời ở “Ô đi xê” có một cái gì đó nhẹ nhàng, yên bình ở đây không có
tiếng gươm khua, ngựa hí không có cảnh đoàn quân giáp trận sôi sục hận
thù. Thế giới thần thánh cũng không còn náo động tất cả, bận tâm đến số
mệnh và thắng bại của cuộc chiến tranh của thế giới loài người để rồi xảy
ra bất hòa, tranh chấp. ở đây chỉ có An quan tâm đến số phận của Uy-li-


xơ và gia đình của chàng mà thôi. Mỗi bản trường ca đều hiện lên một nét
đẹp riêng của những người anh hùng, không chờ có sự hăng say, sức
mạnh và lòng dũng cảm như A - kintrong“I li át” mà tính chất anh hùng
còn thể hiện ở sự thông minh lanh lợi, khéo léo của Uy - li - xơtrong“Ôdi
se”. Bởi vậy theo tôi nhận định của nhà phê bình Sinclau b wis khi ông cố
gắng đối lập “Ôdissey” và “I li át”. “Hành động của những thiên anh hùng
ca nói chung và cụ thể là của những nhân vật anh hùng coi thì có ý nghĩa
quyết định trong việc tạo nên sự biến đổi thế giới. Chẳng hạn hành động
tham chiến của A chi lees có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của
Hilạp và troy, theo một nghĩa nào đấy đối với nhân loại, trong khi ấy sự
trở về nhà hoặc không trở về nhà của Uy-li-xơ thì chẳng tạo nên sự biến
đổi lớn lao như vậy. Từ đó ông cho rằng tác phẩm Ôdisscy, không có tính
chất anh hùng ca”. Điều đó là không đúng.
Trước hết, đề tài của “I liat” và “Ô đi xê” đều rút ra từ “truyền
thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơ roa”, một cuộc chiến tranh có thật
2
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
xảy ra vào thế kỉ XII trước công nghuyên. Truyền thuyết về cuộc chiến
tranh này được hình thành vào thời kì nền văn hóa Mixen suy tàn, và
thông qua vai trò của các aet, nó được kết hợp hòa đồng với những
chuyện thần thoại làm tăng thêm vẻ đẹp hào hùng của sự kiện lịch sử.
Trước Hô me có nhiều bản trường ca nói về cuộc chiến tranh Tơ roa được
lưu truyền trong dân gian thành một hệ bài ca, một hệ sử thi mà ngày nay
không còn lưu lại. Trường ca của Hô me ra đời trên cơ sở truyền thuyết về
cuộc chiến tranh này, đã phản ánh một giai đoạn lịch sử đã qua, oanh liệt
và rực rỡ của nền văn hóa Mixen, nền văn hóa đã in dấu bước đường viễn

chinh đầy khí phách anh hùng của các bộ lạc Hi Lạp đối với vùng Tiểu á.
Bởi thế tính chất anh hùng ca từ nó đã có ở trong hai bản trường ca “I li
át” và “Ô đi xê” rồi. Vậy “Ô đi xê” phải là bản anh hùng ca.
Khác với “I li át” - bản anh hùng ca chiến trận của thời kì chiến
tranh bộ tộc, thời kì chiến tranh là “một phương tiện kiếm lợi thông
thường” thì “Ô đi xê” lại là bản anh hùng ca của cuộc sống hòa bình phản
ánh thời kì người Hi lạp đã ổn định và đem hết tâm sức của mình ra để
xây dựng một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc.
Với cùng chung nguồn gốc đề tài, nhà thơ có dụng ý để cho “Ô đi
xê” như là một sự tiếp nối của “I li át”. Bởi chủ đề của tác phẩm là “sự trở
về” quê hương của Uy-li-xơ sau 10 năm tham gia chiến tranh thành Tơ
roa. Chủ đề ấy được tác giả giới thiệu qua những câu mở đầu của bản
trường ca.
“Hỡi các nữ thi thần, hãy ca lên về người anh hùng mưu trí, sau khi
dùng mưu kế triệt hạ thành Tơ Roa thiêng liêng, đã đi phiêu bạt nhiều nơi
đặt chân lên nhiều đô thị của nhiều giống người và am hiểu trí tuệ của họ,
về người anh hùng đã trải qua với bao lo âu trên bao biển cả để chiến đấu
cho sự sống còn của mình và đưa những người bạn đồng hành trở về…
Hỡi các nữ thần con gái của Rơt, xin hãy kể cho chúng tôi nghe một trong
những chiến công của chàng”.
3
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Ngay mở đầu bản trường ca ta đã nhận thấy rằng Uy-li-xơ là một
người anh hùng thực thụ. Chàng không những chiến thắng trên chiến
trường Tơ roa mà chàng còn chiến thắng, chinh phục tất cả những mảnh
đất mà chàng đặt chân tới. Điều đó chẳng phải là sự thay đổi lịch sử ư?

Phải chăng chính sự thông minh mưu trí của Uy-li-xơ mà các vùng đất có
thể chưa từng biết đến của người Hi Lạp cổ đại dần được khám phá. Hành
động đó có thể coi là hành động của một người anh hùng. Con đường hồi
hương của Uy-li-xơ đầy gian khổ hiểm nguy. Tuy nhiên với trí tuệ sánh
ngang thần Dớt của Uy-li-xơ và sức mạnh lý tưởng, đó là lòng yêu quê
hương, yêu gia đình tha thiết. Đó là mối tình chung thủy sắt son với quê
hương, với gia đình vợ con Uy-li-xơ đã tự hào kể cho An - ki - nô- ốt;
“Nhà tôi ở I-ta-cô như một tổ chim nằm dưới chân núi Nê ri tơ rừng cây
xào xạc, có hình thể đẹp đẽ. Chung quanh là những hòn đảo Đu - lu - ki
ông và Xa mê và đảo Dăng-tơ rừng cây rậm rạp quây quần… Dẫu có được
lầu son gác tía nhưng sống chung với những người không quen biết, xa
quê hương, xa họ hàng thân thiết thì cũng chẳng sung sướng nỗi gì… (IX,
20 - 35). - “Ô đi xê”.
Tình yêu quê hương, gia đình, lòng thủy chung của người anh hùng
mưu kế thật là đáng khâm phục. Suốt bảy năm trời bị nữ thần Ca- líp - xô
con của thần At-Lát giam giữ dụ dỗ song Uy-li-xơ vẫn không sao quên
được gia đình quê hương. Mặc cho đảo Ô - Ghi - Đi là nơi đất lành cảnh
đẹp. Ca líp xơ là nữ thần bất tử, trẻ đẹp suốt đời thiết tha yêu mến chàng
và muốn cùng chàng kết duyên trăm năm nhưng Uy-li-xơ vẫn trước sau
như một chỉ muốn trở về quê hương, gia đình, chỉ mong muốn có một
ngày kia được nhìn thấy những làn khói bốc lên từ mảnh đất quê hương”.
Trong những ngày bị nữ thần Ca lip xô giam giữ ở đảo Ô -Ghi - Đi chàng
“bỏ mặc cuộc đời êm dịu mất đi trong những than khóc vì không trở lại
được quê nhà”. Hình ảnh người anh hùng Uy-li-xơ nhớ quê hương, gia
4
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368

đình day dứt “ngồi trên những tảng ở bờ biển, đăm chiêu nhìn biển khơi
không sinh nở mà nước mắt tuôn trào” - quả là cảm động và đẹp đẽ !
Sự thương nhớ quê hương gia đình đã thôi thúc Uy-li-xơ tìm đường
trở về quê nhà. Trong suốt cuộc hành trình lênh đênh, phiêu bạt trên mặt
biển, sức mạnh của cái “trí tuệ sánh ngang thần Dớt” của Uy-li-xơ biểu
hiện ra như một sức mạnh của một ý chí kiên định, một đầu óc sáng suốt,
tinh khôn và một nghị lực khác thường.
Chính cái sức mạnh của trí tuệ, của ý chí, của nghị lực đó đã thay
cho đôi thần mã xăng tốt của Ba li ốt đã thay cho bộ áo giáp, vũ khí và
chiếc khiên của thần thợ rèn Hê-pha-i xtốt. Để cho chàng dũng sĩ Uy-li-xơ
chiến thắng mọi kẻ thù trong cuộc hành trình trở về quê hương của mình.
Chiến công của Uy-li-xơ thoát khỏi hang gã khổng lồ Pô- li- phun là chiến
công của trí tuệ của sự khôn ngoan mưu trí - điều mà chúng ta khó có thể
tìm thấy trong nhân vật A-Khin.
Qua cách đối đãi lúc đầu của Po- Li-Phun, Uy-li-xơ đã đề phòng
ngay. Chàng nói dối Po-li-phun thuyền mình bị gió bão làm vỡ, kế đến
khi gã khổng lồ bắt hai thủy thủ của Uy-li-xơ ăn thịt thì lòng chàng vừa
hoang mang vừa căm tức chỉ muốn nhân lúc hắn ngủ tới đâm chết hắn cho
hả dạ. Song giết Po-li-phun làm gì ? Nếu giết Po- li-phun mà tảng đá lớn
chặm cửa hang không vần ra được khác nào tự giết mình!. Vấn đề không
không phải giết Po-li-phun mà là ra khỏi hang. Nhưng bằng cách nào bài
toán thật khó giải. Vậy mà chàng Uy-li-xơ đã làm được. Chàng đã chọc
mù mắt tên khổng lồ và rồi nhờ trí thống minh, chàng đã làm được.
Trí tuệ của Uy-li-xơ còn giúp chàng vượt qua được những hòn đảo
của những nàng tiên Xi-re-nơ. Đây là những nàng tiên nửa người nửa cá
ngồi trong một đồng cỏ xung quanh chất đống xương người trắng xóa và
da thịt người hôi thối. Xi-re-nơ có tiếng hát mê hồn quyến rũ. Ai nghe
được tiếng hát này là lao đầu xuống biển bơi vào đảo, vợ con người ấy sẽ
vĩnh viễn không thấy ngày người chồng, người cha thân yêu của mình trở
5

×