Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO TRONG GOOGLE GLASS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 45 trang )

Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HCM
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC & SÁNG TẠO
NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO TRONG GOOGLE GLASS
GVHD: GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Nhan Thanh Nhã
HVTH: Nhan Thanh Nhã
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Nói đến ngành công nghệ thông tin, thì ai cũng có cái nhìn đầu tiên là một
ngành công nghệ trẻ. Công nghệ trẻ là do ngành công nghệ này ra đời sau so với các
ngành công nghệ khác, thứ hai là ngành công nghệ này liên tục cập nhật, đi đầu trong
công nghệ về đổi mới tư duy và sáng tạo, nhưng cái nhìn thứ hai thì đúng hơn.
Từ “sáng tạo” là một từ rất bình dân gần gũi và hầu như ai cũng dùng và khi
nói đến sáng tạo thì ai cũng có một cái khái niệm cơ bản về sáng, nhưng ít ai lại quan
tâm đến quy trình của sáng tạo.
Vì vậy qua bài đồ án này tôi xin trình bày rõ hơn về sáng tạo, các thủ thuật để
làm sáng tạo và một ứng dụng cụ thể: google glass vận dụng quá trình sáng tạo
Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến GS – TSKH Hoàng Văn Kiếm,
người đã tận tâm truyền đạt những kiến thức nền tảng cơ bản về môn học “nghiên cứu
khoa học và sáng tạo”, để tôi có cơ sở kiến thức để có thể viết được bài thu hoạch này.
Do kiến thức còn hạn hẹp, bài thu hoạch có thể có những sai sót nhất định,
mong thầy và các bạn góp ý để bài thu hoạch ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc!
Nội dung báo cáo gồm các phần chính: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
SÁNG TẠO, CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP SCAMPER, CHƯƠNG 3: NGUYÊN


LÝ SÁNG TẠO TRONG GOOGLE GLASS
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 2
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SÁNG TẠO
Trước khi trình bày về cơ sở lý thuyết của sáng tạo, tôi xin kể về một câu chuyện
để chúng ta thấy rõ là sáng tạo có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi và không phải chỉ
dành riêng cho những con người có tri thức cao, và có sáng tạo thì một việc tưởng
chừng như bế tắc, không có một lời giải thì sáng tạo sẽ giúp chúng ta giải quyết một
cách rất nhẹ nhàng, quan trọng là ta biết phải biết ứng dụng của sáng tạo và sáng tạo
vào mục đích tốt đẹp. Câu chuyện như sau: ngày xưa, khi công cụ đo đạc và kỹ thuật
tính toán thô sơ, có một vị quan huyện mới được bổ nhiệm về nhậm chức ở một vùng
nọ. Vị quan này muốn biết được diện tích đất của huyện mình quản lý là bao nhiêu,
bèn triệu tập các quan thuộc cấp lại để hỏi thì các vị này lại đưa ra những con số khác
nhau và cũng không ai chắc rằng con số của mình là chính xác, và họ cũng không biết
cách nào để đo đạc cho chính xác, vì vùng của họ có núi non, mà vị quan lại cần diện
tích mặt bằng. Trong khi tất cả không tìm ra lời giải, thì một anh thợ mộc hay được tin
này, anh ta nói rằng anh ta sẽ đo được chính xác diện tích mà quan cần, chỉ cần cho
anh ta bản đồ của huyện. Ta thợ mộc về cắt những mảnh gõ nhỏ ghép hình lại vừa
đúng với bản đồ. Xong anh ta đem cân tất cả mảnh gõ đó, và ứng với một diện tích đát
nhỏ đo được chính xác nào đó thì sẽ tương ứng với trọng lượng miếng gõ anh cân, từ
tỷ lệ đó anh tính được diện tích mặt bằng mà quan huyện yêu cầu.
Từ bài toán trên ta thấy rằng anh thợ mộc đã biết cách thay đổi không gian tính
một cách tài tình, thay vì đo diện tích anh ta lại đem cân diện tích. Đây cũng là một
cách thay đổi không gian tính như là bài toán cân voi của trạng lường Lương Thế Vinh
hay là phát minh lực đẩy của nhà bác học vĩ đại Archimedes.
Theo Bộ Lao động Mỹ, người lao động ở thế kỷ 21 cần có 13 kỹ năng, mà theo
họ, kỹ năng tư duy sáng tạo là quan trọng nhất. Vậy sáng tạo và tư duy sáng tạo đang
được hiểu như thế nào?
1.1. Định nghĩa sáng tạo:
Theo trang thì định nghĩa

sáng tạo là: “Quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh
thần mới về chất. Nói cho dễ hiểu thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra sản
phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng được hai yêu cầu sau:
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 3
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
• Có tính mới (mới về chất)
• Có giá trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơn, tiến bộ hơn)”
1.2. Tầm quan trọng của sáng tạo?
Khi đã hiểu sáng tạo là gì và sáng tạo có tầm ảnh hưởng như thế nào thì rõ
rằng, tư duy sáng tạo luôn là phẩm chất số 1 của người lao động trong bất cứ xã hội
nào.
Bài học về sự phát triển kinh tế thế giới ghi lại 4 cách dẫn đến thành công:
Cách thứ nhất, có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Cách thứ hai, có vốn sắn, tiềm lực
dồi dào. Cách thứ ba có nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến. Cách thứ tư có năng
lực hoạt động sáng tạo. Nếu hội tụ đủ bốn yếu tố thì sẽ đạt được thành công. Nhưng
cách thứ tư đóng vai trò quyết định. Lao động sáng tạo làm cho các tài nguyên khác
hoạt động có hiệu quả hơn.
Đối với gia đình, bài học trên vẫn còn giá trị. Một người con thừa kế tài sản
của cha mẹ để lại. Nếu anh ta tiêu xài phung phí, không suy nghĩ sáng tạo để sử dụng
tài sản ấy có hiệu quả thì dù tài sản có nhiều đến đâu, sớm muộn gì cũng không còn
nữa. Chính vì vậy mới có câu: “ Của đầy kho không biết lo cũng hết”.
Sáng tạo đem đến cho mỗi người cũng như cộng đồng lợi ích rõ rệt, to lớn.
Những sáng kiến cải tiến, những sáng tạo có giá trị được trả thù lao xứng đáng. Trong
lao động trực tiếp hoặc gián tiếp, lợi nhuận sẽ được mang về khi bạn công hiến những
đóng góp sáng tạo. Một nhà điều hành của một trong những hãng kỹ nghệ lớn nhất thế
giới đã nói: “ Không một công ty nào có thể tồn tại và tiến bộ nếu không được liên tục
cung cấp những suy nghĩ và những ý tưởng mới mẻ”.
Tài liệu khoa học quốc tế cho biết: “ Tương lai của cả thế giới phần lớn tùy
thuộc vào chất lượng của tư tưởng và cả ý tưởng sáng tạo do nhân loài khám phá trong
tất cả lĩnh vực của cuộc sống”.

Nhiều nhà bác học lớn đã phát minh ra những định luật, định lý, học
thuyết.v.v. Tên tuổi của họ gắn liền với sáng tạo trở nên bất diệt, như định luật Niuton,
học thuyết Dacuyn, Kinh Phật, Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.v.v.
Có người thắc mắc: “ Họ là những thiên tài trời phú, còn tôi là người bình
thường làm gì có sáng tạo và cần gì đến sáng tạo?”. Ý nghĩ đó hoàn toàn không đúng.
Tâm lý học đã nghiên cứu và đi đến kết luận: Tất cả mọi người đều có khả năng sáng
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 4
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
tạo dù nhỏ hay lớn. Nếu được rèn luyện thì sáng tạo sẽ phát triển không ngừng, nếu
không thì sáng tạo sẽ ngày càng mai một. Sáng tạo lớn có ý nghĩa vĩ đại, nhưng nếu
không có những sáng tạo nhỏ thì sáng tạo lớn cũng không thể hình thành.
Nhà triết học Phát Paxcan ( 1623 – 1662 ) đã nói: “ Con người là một cây sậy
rất yếu trong tự nhiên nhưng là cây sậy biết suy nghĩ”. Xét về mặt nào đó, con người
yếu đuối hơn so với nhiều loài động vật. Nhưng điều kỳ diệu là con người là động vật
duy nhất trên hành tinh này có khả năng tư duy sáng tạo, đã sáng chế ra nhiều công cụ,
máy móc có khả năng cải tạo xã hội và thiên nhiên… Tư duy sáng tạo ở đây thực sự
cần cho mọi người và là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá và đào tạo người lao động.
1.3. Tư duy sáng tạo là gì?
Trong xã hội hiện đại, mỗi ngày lại có rất nhiều sản phẩm mới ra đời. Người
phát minh ra những sản phẩm ấy nhất định phải có tư duy sáng tạo rất cao. Vậy tư duy
sáng tạo là gì?
Những hoạt động tư duy có sáng kiến gọi là tư duy sáng tạo. Đặc điểm lớn
nhất của tư duy sáng tạo là tính đổi mới, tức là tính khác lạ, mới mẻ. Chẳng hạn, trước
đây người ta cho rằng Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất. Thế nhưng căn cứ vào thực
nghiệm và kết quả quan sát thiên văn, Copernic đã dũng cảm đề xuất “ Thuyết Nhật
Tâm”. Cho rằng, mặt trời là trung tâm của Thái Dương hệ. Trái Đất cũng như các hành
tinh khác đều quay xung quanh mặt trời. Độc lập suy nghĩ, dám tìm cái mới, đó là
những nhân tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động tư duy sáng tạo.
Một đặc điểm quan trọng khác của tư duy sáng tạo là tính khuếch tán. Chẳng
hạn, hãy kể ra những vật hình tròn. Nói chung khi kể, người bình thường giới hạn ở

những vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày như bát đĩa, cốc chén…những người tư duy
sáng tạo không những kể các vật hình tròn, hình cầu, mà còn kể cả bánh ô tô, các khí
quản cơ thể người, trứng động vật, lớn thì mặt trời, trái đất, mặt trăng, nhỏ thì các tế
bào, nguyên tử…Các bạn thấy đấy, tư duy của họ có thể khuếch tán rộng tới mức nào.
Mức độ khuếch tán của tư duy có thể xem là một trong những tiêu chuẩn đánh giá
trình độ tư duy sáng tạo cao hay thấp. Chính vì vậy có người gọi tư duy sáng tạo là tư
duy khuếch tán.
Tư duy sáng tạo còn có một đặc tính nữa là tính độc đáo, tức là khi suy nghĩ
vấn đề thường không dập khuôn theo những quy tắc hoặc tri thức thông thường, biết
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 5
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, ứng biến. Chẳng hạn có một người đi mua trứng,
nhưng lại quên không mang theo túi xách, trong tay chỉ có một chiếc ô. Nếu người đó
có tư duy độc đáo, biết mở ô và lật ngược ô, như thế đã trở thành cái giỏ xách độc đáo
đó sao? Bấy giờ vấn đề đựng trứng mang về chẳng phải băn khoăn suy nghĩ…Tính
độc đáo của tư duy đòi hỏi chúng ta khi suy nghĩ phải cố hết sức thoát khỏi những
khuôn sáo suy nghĩ cũ kỹ, biết xem xét vấn đề từ cách nhìn mới mẻ.
Ngoài những điểm trình bày trên, muốn cho tư duy của mình mang tính sáng
tạo, còn cần phải có tinh thần nhẫn nại, cần cù, xả thân vì công việc. Mặc dù tính sáng
tạo của tư duy được xây dựng trên mặt bằng trí lực tương đối cao, nhưng không phải
tất cả những người có trình độ trí lực cao đều có tính sáng tạo. Bởi vì tính sáng tạo còn
gắn chặt với những phẩm chất nhân cách của mỗi người. Những người có tính sáng tạo
đều có tấm lòng nhân ái, có quyết tâm cao, tinh thần bất khuất, không sợ thất bại, có
óc quan sát tinh tế, suy nghĩ độc lập, tinh thần quên mình vì lý tưởng!
1.4. Động cơ sáng tạo?
Động cơ là xung lực thúc đẩy con người hành động để thỏa mãn nhu cầu về
cá nhân hay về xã hội. Nhu cầu của con người có nhiều, nên động cơ để thỏa mãn các
nhu cầu đó cũng rất phong phú. Sáng tạo của con người có thể xuất phát từ động cơ
hiếu thắng, có khi là từ lòng ham hiểu biết, có khi muốn hơn người, cũng có khi vì
danh dự, tiền tài, địa vị hay vì lý tưởng của con người đối với dân tộc, đất nước hay

nhân loài.
Ý nghĩa xã hội của động cơ càng sâu sắc thì sức mạnh của động cơ càng lớn,
tính kiên trì hăng say lao động sáng tạo càng mạnh, bền vững. Một số gương lao động
sáng tạo với động cơ, mục đích rõ ràng trong sáng:
Cậu bé chăn bò đã có 2 bằng tiến sĩ đó chính là GS TSKH Bùi Văn Ga, từ ước
mơ nhỏ nhoi của cậu bé Ga “sau này làm được anh thợ máy thật giỏi để giúp bà con
làng xóm làm nông đỡ vất vả thôi”.
“Để tách được vỏ đậu phụng, đậu xanh, bà con chỉ còn cách đợi trời nắng thật
gắt dùng cây đập vào bao tải để tách hạt đậu ra. Để có được bao đậu nguyên nhân,
người lao động phải bỏ không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức ” Còn nhớ năm 2009,
ông Biền đã sáng tạo, chế ra máy tách vỏ đậu phụng, đậu. Sáng chế này bắt nguồn từ
những trăn trở của ông về cuộc sống của bà con vùng kinh tế mới Ninh Tân còn nhiều
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 6
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
khó khăn. Mong muốn bà con đỡ vất vả, ông Biền bắt đầu tìm tòi và thực hiện ý tưởng
chế tạo chiếc máy tách vỏ đậu xuất phát ngay từ những động tác của người nông dân.
Xem thêm tại web site />Nhà khoa học sáng tạo Albert Einstein được thế giới bầu là nhà khoa học số 1
của thế kỷ 20, với tinh thần làm việc quên mình, động cơ vì hòa bình và sự tiến bộ của
loài người.
Thomas Edison là nhà phát minh sáng tạo lớn nhất của thế giới với hơn 2500
bằng sáng chế. Ông tâm niệm về cuộc đời mình: “ Triết học cuộc đời tôi là làm việc.
Tôi muốn khám phá bí mật của thế giới tự nhiên, để từ đó mưu cầu hạnh phúc cho loài
người”.
Sinh ra và lớn lên tại Ấn Đô, đất nước rộng lớn nhưng nghèo đói và thiếu
lương thực triền miên. Chàng thanh niên Monkonbu Swaminathan quyết tâm học vào
ngành nông nghiệp. Năm 1962, anh đậu tiến sỹ đại học Cambridge, được trường đại
học Visconsin mời ở lại làm việc, phong chức giáo sư, hứa trả lương cao. Nhưng anh
quyết tâm trở về tổ quốc, góp phần đưa đất nước thoát khỏi thiếu thốn lương thực. Anh
sáng tạo ra nhiều giống lúa năng suất cao, giúp cho đất nước anh không những đủ ăn
mà còn là nước xuất khẩu nhiều gạo trên thế giới. Anh là cha đẻ cuộc cách mạng xanh

lần thứ nhất và được bình trọng là 1 trong 100 nhân vật tiêu biểu nhất thế kỷ 20 ở châu
Á.
Thương hiệu quần bò Levi's của Levi Strauss ngày nay được đánh giá là một
trong những thương hiệu hàng hoá lớn nhất thế giới giá trị gần 4 tỷ USD. Levi Strauss
vốn là người Do thái, định cư tại Đức. Sinh năm 1829 trong gia đình rất nghèo, đến
năm 1847, Levi Strauss cùng với mẹ và hai em gái quyết định rời bỏ châu Âu để mong
đổi đời ở nước Mỹ, miền đất hứa của rất nhiều người lúc đó. Cả gia đình sống nhờ cửa
hàng nhỏ bán quần áo của hai người anh Jonas và Louis ở New York. Vào đầu những
năm 50 của thế kỷ 19, một số mỏ vàng ở phía Tây nước Mỹ được phát hiện. Và cả một
làn sóng người lao động đổ xô về California đào vàng. Năm 1853, không chịu được
cảnh sống nhờ hai người anh, Levi Strauss cũng bỏ nhà theo những người đào vàng
đến San Fransisco. Tuy nhiên, ông không đi đào vàng mà chỉ có ý định làm dịch vụ
cho họ. Chẳng có vốn liếng gì, LeviStrauss quyết định lại mở cửa hàng quần áo và tạp
hoá nhỏ trên cơ sở số hàng hoá của hai người anh cho mang theo. Levi Strauss biết
chút ít may vá và nhận sửa chữa và may vá quần áo cho công nhân đào vàng.
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 7
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
Cho tới một ngày, một thợ đào vàng đề nghị ông may cho một chiếc quần bảo
hộ thật bền, thật chắc để mặc đi làm hàng ngày. Đúng lúc nhà hết sạch vải may quần,
Levi Strauss chợt nảy ra ý tưởng lấy cuộn vải bạt, dầy và khá thô, vốn chỉ để làm
buồm cho thuyền lớn hay làm lều ngủ trên đồng cỏ may quần cho thợ đào vàng. Quần
bò đầu tiên ra đời từ đó và lúc đầu nó có màu nâu, có dây đeo, thiết kế đơn giản nhưng
chắc chắn, rất phù hợp với nghề đào vàng luôn phải di chuyển, cọ sát với vách đá, hầm
mỏ Quần jean và thương hiệu Levi's từ đó đã nhanh chóng phát triển và len lỏi vào
mọi tầng lớp xã hội. Thời trang quần bò trở thành biểu tượng của văn hoá người Mỹ,
lối sống của người Mỹ.
Trong một lần đi ra Phú Quốc người phụ nữ vật vã khi bị say sóng, nóng bức,
và chuyến hải trình gần 10 tiếng. Trong lúc này người phụ nữ đó đã lóe lên ý nghĩ, nhu
cầu về dịch vụ tàu Phú Quốc là rất cần thiết, bà đã mạnh dạn, mạo hiểm vay tiền ngân
hàng đầu tư tàu cao tốc đầu tiên tại Kiên Giang đó chính là bà Quách Hồng- chủ tịch

hội đồng quản trị công ty SuperDong. Kết quả là bà đã thành công.
1.5. Đặc điểm của người sáng tạo?
1.5.1. Lao động chuyên cần.
Sáng tạo không phải là một trò chơi tự do của tưởng tượng, mà không đỏi hỏi
một sự lao động căng thẳng nào. Sáng tạo không phải là kết quả của cảm hứng. Phát
minh không phải là nhờ dịp may. Rêpin nói: “ Cảm hứng là phần thưởng cho lao động
gian khổ”. Còn Pasteur thì viết: “ Dịp may chỉ mách bảo cho một trí tuệ chuyên cần”.
Nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison thưở thiếu niên còn là một cậu bé bán
báo trên xe lửa, đã bắt tay xây dựng sự nghiệp nghiên cứu với hai bàn tay trắng. Thế
nhưng nhờ nghị lực tự học phi thường và tinh thần làm việc không mệt mỏi, ông đã đạt
được những thành tựu sâu sắc. "Tôi không thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách
không hoạt động" là cách mà nhà sáng chế vĩ đại Thomas Edison nói về hàng ngàn lần
thử nghiệm thất bại để tìm ra đúng vật liệu làm sợi dây tóc trong bóng đèn. Trong suốt
cuộc đời, Edison đã có 2500 phát minh, sáng chế lớn nhỏ. "Thiên tài gồm 2% cảm
hứng và 98% cực nhọc" là câu nói nổi tiếng của Edison về tinh thần học tập và lao
động miệt mài không ngừng nghỉ. Trong 84 năm của cuộc đời, trung bình mỗi ngày
ông làm việc khoảng 20 giờ. Tới năm 75 tuổi, ông mới chịu giảm bớt thời gian làm
việc xuống 16 giờ mỗi ngày. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã đọc hơn 10.000
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 8
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
cuốn sách bằng cách "ăn bớt thời giờ làm việc để ngốn hết 3 cuốn sách mỗi ngày".
Ngoài học vấn về khoa học và sử học, ông còn là một học giả chuyên khảo cứu nền
văn minh Hi Lạp và La Mã.
Sau bốn năm trời với hàng ngàn thí nghiệm, hai vợ chồng Curie đã luyện
thành công chất Radi. Với thành công này, năm 1903. Viện Khoa học Hoàng gia
London trao tặng hai ông bà Huy chương Devy và một tháng sau Viện Hàn lâm khoa
học Thụy Điển trao tặng hai người giải thưởng Nobel.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Páp lốp đã đề nghị viết trong phòng thí nghiệm của
mình dòng chữ: “ Quan sát, quan sát, quan sát mãi”. Danh họa thế giới Leonado Vinxi
khuyên: “ Hãy kiếm tìm tài liệu sáng tạo của mình ở khắp nơi xung quanh, hãy quan

sát hình thù quái đản của những đám mây, hãy quan sát những đám rêu trên tường?”.
Tri thức tích lũy càng rộng bao nhiêu, kinh nghiệm gom góp càng phong phú
bao nhiêu, thì khả năng sáng tạo mới phù hợp với yêu cầu của hiện thực và ứng dụng
của cái mới vào thực tiễn sẽ càng lớn bấy nhiêu.
Trí tưởng tượng sáng tạo chân chính bao giờ cũng có căn cứ khoa học vững
chắc, có tiền đề vật chất hiện thực. Lòng kiên trì, miệt mài lao động cùng nghị lực
vượt khó là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành những con người sáng
tạo kiệt xuất. Bậc thiên tài lỗi lạc của nhân loài Newton khi trả lời câu hỏi, nhờ đâu
ông đi tới được định luật “ Vạn vật hấp dẫn”? Ông nói: “ Đó là do tôi thường xuyên
chăm chú theo dõi đối tượng nghiên cứu của mình và kiên tâm chờ đợi, từ khi sự việc
bắt đầu cho đến khi sự việc được sáng tỏ dần dần và trở thành hoàn toàn rõ ràng”.
Có người nghĩ rằng: Các nhà bác học thông minh lỗi lạc với việc phát minh
sáng tạo đối với họ là những công việc nhẹ nhàng? Điều đó thật sự không đúng! Tài
năng chẳng qua là kết quả của nhiệt tình và lao động. Ngay những người được gọi là
thiên tài cũng không vượt ra ngoài quy luật ấy.
Và C. Mac từng nói: “ Trong khoa học không có con đường nào rộng rãi,
thênh thang, bằng phẳng cả, mà chỉ có những ai chịu khó trèo từng mỏm đá trên những
nẻo đường gai góc, gập gềnh mới có hi vọng đạt tới những đỉnh cao sáng lạn của khoa
học mà thôi”.
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 9
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
1.5.2. Nhiệt tình, say mê thúc đẩy sáng tạo.
Sự say mê là một dạng cảm xúc có cường độ cao, được thể hiện dưới hình
thức những sự rung động trước những sự vật và hiện tượng có liên quan đến nhu cầu
của mình. Nhờ sự say mê, con người có thể tập trung tư tưởng cao độ vào công việc
chính, ít quan tâm học không chú ý đến công việc khác, hoàn thành công việc của
mình một cách tốt đẹp.
Không ít nhà sáng tạo, thiên tài bị người đời coi là người khùng điên, không
bình thường. Vì sao vậy? Bởi họ say mê, bị lôi cuốn vào công việc, quên ăn quên
uống, thậm chí quên cả tình ái của riêng mình.

Qua học tập, trao đổi với các đồng nghiệp, đặc biệt là khả năng quan sát, suy
luận, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã phát hiện trong gan của một người bệnh có hàng chục
con giun chui ở các đường mật. Với một dụng cụ thô sơ, chỉ bằng một con dao nạo,
ông đã phẫu tích kỹ lưỡng cơ cấu của lá gan. Bằng phương pháp này, trong suốt thời
gian từ 1935 đến năm 1939, ông đã phẫu tích trên 200 lá gan của các tử thi để nghiên
cứu các mạch máu. Rồi ông vẽ lại thành các sơ đồ, đối chiếu chúng với nhau để tìm ra
những nét chung. Trên cơ sở đó, ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp
bác sĩ y khoa với nhan đề “Cách phân chia mạch máu của gan”. Với bản luận án này,
ông đã được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris (Trường Đại
học Y-Dược tại Hà Nội lúc bấy giờ là một bộ phận). Bản luận án được đánh giá rất cao
và trở thành tiền đề cho những công trình khoa học nổi tiếng của ông. Sau này, chính
vì biết rõ các cơ mạch trong gan, vào những năm 1960, ông đã nghiên cứu thành công
phương pháp “cắt gan có kế hoạch”. Đây là một phương pháp hoàn toàn mới và hiện
đại, khác hẳn với những phương pháp trước đây. Vì trước đó, do chưa có mô tả chính
xác các mạch máu trong gan nên người ta vẫn quen dùng phương pháp “cắt gan không
có kế hoạch”. Ông cho rằng làm như vậy thì thật nguy hiểm, vì cắt xong nếu không
đúng mạch, bệnh nhân có thể chết do chảy máu hoặc do hoại tử gan. Để ghi nhận công
lao của người đầu tiên đã tìm ra phương pháp cắt gan này, người ta gọi là “Phương
pháp mổ gan khô” hay “Phương pháp Tôn Thất Tùng”. Chính vì thế, giáo sư người
Pháp nổi tiếng Malêghi trong báo “Lion phẫu thuật”, năm 1964 đã viết: “Trường Đại
học Y khoa Hà Nội có thể tự hào đã có hai thành tựu trong lịch sử của mình, một là đã
nghiên cứu lần đầu tiên về cơ cấu các mạch trong gan, hai là lần đầu tiên đã thành
công trong việc cắt gan có kế hoạch”.
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 10
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
Nhà khoa học Pri khốt cô viết: “ Công tác nghiên cứu khoa học là một sáng
tạo rất công phu và phức tạp, đỏi hỏi thường xuyên phải có lòng hăng say cao độ, có
nhiệt tình công tác”. Nếu công tác nghiên cứu ta làm với tinh thần thờ ơ, lãnh đạm thì
nó sẽ trở thành công việc rất thủ công và không bao giờ đưa lại một cái gì thực chất cả.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta so sánh sự sáng tạo trong khoa học với những

chiến công. Cũng như chiến công, nó đỏi hỏi toàn bộ năng lực sáng tạo của con người
phải hoạt động căng thẳng tới mức tối đa.
Lênin đã nhấn mạnh rằng: “ Nếu thiếu đi sự say mê sáng tạo thì con người
không thể và không bao giờ tìm thấy chân lý”.
1.5.3. Dám nghĩ dám làm, chịu đựng gian khổ. Thất bại không nản. Dũng cảm phấn
đấu bền bỉ đến thắng lợi cuối cùng.
Tạo ra cái mới là quá trình đấu tranh gian khổ, đấu tranh với những trở lực của
xã hội, của tự nhiên và tư duy con người.
Người sáng tạo biết rằng, tạo ra cái mới là gian khổ, nhưng họ dám xông vào,
biết là có thể thất bại nhưng họ không nản vì: “ Thất bại là mẹ thành công”. Họ kiên trì
làm việc cho đến ngày thành công với niềm tin: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”,
“ Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm
nên”.
Từ nhỏ Phạm Quang Lễ đã nuôi mộng… chế tạo vũ khí. Nhưng đó là việc vô
cùng khó khăn, như sau này ông kể lại: “Công việc chẳng phải là giản đơn. Không một
nước nào trên thế giới lại ngớ ngẩn công bố các tài liệu kỹ thuật quân sự. Đế quốc
Pháp đâu phải là điên đến mức để cho một người Việt Nam, kể cả những kẻ đã vào
“làng Tây”, được đến học ở các trường dạy về vũ khí hay vào làm ở các viện nghiên
cứu, các nhà máy sản xuất vũ khí. Vì thế, trong 11 năm đằng đẵng ấy, tôi chỉ có thể
mò mẫm tự học một cách âm thầm, đơn độc và bí mật hoàn toàn ”. ông chính Phạm
Quang Lễ chính là Giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa, tên này do chính Bác Hồ đặt.
1.5.4. Lòng tin và sáng tạo.
Lòng tin kích thích nội lực của con người, giúp khắc phục nhiều khó khăn để
tự đến đích sáng tạo. Lòng tin có thể bắt nguồn từ sức mạnh vật chất hay sức mạnh
tinh thần của một người, một tập thể. Cùng với tinh thần kiên trì, sự say mê…lòng tin
mới trở thành hiện thực.
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 11
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
Ra đời từ giữa tháng 5/2013 và đến đầu năm 2014, Flappy Bird đã gây sốt với
nhiều tờ báo, hãng truyền thông có uy tín trên thế giới như Forbes, CNN, Cnet,

Bloomberg, The Verge Làm được vậy không hề dễ, và nó chứng minh người Việt
Nam hoàn toàn có thể làm ra những sản phẩm công nghệ thông tin đủ sức chinh phục
thế giới, có chỗ đứng trên thị trường toàn cầu.
Sự tự tin này là điều đất nước, dân tộc chúng ta đang rất cần. Chúng ta chỉ có
thể bảo vệ chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ khi đủ sức mạnh xây dựng nền kinh
tế vững chắc, vốn lấy tri thức, sáng tạo làm nền tảng đột phá.
Anbe Anhxtanh nhờ vững tin vào sức mạnh của tư duy, đã phát hiện ra học
thuyết tương đối tổng quát từ tư duy thuần túy trừu tượng và niềm tin sắt đá vào tính
đơn giản, hài hòa của thế giới tự nhiên.
1.5.5. Luôn đổi mới, không chịu lạc hậu.
Bản chất lao động của con người là sáng tạo, đổi mới. Quy luật đổi mới luôn
tồn tại trong thiên nhiên, trong xã hội và cả trong tư duy.
Lao động sáng tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần ngày càng tốt và nhiều,
thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao, đa dạng phong phú của con người, cũng đồng thời
đem lại lợi ích cho chính mình.
Căn cứ vào đâu để đánh giá sự đổi mới? Sản phẩm đổi mới phải đem lại sự
tiến bộ xã hội, hạnh phúc cho con người.
Trong kinh thư viết lời của Vua Thành Thang như sau: “Đức nhật tân, vạn
bang duy hoài. Chí tự mãn, cửu tộc nãi ly. Vương mậu chiêu đại đức, kiến trung vu
dân, dĩ nghĩa chế sự, dĩ lễ chế tâm, thùy dụ hậu côn” dịch nghĩa (đức độ mỗi ngày mỗi
mới, muôn nước đều tâm phục; nếu tự mình lấy làm mãn chí, thì ngay chín người
trong họ cũng phân ly. Nhà vua sáng tỏa đức lớn; dựng tạo trung dân; theo điều nghĩa
mà xử sự, theo lễ phép mà chính tâm, truyền cho con cháu về sau nữa.) tương truyền,
cái bồn tắm của ngài cũng có khắc bài “Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân ” dịch
nghĩa: ví như mỗi ngày một mới, thì ngày ngày phải đổi mới, ngày lại ngày phải đổi
mới.
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 12
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
1.5.6. Tính khiêm tốn và sự sáng tạo.
Đức tính khiêm tốn giúp con người sống thanh thản, trong sáng, lành mạnh và

loại bỏ được những dằn vặt, tủn mủn do những thói tham lam, ích kỉ, đố kị, ghen ghét.
Nó là động lực giúp con người vươn lên trong học tập, lao động sáng tạo và đời sống.
Người có tính khiêm tốn biết trân trọng những thành tích, ưu điểm của những
người xung quanh. Họ có thói quen xem xét những công lao, thành tích, ưu điểm của
mình như một bộ phận công lao, thành tích chung.
Trong cổ học tinh học, Án Tử Xuân Thu viết truyện “Vợ khuyên chồng” như
sau: Án Tử làm tướng nước Tề, một hôm đi việc quan, có tên đánh xe theo hầu. Vợ tên
đánh xe dòm qua khe cửa, thấy chồng tay cầm cái dù, tay cầm dây cương, mặt vác lên
trời, dương dương tự đắc. Lúc chồng về nhà, nàng xin bỏ nhà ra đi. Chồng hỏi: "Tại
làm sao"? Nàng nói: "Án Tử, người gầy thấp bé nhỏ làm đến tướng nước Tề, danh
tiếng lừng lẫy khắp thiên hạ, thế mà thiếp xem ông vẫn có ý trầm trọng, khiêm
nhường, như chửa bằng ai. Chớ như chàng, cao lớn đẫy đà chỉ mới làm được tên đánh
xe tầm thường hèn hạ thế mà thiếp xem chàng đã ra dáng lấy làm vinh hạnh, tưởng
không ai bằng nữa, nên thiếp xin bỏ chàng, thiếp đi". Từ hôm ấy, tên đánh xe bỏ được
cái bộ vênh váo, chữa được cái tính nông nổi. án Tử thấy thế lấy làm lạ, hỏi, tên đánh
xe đem việc nhà kể lại, Án Tử bèn cất cho làm đại phụ
Ta thấy trong sáng tạo cần phải khiêm tốn để phát triển, để thấy mình còn cần
phát triển thêm, còn như tự phụ thì không thể nào có được sáng tạo, vì ta luôn luôn coi
mình là hoàn thiện nên không cần sáng tạo nữa.
Càng hiểu biết nhiều thì con người càng thấy mình chưa hiểu biết và càng say
mê học hỏi. Nhà triết học cổ Hi Lạp Xôcrat đã nói một câu nổi tiếng: “ Tôi biết rõ
ràng, tôi chẳng biết gì hết cả”. Ông khoác chiếc áo ngoài rách nát, chân không mang
giầy dép quyết định đi chu du thiên hạ để tìm người có học thức chân chính để học hỏi
thêm. Và càng đi, Xôcrat càng khẳng định rằng, mọi sự hiểu biết lớn lao nhất của một
người chẳng qua chỉ là một hạt cát trên bãi sa mạc tri thức mênh mông.
Trong thời đại ngày nay, lao động khoa học đã mang tính chất tập thể rõ ràng.
Thời kỳ của nhà bác học M.Ampe một mình cặm cụi bên những dụng cụ thô sơ tìm ra
các định luật về dòng điện đã qua rồi. Khi có người hỏi về con đường và số phận của
sự phát triển khoa học hiện đại, nhà vật lý nổi tiếng F.Boocno’ đã nói: “ Ngày nay
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 13

Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
những tư tưởng vĩ đại hiếm có, bởi vì phần nhiều các nhà bác học đều làm việc theo
nhóm và trong tập thể”.
Newton quy công lao về những phát minh của mình cho các bậc tiền bối vĩ
đại: “ Nếu như tôi có thể dõi nhìn xa hơn những người khác thì chỉ là do tôi đứng trên
vai những người không lồ”.
1.5.7. Những phẩm chất của một người nghĩ sáng tạo?
Tôi xin kể về câu chuyện của tôi: “Tôi nhớ mãi buổi tiên học thực hành môn vật
lý cơ nhiệt. Bài học đầu tiên vào trong lớp thực hành không phải là một một buổi thực
hành mà là một buổi thầy nói chuyện về các yếu tố, phẩm chất của người làm thực
hành, bài học đó đã đi theo tôi suốt cuộc đời”. Vậy thử hỏi tại sao cần có buổi học đó
trước khi học thực hành, và tại sao lại học 6 mũ tư duy ? câu trả lời thật sự đơn giản đó
là cách dạy ta cách làm người hay nói đúng hơn là dạy về nhân cách để làm công việc
gì đó. Vậy ta cũng nên biết về phẩm chất của một người nghĩ sáng tạo, đó là những
phẩm chất:
Ðộc lập.
Tự tin.
Chấp nhận rủi ro.
Nhiều năng lượng.
Nồng nhiệt.
Không gò bó.
Thích phiêu lưu.
Tò mò, hiếu kỳ.
Nhiều sở thích.
Hài hước.
Trẻ con, hiếu động.
Biết nghi ngờ.
1.6. Phương pháp giúp bạn rèn luyện tư duy sáng tạo:
Tư duy sáng tạo là cả một quá trình rèn luyện, để nâng cao khả năng tư duy sáng
tạo cần phải rèn luyện. Sau đây là phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo:

1. Tạo một danh sách các ý tưởng hiện tại của bạn
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 14
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
2. Luôn mang theo một cuốn sổ tay bên mình ở bất cứ đâu.
3. Thử viết cái gì đó.
4. Nhấc mông ra khỏi máy tính.
5. Ngưng giằn vặt, hành hạ bản thân.
6. Nghỉ giải lao
7. Hát trong khi tắm.
8. Làm một ly cà phê.
9. Nghe những bài nhạc mới
10. Mở
11. Thảo luận với những người khác
12. Ghi lại những ý kiến của họ.
13. Hợp tác
14. Không bỏ cuộc
15. Thực hành
16. Cho phép bản thân mắc sai lầm.
17. Đi đến một nơi nào đó mới mẻ
18. Hãy nhớ những điều ước của bạn
19. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều
20. Hãy mạo hiểm
21. Phá vỡ những nguyên tắc
22. Đừng ép buộc mình
23. Đọc một trang của quyển từ điển
24. Hãy làm một cái khung ảnh
25. Đừng cố tỏ ra hoàn hảo
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 15
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
26. Viết ra những ý tưởng

27. Dọn dẹp nơi làm việc
28. Hãy vui vẻ
29. Hoàn thành một việc gì đó
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 16
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP SCAMPER
Phương pháp SCAMPER là một trong những kỹ thuật để giúp chúng ta tư duy
sáng tạo hiệu.
2.1. Phương pháp SCAMPER
“Giản dị nhất, tính sáng tạo được định nghĩa là một ý tưởng mới, phù hợp với
thời đại và không gian sinh ra nó, và ý tưởng đó mang lại giá trị”
Một trong những phát minh đầu tiên và quan trọng nhất của con người là lửa.
Lửa được người tiền sử phát hiện ra từ cách đây hàng nghìn năm. Sự phát hiện ra lửa,
và sử dụng chúng cho mục đích của cuộc sống, được coi là một bước tiến quan trọng
trong văn minh của loài người. Nhờ có lửa, con người ăn các thức ăn được nấu chín,
đã tiệt trùng, giảm bớt nguy cơ bệnh tật. Cũng nhờ có lửa, con người biết đốt nóng kim
loại để rèn, đúc các dụng cụ bằng kim loại, tăng năng suất lao động. Lửa được xem là
một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại. Hay nói cách khác lửa là
biểu tượng của sáng tạo.
Trong một kỳ thi tuyển đặc biệt vào trường đại học Oxford ( Mỹ). Giáo sư chỉ
cầm một tờ báo sau khi đã yêu cầu cậu thí sinh hãy làm điều gì đó với tờ báo, nhằm đo
chỉ số IQ của anh ta. Sau vài giây suy nghĩ, anh bèn châm lửa đốt tờ báo và rồi ung
dung bước vào trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ.
Đó chính là sáng tạo. Thường thì sáng tạo là một điều gì đó mới mẻ táo bạo và
khác thường. Sáng tạo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta,
không phải chỉ có những người làm nghệ thuật mới phải thường xuyên sáng tạo mà
những người ở những ngành nghề khác nhau cũng va chạm với nó trong cuộc sống
hàng ngày. Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi…theo những cách khác với
thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, “ nhìn” theo
những cách khác không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn. Sáng

tạo đến từ đổi mới hàng ngày từ những nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng tốt
hơn và cao hơn.
Nhưng một câu hỏi được đặt ra là liệu sự sáng tạo có một khuôn mẫu hay
không? Câu trả lời là có, có những nguyên tắc và quy luật cho sáng tạo. Để sử dụng và
duy trì khả năng nhận thức rõ sự vật này của trí não, bạn nên hiểu một vài nguyên tắc
suy nghĩ sáng tạo cơ bản. Những nguyên tắc này tạo nên một nền tảng về thái độ hoặc
tâm lý của tất cả các phương pháp khái quát lên được những ý tưởng có tính sáng tạo
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 17
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
cao hơn khi bạn áp dụng những nguyên tắc về cách suy nghĩ sáng tạo này. Tuy nhiên,
để có thể nghĩ ra một ý tưởng được coi là thực sự sáng tạo là một điều không đơn giản
và cũng không dễ dàng. Do đó, bạn càng hiểu biết về cách thức tư duy sáng tạo bao
nhiêu thì bạn sẽ suy nghĩ sáng tạo hơn bấy nhiêu.
Não của chúng ta là một kho chứa những ý tưởng. Những gì ta biết chính là
những gì ta đã được học và đã trải nghiệm. Ý tưởng đều nằm trong đó cả. Tất cả
những gì ta phải làm chỉ là lấy chúng ta ra mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể
bàn đến tất cả những ý tưởng trong đầu ta mà không đề cập đến những quan điểm và
phương pháp trí tuệ thích hợp. Không có cách nào giúp ta có thể gợi nhớ được mọi
thứ. Hơn nữa, chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ về một ý tưởng nhất định nếu ta không
phụ thuộc vào những nguồn kích thích sự sáng tạo khác nhau. Bộ óc của chúng ta là
những công cụ liên kết không giới hạn, chúng có thể chứa được rất nhiều ý tưởng
giống như chúng ta là những cơ sở dữ liệu chứa những ý tưởng.
Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo. Công việc càng khó thì não bạn hoạt
động càng tích cực tuy nhiên trước một vấn đề khó nếu bạn không tỉnh táo thì bạn dễ
dàng đi lạc đường. Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng có 15% hiệu
suất não của mình. Cho nên, học nghĩ sáng tạo để não bạn đi xa hơn là hoàn toàn có
thể. Thật là may mắn vì chúng ta không phải gợi nhớ mọi thứ trong đầu để có thể tư
duy một cách sáng tạo. Tất cả những gì chúng ta phải làm là kết hợp khả năng sáng tạo
bẩm sinh trong chúng ta với những nguồn kích thích sáng tạo và những nguyên tắc suy
nghĩ sáng tạo. Kiến thức và những kinh nghiệm của chúng ta sẽ giúp khái quát lên

những nguồn kết hợp mà từ đó sẽ tạo ra ý tưởng.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có
phương pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên,
phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là
sáng tạo trong phát triển đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị kinh doanh sản
phẩm.
Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư Michael Mikalko phát triển,
SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute ( thay thế), Combine
(kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loại bỏ)
và Reverse (đảo ngược). Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận dụng
nhưng khá hữu hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong các
doanh nghiệp.
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 18
Michael Michalko
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
Phương pháp SCAMPER
2.2. Phân tích SCAMPER
2.2.1. Phép thay thế - Substitute
* Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác.
* Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Có thể thay thế, hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống?
- Có thể thay thế nhân sự nào?
- Qui tắc nào có thể được thay đổi?
- Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác?
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 19
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
- Có thể dùng qui trình/thủ tục nào khác?
- Có thể thay tên khác?
- Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác?

- …
* Ví dụ: dùng gas, cồn, điện từ… thay cho trấu, củi.

2.2.2. Phép kết hợp – Combine
*Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới.
* Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Ý tưởng/thành phần nào có thể kết hợp được?
- Có thể kết hợp/tái kết hợp mục đích của các đối tượng?
- Có thể kết hợp/hòa trộn yếu tố này với các yếu tố khác?
- Cái gì có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng?
- Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau?
- Tôi có thể kết hợp những năng lực khác nhau để cải thiện vấn đề?
- …
* Ví dụ: máy gặt đập liên hợp là sản phẩm kết hợp, dầu gội kết hợp dưỡng tóc, xả.
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 20
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm

2.2.3. Phép thích ứng – Adapt
*Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác.
* Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác?
- Có cái gì tương tự với đối đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một tình
huống khác?
- Ý tưởng nào khác có thể đề xuất?
- Cái gì có thể copy, mượn hay đánh cắp?
- Có thể tương tác với ai?
- Ý tưởng nào có thể hợp nhất?
- Quá trình nào có thể được thích ứng?
- Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của có thể hợp nhất?
- …

*Ví dụ: cô giáo phải chui vào bao để đến trường đi dạy mùa lũ, bugi xe vùng lũ
được treo lên cao để khỏi chết máy, bắt chó chở gạo thay trâu, bò …

HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 21
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
2.2.4. Phép điều chỉnh – Modify
*Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống.
* Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn?
- Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan?
- Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn?
- Tôi có thể gia tăng tần số của hệ thống?
- Yếu tố nào có thể lặp lại? Có thể tạo ra nhiều bản sao?
- Có thể bổ sung thêm những đặc trưng mới hoặc giá trị mới?
- …
*Ví dụ: xe đạp leo núi bánh nhiều gai tăng độ bấm đường hơn, khung xe có lò xo
giúp giảm sốc…

2.2.5. Phép thêm vào – Put
*Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống.
* Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Đối tượng đang xem xét có thể dùng vào mục đích khác?
- Đối tượng đang xem xét có thể dùng bởi người khác với mục đích khác?
- Trẻ em hay người già sử dụng đối tượng đang xem xét như thế nào?
- Có cách nào khác sử dụng đối tượng đang xem xét không?
- Có thể sử dụng ý tưởng này trong lĩnh vực khác, thị trường khác?
- …
*Ví dụ: dùng ruột xe oto bơm lên thay cho phao tắm, dùng vỏ trái dừa làm bình
giữ nhiệt cho bình trà, vỏ thùng máy cũ tận cũng được tận dụng làm lò nướng
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 22

Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm

2.2.6. Phép loại bỏ - Eliminate
* Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống.
* Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào?
- Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống?
- Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết?
- Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ?
- Tôi thực hiện với qui mô nhỏ hơn sẽ ra sao?
- Tính chất nào của hệ thống có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ?
- Có thể chia tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau?
- Có thể làm cho đối tượng tinh gọn hơn?
- …
*Ví dụ: xe đạp một bánh…

HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 23
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
2.2.7. Phép đảo ngược – Reverse
*Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống.
* Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Có phương án cấu trúc khác tốt hơn phương án hiện hành?
- Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống?
- Có thể bố trí theo lớp hay theo chuỗi?
- Có thể hoán đổi giữa tác nhân và hệ quả?
- Có thể thay đổi nhịp điệu hay lịch trình của kế hoạch?
- Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực?
- Có thể tác động ngoại vi thay vì chính diện? Tác động bên trên thay vì bên
dưới? Tác động bên dưới thay vì bên trên?
- Xem xét vấn đề/bài toán theo chiều hướng ngược lại?

- Thực hiện ngược lại với dự định ban đầu?
- …
- *Ví dụ: chứng minh bằng phản chứng trong toán học, con đỉa dùng trong y học,
iPhone là một trong những mẫu điện thoại đầu tiên loại bỏ luôn bàn phím cứng, thao
tác bằng tay trên màn hình không cẩn bút cảm ứng và đã thành công vang dội.


2.3. Ví dụ minh họa
Hãy tưởng tượng bạn là 1 nhà sản xuất về tivi, bạn đang cần tìm những hướng
đi mới sản phẩm mới, SCAMPER có thể cho bạn những hướng đi như sau:
 Substitute – dùng nguyên liệu mới thay đổi vỏ tivi.
 Combine – tivi truy cập internet, kết hợp đầu đọc đĩa, đọc USB
 Adapt – tivi có thể mang theo khi dã ngoại.
 Modify – màn hình tivi có thể gấp lại.
 Put - có thể gọi diện thoại, nhăn tin thông qua tivi
 Eliminate – loại bỏ âm tia làm hỏng máy, …
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 24
Đồ Án: Nghiên cứu khoa học và sáng tạo GS TSKH: Hoàng Văn Kiếm
 Reverse – màn hình tivi cong, người xem ở góc nào cũng nhìn rõ, màn hình có thể
tạo cảm giác 3D
*Kết luận…Bằng cách sử dụng phương pháp SCAMPER, bạn sẽ có khả năng
nhận biết ra các sản phẩm mới cũng như hướng đi mới cho vấn đề. Tất nhiên, trong
các ý tưởng này còn nhiều cái không khả thi và không phù hợp với trang thiết bị bạn
đang có nhưng chắc chắn bạn sẽ chọn ra được 1 vài ý kiến. Đó là những ý tưởng có thể
trực tiếp giúp bạn giải quyết vấn đề hoặc là điểm khởi đầu hoàn hảo cho cuộc bàn luận
để cho ra 1 sản phẩm mới tiếp theo, và sáng tạo là một quá trình rèn luyện, ta cũng nên
lạc quan khi mình chưa nghĩ ra gì để sáng tạo.
HVTH: Nhan Thanh Nhã Page 25

×