Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Báo cáo thực tập xuất nhập khẩu tại Công Ty TNHH TIẾP VẬN VIỄN HẢI (MEGA SEA LOGISTICS )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.97 KB, 53 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
Lời Cảm Ơn !
Đầu tiên em không có gì hơn, xin gởi đến quý thầy cô đang giảng dạy và
làm việc tại trường Đại Học Ngoại Ngữ,Đại Học ĐÀ Nẵng, thầy cô trong KHoa
Tiếng Anh Chuyên Ngành cùng tập thể Ban Lãnh Đạo và cán bộ nhân viên Công
Ty TNHH TIẾP VẬN VIỄN HẢI (MEGA SEA LOGISTICS) lời chúc sức khỏe.
Em xin chúc tất cả các thầy cô giáo luôn thành công trong sự nghiệp giáo
dục đào tạo cũng như mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
Em xin chúc ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công Ty
TNHH TIẾP VẬN VIỄN HẢI (MEGA SEA LOGISTICS )luôn gặt hái được
nhiều thành công trong công việc, luôn gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Em xin cảm ơn cô giáo NGUYỄN THU HẰNG đã hướng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành tốt công việc được giao tại
công ty trong kỳ thực tập vừa qua
Em chân thành cảm ơn Công Ty TNHH TIẾP VẬN VIỄN HẢI (MEGA
SEA LOGISTICS), đơn vị đã nhận em vào thực tập và hướng dẫn tận tình cho
em trong suốt quá trình em thực tập tại công ty.
Một lần nữa em xin chúc tất cả mọi người sức khỏe dồi dào và luôn thành
công trong công việc cũng như trong cuộc sống.!
Em xin trân trọng kính chào !
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
LỜI MỞ ĐẦU
Do không bị giới hạn về khoảng cách, giá cả thấp hơn so với các hình thức
vận chuyển khác nên việc trao đổi hàng hoá nhờ vận tải biển diễn ra thuận tiện và
nhanh chóng. Có thể nói vận tải biển phát triển là một trong những nhân tố làm
cho quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Hàng hoá có thể được trao
đổi không chỉ từ địa phương này sang địa phương khác, từ quốc gia này tới quốc
gia khác mà cũng có thể được trao đổi giữa các châu lục với nhau.
Một quốc gia có nền vận tải biển phát triển là một quốc gia chiếm nhiều
ưu thế. Không những tạo ra thế chủ động trong quan hệ kinh tế đối ngoại, vận tải


biển cũng làm tăng nguồn thu ngoại tệ nhờ việc phát triển mạng lưới vận tải. Bên
cạnh đó, vận tải biển cũng đẩy mạnh quá trình xuất nhập khẩu, tạo động lực thúc
đẩy quan hệ sản xuất phát triển… Đặc biệt đối với nước ta, với hơn 3200 km
đường bờ biển kéo dài và nhiều vịnh vũng thì vận tải biển giữ vai trò then chốt
trong mạng lưới vận tải quốc gia.
Cùng với sự phát triển như vũ bão của của nền kinh tế thế giới, đời sống
của người dân ngày càng được nâng cao kéo theo sự gia tăng nhu cầu về vận
chuyển hàng hoá cũng như đi lại. Trước tình hình đó đòi hỏi ngành vận tải phải
không ngừng đổi mới, phát triển và hoàn thiện về mọi mặt: qui mô, tổ chức, số
lượng, chủng loại phương tiện, năng suất, hiệu quả hoạt động để đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Trong xu thế đó, Công ty TNHH TIẾP VẠN
VIỄN HẢI (MEGASEALOG) đã được thành lập, ngày càng phát triển lớn mạnh,
có những đóng góp không nhỏ cho ngành vận tải biển nói riêng và nền kinh tế
quốc dân nói chung.
Trong thời gian thực tập nghiệp vụ tại Công ty TNHH TIẾP VẬN VIỄN
HẢI (MEGA SEA LOGISTICS) , em đã có cơ hội được tìm hiểu rõ hơn về cơ
cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, các lĩnh vực hoạt động cũng như tình hình hoạt
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong báo cáo thực tập này, em xin được
trình bày một số vấn đề đã tìm hiểu được trong quá trình thực tập tại công ty.
Kết cấu báo cáo
Chương I : Vài nét về công ty MEGA SEA LOGISTICS
Chương II : Hoạt động giao nhận hàng hóa va quy trình giao nhận
hàng tại công ty
Chương III : Giải pháp nâng cao hoạt động giao nhận tại công ty
Chương IV : Tổng kết
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
CHƯƠNG I :
MỘT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VIỄN HẢI
1.1 .Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Thế kỷ 21,cùng với sự phát triển vũ bão của kinh tế thế giới và sự hội nhập
vào WTO, kinh tế nước ta ngày càng phát triển.Nhu cầu về giao nhận càng trở
nên cần thiết.Nắm bắt được xu thế,năm 2009 Công ty TNHH TIẾP VẬN VIỄN
HẢI(Mega Sea Logistics) được thành lập theo giấy phép kinh doanh số
04010294188 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư T.P Đà Nẵng cấp ngày 10/02/2009
Tên giao dịch quốc tế: MEGA SEA LOGISTICS Co.,Ltd
Vốn điều lệ: 1000000000 VNĐ
Văn phòng chính đặt tại: 24 Đường 3/2, P. Thuận Phước, Q.
Hải Châu, TP. Đà Nẵng
 Tel: 84-511-3899678
 Fax: 84-511-3899677
Website: www.megaseslog.com.vn
Email:
Gia nhập Viffas : 20/08/2010
Cũng trong giữa năm 2010 để mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động của
mình, chi nhánh của công ty tại Quãng Ngãi được thành lập nhăm phục vụ vho
công tác giao nhận ở các tỉnh miền Trung
Chi nhánh Công ty tại Quãng Ngãi
PV Villa C1 13 - T.P Vân Tường, Khu Công Ngiệp Dung
Quất, Huyện Bình Sơn,Tỉnh Quãng Ngãi
ĐT: (84 )553 612375
Fax: (84)553 612 374
Với những bước khởi đầu vững chắc Megasealog đã có sự
thành công và uy tín trên thương trường và cả trong nước và quốc tế.
.2/ Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
a/ Chức năng và nhiệm vụ :
- Làm đại lý tàu biển, đại lý container trong và ngoài nước, đại lỳ giao
nhận đa phương thức, cung ứng các dịch vụ hàng hải cho các hãng tàu trong và
ngoài nước.
- Tổ chức thực hiện liên hiệp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu,
hàng quá cảnh qua Lào, Campuchia, Trung Quốc bằng các loại phương tiện, kinh
doanh các dịch vụ khác có liên quan để phục vụ tốt các nhu cầu vận tải của khách
hàng
- Kinh doanh kho bãi chứa hàng và bãi trung chuyển container, dịch
vụ vận tải ôtô Bắc, Trung, Nam và các tỉnh Tây Nguyên, trong khu vực cảng.
- Kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu , nhận ủy thác xuất nhập khẩu
hàng hóa.
- Sữa chữa, đóng mới và bảo quản container, thực hiện dịch vụ môi
giới, tư vấn làm dịch vụ hàng không, đường biển, đường bộ.
- Làm dịch vụ khai thuê Hải Quan, làm hàng dự án.
- Giao nhận hàng hoá đến các cảng đến và nơi đến trên thế giới
. - Mở hàng nguyên Cont và hàng lẻ hàng tuần.
- Làm thủ tục khai hải quan, xuất khẩu, nhập khẩu.
-Giao hàng door to door.
-Vận chuyển hàng nội địa bằng đường biển, hàng không đến mọi địa điểm
trong nước.
-Giao dịch với các cơ quan nhà nước như Hải quan, Thuế, Ngân hàng … để
thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh XNK, và đăng ký nộp thuế, vay vốn.
- Được yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật, quản lý nhà Nước và Công
Ty bảo vệ đảm nhiệm các quyền và các nhiệm vụ cần thiết để công ty hoạt động
có hiệu quả, thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước theo luật định.
B/ Quyền hạn :.
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng

- Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh phù
hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của công ty. Phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa
các đơn vị trực thuộc đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và
hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại trong phạm vi
ngành nghề được ghi trong giấy phép kinh doanh của công ty.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách quy định của nhà nước
và chính quyền địa phương nơi đặt công ty.
- Giám đốc công ty có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế tổ chức
hoạt động của công ty, làm đầy đủ các thủ tục để kinh doanh.
- Tích cực chủ động trong việc tăng vốn hoạt động. Nghiên cứu, thực hiện
các biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng kinh doanh, dịch
vụ, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, từng bước tăng dần hiệu quả kinh
doanh.
- Đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty ở trong và ngoài nước
theo quy định của chính phủ.
- Kinh doanh những ngành nghề được nhà nước cho phép, kinh doanh
những ngành nghề khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bổ sung.
- Tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với các
khác hàng trong và ngoài nước, được trực tiếp nhập khẩu theo yêu cầu hoạt động
kinh doảnh của công ty và phù hợp với quy định hiện hành của chính phủ.
- Quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch
vụ chủ yếu, trừ những sản phẩm và dịch vụ do nhà nước định giá.
- Được quyền bảo hộ về sỡ hữu công nghệ bao gồm : các sáng chế,
giải pháp hữu ích, nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ
hàng hóa theo quy định của pháp luật
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
- Đầu tư liên doanh, liên kết góp vốn cổ phần, mua một phần hay toàn bộ tài

sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật với mục đích phát triển,
sản xuất kinh doanh.
- Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn
các hình thức trả lương, thưởng, quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến và
hiệu quả sản xuất kinh doanh và có các quyền khác của người sử dụng lao động
theo quy định của bộ luật lao động và các quy định khác của pháp luật.
- Mời và tiếp khách nước ngoài phù hợp với chủ trương mở rộng hợp
tác của công ty và các quy định của nhà nước.
1.2.3 Mạng lưới giao nhận hàng hoá, bạn hàng và đối thủ cạnh
tranh :
Thị trường giao nhận hàng hoá của công ty phân bố khắp các tỉnh trong và
ngoài nước như ở Châu Âu, Châu Á.
Bạn hàng của Công ty Megasealog rất đông đảo. Đó là các công ty có
nhu cầu vận chuyển qua đường biển, đường hàng không và các dịch vụ về xuất
nhập khẩu. Trong đó, khách hàng lớn nhất và thường xuyên của công ty là: công
ty Vật tư – Tổng công ty thuỷ sản, công ty TNHH Hợp Tấn, công ty Thiên Mã,
công ty Vĩnh Nguyên, …
Cho tới nay, công ty MEGASEALOG đã có quan hệ đại lý với nhiều
hãng tàu lớn như MISC HCM, China Shipping, dongnama, K-Line, Wan Hai,
Hanjin, NYK, …… Cùng các hãng bay như China Airline, Thai Cargo, Vietnam
Airline, ….
Đối thủ cạnh tranh của công ty là các Công ty dịch vụ giao nhận trên cả
nước. Công ty phải cạnh tranh gay gắt về giá cả, cước phí vận chuyển. Công ty
phải lựa chọn một mức giá thích hợp, dịch vụ tốt để tạo niềm tin, uy tín để thu hút
khách hàng và cạnh tranh lại các công ty giao nhận khác.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY:
2.1. Vài nét chung về cơ cấu:
2.1.1 Cơ cấu bộ máy :
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng

Công ty được tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, đứng đầu công ty là
giám đốc. Giám đốc là người toàn quyền điều hành công việc kinh doanh của công
ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh doanh, về tổ chức hoạt động
của công ty. Với chế độ này, công việc được quyết định, giải quyết nhanh gọn, kịp
thời.
Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền thay mặt giám đốc giải quyết các
công việc của giám đốc khi giám đốc vắng mặt.
Giám đốc và phó giám đốc có trình độ đại học Ngoại Thương và kỹ thuật,
kế toán trưởng.
Các cán bộ chuyên môn của chi nhánh phải có trình độ về chuyên môn
nghiệp vụ tương ứng với từng chức doanh công tác được giao và phải biết ít nhất
một môn ngoại ngữ (thông dụng là tiếng Anh).
2/ Bộ máy quản lý của Công ty :
a/Sơ đồ bộ máy quản lý :


b/ Quan hệ giữa các bộ phận quản lý
- Quan hệ trực tuyến gồm :
+ Quan hệ giữa giám đốc với các phòng sales và marketing,, phòng tài
chính kế toán,phòng xuất nhập khẩu,phòng nhân sự
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 8
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
P. Tài chính
Kế toán
P. Nhân sự
P. Giao Nhận
-Xuất nhập
khẩu
P.Sale và Marketing

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
. + Mối quan hệ giữa ban giám đốc với các phòng, ban chức năng, trong đó
giám đốc là người điều hành tất cả.
-Quan hệ phối hợp :
+ Giữa các phòng ban đều có quan hệ phối hợp với nhau, giúp đỡ và hỗ trợ
nhau trong kinh doanh.
+ Giữa giám đốc và phó giám đốc cũng kết hợp với nhau theo mối quan hệ
phối hợp để chỉ đạo hoạt động của công ty.
C/ Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban :
1. Giám đốc :
+ Điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty theo
nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, nghị quyết của đại hội cổ đông, điều
lệ công ty và tuân thủ pháp luật.
+ Bảo toàn và phát triển vốn thực hiện theo phương án kinh doanh đã được
hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua đại hội cổ đông.
+ Xây dựng và trình hội đồng quản trị kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng
năm.
+ Quyết định giá mua, bán nguyên liệu, sản phẩm, dịch vụ (trừ những sản
phẩm, dịch vụ do nhà nước quy định).
+ Quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp
khuyến khích, mở rộng sản xuất.
+ Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với CBCNV
dưới quyền.
+ Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định.
+ Đại diện công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền
lợi của công ty khi được hội đồng quản trị ủy quyền bằng văn bản.
+ Xây dựng cơ cấu tổ chức đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống của cán
bộ công nhân viên.
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng

2 Phó giám đốc : được phân công một số công việc cụ thể, hoàn thành
những công việc mà giám đốc giao cho, và chịu trách nhiệm trước giám đốc về
những việc phân công đó
- Là người hỗ trợ giám đốc trong công tác quản lý công ty, nhân sự phụ
trách trực tiếp chỉ đạo hoạt động của công ty làm tham mưu cho giám đốc
- Khi giám đốc đi vắng thì ủy nhiệm cho phó giám đốc điều hành công ty.
3 Phòng Giao Nhận –Xuất nhập khẩu
- Phát hành Bill of Lading, Delivery Order, cung cấp dịch vụ như một đại
lý hãng tàu.
- Cung ứng các dịch vụ xuất nhập khẩu theo yêu cầu khách hàng
- Thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hóa
4 Phòng tài chính kế toán : là bộ phận tổ chức công tác quản lý về tài
chính của công ty, thực hiện chức năng và các chế độ kế toán, báo cáo với công ty
về tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán trưởng
tham mưu cho giám đốc phương án sản xuất kinh doanh về mặt tài chính.
5 Phòng sales và marketing : là bộ phận kinhh doanh trực tiếp của
công ty tham gia mọi hoạt động liên quan đến phần việc kinh doanh của công ty.
Tìm hiểu và khai thác hàng, theo dõi và lên kế hoạch, lập phương án kinh doanh
và chịu trách nhiệm trước công việc được phân công.
6 Phòng nhân sự: Thực hiên công tác về nhân sự, hợp đồng lao động,
thức hiện nội quy, quy định của công ty.
Qua sơ đồ và phân tích ở trên ta thấy rằng bộ máy tổ chức quản lý của
công ty được tổ chức một cách khoa học, thể hiện sự phân định rõ ràng về quyền
hạn và trách nhiệm. Ban giám đốc có thể theo dõi sát từng hoạt động của từng
phòng, ban chức năng cũng như nghiệp vụ, có thể hạn chế được tình trạng tiêu
cực xảy ra.
Cũng như mối quan hệ trực tuyến, chức năng được thiết lập giữa các
phòng ban có thể vừa đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý, vừa có thể phát huy
tính sáng tạo, độc lập trong kinh doanh
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 10

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
3/ Các yếu tố kinh doanh của công ty :
a/ Tình hình tài chính và sử dụng nguồn vốn:
- Vốn lưu động
- Vốn cố định
- Vốn bằng tiền
b/ Nguồn nhân lực của công ty :
Tổng số cán bộ công nhân viên : 45 người
Đại học – Cao đẳng : 45 người (100%)
Cơ cấu biên chế của công ty do Giám đốc quyết định theo nguyên tắc: gọn
nhẹ và hiệu quả, phù hợp với thực tế hoạt động cụ thể của công ty trong thời kỳ
hiện nay.
Hiện nay công ty có 45 CBCNV làm việc chính thức, tổ chức bộ máy gọn
nhẹ và phát huy tác dụng khá tốt, hầu hết nhân viên đều có trình độ đại học, cao
đẳng trong các ngành nghề ngoại thương, hàng hải, kế toán tài chính, quản trị kinh
doanh, Nhiều người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề vận tải biển và giao
nhận hàng hóa.
Công ty thực hiện công tác quản lý cán bộ chính sách, chế độ lao động –
tiền lương , bảo hiểm xã hội … theo qui định của nhà nước đối với các doanh
nghiệp Nhà nước và qui định chế phân cấp quản lý cán bộ của công ty.
Tuy nhiên, công ty vẫn cần đầu tư thêm vào chiều sâu, nâng cao kỹ năng
nghề nghiệp cho đội ngũ CBCNV bằng cách tổ chức các lớp tập huấn hoặc gởi đi
tu nghiệp ở các khóa về chuyên môn nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ
CBCNV. Vấn đề rèn luyện ngoại ngữ cho CBCNV trong các phòng và cả ban
giám đốc là vấn đề rất cần chú trọng vì đây là điểm yếu nhất của công ty trong
công tác nhân sự.
5/ Hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua :
5.1 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty :
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng

- Làm đại lý cho các hãng tàu chợ (Feeders) gồm : Apm-Saigon
Shipping (Công ty Liên doanh giữa công ty vận tải sàigon với công ty vận tải Đan
mạch ) và Straits Transportation Line (Công ty vận tải của Singapore ) .
- Làm đại lý cho các hãng tàu Container như : Maersk Line,Evergreen
,Uniglory and Dsr-Senator line .
- Làm đại lý giao nhận (Forwarders ) : Maersk Logistics ,Saigon
Express ,Round The World ,and Wilson .
- Dịch vụ vận chuyển nội địa ở trong thành phố và cả quốc gia , hàng
quá cảnh Laos,Campuchia và làm dịch vụ khai thuê hải quan .
- Cho thuê bãi chứa và sữa chữa Container
5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2009- 2011 :
1.Cơ cấu dịch vụ
2009 2010 2011
Trị giá
Tỷ
trọng
Trị giá
Tỷ
trọng
Trị giá
Tỷ
trọng
Xuất
nhập
khẩu
và giao
nhận
688,405.04 26.11 826,086.05 24.49 1,073,911.87 26.13
Đại lý
cước

tàu
476,588.11 18.07 619,564.54 18.37 743,477.45 18.09
Khai
bóa
hàng
hóa
(kinh
625,822.77 23.73 688,405.04 20.41 929,346.81 22.61
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
doanh)
Kinh
doanh
khobãi
và vận
chuyển
hàng
846,086.09 32.09 1,239,429.08 36.74 1,363,041.98 33.17
Tổng 2,636,902.00 100 2,855,471.11 100 4,109,778.10 100
Nguồn: Phòng kế toán ĐVT:100 VNĐ
NHẬN XÉT:
Qua bảng phân tích, ta thấy tổng doanh thu đạt được từ cơ cấu dịch vụ năm
2009 đạt:2,636,902 VNĐ. Trong đó “dịch vụ kinh doanh kho bãi và vận tải hàng
hóa” chiếm 30.09% tổng doanh thu và đây là dịch vụ có doanh thu cao nhất trong
năm. Xếp thứ hai là dịch vụ “xuất nhập khẩu và giao nhận hàng hóa” đạt
688,405.04 VNĐ chiếm 26,11% tổng doanh thu. Thứ ba là dịch vụ “khác thác
hàng hóa kinh doanh” đạt 625,822.77 VNĐ chiém 23.73% tổng doanh thu. Cuối
cùng là dịch vụ “đại lý cước tàu” đạt 476,588.11 VNĐ chiếm 18.07% tổng doanh
thu. Vơi kết quả đạt được năm 2005, Công ty có cơ sở để đề ra kế hoạch cho năm
2010 và những năm tiếp theo.

Trong năm 2010, tổng doanh thu từ cơ cấu dịch vụ của công ty đạt
2,855,471.11VNĐ tăng 218,569.11 VNĐ so với năm 2009, với tỷ lệ 27%.1114
Trong đó dịch vụ “kinh doanh kho bãi và vận tải hàng hóa” đạt 1,239,429.08 VNĐ
chiếm 36.74% tổng doanh thu trong năm và tăng 393,342.99 VNĐ so với năm
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
2009. Doanh thu từ dịch vụ “xuất nhập khẩu và giao nhận hàng hóa” đạt
826,086.05 VNĐ chiếm 24.49% tổng doanh thu trong năm, tăng 137,681.01 VNĐ
so với năm 2009 nhưng tỷ trọng lại giảm 6.1% so vơi năm 2009. Tuy nhiên mức
giảm không đáng kể, do đó không làm ảnh hưởng đến mức tăng của tổng doanh
thu. Bên cạnh đó dịch vụ “khai thác hàng hóa kinh doanh” cùng tăng: 62,582.27
VNĐ so với năm 2009 nhưng tỷ trọng lại giảm 3.32% so với năm 2009. Trong khi
đó dịch vụ “đại lý cước tàu” lại có chiều hướng tăng lên cả về tỷ giá lẫn tỷ trọng,
đây là chiều hướng tốt. Mặc dù có chịu ảnh hưởng của việc Việt Nam gia nhập
WTO mang lại nhiều sự cạnh tranh song công ty vẫn khẳng định vị thế của mình,
bằng chứng là doanh thu qua các vẫn không ngừng tăng. Đặc biệt là năm 2011 là
năm phát triển mạnh của dịch vụ “xuất nhập khẩu và giao nhận hàng hóa”, “đại lý
cước tàu”, “khai thác hàng hóa kinh doanh” làm cho doanh thu từ các dịch vụ này
đạt 4,109,778.10 VNĐ tăng 736,293.39 VNĐ chiếm 22% so với năm 2010. Trong
đó dịch vụ “kho bãi và vận tải hàng hóa” vẫn giữ vị trí đầu bảng mặc dù tỷ trọng
có giảm 3.57% so với năm 2006 song trị giá dịch vụ vẫn tăng, cụ thể là trị giá năm
2011 đạt: 1,363,041.98 VNĐ tăng 123,612.9 VNĐ so vơi năm 2010. Ba dịch vụ
còn lại đều tăng ở mức tương đối. Như vậy với mức tăng tương đối của cơ cấu
dịch vụ qua các năm là xu hướng tốt của công ty phát huy hơn nữa để củng cố và
khẳng định vị thế của mình ở thị trường nội địa và cả quốc tế.
2.Kết quả hoạt động kinh doanh:
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng doanh thu hoạt
động kinh doanh
605,784,609 826,086,050 1,107,650,804

Lợi nhuận trước thuế 53,092,601 174,024,117 367,357,306
Lợi nhuận sau thuế 39,819,451 130,518,088 275,652,980
Nguồn: Phòng kế toán ĐVT: VNĐ
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
BIỂU ĐỒ: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2009 -2011
BIỂU ĐỒ: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2009 -2011

NHẬN XÉT:
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 15
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH 2009 -2011
605,784,609
826,086,050
1,107,650,80
4
39,819,451
53,092,601
367,357,306
174,024,117
275,652,980
130,518,088
0
200,000,000
400,000,000
600,000,000
800,000,000
1,000,000,000
1,200,000,000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Năm
VNĐ
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh
Lãi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
Qua ba năm hoạt động, doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng. Doanh
thu năm sau luôn tăng so với năm trước, cụ thể: năm 2010 tăng:2020,301,441
VNĐ so với năm 2009. Doanh thu năm 2011 tăng: 281,564,751 VNĐ so với năm
2010. Đồng thời lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế cũng luôn tăng mức
cao, cụ thể: đối với lợi nhuận trước thuế năm 2009: 53,092,602 VNĐ, năm 2010:
174,024,117 VNĐ tăng 120,931,561 VNĐ so với năm 2009, năm 2011:
367,357,306 VNĐ tăng 193,333,189 VNĐ so với năm 2010, tuy nhiên phần lợi
nhuận sau thuế lại giảm hơn so với lợi nhuận trước thuế do công ty phân bổ phần
lợi nhuận để thay mới các trang thiết bị văn phòng, tu sửa phòng ốc và quan tâm
hơn đến đời sống công nhân viên. Trong thời gian tới công ty cần nâng cao hơn
nữa mức lợi nhuận.

CHƯƠNG II :
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA VÀ QUY TRÌNH GIAO
NHẬN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH MEGA SEA LOGISTICS
I. Giới thiệu quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển:
1. Quy trình chung:
• Xin giấy phép xuất khẩu(nếu có)
• Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu.
• Kiểm tra hàng xuất khẩu.
• Thuê phương tiện vận chuyển (nếu có).
• Làm thủ tục Hải Quan.

• Giao hàng xuất khẩu.
• Thông báo cho người mua biết kết quả hàng đã giao
• Lập bộ chứng từ thanh toán
• Khiếu nại (nếu có)
• Thanh lý hợp đồng.
2.Diễn giả quy trình
2.1. Xin giấy phép xuất khẩu ( nếu có)
Doanh nghiệp phải thực hiện đúng các nghị định của chính phủ, các quyết
định của Thủ tướng chính phủ, các quy định, thông tư hướng dẫn của các Bộ,
ngành về việc quản lý xuất nhập khẩu.
Các quyết định, thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành có liên quan về việc
quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
2.2 Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu:
2.2.1 Kiểm tra:
- Nhà xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra về số lượng, chất lượng, phẩm
chất hàng hóa xuất khẩu: do KCS tiến hành tại cơ sở.
- Mời cơ quan giám định hàng hóa xuất nhập khẩu có chức năng tiến
hành kiểm tra hàng hoá như: Cafecontrol, Vinacontrol, trung tâm 3, hoặc cơ
quan giám định đã thỏa thuận trong hợp đồng kinh tể đã ký.
2.2.2. Kiểm dịch hàng xuất khẩu:
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
Do Chi cục bảo vệ thực vật vùng II hoặc trung tâm chẩn đoán, kiểm dịch
động vật tiến hành, cục Thú y.
2.2.3. Giám định hàng hóa.
Để được giám định hàng hóa, doanh nghiệp cần phải điền vào mẫu” Giấy
yêu cầu giám định” với các nội dung:
- Tên công ty.
- Tên hàng và tình trạng hàng hóa.
- Số lượng yêu cầu giám định.

- Tên, địa chỉ người nhận.
- Tên phương tiện vận tải.
- Thời gian, địa điểm yêu cầu giám định.
- Số bản xin cấp.
Cơ quan giám định sẽ căn cứ vào đơn để giám định hàng hóa. Sau khi kiểm
tra thực tế số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu, người giám định sẽ lấy mẫu
phân tích, kiểm tra. Sau khi có vận đơn sẽ được cấp giấy chứng nhận chính thức.
2.2.4. Làm thủ tục hải quan hàng xuất khẩu:
2.2.4.1. Chuẩn bị bộ hồ sơ khai báo hải quan:
Bao gồm:
+ Tờ khai hải quan: 2 bản chính.
+ Giấy giới thiệu của doanh nghiệp.
+ Hợp đồng ngoại thương & phụ kiện (sao y)
+ Hóa đơn thương mại: 1 bản chính
+ Bảng kê chi tiết hàng hóa: 1 bản chính.
+ Định mức
+ Hai biên bản bàn giao theo mẫu của Hải Quan.
2.2.4.2. Khai báo và nộp bộ tờ khai hải quan:
Người xuất khẩu tự kê khai, áp mã tính thuế cho đối tượng khai báo hải
quan, nộp tờ khai hải quan và các giấy tờ kèm theo đúng quy định.
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
Sau khi đã có số đăng ký tờ khai, người xuất khẩu đi đóng lệ phí Hải quan,
lệ phí seal (hàng đóng trong container), lệ phí Vicofa (nếu là hàng cà phê).
- Chở hàng ra cảng xuất (container hoặc hàng lẻ)
- Đăng ký kiểm hóa (đối với lô hàng bị kiểm tra xác suất)
- Đăng ký hải quan giám sát kho, bãi để đóng hàng vào kho, cont (đối
với hàng lẻ), hạ bãi (đối với hàng xuất nguyên container)
- Liên hệ đại lý hãng tàu trình Booking đóng hàng vào kho, container
(đối với hàng lẻ); đóng tiền hạ bãi tại thương vụ cảng (đối với hàng xuất nguyên

cont).
- Đại lý hãng tàu, kho lập phiếu nhập hàng, xác nhận số kiện, số khối.
- Đóng tiền CFS tại phòng thương vụ cảng (đối với hàng lẻ đóng vào
kho); đóng tiền CFS cho đại lý hãng tàu (đối với hàng lẻ đóng vào container tại
bãi).
- Thanh lý tờ khai xuất khẩu xác nhận đã hoàn thành thủ tục xuất
hàng.
- Vào sổ hãng tàu để đăng ký chuyến tàu (đối với hàng xuất nguyên
container)
- Chứng thực xuất khi tàu chạy.
2.2.4.3. Đưa hàng đến để kiểm tra:
- Điều kiện miễn kiểm tra thực tế:
+ Chủ hàng có quá trình 1 năm xuất khẩu không vi phạm quy chế của
hải quan.
+ Các mặt hàng: nông sản, dệt, may, thủy sản, giày dép, cao su tự
nhiên, hàng thực phẩm tươi sống, hàng thực phẩm chế biến, hàng cơ khí điện máy,
hàng lỏng, hàng rời các mặt hàng mà việc xác định khối lượng, chất lượng,
chủng loại phải căn cứ kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc
tổ chức giám định, hàng xuất khẩu của doanh nghiệp trong khu chế xuất.
- Hàng kiểm tra thực tế:
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
+ Cách 1: Kiểm tra xác suất thực tế: không quá 10% khối lượng hàng
xuất khẩu.
+ Cách 2: Kiểm tra thực tế toàn bộ hàng xuất khẩu đối với chủ hàng
nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan hoặc các lô hàng xuất khẩu có dấu hiệu vi
phạm.
Sau khi hàng hóa được kiểm tra thực tế, có xác nhận của cán bộ kiểm hóa
và đội phó đội kiểm hóa thì hàng hóa được thông quan.
2.2.4.4. Làm nghĩa vụ nộp thuế (nếu có) và thông quan hàng hóa xuất

khẩu:
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều được miễn thuế. Tuy
nhiên có một số mặt hàng xuất khẩu vẫn phải chịu thuế xuất khẩu như: nhôm, sắt
ở dạng phế liệu Do đó doanh nghiệp cần: tự kê khai thuế trong tờ khai hải quan
và tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.
Cán bộ Hải Quan tính thuế kiểm tra việc áp mã hàng hóa và việc tính thuế
của doanh nghiệp.
Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đăng ký tờ khai, nếu doanh nghiệp phát
hiện có sự nhầm lẫn khi khai báo thì phải báo cho hải quan để điều chỉnh số tiền
thuế phải nộp.
Thời điểm tính thuế xuất khẩu:
- Thời điểm tính thuế xuất khẩu là ngày đối tượng nộp bộ hồ sơ hợp lệ
đăng ký với cơ quan hải quan.
- Thuế xuất khẩu được tính theo thuế suất, giá tính thuế, tỷ giá tính
thuế tại ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu. Quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký
tờ khai nhưng chưa có hàng thực xuất thì tờ khai đó không có giá trị làm thủ tục
hải quan.
- Thời hạn nộp thuế xuất khẩu: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
đăng ký tờ khai hải quan .
2.2.4.5. Thông báo cho người mua về tiến độ giao hàng.
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
Nhà xuất khẩu phải thông báo thường xuyên cho nhà nhà nhập khẩu về tình
hình lô hàng và phải đảm bảo tiến độ giao hàng đúng theo quy định.
2.3 Chứng từ:
2.3.1. Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O):
Vì Việt Nam là nước đang phát triển nên nhiều quốc gia công nghiệp phát
triển trên thế giới thường dành chế độ ưu đãi GSP cho hàng hóa của Việt Nam
xuất khẩu vào quốc gia đó, trong đó có Mỹ. Khi có giấy chứng nhận xuất xứ của
Việt Nam thì sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt, do đó sản phẩm có thể cạnh

tranh được với các đối thủ khác trên thế giới. Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O cho
doanh nghiệp là Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, chi nhánh thành phố
Hồ Chí Minh.
Khi nhận được vận tải đơn , nhân viên chứng từ tiến hành soạn bộ chứng
từ để nộp C/O cho phòng thương mại. Bộ chứng từ gồm có:
- Đơn xin cấp C/O.
- C/O : 1 bản chính, 3 bản copy.
- Đơn xin nợ tờ khai xuất khẩu chưa thanh khoản.
- Tờ khai xuất khẩu đã được ký thông quan : 1 bản chính để đối
chiếu, 1 copy để phòng thương mại lưu.
- COMMERCIAL INVOICE : 1 bản chính
- Bill of Lading: 1 bản copy.
- Bảng kê khai SP xuất các nguyên vật liệu sử dụng.
- Tờ khai nhập khẩu nguyên phụ liệu: 1 bản chính để đối chiếu và 1
bản copy.
- Hóa đơn VAT đối với nguyên phụ liệu mua tại Việt Nam: 1 bản
chính để đối chiếu và 1 bản copy.
-
Cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đẩy đủ và hợp lệ thì tiến hành
trừ số lượng hàng hóa đã xuất và ký tên lên tờ khai xuất chính và trừ số trên tờ
khai nhập gốc số nguyên phụ liệu đã sử dụng cho số hàng hóa đó. Sau đó trả cho
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
doanh nghiệp phiếu tiếp nhận. Trong vòng 6 tiếng, nhân viên công ty có thể mang
phiếu tiếp nhận đến Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI). Nếu
hồ sơ đã ký thì sẽ qua phòng kế toán đóng phí và mang biên lai thu phí sang bộ
phận trả C/O để nhận C/O.
Có các loại form C/O sau:
- Form A: dành cho hàng xuất sang các nươc có chế độ ưu đãi GSP
- Form B: dành cho hàng đi các nước bình thường không có chế độ ưu đãi

- Form ICO: dành cho hàng cà phê
- Form D: dành cho hàng xuất đi các nước trong khối ASEAN
2.3.2. Giấy phép xuất khẩu (Visa)( đối với hàng xuất sang Mỹ)
Sau khi đã có C/O, nhân viên chứng từ sẽ tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ nộp
Visa.
Bộ chứng từ gồm:
- Đơn xin cấp Visa.
- Visa: 1 bản chính.
- Tờ khai xuất khẩu chưa thanh khoản: 1 copy.
- Đơn xin nợ tờ khai xuất khẩu chưa thanh khoản.
- Bill of Lading: 1 bản copy.
- C/O: 1 bản chính để đối chiếu, 1 bản copy.
- Thông báo giao hạn ngạch của Bộ thương mại.
- Phiếu trừ lùi hạn ngạch của doanh nghiệp .
Trước tiên, nhân viên tiếp nhận sẽ đóng dấu tiếp nhận lên hồ sơ xin Visa.
Nhân viên kiểm tra chứng từ sẽ kiểm tra cat (chủng lọai hàng hóa) mà công ty xin
có đúng với chủng loại và chất liệu hàng hóa, đồng thời theo dõi việc sử dụng hạn
ngạch của công ty có nằm trong phạm vi cho phép mà Bộ thương mại đã cấp hay
không. Nếu hợp lệ, họ sẽ trừ lùi số hạn ngạch công ty đã sử dụng lên phiếu theo
dõi hạn ngạch. Trong thời gian khoảng 6-8 tiếng, có thể lên nhận Visa cho lô hàng
xuất khẩu. Đồng thời văn phòng 2 – Bộ Thương Mại sẽ email thông tin lô hàng ra
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
Bộ Thượng Mại ở Hà Nội kiểm tra và email thông báo cho bên Mỹ về thông tin lô
hàng xuất khẩu.
2.3.3 Các chứng từ khác:
Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu trong hợp đồng kinh tế đã ký
để giao cho người mua.
II. Quy Trình Nhận Hàng Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Của Công Ty
TNHH TIẾP VẬN VIỄN HẢI

Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
1.Sơ đồ
*Sơ đồ quy trình giao nhận hàng nhập

s
a
14
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 24
Hải quan giám sát bãi
hoặc kho
Nếu là hàng lẽ
Hàng
nguyên
container
Hàng
lẻ
Hàng nguyên
container
Nếu đem
container về
Kiểm tra
chứng từ
Nhận phiếu trưng
cầu giám định (nếu
có)
Giám định viên
Thương vụ
1
2

6
4
5
3
7
8
8b
9 b 9 a
10
11
11
13
13
15
16
17
18a
18 b
18
19.1
19 b
19.2
23
20.2
Chủ hàng
(người nhận hàng)
Phòng giao nhận của
công ty dịch vụ giao
nhận
Lấy D/O

(Lệnh giao hàng)
Chuẩn bị bộ hồ sơ làm
thủ tục hải quan
Phòng đăng ký của
hải quan khu vực
hoặc thành phố
Lấy phiếu tiếp nhận
hồ sơ
Tìm hàng
trong CFS
Tìm công hạ
container xuống
bãi (nếu cần)
Kiểm hóa
Bộ hồ sơ yêu cầu giám
định của chủ hàng –nếu
có.(xem chi tiết các chứng
từ gồm có ở phần diễn
giải)
Lấy tờ khai
đã thông quan
Đại lý hãng
tàu
Chuẩn bị xe,
kho, báo cho
người nhận
hàng
Phiếu tiếp nhận
yêu cầu giám định
kiểm hóa

viên
Công văn: xin giải tỏa
hàng hóa khi chờ kết quả
giám định
Tính thuế
lại
(nếu có)
Ra thông báo
thuế (nếu có)
Lãnh đạo chi
cục phúc tập hồ

Thương vụ
Lấy phiếu giao
nhận container
Kho CFS
Phòng điều
độ
Liên hệ đội
xe nâng
Bốc hàng lên
xe
Viết phiếu
gởi hàng
Biên nhận trả container
sạch (nếu có)
Thanh lý hàng
tại hải quan
cổng
Giao hàng cho

người nhận
Bàn giao hàng
với người nhận
Trả container
rỗng
Lấy lại tiền
cược container
Hạch toán
giao dịch
Trình D/O,
hoặc phiếu
xuất kho
bãi
21.2
19 a
20 a
21 a
21 a
22
24
25
26
27
28
29
30
31
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Th.s Nguyễn Thu Hằng
1. Chủ hàng giao các chứng từ nhận hàng cho phòng giao nhận của
công ty dịch vụ giao nhận (bill of lading gốc, invoice gốc, packing list gốc, hợp

đồng bản chính, C/O gốc.
2. Phòng giao nhận kiểm tra lại các chứng từ.
3. Nhân viên giao nhận tiến hành lấy D/O.
4. Nhân viên giao nhận tập hợp các chứng từ cần thiết để lập bộ hồ sơ
làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập.
5. Nhân viên giao nhận nộp bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan cho phòng
đăng ký tại hải quan cửa khẩu hoặc hải quan thành phố (tỉnh).
6. Nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ từ nhân viên hải quan đã tiếp nhận bộ
hồ sơ.
7. Vào hải quan giám sát bãi để đối chiếu lệnh.
8. Nếu là hàng lẽ (8b) thì vào CFS tìm vị trí hàng, nếu là hàng nguyên
container (8a) thì đi tìm container, yêu cầu hạ container (nếu cần).
9. Tiến hành mời kiểm hóa viên để kiểm tra lô hàng nhập (9a và 9b).
10. Nhận phiếu trưng cầu giám định từ kiểm hóa viên (nếu có).
11. Nộp phiếu trưng cầu giám định (nếu có) và bộ hồ sơ yêu cầu giám
định của chủ hàng (nếu có) cho giám định viên.
12. Nhận phiếu tiếp nhận yêu cầu giám định (nếu có) từ giám định viên.
13. Nộp phiếu tiếp nhận yêu cầu giám định và công văn xin giải tỏa
hàng hóa khi chờ kết quả giám định cho kiểm hóa viên.
14. Đội thuế tiến hành tính lại thuế (nếu có).
15. Đội thuế ra thông báo thuế (nếu có).
16. Lãnh đạo chi cục phúc tập hồ sơ.
17. Nhân viên giao nhận tiến hành lấy tờ khai hàng nhập đã thông
quan.
18. Chuẩn bị xe, kho, báo cho người nhận hàng những thông tin về việc
giao hàng.
 Nếu là hàng lẻ thì điều xe vào kho CFS (19.2).
Sinh viên thực tập: Tăng Thị Lệ Hiền Trang 25

×