Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Lợi ích của các bên thông qua đối thoại, thương lượng liên hệ thực tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.18 KB, 26 trang )

Đề tài: “Lợi ích của các bên thông qua đối thoại, thương lượng và thực
tế ở Việt Nam”
Lời mở đầu
Trong điều kiện hiện nay, đối thoại và thương lượng là thực sự cần thiết và
luôn mang lại hiệu quả quan trọng đối với người lao động, người sử dụng lao
động và các cơ quan Nhà nước. Vì vậy, tìm hiểu về đề tài “Lợi ích của các bên
thông qua đối thoại, thương lượng và thực tế ở Việt Nam” sẽ giúp chúng ta hiểu
rõ và sâu hơn về những lợi ích mà đối thoại xã hội và thương lượng mang lại
trong điều kiện thực tế ở Việt Nam. Từ đó sẽ có cơ sở để đưa ra những giải pháp
phù hợp thúc đẩy đối thoại và thương lượng nhằm tăng hiệu quả của hoạt động
này.
A – Những lý luận chung về đối thoại, thương lượng
1. Đối thoại xã hội
1.1. Khái niệm và vai trò của đối thoại xã hội
1.1.1. Khái niệm
Theo Tổ chức lao động quốc tế thì đối thoại xã hội bao gồm tất cả các hình
thức thương lượng, tham khảo ý kiến hay đơn giản chỉ là sự trao đổi thông tin
giữa đại diện chính phủ, đại diện người sử dụng lao động và đại diện người lao
động về những vấn đề cùng quan tâm liên quan đến chính sách kinh tế xã hội.
Như vậy, đối thoại xã hội là hoạt động tương tác của các đối tác xã hội nhằm
thực hiện ba hoạt động cơ bản là trao đổi thông tin, tư vấn/tham khảo và thương
lượng.
- Trao đổi thông tin: diễn ra khi một bên đối tác công bố, thông báo, đưa ra những
thông tin mới có liên quan, tác động đến các bên đối tác khác. Việc trao đổi
thông tin nhằm mục đích để các bên đối tác biết được chủ trương, chính sách của
người đưa ra thông tin và phối hợp thực hiện thông tin được tốt hơn. Trong
trường hợp này, người quyết định là người đưa ra thông tin, người nhận tin chỉ
thực hiện hoặc phối hợp thực hiện.
Trao đổi thông tin có thể được thực hiện một chiều hoặc hai chiều, gián tiếp
hoặc trực tiếp, dưới nhiều hình thức biểu hiện khác nhau như công văn, báo
cáo…Đây là hoạt động đơn giản nhưng là nền tảng cho một cuộc đối thoại hiệu


quả.
- Tư vấn, tham khảo: là việc một bên đối tác tư vấn, tham khảo ý kiến của các bên
đối tác khác trước khi đưa ra một quyết định có liên quan đến họ nhằm mục đích
nâng cao chất lượng và hiệu quả thực thi quyết định.
Hoạt động tư vấn tham khảo có thể diễn ra dưới hình thức: mời các bên đối
tác tham gia vào các cuộc họp, cuộc hội thảo; hoặc thông qua các công văn tham
khảo…Ở đây người cần tư vấn tham khảo vẫn là người đưa ra quyết định nhưng
có sự xem xét, cân nhắc đến ý kiến của các bên liên quan, do đó đối thoại mang
tính chiều sâu.
- Thương lượng: là một dạng của đối thoại xã hội nhằm đạt được thỏa thuận dẫn
tới những cam kết của các bên liên quan. Đây là một biện pháp quan trọng để
phòng ngừa và hạn chế việc xảy ra các tranh chấp lao động và đình công.
1.1.2. Vai trò
Bằng việc tham khảo ý kiến của các bên đối tác, những vấn đề trong hệ
thống luật pháp và chính sách sẽ được làm rõ. Thông qua đó, các cơ quan có
thẩm quyền xây dựng và điều chỉnh, luật pháp và chính sách phù hợp hơn với
tình hình hiện tại của nền kinh tế. Pháp luật, chính sách nếu được tham khảo ý
kiến của các đối tác xã hội sẽ hài hòa lợi ích của các bên.
- Đối thoại xã hội tạo điều kiện sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực:
Đối thoại xã hội giúp giải tỏa các căng thẳng trong quan hệ giữa người lao
động và người sử dụng lao động. Nó cũng làm cho môi trường làm việc thoải
mái hơn, thân thiện hơn. Điều đó giúp người lao động không bị các sức ép đè
nén, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong quá trình thực hiện công việc; đồng
thời tạo điều kiện cho họ cơ hội để cải tiến, đổi mới phương pháp làm việc. Do
đó, khả năng làm việc của họ có điều kiện phát triển. Cũng nhờ đối thoại, người
sủ dụng lao động sẽ có điều kiện biết rõ hơn thực lực và tiềm năng của người lao
động. Từ đó họ có thể có cách sắp xếp, bố trí nhằm khai thác tối đa nguồn nhân
lực sẵn có trong doanh nghiệp.
- Thay thế cách tiếp cận thù địch bằng cách tiếp cận mang tính hợp tác, giảm thiểu
xung đột lợi ích và tăng cường tính ổn định xã hội:

Thông qua đối thoại, người sử dụng lao động có thể biết và cùng người lao
động giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình quan hệ lao
động. Từ đó họ sẽ cùng bàn bạc với nhau, thảo luận trên tinh thần hợp tác, tư
vấn. Nó giúp họ tiến tới sự nhất trí trong các vấn đề liên quan và có thể đưa ra
một giải pháp phù hợp được các bên chấp nhận. Bên cạnh đó, đối thoại xã hội
góp phần quan trọng trong việc phát hiện và xử lý các mầm mống tranh chấp lao
động và các vấn đề xã hội khác, góp phần tăng cường tính ổn định xã hội.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp:
Thông qua đối thoại người lao động có thể nêu lên các quan điểm, ý kiến cải
tiến kỹ thuật, phương pháp và thao tác làm việc theo hướng thuận lợi hơn, hiệu
quả hơn. Nó giúp tăng cường tính độc lập, sáng tạo, tăng hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực trong doanh nghiệp. Do đó, nó góp phần quan trọng trong việc tăng
năng suất lao động, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.2. Cách thức
1.2.1. Đối thoại trực tiếp
Đây là việc các bên liên quan gặp mặt trực tiếp để trao đổi thông tin, tham
khảo ý kiến hoặc thương lượng các vấn đề phát sinh liên quan đến họ. Đối thoại
trực tiếp có khả năng tạo ra tính đồng thuận cao giữa các đối tác và tạo ra sức ép
giảm sự can thiệp của chính phủ. Đây là phương thức phổ biến, là hình thức giao
tiếp công khai giúp ý kiến của các bên được quan tâm hơn, trở nên có ý nghĩa
hơn. Nó tư vấn trực tiếp cho bên ra quyết định. Đó cũng là cơ sở để xây dựng
mối quan hệ hợp tác mang tính xây dựng ở doanh nghiệp.
Đối thoại trực tiếp có thể thường xuyên hoặc bất thường. Đối thoại thường
xuyên là đối thoại diễn ra định kỳ nhằm tập hợp và giải quyết các vấn đề phát
sinh trong một khoảng thời gian nhất định. Kỳ đối thoại có thể hàng tuần, hàng
tháng, hàng quý… Đối thoại bất thường sẽ được tổ chức để tìm ra các giải pháp
kịp thời cho các sự việc phát sinh đột xuất.
1.2.2. Đối thoại gián tiếp
Đây là việc các bên liên quan trao đổi thông tin, tư vấn hay thương lượng

thông qua các văn bản, giấy tờ hoặc phương tiện khác mà không cần gặp gỡ trực
tiếp. Đối với các đối tác không có khả năng đối thoại trực tiếp thì đây là một
phương thức hữu hiệu giúp họ thực hiện quyền được nêu ý kiến của mình. Tuy
nhiên, muốn đối thoại gián tiếp có hiệu quả, bộ phận trả lời ý kiến phải hoạt động
thật tốt.
2. Thương lượng
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí của thương lượng trong quan hệ lao động
2.1.1. Khái niệm
Theo Tổ chức lao động quốc tế, thương lượng là một quá trình trong đó hai
hoặc nhiều bên có lợi ích chung và lợi ích xung đột ngồi lại cùng nhau để thảo
luận nhằm tìm kiếm một thỏa thuận chung.
2.1.2. Đặc điểm
• Đặc điểm:
- Nội dung của thương lượng là vấn đề thường gây xung đột về lợi ích giữa các
bên.
- Mục đích của thương lượng là nhằm đạt đến một thỏa thuận về vấn đề hay gây ra
xung đột. Thương lượng chính là cơ sở cho việc tìm kiếm sự cân bằng giữa các
lợi ích trong xã hội
- Các bên tham gia thương lượng chính là các đối tác của một mối quan hệ nhất
định mà có những lợi ích chung, cũng như những lợi ích xung đột nhau, cần phải
bàn bạc, trao đổi, thỏa thuận để đạt đến sự thống nhất chung.
- Kết quả của thương lượng có thể xảy ra ở 4 dạng là thắng - thua, thua - thắng,
thua – thua và thắng – thắng. Trong đó cuộc thương lượng hiệu quả là thắng –
thắng.
• Nguyên tắc:
Thương lượng hiệu quả luôn dựa trên một nguyên tắc “cho để mà nhận”, có
nghĩa là, các bên xem xét những điều kiện hiện có của mình cũng như của đối
tác, cân nhắc kết quả có thể đạt được trong tương lai, đảm bảo sự bình đẳng
tương đối chấp nhận được giữa hai phía trong cùng một vấn đề.
2.1.3. Vị trí

Thương lượng lao động tập thể là một trong những hình thức tương tác của
quan hệ lao động và là một trong những phương thức cơ bản của đối thoại xã hội,
là một công cụ để xác định điều kiện lao động và sử dụng lao động tại doanh
nghiệp, tạo điều kiện cho quan hệ lao động doanh nghiệp phát triển lành mạnh;
đồng thời góp phần phòng ngừa, hạn chế và giải quyết các tranh chấp lao động
phát sinh trong quan hệ đó.
2.2. Các hình thức thương lượng
2.2.1. Theo mục đích
- Thương lượng phòng ngừa tranh chấp
- Thương lượng giải quyết tranh chấp
2.2.2. Theo cấp tiến hành
- Thương lượng cấp doanh nghiệp
- Thương lượng cấp ngành
- Thương lượng cấp quốc gia
B – Lợi ích của các bên thông qua đối thoại, thương lượng và
thực tế ở Việt Nam
1. Các cách thức đối thoại trong doanh nghiệp hiện nay
Đối thoại xã hội từ trước đến nay vẫn thường không được chú trọng trong
các doanh nghiệp cũng như trong xã hội hay các tổ chức xã hội. Hầu hết các
doanh nghiệp thường chỉ hay thực hiện đối thoại xã hội dưới hình thức lấy ý kiến
hay truyền đạt thông tin, nhưng cũng mới chỉ ở mức độ sơ đẳng nhất như thông
báo qua về nội quy lao động, chính sánh lương, thưởng, hòm thư góp ý, thương
lượng mức lương, điều kiện làm việc… Nhưng những việc đó hầu hết không hề
mang lại hiệu quả gì cho doanh nghiệp cũng như người lao động, hầu hết các
doanh nghiệp không coi trọng việc thực hiện công tác đối thoại xã hội, coi nó
không giúp ích gì cho việc làm ăn, kinh doanh của họ, chưa nhận thức được tầm
quan trọng và lợi ích mà đối thoại xã hội mang lại cho họ.
Việc thực hiện đối thoại xã hội ở nhiều nơi chỉ mang tính hình thức, chẳng
hạn như việc hòm thư góp ý, bất kì doanh nghiệp nào cũng thấy có một hòm thư
góp ý, nhưng khi hỏi các công nhân rằng “anh /chị có bao giờ sử dụng đến hòm

thư góp ý chưa?” thì nhận được câu trả lời là chưa, hoặc những cái lắc đầu, nhiều
người khác thì kể, “ban đầu thấy có hòm thư góp ý, những bức xúc hay những
vướng mắc mình cũng viết và cho vào hòm thư, nhưng cả năm trời có thấy ai giải
quyết trả lời gì đâu, thế là chán, chẳng bao giờ mình dùng đến nữa”. Đó là những
tâm sự rất thật của hầu hết các công nhân ở nhiều công ty khác nhau.
Hầu hết các công ty đều có công đoàn, nhưng vai trò của công đoàn cũng
không thực sự là đại diện cho quyền lợi của người lao động, thay người lao động
đối thoại xã hội với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề bức xúc
trong công nhân mà công đoàn cũng chỉ là tổ chức lập ra cho có, chỉ mang tính
hình thức, có khi xảy ra tranh chấp, công đoàn cũng không phải là người đứng ra
bênh vực quyền lợi cho người lao động.
Những năm gần đây, khi mà lực lượng lao động ngày càng tiến bộ hơn, việc
đối thoại xã hội cũng đã được quan tâm thực hiện hơn, nhưng vẫn chưa được
thực hiện rộng rãi và chưa phát huy được vai trò của nó trong quan hệ lao động.
Nhiều công ty cũng có hình thức truyền đạt thông tin thông qua hệ thống
bảng tin hay loa phát thanh, bước đầu cũng đã mang lại một số hiệu quả nhất
định, người công nhân cũng biết đôi chút đến các thông tin mà người sử dụng lao
động muốn cung cấp cho họ, để tránh những hiểu lầm hay xung đột không đáng
có giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Đặc biệt, công tác đối thoại xã hội được xã hội ngày càng quan tâm, được
Đảng và Nhà nước chăm lo phát triển, nên bước đầu đã có những bước tiến mới.
Năm 2012 là năm đầu tiên Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý tháng 5 hằng
năm là "Tháng Công nhân". Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
đối với tổ chức công đoàn nói chung và giai cấp công nhân lao động nói riêng.
Một trong những mục đích của "Tháng công nhân" là làm cho cán bộ công
đoàn, công nhân viên chức lao động, đoàn viên công đoàn nâng cao ý thức giai
cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc; nhạy bén, vững vàng trước
những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, những diễn biến của tình hình
trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; thực hiện sứ

mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức các hoạt động
"Tháng Công nhân" năm 2012 sâu rộng trong đoàn viên công đoàn, công nhân
viên chức lao động, tạo đợt cao trào của phong trào công nhân viên chức lao
động và hoạt động công đoàn.
Các cấp Công đoàn tổ chức các hoạt động hiệu quả, thiết thực, đáp ứng được
các mục tiêu là chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công
nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa ổn định, tiến bộ
trong doanh nghiệp. LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công
đoàn Tổng công ty trực thuộc tổ chức "Tháng công nhân" tại cơ sở, các khu công
nghiệp, khu chế xuất.
Trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn đẩy mạnh các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục về lịch sử dân tộc.
Công đoàn tổ chức các chương trình gặp gỡ, giao lưu, đối thoại của lãnh đạo
Đảng, chính quyền các cấp, các chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động với
đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức lao động; hiến kế nâng cao hiệu quả
hoạt động Công đoàn, nắm bắt tâm tư, tình cảm của người lao động, xây dựng
mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Các hoạt động thăm hỏi công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
công nhân lao động bị tai nạn lao động nặng được tổ chức. Các cấp công đoàn
đẩy mạnh phát triển đoàn viên đợt 1-5 và 19-5, nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động của công đoàn cơ sở; bình chọn cán bộ công đoàn cơ sở tiêu biểu; giới
thiệu công nhân lao động, đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp
Ngày 20 - 5, Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Ninh (LĐLĐ) phối hợp với Trung
tâm Hội nhập và phát triển (CDI) tổ chức buổi đối thoại trực tiếp giữa công nhân
lao động làm việc tại Khu công nghiệp Yên Phong với các bên liên quan. Tham
dự có đại diện lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh, Công đoàn các Khu công
nghiệp, các ban, ngành huyện Yên Phong, đại diện các doanh nghiệp và hơn 70
công nhân lao động.

Tại buổi đối thoại, công nhân lao động đã nêu những thắc mắc và trực tiếp đề
xuất các ý kiến về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp như:
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các quy định về Hợp đồng
lao động, tiền lương, thưởng, thời giờ làm việc, tăng giá phòng trọ, điện, nước
sinh hoạt…Đại diện doanh nghiệp và các ngành liên quan lắng nghe, tiếp thu ý
kiến và giải đáp những thắc mắc theo thẩm quyền của mình.
Qua buổi đối thoại trực tiếp nhằm hỗ trợ công nhân lao động nhập cư tại Khu
công nghiệp Yên Phong tăng khả năng tiếp cận thông tin liên quan đến quyền và
lợi ích hợp pháp của bản thân, đưa ra các giải pháp hỗ trợ công nhân lao động
nâng cao năng lực thực hiện quyền và các vấn đề an sinh xã hội tại nơi làm việc
và sinh sống, thúc đẩy mối quan hệ giữa người lao động với chủ doanh nghiệp và
chính quyền địa phương.
Các hoạt động đối thoại xã hội ngày nay càng ngày càng được phát triển, các
ông chủ doanh nghiệp đã dần hiểu rõ rằng, việc đối thoại xã hội với người lao
động, làm người lao động hiểu mình và mình hiểu người lao động, đó là một
cách tốt để xây dựng một công ty vững mạnh.
Việc thực hiện thương lượng về lương , thưởng và các điều kiện lao động
giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng đúng nghĩa và thực chất
hơn rất nhiều, vì vị thế của người lao động ngày nay cũng được nâng lên gần như
ngang bằng với người sử dụng lao động, họ cũng đã có quyền được thương
lượng thực sự với người sử dụng lao động về mức lương mà họ có thể nhận được
khi vào làm việc cho doanh nghiệp, không còn mang tính chất là người lép vế
quá nhiều trước người sử dụng lao động nữa.
Khi các doanh nghiệp đã nhận ra được lợi ích to lớn mà đối thoại xã hội nói
chung và thương lượng nói riêng mang lại cho họ, họ đã và đang chú tâm xây
dựng công tác đối thoại xã hội trong doanh nghiệp mình thật tốt, ngày càng có
nhiều công ty như thế, đối thoại xã hội không chỉ được quan tâm chỉ ở cấp cơ sở
mà còn được cấp ngành và cấp nhà nước hết sức quan tâm và thực hiện. Chính vì
vậy mà công tác đối thoại xã hội ngày càng phát huy được vai trò của nó trong
quan hệ lao động ngày nay. Sau đây là một số cách thức đối thoại được sử dụng

trong doanh nghiệp hiện nay:
1.1. Đối thoại, thương lượng trực tiếp
Xây dựng cơ chế đối thoại, hợp tác giữa công nhân với các bên liên quan
nhằm hỗ trợ công nhân lao động nhập cư tăng khả năng tiếp cận các thông tin
liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp tại nơi làm việc và sinh sống, từ đó thúc
đẩy hiểu biết của công nhân cùng với sự cần thiết phối hợp với các bên liên quan,
trong đó có đại diện doanh nghiệp giải quyết kịp thời bức xúc của người lao
động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa
Trong công ty TNHH Ever Win, cơ chế đối thoại được công ty rất chú trọng
quan tâm, điều này đã tạo ra ảnh hưởng tích cực tới người lao động trong doanh
nghiệp, nhiều công nhân (CN) bày tỏ sự hài lòng khi việc làm, thu nhập, đặc biệt
là phúc lợi, luôn ổn định ở mức cao.
Cơ chế đối thoại ở Ever Win đó là:
1.1.1. Lắng nghe và chia sẻ
Giờ nghỉ trưa, từng tốp CN Ever Win vui vẻ kéo về nhà ăn. So với trước, bữa
cơm trưa của CN được chăm chút hơn với nhiều rau xanh và thịt. Hệ thống nước
uống cũng được sửa chữa, thay mới để bảo đảm sức khỏe CN.
Để có được kết quả ấy, ban chấp hành Công đoàn (CĐ) cơ sở đã khảo sát
tình hình giá cả, thu nhập, chi tiêu thực tế của CN để làm cơ sở đề xuất ban giám
đốc cải thiện bữa ăn, chính sách tiền lương, phúc lợi. Những thông tin xác thực
ấy cùng cách kiến giải có lý, có tình của CĐ cơ sở đã thuyết phục ban giám đốc.
Nhờ đó, CN được hưởng thêm nhiều khoản phụ cấp cao hơn luật như: tiền ăn
sáng (100.000 đồng/tháng), tiền nhà trọ (200.000 đồng/tháng), chưa kể bữa ăn
giữa ca cũng được cải thiện.
Từ kinh nghiệm trong việc thương lượng, ông Đinh Văn Giai, chủ tịch CĐ
công ty, tiết lộ: “Để có cơ sở thuyết phục ban giám đốc, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát nhằm nắm chắc tâm tư, nguyện vọng CN. Những đề xuất hợp lý đều
được DN hiểu và ủng hộ”.
CĐ cơ sở Công ty Tích Hanh (quận Bình Tân-TPHCM) cũng có cách làm
bài bản như vậy, nhờ đó đã giúp công ty giữ ổn định lực lượng lao động. Bà Phan

Thị Minh Thu, chủ tịch CĐ công ty, cho biết: “CN chỉ an tâm gắn bó với DN khi
công việc, thu nhập ổn định. Tham gia cùng DN hoàn thiện chính sách đãi ngộ
CN cũng là cách ổn định quan hệ lao động”.
Những lần kiểm tra thực hiện pháp luật lao động tại công ty, nhiều thành
viên đoàn kiểm tra liên ngành quận Bình Tân đánh giá rất cao chính sách đãi ngộ
nơi đây. Các khoản trợ cấp nhà trọ, phụ cấp tay nghề, phụ cấp trách nhiệm (thấp
nhất 50.000 đồng, cao nhất 1,5 triệu đồng/tháng) được CĐ thuyết phục ban giám
đốc đưa vào thỏa ước lao động tập thể. Theo bà Huỳnh Thị Cẩm Lan, giám đốc
công ty, sự lắng nghe và chia sẻ của DN giúp CN an tâm, gắn bó hơn với nơi làm
việc.
1.1.2. Hiểu nhau hơn qua đối thoại
Tại hội thảo về tiền lương mới đây ở TPHCM, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ
tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhìn nhận: “Tranh chấp chủ yếu xảy ra do DN ít
quan tâm đến CN, chưa coi Công Đoàn là đối tác hợp tác. Nếu CN bức xúc, DN
phải chủ động hợp tác với Công Đoàn để tháo gỡ, không nên thoái thác trách
nhiệm, bởi điều đó chỉ khiến quan hệ lao động thêm phức tạp”.
Trong thực tế, ngày càng nhiều DN coi trọng việc xây dựng quan hệ hợp tác
với Công Đoàn. Tại Công ty TNHH May mặc Triple Việt Nam (100% vốn Đài
Loan, huyện Củ Chi-TPHCM), định kỳ một lần/tuần, Công Đoàn cơ sở chủ trì
buổi đối thoại giữa ban giám đốc và tập thể CN. Buổi đối thoại hết sức cởi mở
giúp CN mạnh dạn trình bày ý kiến của mình liên quan đến việc làm, thu nhập.
“Không khí đối thoại thẳng thắn, chân tình giúp DN và người lao động hiểu
nhau hơn, những vướng mắc trong quan hệ lao động nhờ đó cũng được giải tỏa”-
ông Lê Trần Thanh Hải, chủ tịch CĐ công ty, cho biết. Qua đối thoại, quan hệ lao
động tại DN luôn ổn định, đời sống CN ngày càng cải thiện. Các khoản phụ cấp
(thấp nhất 50.00 đồng, cao nhất 1 triệu đồng) đã tạo động lực làm việc cho người
lao động.
1.1.3. Tiếp cận và giải quyết tốt nhiều vấn đề
Ông Wang Chen Yi, Tổng Giám đốc Công ty Ever Win, nhìn nhận: DN gặp
khó song điều đó không có nghĩa là không quan tâm, chăm sóc CN. Nếu đề xuất

của CĐ hợp lý, DN phải xem xét đáp ứng với tinh thần cầu thị, xem đó là trách
nhiệm với CN. Thực tế, duy trì đối thoại sẽ giúp DN và CĐ sớm tiếp cận và giải
quyết tốt các vấn đề liên quan đến đời sống, việc làm của CN, từ đó ổn định sản
xuất, người lao động an tâm làm việc.
1.2. Đối thoại, thương lượng gián tiếp
Tại Công ty Cao su Phú Riềng, tại mỗi lô cao su đều đặt hộp thư để tiếp nhận
ý kiến, nguyện vọng của CN. Ông Lê Thanh Tú, giám đốc công ty, cho biết
những thắc mắc của CN đều được ban giám đốc giải đáp thẳng thắn và đầy đủ
vào sáng thứ hai mỗi tuần. Nhờ vậy, có giai đoạn công ty gặp khó khăn, thông
qua hộp thư, biết được CN hoang mang, ngay lập tức ban giám đốc đã tổ chức
gặp gỡ CN để công khai tình hình và hướng giải quyết của ban giám đốc. Nhờ
vậy, CN đã đồng ý không tăng lương mà tăng năng suất, giúp công ty vượt qua
giai đoạn khó khăn. Với phương châm chăm lo cho vốn quý, ông Lê Thanh Tú,
Giám đốc Công ty Cao su Phú Riềng, thu nhập đó là hoàn toàn xứng đáng với
giá trị lao động mà họ bỏ ra. “CN giàu, công ty mới mạnh. Công ty luôn đặt CN
vào vị trí trung tâm; lấy CN làm hạt nhân, làm tiêu chí của sự thành bại. Mọi
người có thể coi thu nhập như thế là đủ, là nhiều nhưng công ty luôn hướng đến
mục tiêu thu nhập CN năm sau cao hơn năm trước”- ông Lê Thanh Tú nói.
Ngoài mục tiêu tăng thu nhập, lãnh đạo công ty cùng Công đoàn còn tạo điều
kiện để CN phát triển kinh tế hộ gia đình. Hơn 5 năm nay, Công đoàn luôn duy
trì quỹ trợ vốn và đã phát vay không lãi cho 157 hộ với số tiền 795,3 triệu đồng.
Công đoàn còn vận động 4.073 CN đóng góp xây dựng quỹ tương trợ với số tiền
34,5 tỉ đồng. Nguồn quỹ này đã giúp 2.438 lượt CN vay làm kinh tế, ổn định
cuộc sống. Cách làm hay của công ty đã được tập đoàn áp dụng và nhân rộng.
Không chỉ chú trọng kinh tế mà đời sống tinh thần của CN cũng được công
ty và Công đoàn đặc biệt quan tâm. Phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT đã tạo
sân chơi lành mạnh thu hút đông đảo CN tham gia. Năm 2011, công ty đã đầu tư
105 sân bóng chuyền tại các tổ sản xuất; thành lập đoàn nghệ thuật quần chúng
để phục vụ CN. Không chỉ vậy, để tạo động lực cho con CN học tập, công ty còn
thành lập hội khuyến học với quy chế và chương trình hoạt động hằng năm. Giờ

đây, Công ty Cao su Phú Riềng không chỉ nổi tiếng khắp tập đoàn về làm ăn giỏi
mà còn nổi tiếng vì có nhiều con CN đậu đại học nhất. Chị Phạm Thị Tươi, CN
kỹ thuật, hồ hởi: “Kể mấy ngày cũng không hết những chương trình mà công ty
và Công đoàn chăm lo cho CN. Nào là tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tham
quan du lịch trong và ngoài nước, rồi mái ấm Công đoàn… Ngay cả việc “tế nhị”
của nữ CN cũng được công ty quan tâm khi 100% nữ CN được sử dụng băng vệ
sinh miễn phí, mỗi tổ sản xuất đều có nhà vệ sinh sạch sẽ, khang trang”.
2. Lợi ích của các bên thông qua đối thoại, thương lượng trong doanh nghiệp ở Việt
Nam
2.1. Đối với người lao động (NLĐ) và tổ chức đại diện cho họ
Lợi ích của người lao động:
+) Đối thoại xã hội:
- Giải tỏa những căng thẳng trong quan hệ giữa người lao động và
người sử dụng lao động → giúp NLĐ yên tâm làm việc.
- Làm cho môi trường làm việc thoải mái hơn,thân thiện hơn → Giúp
người NLĐ không bị các sức ép đè nén, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong quá
trình thực hiện công việc; đồng thời tạo điều kiện cho NLĐ có cơ hội thăng tiến,
đổi mới phương pháp làm việc → khả năng làm việc có điều kiện phát triển.
- Có sự đảm bảo tốt hơn về công ăn việc làm, giảm thiểu rủi ro trong
lao động
- Giúp NLĐ cùng với NSDLĐ giải quyết kịp thời những mâu thuẫn
phát sinh các xung đột → tiến tới sự nhất trí trong các vấn đề liên quan và có thể
đưa ra giải pháp phù hợp được các bên chấp nhận.
- Thông qua đối thoại NLĐ có thể nêu lên các quan điểm, ý kiến cải
tiến kỹ thuật, phương pháp và thao tác làm việc theo hướng thuận lợi hơn, hiệu
quả hơn.
+) Thương lượng:
- Giúp giải quyết xung đột của NLĐ làm giảm đi những căng thẳng
giữa các bên và tăng cường tính hiệu quả, hợp tác trong công việc.
- Tăng sự tin cậy của NLĐ đối với bên tham gia thương lượng còn lại.

- Góp phần phòng ngừa, hạn chế và giải quyết tranh chấp lao động phát
sinh trong quan hệ giữa NLĐ và các bên liên quan.
- Người lao động được khích lệ hơn vì họ được tham gia bày tỏ/ đề đạt
nguyện vọng
Lợi ích của tổ chức đại diện cho NLĐ:
Việc thực hiện tốt đối thoại xã hội giúp cho tổ chức đại diện cho NLĐ dễ
dàng hơn trong việc giải quyết các mâu thuẫn, các tranh chấp phát sinh trong quá
trình làm việc với NSDLĐ. Bên cạnh đó, cũng phòng ngừa được những tranh
chấp phát sinh trong quan hệ lao động.
Thực tế hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức công đoàn còn khá thấp. Bộ
luật Lao động hiện hành quy định những nơi chưa có tổ chức công đoàn thì cử
đại diện tập thể người lao động, nhưng theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, thời gian qua chưa có nơi nào xuất hiện đại diện tập thể người
lao động trong các tranh chấp lao động.
Bên cạnh đó, tình trạng phổ biến hiện nay ở các doanh nghiệp có tổ chức
công đoàn là ký kết thỏa ước lao động tập thể còn rất hình thức, không thông qua
thương lượng, đàm phán, nội dung hầu hết là sao chép lại quy định của pháp luật.
Chính vì vậy, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã đề nghị cần bổ sung
vào dự án Bộ luật các quy định trong thương lượng tập thể mang tính định hướng
và khuyến khích để các bên có cơ sở thỏa thuận, thương lượng. Khuyến khích
các doanh nghiệp chưa ký thỏa ước lao động tập thể sử dụng thỏa ước lao động
tập thể ngành cho doanh nghiệp của mình.
Nhiều doanh nghiệp vận dụng linh hoạt cách thương lượng (gặp, trao đổi
hàng tuần giữa 2 bên). Tuy nhiên, nhiều DN chưa sử dụng tốt công cụ đối thoại,
thương lượng tập thể, thoả ước tập thể để đạt được các vấn đề về an ninh – linh
hoạt. Các quy định trong thỏa ước mới chỉ dừng ở mức phản ảnh các quy định
của Luật. Năng lực của công đoàn cấp doanh nghiệp còn hạn chế, vị thế còn yếu
so với người sử dụng lao động. Đôi khi các thoả thuận tập thể không phải là kết
quả của một quá trình thương lượng thực sự giữa 2 đối tác xã hội tự chủ và độc
lập.

Thu nhập/chế độ của người lao động không được đảm bảo khi nghỉ chế độ
theo qui định của bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Lao động khi nghỉ chế độ ở
các doanh nghiệp vừa và nhỏ được điều tra ít được hưởng trợ cấp từ BHXH bởi:
- Nhiều lao động không được tham gia BHXH do không ký kết hợp đồng lao
động (HĐLĐ) hoặc ký kết HĐLĐ dưới 3 tháng
- Nhiều lao động chưa nhận thức được ý nghĩa của BHXH nên không tham
gia.
- Lao động có tham gia nhưng doanh nghiệp nợ tiền/không đóng BHXH.
- Các thủ tục, phiền hà từ cơ quan BHXH.
Bên cạnh đó, vẫn có những doanh nghiệp làm rất tốt công tác đối thoại xã
hội và thương lượng, tiêu biểu như:
Những doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Yên Phong:
- Tham dự một buổi đối thoại trực tiếp giữa công nhân với các bên liên quan
do Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ và phát triển, cùng
với đại diện các doanh nghiệp và ban ngành của tỉnh, huyện Yên Phong, chính
quyền xã, thôn tổ chức mới thấy hết ý nghĩa của việc tổ chức một diễn đàn cho
người lao động được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình.
- Tại buổi đối thoại, hàng loạt vấn đề công nhân đặt ra liên quan trực tiếp đến
quyền và lợi ích hợp pháp như các quy định về tiền lương, thưởng, thời giờ làm
việc, làm thêm giờ, chế độ phụ cấp trong môi trường độc hại, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, chất lượng bữa ăn giữa ca, giá tiền phòng trọ, tiền điện nước sinh
hoạt v.v… Và đại diện doanh nghiệp và các ban ngành liên quan đã thu nhận
nhiều ý kiến đồng thời giải đáp những khúc mắc, kiến nghị, đề xuất các giải pháp
hỗ trợ công nhân lao động. Từ đó giúp công nhân hiểu biết hơn, giúp doanh
nghiệp tháo gỡ được mâu thuẫn.
- Đơn cử như CN Nguyễn Huy Dũng, Công ty Flexcom (Khu công nghiệp
Yên Phong) trao đổi: Có rất nhiều vấn đề anh muốn hỏi nhất là những quy định
về việc ký kết hợp đồng lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, về lương, bữa
ăn giữa ca, chế độ ngày nghỉ, chuyên cần… Qua buổi đối thoại trực tiếp với ban
ngành liên quan mọi vướng mắc của anh được hóa giải, tâm lý làm việc thoải mái

hơn.
Đại diện lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh trả lời ý kiến của công nhân tại
buổi đối thoại tổ chức tại thôn Ấp Đồn, Yên Trung (Yên Phong).
- Xây dựng quan hệ hiểu biết, hợp tác giữa người sử dụng lao động và người
lao động cũng là mục tiêu của Công đoàn Công ty TNHH RM khi tham gia buổi
đối thoại nói trên. Ông Nguyễn Bá Sản, Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết: Để
buổi đối thoại thực chất, giải quyết căn cơ bức xúc của công nhân, lãnh đạo công
ty đã quyết định cử đại diện công đoàn tham dự vào các buổi đối thoại trực tiếp
như thế này. Hầu hết ý kiến của công nhân làm việc tại công ty tham dự buổi đối
thoại đều được chúng tôi trả lời cặn kẽ. Các chế độ phụ cấp, giờ chuyên cần, bữa
ăn ca được cải thiện đáng kể là kết quả của những lần đối thoại. Bản thân công
nhân cũng được trao đổi thẳng thắn và trực tiếp lắng nghe hồi đáp từ công ty
giúp họ hiểu rõ hơn về những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp, từ đó hợp
sức cùng vượt khó.
- Bà Nguyễn Thị Nhanh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh đánh giá:
Việc đối thoại xã hội và thương lượng tại Khu công nghiệp Yên Phong được triển
khai và đi vào hoạt động từ tháng 6-2011 đến nay là rất có hiệu quả. Đặc biệt
việc tổ chức thành công các buổi đối thoại trực tiếp giữa công nhân lao động với
các bên liên quan đã hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Cty TNHH Thuận Hưng: Đối thoại và thỏa thuận với công nhân ngừng
việc tập thể
Sáng 15.10, lãnh đạo Cty TNHH Thuận Hưng đã tiến hành đối thoại với
khoảng 300 công nhân (CN) thuộc hai bộ phận phi lê và tạo hình xung quanh vụ
ngừng việc tập thể diễn ra từ trưa ngày 10.10 đến sáng ngày 11.10…
Công nhân sẽ được trợ lương.
Mở đầu buổi đối thoại, ông Trần Ngọc Thạch – Trưởng phòng Tổ chức nhân
sự - Chủ tịch CĐ Cty TNHH Thuận Hưng (phường Ba Láng, quận Cái Răng,
TP.Cần Thơ) - đã thừa nhận sai sót khi để xảy ra việc ngừng việc tập thể của CN
tại Cty. Ông Thạch cho biết, trưa ngày 10.10, một số CN thuộc hai bộ phận phi lê
và tạo hình sau khi ăn trưa đã tự ý ngừng việc tập thể dù bộ phận CĐ đã ra sức

vận động, nhưng các CN vẫn không chịu trở lại làm việc. Việc CN tự ý bỏ về đã
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến 30 tấn cá nguyên liệu đang trong quá trình sản
xuất. Trong số các CN ngừng việc tập thể, có nhiều người có thái độ kích động,
lôi kéo, thậm chí đe dọa gây hoang mang cho CN khác.
Đối với các yêu cầu của CN liên quan đến vấn đề lương, thưởng, ông Trần
Văn Thái – Phó Giám đốc Cty TNHH Thuận Hưng - khẳng định, các chế độ
thưởng lễ, tết cho CN đều được Cty đảm bảo. Hằng tháng, Cty TNHH Thuận
Hưng đều trả lương đầy đủ và không hề chậm trễ hay nợ lương CN. Theo ông
Thái, đây là vụ ngừng việc tự phát. Mặt khác, trước khi xảy ra vụ việc, lãnh đạo
Cty TNHH Thuận Hưng không hề nhận được văn bản yêu cầu hay trao đổi với
một đại diện nào về quyền lợi của CN. “Chúng tôi mong CN suy nghĩ lại để cùng
Cty vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay” - ông Thái nói.
Thay mặt lãnh đạo Cty, ông Thái cam kết, nếu CN nào trở lại làm việc bình
thường sẽ được phía Cty trợ lương tính từ tháng 9. Theo đó, mức trợ lương mỗi
tháng đảm bảo lương thực lĩnh của CN không thấp hơn lương hợp đồng là
1.904.000 đồng/tháng.
Thiếu kiến thức về pháp luật lao động .
Tại buổi đối thoại, đại diện lãnh đạo Cty TNHH Thuận Hưng cũng cho biết:
Một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ ngừng việc tập thể là do trình độ và
nhận thức của các CN về pháp luật lao động còn rất hạn chế. Tuy nhiên, cũng
chính đại diện lãnh đạo Cty TNHH Thuận Hưng thừa nhận: Từ trước đến nay
chưa từng tổ chức các lớp học hay tập huấn về kiến thức lao động cho CN.
“Trước giờ Cty luôn chú trọng vào công việc làm ăn, đặc biệt là tìm cách tạo
ra nguồn nguyên liệu dồi dào để CN có công ăn việc làm, do vậy, chúng tôi chưa
có thời gian tổ chức các lớp học hay tập huấn về kiến thức lao động cho CN.
Thời gian tới, Cty sẽ cố gắng sắp xếp, mở các lớp tập huấn cho CN” - Bà Đỗ Thị
Ngọc Cầm – Quản đốc phân xưởng Cty TNHH Thuận Hưng - xác nhận với PV
Lao Động.
Liên quan đến thắc mắc của CN về việc Cty công khai đơn giá sản phẩm;
CN ký hợp đồng lao động nhưng không được giữ bản hợp đồng nào, lãnh đạo

Cty TNHH Thuận Hưng cho biết, thời gian tới, CN nào ký hợp đồng lao động
với Cty, sẽ được giữ lại một bản. Ông Nguyễn Hoàng Kịch – Phó Chủ tịch
LĐLĐ quận Cái Răng - đề nghị: Cty cần tổ chức nhiều hơn các buổi đối thoại
trực tiếp để CN có thể hiểu hơn các vấn đề liên quan đến pháp luật lao động,
quan trọng là tạo sự gần gũi nhiều hơn giữa lãnh đạo Cty và CN.
Kết thúc buổi đối thoại, phần lớn các CN tỏ ra đồng tình với ý kiến của lãnh
đạo Cty, LĐLĐ quận Cái Răng và đồng ý trở lại làm việc.
Toàn cảnh buổi đối thoại.
2.2. Đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và tổ chức đại diện cho họ
Đối với NSDLĐ
Thông qua đối thoại:
- Thông qua đối thoại giúp NSDLĐ sẽ thu nhận được nhiều ý kiến đồng thời giải
đáp những khúc mắc, kiến nghị, đề xuất các giải pháp hỗ trợ từ người lao động
> giúp nhà quản lý giải quyết công việc dễ dàng hơn và tháo gỡ được
những mâu thuẫn phát sinh.
- NSDLĐ có thể trao đổi thẳng thắn và trực tiếp những thuận lợi, khó khăn của
doanh nghiệp, mục tiêu phát triển trong tương lai > từ đó nhận được sự lắng
nghe hồi đáp đóng góp ý từ phía NLĐ và nhận được sự thông cảm hợp sức cùng
vượt khó của NLĐ.
- Sẽ có những lúc NSDLĐ lâm vào bế tắc trong cách quản lý nhân viên khi có mâu
thuẫn xảy ra, những hành động không kiểm soát được của NLĐ gây ảnh hưởng
tới hoạt động của doanh nghiệp. Lúc này nhờ có đối thoại sẽ giúp > NSDLĐ
truyền tải được những thông tin, giải quyết được những khúc mắc đối với NLĐ,
tránh được những ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.
- Giải tỏa những căng thẳng phát sinh giữa NSDLĐ và NLĐ, điều này làm tăng sự
tín nhiệm của công nhân viên đối với nhà quản lý
Thương lượng
- Giúp NSDLĐ cùng với NLĐ giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh các
xung đột→tiến tới sự nhất trí trong các vấn đề liên quan và có thể đưa ra giải
pháp phù hợp được các bên chấp nhận.

- Khi được chia sẻ, thương lượng sẽ giúp NLĐ hiểu hơn về doanh ngiệp tăng lòng
trung thành đối với doanh nghiệp > doanh nghiệp phát triển bền vững ổn
định, tăng doanh thu đem lại lợi nhuận lợi ích lớn cho NSDLĐ
- Góp phần phòng ngừa, hạn chế và giải quyết tranh chấp lao động phát sinh trong
quan hệ giữa NSDLĐ và các bên liên quan.
- Giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn về công nhân viên của mình, có thái độ cách quản
lý phù hợp > điều này sẽ giúp NSDLĐ có thêm nhiều kinh nghiệm trong
cách làm việc lãnh đạo và làm tăng uy tín cho nguời quản lý
Đối với tổ chức đại diện
- Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là “cầu nối” giữa người lao
động và người sử dụng lao động trong các quan hệ cụ thể và trong cơ chế hai
bên, cơ chế ba bên, thông qua việc đối thoại xã hội sẽ làm nổi bật lên vai trò
trách nhiệm của tổ chức đại diện và là cơ sở để đưa ra quyết định các vấn đề của
lao động.
- Thông qua đối thoại các tổ chức đại diện sẽ là chủ thể trực tiếp hoặc
gián tiếp thực hiện các hành vi cần thiết và hợp pháp để bảo vệ các quyền, lợi ích
hợp pháp của các thành viên của mình và bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật
lao động.
- Khi tổ chức đối thoại xã hội thành công thì từ phía tổ chức đại diện và
NSDLĐ sẽ là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và hợp tác trong lao động và trong quá
trình sản xuất xã hội, tăng sự tín nhiệm và lòng trung thành với doanh nghiệp từ
phía NLĐ
Ví dụ: Tạo môi trường dân chủ, đồng thuận trong quan hệ lao động:
Trong khuôn khổ dự án Oxfarm, Liên đoàn Lao động thành phố vừa tổ chức
đối thoại xã hội tại 2 doanh nghiệp là Công ty cổ phần Bia Tây Âu và Công ty
TNHH may Thiên Nam. Tại các cuộc đối thoại, người lao động và chủ doanh
nghiệp thẳng thắn trao đổi nhiều vấn đề liên quan tới chế độ, chính sách; các kiến
nghị, đề xuất nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ…,
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần xây dựng môi trường dân chủ, sự
đồng thuận và quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp.

Cơ hội để hiểu nhau hơn
Đó là đánh giá của bà Vũ Thị Ngọc Lan, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng
quản trị Công ty cổ phần Bia Tây Âu về cuộc đối thoại xã hội vừa được tổ chức
tại công ty giữa tháng 9 vừa qua. Tại cuộc đối thoại, công nhân được trực tiếp trò
chuyện, trao đổi, nghe lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ những vấn đề công ty đang
gặp phải hiện nay. Trong khó khăn chung của nền kinh tế, Công ty cổ phần Bia
Tây Âu cũng bị ảnh hưởng, phải thu hẹp quy mô hoạt động. Để bảo đảm việc
làm, đời sống cho 64 lao động, công ty chuyển hướng sản xuất thêm sản phẩm
bia chai. Tuy nhiên, do đặc thù ngành hàng kinh doanh chỉ sôi động trong 3
tháng hè nên hiện nay, thu nhập bình quân của người lao động chưa cao.
Trước những khó khăn của ban lãnh đạo, người lao động Công ty CP Bia
Tây Âu bày tỏ đồng cảm và nêu lên một số kiến nghị, đề xuất để bảo đảm an toàn
vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Tổ trưởng tổ phòng, chống cháy, nổ Đàm Văn
Thành kiến nghị công ty trang bị thêm đồng hồ đo điện. Công nhân Nguyễn Thị
Tuyết Mai phụ trách môi trường và kỹ thuật KCS mong muốn, công nhân công
ty được trang bị khẩu trang, ủng, găng tay… dù công ty gặp nhiều khó khăn
nhưng tiếp tục quan tâm cung cấp, trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động
để bảo đảm an toàn cho người lao động trong quá trình sản xuất.
Sôi nổi và có phần gay cấn hơn, cuộc đối thoại xã hội tại Công ty TNHH
may Thiên Nam ghi nhận nhiều câu hỏi liên quan trực tiếp tới các vấn đề chế độ,
chính sách cho người lao động như quy định về đền bù, hoàn trả các dụng cụ bảo
hộ lao động bị mất hoặc hết thời hạn sử dụng; việc cộng dồn ngày nghỉ phép từ
năm trước sang năm sau; chế độ phụ cấp cho an toàn viên trong công ty…
Những thắc mắc, băn khoăn của người lao động đều được đại diện Ban giám đốc
công ty giải đáp cụ thể, thỏa đáng.
Quang cảnh cuộc đối thoại xã hội tại Công ty
TNHH may Thiên Nam
Tăng tính đối thoại, trao đổi hai chiều
Theo ông Vũ Đức Cường, Phó Ban Chính sách và pháp luật (Liên đoàn Lao
động thành phố), bản chất của đối thoại xã hội tại nơi làm việc là sự trao đổi,

phản biện giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Nội dung đối thoại rất
đa dạng, từ chế độ, chính sách đối với người lao động; quyền, trách nhiệm của
mỗi bên trong quan hệ lao động; các đề xuất, kiến nghị, giải pháp được đưa ra
bàn bạc, trao đổi nhằm xây dựng môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu nguy
cơ cháy nổ, tai nạn lao động; cải tiến cách làm việc để nâng cao năng suất lao
động… Một cuộc đối thoại chỉ có thể coi là thành công khi có sự trao đi đổi lại,
tạo được không khí cởi mở, thẳng thắn nhưng chân tình giữa chủ sử dụng lao
động và người lao động cùng hướng tới mục tiêu vì sự phát triển của đơn vị,
doanh nghiệp.
2.3. Đối với Nhà nước
Đối thoại xã hội góp phần quan trọng trong việc xây dựng, điều chỉnh có
hiệu quả hệ thống luật pháp, chính sách của quốc gia nói chung và về quan hệ lao
động nói riêng.
Đối thoại xã hội ở cấp quốc gia giải quyết các vấn đề mang tính vĩ mô liên
quan đến các bên tham gia, góp phần quan trọng trong việc xây dựng, đổi mới
chính sách, giúp điều chỉnh các vấn đề mang tính vĩ mô. Nó tạo lập cho Chính
phủ diễn đàn để xây dựng sự nhất trí về các vấn đề đang gây tranh cãi. Đó là nơi
để các đối tác xã hội trao đổi thông tin và quan điểm, tư vấn lẫn nhau và đảm bảo
sự đóng góp của đối tác xã hội vào các chính sách của Chính phủ. Chính phủ có
thể tham khảo các ý kiến này trước khi đưa ra quyết định nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả thực thi quyết định. Thông qua đó, quyền lợi của các đối tác
xã hội được bảo vệ, đặc biệt là quyền được nói.
Bằng việc tham khảo ý kiến của các bên đối tác, những vấn đề trong hệ
thống luật pháp và chính sách sẽ được làm rõ. Thông qua đó, các cơ quan có
thẩm quyền xây dựng và điều chỉnh, luật pháp và chính sách phù hợp hơn với
tình hình hiện tại của nền kinh tế. Pháp luật, chính sách nếu được tham khảo ý
kiến của các đối tác xã hội sẽ hài hòa lợi ích của các bên.
Đối thoại xã hội còn làm tăng tính ổn định của xã hội. Thực tế nhận thấy, đối
thoại xã hội đã tạo cho Chính phủ diễn đàn để xây dựng sự nhất trí về các vấn đề
đang tranh cãi, là nơi để các đối tác xã hội trao đổi thông tin và quan điểm,…

đóng góp vào các chính sách của Chính phủ. Qua đó sẽ làm hạn chế những sai
sót, mâu thuẫn khi Nhà nước tiến hành xây dựng các chính sách liên quan đến
quan hệ lao động và điều chỉnh cách chính sách phù hợp với thực tế hơn. Điều
này góp phần làm ổn định xã hội hơn.
Sau đây là ví dụ thực tế về lợi ích mà đối thoại xã hội mang lại đối với Nhà
nước: Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính và Doanh nghiệp khu vực phía nam
về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2012
Ngày 04/10/2012, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với
phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị đối thoại
với doanh nghiệp về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan khu vực
phía Nam nhằm trao đổi, giải đáp và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về
chính sách và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan.
Đến dự Hội nghị có đồng chí Đỗ Hoàng Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Tài
chính, đồng chí Huỳnh Văn Minh - Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam; đồng chí Hoàng Việt Cường – Phó Tổng cục Trưởng
Tổng cục Hải quan; đồng chí Nguyễn Đình Thi – phó Vụ Trưởng Vụ Chính sách
thuế - Bộ Tài chính; đồng chí Nguyễn Vân Chi – Vụ Trưởng Vụ Chính sách thuế
- Tổng cục thuế và sự có mặt của gần 500 doanh nghiệp đại diện cho cộng đồng
các doanh nghiệp phía nam.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị đối thoại, Thứ Trưởng Bộ Tài chính Đỗ
Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh “Tại Hội nghị này, ngoài việc trao đổi, giải đáp,
tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của
pháp luật liên quan về thuế, về hải quan, hội nghị lần này cũng là cơ hội để Bộ
Tài chính thu nhận ý kiến chia sẻ và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp phục
vụ cho công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách thuế và hải quan”.
Tại Hội nghị, Ông Hoàng Việt Cường – Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải
quan và bà Nguyễn Vân Chi – Vụ Trưởng Vụ Chính sách thuế - Tổng cục thuế đã
giới thiệu với các doanh nghiệp những nội dung đổi mới về chính sách thuế, thủ
tục hành chính thuế, thủ tục quản lý hải quan mới từ tháng 10/2011 đến nay.
Theo đó, các Luật, Pháp lệnh về thuế và Hải quan sửa đổi, bổ sung và ban hành

mới đều giảm nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp,
người dân có điều kiện tích luỹ vốn, tái mở rộng sản xuất và cải thiện đời sống.
Sau khi nghe Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan Việt Nam giới thiệu những
đổi mới trong chính sách thuế và hải quan của Việt Nam, đã có gần 80 câu hỏi
của các doanh nghiệp được gửi lên cho Ban tổ chức hội nghị đối thoại. Hầu hết
các thắc mắc của các doanh nghiệp đề cập đến bao gồm: Thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, các vấn đề liên
quan đến quảng cáo, tiền lương, cho vay tài chính, phần mềm hỗ trợ kê khai, thủ
tục hải quan điện tử…Đa số các câu hỏi của các doanh nghiệp đã được các
chuyên gia của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan trả lời đầy đủ
và chính xác theo đúng các quy định hiện hành.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đánh giá cao những ý kiến
đóng góp tại buổi đối thoại của doanh nghiệp và khẳng định những vướng mắc
của doanh nghiệp về thuế và hải quan sẽ được tổng hợp và trả lời đăng tải trên
Website của Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan để hỗ trợ doanh nghiệp nhằm
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc một cách hiệu quả nhất. Thứ trưởng nhấn mạnh
công tác cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan là nhiệm vụ trọng tâm
trong nhiều năm qua và những năm tiếp theo của Bộ Tài chính.
Tại Hội nghị đồng chí thứ trưởng cũng cho biết, tháng 10 tới Quốc Hội Việt
Nam sẽ thông qua một số điều sửa đổi của Luật Quản lý thuế nhằm hướng tới
nâng cao thủ tục hành chính thuế tốt hơn, cá nhân đồng chí thứ trưởng rất mong
cộng đồng doanh nghiệp sẽ nắm bắt nhanh nhất, vận dụng tốt nhất, đầy đủ nhất
những cơ chế chính sách mới mà Quốc hội sẽ ban hành tháng 10 năm nay. Đồng
thời, Bộ Tài chính cũng đã dự thảo xong luật hải quan và đang chuẩn bị lấy ý
kiến cấp bộ và cộng đồng doanh nghiệp trước khi ban hành chính thức luật này.
Kết thúc Hội nghị đồng chí Huỳnh văn Minh - Uy viên Ban chấp hành
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cảm ơn sự có mặt của cộng đồng
doanh nghiệp đã tới tham dự Hội nghị, đặc biệt đồng chí cảm ơn và đánh giá cao
lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan đã rất nhiệt tình, trả lời
xác đáng mọi vướng mắc của doanh nghiệp tại hội nghị. Đồng chí cũng khẳng

định Bộ tài chính luôn là bạn đồng hành, giúp doanh nghiệp tháo gỡ mọi vướng
mắc liên quan đến thuế và hải quan góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua những
khó khăn hiện nay. Đồng chí cũng mong muốn Bộ tài chính sẽ giải quyết thỏa
đáng và nhanh chóng những vướng mắc của doanh nghiệp.
Có thể nói, hai cuộc Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp về thuế và hải
quan tại phía Bắc và phía Nam đã thành công tốt đẹp. Với những kết quả đạt
được từ các cuộc đối thoại này, các doanh nghiệp sẽ nắm vững và thực hiện tốt
hơn các chính sách về thuế và hải quan khi hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó
có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển kinh tế của doanh nghiệp nói riêng
và của nền kinh tế nói chung.
3. Giải pháp tăng hiệu quả hoạt động đối thoại và thương lượng
3.1. Nâng cao hiệu quả của các hình thức đối thoại xã hội.
• Trao đổi thông tin:
- Trao đổi thông tin được tiến hành trực tiếp: DN cần chú ý đối tượng nhận tin để
trao đổi thông tin cho phù hợp.
- Trao đổi thông tin gián tiếp: DN nên chú trọng đầu tư vào phương tiện truyền tải,
ví dụ nâng cao chất lượng hệ thống loa, đài, bảng tin nội bộ, băng rôn, khẩu hiệu
nên được thiết kế bắt mắt tạo cho người đọc sự thích thú khi xem…
• Tư vấn, tham khảo:
- Đội ngũ tư vấn viên đóng vai trò rất quan trọng cho nên họ phải là người có đầy
đủ phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp khi tham gia đối thoại. DN cũng nên có một
bộ phận chuyên trách tư vấn các vấn đề liên quan đến QHLĐ.
- Khi DN tiến hành tham khảo ý kiến của NLĐ hoặc tập thể NLĐ thì DN nên chọn
ra những cá nhân, tập thể có đầy đủ kiến thức, phẩm chất nghề nghiệp để tham

×