Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Một vài ví dụ thực tế minh họa cho lý thuyết thương mại mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.4 KB, 42 trang )

Nhóm 4 KTQT 50B
MỤC LỤC
LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI MỚI – NEW TRADE THEORY (PAUL KRUGMAN) 1
I.Tiểu sử : 1
II. Hoàn cảnh ra đời: 2
III. Tư tưởng chủ đạo: 4
IV. Một vài ví dụ thực tế minh họa cho lý thuyết thương mại mới: 5
V. Đánh giá Lý thuyết: 7
LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH QUỐC GIA 7
V.MICHAEL EUGENE PORTER 22
LÝ THUYẾT KHÔNG GIAN TIỀN TỆ TỐI ƯU 29
(R.MUNDELL VÀ R.McKINNON) 29
I/ Tiểu sử : 29
III/ Sự vận dụng vào thực tế: 31
IV/ Đánh giá: 33
Tác Động Của Đồng Tiền Chung Châu Âu Với Thị Trường Tài Chính Quốc Tế 33
CHỦ NGHĨA CHIẾT TRUNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 39
ĐÁNH GIÁ CÁC LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ 42
LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI MỚI – NEW TRADE THEORY (PAUL KRUGMAN)
I. Tiểu sử :
Paul Robin Krugman ( sinh ngày 28 tháng 2
năm 1953) là một nhà kinh tế Mỹ , giáo sư kinh
tế và vấn đề quốc tế tại Woodrow Wilson
School of Public và vấn đề quốc tế tại Đại học
Princeton , Centenary giáo sư tại trường
London Kinh tế , và một chuyên mục cho tờ
The New York Times .Paul Krugman tốt
nghiệp đại học Yale năm 1974 và hoàn thành
1 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
luận án Tiến sĩ về tài chính quốc tế tại Đại học MIT danh tiếng (Học viện Công nghệ


Massachusetts) chỉ ba năm sau đấy, ở tuổi 24. Ông là tác giả của 20 cuốn sách và hơn 200
bài báo chuyên ngành.
Paul Krugman nhận giải Nobel Kinh tế do Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển trao tặng
tại trường Đại học Princeton, Mỹ, vào ngày 13/10/2008.
Theo thông cáo, Paul Krugman được trao giải cho “sự phân tích của ông về các hình mẫu
thương mại và vị trí của hoạt động kinh tế”. Cụ thể hơn, giải thưởng được trao cho những
đóng góp của Paul Krugman trong hai lĩnh vực thương mại quốc tế và địa lý kinh tế.
II. Hoàn cảnh ra đời:
Trong một thời gian dài từ đầu thế kỷ 19 cho tới những năm 1970, lý thuyết thương mại
quốc tế được xây dựng dựa trên ý tưởng của nhà kinh tế học người Anh David Ricardo về
lợi thế so sánh.Theo Ricardo, các quốc gia sở dĩ trao đổi mua bán hàng hóa vì họ có những
lợi thế so sánh khác nhau và thương mại quốc tế diễn ra trên cơ sở sự khác biệt về lợi thế so
sánh này.
Sang thế kỷ 20, vào những năm 1920 - 1930, lý thuyết của Ricardo được hai nhà kinh tế
học người Thụy Điển Eli Heckscher và Bertil Ohlin mở rộng và mô hình hóa.
Mô hình Heckscher-Ohlin cho rằng thương mại quốc tế diễn ra trên cơ sở điều kiện khác
biệt giữa các quốc gia về nhân tố sản xuất: Một số nước dư thừa lao động nhưng lại thiếu
vốn, trong khi một số nước khác lại nhiều vốn nhưng thiếu lao động. Kết quả là những nước
sẽ chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà nước đó có lợi thế tương
đối và nhập khẩu những mặt hàng kém lợi thế. Chẳng hạn, Việt Nam có nhiều lao động
nhưng thiếu vốn và công nghệ nên có lợi thế tương đối trong sản xuất các mặt hàng cần
nhiều lao động như quần áo, giày dép, nông sản, trong khi Mỹ có lợi thế tương đối trong sản
xuất các mặt hàng công nghệ cao và cần nhiều vốn như máy tính, Ipod, phim Hollywood…
Và quan hệ thương mại diễn ra trên cơ sở này, Việt Nam xuất khẩu quần áo, giầy dép,
nông sản sang Mỹ và nhập khẩu máy tính, Ipod, phim Hollywood… từ Mỹ.
2 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
Mô hình Heckscher-Ohlin ngự trị tư duy kinh tế quốc tế trong suốt nửa thế kỉ, và giải
thích được hầu hết các mối quan hệ thương mại quốc tế. Thế nhưng càng ngày, người ta
càng thấy có những đặc điểm trong thương mại quốc tế mà mô hình này không thể giải

thích.
Một trong những đặc điểm đó là quan hệ thương mại nội ngành (intra-industry trade). Ví
dụ, Mỹ xuất khẩu xe hơi sang Nhật và châu Âu nhưng cũng nhập khẩu xe hơi từ Nhật và
châu Âu. Theo lý thuyết lợi thế so sánh thì trao đổi thương mại trong ngành này không thể
xảy ra vì với một mặt hàng, chỉ có một chiều thương mại từ nơi có lợi thế sang nơi không có
lợi thế sản xuất mặt hàng đó, như nước chỉ chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, mà thôi. Nhưng
thực tế lại không diễn ra như vậy.
Lý thuyết lợi thế so sánh cũng không giải thích được tại sao một số nền kinh tế như Đài
Loan và Hàn Quốc lại thành công trong việc chuyển từ xuất khẩu quần áo, giày dép vào
những năm 1960 sang xuất khẩu máy tính, ôtô đến Mỹ và châu Âu như ngày nay.
Việc này gây nhiều bối rối cho các nhà kinh tế học và đã có một số mô hình ra đời nhằm
giải thích cho quan hệ thương mại này.
Năm 1976, trong một lần dự tiết giảng của Robert Solow, một nhà kinh tế từng được giải
Nobel, Paul Krugman được biết tới khái niệm cạnh tranh độc quyền - là sự cạnh tranh xảy ra
khi những nhà sản xuất có được vị thế độc quyền với những nhãn hiệu hay sản phẩm nhất
định.
Ý tưởng vận dụng khái niệm cạnh tranh độc quyền trong thương mại quốc tế chợt nảy ra
trong đầu Paul Krugman. Sau này ông kể lại: “Chỉ trong vài giờ sau đấy, tôi biết ngay tôi
đã có chìa khóa để cầm trong tay cả sự nghiệp của mình. Tôi còn nhớ rõ tôi thức cả đêm
trong phấn khích”.
Thế nhưng ý tưởng của ông không dễ dàng được chấp nhận, bài viết của ông bị nhiều tạp
chí chuyên ngành có uy tín từ chối và vấp phải sự thờ ơ của đồng nghiệp. Mãi tới năm 1979,
Krugman mới có thể đăng bài viết của mình trên Tạp chí Kinh tế Quốc tế. Bài viết ngắn, chỉ
10 trang nhưng ngay lập tức gây được sự chú ý đặc biệt trong ngành và Paul Krugman trở
thành cha đẻ trường phái “Lý thuyết thương mại mới” khi mới 26 tuổi.
3 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
III. Tư tưởng chủ đạo:
Lý thuyết này giải thích quan hệ thương mại nội ngành dựa trên giả định về lợi thế nhờ
quy mô, theo đó việc sản xuất trên quy mô lớn làm giảm chi phí sản xuất. Lý thuyết này

được xây dựng nhằm đưa ra cách giải thích khác về cơ cấu và mô thức của nền thương mại
thế giới.Nó được xây dựng trên các lập luận sau:
- Quá trình chuyên môn hóa sản xuất và lợi thế kinh tế theo quy mô sẽ mang lại các
khoản lợi ích cho các bên tham gia.
- Các doanh nghiệp đầu tiên gia nhập vào một thị trường nào đó có thể tạo ra những rào
cản nhất định đối với các doanh nghiệp gia nhập sau đó.
- Chính phủ của các nước có thể có vai trò hỗ trợ có hiệu quả cho các công ty của nước
mình khi tham gia vào thị trường thế giới.
Lý thuyết thương mại mới đưa ra khái niệm lợi thế của người đi trước. Đây là khái niệm
chỉ ra những lợi thế về kinh tế và lợi thế về mặt chiến lược đạt được của các công ty do
chúng là người đầu tiên gia nhập gia nhập vào một ngành công nghiệp nhất định. Theo lý
thuyết này,khi một công ty mới gia nhập vào một ngành sản xuất nào đó thì công ty thường
gặp phải các loại chi phí cố định là rào cản đối với sự gia nhập như chi phí nghiên cứu và
phát triển,chi phí xây dựng nhà xưởng,chi phí mua sắm máy móc,thiết bị… Quá trình
chuyên môn hóa sẽ làm cho công ty tăng được khối lượng sản phẩm sản xuất ra và việc này
làm cho chi phí cố định có tăng lên đôi chút,nhưng do sản lượng tăng lên rất lớn nên chi phí
đối với mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuống. Đây là điều kiện để công ty giảm giá đối với
khách hàng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. Đối với những công ty mới thâm nhập vào thị
trường,để có thể tồn tại được,chúng buộc phải sản xuất với mức sản lượng tương tự để có
thể cạnh tranh về giá. Những ưu thế của công ty đến trước có được do chủ động đưa ra các
loại rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh thâm nhập thị trường muộn hơn được gọi là lợi
thế của người đi trước.
Do là người đầu tiên gia nhập thị trường nên các công ty này thường được chính phủ ủng
hộ dưới nhiều hình thức. Hơn nữa,để giành lợi thế đến trước so với các đối thủ khác,các
chính phủ cũng ý thức được sự cố gắng và những nỗ lực có tính chất chủ động của
4 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
mình,nhằm tạo cho các doanh nghiệp đi tiên phong phải được hưởng những ưu đãi để hình
thành và phát triển mạnh các lợi thế. Theo cách xem xét đó,những cố gắng của doanh nghiệp
phải kết hợp với sự hỗ trợ của chính phủ một cách nhịp nhàng.

Bên cạnh lợi thế quy mô sản xuất, lý thuyết Krugman còn dựa trên giả định người tiêu
dùng quan tâm tới tính đa dạng sản phẩm.
Do hai đặc tính này - lợi thế quy mô của nhà sản xuất và sự ưa thích đa dạng nhãn hiệu
của người tiêu dùng - mà người sản xuất sẽ dần dần trở thành độc quyền đối với nhãn hiệu
sản phẩm của mình, kể cả khi phải chịu sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khác.
Mô hình của Paul Krugman giải thích tại sao thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa
những nước có lợi thế tương đối về công nghệ và nhân tố sản xuất tương tự nhau. Ví dụ Mỹ
và châu Âu cùng có lợi thế tương đối về vốn và công nghệ nhưng Mỹ vẫn xuất khẩu xe Ford
và nhập xe BMW từ châu Âu. Sở dĩ điều này xảy ra vì sự ưa thích tính đa dạng nhãn hiệu
của người tiêu dùng cho phép cả hai hãng Ford và BMW có lợi thế tương đối trong sản xuất
những nhãn hiệu của mình.
IV. Một vài ví dụ thực tế minh họa cho lý thuyết thương mại mới:
1. Cụ thể ở Việt Nam,ta sẽ xét trong thị trường viễn thông. Trong thị trường viễn thông
Việt Nam,các doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực này là Vinaphone,Mobiphone và
Viettel. Đây là 3 ông lớn của làng viễn thông Việt Nam. Bắt đầu tham gia vào thị trường
viễn thông vào năm 1993,thời điểm này cước sử dụng dịch vụ điện thoại di động còn rất
cao- vì thời điểm này số lượng khách hang còn thấp,người dân VN còn khá dè dặt với hình
thức mới mẻ này. Hai anh em Vinaphone và Mobiphone cùng được ra đời từ tập đoàn viễn
thông quốc gia VNPT được hậu thuẫn rất lớn từ chính phủ,cùng với Viettel Telecom-tập
đoàn viễn thông quân đội. Từ những năm 2000,số lượng người dùng dịch vụ di động tăng
lên đáng kể,cùng với đó là sự vào cuộc mạnh mẽ của các mạng di động nhỏ như S-
phone,HT-mobile,Vietnammobile, EVN telecom, Beeline…các ông lớn bắt đầu sử dụng lợi
thế kinh tế của mình-đó là công nghệ thiết bị sẵn có,số lượng khách hàng lớn ( sản lượng
lớn) để dựng nên các rào cản thâm nhập với các công ty “đến sau” bằng các hình thức giảm
5 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
giá cước liên tục,khuyến mãi lớn…cùng với các dịch vụ gia tăng khác dựa trên cơ sở hạ tầng
sẵn có mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cao. Còn các mạng nhỏ liên tục gặp khó khăn lớn và gần
như không thể cạnh tranh nổi. Các mạng nhỏ đến sau với nguồn khách hàng hạn hẹp,đầu tư
ban đầu lớn thì không thể hạ giá thành sản phẩm được.

Đây là một ví dụ rất điển hình cho lý thuyết người đi trước của Krugman.
Ngoài ra,chúng ta có thể thấy hiện nay có nhiều quốc gia đủ khả năng thành lập các nhà
máy sản xuất máy bay,nhưng thực tế chỉ có một số hãng máy bay có thể sản xuất như
Boeing,Airbus. Đây cũng là do tính kinh tế của quy mô bởi sản xuất máy bay cần đầu tư
công nghệ cao,nghiên cứu cẩn thận và nhà xưởng hiện đại. Đây là một rào cản lớn đối với
các hãng muốn gia nhập thị trường sản xuất máy bay.
2. Về lý thuyết người tiêu dùng ưa thích sự đa dạng sản phẩm,trên thực tế chúng ta cũng
gặp rất nhiều. Ví dụ như Việt Nam là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo( chỉ sau Thái
Lan),nhưng người dân Việt Nam vẫn lựa chọn các loại gạo như gạo Thái,gạo Nhật…
Một ví dụ khác đó là Đức với ngành công nghiệp sản xuất ôtô mạnh với các hãng như
Wolwagen,BMV,Mercedes nhưng họ vẫn nhập khẩu các loại ôtô từ Mỹ như
Rolroys,Ford,,,hay từ nhật như Toyota,Mazda…
6 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
Biểu đồ thị phần của các công ty viễn thông Việt Nam tính đến quý I/2009
V. Đánh giá Lý thuyết:
Lý thuyết thương mại mới chưa đủ những bằng chứng để kiểm nghiệm và đánh giá nó
một cách đầy đủ nên những thành công và hạn chế của nó vẫn chưa được khẳng định một
cách rõ rang trên thực tế.
LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH QUỐC GIA
( National competitive advantage)
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI LÝ THUYẾT
Sự cạnh tranh trở nên ngày càng khốc liệt giữa các quốc gia. Các rào cản thương
mại bị dỡ bỏ và các thị trường được mở cửa ra bên ngoài. Các quốc gia chuyển từ sự
tập trung của họ từ chính trị quốc tế sang nâng cao đời sống người dân.
7 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
Sự cải cách kinh tế vĩ mô là cần thiết nhưng chưa đủ. Cũng quan trọng không kém,
thậm chí là quan trọng hơn, là nền tảng vi mô của phát triển, bắt nguồn từ chiến lược
của các doanh nghiệp và trong các thể chế, hạ tầng chính sách  Làm gì sau quá trình

điều chỉnh và ổn định vĩ mô?
Thu hẹp khoảng cách giữ doanh nghiệp và chính phủ trong việc giải quyết các vấn
đề sức cạnh tranh.
Lợi thế so sánh, như nó được hiểu, dựa vào các nguồn lực đầu vào như lao động, tài
nguyên thiên nhiên và vốn tài chính. Tuy nhiên, những nhân tố đầu vào đó ngày nay
càng trở nên ít có giá trị trong bối cảnh toàn cầu hóa. Sự thịnh vượng phụ thuộc vào
việc tạo dựng một môi trường kinh doanh cùng với những thiế chế hỗ trợ cho phép
một quốc gia sử dụng hiệu quả và nâng cấp nguồn lực đầu vào của nó.
Sự nhầm lẫn giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Với chính phủ, sự phân biệt giữa tự do và can thiệp đã lỗi tời. Chính phủ, đầu tiên
và quan trọng nhất, phải nỗ lực tạo ra một môi trường hỗ trợ nâng cao năng suất. Hàm
ý mỗi chính phủ cần có vai trò tối thiểu trong một số lĩnh vực và có vai trò chủ động
trong những lĩnh vực khác.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT
- Michael Poter đã nghiên cứu nhiều nước khác nhau và trong mỗi nước, ông xem xét
kỹ lưỡng cạnh tranh trong nhiều ngành công nghiệp. Nghiên cứu dựa trên chỉ một
vài quốc gia hay nhóm nhỏ các ngành có rủi ro nhầm lẫn những cái cá biệt đối với
những nguyên lý tổng quát. Ông đã chọn ra mười nước để nghiên cứu với nhiều đặc
trưng và thể chế khác nhau. Bao gồm: Đan Mạch, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh Quốc, Hoa Kỳ.
- Công trình của ông bao gồm các phần chính:
o Phần 1: Trình bày tổng quan lý thuyết, cung cấp những nguyên lý của chiến
lược cạnh tranh.
o Phần 2: phân tích lịch sử phát triển của bốn ngành công nghiệp tiêu biểu được
lựa chọn từ nhiều ngành công nghiệp đã nghiên cứu.
o Phần 3: Áp dụng các lý thuyết vào các quốc gia.
o Phần 4: phát triển một số những hàm ý của lý thuyết đối với chiến lược của
công ty và chính sách của chính phủ.
o Phần 5: minh họa việc sử dụng lý thuyết để xác định những vấn đề sẽ điều
chỉnh sự phát triển trong tương lại của mỗi nền kinh tế quốc gia.

8 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
III. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CẠNH TRANH QUỐC GIA
1. Sức cạnh tranh là gì?
- Một số người coi sức cạnh tranh quốc gia là một hiện tượng kinh tế vĩ mô liên quan
tới các biến số như tỉ giá hối đoái, lãi suất và mức thâm hụt ngân sách chính phủ.
Nhiều nước vẫn hưởng mức sống tăng lên gnanh chóng bất chấp thâm hụt ngân
sách.
- Một số nước coi sức cạnh tranh là một hàm số của lao động giá rẻ và dồi dào. Việt
Nam là một ví dụ điển hình cho quan điểm này. Các nước như Đức, Thụy Sĩ và
Thụy Điển trở nên giàu có bất chấp mức lương trả cho công nhân cao và thiếu
nguồn lao động trong muộn thời gian dài.
- Còn một số quan điểm cho rằng sức cạnh tranh phụ thuộc vào việc sở hữu những
nguyên tài nguyên thiên nhiên dồi dào.
- Gần đây, nhiều người cho rằng chính sách của chính phủ có tác động lớn nhất tới
sức cạnh tranh.
- Sức cạnh tranh quốc gia là những khác biệt trong phương pháp quản lý.
- Không một sự giải thích nào về sức cạnh tranh là hoàn toàn thỏa đáng.
2. Những vấn đề về cạnh tranh
- Tại sao một số nhóm xã hội, tổ chức kinh tế và quốc gia lại giàu có và thịnh vượng?
- Tại sao một số quốc gia gặp nhiều bất lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên lại có thể phát triển thịnh vượng? Tại sao một số quốc gia khác có nhiều điều
kiện tự nhiên thuận lợi lại tụt hậu? Tại sao Nhật Bản lại có năng lực cạnh tranh
trong ngành điện tự và thiết bị tự động hóa, Ý trong ngành may mặc và thời trang
còn Mỹ lại có lợi thế mạnh về máy tính và phần mềm, điện ảnh? Làm sao chúng ta
có thẻ giải thích được vì sao nước Đức lại trở thành đất nước của những công ty sản
xuất máy in, xe hơi sang trọng và hóa chất hàng đầu thế giới? Vì sao đất nước Thụy
Sĩ nhỏ bé lại là nơi đặt trụ sở của các doanh nghiệp dược phẩm, chocolate và kinh
doanh hàng đầu?
- Lý thuyết vĩ mô truyền thống về cạnh tranh và thương mại trên nguồn tài nguyên

thiên nhiên và lao động giá rẻ hay sự can thiệp của chính phủ dường như không thể
lý giải thấu đáo những câu hỏi trên.
- Các lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và David Ricardo ngày nay càng
tỏ ra không đầy đủ để giải quyết các vấn đề. Những thay đổi về bản chất của cạnh
9 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
tranh quốc tế, trong đó có sự nở rộ của các tập đoàn đa quốc gia không chỉ xuất
khẩu mà còn cạnh tranh quốc tế thông qua các doanh nghiệp con ở nước ngoài đã
làm suy yếu cách lý giải truyền thống vì sao và nơi nào một quốc gia sẽ xuất khẩu.
Lý thuyết về lợi thế so sánh vấp phải nghịch lý Leontief.
- Doanh nghiệp từ các nước đạt được những thành công toàn cầu khác nhau trong
những ngành cụ thể. Môi trường ở một số nước dường như thúc đẩy sự tiến bộ hơn
ở các nước khác.
- Lợi thế cạnh tranh quốc gia hay những đặc trưng quốc gia nuôi dưỡng lợi thế cạnh
tranh trong những lĩnh vực cụ thể và những hàm ý cho cả doanh nghiệp và chính
phủ.
3. Sự thay đổi trong cạnh tranh:
- Sự phát triển của cộng nghệ:
o Ngày càng có nhiều ngành công nghiệp khác biệt với những ngành lý lý
thuyết lợi thế ó sánh đã dựa vào. Sự thay đổi công nghệ diễn ra khắp nơi và
liên tục.
o Công nghệ đã mang tới cho các quốc gia và doanh nghiệp sức mạnh đề vượt
qua sự khan hiếm các yếu tố sản xuất thông qua những quy trình và sản phẩm
mới.
o Trong nhiều ngành công nghiệp, việc tiếp cận với các yếu tố sản xuất dồi dào
không có vài trò quan trọng bằng công nghệ và kỹ năng sử dụng chúng hiệu
quả. Ví dụ, lao động giá rẻ ở Việt Nam là một lợi thế, chừng nào khoa học
công nghệ còn gặp khó khăn với những ngành sản xuất thủ công. Tuy nhiên,
tới một thời điểm, công nghệ sản xuất được cải tiến, điều đó làm giảm đi lợi
thế về lao động giá rẻ của Việt Nam.

- Vốn yếu tố sản xuất tương đương:
o Hầu hết các hoạt động thương mại trên thế giới diễn ra ở những quốc gia tiên
tiến với vốn yếu tố sản xuất tương đương.
o Nhiều quốc gia cũng đã có những cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc cạnh tranh
trong hầu hết các ngành công nghiệp. Những lợi thế về nhân tố sản xuất thuận
lợi ở các quốc gia tiên tiến đã dần bị thu hẹp.
- Toàn cầu hóa:
10 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
o Các doanh nghiệp cạnh tranh với những chiến lược toàn cầu. Họ hình thành
các liên minh với những doanh nghiệp từ các quốc gia khác để có thể tiếp cận
với điểm mạnh của những doanh nghiệp đó.
o Sự toàn cầu hóa các ngành công nghiệp tách rời daonh nghiệp ra khỏi vốn yếu
tố sản xuất của riêng một quốc gia. Các yếu tố sản xuất như nguyên liệu thô,
phụ kiện đều tương tự nhau, có sẵn trên toàn cầu.
o Chính địa điểm và cách sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất có ý nghĩa quyết
định hơn bản thân các yếu tố trong thành công quốc tế.
4. Lợi thế tạm thời:
- Một quốc gia có chi phí nhân công thấp ngày hôm nay sẽ nhanh chóng bị thay thế
bơi một quốc gia khác vào ngày mai.
- Những nguồn tài nguyên có chi phí thất có thể thay đổi qua một đem khi công nghệ
mới cho phép khai thác các nguồn tài nguyên ở những nơi trước đấy người ta cho là
không thể hoặc không có tính kinh tế.
 Các nước đang phát triển thường rơi vào vấn đề này.
IV. MÔ HÌNH KIM CƯƠNG VỀ CẠNH TRANH QUỐC GIA
Câu trả lời cho những vấn đề ở trên nằm trong bốn đặc tính tổng quát của một
quốc gia, hình thành nên môi trường trong đó các doanh nghiệp trong nước khi
cạnh tranh, và có thể làm tăng hoặc giảm lợi thế cạnh tranh.
- Thứ nhất, điều kiện về nhân tổ sản xuất: vị trí của quốc gia trong các nhân tổ cần
thiết để cạnh tranh trong nghành nghề đó. Ví dụ: lao động có tay nghê hay cơ sở hạ

tầng.
- Thứ hai, điều kiện về nhu cầu thị trường: tính chất của như cầu trong nước về sản
phẩm hay dịch vụ của ngành nghề đó.
- Thứ ba, các ngành nghề bổ trợ và có liên quan: sự có mặt hay thiếu vắng tại quốc
gia đó những ngành nghề cung ứng và ngành nghề có liên quan có khả năng cạnh
tranh quốc tế.
- Thứ tư, chiến lược, có cấu và tính thi đua của doanh nghiệp: điều kiện tại quốc gia
đó quyết định việc thành lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp như thế nào, và bản
chất của sự cạnh tranh trong nước
11 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
Mô hình kim cương
Ngoài ra còn có hai nhân tố có thể ảnh hưởng đến hệ thống quốc gia và cũng cần
thiết trong mô hình, đó là cơ hội và nhà nước.
- Cơ hội: là những điều kiện phát triển ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp
(thường là bên ngoài sự quản lý của nhà nước của quốc gia đang xét), ví dụ như
những phát minh thuần túy, những đột phá về kỹ thuật căn bản, chiến tranh.
- Nhà nước. Chính quyền các cấp có thể cải tiến hay giảm thiểu lợi thế quốc gia. Có
thể thấy vai trò này rõ nhất bằng cách kiểm tra xem các chính sách ảnh hưởng như
thế nào đến mỗi nhân tố quyết định.
1. Nhân tố sản xuất
12 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
Mỗi quốc gia đều sở hữu nhân tố sản xuất. Đây là nhân tổ cần thiết cho cạnh
tranh trong bất kỳ một ngành nghề nào. Tuy nhiên mỗi quốc gia có một đặc điểm
khác nhau, có nguồn dự trữ nhân tố sản xuất khác nhau. Điều đó tạo nên lợi thế
cạnh tranh của mỗi quốc gia.
Trong một quốc gia, những nhân tổ quan trọng nhất đói với lợi thế cạnh tranh
trong hầu hết các ngành nghề, đặc biệt là những ngành nghề cần thiết cho việc
tăng năng suất lao động trong các nền kinh tế tiên tiến, không phải được thừa

hưởng mà phải được tạo ra, thong qua các quá trình khác nhau giữa các quốc gia
và các ngành nghề.
Nhân tổ sản xuất có thể chia làm 5 loại:
- Tài

nguyên

nhân

lực : số lượng, tay nghề, chi phí nhân sự (bao gồm quản lý) tính
cả giờ làm việc chuẩn và qui tắc đạo đức trong khi làm việc. Nguồn nhân lực có
thể được chia ra thành nhiều loại, như kỹ thuật viên chế tạo công cụ, kỹ sư điện
có bằng Tiến sỹ, thảo chương viên viết các chương trình ứng dụng, v.v…
- Tài

nguyên

vật

ch ấ t

: sự phong phú, chất lượng, khả năng sử dụng, và chi phí về
đất đai, nước, khoáng sản hay sản lượng gỗ tiềm năng, nguồn thuỷ điện, ngư
trường đánh bắt cá và các nhân tố vật chất khác.
- Tài

nguyên

kiến


th ức: kiến thức về thị trường, kỹ thuật và khoa học liên quan đến
hàng hóa và dịch vụ. Tài nguyên kiến thức đến từ các trường đại học, các viện
nghiên cứu thống kê của chính phủ, các tài liệu khoa học và thương mại, các bảng
báo cáo và cơ sở dữ liệu nghiên cứu thị trường, các hiệp hội thương mại và các
nguồn khác.
- Nguồn

vốn : tiền vốn và chi chi phí vốn có sẵn để tài trợ cho các ngành nghề. Vốn
không phải đồng nhất mà hình thành từ nhiều hình thức khác nhau như những
khoản nợ không bảo đảm (unsecured debts), những khoản nợ bảo đảm (secured
debts), các cổ phiếu và chứng khoán "nguy cơ" (rủi ro cao, lãi cao), và đầu tư vốn
(venture capital). Tổng nguồn vốn trong một đất nước, và những hình thức triển
khai vốn, tuỳ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm của quốc gia và cơ cấu thị trường vốn của
13 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
quốc gia đó, cả hai đều thay đổi tuỳ theo mỗi quốc gia. Sự toàn cầu hoá thị trường
vốn và lượng vốn lớn luân chuyển giữa các quốc gia đang dần làm các điều kiện
của các quốc gia ngày càng giống nhau hơn. Tuy nhiên, những mặt khác nhau
căn bản vẫn tồn tại và có thể tiếp tục tồn tại mãi mãi.
- Cơ

sở

hạ

t

ầ ng : chủng loại, chất lượng và chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng cũng ảnh
hưởng đến sự cạnh tranh, bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống liên lạc, phân
phát thư và hàng hóa, thanh toán và chuyển các quỹ, tổ chức y tế v.v…. Cơ sở hạ

tầng cũng bao gồm hệ thống nhà ở, các tổ chức văn hoá ảnh hưởng đến chất
lượng của cuộc sống và mức độ quốc gia đó thu hút người dân đến sinh sống và
làm việc.
Vấn đề tạo ra các nhân tố
Chúng ta được thừa hưởng các nhân tố đó hay không? Đó là yếu tố rất quan
trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh kéo dài hay ở mức độ cao. Nguồn tài nguyên thiên
nhiên, địa thể là những nhân tố có sẵn, và tất nhiên chúng ta được thừa hưởng. Tuy
nhiên, các yếu tố như hệ thống viễn thong của một quốc gia, số các nhà khoa học
nghiên cứu cơ bản, hệ thống giáo, các trường dạy nghề, viện nghiên cứu mới là yếu tố
quyết định. Chuẩn mực nhân tố của thế giới ngày càng tăng, do vậy cần phải được
đầu tư một cách lâu dài, liên tục .
Các quốc gia thành công trong các lĩnh vực ngành nghề mà họ đặc biệt chú
trọng tạo ra và quan trọng nhất là nâng cao những nhân tố cần thiết. Vì vậy, các
quốc gia sẽ có thể cạnh tranh trong các lĩnh vực mà họ sở hữu những cơ chế chất
lượng cao cho việc tạo ra các nhân tố đặc trưng.
Các nhân tố tiên tiến và nhân tố đặc trưng đóng vai trò rất quan trọng cho lợi
thế cạnh tranh và chính các doanh nghiệp ở vào vị trí tốt nhất để biết xem lợi thế nào
tốt cho việc cạnh tranh. Các đầu tư của chính phủ nhằm tạo ra nhân tố thường tập
trung vào nhân tố cơ bản hay nhân tố khái quát. Ví dụ như, đầu tư vào việc nghiên
cứu căn bản, nếu đặt nặng vấn đề khả năng gieo mầm mống sự đổi mới vào thương
14 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
mại, thì sẽ không dẫn đến lợi thế cạnh tranh nếu không được chuyển giao, hay phát
triển xa hơn bởi các ngành nghề.
Những nổ lực của chính phủ tạo ra những nhân tố tiên tiến và nhân tố đặc trưng
sẽ gặp thất bại nếu họ không kết hợp hai điều đó vào ngành nghề bởi vì các cơ quan
chính phủ, ai cũng đều biết là chậm chạp và không có khả năng nhận ra những lĩnh
vực mới hay nhu cầu chuyên sâu của một ngành nghề nào đó. Tiền đầu tư trực tiếp
từ các công ty, tổ chức thương mại, và từ cá nhân trong việc tạo ra nhân tố, cũng
như các đầu tư nhà nước hay cá nhân, là đặc tính của những ngành nghề quốc gia

thành công trên thế giới.
Ví dụ như ở Nhật, tạo ra nhân tố có khuynh hướng thường do cá nhân,
trong khi ở Thuỵ Điển, tạo ra nhân tố thường do vai trò của công chúng hơn.
Ở Ý, thông thường tạo ra nhân tố thông qua việc chuyển giao kiến thức trong
các thế hệ gia đình. Thường thấy trong một quốc gia, đặc tính của cơ chế tổ chức
việc tạo ra nhân tố, thông thường một phần là chức năng của các giá trị xã hội,
chính trị và lịch sử, theo một cách nào đó, thường giới hạn phạm vi các ngành
nghề mà trong đó quốc gia có thể cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh có thể đến từ một vài bất lợi về nhân tố
Trong các cuộc cạnh tranh thực sự, sự phong phú hay chi phí thấp của một nhân
tố thường dẫn đến sự triển khai kém hiệu quả. Trái lại, nhân tố bất lợi trong các
nhân tố cơ bản, ví dụ như thiếu hụt về tiền lương, thiếu nguyên vật liệu trong nước,
hay thời tiết khắc nghiệt, lại thúc đẩy việc đổi mới. Sự gia tăng ổn định về tỷ giá hối
đoái giữa các quốc gia cũng có thể có cùng hiệu quả. Kết quả là lợi thế cạnh tranh
của các doanh nghiệp trở nên nâng cao và bền vững hơn. Một bất lợi theo khái niệm
nghĩa hẹp của cạnh tranh có thể trở thành một lợi thế trong một khái niệm năng động
hơn.
2. Nhu cầu thị trường
15 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
Trong một ngành nghề, nhân tố quyết định quan trọng thứ hai về lợi thế cạnh
tranh quốc gia là những điều kiện về nhu cầu nội địa về sản phẩm hay dịch vụ của
ngành nghề đó.
Có ba đặc điểm chính quan trọng của nhu cầu nội địa: cấu thành nhu cầu nội địa,
kích cỡ và cách thức phát triển nhu cầu nội địa, và cơ chế mà sở thích nội địa của
mỗi quốc gia chuyển giao ra thị trường nước ngoài. Sự quan trọng của hai điều sau
còn tuỳ thuộc vào điều trước. Chất lượng của nhu cầu nội địa quan trọng hơn số
lượng của nhu cầu nội địa trong việc quyết định lợi thế cạnh tranh.
Cấu trúc phân đoạn của nhu cầu:
Đầu tiên là cấu trúc phân đoạn của nhu cầu nội địa hay sự phân phối nhu cầu đối với

nhiều hình thức khác nhau. Trong hầu hết các ngành nghề, người ta đều phân loại nhu
cầu. Ví dụ, trong các máy bay thương mại, người ta tạo ra nhiều loại máy bay kích
thước và cấu trúc khác nhau thích hợp với các hãng hàng không có cấu trúc lộ trình
khác nhau (differing route structure) và các tình huống khác nhau. Vài phân đoạn
mang tính chất toàn cầu hơn so với các phân đoạn khác.
Kích thước và cách thức phát triển của nhu cầu nội địa:
Trong nhiều ngành, kích cỡ của nhu cầu nội địa rất được chú ý. Kích cõ như cầu nội
địa là quan trọng nhất đối với lợi thế cạnh tranh tỏng nước ở những ngành nghề nhất
định, nổi bật là đòi hỏi điều kiện R&D cao, những lợi thế về quy mô quan trọng trong
sản xuất, bước nhảy vọt lớn trong kỹ thuật,
3. Lợi thế cạnh tranh trong các ngành cung ứng
Sự hiện diện của các ngành cung ứng cạnh tranh trên thế giới trong một nước tạo
lợi thế cho các ngành nghề chuyển động xuôi dòng theo nhiều cách khác nhau. Đầu
tiên, thông qua sự tiếp cận hiệu quả, sớm, nhanh chóng và đôi khi ưu đãi các đầu vào
có chi phí tốt nhất. Ví dụ, Ý đã liên tiếp dẫn đầu thế giới ngành nữ trang, vàng bạc.
Một phần bởi vì các doanh nghiệp khác của Ý sản xuất hai phần ba máy chế tạo nữ
trang cho thế giới và cũng đứng đầu thế giới về các thiết bị tái chế các kim loại quý.
16 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
Sự có mặt của một ngành nghề có liên quan thành công trên thê giới trong một
nước tạo cơ hội cho dòng chảy thông tin và trao đổi kỹ thuật. Quan hệ kinh doanh qua
lại và văn hóa tương đồng giúp những sự trao đối như vậy diễn ra dễ dàng hơn so với
doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp nội địa trong những ngành nghề có liên quan thường chia sẻ
những hoạt động và đôi lúc dần dần trở thành cách đồng minh.
Trong một ngành công nghiệp, nhu cầu các sản phẩm và dịch vụ bổ sung cũng
giúp các doanh nghiệp thành công trên thế giới. Ví dụ, việc bán thiết bị vi tính của
Mỹ ra nước ngoài đã dẫn đến nhu cầu ở nước ngoài đối với phụ kiện máy tính,
phần mềm máy tính cũng như các dịch vụ dữ liệu của Mỹ. Các ngành nghề dịch vụ
kéo theo thông qua việc bán các sản phẩm được sản xuất liên kết nhau từ quốc gia

này và ngược lại.
Trong tất cả các ngành cung ứng, một nước không cần phải có lợi thế quốc gia
thì mới có thể đạt được lợi thế cạnh tranh trong một ngành công nghiệp. Nếu đầu
vào không thúc đẩy đổi mới hoặc trong quá trình sản xuất các sản phẩm và các quá
trình có thể được nhập từ nước ngoài. Nhiều kỹ thuật, nếu chỉ ứng dụng rất hẹp
trong một lĩnh vực, thì cũng được nhập từ nước ngoài. Ví dụ, trong rất nhiều
ngành khác nhau của Thụy Sĩ và Đức, như máy trợ thính và máy chế biến chất dẻo,
các doanh nghiệp đã thành công trong việc thiết lập các chi nhánh ở Mỹ để xâm
nhập phần nào vào lĩnh vực điện tử và phần mềm. Ở đây, kiến thức rộng của họ về
công nghiệp tiêu dùng (user industry) quan trọng hơn nếu thiếu chuyên môn trong
các kỹ thuật cung ứng. Việc bù đắp phần thiếu của một ngành nghề cung ứng. Sẽ
bù đắp được thiếu hụt của ngành nghề cung ứng quan trọng nếu quốc gia có công
nghiệp tiêu dùng phát triển cao và được các khách hàng thích sử dụng sản phẩm
công nghiệp cung ứng.
4. Yếu tố, chiến lược và đối thủ của công ty:
17 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
Yếu tố quyết định thứ tư của lợi thế cạnh tranh quốc gia trong một ngành nghề là
bối cảnh mà doanh nghiệp được tạo dựng, tổ chức và quản lý cũng như tính chất của
đối thủ cạnh tranh trong nước. Mục tiêu, chiến lược, và cách thức tổ chức doanh
nghiệp trong các ngành nghề biến đổi đa dạng giữa các quốc gia. Lợi thế quốc gia có
được là nhờ họ biết lựa chọn các yếu tố trên và kết hợp với nguồn lợi thế cạnh tranh
trong một ngành nghề đặc thù nào đó. Mô hình cấu trúc của đối thủ địa phương cũng
có một vai trò to lớn trong tiến trình cải cách và triển vọng cuối cùng cho sự thành
công mang tính quốc tế. Cách thức doanh nghiệp được quản lý và cách thức họ chọn
để cạnh tranh bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh quốc gia. Các doanh nghiệp trong một
quốc gia không thể hiện được tính đồng nhất nhưng bối cảnh chung của toàn bộ quốc
gia thì lại rất đáng chú ý.
Ví dụ ở Ý, rất nhiều các doanh nghiệp cạnh tranh quốc tế thành công là những
doanh nghiệp vừa và nhỏ của tư nhân và được điều hành như một gia đình nhiều thế

hệ. Ở Đức, bộ phận lãnh đạo cao nhất của các doanh nghiệp là những cá nhân có kiến
thức nền tảng về kỹ thuật, và các doanh nghiệp tổ chức và quản trị theo kiểu phân
chia cấp bậc. Nỗ lực để giải thích tại sao một hệ thống quản trị quốc gia lại đạt đến
một trình độ cao là một quá trình lâu dài. Sự chú ý được hướng vào Mỹ trong khi
những thập niên tám mươi nó được hướng vào Nhật.Không có một hệ thống quản trị
nào lại thích hợp cho tòan cầu. Các quốc gia sẽ có khuynh hướng thành công trong
những ngành nghề mà việc thực hiên quản trị và cách thức tổ chức (được ưu đãi bởi
môi trường quốc gia) phù hợp với nguồn lợi thế cạnh tranh của các ngành nghề.
Chẳng hạn như các doanh nghiệp của Ý là những kẻ đi đầu trên thế giới trong một
loạt các ngành nghề phân nhỏ (như đèn chiếu sáng, đồ gia dụng, giày dép, sợi len, và
máy đóng gói) trong đó lợi thế kinh tế do quy mô vừa khiêm nhường vừa có thể bị
qua mặt bởi ngay cả các doanh nghiệp liên kết lỏng lẻo. Các doanh nghiệp Ý hầu hết
cạnh tranh bằng chiến lược tập trung vào nhân công, tránh các sản phẩm được tiêu
chuẩn hóa và vận hành ở một địa thế thuận lợi nho nhỏ nào đó với cách thức đặc thù
của họ hay bằng sự đa dạng về sản phẩm theo ý thích của khách hàng. Do thường
được thống trị bởi một cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp này phát triển nhanh chóng
18 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
những sản phẩm mới và có thể thích ứng với sự thay đổi của thị trường với một khả
năng thích ứng đáng kinh ngạc.
Mục tiêu
Hơn nữa, sự khác biệt rõ nét tồn tại giữa các quốc gia là mục tiêu mà doanh
nghiệp tìm kiếm để đạt được cũng như động lực thúc đẩy của công nhân và giám đốc
doanh nghiệp đó. Các quốc gia sẽ thành công trong các ngành nghề có mục tiêu và
động lực đồng nhất với nguồn lợi thế cạnh tranh. Trong rất nhiều ngành nghề, đầu tư
lâu dài là một thành phần của lợi thế cạnh tranh có thể đạt được và duy trì. Rộng hơn,
các quốc gia thành công trong những ngành nghề có được sự nỗ lực và cam kết gắn
bó đặc biệt.
Cạnh tranh nội địa.
Người ta thường cho rằng cạnh tranh nội địa là một sự lãng phí bởi vì nó dẫn đến

việc các doanh nghiệp hải nỗ lực nhiều hơn và ngăn cản họ đạt được lợi thế quy mô
kinh tế lớn. Tuy nhiên khi nhìn vào 10 quốc gia nghiên cứu, chúng ta thấy rằng,
những quốc gia ở vị trí hàng đầu trên thế giới cũng có những đối thủ cạnh tranh rất
mạnh trong nội địa, thậm chỉ trong các quốc gia nhỏ như Thụ Điển và Thụy Sỹ. Nhật
có thể là một ví dụ minh họa điểm hình cho cạnh tranh nội địa.
Cạnh tranh nội địa cũng giống như các hình thức cạnh tranh khác sẽ tạo ra
áp lực cho các doanh nghiệp để cải tiến và đổi mới. Những đối thủ trong nước
thúc đẩy lẫn nhau giảm giá thành, nâng cao chất lượng và dịch vụ, tạo ra nhiều
sản phẩm mới và quy trình sản xuất mới. Trong khi các doanh nghiệp không thể
duy trì lợi thế trong một thời gian dài thì áp lực từ đối thủ sẽ giúp kích thích đổi
mới vì họ lo sợ bị tụt hậu nên họ phải tiến lên phía trước.
Sự cạnh tranh nội địa gay gắt không chỉ tăng thêm lợi thế trong nước mà còn
tạo áp lực cho các doanh nghiệp nội địa mở rộng buôn bán với nước ngoài để phát
triển. Đặc biệt khi có được lợi thế do quy mô kinh tế rộng lớn, những đối thủ địa
phương buộc phải phóng tầm nhìn ra thị trường bên ngoài để theo đuổi hiệu quả lớn
hơn và lợi nhuận nhiều hơn.
19 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
Tính khốc liệt trong cạnh tranh nội địa sẽ giúp phá vỡ thái độ dựa dẫm vào
các nhân tố thuận lợi cơ bản vì các đối thủ nội địa khác cũng có. Không có sự
cạnh tranh nội địa, một doanh nghiệp với các thuận lợi cơ bản sẽ dựa vào các
thuận lợi này và tệ hơn là sẽ khai thác các thuận lợi này một cách kém hiệu quả.
Quá trình cạnh tranh nội địa đồng thời cũng tạo ra thuận lợi cho toàn bộ nền
sản xuất của quốc gia. Các đối thủ cạnh tranh nội địa cố gắng tiếp cận chiến
lược theo những cách khác nhau và tạo ra một hệ thống các sản phẩm và dịch
vụ trên nhiều phân khu. Điều này kích thích đổi mới, và sự phong phú về hàng
hoá và cách tiếp cận này sẽ chống lại sự xâm nhập của các doanh nghiệp nước
ngoài. Thuận lợi của nền công nghiệp quốc gia sẽ được duy trì lâu dài hơn bởi
việc loại được sự xâm nhập của một số đối thủ nước ngoài.
5. Vai trò của thời cơ:

Các nhân tố quyết định của lợi thế quốc gia định hình hoàn cảnh cạnh tranh trong
một số ngành nghề. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh rằng trong sự thành bại của
doanh nghiệp cũng có vai trò của thời cơ. Thời cơ là những biến cố không liên quan
gì đến bối cảnh quốc gia và thường nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp
thậm chí của cả chính phủ nước đó. Một số nhân tố điển hình tác động đến lợi thế
cạnh tranh trong kinh doanh là:
- Các phát minh, sáng chế đơn thuần
- Sự gián đoạn lớn về khoa học kĩ thuật (ví dụ trong các ngành công nghệ sinh học,
vi điện tử)
- Gián đoạn chi phí đầu vào chẳng hạn như khủng hoảng về dầu hỏa
- Biến động lớn trên thị trường tài chính thế giới hay tỉ giá hối đoái
- Nhu cầu của thị trường thế giới hay khu vực tăng đột biến
- Chính sách đối ngoại của chính phủ các nước
- Chiến tranh
20 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
Ví dụ như những tiến bộ trong ngành vi điện tử đã góp phần quan trọng giúp Hoa
Kì và Đức vươn lên vị trí dẫn đầu trong số các nền kinh tế chủ yếu dựa trên phát triển
công nghiệp cơ điện. Điều này cũng đã xảy ra với Nhật Bản và một số nước khác.
Tương tự, nhu cầu về tàu biển tăng đột biến trên thế giới đã tạo thuận lợi cho ngành
đóng tàu Hàn Quốc cạnh tranh với Nhật. Ở Singapore, ngành nghề may mặc phát
triển mạnh sau khi các nước phương Tây đề ra hạn đoạn đối với hàng may mặc xuất
xứ từ Hongkong và Nhật trong khi đó chính sách cấm nhập khẩu hàng Trung Quốc
vào Mĩ trong thời kì chiến tranh lạnh đã giúp ngành làm tóc giả Hàn Quốc phát đạt và
giành ngôi vị quán quân thế giới.
6. Vai trò của nhà nước:
Sau khi điểm qua các nhân tố định hình vị thế cạnh tranh của một quốc
gia, ta đi đến nhân tố cuối cùng: nhà nước. Nhà nước là một yếu tố quan trọng
cần xem xét khi nói về tính cạnh tranh quốc tế. Nhiều người xem đây là yếu tố
sống còn, nếu không nói là quan trọng nhất, tác động tới cạnh tranh quốc tế

thời nay. Đường lối chính sách của Nhật và Hàn quốc gắn liền với thành công
của các doanh nghiệp hai nước này.
Nhà nước có thể tác động lên bốn nhân tố quyết định kia (hoặc ngược lại)
theo hướng tích cực lẫn tiêu cực như trong một số ví dụ đã nêu ở phần trước.
Trợ cấp từ chính phủ, các chính sách về thị trường vốn tư bản, các chính sách
về kinh tế, giáo dục vv… đều ảnh hưởng tới điều kiện nhân tố. Chính phủ còn
có vai trò định hình nhu cầu thị trường trong nước ở một cấp độ nào đó. Các cơ
quan chính phủ thiết lập tiêu chuẩn về hàng hoá địa phương hay luật định ban
hành ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng. Chính phủ cũng đồng thời là
khách hàng lớn đối với các ngành sản xuất trong nước như hàng hoá dành cho
quốc phòng, thiết bị viễn thông, máy bay dành cho hàng không quốc gia. Với
vai trò này, nhà nước có thể hỗ trợ nhưng cũng có thể làm phương hại đến
nền kinh tế nước mình.
21 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
Nhà nước có thể định hình môi trường hoạt động của các ngành nghề hỗ trợ
hoặc có liên quan bằng nhiều cách khác nhau như kiểm soát truyền thông
quảng cáo hay các ngành dịch vụ hỗ trợ khác. Đường lối nhà nước còn ảnh
hưởng tới cơ cấu tổ chức, sách lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp thông
qua những công cụ như luật lệ của thị trường vốn tư bản, chính sách thuế, luật
chống độc quyền.
Nhà nước có tác động quan trọng lên lợi thế cạnh tranh của quốc gia song
hiển nhiên vai trò này chỉ là một phần nào đó. Nếu chỉ có chính sách nhà nước
làm nguồn lực duy nhất của lợi thế cạnh tranh quốc gia thì chính sách nhà nước
sẽ thất bại. Chính sách nhà nước chỉ thành công trong những ngành nghề đã có
sẵn những nhân tố quyết định tiềm ẩn và lúc đó các chính sách nhà nước chỉ
làm nhiệm vụ củng cố các nhân tố đó. Có vẻ như nhà nước chỉ có thể thúc đẩy
lợi ích của việc giành được lợi thế cạnh tranh nhưng thiếu khả năng tạo ra vị
thế cạnh tranh đó.
V. MICHAEL EUGENE PORTER

Michael Eugene Porter (sinh năm 1947) là
giáo sư tại trường Đại học Kinh doanh Harvard.
Ông là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chiến
lược doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh quốc gia
và khu vực.
Michael Porter sinh ra tại Ann Arbor,
Michigan.Ông đã sống và đi khắp thế giới với
cha- là một viên chức trong quân đội. Khi theo
học tại đại học Princeton, ông từng là một tay
golf và đạt giải vô địch New England. Sau khi tốt
22 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
nghiệp đại học, Giáo sư Porter phục vụ trong quân ngũ. Ông có niềm yêu thích
với kinh doanh, âm nhạc và nghệ thuật.
Năm 1971 ông nhận bằng MBA từ trường Kinh doanh Harvard. Năm
1973, ông nhận bằng tiến sĩ Kinh tế cũng tại trường Kinh doanh Harvard.
Michael Porter là tác giả của 18 cuốn sách và hàng loạt các bài viết về Chiến
lược cạnh tranh, Lợi thế cạnh tranh, Lợi thế cạnh tranh quốc gia. Ông đã 6 lần
nhận được giải thưởng Mckinsey. Ông được coi là cha đẻ của chiến lược hiện
đại. Những ý tưởng của ông được giảng dạy ở khắp các trường đại học về kinh
doanh trên thế giới.
VI. VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH QUỐC GIA
Phát triển đất nước theo đường lối đổi mới, Chính phủ Việt Nam ngày càng nhận thấy
rõ hơn sự cần thiết phải tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế và cạnh tranh quốc
tế. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 nêu rõ, phải "Chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển Trong quá trình chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, không ngừng
tăng năng lực cạnh tranh và giảm dần hàng rào bảo hộ". Báo cáo của Chính phủ tại kỳ
họp thứ 4 (tháng 10-2003) Quốc hội khóa XI, cũng thẳng thắn thừa nhận: Tăng trưởng
kinh tế trong ba năm vừa qua (2001 - 2003) chủ yếu vẫn theo chiều rộng, tăng về số

lượng, nhưng chậm chuyển biến về chất lượng Nhìn chung, sức cạnh tranh và hiệu quả
của doanh nghiệp và nền kinh tế đều thấp. Từ đó nhấn mạnh một trong các giải pháp lớn
là "phải tạo bước phát triển mới về kinh tế đối ngoại Năm 2004 phải có bước đi mạnh
mẽ hơn, với quyết tâm cao về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đi đôi với việc thực
hiện cam kết về lộ trình tham gia Khu vực Mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA) và phát
triển các quan hệ kinh tế song phương, cần đẩy mạnh đàm phán gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) với phương án thích hợp để sớm trở thành thành viên của tổ
chức này".
23 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
Như vậy, quyết tâm về mặt chính trị đối với vấn đề tham gia quá trình toàn cầu hóa kinh
tế của Việt Nam đã rõ. Nhưng phân tích về thực chất cho thấy Việt Nam vẫn còn nhiều
vướng mắc liên quan đến việc tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế.
Một là, những vướng mắc về nhận thức.
Hiện thời, ngay trong giới nghiên cứu và hoạch định chính sách ở cấp chiến lược, vẫn còn
nhiều bàn cãi về vấn đề nên hội nhập như thế nào. Gắn liền với câu hỏi lớn này là hàng
loạt vấn đề cụ thể vẫn chưa có đáp án mạch lạc: Tốc độ tự do hóa nên như thế nào? Phải
chăng cần trì hoãn quá trình tự do hóa để các doanh nghiệp hiện tại có thời gian thực hiện
cơ cấu lại và chuẩn bị sẵn sàng cho cạnh tranh quốc tế? Nên hay không nên phân kỳ tự do
hóa trên cơ sở căn cứ vào quá trình phát triển các thể chế cần có cho một nền kinh tế thị
trường hiện đại? Phương thức hội nhập nên như thế nào: thông qua việc tham gia vào các
hiệp định đa phương, khu vực và song phương, thông qua việc đơn phương tự do hóa, hay
thông qua việc kết hợp các yếu tố này? Để bổ trợ cho tự do hóa thương mại và đầu tư
nhằm tối đa hóa các lợi ích và giảm thiểu các rủi ro thì cần có những biện pháp nào?
Hai là, những vướng mắc trên thực tế thể hiện ở một loạt chỉ tiêu so sánh khả năng cạnh
tranh.
Về khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu và du lịch (bao gồm kim ngạch xuất khẩu; kim
ngạch xuất khẩu tính theo đầu người; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu
người, thu nhập từ du lịch tính theo đầu người; tổng kim ngạch dịch vụ xuất khẩu).
Về khả năng cạnh tranh đầu tư (liên quan đến các chỉ số: hoàn thành vốn gộp, tổng đầu tư

cố định của tư nhân, tăng trưởng tổng đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài thuần-tính
theo tổng số và trên đầu người): Tổng đầu tư nội địa của Việt Nam đạt tỷ lệ 25% GDP,
tuy có cao hơn mức trung bình của khu vực ASEAN (23 - 24%), nhưng đầu tư nước ngoài
(FDI) còn thấp hơn rất nhiều so với nhiều nước trong khu vực, như Trung Quốc, Thái
Lan, Malaysia, Singapore. Suất đầu tư cho tăng trưởng (hệ số ICOR) của Việt Nam tăng
nhanh và ở mức cao.
Về khu vực tài chính (liên quan đến các chỉ số: tiền và tiền tương đương được tính bằng
% của GDP; tín dụng trong nước từ khu vực ngân hàng; tín dụng cấp cho khu vực tư
24 | P a g e
Nhóm 4 KTQT 50B
nhân; đánh giá mức độ rủi ro trong tín dụng quốc tế ; tổng tiết kiệm trong nước). Tuy
nhiên, khu vực tài chính trong nước hiện nay vẫn ở tình trạng kém phát triển, chưa có khả
năng cung cấp tín dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Tín dụng trong
nước được khu vực ngân hàng cung cấp còn ở mức thấp; mức độ rủi ro trong tín dụng
quốc tế xếp ở mức 79/127 nước.
Về môi trường vĩ mô (bao gồm các chỉ số: lạm phát, thâm hụt ngân sách, tổng thương
mại, thuế nhập khẩu, tiền thu từ tư nhân hóa): Phần lớn các chỉ số về chính sách vĩ mô của
Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình, riêng thuế nhập khẩu vẫn ở mức 26% - mức
quá cao so với yêu cầu của WTO (từ 13 đến 15%).
Về quy chế môi trường kinh doanh (bao gồm các chỉ tiêu: số lượng doanh nghiệp mới
thành lập, về xử phạt hành chính; chỉ số về nhận thức tham nhũng, chỉ số về bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ, về xử lý quan liêu của Chính phủ, mức độ hoạt động của kinh tế ngầm, chỉ
số về tự do kinh tế) : Theo phân loại của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam được xếp ở
nhóm thấp về thành tích trong quy chế hành chính, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, về sự
quan liêu hành chính và mức độ mở cửa của nền kinh tế. Quốc hội khóa XI đã thông qua
Luật Doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi), nhưng dư luận xã hội cho rằng luật này chưa đáp
ứng được các đòi hỏi bức xúc của thực tiễn hiện nay: chưa tăng quyền tự chủ, tự hạch
toán kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, chưa xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, cơ chế
bao cấp, "xin cho" và các đặc quyền đặc lợi khác (khoanh nợ, dãn nợ, xóa nợ, bù lãi suất
tiền vay ). Đây chính là những kẽ hở, là nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý phổ biến của

các doanh nghiệp nhà nước là trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước, không muốn
vươn lên bằng cạnh tranh lành mạnh. Những hạn chế này cũng là một căn nguyên làm
tăng thêm nạn tham nhũng và tiêu cực vốn còn đang rất nghiêm trọng trong nhiều doanh
nghiệp nhà nước hiện nay.
Về khả năng cạnh tranh trong khoa học và công nghệ (bao gồm các chỉ tiêu: số lượng
tiến bộ công nghệ được ứng dụng, số kỹ sư và nhà khoa học trên một triệu dân, tổng chi
tiêu cho nghiên cứu và phát triển): Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Việt
Nam có điểm rất thấp về sự tiến bộ công nghệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học - công
nghệ vẫn dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước. Chưa phân biệt rõ hoạt động nghiên cứu
25 | P a g e

×