Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CHUYÊN ĐỀ RÈN KỸ NĂNG Ở KIỂU BÀI THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.55 KB, 12 trang )

CHUYÊN ĐỀ
RÈN KỸ NĂNG Ở KIỂU BÀI THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG
TRÌNH ĐỊA LÝ LỚP 8
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ :
1.Lý do khách quan:
Năm học 2010-2011, là năm tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình phổ
thông. Cụ thể là đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp
giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá Xoay quanh vấn đề đổi mới
phương pháp nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức bởi vì đổi mới phương
pháp giảng dạy là trọng tâm của đổi mới giáo dục. Phương pháp dạy học
được đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi
dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích
cực độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm đem lại niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.
2. Lý do chủ quan
Hiện nay, dạy học được coi là quá trình phát triển của bản thân học sinh,
việc học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội kiến thức có sẵn mà còn là quá
trình học sinh tự khám phá, tự tìm đến với kiến thức mới nhờ sự giúp đỡ,
hướng dẫn của giáo viên. Quá trình này được thể hiện rất rõ trong các bài
thực hành Địa lí và các bài tập Địa lí.
Dạy bài thực hành không phải là mới với giáo viên dạy Địa lí. Nhưng
để dạy một bài thực hành thành công, phát huy được vai trò chủ động sáng
tạo tích cực của học sinh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Là giáo viên
đứng lớp trực tiếp tham gia giảng dạy môn Địa lí 8, tôi luôn trăn trở trước
mỗi bài dạy thực hành làm thế nào để rèn kĩ năng đọc- chỉ bản đồ- phân tích
các đối tượng địa lí cho học sinh. tôi mạnh dạn chọn chuyên đề: “Rèn kĩ
năng ở kiểu bài thực hành trong chương trình Địa lí lớp 8”. Tôi mong muốn
được cùng trao đổi với các đồng nghiệp để tìm ra biện pháp dạy tốt nhất cho
kiểu bài này.


II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1. PHẠM VI, ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU :
-Phạm vi: chương trình Địa lí lớp 8
-Đối tượng: Các bài thực hành trong chương trình Địa lí lớp 8.
2.Mục đích nghiên cứu:
Chuyên đề xây dựng nhằm trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy , nâng
cao chất lượng dạy và học môn Địa lí 8
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
Rèn kĩ năng ở kiểu bài thực hành trong chương trình Địa lí lớp 8
1
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Xác định kểu bài thực hành .
- Xác định ra phương pháp dạy học, thích hợp với từng kiểu bài thực
hành
- Hướng dẫn học sinh thực hành
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHUYÊN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận:
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh
vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Vì vậy vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Địa
lí nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm
cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng
định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho
phát triển”. Điều đó đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương.
Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở
tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản
xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. áp
dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng
lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp
giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư
duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến
và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của xã hội môn Địa lí trong nhà trường
nói chung và môn Địa lí lớp 8 nói riêng không ngừng cải tiến chương trình,
cải tiến phương pháp dạy học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học
tập của học sinh có nhiều hình thức, nhiều con đường để hình thành kiến
thức mới trên cơ sở phát triển tư duy tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Những
phương pháp thường được sử dụng trong dạy học địa lý là sử dụng lược đồ,
bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu cho học sinh phân tích, tìm tòi, khám phá từ
đó rút ra nhận xét về những gì mà bản thân mỗi học sinh khám phá được.
đây bản đồ biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu được xem là phương
tiện trực quan giúp học sinh tìm tòi, khám phá và lĩnh hội kiến thức. ở hình
thức này giáo viên tạo điều kiện cho học sinh là rèn luyện được kỹ năng
đọc, phân tích, so sánh và tự rút ra những kiến thức cơ bản, trọng tâm có
2
trong các phương tiện trên. Đặc biệt trong một tiết thực hành phảI làm sao
tăng tính hành dụng, giảm tính hàn lâm.
2. Cơ sở thực tiễn :
a.Về giáo viên:
Phần lớn giáo viên có quan niệm đúng về chức năng của một bài tập, bài
thực hành thể hiện trong việc chuẩn bị chu đáo về giáo án, yêu cầu, mục
đích của bài tập là gì. Đây là phần không những rèn luyện kĩ năng kiến thức
mà còn củng cố những kiến thức đã học ở trong bài, từ đó học sinh xây dựng
được các mối liên hệ Địa lí.
- Hầu hết giáo viên biết vận dụng sáng tạo, khoa học các kĩ năng rèn luyện
cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, do đó đã phát huy được

tính tư duy độc lập cho học sinh, giúp học sinh nắm chắc nội dung của bài
học và rèn luyện tốt kĩ năng cho các em.
Có thể nói trong những năm gần đây, việc thực hiện chương trình và sách
giáo khoa mới cũng đồng nghĩa với việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy
học. Đại đa số giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng
trong thực tế vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa hiểu thấu đáo tinh thần đổi
mới phương pháp. Vì vậy mà lúng túng trong soạn giảng cũng như thực hiện
các giờ lên lớp, không gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho giờ
học trở nên nặng nề, nhàm chán. Đặc biệt là các tiết thực hành.
b. Về học sinh
Trên thực tế, học sinh lớp 8 phần lớn đều chưa thạo kỹ năng quan trọng này.
Thường học sinh lúng túng trong cách đọc, phân tích, nhận xét bản đồ,biểu
đồ, bảngsố liệu ; hoặc học sinh rất hạn chế trong việc phân tích biểu đồ
dựa trên các bảng số liệu có sẵn.
Kết quả khảo sát khi có nội dung về đọc và phân tích biểu đồ thường đạt kết
quả thấp cụ thể:
Số HS tham
gia kiểm tra
KẾT QUẢ KIỂM TRA, KHẢO SÁT
Giỏi Khá TB Yếu
32 SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
2 6,3 7 21,9 13 40,6 10 31,2
Từ những lí do trên chính là thực trạng cần giải quyết, tháo gỡ. Giải quyết
tháo gỡ được nó nhất định chất lượng dạy và học môn Địa lí ngày càng được
nâng cao.
Trong chuyên đề này, tôi mạnh dạn chọn chuyên đề: “Rèn kĩ năng ở kiểu
bài thực hành trong chương trình Địa lí lớp 8
3
Đây là một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề cụ thể mà tôi đã mạo muội áp
dụng trong các tiết dạy thực hành Địa lí 8 , nếu được tôi sẽ cố gắng áp dụng

trong những năm học tới .
II NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ :
1/Vai trò của bài thực hành:
Chương trình Địa lí 8 gồm 52 tiết/ 37 tuần. Trong đó số tiết thực hành: 8 tiết
(chiếm gần 1/7 chương trình). Vị trí của các tiết thực hành được bố trí sau
mỗi phần hoặc sau mỗi chương.
-Các bài thực hành giúp Hs:
+ củng cố lại kiến thức đã học trong từng phần, từng chương.
+ Rèn luyện các kĩ năng: quan sát, phân tích, nhận xét tranh ảnh, biểu đồ,
bản đồ, bảng số liệu, ;biết sử dụng bản đồ, lược đồ để trình bày một số hiện
tượng sự vật địa lí.
+ Biết liên hệ và giải thích một số hiện tượng địa lí ở địa phương , nơi
mình đang sinh sống.
2.Các loại kiểu bài thực hành :
*LOẠI 1: ĐỌC, PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ:
- Kiểu bài thực hành :Phân tích lược đồ tự nhiên ,dân cư ,xã hội Châu
Á
- Kiểu bài thực hành: Nhận biết một số quốc gia của Châu lục
- Kiểu bài thực hành: Đọc bản đồ vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Việt
Nam
- Kiểu bài thực hành :Đọc lát cắt tự nhiên tổng hợp Việt Nam
*LOẠI 2: VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ:
- Kiểu bài thực hành :Vẽ biểu đồ ,nhận xét mối quan hệ giữa khí hậu và
thủy văn Việt Nam
3. Yêu cầu kĩ năng Địa Lí 8
*HỌC KÌ I:
- Nhận biết và nắm được trình tự phân tích lược đồ phân bố khí áp và các
hướng gió chính ,mật độ dân số và các thành phố lớn của Châu Á .
- Nhận biết và nắm được trình tự đọc lược đồ,thấy được mối quan hệ giữa
thành phần tự nhiên ,dân cư ,xã hội trên lược đồ

- Biết cách quan sát ,nhận xét các đối tượng Địa lí sơ bộ ban đầu trên lược
đồ
*HỌC KÌ II:
- Đọc ,nhận biết các đối tượng địa lí trên bản đồ , lược đồ và lát cắt địa lí
một cách thành thạo
- Biết dựa vào bản đồ ,lược đồ ,lát cắt để phân tích tìm ra những kiến thức
cơ bản của bài .
4
-Dựa vào bảng số liệu học sinh biết vẽ biểu đồ phù hợp ,rút ra nhận xét
,vận dụng kiến thức lý thuyết để giải thích .
III.CÁC BƯỚC DAY- HỌC MỘT BÀI THỰC HÀNH :
*BƯỚC 1: Xác định kiểu bài thực hành .
*BƯỚC 2: Xác định nội dung bài thực hành ,đề ra phương pháp dạy học phù
hợp .
*BƯỚC 3: Tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành
*BƯỚC 4: GV tổng kết ,đánh giá kết quả thực hành (nhận xét ,đánh giá kết
quả ,biểu dương cho điểm , học sinh làm tốt ,nhóm làm tốt )
*LƯU Ý: - Trước khi vào bài thực hành ,giáo viên cho học sinh nắm được
những yêu cầu về nội dung ,kĩ năng sẽ được rèn luyện trong tiết học
- HS phải chuẩn bị những kiến thức có liên quan đến bài thực hành .
*VÍ DỤ: Ở TIẾT 6- BÀI 6: “THỰC HÀNH: ĐỌC , PHÂN TÍCH LƯỢC
ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CHÂU Á “.
- VỀ KIẾN THỨC: HS CẦN:
+ BIẾT ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ CHÂU Á : NƠI ĐÔNG DÂN VÀ NƠI
THƯA DÂN.
+ BIẾT VỊ TRÍ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á.
+ BIẾT ĐƯỢC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ
DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á.
VỀ KĨ NĂNG: HS CẦN :
+ NHẬN BIẾT CÁCH BIỂU HIỆN MẬT ĐỘ DÂN SỐ, VỊ TRÍ CÁC

THÀNH PHỐ LỚN TRÊN LƯỢC ĐỒ.
+ĐỌC KHAI THÁC THÔNG TIN VỀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ, VỊ TRÍ CÁC
THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á TRÊN LƯỢC ĐỒ.
+TÍNH , NHẬN XÉT SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ ĐÔ THỊ CỦA CHÂU Á.
IV/ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH:
1.LOẠI BÀI : ĐỌC, PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ:
Đối với loại bài này, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn học sinh theo trình
tự :Từ chỗ học sinh chưa biết làm đến làm được đến làm thành thạo đến tự
viết báo cáo , tự nhận định mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên ,dân cư
kinh tế ,xã hội của một châu lục ,một quốc gia ,hay một địa phương .

5
3
- Gv gọi Hs, nhóm trình
bày ->Hs đóng góp ý
kiến, bổ sung, sửa chữa.
Gv giúp học sinh tìm ra
kết quả đúng.
- Tìm ra quy luật đặc
trưng khác biệt của dạng
bài thực hành.
A, ĐỐI VỚI KIỂU BÀI THỰC HÀNH ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ
VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI CHÂU Á:
A1,XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG VÀ KĨ NĂNG CẦN ĐẠT.
- VÍ DỤ: TIẾT 4- BÀI 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ
MÙA CHÂU Á
+ Qua lược đồ hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió ,
(Gió mùa mùa đông ,gió mùa mùa hạ )của khu vực gió mùa Châu Á
+Làm quen lược đồ phân bố khí áp và hướng gió chính của Châu Á .
+ Rèn kĩ năng đọc ,phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió chính .

A2:,XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP DẠY:
- BƯỚC 1: + Vấn đáp kiểm tra kiến thức có liên quan đến trung tâm áp
cao và áp thấp , hướng gió chính về mùa hạ,mùa đông
+ Đọc tên lược đồ phân bố khí áp và hướng gió chính về mùa hạ ,mùa
đông ở khu vực gió mùa Châu Á
+ Đọc chú giải lược đồ để học sinh hiểu được nội dung thể hiện trên
lược đồ .
1
-Gv yêu cầu Hs nhắc lại
cách đọc và trình tự đọc
của kênh hình (bản đồ,
lược đồ, sơ đồ Bài thực
hành).
- Hs đọc nhanh nội dung
các kênh hình trên.
2
- Cả lớp thực hiện bài
thực hành theo cá
nhân hoặc theo nhóm(
thảo luận , trao đổi )
- Biết so sánh, phân
tích bản đồ, lược
đồ
6
- BƯỚC 2: Chia nhóm thảo luận phân tích lược đồ dưới sự hướng
dẫn của giáo viên (GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm –hướng dẫn học
sinh phân tích lược đồ )
- -BƯỚC 3 : Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp –học sinh nhóm
khác nhận xét, bổ sung ,giáo viên giúp học sinh tìm ra kiến thức
chuẩn

B.ĐỐI VỚI KIỂU BÀI THỰC HÀNH TÌM HIỂU MỘT CHÂU LỤC, MỘT
QUỐC GIA HAY MỘT ĐỊA PHƯƠNG:
B1, XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG VÀ VỀ KĨ NĂNG CẦN ĐẠT:
VÍ DỤ: TIẾT 22- BÀI 18: THỰC HÀNH TÌM HIỂU LÀO VÀ CAM-PU-
CHIA
-Qua lược đồ các nước Đông Nam Á ,bản đồ Lào ,campuchia ,học sinh
nhận biết được vị trí địa lí ,điều kiện tự nhiên ,dân cư và xã hội của 2 quốc
gia Lào và Campuchia .
+Phân tích mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa vị trí địa lí ,điều
kiện tự nhiên ,với dân cư xã hội và nền kinh tế của 2 quốc gia này
+ So sánh đặc điểm tự nhiên ,xã hội giữa quốc gia
B2, XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP DẠY:
- BƯỚC 1: + Vấn đáp kiểm tra kiến thức đã học về các nước Đông Nam Á
+ Đọc tên lược đồ hay bản đồ Lào và Campuchia.
- BƯỚC 2: - Chia nhóm thảo luận nội dung :Điều kiện tự nhiên ,dân cư
,kinh tế của từng quốc gia .
-BƯỚC 3: -Đại diện các nóm báo cáo trước lớp ,sau đó học sinh nhóm khác
nhận xét ,bổ sung .GV giúp hs tìm ra kến thức chuẩn
2.LOẠI BÀI: VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ: GỒM 3 BƯỚC
*BƯỚC 1: Phân tích bảng số liệu
- Đọc tiêu đề của bảng số liệu ,đọc đề mục của các cột ,đơn vị và thời
điểm đi kèm với các số liệu và phần chú thích .
- Tìm ra mối quan hệ giữa các số liệu ,so sánh đối chiếu chúng
- Tìm những giá trị lớn nhất ,nhỏ nhất ,trung bình .đặc biệt chú ý đến
những số liệu mang tính đột biến (tăng ,giảm)
- Có thể chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối
*BƯỚC 2: Vẽ biểu đồ :
- Chọn biểu đồ thích hợp .
- Chia tỉ lệ phù hợp chính xác
- Xây dựng ước hiệu cho biểu đồ

- Xây dựng bảng chú giải cho biểu đồ .
- Xác định tên biểu đồ .
*BƯỚC 3: NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH:
7
- HS dựa vào biểu đồ nhận xét .
- HS dựa vào kiến thức đã học ,những hiểu biết của bản thân để giải
thích.
VD:TIẾT 39 - BÀI 35: THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU, THỦY VĂN VIỆT NAM
*BƯỚC 1: PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU:
- Đọc tiêu đề :Bảng lượng mưa (mm)và lưu lượng (m3/s) theo tháng
trong năm ở lưu vực sông Hồng, lưu vực sông Gianh
- Tìm ra mối quan hệ giữa lượng mưa và lưu lương nước sông ,so sánh
đối chiếu chúng .
- Tìm những giá trị lớn nhất ,nhỏ nhất ,trung bình(về lượng mưa ,lưu
lượng ).Đặc biệt chú ý đến những số liệu mang tính đột biến (tháng mưa
nhiều ,tháng lũ lớn .đỉnh lũ)
*BƯỚC 2: VẼ BIỂU ĐỒ:
- Chọn biểu đồ thích hợp : Biểu đồ kết hợp cột và đường (Có thể vẽ
trên cùng 1 biểu đồ ,hoặc 2 biểu đồ riêng biệt thể hiện 2 lưu vực sông ).
+ Trục tung bên phải :Lưu lượng (m3/s)
+Trục tung bên trái : Lượng mưa (mm)
+ Trục hoàng 12 tháng trong năm
1. + Cột (màu xanh):Lượng mưa
- Xây dựng ước hiệu và bảng chú giải cho biểu đồ
- +Đường (màu đỏ )lưu lượng
- Xác định tên biểu đồ :Biểu đồ lượng mưa và lưu lượng ở lưu vực Sông
Hồng ,sông Gianh
-Học sinh ghép các biểu đồ đã vẽ lên bản đồ các lưu vực sông cho phù hợp
với vị trí .
*BƯỚC 3: NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH:

- NHẬN XÉT: +Xác định mùa mưa và mùa lũ
+Nhận xét quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu
vực sông
- GIẢI THÍCH: Sự khác biệt mùa mưa và mùa lũ ở 2 lưu vực sông (Tại
sao mùa lũ không hòan toàn trùng với mùa mưa?)
=> Học sinh báo cáo kết quả ,nhận xét ,bổ sung ,sữa chữa (nếu có )|=>GV
giúp học sinh tìm ra kiến thức chuẩn .
Ví dụ :Trong bài thực hành VỀ KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
Ta tiến hành hướng dẫn học sinh vẽ như sau :
1/ Vẽ biểu dồ: G/V hướng dẫn học sinh chọn tỉ lệ phù hợp để biểu đồ cân
đối. Thống nhất thang chia cho 2 lưu vực sông để dễ so sánh, xác định
đường TB trên biểu đồ. 1 cm = 50 mm lượng mưa cho cả 2 biểu đồ. 1cm =
8
1000 m
3
/s cho sông Hồng và 20 m
3
/s cho sông Gianh do lượng chảy quá
chênh lệch
Lượng mưa( mm) Lượng chảy (m
3
/s
Biểu đồ chế độ mưa và lượng chảy trên lưu vực sông Hồng.
Lượng mưa( mm ) Lượng chảy ( m
3
/s )
9
Biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy lưu vực sông Gianh.
b/ Xác định mùa mưa, mùa lũ theo chỉ tiêu vượt TB:
Lưu vực Lượng mưa

TB tháng
Mùa mưa Lưu lượng
TB tháng
Mùa lũ
Sông Hồng
Sông Gianh
153mm
185,8 mm
Tháng 5- 10
Tháng 8- 11
3632m
3
/s
61.7 m
3
/s
Tháng 6-10
Tháng 9-11
c/ Nhận xét mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực
sông:
Mùa mưa chậm hơn mùa lũ 1 tháng do hệ số thấm của đất đai, nước được
tích vào các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện…

Sông ngòi phản ánh đặc điểm chung của khí hậu VNlà có 1 mùa mưa và 1
mùa khô. Mùa mưa

Mùa lũ; Mùa khô

mùa cạn của sông.
10

V KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Với Chuyên đề “Rèn kĩ năng ở kiểu bài thực hành trong chương trình Địa lí
lớp 8”. như đã trình bày ở trên. Tôi đã tạo được hứng thú cho học sinh khi
học tiết thực hành,học sinh tự giác tìm tòi kiến thức được thể hiện trên bản
đồ, biểu đồ, lược đồ với sự định hướng của giáo viên.Tiết học trở nên sôi nổi
học sinh tích cực hơn trong học tập và đã có những kĩ năng đọc và phân tích
bản đồ, biểu đồ ,lược đồ Kết quả kiểm tra kỹ năng đọc và phân tích bản
đồ,lược đồ biểu đồ đã có sự chuyển biến so với ban đầu.
* Cụ thể :
Số HS tham
gia kiểm tra
KẾT QUẢ KIỂM TRA, KHẢO SÁT
Giỏi Khá TB Yếu
32 SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
4 12,5 13 40,6 12 37,5 3 9,4
.VI BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Quá trình hướng dẫn học sinh phương pháp và rèn kĩ năng đọc, phân tích
biểu đồ bản đồ, lược đồ , tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau :
1. Đối với giáo viên.
- Phải có sự đầu tư về: Nội dung bài dạy, chuẩn bị đầy đủ các bản đồ,
biểu đồ lược đồ đẹp, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, phù hợp với bài dạy.
- Trong dạy học phải chú trọng củng cố và rèn luyện kỹ năng cho học
sinh về đọc, phân tích, nhận xét, giải thích
- Phải chú ý đến tất cả các đối tượng trong lớp học. Tránh tình trạng chỉ
chú ý đến hoạt động của một bộ phận nhỏ học sinh khá, giỏi mà lãng
quên các đối tượng khác.
- Cần chú ý cho các đối tượng trung bình và yếu được phát biểu ý kiến
của mình. Còn các đối tượng khá, giỏi chỉ gọi bổ sung và hoàn thiện kiến
thức khi cần thiết.
2. Đối với học sinh

- Phải có đầy đủ phương tiện học tập, sách giáo khoa, vở bài tập, và các
nội dung liên quan đến bài học.Phải có đầy đủ dụng cụ vẽ như: Thước ,bút
chì .bút màu .compa vvv
- Phải chủ động, tích cực, tự giác trong học tập.
- Nắm chắc phương pháp đọc và phân tích biểu đồ theo sự hướng dẫn của
giáo viên.
- Biết hợp tác nhóm , tôn trọng lắng nghe ý kiến của nhau để cùng nhau tìm
ra kiến thức mới.
- Mạnh dạn trong giao tiếp, có khả năng trình bày trước tập thể
11
VII/KẾT LUẬN
Như vậy, dạy môn Địa lí không chỉ cung cấp thông tin một chiều mà phải
biết phối hợp, sử dụng nhiều phương pháp, nhiều con đường để cho học sinh
tìm tòi, khám phá kiến thức. Qua thực tế giảng dạy và kết quả thu được, tôi
thấy việc rèn luyện cho học sinh đọc , phân tích lược đồ ,bản đồ , biểu
đồ thực sự rất cần thiết và không thể thiếu trong quá trình giảng dạy môn
Địa lí. HS có kỹ năng trên là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy của bộ môn và chất lượng học tập của học sinh.
Mong rằng với những suy nghĩ của tôi nói trên sẽ được sự đóng góp ý kiến
chân thành của các đồng nghiệp để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. Góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí cho những năm học tiếp
theo.
Xin chân thành cảm ơn!
12

×