Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, sự cạnh tranh của các
doanh nghiệp với nhau diễn ra rất gay gắt và khốc liệt. Trước tình hình đó,
công tác phân tích tài chính là một việc làm hết sức quan trọng. Nó cho chúng
ta cái nhìn tổng quan về một doanh nghiệp cũng như các tác động của môi
trường xung quanh tới doanh nghiệp đó, từ đó có thể có những chính sách,
phương hướng trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh của công ty.
Thực tế trong những năm trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú
trọng tới công tác phân tích tài chính, một phần có lẽ vì việc chưa thấy tính
cấp thiết của các doanh nghiệp, hoặc do quy mô của công ty nhỏ hay vì chi
phí phát sinh… Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc phân tích tài chính
đã được chú trọng hơn, đó như là công việc thường niên của mỗi doanh
nghiệp. Thực tế thì sau khi có số liệu phân tích tài chính người đứng đầu có
thể ra quyết định chính xác, đúng đắn hơn, đưa lại lợi nhuận nhiều hơn, các
lợi ích liên quan khác cho công ty.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình tài chính của 2 công ty thuộc lĩnh vực công nghệ, ngành: Công
ty cổ phần KASATI (KST) và Công ty cổ phần Vật liệu Điện và Viễn thông
Sam Cường (SMT)
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống chi tiết, số liệu và phương pháp phân tích cần xác
định hệ thống phân tích và chỉ tiêu phân tích phù hợp. Nhóm đã chọn phương
án phân tích chủ yếu sau:
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp tỉ lệ.
- Phương pháp phân tích Dupont.
4. Kết cấu bài phân tích.
Chương 1: Phân tích môi trường tình hình chung
Chương 2: Giới thiệu chung về hai công ty
Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính của mỗi công ty
Chương 4: Phân tích các chỉ số tài chính của mỗi công ty
Chương 5: Tổng hợp và đánh giá.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Phan Hồng Mai đã tận tình giảng dạy
hướng dẫn chi tiết cho nhóm làm bài phân tích này. Tuy nhiên với thời gian có
hạn, môn Phân tích tài chính là một môn còn khá mới mẻ với chúng em, việc phân
tích cần đòi hỏi có một trình độ chuyên môn nhất định kết hợp với kinh nghiệm
1
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
thực tiễn trong khi chúng em còn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm trong việc
thu thập số liệu, xử lý thông tin… nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Chúng
em mong tiếp tục được cô hướng dẫn và nhận xét để bài viết được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô ạ!
2
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG
I. Môi trường vĩ mô
1. Kinh tế
1.1. Tình hình kinh tế thế giới năm 2012
Kinh tế thế giới 2012 trải nghiệm nhiều “nốt trầm”:
Trong năm 2012, nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhìn chung suy trầm trên
toàn thế giới trong bối cảnh châu Âu vẫn lún sâu vào cuộc khủng hoảng nợ công
dằng dai suốt ba năm qua, kinh tế Mỹ và Nhật Bản tăng trưởng “ì ạch.”
Các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng khá nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil
cũng không đủ sức giúp kinh tế thế giới tránh khỏi đi xuống như người ta kỳ
vọng khi mà chính các nước này cũng chẳng giữ được“phong độ” trong hoàn
cảnh kinh tế sa sút chung.
Các nhà phân tích nhận định trong bối cảnh triển vọng bị chi phối bởi
không ít nguy cơ và thách thức, trong đó việc trước mắt là kịp thời đưa ra các
quyết sách đưa châu Âu thoát khỏi khủng hoảng nợ và Mỹ tránh được "vách đá
tài chính", bức tranh kinh tế thế giới sẽ chưa thể trở nên tươi sáng hơn đáng kể
trong hai năm tới.
Kinh tế thế giới năm 2012 diễn biến với nhiều “nốt trầm” và nhiều lần
bị hạ mức dự báo tăng trưởng trong năm.
Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới năm 2013 của Liên
hợp quốc công bố trong những tuần cuối năm, dự báo kinh tế toàn cầu tăng
trưởng 2,2% trong năm 2012, thấp hơn so với mức dự báo 2,5% hồi tháng
6/2012 và tiếp tục tăng trưởng "dưới tiềm năng" với mức tăng 2,4% năm 2013
và 3,2% năm 2014.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế công bố trước đó, Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD) cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm
2012 và 2013 từ 3,4% và 4,2% xuống 2,9% và 3,4%.
Châu Á-Thái Bình Dương, nốt “thăng” hiếm hoi
Khủng hoảng nợ công châu Âu và kinh tế toàn cầu yếu kém, nỗi lo ngại
về “vách đá tài chính” ở Mỹ, đà hồi phục của kinh tế toàn cầu chậm lại, cộng
thêm những thách thức về cơ cấu, đầu tư yếu đi và sản lượng dư thừa trong
nước đã khiến cho các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh ở châu Á, như
3
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
Trung Quốc và Ấn Độ, đánh mất đà tăng trưởng nhanh cũng như không thể
thêm màu sắc mới cho bức tranh kinh tế thế giới trong năm 2012.
Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), Trung Quốc năm
nay chỉ tăng 7,9%, nhỉnh hơn đôi chút so với ước đoán 7,5% của Chính phủ
nước này và là mức thấp nhất kể từ năm 1999, do xuất khẩu yếu và tác động của
các biện pháp hạ nhiệt của thị trường nhà đất. Nhìn chung, xuất khẩu sụt giảm là
lý do cơ bản khiến các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á tăng trưởng chậm
lại trong năm Nhâm Thìn.
Tuy nhiên, báo cáo của Liên hợp quốc nhận định rằng, xét tương quan
với các khu vực khác, kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2012 vẫn khả quan
với tốc độ tăng trưởng ước đạt 5,6%, dù không tránh khỏi tình trạng thấp hơn
mức dự báo tăng 6,5% trước đó.
Theo đánh giá của WB, khu vực Đông Á đang phát triển, không tính
Trung Quốc, là điểm sáng hiếm hoi của kinh tế toàn cầu. Màn trình diễn khá ấn
tượng của những “ngôi sao sáng” Indonesia, Malaysia, Philippines và Myanmar
sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực này lên 5,7% năm 2013 và 5,8%
năm 2014.
Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (EAP) ước đoán tăng trưởng 7,5%
năm 2012 và 7,9% năm 2013, trong khi khu vực Đông Á và Nam Á (theo dự
báo của Liên hợp quốc) sẽ tăng trưởng lần lượt 5,8% và 4,4% trong năm 2012
và 6,2% và 5% năm 2013.
Về triển vọng tăng trưởng của kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, các nhà
kinh tế lạc quan rằng nhu cầu mạnh mẽ trong khu vực sẽ bù đắp mức tăng xuất
khẩu chậm lại.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế châu Á vừa công bố, Goldman Sachs
đưa ra đánh giá khá lạc quan về triển vọng kinh tế châu Á, ngoại trừ Nhật Bản.
Goldman Sachs dự báo châu Á sẽ tăng trưởng trung bình 6,9% năm 2013 và
tăng 7 ,3%/năm từ năm 2014 đến 2016.
Eurozone vẫn là mối đe dọa lớn đối với kinh tế thế giới
Tăng trưởng kinh tế giới năm Nhâm Thìn đối mặt ba nguy cơ lớn nhất là
cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng sử dụng đồng euro (Eurozone),
“vách đá tài chính” ở Mỹ và kinh tế Trung Quốc tăng chậm lại đáng kể và đứng
trướcnguy cơ “hạ cánh cứng.”
4
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
Liên hợp quốc cho rằng mỗi mối đe dọa này đều có thể khiến sản lượng
kinh tế toàn cầu mất đi khoảng 1-3%. Trong tình huống xấu nhất, một cuộc suy
thoái toàn cầu có thể sẽ xảy ra với “ngòi nổ” là ba mối đe dọa nói trên và nhiều
khả năng sẽ khiến nhiều nước sa chân vào vòng luẩn quẩn của các biện pháp
khắc khổ và tỷ lệ thất nghiệp cao trong nhiều năm.
Tình hình Eurozone năm 2012 có thể gói gọn trong ba từ “dễ đổ vỡ.”
Cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài ba năm qua đã kéo lần lượt Hy Lạp, Ireland,
Bồ Đào Nha, Síp vào vòng xoáy, buộc những nước này phải xin cứu trợ của
cộng đồng quốc tế để tránh vỡ nợ. Tây Ban Nha và Italy cũng đứng trước nguy
cơ này.
Nhiều nền kinh tế châu Âu đã rơi vào suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp ở
Eurozone tăng lên mức cao kỷ lục gần 12% trong năm 2012.
Khủng hoảng nợ đã suýt “cuốn” Pháp vào vòng xoáy này và kéo kinh tế
Đức giảm tốc đáng kể. Eurozone rốt cuộc không tránh được suy thoái trở lại
trong quý 3/2012.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 6/12 nhận định kinh tế
Eurozone giảm 0,5% trong năm 2012 và 0,3% năm 2013 trước khi có thể tăng
1,2% trong năm 2014. Kinh tế khu vực này được dự báo sẽ tiếp tục yếu kém
trong năm 2013, nếu có phục hồi thì cũng chỉ có thể vào cuối năm, nhờ chính
sách lãi suất thấp, lòng tin cải thiện và nhu cầu toàn cầu mạnh lên.
Tuy nhiên, sau một năm nhiều nỗ lực, “mầm xanh hy vọng” đã trở lại vào
mùa đón Giáng sinh - Năm mới khi các nhà lãnh đạo EU tại Hội nghị thượng
đỉnh cuối cùng của năm 2012 đã trao hai món quà Giáng sinh ý nghĩa cho tương
lai toàn châu Âu.
Món quà thứ nhất là việc EU đạt được thỏa thuận trao quyền cho ECB
giám sát ngân chung các ngân hàng Eurozone, mở ra cơ hội các quỹ cứu trợ của
Eurozone bơm vốn trực tiếp cho những nước khó khăn và là bước đi đầu tiên
tiến tới việc thành lập liên minh ngân hàng vốn được kỳ vọng sẽ là lá chắn giúp
châu Âu đối phó với khủng hoảng và cũng là bước đầu của châu lục này trên
con đường tiến tới Liên minh Kinh tế và Tiền tệ thực sự.
Món quà thứ hai là việc Eurozone nhất trí giải ngân khoản cho vay cứu
trợ tổng cộng 49,1 tỷ euro, giúp Hy Lạp tránh được nguy cơ vỡ nợ và phải rời
khối.
5
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
Các nền kinh tế phát triển - “gót chân Asin” của kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - tăng trưởng khá “ì ạch” trong năm
2012 và dự đoán chưa có sự cải thiện đáng kể trong năm 2013 và 2014.
Nếu hai đảng tại Quốc hội Mỹ không đạt được thỏa thuận ngăn chặn kế
hoạch tăng thuế và cắt giảm chi tiêu trị giá 600 tỷ USD có hiệu lực từ đầu năm
2013, tức là tránh được “vách đá tài chính,” sau thời gian dài thương thảo kiểu
“kéo co,” kinh tế Mỹ có nguy cơ mất đi 4% GDP và rơi vào suy thoái. Liên hợp
quốc dự báo kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 2,1% trong năm 2012, 1,7% năm
2013 và 2,7% năm 2014.
Cho rằng kinh tế nước nhà vẫn cần sự hỗ trợ của các chương trình nới
lỏng chính sách tiền tệ, Mỹ đã thực thi gói nới lỏng định lượng (QE) tới lần thứ
ba, giữ lãi suất ở mức cực thấp 0-0,25%, tiến hành chương trình hoán đổi trái
phiếu (OT) và giữa tháng 12/2012 triển khai chương trình mua trái phiếu mới trị
giá 45 tỷ USD/tháng thay cho chương trình OT đáo hạn vào cuối năm.
Mỹ vẫn kiên trì với chính sách tiền tệ này nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh
tế mà Mỹ cho là vẫn yếu, mặc dù về cuối năm, nền kinh tế này đón nhận một số
“điểm sáng” trên thị trường nhà đất, chi tiêu tiêu dùng và thị trường lao động.
Đối với Nhật Bản, các khoản đầu tư lớn để tái thiết những khu vực bị tàn
phá bởi thảm họa động đất, sóng thần tháng 3/2011 đã giúp nền kinh tế lớn thứ
ba thế giới phục hồi, song đà phục hồi này cũng “hụt hơi” khi các khoản chi này
giảm.
Xét tổng thể, tình trạng giảm phát, sự tăng trưởng chậm lại của thương
mại thế giới, nhu cầu trong nước yếu và xuất khẩu giảm sút, nhất là sang Trung
Quốc, và lòng tin của các nhà chế tạo Nhật Bản trong quý 4/2012 xuống mức
thấp nhất trong gần ba năm qua đang dọa đẩy Nhật Bản trước nguy cơ suy thoái
lần thứ năm trong 15 năm trở lại đây.
Đây cũng là thách thức lớn đối với Chính phủ của Thủ tướng mới của
Nhật Bản, Shinzo Abe, sau khi Đảng Dân chủ Tự do (LDP) giành chiến thắng
áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản mới đây dự báo nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này
trong quý 3/2012 giảm 0,9% và cả năm giảm tới 3,5%. Trong báo cáo gần đây,
OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2012 và 2013 từ 2,6% và
1,5% xuống 2% và 0,7%.
6
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
Nhằm tiếp sức cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, Ngân hàng trung ương
Nhật Bản ngày 20/12 đã quyết định mở rộng chương trình mua tài sản thêm
10.000 tỷ yen (110 tỷ USD) lên 101.000 tỷ yen.
Mặc dù đã bốn năm trôi qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu bùng phát, kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi một cách chật vật. Trong bối
cảnh kinh tế sa sút, "làn sóng kích thích tăng trưởng" đã diễn ra tại nhiều nước
trên thế giới, đi đầu là các nước G3 (Nhật Bản, Mỹ và Eurozone), thông qua
việc triển khai các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ, như QE, hạ lãi suất
xuống mức thấp, OT và tái cấp vốn dài hạn (LTRO).
Tuy nhiên, WB cảnh báo việc các nước nới lỏng chính sách tiền tệ để
kích thích tăng trưởng có thể lợi bất cập hại, bởi nó sẽ dẫn tới làn sóng tăng
trưởng tín dụng dư thừa và tạo ra những bong bóng tài sản ở những khu vực có
triển vọng kinh tế sáng sủa hơn, như EAP. Xu hướng này sẽ trở thành nguy cơ
lớn đối với những nước có tỷ lệ nợ/GDP ở mức cao và khả năng giám sát trong
lĩnh vực tài chính còn yếu.
Trong khi đó, thương mại thế giới tăng trưởng chậm lại đáng kể trong
năm 2012 và xu hướng này dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2013, do nhu cầu yếu
cả ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu giảm cùng với sự hạn chế
của nhu cầu trong nước đã và sẽ làm chậm đà tăng trưởng của nhiều nước đang
phát triển và nhiều nền kinh tế trong giai đoạn chuyển giao.
I.2. Tình hình kinh tế Việt Nam 2012
Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam.Tuy nhiên,
năm 2012 cũng đã xuất hiện những chuyển động tích cực hỗ trợ và thúc đẩy cơ
cấu lại nền kinh tế, chuẩn bị thế và lực cho giai đoạn phát triển tiếp theo, cao
hơn, bền vững và hiệu quả hơn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp
Tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều
năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 4,77% năm 1999 nhưng
lại thấp hơn cả tốc độ tăng 5,32% năm 2009. Rõ ràng những bất ổn kinh tế vĩ
mô tích tụ trong mấy năm gần đây đã buộc Việt Nam phải chuyển trọng tâm
chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô,
kiềm chế lạm phát thông qua những biện pháp nêu trong Nghị quyết số
11/2011/NQ-CP và nêu lại trong Nghị quyết số 01/2012/NQ-CP.
Tiếc rằng chủ trương chấp nhận giảm tốc độ tăng GDP để củng cố điều
kiện kinh tế vĩ mô và triển khai cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế lại chưa được
7
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
khẳng định mạnh mẽ nên mặc dù so với cùng kỳ GDP quí I chỉ tăng có 4,64%,
quí II nhích lên 4,8% và quí III tăng 5,05% - đều là những quí có tốc độ tăng
trưởng thấp hơn hẳn trong vòng 5 năm qua, song Việt Nam vẫn cố duy trì mục
tiêu tăng trưởng ban đầu 6-6,5% và chỉ chấp nhận không thể đạt được mục tiêu
này vào mấy tháng cuối năm.
Biểu hiện rõ nhất của cố gắng tăng trưởng là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư
mặc dù hiệu quả đầu tư chưa được cải thiện và chương trình cơ cấu lại đầu tư,
trong đó tập trung cơ cấu lại đầu tư công diễn ra chậm chạp do gặp nhiều trở
ngại cả từ tư duy, quy hoạch, cơ chế quản lý cũng như kiểm tra giám sát. Tổng
vốn đầu tư toàn xã hội quí I-2012 đột ngột tăng lên 36,2% GDP từ mức 34,6%
GDP năm 2011 trước khi giảm chút ít xuống 34,5%GDP sau 6 tháng, rồi lại
tăng lên 35,8% GDP sau 9 tháng, tuy thấp hơn hẳn mức đầu tư giai đoạn 2006-
2010 nhưng vẫn tương đương giai đoạn 2001-2005.
Do tốc độ tăng GDP năm 2012 thấp hơn hẳn so với giai đoạn 2001-2005
nên hiệu quả đầu tư chung đột ngột tăng vọt và ICOR chỉ hạ xuống dưới 6 khi
tổng mức đầu tư toàn xã hội cả năm 2012 còn khoảng 33,5%. Đáng chú ý là tỷ
trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước năm 2012 vẫn duy trì ở mức
trên dưới 37% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó vốn đầu tư từ NSNN vẫn
chiếm khoảng 54% chứng tỏ chương trình cơ cấu lại đầu tư công chưa có
chuyển biến rõ rệt.
Tổng cầu và lạm phát tăng thấp
Năm 2012 tổng cầu tiêu dùng tuy có cải thiện hơn so với năm 2011
nhưng vẫn tăng thấp hơn so với những năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và
dịch vụ tiêu dùng tăng 16% so với năm 2011 (loại trừ yếu tố giá tăng 6,2%) chỉ
bằng một nửa so với giai đoạn 2007-2010. Hệ quả là mặc dù sản xuất công
nghiệp chững lại với chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 5,9%, song do sức
mua tăng chậm với chỉ số tiêu thụ hàng công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng
khoảng 3,6% nên chỉ số hàng tồn kho của nhóm hàng này tăng tới hơn 20,1% so
với cùng kỳ năm trước.
Một số nét nổi bật khác
Chính Phủ đã kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá, tiền tệ chặt chẽ. Kinh tế vĩ mô có những
tiến bộ trên một số tiêu chí quan trọng.
Lạm phát bước đầu được kiềm chế, giá tiêu dùng 9 tháng tăng 5,13%.
Trong những tháng cuối năm sẽ thực hiện các biện pháp để giữ mức lạm phát cả
năm khoảng 8%.
So với đầu năm, lãi suất cho vay đã giảm. Tỷ lệ tín dụng cho khu vực
nông nghiệp và nông thôn tăng. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng có bước
cải thiện. Huy động tiền gửi tăng 12,7%. Tỷ giá ổn định, niềm tin vào đồng tiền
Việt Nam được củng cố, khắc phục một bước tình trạng sử dụng ngoại tệ, vàng
8
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
để làm phương tiện thanh toán ở trong nước. Xuất khẩu tăng 18,9%, đạt 83,79
tỷ USD, nhập khẩu tăng 6,6%, đạt 83,76 tỷ USD. Ước xuất khẩu cả năm tăng
16,6%, nhập khẩu tăng 6,8%, nhập siêu khoảng 1 tỷ USD, bằng 0,9% kim
ngạch xuất khẩu. Dự trữ ngoại hối tăng, đạt trên 11 tuần nhập khẩu; cán cân
thanh toán quốc tế thặng dư trên 8 tỷ USD.
Thu ngân sách đạt 67,3%, chi ngân sách đạt 71,2% dự toán. Với tín hiệu
tích cực của những tháng cuối năm, ước thu ngân sách cả năm đạt kế hoạch, bảo
đảm được các nhiệm vụ chi và giữ bội chi ngân sách ở mức 4,8% GDP, đạt chỉ
tiêu Quốc hội đề ra.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước bằng 29,5% GDP (năm 2011
là 34,6%). Nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn được thực hiện, tình hình sản xuất
kinh doanh dần được cải thiện. Hàng tồn kho giảm. Số doanh nghiệp ngừng
hoạt động, giải thể giảm dần tuy vẫn còn cao so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp
đăng ký mới tăng nhưng vẫn thấp hơn năm trước.
Sản xuất công nghiệp tăng dần qua từng quý
.
. Chỉ số sản xuất công
nghiệp 9 tháng tăng 4,8%, ước cả năm tăng 5,3%. Công nghiệp khai khoáng và
các ngành sản xuất gây ô nhiễm, tiêu tốn năng lượng tăng thấp hơn mức bình
quân. Nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài áp dụng công nghệ cao có xuất
khẩu tăng mạnh.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển, giữ vai trò rất
quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn. Giá trị sản xuất toàn
ngành 9 tháng tăng 3,7%, ước cả năm đạt khoảng 3,9%. Sản lượng lúa cả năm
ước đạt trên 43 triệu tấn, tăng khoảng 1 triệu tấn so với năm 2011, xuất khẩu
khoảng 7 triệu tấn gạo, đều là mức cao nhất so với các năm trước. Nuôi trồng
thủy sản tăng khá, ước cả năm xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD trong tổng số 26,5 tỷ
xuất khẩu của toàn ngành (năm 2011 là 25 tỷ).
Khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền
kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng tăng
17,3%, nếu loại trừ yếu tố giá cũng tăng 6,7%, ước cả năm tăng 18%. Doanh
thu du lịch ước cả năm tăng trên 15%, số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
tăng trên 8%. Khối lượng vận chuyển hành khách tăng 12,1%, ước cả năm tăng
13%; bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh.
Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đạt 4,73%, ước cả năm đạt khoảng 5,2%,
thấp hơn kế hoạch nhưng quý sau cao hơn quý trước, lạm phát được kiềm chế,
kinh tế vĩ mô ổn định hơn là những dấu hiệu tích cực để phát triển bền vững
trong thời gian tới.
2. Chính trị pháp luật.
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn phức tạp do tác động
bất lợi từ nên kinh tế thế giới và những hạn chế từ nội tại, trong những năm qua,
Chính phủ, các Bộ, các ngành và các địa phương đều nỗ lực đẩy mạnh công
cuộc cải cách hành chính bao gồm cả thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành
chính, tài chính công.
9
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
Tuy nhiên theo đánh giá của Chính phủ mặc dù đạt được một số kết quả
song công tác cải cách vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều thủ tục hành
chính còn phức tạp gây phiền phức cho người dân và doanh nghiệp; bộ máy còn
chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chế độ trách nhiệm chưa rõ ràng, bất hợp lí
và chậm được điều chỉnh khắc phục cả ở Trung ương và địa phương
Mới đây, Ngân hàng Thế giới đã công bô báo cáo Đánh giá xếp hạng môi
trường kinh doanh 2012 vào ngày 23/10. Theo kết quả đánh giá tại báo cáo này
thì môi trường kinh doanh bị tụt một bậc từ 99 xuống thứ hạng 98 trong tổng số
183 nước được xếp hạng. Đây là thứ hạng thấp nhất của Việt Nam từ 2006 đến
giờ.
3. Kĩ thuật – công nghệ
Hiện nay công nghệ đã rất phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong nước phát triển tuy nhiên vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta là
làm thế nào dể tiếp thu công nghệ khoa học tiên tiến trên thế giới một cách có
hiệu quả và nhanh chóng nhất, và để tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến này
thì đối với một nước có nền kinh tế còn kém phát triển như nước ta là điều rất
khó khăn và trong con đường hội nhập nếu nền kinh tế nước ta không bắt kịp
nhịp độ phát triển của khoa học và công nghệ thì dễ bị bỏ rơi và lệ thuộc vào
nền kinh tế của các nước phát triển, điều đó rất nguy hiểm đối với một nước
đang phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa như nước ta.
Và để tránh điều đó xảy ra cho cho nước ta thì hiện nay nhà nước ta đang
tích cực đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất và thành
tựu bước đầu thu được cũng rát khả quan, nhờ đổi mới công nghệ đặc biệt phát
triển khoa học công nghệ và thông tin mà trong những năm gần đây trình độ của
con người được nâng cao hơn và thông qua mạng Internet toàn cầu chúng ta có
thể mua bán trao đổi hàng hóa không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Cũng
nhờ khoa học công nghệ thông tin mà nhà nước ta có thể giới thiệu nền kinh tế
của nước ta ra thế giới một cách toàn diện và cái hiệu ứng thu lai rất lớn hàng
trăm các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới đang ra sức đầu tư phát triển
vào nước ta, và khi các doanh ghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư vào nước
ta thì đồng nghĩa với việc khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại cũng được các
nhà đầu tư đưa vào nước ta một cách nhanh chóng và hiệu quả đó là điều kiên
lớn để nước ta có thể bắt kịp sự tiến bộ của khoa học và công nghệ và có thể
vươn lên sánh ngang hàng với các nước trong khu vực và trên thế giới.
4.Văn hóa – xã hội
Hiện nay đời sống văn hóa xã hội của người dân Việt Nam đang từng
bước được nâng cao theo hướng văn minh hiện đại, việc sử dụng các thiết bị
10
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
công nghệ ngày càng được ưa chuộng. Đây là một thuận lợi lớn để các doanh
nghiệp kinh doanh trong ngành công nghệ tận dụng để mở rộng và phát triển.
II. Những thuận lợi và khó khăn chung đối với 2 công ty
1. Thuận lợi
*Chính trị:Môi trường chính trị ở nước ta ổn định.Chính phủ đang thực
hiện các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và sử
dụng các sản phẩm của ngành này.Việc phát triển này được coi như là 1 vấn
đề cấp bách hiện nay.Việc sửa đổi các luật về việc phát triển của các công
ty viễn thông,nới nỏng các hoạt động ,kinh doanh và thuế cho các công ty
hoạt động trong ngành bưu chính viễn thông.
*Kỹ thuật: do nước ta đã tham gia vào WTO nên các kỹ thuật mới nhất
về lĩnh vực của hai công ty trên cũng được đưa về ứng dụng tại công ty.
Điều đó làm cho các sản phẩm dịch vụ được sản xuất rẻ hơn, tiêu chuẩn
chất lượng cao hơn cung cấp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp các sản
phẩm dịch vụ mới hơn.
*Văn hóa xã hội: Chất lượng dân trí nước ta ngày càng được nâng cao
cùng với đó là việc hội nhập với thế giới vì vậy nhu cầu của việc sử dụng
các dịch vụ liên qua đến viễn thông là vô cùng lớn.
Kết cấu nghề nghiệp dần thay đổi.Việc sử dụng internet,các dịch vụ của
ngành viễn thông ngày càng gia tăng. Việc chi tiêu trong ngân sách của các
hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp dành cho việc nâng cấp các dịch vụ
của ngành cũng thay đổi với tỷ trọng lớn hơn.
*Kinh tế: Nước ta đang mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới đi song
hành với việc đó là tham gia các tổ chức kinh tế , các hợp tác liên kết phát
triển song và đa phương.
2. Khó khăn:
*Chính trị: Luật pháp liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hai công ty
còn nhiều chỗ chưa được rõ ràng gây nên những tranh chấp và hạn chế việc
mở rộng việc hoạt động sản xuất kinh doanh của hai công ty.
*Kỹ thuật: Tuy được tiếp xúc với nhiều công nghệ mới nhưng việc công
tác đào tạo còn chưa theo kịp với sự phát triển của công nghệ, còn thiếu
nhiều cán bộ kỹ thuật, chuyên gia kể cả trong các lĩnh vực truyền thống của
Công ty cũng như các lĩnh vực mới. Đặc biệt thiếu chuyên gia kỹ thuật,
chuyên viên kinh doanh hiểu biết và được đào tạo về mạng NGN, chuyên
11
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
gia kỹ thuật và cán bộ dự án để tham gia vào dự án BCCS. Trình độ năng
lực quản lý, điều hành, quản lý dự án không đồng đều, còn yếu và thiếu cán
bộ quản lý giỏi, việc quản lý điều hành còn chưa sâu sát, ảnh hưởng đến
hiệu quả công việc.
*Kinh tế: Nền kinh tế thế giới chìm trong khủng hoảng đã ảnh hưởng
trực tiếp đến nền kinh tế Việt nam (Công ty cũng chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất là trên 2 lĩnh vực chủ yếu: Chênh lệch tỉ giá mua bán ngoại tệ tại ngân
hàng và sự khan hiếm ngoại tệ là lực cản rất lớn trong việc thực hiện các dự
án kinh doanh cũng như hiệu quả của nó). Tốc đọ phát triển kinh tế chậm lại
lạm phát cao tỷ lệ thất nghiệp gia tăng
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 2 CÔNG TY
I. Công ty cổ phần KASATI (KST)
1. Lĩnh vực kinh doanh
• Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống viễn thông, mạng máy tính;
• Xây lắp, bảo trì, bảo dưỡng, hỗ trợ vận hành các thiết bị viễn thông, tin
học và điện tử;
• Dịch vụ thông tin qua điện thoại;
• Cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông; cung cấp thông tin lên mạng
internet; cung
cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông- mạng interenet; đại lý
truy cập, xử
lý, trao đổi dữ liệu và thông tin lên mạng internet; dịch vụ viễn thông, tin
học công cộng trong nước và quốc tế; cung cấp dịch vụ truy nhập internet
(ISP), cung cấp các
dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông (OSP);
• Hoạt động dịch vụ liên quan đến các cuộc gọi;
• Xây dựng nhà các loại;
• Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy;
• Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác;
• Mua bán, bảo dưỡng, sữa chữa xe ô tô, xe có động cơ, xe gắn máy, máy
móc - phụ tùng - các bộ phận phụ trợ của xe ô tô, xe gắn máy;
• Bảo dưỡng, sữa chữa ô tô và xe có động cơ khác;
• Quảng cáo;
• Sản xuất và lắp ráp các loại thiết bị điện tử, tin học;
• Kinh doanh phần mềm tin học;
• Kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà ở, văn phòng, kho bãi;
• Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ;
12
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
• Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan: tư vấn xây dựng, tư
vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập tổng dự toán công trình, quản lý
dự án, kiểm định chất lượng công trình xây dựng, thiết kế hệ thống điện
công trình dân dụng - công nghiệp, thiết kế hệ thống thông tin liên lạc
công trình dân dụng - công nghiệp, giám sát lắp đặt
thiết bị công nghệ thông tin liên lạc, hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên
quan: điện và điện tử, công nghiệp và hệ thống, kỹ thuật an toàn; xác định
tình trạng kỹ thuật thiết bị viễn thông, tin học, điện tử;
• Hoạt động thiết kế chuyên dụng;
• Sản xuất, gia công và lắp đặt các sản phẩm cơ khí, trụ tháp ăng ten
• Kinh doanh vật tư, thiết bị và sản phẩm ngành viễn thông, tin học và điện
tử. Mua bán vật tư thiết bị điện, máy phát điện, hàng điện lạnh;
• Sản xuất và lắp ráp các loại thiết bị viễn thông;
• Xây dựng các công trình viễn thông, tin học và điện tử; xây dựng công
trình dân dụng, công nghiệp;
• Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện lạnh, điện công nghiệp và dân
dụng;
• Cho thuê thiết bị mạng - viễn thông - tin học - điện tử và điện lạnh;
• Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;
• Môi giới thương mại;
• Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô, vận chuyển hành khách bằng ô tô
theo hợp đồng;
• Chuyển giao công nghệ ngành viễn thông, tin học và điện tử;
• Mua bán xe gắn máy;
• Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoài thành;
• Mua bán máy móc - phụ tùng - các bộ phận phụ trợ của xe gắn máy;
• Mua bán máy móc ngành xây dựng.
2. Sản phẩm chính:
• Thiết bị truyền dẫn, cáp đồng, viba, cáp quang, dây luồng, dây nhảy song.
• Thiết bị cung cấp dịch vụ ghép kênh, truy nhập
• Thiết bị mạng di động : vWLL, PHS, GSM, CDA
• Sản phẩm cơ khí: cabinet, hung giá máy, tủ indoor/ outdoor
• Thiết bị điều khiển luân phiên máy điều hòa
• Hệ thống giám sát và điều khiển từ xa các trạm viễn thông khon người
• Màn hình quảng cáo LED
• Hệ thống hội nghị truyền hình đa phương tiện MCS
• Các chủng loại nhà trmj lắp ghép mobile
• Các chủng loại trụ tháp anten
13
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
• Hạ tầng viễn thông hạ tầng công nghiệ, tòa nhà
• Dịch vụ tối ưu hóa các mạng viễn thông
• Dịnh vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại
• Dịch vụ ứng dụnginternet.
• Vị thế trong ngành:
• Thương hiệu công ty:
• Hơn 30 năm hình thành và phát triển thương hiệu KASATI đã được
khẳng định là một trong những đơn vụ mạnh của Ngành Bưu chính viễn
thông Việt Nam. KASATI đã và đang thực hiện triết lý kinh doanh “ lấy
hiệuquar của khách hàng là mục tiêt hoạt động” trên cơ sở đảm bảo chất
lượng của sản phẩm và dịch vụ do công ty cung cấp thể hiện ở tiêu chí
phục vụ là “ trung thực và tận tâm”. Điều này đã được kiểm chứng bằng
sự tin tưởng của khách hàng và những đốit ác nước ngaoif như :
Motorola, NEC, Nortel, Nokia, ZTE… cũng như sự đánh giá cao của
công ty AFAQ- AFNOR cộng hòa pháp đã công nhận công ty đạt chứng
chỉ ISO 9001: 200) năm 2007.
• Thành tích công ty:
• Bằng khen của tổng công ty bưu chính viễn thông VN về thành tích năm
2004 , QD số 08/QD-TDTT-HDQT ngày 10/01/2005
• Bằng khen của công đoàn bưu điện VN QD60/QDKT ngày 12/01/2005
• Bằng khên của Liên đoàn lao động VN về thành tích xây dựng công đoàn
cơ sở vững mạnh
• Nhận khen tặng “ đơn vụ đã có những đống góp tích cực cho sự phát triển
của đất nước “ do Hội doanh nhân việt nam trao tặng
• Doanh nghiệp đã được bộ khoa học và công nghệ phói hợp với ban thi
đua trung ương chộn là “ thương hiêu, sản phẩm uy tín chất lượng” theo
thông báo 02 ngày 4/6/2009
• Cùng nhiều bằng khen và danh hiệu khác
3. Vị thế trong ngành:
Mạng lưới khách hàng của Công ty rộng và có chiều sâu.Công ty đã thiết
lập được quan hệ lâu dài với 64 Viễn thông tỉnh thành thuộc Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam và các doanh nghiệp lớn trong nghành viễn thông trong và
ngoài nước như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Viễn thông Hà Nội, Sài
Gòn Postel, Viettel, Ericson, Harris, Huawei, NEC, Nortel, Nokia-Siemens,
Motorola, ZTE, FPT
14
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
Công ty nằm ngay trung tâm Tp HCM với diện tích hơn 20.000 m2, đây là
một điểm thuận lợi trong việc triển khai các dự án lớn, thành lập trung tâm công
nghệ cao, mở ra cơ hội hợp tác sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ với
các đối tác lớn trong nước và quốc tế.
KASATI hiện đang nằm trong nhóm các Công ty sản xuất công nghiệp viễn
thông trong mô hình tổ chức của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hiện nay KASATI có hơn 20 đội bảo dưỡng và lắp đặt thường xuyên có mặt
trên tuyến thực hiện công tác lắp đặt , bảo trì , bảo dưỡng, ứng cứu đột xuất với
các trang thiết bị và máy đo tiên tiên nhất từ các hãng như Anritsu, Marconi, HP,
Acterna Với 2 trung tâm chính tại Hà Nội và TP HCM, Công ty sẵn sàng đáp
ứng nhanh các yêu cầu ứng cứu thông tin của các đơn vị trong thời gian nhanh
nhất.
4. Đặc điểm nổi bật với các công ty cùng ngành:
Mục tiêu “ uy tín – chất lượng – hiệ quả “ với bề dày thành tích hơn 30 năm
hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, tin học và điện tử, công ty đã chủ trì thành
công nhiều đề tài nghiên cưucs khoa học cấp ngành và câos Nhà nước. Trong suốt
quá trình hoạt động của mình , công ty đã tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ tham gia
vào thị trường điện tử viễn thông trong nước, đồng thời công ty cũng có nhiều mối
quan hệ hợp tác với các công ty hành đầu trên thế giới trong việc sản xuất kinh
doanh các thiết bị trong lĩnh vực viễn thông, tin học và điện tử.
Trong suốt thời gian hoạt động, công ty luôn được khách hàng và các đối tác
trong kinh doanh tin tưởng và đánh giá cao vị luôn chú trọng chất lượng sản
phẩm, có đội ngũ nhân viên tác phong chuyên nghiệp giỏi chuyên môn nghiệp vụ
và được đaof tạo trong v ngoài nước…
Với mục tiêu “ uy tín chat lượng hiệu quả” công ty luôn đặt mục tiêu chất
lượng lên hàng đầu cải tiến khoang ngừng chất lượng sản phẩm và dịch vụ ,
nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật và đấp ứng với nhu cầu của khách àng, công ty
luôn là đối tácd đáng tin cậy của mọi khách hàng. Với triển vọng công nghẹ cao,
ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các khu công nghiệp được xây
dựng lên ngày càng nhiều và kèm với đó là chất lượng thông tin liên lac của các
nhà đàu tư ngày càng phát triển từ dịch vụ thoại truyền thống đến các dịch vụ
truyền số liệu
15
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
Thiết lập và duy trì mạng lưới khách hàng và đối tác đa quốc gia trong quá
trình hình thành và phát triển , công ty đã thiết lập và duy trì được những mối
quan hệ với số lượng lớn như khách hàng và đối tác trong và ngoài nước
Với 62 viễn thông tỉnh thành trong cả nước các công ty khai thắc dịch vụ viễn
thông rất đa dạng và phong phú
5. Đường lối phát triển:
* Thành lập Trung tâm Kỹ thuật hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ xây lắp
hạ tầng các công trình viễn thông cho các khu công nghiệp. Mở rộng thị trường
sang các nước láng giềng như Lào, Campuchia
* Đẩy nhanh tiến độ đầu phù hợp với tình hình sản xuất và cung cấp các dịch
vụ cho khách hàng.Thực hiện chính sách tiết kiệm trong đầu tư, tránh trường hợp
lãng phí, khai thác không đúng công suất của thiết bị.
* Tập trung mọi nguồn lực cho Phòng Đo kiểm và trung tâm KAVIPHONE,
triển khai dịch vụ trong thời gian sớm nhất để có thể đóng góp doanh thu cho
Công ty.
* Trong giai đoạn hiện nay Công ty luôn theo dõi sát định hướng phát triển
của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam để đặt ra các chiến lược đầu tư phù
hợp, đa dạng hóa kinh doanh với định hướng đầu tư vào ngành bất động sản.
* Hiên nay Công ty đang vươn tới vị trí hàng đầu trong các công ty cung cấp
dịch vụ lắp đặt các hệ thống thiết bị viễn thông, thực hiện các dự án với các hãng
nước ngoài với đội ngũ kỹ thuật giỏi và lành nghề luôn làm hài lòng các đối tác.
* Công ty có kế hoạch kinh doanh trong năm 2010 với doanh thu 115 tỷ đông,
lợi nhuận sau thuế là 7,5 tỷ, tỷ suất cổ tức là 14%.
* Đầu tư xây dựng các ô kết tinh có lót bạt và các ô điều tiết phủ bạt.
* Đầu tư nâng cấp hệ thống thiết bị và dây chuyền sản xuất muối chế biến; xây
dựng dây chuyền sản xuất muối nấu với công suất 3 tấn/ngày tại khu vực trạm
bơm muối.
* Đầu tư mở rộng kết hợp sửa chữa lớn cầu cảng Hòn Khói.
II. Công ty cổ phần vật liệu điện và viễn thông Sam Cường (SMT)
1. Lĩnh vực kinh doanh
o Sản xuất thiết bị truyền thông: Sản xuất lắp ráp các thiết bị viễn
thông;
o Đại lý, môi giới, đấu giá: Đại lý ký gửi: Thiết bị, nguyên vật liệu điện
và Viễn thông, hàng kim khí điện máy;
o Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông: Bán buôn, xuất
nhập khẩu, thiết bị viễn thông;
o Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác: Xây dựng công trình
công nghiệp;
16
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
o Sản xuất dây cáp điện và điện tử khác: Sản xuất, lắp ráp các thiết bị
vật liệu điện;
o Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác: Bán buôn, xuất
khẩu: thiết bị, nguyên vật liệu điện;
o Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông
trong các cửa hàng chuyên doanh: Bán lẻ, xuất nhập khẩu: thiết bị
viễn thông;
o Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng: Bán buôn,
xuất nhập khẩu: hàng kim khí điện máy;
o Xây dựng nhà các loại: Xây dựng công trình dân dụng;
o Hoàn thiện công trình xây dựng: Trang trí nội thất;
o Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học;
o Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại;
o Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại;
o Gia công vơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại: Sản xuất, gia công các
sản phẩm cơ khí, khuôn mẫu (trừ xi mạ, tráng phủ kim loại);
Sản xuất kinh doanh các sản phẩm khung nhôm, trần nhôm,
trần kim loại.
2. Sản phẩm chính:
Sản phẩm dịch vụ chính của Công ty phục vụ ngành viễn thông như tủ, hộp
cáp ABS, composite các loại, cáp và phụ kiện quang,…; tủ cáp điện lực
composite, sắt sơn tĩnh điện phục vụ ngành điện lực, viễn thông và các sản phẩm
dân dụng khác từ nguyên liệu composite. Trong đó, đóng góp phần lớn vào doanh
thu của Công ty là nhóm sản phẩm Cáp quang thuê bao (58,04% doanh thu năm
2009); Tủ, hộp phối cáp đồng viễn thông đến 2.400 đôi (16,98%) và Hoạt động
thương mại (14,91%). Là doanh nghiệp sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Công ty, giá vốn hàng bán chiếm tỷ
trọng cao trong tổng chi phí trong các năm qua, khoảng 80%, còn lại các khoản
chi phí bán hàng chỉ khoảng 1,5-2%, chi phí quản lý doanh nghiệp khoảng 8 -
12%, chi phí tài chính (bao gồm chi phí lãi vay) khoảng chiếm tỷ trọng không
đáng kể. Nhìn chung, mức chi phí sản xuất của Công ty so với các doanh nghiệp
cùng ngành ở mức trung bình thấp.cụ thể
- Viễn thông
- Nhựa Composite
- Điện
- Ống nhưa
- Trần nhôm
- Hội nghị truyền hình
- Đào tạo trực tuyến
- Hệ thống giảm sát.
17
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
3. Vị thế trong ngành:
3.1. Thương hiệu:
SAMETEL là biểu tượng của nhà cung cấp chuyên nghiệp các giải pháp về
viễn thông và điện.Đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm, tính chuyên nghiệp
và đẳng cấp là kim chỉ nam đi tới thành công. Cam kết cung cấp mọi nguồn lực
cần thiết để duy trì Chính sách chất lượng.
Công ty Cổ phần Vật liệu Điện và Viễn thông Sam Cường (Sametel) được
thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4703000342 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày 20 tháng 10 năm 2006. Tiền thân của Sametel là
một bộ phận sản xuất của công ty SACOM (HOSE: SAM) được tách ra thành
công ty độc lập để phát triển nhánh kinh doanh về vật liệu điện và viễn thông.
3.2. Thành tích công ty:
• Ngày 28/09/2011: 265.787 cổ phiếu SMT của Công ty được niêm
yết bổ sung tại Sở GDCK Hà Nội nâng tổng số cổ phiếu niêm yết
là 2.765.787 cổ phiếu tương đương vốn điều lệ 27.657.870.000
đồng.
• Ngày 12/05/2011: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi lần thứ 1 số 3600850734.
• Ngày 30/07/2010: 2.500.000 cổ phiếu SMT của Công ty chính thức
được niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội.
• Ngày 26/05/2010: cổ phiếu của Công ty được chấp thuận niêm yết tại
Sở GDCK Hà Nội.
• Ngày 21/05/2010: cổ phiếu của Công ty được Trung tâm Lưu ký
Chứng khoán Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán,
mã cổ phiếu SMT.
• Ngày 12/07/2008: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động Văn phòng Đại diện tại TP.HCM.
• Ngày 20/10/2006: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp giấy
đăng ký kinh doanh.
3.3. Vị thế trong ngành:
Công ty được thừa hưởng kinh nghiệm và mạng lưới khách hàng cũng
như nhà cung cấp uy tín, đồng thời tạo được một thương hiệu tốt trong lĩnh vực
sản xuất các vật liệu phục vụ cho nghành điện và viễn thông.
- Đội ngũ CBCNV của công ty đã tiến bộ , trưởng thành và ổn định.
- Công ty đã cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, mô hình quản lý bắt
đầu hoạt động ổn định, đi vào hiệu quả, tạo cho CBCNV toàn Công ty một tinh
thần mới, sức bật mới.
- Tiềm năng đầu tư xây dựng hạ tầng tại Việt nam còn rất lớn tạo cơ hội cho
18
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
Sam Cường tham gia cung cấp sản phẩm cho các công trình xây dựng dân dụng
điện lực và viễn thông.
- Phần lớn khách hàng của Công ty là các Công ty và tổ chức lớn như Công ty
TNHH MYV cáp quang; Viễn thông Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên, Cần
Thơ Hậu Giang; Điện lực Đồng Nai, Quảng Ngãi; CTCP Tân Toàn Thư; Công
ty TNHH Thiết bị thông tin Comtec. Đặc biệt Công ty có mối quan hệ tương đối
vững chắc với VNPT, FPT, Viettel, SPT, SACOM.
- Công ty được hưởng ưu đãi miễn thuế TNDN 03 năm kể từ khi có thu nhập
chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo và năm 2007 là
năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế, năm 2009 là năm thứ 3 doanh
nghiệp được miễn thuế.
4. Đặc điểm nổi bật so với các công ty cùng ngành:
Công ty có một số thế mạnh so với các doanh nghiệp khác trong ngành
như: được thừa hưởng kinh nghiệm và mạng lưới khách hàng cũng như nhà cung
cấp uy tín, đồng thời tạo được một thương hiệu tốt trong lĩnh vực sản xuất các vật
liệu phục vụ cho ngành điện và viễn thông; đội ngũ CBCNV của công ty đã tiến
bộ, trưởng thành và ổn định; đã cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, mô
hình quản lý bắt đầu hoạt động ổn định, đi vào hiệu quả, tạo cho CBCNV toàn
Công ty một tinh thần mới, sức bật mới; tiềm năng đầu tư xây dựng hạ tầng tại
Việt Nam còn rất lớn tạo cơ hội cho Sam Cường tham gia cung cấp sản phẩm cho
các công trình xây dựng dân dụng điện lực và viễn thông.
Hiện Công ty được hưởng thuế suất ưu đãi 15% áp dụng trong 12
năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu họat động sản xuất kinh doanh. Ưu đãi miễn
thuế TNDN 03 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp
cho 07 năm tiếp theo. Năm 2007 (từ 01/11/2006 đến 31/12/2007) là năm đầu tiên
doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế.
5. Đường lối phát triển:
* Tìm hiểu thị trường mới; mở rộng kênh phân phối thông qua các đại lý,
các đơn vị làm thương mại và các trung tâm kinh doanh; duy trì và phát triển thị
phần đối với những thị trường đang có.
* Trong nghững năm tiếp theo, Công ty sẽ tiếp tục tăng số loại sản phẩm
phục vụ cho ngành điện và viễn thông, phát triển đa dạng hơn các sản phẩm cáp
quang và phụ kiện quang để đáp ứng nhu cầu của thị trường về quang; phát triển
các sản phẩm composite phục vụ cho các ngành khác ngoài ngành điện lực và
viễn thông.
19
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Phân tích bảng cân đối kế toán
1.1. Quy mô hai công ty
Nhìn chung quy mô hai công ty khá tương đương nhau. Theo số liệu thống
kê, vốn điều lệ của Công ty cổ phần Vật liệu Điện và Viễn thông Sam Cường
(SMT) là 29,317,240,000đồng, còn của Công ty cổ phần KASATI (KST) là
29,960,100,000 đồng. Quy mô tổng tài sản của SMT năm 2010 là
44.000.245.902, năm 2011 là 45.148.347.694, năm 2012 là 55.564.897.562, còn
quy mô tổng tài sản của KST năm 2010 là 99.793.873.348, năm 2011 là
98.286.958.417 và năm 2012 là 95.300.023.849. Quy mô về tổng tài sản của
SMT qua các năm trên nhỏ hơn tương đối lớn so với KST. Qua 3 năm ta thấy quy
mô tổng tài sản của SMT tăng dần qua các năm, còn của KST giảm nhưng tỷ lệ
giảm không nhiều.Có thể thấy, SMT đang dần đầu tư vào tài sản nhiều hơn KST.
1.2. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn ( số liệu năm 2012)
1.2.1. Cơ cấu tài sản:
a, Tài sản cố định:
Tỷ trọng TSCĐ trong tài sản của 2 công ty khác nhau nhiều:SMT =22,6%,
KST= 6,36%. Có sự khác biệt này là vì tuy cùng thuộc khối ngành công nghệ
thông tin bưu chính viễn thông nhưng SMT hoạt động trong lĩnh vực cho thuê cơ
sở hạ tầng viễn thông, mua bán lắp đặt các thiết bị viễn thông… nên cần đầu tư
vào TSCĐ lớn, còn KST hoạt động bên lĩnh vực cung cấp dịch vụ internet, ứng
dụng internet trong viễn thông,…, mặt khác về số tuyệt đối thì tổng TS của KST
cũng đã lớn hơn của SMT.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ(=doanh thu/TSCĐ) năm 2012: SMT= 6,3;
KST=20,995. Chênh lệch quá lớn do KST có doanh thu cao hơn nhiều trong khi
giá trị TSCĐ lại nhỏ hơn. Điều này có thể cho thấy KST khai thác giá trị TSCĐ
hiệu quả hơn.
c, Tiền:
Cả 2 công ty tiền đều chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, của NIS khoảng
7,7% còn của KST khoảng 12%, Việc duy trì tỷ lệ tiền mặt nhỏ như vậy có thể
ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của cả 2 công ty, trong ngắn hạn và dài hạn.
Có một chỉ số: Vòng quay tiền =
Chỉ số vòng quay tiền của 2 công ty:
SMT KST
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012
17,19 18,54 10,48 9,06
20
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
Vòng quay tiền của SMT lớn hơn KST (qua số liệu 2 năm) chứng tỏ khả
năng thu hồi vốn của SMT lớn hơn. So với các doanh nghiệp trong ngành nói
chung thì vòng quay tiền của SMT tương đối lớn, còn của KST thì bình thường.
d, Hàng tồn kho:
Giá trị hàng tồn kho của SMT năm 2012 là 11.827.263.515 lớn hơn của
KST là 10.614.608.791, về cả số tương đối và số tuyệt đối, cho thấy chính sách
quản lý hàng tồn kho của SMT yếu kém hơn của KST. Tuy nhiên, giá trị hàng tồn
kho của 2 công không lớn lắm so với tình hình chung của các công ty cùng ngành.
e, Các khoản phải thu:
SMT có giá trị các khoản phải thu là 24.140.863.958 còn của KST giá trị
các khoản phải thu lớn hơn nhiều 57.883.344.810, từ đó có thể dự đoán rằng SMT
quản lý dòng tiền vào tốt hơn, và KST có thể theo đuổi chính sách bán chịu. Việc
này có thể đưa lại cho KST doanh thu tài chính lớn nhưng tiềm ẩn rủi ro mất khả
năng thanh toán.
f, Đầu tư tài chính:
KST có tham gia nhiều hoạt động đầu tư tài chính, trong năm 2012 thì giá
trị tăng lên nhiều(của hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn tăng từ 100.000.000đ
lên 1.493.006.602, còn của đầu tư dài hạn tăng mới có và đạt giá trị
245.000.000đ). Trong khi đó, trong khoản mục của công ty SMT thì không thấy
có giá trị của đầu tư tài chính. Có thể thấy KST đang mở rộng sang hướng đầu tư
mới ngoài hoạt động kinh doanh chính của mình để tăng lợi nhuận còn SMT đang
thận trọng trước diễn biến của thị trường, không muốn đầu tư dàn trải,
1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn:
Trong năm 2012 VCSH của SMT là 37.790.818.960, nợ phải trả là
17.774.078.602, tỷ trọng VCSH trong nguồn vốn là 68%, đối với công ty KST thì
VCSH là 54.697.722.989, nợ phải trả là 35.285.381.138, tỷ trọng VCSH trong
nguồn vốn là 61,2%. Về tỷ trọng VCSH: hai công ty duy trì một tỷ trọng tương
đối giống nhau, tuy nhiên về quy mô ta có thể thấy quy mô của KST lớn hơn SMT
nhiều, gấp khoảng 1,6 lần. Hai công ty đều tăng tổng nguồn vốn bằng cách vay nợ
và một phần chiếm dụng trả chậm người bán.
1.3. Phân tích diễn biến nguồn vốn
Công ty cổ phần vật liệu điện và viễn thông Sam Cường
Bảng thể hiện diễn biến sử dụng nguồn của SMT:
21
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
Bảng phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của SMT năm
2012
Như vậy, trong năm 2012 SMT đã sử dụng vốn nhắm mục đích chủ tăng tài
sản(chiếm 100% tỷ trọng), cụ thể:
- Phải thu ngắn hạn tăng nhiều nhất, chiếm 77,74%. Điều này cũng gây
ra sự lo lắng trong việc đối ứng dòng tiền trong doanh nghiệp
- Tiền tăng không nhiều, chỉ chiếm khoảng 6% với hơn 700 triệu
- Hầu như không có số liệu nợ chưa thanh toán trong báo cáo tài chính.
22
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
- Trong khi đó nguồn vốn để sử dụng các mục đích trên phần lớn từ
VCSH và nợ ngắn hạn, 2 khoản này có giá trị xấp xỉ 42%. Đầu tư tài
chính không được doanh nghiệp quan tâm nhiều.
Công ty cố phần KASATI
Bảng diễn biến sử dụng nguồn của KST
Bảng phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của SMT năm
2012
23
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
Như vậy, trong năm 2012 KST sử dụng vốn nhàm tập trung thu ngắn hạn,
chiếm 24,2%.
2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2012 của SMT và KST
Chỉ tiêu SMT KST
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012
1. Tổng doanh thu 60334188799 79415645429 115139329529 127336456295
2. Các khoản giảm trừ60939600 109300000 181016311 659606566
3. DT thuần 60273249199 79306345429 114958313218 126676849729
4. Giá vốn hàng bán 46189771651 57716641584 84280219420 94042188238
5. Lợi nhuận gộp 14083477548 21589703845 30678093798 32634661491
6. DT hoạt động tài
chính
101529511 16520882 644418090 855383104
7. Chi phí tài chính 2413835722 499909090 1433651867 512819226
Trong đó: CP lãi
vay
502162207 429358398 1342095477 505882216
8. Chi phí bán hàng 6057376688 9268872232 733069091 509882216
9. Chi phí quản lý DN4881708351 6459589825 27207455189 27489380789
10. Lợi nhuận thuần 832086298 5377753580 1948335741 4977926364
11. Thu nhập khác 6276495 442024966 1326563623 707113424
12. Chi phí khác 14144201 230106442 132937371 173467151
24
Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường
13. Lợi nhuận khác (7567706) 211918524 1193626252 533646273
14. Phần lãi lỗ trong
công ty liên kết liên
doanh
15. Tổng LN kế toán
trước thuế
824518592 5589672104 3141961993 5511608637
16. CP thuế TNDN
hiện hành
62078726 309867845 611500338 1047857011
17. CP thuế TNDN
hoãn lại
208373759
18. LNST 762439866 5279804259 2322087896 4463751626
19. Lãi cơ bản trên
cổ phiếu
263 1801 491 951
Từ bảng số liệu trên ta thấy được một số nét chính trong hoạt động kinh
doanh của 2 công ty qua mốt số chỉ tiêu như sau:
2.1. Tổng doanh thu
Về quy mô, tổng doanh thu của cả 2 công ty đều tăng. Của SMT tăng
khoảng 1,33 lần, tương ứng với giá trị khoảng 20 tỷ, của KST tăng khoảng 1,1 lần
tương ứng với giá trị khoảng 12 tỷ đồng. Tuy SMT có số liệu tương đối về tăng
doanh thu cao hơn nhưng giá trị của KST lại lớn hơn, năm 2011 doanh thu của
KST bằng 190% so với SMT còn năm 2012 doanh thu của KST bằng 160% so với
SMT. Chỉ nhìn qua giá trị này có thể dự doán KST có thị trường rộng lớn hơn,
tầm hoạt động rộng hơn so với SMT. Giá trị các khoản khấu trừ không ảnh hưởng
nhiều đến doanh thu thuần.
Cả 2 công ty không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động
sản xuất kinh doanh. Có thế thấy cả 2 công ty đã nâng cao dịch vụ, tận tâm hơn
trong công tác phục vụ khách hàng.
Mặc dù KST có doanh thu cao hơn SMT, quy mô 2 công ty tương đương
nhau nhưng chưa thể kết luận được hoạt động kinh doanh của KST tốt hơn bởi nó
còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
2.2. Tỷ lệ lãi gộp
Mặc dù doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động tài chính nhỏ, không đáng kể
so với hoạt động kinh doanh của công ty nhưng nó cũng chiếm một phần quan
trọng trong việc đưa lại lợi nhuận cho công ty.
2.3. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
25