Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC PHÂN NHỎ TRONG SẢN PHẨM PROJECT ARA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 31 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
  
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC “PHÂN NHỎ”
TRONG SẢN PHẨM “PROJECT ARA”

Giảng viên: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Học viên: Nguyễn Thường Kiệt - CH1301019
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tp. HCM, ngày 10 tháng 05 năm 2014MỤC LỤC
  
2
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Giới thiệu môn học
1.1. Giới thiệu chung
Trong cuộc sống, ai cũng phải tu duy vì tu duy là một quá trình vận động của não,
là đỉnh cao của nhận thức, phản ánh các thuộc tính, bản chất, tìm ra các mối liên
hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh chúng ta.
Tư duy giúp chúng ta giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, từ đó giúp ta tác động
làm thay đổi cuộc sống, thay đổi con người, cải tạo thế giới, chinh phục thiên
nhiên mang lại hạnh phúc cho riêng chúng ta và cho con người nói chung.
Sáng tạo đơn giản chì là tìm ra một cách mới để làm việc hoặc làm công việc trôi
chảy hơn, làm nên thành công. Sáng tạo vì thế cứ nối sáng tạo như 1 cuộc đua tiếp
sức để đời sống loài người ngày một văn minh, tiện lợi hơn. Khi đã hiểu sáng tạo
là gì và sáng tạo có tầm quan trọng như thế nào thì rõ ràng tư duy sáng tạo luôn là
phẩm chất số 1 của người lao động trong bất cứ cấp bậc xã hội nào.
Theo bộ lao động Mỹ, người lao động ở thế kỷ 21 cần có 13 kỹ năng mà theo họ
kỹ năng tư duy sáng tạo là quan trọng nhất. Vì thế để tồn tại và phát triển chúng ta


cần phải chuẩn bị tư duy sáng tạo tốt nhất.
Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới. Nhằm tìm ra các
phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường
khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về
một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp cá nhân hay tập
thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho
các vấn đề nan giải. Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên
cứu về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế,
xã hội, nghệ thuật hoặc trong các phát minh, sáng chế. Một danh từ khác được
cũng được sử dụng để chỉ ngành nghiên cứu này và được dùng rất phổ biến là Tư
duy định hướng.
3
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Một số phương pháp tư duy sáng tạo đã và đang được triển khai thành các lớp học,
các hội nghị chuyên đề ở các cơ quan, tổ chức xã hội, chính trị, chính trị - xã hội
nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cá nhân hay tập thể. Ở các trường trung học
của các nước phát triển, một số phương pháp quan trọng như tập kích não(kích
thích não), giản đồ ý cũng đã được áp dụng cho học sinh biết cách áp dụng dưới
dạng thô sơ; đồng thời cũng đã có nhiều cơ sở giáo dục tư thục giảng dạy các
chuyên đề về phương pháp tư duy sáng tạo cho học viên mọi lứa tuổi.
1.2. Lịch sử của tư duy sáng tạo
Từ xa xưa, các phương pháp tư duy sáng tạo đã bắt nguồn khi loài người biết suy
nghĩ. Một trong các phương pháp đầu tiên được dùng tới có lẽ là phương pháp
tương tự hoá.Tiếp theo là các phương pháp tổng hợp, phân tích, trừu tượng và cụ
thể hoá chắc chắn đã được sử dụng trong thời La Mã và thời Xuân Thu Chiến
Quốc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu có hệ thống và trình bày lại một cách đầy đủ cho
từng phương pháp thì mãi đến đầu Thế kỉ 20 mới xuất hiện. Đặc biệt là sau việc
chính thức phát minh ra phương pháp Tập kích não (kích thích não) vào
năm 1941 của Alex Osborn thì các phương pháp tư duy sáng tạo mới thực sự được
các nhà nghiên cứu nhất là các nhà tâm lý học chú ý tới. Kể từ đó, rất nhiều

phương pháp tư duy sáng tạo đã ra đời.
Hiện nay, một số khuynh hướng chung là tìm ra các phương pháp để sử dụng kết
hợp khả năng tư duy của các cá nhân vào trong một đề tài lớn cùng với sự hỗ trợ
của ngành tin học.
Và trong tương lai, khi mà thành tựu của việc liên lạc trực tiếp các tín hiệu của các
con chip điện tử với não người được hoàn thiện hơn thì chắc chắn nó sẽ tạo ra một
cuộc cách mạng mới về các phương pháp tư duy sáng tạo. Lúc đó, việc khó khăn là
làm sao cho bộ não của từng cá nhân điều khiển và tận dụng được mọi khả năng
của các hệ thống máy tính, cũng như làm sao quản lý việc nối các hoạt động tư duy
cá nhân thành một mạng tư duy khổng lồ với thời gian truy cập thông tin là thời
gian thực.
4
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.3. Đặc điểm của Tư duy sáng tạo
 Các bộ môn được xem là công cụ của ngành này bao gồm: Tâm lý học, giáo
dục học, luận lý học (hay logic học(toán, lý, hóa,…)), giải phẫu học, tin
học…
 Không có khuôn mẫu tuyệt đối: Cho đến nay vẫn không có phương pháp vạn
năng nào để khơi dậy khả năng tư duy và các tiềm năng khổng lồ ẩn chứa
trong mỗi con người. Tùy theo đặc tính của đối tượng làm việc và môi trường
tại chỗ mà mỗi cá nhân hay tập thể có thể tìm thấy các phương pháp riêng
thích hợp.
 Không cần đến các trang bị đắt tiền: Cho đến nay, các phương pháp tư duy
sáng tạo chủ yếu vẫn là các cách thức tổ chức lề lối suy nghĩ có hướng và các
dụng cụ sử dụng rất đơn giản chủ yếu là giấy, bút, phấn, bảng, lời nói, đôi khi
là màu sắc, máy chiếu hình, từ điển bằng những cuộc thảo luận chuyên đề.
 Không phức tạp trong thực nghiệm: Thực nghiệm của hầu hết các phưong
pháp tư duy sáng tạo hiện nay rất đơn giản. Nếu cần quá trình đào tạo cấp tốc
có thể từ 1 buổi cho tới dưới 1 tuần cho người học. Đa số các phương pháp
đã được ghi sẵn ra từng bước như là những thuật toán. Điều kiện cho người

thực hiện chỉ là sự hiểu biết và có khả năng tư duy cũng như đôi khi cần đến
sự hỗ trợ của các kho dữ liệu về kiến thức chuyên môn mà vấn đề đặt ra có
liên quan hay đề cập tới.
 Hiệu quả cao: Các phương pháp tư duy sáng tạo, nếu sử dụng đúng chỗ đúng
lúc đều mang lại lợi ích rất cao, nhiều giải pháp được đưa ra chỉ nhờ vào
phương pháp tập kích não. Các phương pháp khác cũng đã hỗ trợ rất nhiều
cho các nhà phát minh, nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật hay công nghệ.
 Giảm thiểu được áp lực quá tải của lượng thông tin: bằng các phương án tư
duy có định hướng thì một hệ quả tất yếu là người nghiên cứu sẽ chọn lựa
5
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
một cách tối ưu những dữ liệu cần thiết, do đó tránh các cảm giác lúng túng,
mơ hồ, hay lạc lõng trong rừng rậm của thông tin.
1.4. Những nhân tố bổ sung cho Tư duy sáng tạo
 Trong y học: Các thành tựu mới về y học Tây và Đông Phương, đặc biệt là
đượ , đã đem lại nhiều kết quả cho việc nâng cao khả năng tư duy, tìm ra rất
nhiều dược chất có khả năng chống lão hóa não hay chống sự suy giảm khả
năng của trí nhớ.
 Phương pháp Thiền: là một phương pháp khá hữu hiệu để chống stress, tăng
sức đề kháng của cơ thể và tăng khả năng suy nghĩ tập trung vào một chủ đề,
giúp tư duy của con người trở nên độc lập trước mọi thành kiến, kinh
nghiệm, hay tri thức vốn đã được huấn tập từ trước trong não bộ là trở lực
che mờ sự sáng suốt hay ngăn trở sự độc lập của tư duy.
 Dưỡng sinh và rèn luyện sức khỏe: Một cá nhân không thể có những hoạt
động trí não sáng suốt mạnh mẽ nếu người không đủ sức khỏe để làm việc.
Việc ăn uống điều độ, dưỡng sinh đúng mực giúp rất nhiều cho việc giữ não
bộ được linh hoạt và bền bỉ.
 Thời gian và Chế độ làm việc: Để giảm thiểu hậu quả không tốt do việc tập
trung lâu, ngồi lâu và bảo đảm hoạt động của não bộ tốt chúng ta là phải có
các vận động thể dục ngắn (khoảng 5-10 phút) để giảm stress cũng như các

căng thẳng thần kinh sau mỗi 45-60 phút làm việc tập trung. Hơn nữa, bắt cơ
thể làm việc với số giờ quá nhiều trong một ngày sẽ làm giảm sức tập trung
(trung bình ngày làm 8 giờ).
6
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2. Giới thiệu về đề tài, giới thiệu sản phẩm
Project Ara là một sản phẩm của Google hiện thực hóa một dạng smartphone
“ghép modun” (modular smartphone) mà nói vui là điện thoại “xếp hình” vì dễ
dàng liên tưởng đến trò chơi Lego. Ara bao gồm một khung xương kim loại có vai
trò như xương sống nâng đỡ toàn bộ sản phẩm và các thành phần có thể thay thế
(replaceable components) gọi là các modun trông như những viên kẹo vuông vức.
Các modun này chính là các thành phần phần cứng cấu tạo nên chiếc smartphone
bao gồm vi xử lý, RAM, ROM, WiFi, pin, màn hình, camera, loa,… Mỗi modun sẽ
kết nối với nhau thông qua liên kết điện dung (capacitive interconnects). Các nam
châm điện và nam châm vĩnh cửu sẽ cố định các modun đó một cách chắc chắn
bên cạnh vai trò như những công tắc giúp người dùng bật/tắt các tính năng. Các
modun sẽ dễ dàng được thay thế trong trường hợp hỏng hóc hay nâng cấp. Google
sẽ đưa ra các kích cỡ Ara khác nhau từ tùy chọn 6 modun trở lên.
Ara sẽ hấp dẫn những người muốn tự mình cấu hình một chiếc điện thoại phù hợp
nhất với nhu cầu sử dụng. Google muốn tạo ra một sự chuyển đổi ở các thị trường
7
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
mới nổi. Hiện 5 tỷ người trên thế giới đang sử dụng feature phone và không có khả
năng mua một chiếc điện thoại đắt tiền hơn. Google đã có kế hoạch cho ra mắt
dòng sản phẩm giá rẻ chỉ được đóng gói với chíp xử lý, màn hình và WiFi. Chi phí
sản xuất dòng sản phẩm này khoảng 50$. Người dùng nếu muốn có thể thêm bớt
các thành phần khác tùy ý bất kể khi nào ngân sách tiêu dùng của họ cho phép.
Một thiết bị như Ara còn đem lại cho người dùng sự linh hoạt trong lựa chọn và
hiệu quả kinh tế. Việc mua một chiếc smartphone thông thường đôi khi như chơi
một canh bạc, với Ara, người dùng chỉ lựa chọn những modun/tính năng nào phù

hợp nhất cho sản phẩm của mình.
Hơn nữa, sự đa dạng của các modun ghép dành cho Ara là không giới hạn và triển
vọng tùy biến Ara là vô cùng lớn. Chẳng hạn, người dùng có thể dễ dàng thay thế,
nâng cấp camera lên một phân giải cao hơn hay thậm chí một loại lens có công
nghệ khác miễn là tương thích. Người dùng cũng có thể nâng cấp bộ nhớ dễ dàng.
Người dùng thậm chí có thể kết nối một modun đọc thẻ tín dụng, … Google hiện
đang tổ chức hội nghị các nhà phát triển (Developers Conference) cũng như đã
xuất bản MDK (Module Development Kit) cho Project Ara. Rõ ràng, các nhà phát
triển đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của Ara.
8
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hiện tại Dự án Ara đã đi được nửa chặng được trong kế hoạch hai năm theo dự
kiến. Vẫn còn rất nhiều điều phải làm phía trước. Tuy nhiên, chính sự thách thức
của dự án này lại có thể là động lực mạnh mẽ giúp dự án thành công trong vòng
một năm nữa.
9
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3. Các nguyên tắc sáng tạo được áp dụng trong Google
Project Ara
3.1. Nguyên tắc phân nhỏ
Đây là nguyên tắc đầu tiên được nhắc đến trong 40 nguyên tắc sáng tạo khoa học.
Ta có thể dễ dàng hình dung rằng “Mọi việc đều sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu như
nó được chia nhỏ ra làm”. Thực tế qua câu truyện dân gian về việc bẽ bó đũa của
ông bà ta thường dạy, hiển nhiên bất cứ ai cũng dễ dàng hiểu được nguyên tắc này.
Nội dung của nó bao hàm qua các ý sau:
 Chia đối tượng thành các phần độc lập
 Làm đối tượng trở nên tháo lắp được
 Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng
Ứng dụng:
Một trong những ứng dụng dễ thấy nhất của nguyên tắc này trong đời sống là việc

phân chia quản lý nhân sự. Giả sử trong 1 tập thể trường học, hiệu trưởng là người
có quyền hành tối ưu và quản lý mọi nhân sự khác trong trường học. Nhưng người
không thể 1 mình quản lý hết hàng ngàn người, do đó sẽ có những sự phân chia ra
các bộ phận nhỏ hơn, và đứng đầu các bộ phận đó sẽ quản lý những người khác
trong bộ phận của mình, rồi lại phân ra các bộ phận nhỏ hơn nữa… Chúng ta có
10
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
thể dễ dàng hình dung quá trình này bằng hệ thống các khoa, trưởng khoa quản lý
khoa mình, rồi trong khoa có các ngành rồi trong các ngành lại có các lớp mà mỗi
lớp có các giáo viên chủ nhiệm, trong lớp lại phân ra lớp trưởng lớp phó điều hành
hoạt động của lớp, và các lớp cũng phân ra các tổ mà tổ trưởng là người đứng đầu
mỗi tổ để quản lý các thành viên trong tổ. Với cách phân chia 1 tổ chức lớn thành
các thành phần nhỏ hơn thì mọi người trong trường học đều được quản lý 1 cách
hiệu quả. Cơ cấu tổ chức này cũng được áp dụng có nét tương tự trong việc quản
lý nhân sự của 1 công ty hay việc quản lý quân nhân trong quân đội…
Trong xây dựng, nguyên tắc này cũng rất phổ biến. Giả sử nếu như muốn lắp 1 sàn
nhà bằng gỗ, ta không thể làm 1 sàn gỗ có diện tích rộng bằng sàn nhà mà ta muốn
lắp được, mà ta sẽ làm nhiều miếng sàn gỗ nhỏ hơn để đem vào lắp lại với nhau,
công việc sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
Trong tin học, có 1 ứng dụng internet rất nổi tiếng và rất hữu dụng được sử dụng
rộng rãi phổ biến khắp thế giới, đó là giao thức chia sẻ dữ liệu Torrent. Để hiểu rõ
hơn về giao thức này cũng như về ứng dụng của nguyên tắc chia nhỏ trong nó, ta
sẽ xét qua 1 ví dụ đơn giản. Giả sử bạn có 1 file dung lượng 1GB và 300 người
cần, sẽ cần rất nhiều thời gian để chia sẻ 300GB dữ liệu theo hình thức người này
xong rồi mới tới lượt người kia. Nhưng nếu bạn chia file thành các mảnh nhỏ gửi
cho mọi người và họ lại chia sẻ các mảnh đó cho người khác cho đến khi ai ai cũng
có file hoàn chỉnh thì sẽ nhanh hơn rất nhiều. Cách thức chia sẻ kiểu này tương tự
như việc photo 1 cuốn sách. Nếu để cho từng người từng người mượn cả cuốn sách
đi photo rồi mới đến lượt người khác mượn thì sẽ rất mất thời gian. Nhưng nếu để
cho mỗi người photo vài trang trong cuốn sách đó rồi giao lại cho người khác thì

công việc sẽ được tiến hành đồng thời và nhanh hơn rất nhiều so với cách làm trên
vì mọi người đều được làm cùng 1 lúc và chia sẻ với nhau.
Và đó chỉ là những ứng dụng điển hình trong rất nhiều ứng dụng hữu ích của
nguyên tắc phân nhỏ.
11
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3.2. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
 Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu
trúc đồng nhất thành không đồng nhất.
 Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với
công việc.
 Nguyên tắc này thể hiện jtính phân biệt của từng thông tin dữ liệu mà ta có,
mỗi loại thông tin có những giá trị ta cần khác nhau và không phải cái nào
cũng như nhau.
Để hiểu hơn về nguyên tắc này, ta điểm qua các ứng dụng của nó.
Ứng dụng:
Trong 1 công ty, các phòng ban khác nhau có các công việc khác nhau, nhưng tất
cả các công việc trên đều được thực hiện để mang lại tính hiệu quả cho công ty.
Trong tin học, ví dụ trong một bài toán in ra các số nguyên tố nhỏ hơn 1000 theo
hàng, mỗi hàng 5 số. Như vậy việc kiểm tra đầu tiên cho chương trình dừng lại
12
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
hoặc khi có lỗi cốt lõi không phải ở việc in ra bao nhiêu hàng, mà ở việc kiểm tra
số đó có phải là nguyên tố hay không, và có nhỏ hơn 1000 hay không.
3.3. Nguyên tắc linh động
 Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho
chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
 Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
Một vấn đề hay 1 công việc cần được giải quyết không phải bao giờ cũng cố định

và đứng yên. Đôi khi nó cần thay đổi qua nhiều bước, nhiều gia đoạn để hoàn
thành. Có thể linh động hóa các dụng cụ cũng như quá trình làm việc giúp ta tối ưu
hóa được khả năng của chúng, cũng như giảm được đáng kể các chi phí phát sinh
dư thừa, đồng thời hiệu quả của công việc lại cao.
Ứng dụng:
Trong việc mua bán hàng ngày, có nhiều người sử dụng xe đẩy khắp nơi để có thể
bán được sản phẩm với số lượng người mua sẽ nhiều hơn là cố định 1 chỗ, đồng
thời lại tránh được thuế mặt bằng, như các xe bán kem,
bán rau quả…
Một đại lý vé số luôn luôn có 1 đội ngũ những người bán
vé số đi khắp nơi để có thể tăng được số lượng khách mua
vé số tối ưu nhất thay vì chỉ bán cố định tại khu vực của
mình.
Nếu như máy tính để bàn ngày trước là 1 khối năng nề và cố định 1 chỗ thì công
nghệ máy tính xách tay ra đời là 1 bước ngoặc lớn giúp cho việc sử dụng máy tính
trở nên tiện dụng ở mọi lúc mọi nơi.
13
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
4. Quá trình phát triển của project Ara
 Thực chất, thiết kế module đã từng xuất hiện trước đây, tuy nhiên kết quả cho
ra lại là những chiếc điện thoại khá cồng kềng.
 Năm 2007, người dùng đã biết tới chiếc smartphone có thể gắn vào áo khoác
để trở thành camera, thiết bị theo dõi hoạt động thể thao hoặc máy nghe nhạc.
Tuy nhiên ý tưởng này đã thất bại không chỉ vì kết nối độc quyền mà còn bởi
thiết kế to kềnh của sản phẩm, trong khi số lượng module nâng cấp lại quá ít.
 Tháng 9/2013 ý tưởng chiếc smartphone lắp ghép có tên gọi Phonebloks của
nhà thiết kế Dave Hakkens cũng được đưa ra dựa trên mô hình trò chơi lắp
ghép của Lego. Nơi mà các mô-đun phần cứng rời rạc có thể được lắp ghép
hoàn chỉnh theo sở thích của người dùng. Cách tiếp cận này cũng nhanh
chóng nhận được nhiều sự ủng hộ từ giới yêu thích công nghệ sau đó.

 Sau đó Ara Knaian, một kỹ sư CNTT tại thành phố Massachusetts đã lên ý
tưởng cho một chiếc điện thoại dạng module đầu tiên. Lúc đó, anh này đã chế
tạo ra 6 bản thử nghiệm của bộ nhớ, pin, vi xử lí và đặc biệt tất cả đều được
thiết kế để lắp vào một khung nhôm gọi là "endoskeleton".
 10/2013 dự án smartphone lắp ghép mà Google đang ấp ủ bấy lâu được đặt
tên theo chính Ara Knaian: Project Ara.
 Tháng 1/2014 Google đã bán mảng Motorola Mobility cho Lenovo. Nhưng
vẫn giữ lại project Ara và định hướng phát triển cho đến tận bây giờ
14
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
5. Kiến trúc của một điện thoại xếp hình ARA
Đây là tên một dự án của Google với tham vọng dựng xây nên một chiếc điện
thoại được lắp ghép từ các thành phần phần cứng có khả năng nâng cấp, bổ sung
và thay thế. Và tại Việt Nam, dự án này thường được các trang công nghệ Việt gọi
với cái tên dân dã "điện thoại xếp hình".
Về mặt cấu tạo, bất kỳ một chiếc "điện thoại xếp hình" nào cũng phải có một thành
phần cố định đóng vai trò là bộ khung cho máy. Trên bộ khung này, nhà sản xuất
sẽ tạo ra các khe cắm với các cổng kết nối để người sử dụng có thể thêm bớt hoặc
thay thế bất kì một linh kiện nào. Trên đó, mỗi một linh kiện cấu thành nên một
chức năng bất kỳ nào đó như Camera, bộ nhớ, loa sẽ tồn tại như một thành phần
riêng biệt. Và tùy theo ý thích của người sử dụng, họ có thể mua bất cứ thành phần
linh kiện nào họ muốn và lắp cho chiếc điện thoại của mình.
Người lãnh đạo của dự án Project Ara - ông Paul Eremenko tin rằng, dự án của
ông và các đồng sự sẽ đóng vai trò là tương lai của ngành di động toàn cầu. Và với
15
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
dự án của ông, chỉ trong vòng vài năm tới, người dùng smartphone có thể chọn
mua các chi tiết trên chiếc điện thoại của mình giống như việc chọn mua các linh
kiện cho một chiếc máy tính ở thời điểm hiện tại vậy.
Bộ khung của "điện thoại xếp hình" sẽ bao gồm nhiều khe và các cổng kết nối giúp

liên kết các linh kiện lại thành một thể thống nhất.
16
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Các linh kiện rời sẽ được gắn kết với bộ khung chính thông qua đầu kết nối là các
tiếp điểm trên bộ khung này.
Mỗi linh kiện của "điện thoại xếp hình" sẽ hoạt động như một thành phần riêng
biệt.
17
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nhờ sự riêng rẽ đó, người ta có thể tiến hành thay thế hoặc bổ sung các modul
một cách dễ dàng.
Đây là Modul Camera sau khi đã được lắp đặt một cách hoàn chỉnh.
18
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Project Ara được lắp ghép từ những mô-đun khác nhau
Mỗi mô-đun có thể thay thế, chứa một phần linh kiện của smartphone
19
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mặt trước giống như những chiếc smartphone thông thường
Những phần linh kiện tách biệt ở mặt sau
Màn hình cũng có thể tháo rời khỏi board mạch chính để thay thế
Loa ngoài cũng là một trong những thành phần có thể thay thế
20
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bên trong mỗi mô-đun có những linh kiện khác nhau
Google sử dụng nam châm điện và nam châm vĩnh cửu để gắn kết các mô-đun vào
bên trong bảng mạch chính
Mới đây, gã khổng lồ tìm kiếm đã chính thức công bố đã công bố bộ phát triển
phần cứng (Module Developers Kit) dành cho điện thoại lắp ghép Project Ara với

mục đích tận dụng sức mạnh từ các nhà phát triển để làm phong phú module linh
kiện của Ara. Bộ phát triển này có nhiều hướng dẫn mô tả chi tiết kích thước cũng
như nguồn điện và cách thức kết nối của mỗi module với hệ thống khung của điện
thoại Ara.
21
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
22
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Các module dành cho smartphone thế hệ tương lai này sẽ có hình dạng vuông và
chữ nhật khác nhau theo các cỡ nhỏ, vừa và lớn như hình bên dưới. Chúng sẽ được
ghép với bộ khung dựa trên cơ cấu nam châm và đóng vai trò của nhiều linh kiện
smartphone thông thường như vi xử lý, camera, pin
Được biết, các nhà phát triển chỉ có thể tạo ra module linh kiện trong khi khung
máy của điện thoại Ara chỉ có Google mới có thể sản xuất được. Gã khổng lồ tìm
kiếm vẫn đang ra sức hoàn thiện dự án này để sớm ra mắt bản thương mại của Ara
vào tháng 1 năm sau.
23
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
6. Các lợi ích của project Ara
6.1. Google Ara sẽ thay đổi hoàn toàn tư duy phần cứng hiện tại
Giờ đây, Google nghĩ rằng thiết kế kiểu module sẽ thành công bởi chi phí sản xuất
các linh kiện đang giảm, kích thước các bộ phận cũng đang thu nhỏ lại, và hơn hết,
thị trường di động trên toàn thế giới đang cần một sự đột phá lớn. Ngoài ra,
Google cũng đã nỗ lực để cho các công ty bên thứ ba tiếp cận với dự án của mình
nhằm làm phong phú hệ sinh thái phần cứng cho Ara chứ không tự mình làm hết
mọi chuyện. Hãng tin rằng tính mở trong phần cứng sẽ giúp họ thành công trong
lĩnh vực còn rất mới mẻ này.
Xa hơn nữa, ý tưởng này sẽ thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp phần cứng. Thay
vì phải dựa vào Apple, Samsung hay một công ty khác để lắp ráp các bộ phận từ
các nhà sản xuất, người dùng có thể mua sắm trực tiếp từ các nhà sản xuất thành

phần linh kiện. Trên thực tế, mục tiêu dành cho Ara là tạo ra một thị trường mở
24
Đồ Án Môn Học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
cho phần cứng - nơi người dùng mua sắm cho các bộ phận : máy ảnh, bộ vi xử lý ,
bộ nhớ,
6.2. Project Ara sẽ thay đổi mô hình chăm sóc khách hàng hiện nay
Nếu vô tình người dùng làm vỡ màn hình hay một vấn đề nào đó xảy ra với
smartphone thì việc đầu tiên cần làm là mang đến trung tâm bảo hành để hãng có
thể tiếp nhận sản phẩm. Với các điện thoại thông thường thì việc đó hoàn toàn đơn
giản. Nhưng với điện thoại mô-đun, người dùng sẽ phải mang tới rất nhiều nhà
cung cấp khác nhau để thay bộ phận bị hỏng vì thiết bị này được tùy chọn từ thiết
kế đến cấu hình. Từ đó việc bảo hành sẽ lâu hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, B2X đã đưa ra một giải pháp đó là bảo hành từng phần của điện thoại,
việc này vừa có thể giảm chi phí cho các nhà sản xuất, đồng thời giảm chi phí vận
chuyển. Nếu xác định được bộ phận hỏng hóc, người dùng có thể gửi mô-đun đó
về hãng cung cấp. Điều này không chỉ đem lại một trải nghiệm tốt hơn cho người
tiêu dùng mà còn tiết kiệm thời gian bảo hành hiện nay. Đặc biệt các mô-đun này
có thể dễ dàng tái chế, tái sử dụng hoặc cải tạo.
25

×