Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

QUAN HỆ ẤN ĐỘ ASEAN VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM ẤN ĐỘ TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.33 KB, 85 trang )

QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TRONG HAI THẬP NIÊN
ĐẦU THẾ KỶ XXI
PGS,TS Nguyễn Tất Giáp*
1. Khái quát chung về tình hình Ấn Độ và ASEAN
Ấn Độ là một cường quốc khu vực Nam Á với dân số gần 1,2 tỷ người, diện tích
khoảng 3,3 triệu km2. Sau Chiến tranh Lạnh, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô
bị tan rã, điều này đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định và phát triển đối với
các nước thuộc thế giới thứ ba. Liên Xô và khối Đông Âu cũ vốn là những bạn hàng lớn,
truyền thống của Ấn Độ; cùng với cuộc khủng hoảng sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh khiến
Ấn Độ mất đi sự giúp đỡ nguồn vốn, thị trường truyền thống, nền kinh tế yếu kém và trì trệ
của Ấn Độ đã hoàn toàn rơi vào khủng hoảng. Kết quả là Đảng Quốc đại, đảng lâu đời nhất,
là chính đảng đã có nhiều đóng góp và công lao nhất cho đất nước trong hơn 100 năm đã bị
mất quyền lãnh đạo trong cuộc bầu cử 1989. Những năm 90 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã cố
gắng thực hiện một số biện pháp điều chỉnh quan trọng để vực dậy nền kinh tế đang trong
tình trạng suy giảm nghiêm trọng.
Ấn Độ còn được biết đến là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới, là
quốc gia đa dạng về sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo, là một cường quốc mới nổi và giàu tiềm
năng, trở thành một trong những trụ cột của thế giới tương lai. Từ khi giành được độc lập
ngày 15/8/1947, Ấn Độ đã thi hành chính sách đối ngoại với những nguyên tắc cơ bản là
trung lập và không liên kết, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc về độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, về hòa bình và công lý; ủng hộ phong trào Giải phóng
dân tộc, đấu tranh cho hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, chống chủ nghĩa thực
dân tái xâm lược các nước trên thế giới. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ hiện nay luôn theo
đuổi việc thiết lập một trật tự thế giới đa cực; thể hiện rõ nét và nhất quán đối với sự nghiệp
xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước Đông Nam Á
nói chung; trong đó Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa chính sách
“Hành động phía Đông” của nước này.
Đông Nam Á là khu vực nằm ở phía đông nam của châu Á. Với diện tích 4,5 triệu km 2
và khoảng 600 triệu dân, trong đó 85% dân số tập trung ở bốn nước là Inđôxia, Việt Nam,
Thái Lan và Philippin. Khu vực Đông Nam Á đã có ảnh hưởng lớn của văn hóa Ấn Độ với


những dấu ấn còn được lưu giữ lại trên nhiều phương diện như: lịch sử, văn học, kiến trúc,
tôn giáo, nghệ thuật, ngôn ngữ…
Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa chiến lược trên bản đồ chính trị, quân sự và kinh tế
của thế giới; do nằm ở ngã tư đường nối các khu vực Đông Bắc Á, Nam Á, châu Úc, nối liền
Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào đầu những năm
90, nhiều quốc gia đã trở thành các nước có nền kinh tế công nghiệp hóa mới (NIC), tạo ra
động lực cho sự phát triển năng động của toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ngày
càng có vị trí, vai trò quan trọng trên bản đồ kinh tế, chính trị, an ninh thế giới.
*

Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trải qua quá trình phát triển (1967 2016) ASEAN với 5 thành viên, ngày nay cộng đồng ASEAN gồm 10 thành viên được hình
thành dựa trên 3 trụ cột: Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng văn
hóa - xã hội. Đây là tổ chức khu vực không chỉ mở rộng về số lượng thành viên, mà còn là
quá trình hiện thực hóa nhu cầu và nguyện vọng xích lại gần nhau, hướng tới sự hài hòa lợi
ích, hòa bình và thịnh vượng của các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Những
năm 70 - 80 của thế kỷ XX, ASEAN đã chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác với các nước
bên ngoài hiệp hội. Ngoài quan hệ song phương, ASEAN tiến tới thực hiện các cơ chế hợp
tác như: ASEAN +1 (với từng đối tác), ASEAN +10 (với 10 đối tác), ASEAN + 3 (với 3
nước Đông - Bắc Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Bên cạnh đó là các diễn đàn đa
phương mà ASEAN là hạt nhân: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
(APEC); Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF); Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)...Trong số các
bên đối thoại của ASEAN, cho tới nay một số cường quốc đã có vị trí, vai trò nổi trội trong
tiến trình hợp tác theo cơ chế ASEAN như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn
Độ...
2. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Về Chính trị - ngoại giao
ASEAN - Ấn Độ được thiết lập quan hệ Đối thoại từng phần vào năm 1992, thành viên

Đối thoại đầy đủ năm 1995 và Đối tác cấp Thượng đỉnh vào năm 2002. Tháng 12/2012, tại
Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ, hai bên đã tuyên bố
nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược. Sau khi Thủ tướng N. Modi lên nắm quyền
vào tháng 5/2014, “Chính sách hướng Đông” được chuyển thành “Hành động phía Đông”,
tạo đà phát triển mới cho quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - ASEAN. Ngày 17/2/2016, tại
thủ đô New Delhi đã diễn ra Đối thoại Delhi lần thứ 8 với chủ đề “Mối quan hệ ASEAN - Ấn
Độ: Một mô hình mới” nhằm tăng cường, củng cố và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa Ấn
Độ và ASEAN, điều này khẳng định hai bên có tiềm năng lớn trong việc tạo ra các chuỗi giá
trị khu vực như một lực đẩy cho hội nhập kinh tế khu vực.
Với những hoạt động và hợp tác thiết thực: Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ
11 tại Brunei tháng 10/2013, các lãnh đạo đã hoan nghênh tiến triển đạt được trong thời gian
qua và ký Hiệp định Thương mại Dịch vụ và Đầu tư (tháng 8/2013), nhất trí đẩy mạnh triển
khai Tuyên bố Tầm nhìn được thông qua tại Cấp cao Kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ (New Delhi,
12/2012), tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như thương mại, đầu tư, kết nối cơ sở
hạ tầng, công nghệ thông tin, biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai, giao lưu nhân dân... Ấn
Độ khẳng định cam kết tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, triển khai kết nối và
tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực. Các nhà lãnh đạo nhấn
mạnh việc duy trì an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và ủng hộ các nguyên tắc của
ASEAN về vấn đề này.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 12: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng
các nhà lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đánh giá cao việc nâng quan
hệ hai bên lên Đối tác chiến lược. Ấn Độ khẳng định quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ là
một trụ cột chính trong chiến lược “Hành động phía Đông”. ASEAN - Ấn Độ nhất trí đẩy


mạnh hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên chung như chống khủng bố, tăng cường hợp tác hàng
hải, công nghệ thông tin và viễn thông, kết nối, giáo dục, du lịch, văn hóa, thu hẹp khoảng
cách phát triển, năng lượng, lương thực, quản lý thiên tai; đồng thời quyết tâm đưa kim ngạch
thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ đạt 100 tỷ USD vào năm 2015 và sớm kết thúc đàm phán
Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác chặt chẽ về hàng

hải, đặc biệt tập trung vào vấn đề an ninh biển và ứng phó với các thách thức trên biển. Với
vai trò Điều phối viên quan hệ ASEAN - Ấn Độ (giai đoạn 2015-2018), Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam cam kết thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa ASEAN và
Ấn Độ. Thủ tướng cũng đề nghị ASEAN và Ấn Độ tăng cường kết nối cả về đường bộ,
đường không, đường biển và kỹ thuật số. Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ ASEAN triển khai Kế hoạch
Tổng thể về Kết nối ASEAN, tăng cường hợp tác Sông Mê Công - Sông Hằng cũng như dự
án xây dựng Hành lang Kinh tế Mê Công - Ấn Độ, mở rộng Tuyến đường cao tốc Tam giác
Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan sang Lào và Campuchia… Các nhà lãnh đạo tại Hội nghị cũng
hoan nghênh những kết quả triển khai Kế hoạch Hành động ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2011
- 2015 và nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ thông qua việc thực hiện hiệu quả Kế hoạch
Hành động mới giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có hợp tác về kinh tế, thương mại, kết nối,
khoa học công nghệ, năng lượng tái tạo, an ninh lương thực, du lịch, biến đổi khí hậu. Hai
bên thúc đẩy hợp tác kết nối trên cả 3 khía cạnh cơ sở hạ tầng, thể chế và con người, trong đó
có thúc đẩy thảo luận về Hiệp định Giao thông Hàng hải ASEAN - Ấn Độ nhằm tăng cường
kết nối hàng hải. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục tăng cường thương mại, đầu tư, tương xứng
với tiềm năng của cả hai bên; theo đó, tái khẳng định cam kết và thúc đẩy các sáng kiến nhằm
tăng thương mại hai chiều lên mức 200 tỷ USD vào năm 2022.
Ngày 29/6/2016, tại Jakarta, Ủy ban Hợp tác chung ASEAN - Ấn Độ (JCC) đã họp
phiên thứ 16, dưới sự đồng chủ trì của Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt
Nam tại ASEAN Nguyễn Hoành Năm và Đại sứ Ấn Độ tại ASEAN, ông Suresh. K. Reddy.
Ấn Độ đánh giá cao những thành tựu phát triển gần đây của ASEAN, thông qua các văn kiện
Tầm nhìn ASEAN 2025, khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN, ủng hộ nỗ lực
củng cố cấu trúc khu vực và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Là một đối tác tích cực của
ASEAN, Ấn Độ mong muốn tiếp tục hỗ trợ ASEAN củng cố Cộng đồng, đẩy mạnh hợp tác
về kinh tế, cam kết giúp các nước Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam thu hẹp khoảng
cách phát triển, mở rộng các dự án kết nối rộng hơn giữa hai khu vực, cam kết phấn đấu hoàn
tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) theo thời hạn đã đề ra, sớm thông
qua và đưa vào hiệu lực Hiệp định khung về hàng không giữa ASEAN và Ấn Độ... Các nước
ASEAN hoan nghênh sự phát triển vượt bậc của Ấn Độ thời gian qua, nhất là về phát triển
kinh tế; đánh giá cao các chiến dịch lớn đang diễn ra ở Ấn Độ như Make in India, Digital

India, Start-up India…, mong Ấn Độ chia sẻ và trao đổi các kinh nghiệm phát triển, hướng
tới phục vụ lợi ích người dân. Tại cuộc họp, hai bên ghi nhận các kết quả tích cực trong triển
khai Kế hoạch hành động ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2016 - 2020, với 30/130 dòng hành
động đã được thực hiện (chiếm tỷ lệ gần 23%); chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2016, trong
đó có 13 hoạt động trong lĩnh vực chính trị an ninh, 10 hoạt động về hợp tác kinh tế, 04 hoạt
động về văn hóa - xã hội và 03 hoạt động hợp tác xuyên ngành. Hai bên cũng đã trao đổi các
ý tưởng, đề xuất để xây dựng các lĩnh vực ưu tiên 3 năm (2016-2018) nhằm triển khai Kế


hoạch hoạt động ASEAN - Ấn Độ (2016-2020) và xây dựng danh mục các hoạt động chuẩn
bị kỷ niệm 25 năm quan hệ ASEAN - Ấn Độ vào năm 2017. Bên cạnh đó, hai bên cũng đã cơ
bản hoàn tất đàm phán Bản ghi nhớ (MOU) thành lập Trung tâm ASEAN - Ấn Độ và chuẩn
bị cho việc ký kết thời gian tới1.
Trải qua hơn 20 năm quan hệ Ấn Độ - ASEAN không ngừng phát triển, đã đạt được
những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực Chính trị - ngoại
giao. Từ thập niên 1990, những giải pháp về hòa bình ở Campuchia (1991) mà Ấn Độ là
nước có tiếng nói tích cực, đã góp phần ổn định tình hình khu vực Đông Nam Á. Các mối
quan hệ giao lưu được mở rộng, xu thế xích lại gần nhau giữa các nước ASEAN và Ấn Độ
ngày càng rõ rệt. Ấn Độ đã đề nghị được tham gia ASEAN+3 (một cơ chế đối thoại thường
xuyên giữa ASEAN với 3 đối tác cấp Thượng đỉnh của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản và
Hàn Quốc). Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 giữa hai bên được tổ chức tại Kuala Lumpur
(2005), Thủ tướng Ấn Độ M. Singh khẳng định: “Mục tiêu lâu dài là tạo một cộng đồng các
nước giàu có, hài hòa nhằm đối phó với những thách thức chung. Có thể nói, quan hệ Ấn Độ
- ASEAN đã được nâng lên tầm cao mới, hướng tới một cộng đồng kinh tế, chính trị, văn hóa
rộng lớn”2.
Bước sang thế kỉ XXI, tình hình thế giới và trong nước Ấn Độ có nhiều biến chuyển tác
động tích cực tới mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN. "Sự can dự của một nước Ấn Độ mạnh về
quân sự, thịnh vượng về kinh tế, tiến bộ về dân chủ sẽ tạo ra sự ổn định hơn tại khu vực".
Điều này là minh chứng cho "một phần chính sách hướng Đông của Ấn Độ và nếu thành
công, có thể giúp Ấn Độ làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á và thiết lập

được vai trò lớn hơn trong ASEAN"3. Không chỉ Trung Quốc mà Ấn Độ đã có tất cả bạn bè
trong khu vực Đông Nam Á, thậm chí là đồng minh có mối liên kết văn hóa, tinh thần và tình
cảm, tăng cường hỗ trợ mọi mặt để góp phần đưa Ấn Độ trở thành Siêu cường Tri thức. Các
nhà hoạch định chính sách của hai bên đã xây dựng văn kiện khung "Tầm nhìn ASEAN - Ấn
Độ năm 2020" nhằm bảo đảm rằng Ấn Độ vẫn tham gia đầy đủ vào khu vực. Đề cập tới sự
xuất hiện của Ấn Độ tại khu vực Đông Nam Á trong những năm đầu thế kỉ XXI, Thủ tướng
A.B.Vajpayee nói: "Có thời điểm rất khó có thể gõ cửa ASEAN. Ngày nay, tình hình thế
giới đã trải qua những thay đổi to lớn. Và cũng có những thay đổi trong ảnh hưởng và sức
mạnh của Ấn Độ"1.
Về kinh tế, thương mại
Với tốc độ tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ cuối của thế kỉ XX, Ấn Độ đã nổi lên là
một trong những nền kinh tế lớn nhất không chỉ ở châu Á mà còn trên toàn thế giới. Ấn Độ
có tiềm năng kinh tế lớn và cung cấp những cơ hội mới đối với các nền kinh tế trong khu vực.
1

/>2

Thông tấn xã Việt Nam (2003), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 2/5/2003

3

Thông tấn xã Việt Nam (2001), Ấn Độ củng cố quan hệ ASEAN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 16/1/2001
Thông tấn xã Việt Nam (2001), Quan hệ Ấn Độ - ASEAN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 18/11/2002

1


Điều này đã thu hút được sự chú ý của các nước ASEAN. ASEAN một khu vực giàu tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt, chiếm 90% số cao su thiên nhiên và 84%
dầu cọ xuất khẩu của thế giới, đáp ứng 70% nhu cầu của thế giới về gỗ cứng nhiệt đới và

67% về dầu lửa và củi dừa khô, chiếm 64% buôn bán thế giới về thiếc và 40% về gia vị, đặc
biệt là hạt tiêu. ASEAN có quan hệ hợp tác với tất cả các nước lớn, các trung tâm kinh tế,
hợp tác trong APEC, ASEM. Các nước Đông Nam Á ngày càng có vai trò quan trọng trong
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Kinh tế Ấn Độ bước sang thế kỉ XXI cũng có những chuyển biến đáng kể. Kinh tế Ấn
Độ và kinh tế ASEAN có thể bổ sung cho nhau trên nhiều lĩnh vực. Ấn Độ cần vốn và kỹ
thuật cao từ ASEAN, học tập kinh nghiệm quản lý kinh tế của Singapore, Thái Lan, Malaysia
và cần thị trường rộng lớn của khu vực này. Đồng thời Ấn Độ cũng có thể đáp ứng các nhu
cầu của các nước ASEAN như thị trường cho đầu tư và xuất, nhập khẩu, nguồn lao động dồi
dào...
Quan hệ chính trị - ngoại giao tốt đẹp đã thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Thủ tướng Manmohan Singh thông báo tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ ASEAN diễn ra ngày 19/10/2004 là "muốn có một cộng đồng kinh tế châu Á giữ vai trò là
động lực cho sự tăng trưởng và hòa nhập kinh tế trong toàn khu vực". Để mở rộng và đa dạng
hóa các mối quan hệ kinh tế, Ấn Độ và ASEAN đã thành lập các cơ chế khác nhau, thông qua
đó các cuộc thương lượng được thực thi và hai bên cần vượt qua các rào cản, làm sâu sắc hơn
mối quan hệ hợp tác. Hợp tác kinh tế Ấn Độ - ASEAN đang được thực thi thông qua: Hội
nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ - ASEAN; Hội đồng kinh doanh Ấn Độ - ASEAN; Các
cuộc họp của Bộ trưởng kinh tế Ấn Độ - ASEAN; Ủy ban đàm phán thương mại Ấn Độ ASEAN; Nhóm công tác về đầu tư và thương mại Ấn Độ - ASEAN.
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ - ASEAN lần đầu tiên được tổ chức tại New
Đêlhi vào tháng 10/2002, do Thủ tướng A.B.Vajpayee chủ trì và kể từ đó Hội nghị Thượng
đỉnh kinh doanh thường được tổ chức trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ ASEAN. Đây là diễn đàn nhằm trao đổi kinh nghiệm kinh doanh giữa các nhà hoạch định
chính sách và các nhà lãnh đạo kinh doanh Ấn Độ - ASEAN. Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ ASEAN lần thứ hai năm 2003, hai bên đã ký một Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn
diện, mục tiêu nhằm "tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hội nhập kinh tế hiệu quả của các nước
thành viên ASEAN mới và chuyển tiếp khoảng cách phát triển giữa các bên" 2; Hiệp định
khung này đã tạo nền móng vững chắc cho sự thành lập khu vực Thương mại và Đầu tư
ASEAN - Ấn Độ (RTIA), gồm Khu vực đầu tư, thương mại Ấn Độ - ASEAN trong đó có
Khu vực mậu dịch tự do (FTA) Ấn Độ - ASEAN về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Hiệp định
cũng đề ra Chương trình thu hoạch sớm về buôn bán hàng hóa tiến tới giảm thuế quan đối với
105 mặt hàng đã được nhất trí. FTA Ấn Độ - ASEAN sẽ tạo ra một khu vực tự do thương mại
với dân số 1,8 tỷ và GDP 2,75 nghìn tỷ USD, được coi là sức mạnh ngoại giao kinh tế với

chính trị làm trọng tâm. FTA cung cấp cho Ấn Độ với quyền truy cập vào một thị trường 600
triệu người. Sau khi bị bế tắc tại các cuộc thương lượng vòng đàm phán Doha của Tổ chức
2

Mohit Anand, (2009), India - Asean Relations, www.ipcs.org/pdf_file/issue/SR72-Final.pdf


Thương mại Thế giới ( WTO), các hiệp định buôn bán khu vực là lựa chọn tốt hơn đối với
Ấn Độ.
Nhìn chung, quan hệ kinh tế hai bên từ năm 2000 đến năm 2016 đã đạt được nhiều
thành tựu vượt bậc so với trước năm 2000 nhưng vẫn chưa tương xứng với mối quan hệ chính
trị tốt đẹp, với tiềm năng mong muốn của hai bên. Để đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện, hai
bên cần tích cực tìm ra nguyên nhân cản trở mối quan hệ này và đề ra những giải pháp tháo
gỡ thiết thực, hiệu quả.
Về an ninh – quốc phòng
Cùng với những nỗ lực về ngoại giao, sự hợp tác về an ninh quốc phòng với Đông Nam
Á cũng được Ấn Độ thúc đẩy mạnh trên cơ sở lợi ích của hai bên. Trong bức điện mừng
nhân kỷ niệm 30 năm thành lập ASEAN, Thủ tướng Ấn Độ I.K.Gujral đã viết: "Ấn Độ có
chung biên giới trên đất liền và trên biển với ASEAN dài hàng trăm kilômet. Là bạn đối thoại
đầy đủ và là thành viên ARF, Ấn Độ hiểu và chia sẻ nguyện vọng và những mối quan tâm
của ASEAN"3. Năm 2001, khi Thủ tướng A.B. Vajpayee tuyên bố tầm nhìn của Ấn Độ về
một cơ cấu an ninh mới đối với khu vực Đông Nam Á, ông đã nhấn mạnh tới sự cần thiết
"hình thành một môi trường an ninh mới không có đối đầu và căng thẳng", theo đó những vấn
đề an ninh phi quân sự sẽ được giải quyết thông qua "biện pháp hợp tác và có tính chất khu
vực". Những tuyên bố này được hầu hết các nhà lãnh đạo ASEAN vui mừng đón nhận. Hai
bên đã ký một Tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố quốc tế năm 2003. Khủng bố đã là
một trở ngại chính về việc thực hiện mục tiêu ổn định khu vực, đặt ra mối đe dọa trực tiếp
đến an ninh của cộng đồng và gây cản trở phát triển kinh tế.
Hiện nay, châu Á được coi là trung tâm có nguy cơ cao về khủng bố; Đông Nam Á là
một trong những cơ sở của hoạt động kinh doanh và các mục tiêu tấn công của nhóm cấp tiến

cực đoan Hồi giáo. Ấn Độ phải đối mặt với các cuộc tấn công khủng bố chủ yếu vì sự đa
dạng của tôn giáo và xung đột trong thời gian dài với Pakixtan. Thành viên các quốc gia
ASEAN và Ấn Độ cam kết loại bỏ chủ nghĩa khủng bố trong khu vực. Vì vậy, tiềm năng hợp
tác giữa ASEAN và Ấn Độ là rất lớn, sự hợp tác này được thể hiện trong Tuyên bố chung
ASEAN - Ấn Độ về hợp tác Phòng chống khủng bố quốc tế nhằm mục đích ngăn chặn, làm
gián đoạn và chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế thông qua việc trao đổi thông tin. Hội
nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần thứ 3 ở Viêng Chăn tháng 11/2004 đã ký kết văn kiện
về "Đối tác Ấn Độ - ASEAN vì hòa bình, tiến bộ và cùng chia sẻ thịnh vượng"; Hội nghị
thượng đỉnh lần thứ 5 diễn ra ở Cebu tháng 1/2007 và lần thứ 7 năm 2008 đã tạo thêm động
lực cho mối quan hệ này. Sự phát triển của Ấn Độ đang phụ thuộc vào các tuyến giao thông
trên biển, sự an toàn của tuyến đường biển xung quanh ASEAN là điều rất quan trọng đối với
Ấn Độ. Ấn Độ hiểu rằng một ASEAN thịnh vượng và ổn định là biện pháp bảo vệ quan trọng
tuyến đường biển giữa Ấn Độ và Thái Bình Dương sẽ phục vụ tốt nhất cho lợi ích của mình.
"Sự phối hợp giữa Ấn Độ và ASEAN trong việc bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên biển

3

Trần Thị Lý (chủ biên), (2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2000, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội


sẽ thúc đẩy sự an toàn và an ninh hàng hải trong các khu vực đại dương phổ biến, có thể
đóng góp cho cả hai phát triển hàng hải và an ninh hàng hải trong khu vực " 4.
Đôi lúc Ấn Độ tỏ ra lưỡng lự trong việc phát triển các mối quan hệ quốc phòng và chiến
lược tại Đông Nam Á, song các nước Đông Nam Á đã coi Ấn Độ là một cường quốc và hiện
có một tiềm năng to lớn cho mối quan hệ giữa hai bên phát triển vì ASEAN đang tìm kiếm sự
cân bằng đối với vai trò của Trung Quốc và sự nghi ngờ về những cam kết chiến lược của
Mỹ tại khu vực này.
Về văn hóa
Từ quá khứ xa xôi, các sử gia đã đưa ra những giả thiết về những chuyến đi đầu tiên của

người Ấn Độ tới khu vực Đông Nam Á vào khoảng thế kỷ II trước Công nguyên. Các địa
danh của Đông Nam Á xưa kia cũng như hiện nay đã cho chúng ta thấy được ảnh hưởng của
nền văn minh Ấn Độ tới khu vực Đông Nam Á. Dọc theo miền Trung và miền Nam Việt
Nam, các địa danh như Champa hay Amaravati (Đà Nẵng), Kauthara (Nha Trang),
Panduranga (Phan Rang) đều được du nhập từ các địa danh của Ấn Độ. Ở Thái Lan, địa danh
Ayutthaya cũng lấy tên từ đất nước Nam Á này. Bước sang giai đoạn người phương Tây xâm
lược Ấn Độ và Đông Nam Á, một lượng lớn người Ấn Độ đã di cư sang Đông Nam Á. Trong
số các nước Đông Nam Á, Miến Điện, Malaysia và Singapore chiếm phần đông người Ấn.
Những cuộc di cư lớn của người Ấn bắt đầu diễn ra từ đầu thế kỷ XIX. Các cường quốc thực
dân đòi hỏi nhiều lao động để đáp ứng việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà
Đông Nam Á có thể cung cấp.
Từ những năm đầu Công nguyên, văn hóa Ấn Độ đã để lại những dấu ấn đậm nét trên
hầu hết các khía cạnh đời sống của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Nét điển hình nhất cho mối
giao thoa văn hóa này là nó diễn ra trong hòa bình, chưa bao giờ có xung đột hay chiến tranh.
Ngài Narasimaha Rao, nguyên Thủ tướng Ấn Độ, đã từng nói: “Khi nhìn nhận Châu Á - Thái
Bình Dương một cách khách quan, chúng tôi không thể lờ đi một thực tế rằng, các nền văn
minh của chúng ta có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia - nhà nước Đông Nam Á…” Nguyên Thủ
tướng Ấn Độ Manmohan Sing nhấn mạnh: “Với các nước ASEAN, chúng tôi đã có các mối
quan hệ đặc biệt cũng như các mối liên kết lâu đời” 5.
Trong văn học - văn hóa truyền thống khu vực Đông Nam Á, văn hóa Ấn Độ đã phủ
một lớp khá dày lên văn hóa bản địa, tạo thành một dấu ấn nổi bật không bao giờ bị phai mờ.
Những dấu tích ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến ngày nay vẫn còn hằn nổi trên các công
trình kiến trúc điêu khắc và các loại hình khác nhau của khu vực Đông Nam Á.
Cùng với sự du nhập của Ấn Độ giáo và Phật giáo vào khu vực Đông Nam Á thì ngôn
ngữ và văn tự cũng đi theo những tôn giáo này. Một nền văn học phong phú mang ảnh hưởng
rõ nét của Ấn Độ giáo và Phật giáo cũng xuất hiện. Ngoài ra sự du nhập của nền nghệ thuật
Ấn Độ giáo và Phật giáo cũng phát triển mạnh mẽ và nhiều công trình kiến trúc còn tồn tại
4

Arianne S. Bobilo and Amirah Penalber (2010), Issues and Challenges in ASEAN – India Relations: PolitcalSecurity Aspects.

5

PM (Manmohan Singh)’s address at the 5th india – ASEAN Summit Cebu, Philippines, Jannuary 14, 2007.


cho đến ngày nay. Tôn giáo Ấn Độ đã du nhập vào Đông Nam Á ngay từ đầu công nguyên
mà đại biểu là hai tôn giáo lớn Ấn Độ Giáo và Phật Giáo, cả hai tôn giáo đều xâm nhập một
cách hòa bình vào Đông Nam Á, đã được cư dân Đông Nam Á đón nhận và chính cư dân
Đông Nam Á đã góp phần đưa hai tôn giáo này phát triển đến đỉnh cao. Trong quá trình phát
triển của lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, văn hóa Ấn Độ đã có những đóng góp nhất định
đối với sự ra đời của một số Vương quốc. Nó cũng giữ vai trò quan trọng đối với sự hưng
thịnh của một số quốc gia. Khi đã ăn sâu bám rễ vào mảnh đất Đông Nam Á, Ấn Độ giáo và
Phật giáo đã được bản địa hóa, nhiều nơi đã trở thành phong tục tập quán của nhân dân. Và
cũng chính tại những nơi mà nó đã du nhập đến, hai tôn giáo này đã phát triển đôi khi còn
mạnh hơn cả ở Ấn Độ, nơi quê hương đã khai sinh ra các tôn giáo này. Đó là điều đặc biệt
nhất mà văn minh Ấn Độ đã đem đến cho cư dân trong khu vực Đông Nam Á.
3. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ vốn khởi nguồn từ lâu đời, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Thủ tướng J. Nehru tạo dựng nền móng, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày
công vun đắp. Quan hệ này càng được phát triển khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Ngày
7/1/1972, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trải qua hơn 40 năm, quan hệ
giữa hai nước về cơ bản là phát triển ổn định trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tích cực đấu tranh cho độc lập dân tộc, hòa
bình và hữu nghị. Hai nước Việt Nam và Ấn Độ đã và đang có mối quan hệ hợp tác chính trị
hết sức tốt đẹp. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và
Chính phủ. Việt Nam và Ấn Độ có tiếng nói chung trong các vấn đề quốc tế và khu vực gắn
với lợi ích hai nước. Với chính sách “Hành động phía Đông”, Ấn Độ rất coi trọng vai trò của
Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời thúc đẩy quan hệ toàn diện với ASEAN,
nhất là trong bối cảnh chính sách này đang trong giai đoạn “Hành động hướng Đông”. Trong
những năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ liên tục tăng, Việt Nam

trở thành nước nhận đầu tư lớn nhất của Ấn Độ trong các nước ASEAN. Hiện nay, quan hệ
Ấn Độ - ASEAN là hạt nhân quan trọng tác động nhiều mặt, đa lĩnh vực đối với quan hệ Việt
Nam - Ấn Độ.
Hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Ấn Độ tích cực ủng hộ Việt Nam
trong các cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất trước đây, cũng như trong sự nghiệp
đổi mới và phát triển kinh tế sau này. Năm 1954, Ấn Độ mở Tổng Lãnh sự quán tại Hà Nội.
Năm 1956, Việt Nam lập Tổng lãnh sự quán tại Niu Đê-li. Ngày 07/01/1972 hai nước nâng
quan hệ lên cấp đại sứ.
Quan hệ chính trị phát triển tốt đẹp và hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Phía
Việt Nam thăm Ấn Độ có: Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1978 và 1980), Tổng Bí thư Lê Duẩn
(1984), Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1989), Tổng Bí thư Đỗ Mười (1992), Chủ tịch Quốc
hội Việt Nam thăm Ấn Độ (1994), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1997), Chủ tịch nước Trần Đức
Lương (1999), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (2003) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
(7/2007), Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm Ấn Độ (2009). Trong chuyến thăm của
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hai nước đã ký “Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn
diện giữa hai nước bước vào thế kỷ XXI”. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn


Dũng, hai bên ký Tuyên bố chung chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai
nước. Phía Ấn Độ thăm Việt Nam có: Tổng thống Rajendra Prasad (1959), Thủ tướng
R.Gandhi (1985 và 1988), Tổng thống R. Venkatraman (1991), Phó Tổng thống K.R.
Narayanan (1993), Thủ tướng P.V. Narasimha Rao (1994), Thủ tướng A.B. Vajpayee
(1/2001), Chủ tịch Quốc hội Somnath Chatterjee (3/2007), Tổng thống Pratibha Patil (2008),
Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukhejee (9/2014).
Triển vọng trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là rất lớn, tuy nhiên sự ổn định và phát
triển của mối quan hệ này sẽ phụ thuộc không nhỏ bởi những nhân tố tác động sau đây:
Thứ nhất là: ASEAN và Ấn Độ đã nâng tầm quan hệ thành đối tác chiến vào năm 2012,
điều này chứng tỏ mức độ tin cậy về chính trị giữa ASEAN và Ấn Độ ngày càng tăng, đây là
một điểm tương đồng rất quan trọng, phù hợp với lợi ích thiết thực và lâu dài cho quan hệ
Việt Nam - Ấn Độ. Sự tin cậy và gắn bó mật thiết giữa Ấn Độ và Việt Nam không chỉ từ khi

thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2007, mà mối quan hệ này vốn đã có truyền
thống tốt đẹp từ lâu giữa Chính phủ và Nhân dân hai nước.
Trên cơ sở đó, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ tại các diễn đàn hợp tác song phương và đa
phương cùng nhau tìm kiếm tiếng nói chung, ủng hộ lẫn nhau về quan điểm, lập trường và
chính sách trong khu vực và trên trường quốc tế.
Thứ hai là: Mục tiêu của Ấn Độ là thúc đẩy quan hệ với ASEAN nhằm xây dựng mối
quan hệ lịch sử và văn hóa, mở rộng thị trường, đồng thời nâng cao vị thế để trở thành một
cường quốc khu vực. Ấn Độ hiện nay đang triển khai chính sách “Hành động phía Đông”,
còn ASEAN đang nỗ lực xây dựng Cộng đồng của mình dựa trên 3 trụ cột “Chính trị - An
ninh, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội”. Mục tiêu này của Ấn Độ - ASEAN và Việt Nam có mối
quan hệ biện chứng với nhau, tương hỗ và tăng cường hợp tác cùng phát triển vì hòa bình và
thịnh vượng. Việt Nam là một trong những nước có sức mạnh tổng hợp của một quốc gia
hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Là quốc gia bán đảo với bờ biển trải dài, với nguồn tài
nguyên phong phú, quý hiếm và giàu khoáng sản. Sự hấp dẫn về vị trí và vị thế của Việt Nam
cũng là một trong những nguyên nhân phải đương đầu với nhiều âm mưu áp đặt và can thiệp
từ bên ngoài. Ngày nay, Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á mặc dù đã thoát khỏi chế độ
thực dân kiểu cũ nhưng chưa hoàn toàn tránh được sự nhòm ngó và can thiệp của các thế lực
từ bên ngoài. Nguyên nhân trên đã làm cho Ấn Độ xích lại gần hơn với Việt Nam trong sự
tương đồng vận mệnh trong quá khứ, đồng cảm, sẻ chia và vươn lên mạnh mẽ, quyết đoán
hơn ở hiện tại và tương lai.
Thứ ba là: Thủ tướng N. Modi đắc cử tháng 5-2014, tiếp tục chính sách ngoại giao quan
hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - ASEAN, phát triển mục tiêu chiến lược, hành động thiết thực
để bảo vệ các lợi ích của mình, đồng thời thể hiện một vai trò lớn hơn, xứng đáng hơn với vị
thế cường quốc ở khu vực và thế giới. Hai bên đã nhất trí hoàn tất việc triển khai “Kế hoạch
hành động giai đoạn 2011-2015” tăng cường thực hiện hiệu quả “Kế hoạch hành động mới
giai đoạn 2016 - 2020”6. Chính phủ của Thủ tướng N.Modi mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu
nghị với các nước láng giềng, theo chiến lược này, Ấn Độ đặt trọng tâm duy trì quan hệ thân
thiện với các quốc gia láng giềng mở rộng, xác định lại “Chính sách hướng Đông” thành
6


Tạp chí cộng sản – ASEAN trong “Hành động phía Đông” của Ấn Độ, 30/3/2016.


“Chính sách Hành động phía Đông”, theo đó cố gắng hết sức để tranh thủ sự ủng hộ của các
quốc gia Đông Nam Á. Theo suy nghĩ của Thủ tướng N. Modi, với Ấn Độ, Việt Nam vẫn là
hòn đá tảng trong khuôn khổ ASEAN. Kể từ năm 2007, các quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ
và Việt Nam được dựa trên 3 tiền đề: Chính trị - Ngoại giao; Kinh tế - Thương mại; Văn hóa,
Giáo dục, Khoa học – công nghệ.
Như vậy, cả Việt Nam và Ấn Độ đều đi tìm những người bạn trên cơ sở lòng tin và lợi
ích chung, cho yêu cầu chiến lược, gần gũi và đáng tin cậy trong nhiều thập kỷ. Với Việt
Nam, Ấn Độ là một cường quốc kinh tế đang lên sẽ là điểm kết nối phù hợp cho những quan
tâm an ninh và tăng trưởng kinh tế của mình7.
Thứ tư là: Sức mạnh của văn hóa là nền tảng tinh thần trong sự thẩm thấu, đồng cảm và
sẻ chia của hai dân tộc, là tâm tư tình cảm và ý chí, khát vọng về hòa bình và nhân văn cao
cả. Qua những tác phẩm văn học - nghệ thuật, triết học và tôn giáo, kiến trúc, điện ảnh, giáo
giục và đào tạo… làm khơi dậy và sống động lại về lịch sử Ấn Độ vĩ đại. Đây cũng là sự tiếp
nhận và giao thao giữa các nền văn minh, với sự lan tỏa của văn hóa Ấn Độ đến Việt Nam,
điều thú vị là những giá trị văn hóa đó được lưu giữ, phát triển và có ảnh hưởng tích cực đối
với xã hội Việt Nam, nhất là tư tưởng hòa bình của Phật giáo ở Đông Nam Á.
Trong điều kiện hiện nay, sự kết nối văn minh và văn hóa của nhân loại là nhu cầu tự
nhiên, điều này đang diễn ra mạnh mẽ trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN nói chung và giữa Việt
Nam và Ấn Độ nói riêng sẽ góp phần củng cố hòa bình và thịnh vượng, tạo nên sự tương tác
đa chiều trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN – Việt Nam.
Thứ năm là: Hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng là điểm đầu tiên được đề cập đến trong
Tuyên bố chung được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng trong tháng 10/2014, Ấn Độ tiếp tục khẳng định hợp tác về quốc phòng là một
trong những những vấn đề quan trọng nhất giữa hai nước, sẵn sàng cung cấp bất cứ vũ khí
quân sự nào mà Việt Nam muốn. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 9/2014, Tổng
thống Ấn Độ Pranab Mukhejee đã phát biểu “Quan hệ hai nước chưa bao giờ tốt đẹp hơn hiện
nay”, trong đó an ninh – quốc phòng là một trong những trụ cột của quan hệ đối tác chiến

lược. . Xu thế cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á, Chính sách
xoay trục của Mỹ sang Châu Á – Thái Bình Dương, trước âm mưu đòi hỏi chủ quyền phi lý
của Trung Quốc ở Biển Đông, điều này thúc đẩy quan hệ Ấn Độ - ASEAN không chỉ vì lợi
ích của mỗi bên, mà còn vì ổn định và thịnh vượng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Trong đó vấn đề an ninh là trọng tâm kết nối Ấn Độ - ASEAN trên cơ sở chia sẻ những nhận
thức chung.
Đặc biệt là sau khi Tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết cuối cùng trong vụ Philippin
kiện Trung Quốc về tranh chấp biển đảo trên Biển Đông. Trung Quốc ngày càng có những
hành động quyết đoán trong việc bồi đắp bãi đá, đảo nhân tạo làm leo thang căng thẳng tại
Biển Đông.
7

Bhabani Dikshit “Hợp tác Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học, công
nghệ và một số lĩnh vực khác” (Kỷ yếu hội thảo quốc tế - Hợp tác phát triển Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ: Thực trạng
và triển vọng).


Ngày 2/8, trong khuôn khổ cuộc Đối thoại chiến lược Việt - Ấn lần thứ 5, Việt Nam và
Ấn Độ đã lên tiếng kêu gọi tuân thủ luật lệ quốc tế trong phán quyết của Trọng tài quốc tế về
Biển Đông. Tại cuộc họp do Thứ trưởng Ngại giao Việt Nam Vũ Hồng Nam và Quốc Vụ
Khanh phụ trách Phương Đông của Bộ Ngoại giao Ấn Độ Preeti Suran chủ trì, hai bên đã
thảo luận nhiều hồ sơ hợp tác song phương về vấn đề an ninh, trong đó những diễn biến mới
nhất là “lĩnh vực hàng hải” và nhu cầu giải quyết mọi tranh chấp một cách hòa bình đã được
nêu bật. Bản thông cáo về cuộc họp do Bộ Ngoại giao Ấn Độ công bố đã ghi rõ: “Hai bên đã
thảo luận về những diễn biến mới đây trong lĩnh vực hàng hải và nhu cầu giải quyết hòa bình
mọi tranh chấp trên cơ sở những nguyên tắc luật lệ quốc tế đã được chấp nhận, như được
phản ánh trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982”. Hai bên còn kêu gọi tất cả
các bên có tranh chấp ở Biển Đông phải “thực hiện kiềm chế, không có các hành động làm
phức tạp tình hình, nhất là không quân sự hóa, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ
lực, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông và sớm

đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử”. Về phán quyết của Tòa trọng tài, Bắc kinh từng mập mờ đưa
Ấn Độ nằm trong số quốc gia ủng hộ lập trường của Trung Quốc. Theo nhật báo Ấn Độ
Hindustan Times ngày 19/7, hành vi bóp méo sự thật của Bắc Kinh đã bị New Dehli phản
đối.
Dự kiến tháng 9/2016, Thủ tướng Ấn Độ N. Modi sẽ thăm Việt Nam, đồng thời dự Hội
nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Lào (6-7/9/2016), đây là hoạt đông ngoại giao đa phương, một
dấu hiệu cho thấy Ấn Độ muốn thắt chặt quan hệ với đối tác khu vực chủ chốt này trong bối
cảnh Trung Quốc đang có những phản ứng sau phán quyết về Biển Đông gần đây của Tòa
trọng tài quốc tế.
Các chuyến thăm song phương gần đây cho thấy quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn
Độ đang được gia tăng, được đưa ra bởi các phát biểu của lãnh đạo hai nước cũng như triển
khai các hoạt động cụ thể. Hai bên tập trung giải ngân khoản tín dụng 100 triệu USD trong
lĩnh vực mua sắm quốc phòng và Ấn Độ đẩy mạnh các lớp đào tạo hải quân, kỹ sư tầu ngầm
cho Việt Nam đã triển khai trước đó.
Về vấn đề Biển Đông, thái độ của Ấn Độ ngày càng bày tỏ rõ quan điểm dựa trên lập
trường truyền thống là giải quyết thông qua các qui định của luật pháp quốc tế theo UNCLOS
1982, cũng trùng hợp với lập trường của Việt Nam và Philippin về giải quyết đa phương
trong khi lập trường của Trung Quốc coi đây hoàn toàn là tranh chấp song phương. Nhằm giữ
quan điểm truyền thống và cân bằng sau phán quyết của Tòa, Ấn Độ đang tỏ rõ ý muốn tăng
cường quan hệ với Việt Nam.
Thứ sáu là: ASEAN được nhiều nước lớn và các tổ chức quốc tế ngoài khu vực ủng hộ
là trung tâm định hướng kết nối các tổ chức liên khu vực. Ấn Độ ủng hộ một ASEAN đoàn
kết và thịnh vượng, có vai trò lớn hơn, giữ vị trí cân bằng trong chiến lược cạnh tranh ngày
càng gay gắt giữa các nước lớn tại khu vực này. ASEAN là đầu tầu trong việc kết nối Á – Âu,
Châu Á và Châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam có quan hệ tốt với Ấn Độ, là nhân tố thúc
đẩy và là cầu nối Ấn Độ - ASEAN. Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, là thành viên tích cực, có trách


nhiệm với ASEAN và cộng đồng quốc tế. Theo đó, Việt Nam nỗ lực thể hiện trách nhiệm của

mình trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, Ấn Độ như “một con sư tử đang chuyển
mình”, đang phấn đấu trở thành một cường quốc khu vực, một cực có vai trò chi phối thế giới
nên việc tăng cường quan hệ toàn diện với các nước ASEAN mà với Việt Nam là một ưu tiên
hàng đầu; bên cạnh đó, quan hệ toàn diện với Ấn Độ cũng là một trọng điểm của các nước
ASEAN. Hiện nay, Việt Nam đang cùng với các nước ASEAN quyết tâm đưa quan hệ
ASEAN - Ấn Độ lên tầm cao mới, nhất trí là trong thời gian Việt Nam đảm nhiệm cương vị
nước Điều phối quan hệ ASEAN - Ấn Độ từ 8/2015 đến tháng 8/2018. Trên nhiều cơ sở, trên
nhiều lĩnh vực, Việt Nam và Ấn Độ luôn tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ ASEAN Ấn Độ trong thế kỷ XXI và trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arianne S. Bobilo and Amirah Penalber (2010), Issues and Challenges in ASEAN – India
Relations: Politcal-Security Aspects.
2. Bhabani Dikshit “Hợp tác Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực văn hóa, giáodục,
đào tạo, khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác” (Kỷ yếu hội thảo quốc tế - Hợp tác
phát triển Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ: Thực trạng và triển vọng)
3. Mohit Anand, (2009), India - Asean Relations, www.ipcs.org/pdf_file/issue/SR72Final.pdf
4. Tạp chí cộng sản – ASEAN trong “Hành động phía Đông” của Ấn Độ, 30/3/2016
5. PM (Manmohan Singh)’s address at the 5th india – ASEAN Summit Cebu, Philippines,
Jannuary 14, 2007.
6. Trần Thị Lý (chủ biên), (2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ năm
1991 đến năm 2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
luoc-asean-an-do-di-vao-chieu-sau.html
7. Thông tấn xã Việt Nam (2003), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 2/5/2003
8. Thông tấn xã Việt Nam (2001), Ấn Độ củng cố quan hệ ASEAN, Tài liệu tham khảo đặc
biệt, ngày 16/1/2001
9. Thông tấn xã Việt Nam (2001), Quan hệ Ấn Độ - ASEAN , Tài liệu tham khảo đặc biệt,
ngày 18/11/2002


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sushant Singh, India to participate in world’s largest maritime warfare exercise in US
next year, The Indian Express, December 11, 2015 at
(Accessed on July 21, 2016).
David Scott, The “Indo-Pacific”—New Regional Formulations and New Maritime
Frameworks for US-India Strategic Convergence, Asia-Pacific Review, 19:2, p.85-86
Ernst Haushofer, An English Translation and Analysis of Major Karl Ernst Haushofer’s
Geopolitics of the Pacific Ocean, tr. Lewis Tambs and Ernst Brehm,(Lampeter: Edwin
Mellor, 2002), p. 141.
U.S.-India Joint Strategic Vision for the Asia-Pacific and Indian Ocean Region, January
25,2016 at on July 21,2016)
Annual Report 2014-15, Ministry of Defence, Government of India, p.2
Annual Report 2014-15, Ministry of Defence, Government of India, p.2
Ibid
Ibid
David Shambaugh and Michael Yahuda Eds. International Relations of Asia, Rowman &
Littlefield Publishers, Lanham,2008, p.4
Percy S. Mistry, Rethinking India's International Economic Diplomacy, Economic and
Political Weekly
Vol. 38, No. 28 (Jul. 12-18, 2003), pp. 2943-2950.Also see Economic Diplomacy at
on 7.7.2013)
Theoretically Reassessing India’s Economic Diplomacy: From the ‘New’ to the ‘Neoliberal’
International Economic Order at (Accessed on 7.7.2013) Also see Economic Diplomacy at
on 7.7.2013)
India's Economic Diplomacy at />cat_id=84&art_id=1335(Accessed on 7.7.2013)
India's Economic Diplomacy at />cat_id=84&art_id=1335(Accessed on 7.7.2013)
Economic diplomacy, Indian style at
on 7.7.2013)
Annex A - The Beijing Roadmap for APEC’s Contribution to the Realization of the FTAAP
at />Regional Economic Integration Agenda, at />Ibid



INDIA-VIETNAM: NEW CONTEXT, NEW VISION WITH GLORIOUS PAST
Geetesh Sharma
On 13th February 1958 I had the pleasant opportunity to see legendary statesman President
Ho Chi Minh from a distance and listened to his speech with rapt attention. I was, in fact,
mesmerized the way he addressed the audience and mingled with it like a common man
despite his celebrity status and security protocol. All this had an everlasting impact on me.
Even today I cherish that historic moment and it inspired me to devote my endeavours and
energy in activities that promote further strengthening and expanding the area of friendship,
understanding and co-operation between the peoples of both the countries. It has become a
mission of my life and even at the age of 85 with failing health I am still contributing towards
this end to the best of my ability with the help of some of my most dedicated and committed
friends.
I recall with great pleasure and pride my first visit to Vietnam in 1982 in an Indian delegation
led by Prof. Santimoy Ray, one of the founders of Indo-Vietnam Solidarity Committee. We
were honoured to have an audience with the then Prime Minister of S. R. Vietnam H. E. Mr.
Pham Van Dong, who was most sincerely carrying forward the legacy of President Ho Chi
Minh and also the legendary war strategist Gen. Vo Nguyen Giap. Subsequently I had the
occasion to meet Gen. Giap twice during his two Calcutta visits.
During our first visit to Vietnam in 1982 we had travelled from Hanoi to Ho Chi Minh City
by road and closely witnessed the total devastation that Vietnam had undergone at the hands
of the French and the US. The mode of transport during those days was bicycles, rickshaws
and shabby public transport. I had also witnessed the steely determination of the leadership of
the Communist Party of Vietnam as also of common man, who shared the poverty and
devastation but were determined to overcome it and to reconstruct a modern Vietnam with a
strong will to compete with both the developed and developing countries.
Since then I have visited Vietnam for nearly twenty times and I am amazed to observe that
Vietnam is steadily approaching towards its goal and the process is still on. For this strong
will and indomitable spirit I have fallen in love with Vietnam and its people.
I am, in fact, thankful to the Vietnamese people who have extended their love and respect in

abundance to me and which serve as a driving force to contribute all my best towards
promotion of goodwill and bilateral ties in various spheres among both India and Vietnam.
While discussing about Indo-Vietnam relations, I must submit a few salient features of the
glorious past of these bilateral relations that are unique and unparalleled in human history. It
has already been historically established that convoys of Indian traders along with their
merchandise had travelled through sea route and anchored on Vietnamese ports in Da Nang,
Hoi An during the First Century A.D. or maybe even a bit earlier. The trading relations that


were subsequently established between India and Vietnam had enriched the Indian economy
to certain extent. It may not be out of place to mention here an amazing fact that the Indian
traders and their accompanying security guards were so captivated by the Vietnamese
landscape and its human beauty that many of them stayed back and decided to settle there
permanently. The number of Indian settlers in Vietnam increased to such an extent by the
second century that they established first Hindu (Cham) Kingdom near Da Nang followed by
four more in the Central parts of Vietnam. Almost during the same period a migrant from
India named Kondinya (Kondilya) had established a Hindu (Cham) Kingdom, Fu Nan in the
Southern part of Vietnam near Ho Chi Minh City (Saigon).
The uniqueness and beauty of establishing Hindu (Cham) Kingdoms in Vietnam is that those
were established without any aggression, violence or suppression of the local inhabitants, on
the contrary those kingdoms came into being with the consensus of the native population. It is
for this reason that after the defeat and decline of the Hindu (Cham) Kingdoms, the Hindus
(Chams) were neither driven out nor ostracized. To drive home my point I refer the book
titled 'Some Historic Battles in Vietnam' published by the Gioi Publications, Vietnam which
carries a detailed account of most of the wars that Vietnam fought. It has mention of wars
with China, France and the USA but no mention of any war whatsoever with India or Indian
migrants, who were totally assimilated with the mainstream of the Vietnamese society after
the decline of Hindu (Cham) kingdoms. Even today they belong to the Cham ethnic group
that happens to be one of the 54 ethnic minorities of Vietnam. It deserves mention here that
relations between our two countries have maintained its continuity since its inception.

In modern era these relations were further cemented and strengthened by legendary leaders
viz. Jawaharlal Nehru and Ho Chi Minh and nourished and nurtured by the successive
leadership of both the countries till date. Today the bilateral relationship between India and
Vietnam do not only stand par excellent but both the countries also share strategic partnership
in true sense. To carry forward the existing harmonious relations and to scale ever new
heights of bilateral relations our Honourable Prime Minister Mr. Narendra Modi is visiting
Vietnam on 3rd September 2016. Naturally, I do not only hope but believe that a new chapter
will be opened with his visit maintaining the legacy of past and keeping eyes fixed on future.
India needs Vietnam as much as Vietnam needs India. Both are time tested friends to each
other since Nehru, Ho Chi Minh era.
Our relations are based on certain values, mutual understanding and respect for each other's
sovereignty and commitment to peace and development. These relations are not only in the
best interests of both the countries but that of the Asian region as a whole.
The need of the hour is that we should be aware of the hard realities of certain important
aspects of our bilateral relations, which I believe, are either ignored or sidelined till now. The
culture is as important as politics, economy and defence. To me it is even more important.
Cultural relations bear deep impact over heart and last long besides carrying emotions.


Culture plays a significant role in blending two peoples in one bond. It goes beyond mention
that the culture of India and Vietnam is very rich, carrying with it lots of similarities from
folk to modern culture.
Vietnam has almost shed off the feudal character of its society while India is still to get rid of
it, yet the family structure, family bonds, folk lore, fairy tales, even modern literature viz
novels, poetry are fantastically identical among the two countries.
We are still aware that despite being a secular state in true sense, Buddhism that first went
from India and subsequently through China has a dominating impact on the Vietnamese
society. It is worth mentioning here that Vietnam does not have any official holiday on any
religious festival. Meanwhile, because of the erstwhile Hindu Kingdoms in Central Vietnam
we also find traces of Indian Culture even today. It is, however, an irony that in the absence

or lack of people to people relations people of both the countries are almost ignorant of these
facts that indicate common bonding. For instance, the tourism between India and Vietnam is
at a very low key. Mutual translation works of each other's literature is also most minimal,
but in spite of this minimal translation work, Vietnam is far ahead in translation of Indian
Literature than Indian translations of Vietnamese works.
I have with me a collection of fifteen titles of Rabindranath Tagore translated and published
into Vietnamese language. My humble suggestion, therefore, is that the people and the
governments of both the countries should take initiatives in expanding the areas of relations
through culture not only by translation of each other's literature but by more and more
interactions through exchange of delegations of writers and poets. It reminds me of those
days between 1945 and 1980 when Ho Chi Minh and Vietnam were household names in
India, particularly in West Bengal. Unfortunately, those glaring memories have faded during
last few years and the appeal of Vietnam has also decreased to certain extent among the
people due to lack of information and communication. What to talk of the common people
even enlightened intellectuals of India, of late, have least knowledge about how Vietnam has
been able to transform itself from ruins to a solid modern state and fast developing economy.
Between 1982 and 2015 I have closely watched the all round development that took place in
Vietnam.
I had the occasion to visit Da Nang in Central Vietnam in 1982 when it was merely a
fishermen's village. There was a bridge on then polluted river Han, which was in most
dilapidated condition. Presently the same Da Nang has transformed into a world class city
and there are ten bridges, each being an architectural marvel on river Han, which has also
transformed into a clean river. This is not an isolated example. In fact, whole of Vietnam has
more or less transformed in this fashion.
The Government and the policy makers of India may take advantage of Vietnam's experience
in cleaning the Indian rivers and environment. Despite most cordial and friendly relations
with Vietnam how far we are lagging behind in the people to people relations is evident from


one single instance that although more than 150,000 Vietnamese students are visiting various

foreign nations for higher education; in spite of not being on very cordial terms with China,
about 5000 Vietnamese students are there for higher studies; but the number of Vietnamese
students in India for higher studies is most nominal about three or four hundreds. The number
of Indian students in Vietnam is most minimal and countable on fingers despite offers of
scholarships. This simple fact needs a serious thought and research. This is one area that may
play a significant role in promotion and development of people to people relations. The
governments of both India and Vietnam should take proper initiatives in this direction.
So far as the current issue of South Sea and South China Sea is concerned, the people and the
Government of India have been whole heartedly supporting the Vietnamese side. The print
and electronic media of India too without any exception has come out in whole hearted
support of Vietnam welcoming the verdict of the international tribunal. None supported the
so called historical claim of China over the South China Sea.
I myself, as also the Indian people, whole heartedly welcome the historic verdict delivered by
the UN approved panel of five judges at the Permanent Court of Arbitration in The Hague
about South China Sea and request the concerned countries to accept and respect the ruling
for the sake of peace, harmony and national sovereignty of the countries in the region. This
verdict is an important milestone towards peacefully solving the territorial disputes in the
South China Sea and is a victory of international laws and international relations.
The tribunal in Hague ruled out China's claimed historical rights and nine-dash map,
declaring that China's claim to the resource rich and strategically vital South China Sea had
no legal basis.
Unfortunately, instead of respecting and accepting the verdict, the spokesperson of Chinese
foreign Ministry warned that any country attempting to interfere in the maritime territorial
dispute would mean turning the region into a cradle of war. In fact China has put its
international image at stake by bullying the neighbouring countries. It is most unethical to
claim territory of other states citing history. If such claims are entertained, it would give rise
to anarchy throughout the world.
India too has been a victim of China's unilateralism and bullying on so called border dispute
which is the creation of China in citing the history and making claims over thousands of
kilometres of Indian territory.

India does want friendly relations with China but not at the cost of sovereignty. The world is
governed by laws and ethics. The notion "might is right" is not acceptable in a civilized
society.
We urge the Government of China to honour International verdict of International Tribunal.
If any country does not abide by the International laws and acts unilaterally ignoring the just


cause of neighbouring countries, it will create chaotic conditions and endanger the peace not
only in the Asian region but in the world as a whole.
I hope, peace loving forces of the world will unite in combating the expansionist and
hegemonic forces of any brand. I also hope, finally a sense of justice may prevail.
Now a few words about trade relations between India and Vietnam. As mentioned earlier, the
trade relations between the two countries were flourishing in earlier centuries but what an
irony that the total export-import turnover between India and Vietnam is still limited to 5.5
billion USD. It has increased five times in last ten years. Although it is encouraging but not
satisfactory. India is ranking 28 th among the international investors. Indian investment in
Vietnam is most minimal. My humble suggestion is that both the countries should have
proper market survey to explore the areas of trade and investment that may be mutually
beneficial.
After the Doi Moi in 1985, Vietnam liberalised its economy and provided enormous
opportunities and facilities to foreign investors. Japan, South Korea, Taiwan, even the U.S.
and China availed this opportunity and their companies are flourishing. I, however, fail to
understand why the Indian industrialists with certain exceptions, miserably failed to derive
benefit from this open offer. For instance there are about forty million motor bikes in
Vietnam and not even one was made in and exported from India. Despite such a huge market
no Indian entrepreneur cared to initiate establishment of a bike manufacturing unit in
Vietnam.
This need to be pondered over. I would urge the Government of S. R. Vietnam to open a
special cell and provide a one window facility to attract the Indian investors.
I am an optimist. There have been certain hurdles and shortcomings but with continuous

efforts from both the sides backed by due introspection, it is although difficult but not
impossible, to remove. I am quite hopeful that in days to come, both the Governments,
institutions, traders and industrialists would take initiative aggressively on large scale basis. It
will not only serve the mutual interests of both the countries but it would guarantee stability,
peace, development and respect of each other's sovereignty in the Asian region as a whole.
Our relations, as I have mentioned earlier, are based on certain values, mutual understanding,
respect and also emotions. So our friendship is eternal.
Contact : Email : Mobile +91 98306 82907


QUAN HỆ VIỆT NAM – ẤN ĐỘ TRONG THẾ KỈ
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
TS. Kim Ngọc Thu Trang
Khoa Lịch sử, ĐHSP Thái Nguyên
Cộng hòa Ấn Độ hay Liên bang Ấn Độ là một trong những nước lớn nhất khu vực
Nam Á của châu Á, một trung tâm văn hóa phương Đông cổ đại với nền văn minh sông Ấn
nổi tiếng trong lịch sử loài người. Nền văn minh Ấn Độ có quan hệ chặt chẽ với nền văn hóa
của nhiều dân tộc và ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa của các dân tộc đó. Việt Nam là
nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Ấn Độ từ rất sớm. Chính ảnh hưởng đó đã góp
phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển theo thời gian.
Sau hơn hai thế kỉ dưới ách áp bức thống trị của thực dân Anh, ngày 1.8.1947, Ấn Độ
giành được độc lập, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của thực dân Anh, kết thúc thời kì đen tối và
mở ra một trang mới, một kỉ nguyên mới trong lịch sử Ấn Độ. Từ đây, Ấn Độ có điều kiện để
tập trung phát triển đất nước. Sau hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Ấn Độ đã đạt được
những thành tựu rực rỡ trên mọi lĩnh vực. Trong đó, nổi bật là những thành tựu trong quan hệ
đối ngoại.
Trong xu thế chung của quan hệ đối ngoại, mối quan hệ với Việt Nam luôn được Ấn
Độ đề cao. Ấn Độ – Việt Nam, mối quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa hai đất nước được ví
như “bông sen trắng vĩ đại” đã có từ lâu đời, khởi nguồn từ những mối liên hệ lịch sử sâu xa
về văn hóa, tôn giáo, thương mại. Không chỉ vậy, Ấn Độ và Việt Nam còn có những điểm

tương đồng về văn hóa, về lịch sử. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước
gần gũi nhau hơn. Theo dòng thời gian, mối quan hệ hữu nghị đó ngày càng phát triển và
thêm gắn bó. Trong thời kì hiện đại, mối quan hệ giữa hai dân tộc đã được hai vị lãnh tụ tiền
bối kiệt xuất của hai nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đặt nền
móng. Sau cuộc gặp gỡ lịch sử năm 1927 giữa Nguyễn Ái Quốc và J.Nehru trong Hội nghị
quốc tế chống thực dân tại Bruxen (thủ đô nước Bỉ) và sự giao cảm về tâm hồn và cảnh ngộ
của Người với Nehru, năm 1942 – 1943, trong cảnh lao tù của chính quyền Tưởng Giới
Thạch, khi nghe tin J.Nehru cũng rơi vào hoàn cảnh như mình trong nhà tù của thực dân
Anh), Nguyễn Ái Quốc đã cảm động viết bài thơ nhan đề “Gửi Nehru” trong đó có câu:
“Khi tôi phấn đấu, Anh hoạt đông
Anh phải vào lao, tôi ở tu


Muôn dặm xa vời chưa gặp mặt
Không lời mà vẫn cảm thông nhau”
Đây không chỉ là sự giao cảm về cảnh ngộ của hai con người, hai vị lãnh tụ của hai
dân tộc mà còn là sự cảm thông cảnh ngộ giữa hai dân tộc Việt – Ấn. Những sự kiện trên là
cột mốc đánh dấu mốc đặt nền tảng cho quan hệ hữu nghị Việt – Ấn trong lịch sử hiện đại.
Từ đó, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước không ngừng vun đắp, phát triển và tạo thêm
sức sống mới. Sau khi nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và kí hiệp định Giơnevơ năm 1954, hai nước lập quan hệ lãnh sự. Tiếp
đó, chuyến thăm của thủ tướng Ấn Độ J.Nehru (10/1954) và chuyến thăm Ấn Độ của chủ tịch
Hồ Chí Minh (2/1958) đã đặt nền móng vững chắc cho quan hệ giữa hai nước phát triển. Đặc
biệt, ngày 7/1/1972, Ấn Độ và Việt Nam chính thức đặt quan hệ ngoại giao, nâng quan hệ lên
cấp đại sứ và tiếp tục được nâng lên tầm đối tác chiến lược năm 2007. Nhưng sự hợp tác cùng
phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật … giữa hai
nước thực sự có hiệu quả từ năm 1991 đến nay, khi Ấn Độ tiến hành công cuộc cải cách đất
nước, còn Việt Nam đang trong công cuộc đổi mới. Cả hai nước đều có sự thay đổi chính
sách đối ngoại là mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới. Có thể nói, đó
là những cơ sở quan trọng để hai nước tiếp tục mối quan hệ tốt đẹp trong những thập niên đầu

thế kỉ XXI – thế kỉ được đánh giá là thế kỉ châu Á – Thái Bình Dương.
Trong những năm đầu thế kỉ XXI, quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và
Ấn Độ có những bước chuyển biến đáng kể. Trong bối cảnh của những khó khăn thách thức
do tình hình thế giới cũng như khu vực mang lại, nối tiếp quan hệ truyền thống từ trog quá
khứ, quan hệ Ấn Độ – Việt Nam trong những năm vừa qua được tăng cường, mở rộng và
nâng lên tầm cao mới – đối tác chiến lược. Đối với Ấn Độ, Việt Nam vừa là một người bạn,
vừa là một nước có vị trí chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trong khối
ASEAN, một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động. Với Việt Nam, Ấn Độ là ngọn cờ
đầu của Phong trào không liên kết và là một nước có vị trí, vai trò quan trọng của khu vực
Nam Á và trên thế giới, đồng thời cũng là một người bạn gắn bó, thủy chung của Việt Nam.
Về chính trị – đối ngoại: Từ cuối thế kỉ XX đến nay, chúng ta thấy quan hệ hai nước
được thực hiện trên cơ sở “năm nguyên tắc cung tồn tại hòa bình”, thông cảm và hết lòng
ủng hộ nhau trong bất kì hoàn cảnh nào, duy trì thường xuyên qua các chuyến thăm lẫn nhau
của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước. Đặc biệt, trong chuyến thăm Ấn Độ của Nguyên Tổng


bí thư Việt Nam Nông Đức Mạnh năm 2003, hai bên đã kí Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp
tác toàn diện giữa hai nước bước vào thế kỉ XXI. Tuyên bố nêu rõ: “ Bước vào thế kỉ XXI,
hai bên quyết tâm phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và nâng quan hệ hợp tác giữa
hai nước lên tầm cao mới nhằm đối phó với các thách thức mới của toàn cầu hóa, mối đe
dọa khủng bố quốc tế.. góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của khu vực
châu Á – Thái Bình Dương và thế giới”.
Về kinh tế: Tương xứng với mối quan hệ chính trị rất tốt đẹp, với tiềm năng, mong
muốn, nỗ lực của hai bên và nhất là với mối quan hệ chiến lược mà hai nước đã thiết lập,
quan hệ kinh tế Việt Nam – Ấn Độ cũng góp phần làm tăng thêm màu sắc rự rỡ của bức tranh
quan hệ giữa hai nước và đạt được những bước tiến đáng kể về thương mại, hợp tác đầu tư,
tín dụng.
Cùng với đó, trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học – công nghệ, mối
quan hệ giữa hai nước đều đạt được những thành tựu đáng kể.
Nhìn lại quá trình phát triển của quan hệ Ấn Độ – Việt Nam trong thời kì hiện đại, có

thể thấy, mối quan hệ đó phát triển qua nhiều giai đoạn thăng trầm, song nhìn chung đó là
mối quan hệ tốt đẹp, qua những thử thách, quan hệ Việt Nam – Ấn Độ ngày càng thêm bền
chặt. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về mối quan hệ Ấn Độ – Việt Nam nhân
chuyến thăm Ấn Độ vào năm 1980 là “mối quan hệ trong sáng như bầu trời không một gợn
mây”. Câu nói ấy vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay. Quan hệ hai nước ngày càng trở
nên tin cậy, toàn diện, mối quan hệ đối tác chiến lược và đang hướng tới mục tiêu phát triển
thành mối quan hệ có tầm cao mới trong tương lai.
Với bề dày của mối quan hệ hai nước, những thách thức đã vượt qua và thành tựu đã
đạt được, chúng ta có cơ sở vững chắc để tin tưởng rằng: Trong tương lại, mối quan hệ Ấn
Độ – Việt Nam sẽ tận dụng được những cơ hội, vượt qua những khó khăn, thử thách để phát
triển ngày càng tốt đẹp hơn nữa. Cơ sở của những dự báo này là:
Thứ nhất, mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, những thành tựu mà hai nước
đã đạt được cùng với sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, những kinh nghiệm quý baus từ sự thành
công hay thất bại… là những hành trang quý báu để hai nước tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan
hệ hợp tác toàn diện, tương xứng với mối quan hệ đối tác chiến lược mà hai bên đã khẳng
định.


Thứ hai, hai nước Ấn Độ – Việt nam có nhiều điểm tương đồng về văn hóa , lịch sử,
là hai dân tộc mang những nét bản sắc của nền văn hóa phương Đông, cùng có nền văn minh
lúa nước.
Thứ ba, hiện nay cả Ấn Độ và Việt Nam đều có tiềm năng để phát triển quan hệ hợp
tác: Hai nước đều là thị trường lớn về thương mại và đầu tư, có nguồn nhân lực dồi dào, tài
nguyên thiên nhiên phong phú, khoảng cách địa lí giữa hai nước không xa…
Thứ tư, lãnh đạo và nhân dân hai nước Việt Nam – Ấn Độ luôn quyết tâm mạnh mẽ
trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, mà thể hiện sinh động nhất là đã thiết lập được mối quan
hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Ấn Độ.
Thứ năm, trong bối cảnh hiện nay, những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức
từ tình hình khu vực và thế giới cũng góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Ấn Độ tiếp tục
phát triển hơn nữa. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của KH –KT, thương mại đầu tư quốc tế,

hợp tác liên khu vực, xu thế toàn cầu hóa…
Tuy nhiên, để tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ – Việt Nam,
nhất là việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, thu hẹp mức độ chưa tương xứng
giữa tầm cao của quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế, cần có những giải pháp sau:
-

Thường xuyên hóa các buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước.
Tăng cường mở rộng và hợp tác kinh tế – thương mại và khoa học công nghệ trên

-

cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và coi trọng hiệu quả.
Thường xuyên tổ chức các hội chợ, triển lãm ở cả hai nước, khuyến khích doanh

-

nghiệp hai nước tham gia nhằm tăng cường hiểu biết thị trường của nhau.
Tăng cường liên kết giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Ấn
Độ để đào tạo đại học và sau đại học.

Với một số kiến nghị như trên, hi vọng rằng sẽ góp phần tăng cường và mở rộng hơn
nữa mối quan hệ hợp tác chiến lược Ấn Độ – Việt Nam trong tương lại.
Như vậy, có thể thấy, mối quan hệ hữu nghị Ấn Độ – Việt Nam đã tăng thêm sức
mạnh, uy tín cho Việt Nam trên con đường đổi mới, xây dựng đất nước. Với Ấn Độ, mối
quan hệ tốt đẹp với Việt Nam – một nước có đóng góp tích cực cho sự nghiệp hòa bình và
tiến bộ thế giới đã tăng thêm sức mạnh cho Ấn Độ, nâng cao uy tín và vị thế của Ấn Độ trên
trường quốc tế. Với khu vực và thế giới, quan hệ hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ cũng như
chính sách đối ngoại tích cực, yêu chuộng hòa bình đã, đang và sẽ góp phần quan trọng vào
sự nghiệp giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.



Từ mối quan hệ hữu nghị truyền thống, những thành tựu đã đạt được trong quan hệ
hai nước hơn nửa thế kỉ qua, cùng với những thuận lợi do xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa,
do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ mang lại, chúng ta có thể khẳng định rằng:
quan hệ Ấn Độ – Việt Nam sẽ ngày càng được củng cố và phát triển, phù hợp với lợi ích và
nguyện vọng của chính phủ và nhân dân hai nước cũng như mục tiêu hòa bình, hợp tác và
phát triển bền vững trong tương lai.


Draft paper presented at the International Conference on India-Vietnam: New Context, New
Vision, Center for Indian Studies, Ho Chi Minh National Academy of Politics, Hanoi, 25
August 2016
India-Vietnam Relations in Emerging East Asia
G.V.C. Naidu
To appreciate the depth, dynamics and import of India-Vietnam relationship, instead of
employing the narrow prism of bilateral relations, one needs to keep in view the remarkable
transformation East Asia is undergoing. It is because increasingly developments in the larger
East Asian region in general and Southeast Asia in particular that are becoming the principal
drivers behind the major spurt India-Vietnam relations are witnessing at present. Hence, in
the following the paper proposes to briefly examine the shifts occurring in the region and
their implications andin that backdrop contextualize India’s relations with Vietnam.
A glance at East Asia sows two broad trends. One is the remarkable economic
vibrancy the region continues to witness notwithstanding generally gloomy outlook for most
of the rest of the world. Whereas history is replete with examples of rise and fall of great
powers, never before the world witnessed the rise of a vast region spread from India to
Australia and from Korea to Indonesia, with a combined GDP of around US$38 trillion (in
PPP terms according to IMF) comprising over 37 percent of global GDP, already larger than
the US and EU combined by 2013. Three out of four of the world’s largest economies are
located in East Asia. By several estimates, China is likely to become the largest economy by
2035–40 and India is already the third largest in PPP terms. By 2008, China emerged as the

largest manufacturing nation, surpassing the US, and is also the world’s largest trading
nation. Despite considerable slowdown in the last couple decades, Japan continues to be an
economic powerhouse. The Asian economic tigers, followed by Southeast Asia and China,
were the biggest beneficiaries of Japanese aid, investments and technologies. Although the
Japanese economy is a laggard compared to the rest of the region, it would be imprudent to
underestimate its strengths: aside from huge personal financial assets at around US$ 17
trillion (as of December 2012), it is the third largest economy with a GDP of over US$ 5
trillion. More importantly, it is still a leader in several niche advanced technologies. If
Abenomics works out, it could bounce back once again.


Besides being home to nearly half of the global population, the world’s fastest and
largest growing markets are in this region. 1 Both globalization and regionalization processes
are taking place remarkably rapidly even as the countries in the region vigorously pursue
greater regional economic cooperation and integration. At around 57 percent in 2015, the
intra-Asian trade is more than the intra-regional trade in North America and may soon catch
up with the EU (especially after the exit of Britain and growing disenchantment with the EU
in many quarters). Importantly, the intra-East Asian trade is growing faster than the region’s
trade with rest of the world. Similarly, much of East Asian investments are bound within the
region as opportunities expand in what is called ‘networked FDI’, which is contributing to
greater regional economic cooperation and integration. And, if the Regional Comprehensive
Economic Partnership (RCEP) proposal that is being discussed materializes by 2016 as
envisaged along with ASEAN Economic Community idea and innumerable bilateral free
trade agreements, the region will integrate itself much more strongly aided by a robust
regional value chain. This region already holds more than half the world’s foreign exchange
reserves and accounts for nearly a quarter of financial assets. It has logged double the average
world’s growth rates and indications suggest that buoyant outlook will continue for
foreseeable future.2
Indeed, most credible studies have forecast that Asia’s share of global output will
increase from 27.7 % in 2010 to 52.3% by 2050. 3 According to US National Intelligence

Council’s Global Trends 2030: “The diffusion of power among countries and from countries
to informal networks will have a dramatic impact by 2030, largely reversing the historic rise
of the West since 1750 and restoring Asia’s weight in the global economy and world politics.
In a tectonic shift, by 2030, Asia will have surpassed North America and Europe combined in
terms of global power, based upon GDP, population size, military spending, and
technological investment.”4 Similar trends are also forecasted by the Asian Development
Bank. Consequently, East Asia is becoming a major pillar and driver of global economy and
hence developments here will have far-reaching implications for the rest of world.
The second most discernible trend is with respect to regional security, which is of
concern even as it witnesses tectonic changes. The Asian great powers, China, India and
Japan, are not only rising but are also redefining their roles. As their interests grow, they are


×