Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

luận văn quản trị doanh nghiệp Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng Khoán Đầu Tư Việt Nam (IVS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.56 KB, 95 trang )

1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
MỤC LỤC
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APG : Công ty cổ phần chứng khoán An Phát
CNTT : Công nghệ thông tin
CTCK : Công ty chứng khoán
GDCK : Giao dịch chứng khoán
GPĐK : Giấy phép đăng ký
GPHĐKD : Giấy phép hoạt động kinh doanh
HBBS : Công ty cổ phần chứng khoán Ngân Hàng Thương
Mại cổ phần Hà Nội
HĐQT : Hội đồng quản trị
NXB : Nhà xuất bản
OCS : Công ty cổ phần chứng khoán Đại Dương
OSC : Công ty cổ phần chứng khoán Đại Tây Dương


PGSC : Công ty cổ phần chứng khoán Phú Gia
SGD : Sở giao dịch
SME : Công ty cổ phần chứng khoán Phú Gia
TCBL : Tổ chức bảo lãnh
TCPH : Tổ chức phát hành
TTCK : Thị trường chứng khoán
VND : Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT
VSEC : Công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
DANH MỤC CÁC HÌNH
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
LỜI MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động từ năm
2000. Trải qua hơn 10 năm đi vào hoạt động, với bao thăng trầm thử

thách, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển đáng
kể. Quy mô thị trường ngày một mở rộng thể hiện ở sự gia tăng số lượng
các công ty niêm yết, tỷ lệ vốn hoá thị trường, sự gia tăng số tài khoản của
các nhà đầu tư. Cùng với sự phát triển của thị trường, số lượng công ty
chứng khoán ra đời cũng ngày một nhiều hơn.Sự cạnh tranh giữa các công
ty chứng khoán đang ngày càng trở nên quyết liệt hơn đặc biệt trong bối
cảnh nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng như hiện nay. Chính vì
vậy, để tồn tại và phát triển thì các công ty chứng khoán không còn cách
nào khác là phải tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đa dạng
hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng.
2.
Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Công ty Chứng Khoán Đầu Tư Việt Nam (IVS) ra đời và đi vào hoạt động từ
tháng 8 năm 2007. Qua quá trình thực tập tại đây em nhận thấy, sau hơn 5
năm đi vào hoạt động, công ty cũng đã đạt được một số thành tựu nhất
định, tuy nhiên so với các công ty chứng khoán khác, năng lực cạnh tranh
của công ty vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy em chọn đề tài “Giải pháp nâng
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng Khoán Đầu Tư Việt Nam
(IVS)”.
Chuyên đề được hoàn thiện với ba mục tiêu như sau:
Thứ nhất, hệ thống các vấn đề lý thuyết về công ty chứng khoán và năng
lực cạnh tranh của công ty chứng khoán.
Thứ hai, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng
Khoán Đầu Tư Việt Nam IVS, qua đó tìm ra những điểm có lợi thế cạnh
tranh và những điểm bất lợi thế trong cạnh tranh của công ty.

Thứ ba, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Chứng Khoán Đầu Tư Việt Nam IVS.
3.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Chứng
Khoán Đầu Tư Việt Nam IVS từ năm 2010 tới năm 2012.
4.
Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận văn bao gồm 3
chương:
Chương 1: Công ty chứng khoán và năng lực cạnh tranh của công
ty chứng khoán
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty chứng
khoán đầu tư Việt Nam IVS
Chương 3: Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
chứng khoán đầu tư Việt Nam IVS
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
CHƯƠNG 1
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN
1.1.

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1.1.
Khái niệm công ty chứng khoán
Theo giáo trình Kinh doanh chứng khoán – NXB Tài Chính (năm 2010),
công ty chứng khoán là tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng
khoán thông qua việc thực hiện một hoặc một vài dịch vụ chứng khoán với
mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Theo pháp luật Việt Nam, công ty chứng khoán là công ty cổ phần hoặc
công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập hợp pháp và được Ủy ban
chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép để hoạt động kinh doanh dịch vụ
chứng khoán với các loại hình hay nghiệp vụ kinh doanh chính: môi giới
chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn tài chính, bảo lãnh phát hành
chứng khoán và đầu tư chứng khoán
1.1.2.
Mô hình tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán
1.1.2.1. Mô hình công ty chứng khoán đa năng
Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động độc lập với tư
cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ.
Mô hình này chia làm hai loại:
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
BẢO HIỂM
CHỨNG KHOÁN
TIỀN TỆ
10
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
- Loại đa năng một phần: các ngân hàng muốn kinh doanh phải lập công ty
độc lập hoạt động tách rời.
- Loại đa năng hoàn toàn: các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán,

kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ.
Sơ đồ 1.1: Mô hình công ty chứng khoán đa năng hoàn toàn
Ưu điểm của mô hình này là ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực
kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chứng khoán
và có khả năng chịu đựng các biến động của thị trường chứng khoán. Mặt
khác ngân hàng sẽ tận dụng được thế mạnh chuyên môn và vốn để kinh
doanh chứng khoán.
Tuy vậy, mô hình này cũng bộc lộ một số hạn chế như: không phát triển
được thị trường cổ phiếu vì các ngân hàng có xu hướng bảo thủ và thích
hoạt động cho vay hơn là bảo lãnh phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Đồng
thời, các ngân hàng cũng dễ gây lũng đoạn thị trường và các biến động
trên thị trường chứng khoán nếu có, sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động
CQ47/17.02
NGÂN
HÀNG
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
BAN KIỂM SOÁT
BAN LÃNH ĐẠO
PHÒNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH
PHÒNG MÔI GIỚI
PHÒNG TỰ DOANH
PHÒNG TƯ VẤN
PHÒNG QUẢN LÝ TÀI SẢN
HĐQT
11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
kinh doanh tiền tệ của ngân hàng do không tách bạch giữa hai loại hình
kinh doanh này.
1.1.2.2. Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh

Theo mô hình này, hoạt động chuyên doanh chứng khoán sẽ do những
công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận,
các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán.
Sơ đồ 1.2: Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh
Mô hình này khắc phục được hạn chế của mô hình đa năng: giảm rủi roc
ho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán kinh
doanh chuyên môn hóa, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán.
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
12
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
1.1.3.
Các nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán
Hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán dự trên
hai nhóm nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc tài chính và nguyên tắc đạo
đức.
1.1.3.1. Nguyên tắc tài chính
Do tính đặc thù trong hoạt động nên hầu hết các nước đều đặt ra các
nguyên tắc, quy đinh rất chặt chẽ về tài chính đối với công ty chứng khoán.
Thông thường, các công ty chứng khoán phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chí
sau:
∗ Mức vốn hoạt động: Vốn của công ty chứng khoán nhiều hay ít phụ thuộc
vào loại tài sản cần tài trợ, loại tài sản này được quyết định bởi loại hình
nghiệp vụ thực hiện. Ở Việt Nam, theo điều 18, Nghị định số 14/2007/NĐ-
CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán năm 2006,
vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty
chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh
công ty chứng khoán nước ngoài ở Việt Nam. Cụ thể:
∗ Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồngViệt Nam

∗ Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam
∗ Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam
∗ Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
13
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
Trường hợp công ty chứng khoán muốn thực hiện cấp giấy phép cho
nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương
ứng cho từng nghiệp vụ xin phép.
∗ Cơ cấu vốn: cũng như các tổ chức kinh doanh khác, việc huy động vốn của
công ty chứng khoán được thực hiện thông qua việc nhận vốn góp từ các cổ
đông (trường hợp công ty cổ phần) hoặc huy động từ bên ngoài, tùy theo
mô hình và tính chất của nó. Công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm
hữu hạn phải dựa vào vốn của các thành viên, vào khoản vay ngân hàng
hoặc các thỏa thuận cho thuê khác.
∗ Quản lý vốn và hạn mức kinh doanh: Bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chí về
mức vốn hoạt động, cơ ấu vốn, công ty chứng khoán phải tuân thủ các
nguyên tắc về việc sử dụng vốn và các hạn mức trong kinh doanh. Các
nguyên tắc này khác nhau tùy theo đặc điểm của từng nghiệp vụ mà các tổ
chức kinh doanh chứng khoán thực hiện. Nhìn chung các nguyên tắc về sử
dụng vốn do pháp luật đặt ra đối với công ty chứng khoán bao gồm: cơ cấu
vốn (tỷ lệ nợ rủi ro, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ so với vốn chủ sở hữu),
mức vốn khả dụng phải duy trì, trích lập quỹ bù đắp.
Đối với việc quản lý hạn mức kinh doanh, tùy theo từng nước mà có các
quy định khác nhau, thông thường các nước quy định một số hạn mức sau
để hạn chế rủi ro đối với công ty chứng khoán cũng như đảm bảo hạn chế
các xung đột lợi ích có thể xảy ra:
∗ Hạn chế mức mua sắm tài sản cố định theo một tỷ lệ phần tram trên vốn

điều lệ.
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
14
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
∗ Hạn chế đầu tư vào mỗi loại chứng khoán: thường hạn mức đầu tư vào các
loại chứng khoán niêm yết được đặt cao hơn hạn mức đầu tư vào các loại
chứng khoán không niêm yết.
∗ Hạn mức đầu tư vào một số những tài sản rủi ro cao như các loại trái phiếu
có mức tín nhiệm thấp hay cổ phiếu của những công ty đang phát triển.
∗ Hạn mức bảo lãnh phát hành: vì hoạt động bảo lãnh phát hành có mức độ
rủi ro tương đối cao nên quy định hạn mức này nhằm giới hạn tổng mức
bảo lãnh trong cùng thời điểm của công ty chứng khoán.
∗ Hạn mức hoặc hạn chế đầu tư vào các quỹ đầu tư do công ty chứng khoán
quản lý.
Trong quản lý vốn của công ty chứng khoán ngoài việc xác định tỷ lệ nợ,
các công ty chứng khoán còn phải duy trì một mức vốn khả dụng để đảm
bảo khả năng thanh toán cho người đầu tư.
1.1.3.2. Nguyên tắc đạo đức
Các công ty chứng khoán cần phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức sau:
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
15
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
∗ Phải hoạt động trên nguyên tắc trung thực, tận tuỵ, bảo vệ và vì quyền lợi,
lợi ích hợp pháp của khách hàng, ưu tiên bảo vệ lợi ích của khách hàng
trước lợi ích của chính mình.
∗ Phải có nghĩa vụ bảo mật cho khách hàng và chỉ đước tiết lộ thông tin của

khách hàng trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
∗ Phải giữ nguyên tắc giao dịch công bằng, không được sử dụng bất kỳ hành
động lừa đảo phi pháp nào, có trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết
đầy đủ các thông tin khi có những trường hợp có thể xảy ra xung đột lợi
ích.
∗ Không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính để kinh doanh,
ngoại trừ trường hợp số tiền đó phục vụ cho giao dịch của khách hàng.
∗ Phải quản lý tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của mình và tài
sản của khách hàng với nhau.
∗ Khi thực hiện nghiệp vụ tư vấn, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải cung
cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng và giải thích rõ rang về các rủi ro mà
khách hàng có thể phải gánh chịu, đồng thời không được khẳng định về lợi
nhuận của các khoản đầu tư mà mình tư vấn.
∗ Không được phép nhận bất cứ khoản thù lao nào ngoài các khoản thù lao
thông thường cho dịch vụ của mình
Ngoài các quy định trên, pháp luật các nước cũng có các điều khoản
chống thao túng thị trường như hạn chế sự hợp tác giữa các tổ chức kinh
doanh chứng khoán, cấm các giao dịch mua bán giả tạo và khớp lệnh với
mục đích tạo ra một trạng thái giao dịch tích cực bề ngoài. Các tổ chưc kinh
doanh chứng khoán cũng không được đưa ra những lời đồn đại, gian lận,
xúi giục hoặc dung hành vi lừa đảo khác trong giao dịch chứng khoán.
1.1.4.
Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
1.1.4.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán (Brokerage Operation)
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
16
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
Môi giới chứng khoán là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó

công ty chứng khoán đứng ra làm đại diện cho khách hàng tiến hành giao
dịch thông qua cơ chế giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán hoặc thị
trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với kết quả
giao dịch đó. Người môi giới chỉ thực hiện giao dịch theo lệnh của khách
hàng để hưởng phí hoa hồng, họ không phải chịu rủi ro từ hoạt động giao
dịch đó
Ngoài việc tiến hành giao dịch theo chỉ thị của khách hàng, công ty
chứng khoán thường cung ứng các dịch vụ tiện ích khác:
∗ Quản lý tiền gửi và tài khoản chứng khoán của khách hàng.
∗ Quản lý các lệnh giao dịch cho khách hàng.
∗ Vận hành các đầu mối thông tin tư vấn cho khách hàng về đầu tư chứng
khoán.
1.1.4.2. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán (Security investment
constuancy)
Là hoạt động phân tích, dự báo các dữ liệu về lĩnh vực chứng khoán, từ
đó đưa ra lời khuyên cho các khách hàng.
Với khả năng chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, họ sẽ đưa
ra các dự báo để khách hàng tham khảo, đưa ra quyết định đầu tư của
mình. Nhà tư vấn không chịu trách nhiệm về hậu quả các quyết định của
nhà đầu tư. Tùy vào loại hình tư vấn và thông tin nhà tư vấn cung cấp cho
khách hàng mà khách hàng có thể phải trả các khoản phí.
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
17
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
1.1.4.3. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán (Trading operation)
Là hoạt động mua bán chứng khoán cho chính mình để hưởng lợi nhuận
từ việc đầu tư chứng khoán mang lại như chênh lệch giá, cổ tức, lãi trái
phiếu và các quyền khác kèm theo việc sở hữu chứng khoán.

Hoạt động tự doanh công ty phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của
mình, tự gánh chịu rủi ro từ quyết định mua bán chứng khoán của mình.
Hoạt động này thường song hành với hoạt động môi giới. Vì vậy, khi thực
hiện hai hoạt động này có thể dẫn đến xung đột về lợi ích giữa công ty
chứng khoán và lợi ích của khách hàng. Để tránh trường hợp này thông
thường các thị trường đều có chính sách ưu tiên thực hiện lệnh của khách
hàng trước khi thực hiện lệnh của công ty chứng khoán.
Đối với một số thị trường, hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán
được gắn liền với hoạt động tạo lập thị trường. Các công ty chứng khoán
được thực hiện nghiệp vụ tự doanh thông qua việc mua bán trên thị trường
có vai trò định hướng và điều tiết cho hoạt động của hoạt động thị trường,
góp phần bình ổn giá cả trên thị trường.
1.1.4.4. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán (Underwriting)
Là cam kết giữa tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức phát hành về
việc sẽ bán hết hoặc bán một phần số lượng chứng khoán dự định phát
hành.
Nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia giỏi về chứng
khoán, am hiểu thị trường và có năng lực tài chính. Họ thường có một
mạng lưới bán hàng rộng khắp để đảm bảo cho đợt phát hành thành công.
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
18
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
Vì vậy thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán, rủi ro của đợt
phát hành sẽ giảm. Cung ứng dịch vụ này cho khách hàng, công ty chứng
khoán được nhận tiền hoa hồng bảo lãnh. Tiền hoa hồng bảo lãnh được xác
định theo sự thỏa thuận giữa nhà phát hành với nhà bảo lãnh.
Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong những
phương thức sau:

∗ Cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó TCBL cam kết sẽ
mua toàn bộ chứng khoán phát hành cho dù phân phối được hết hay
không. Một nhóm các TCBL hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán
của TCPH với giá chiết khấu so với giá chào bán ra công chúng và bán lại
các chứng khoán đó theo giá chào bán. Hoa hồng bảo lãnh là phần chênh
lệch giữa giá mua chứng khoán của các TCBL và giá chào bán ra công
chúng.
∗ Cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó TCBL thỏa thuận là
đại lý cho TCPH, TCBL cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ
cố gắng tối đa để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân
phối hết sẽ trả lại cho TCPH phần còn lại
∗ Tất cả hoặc không: trong phương thức này, TCPH yêu cầu TCBL bán một số
lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được sẽ hủy toàn bộ
đợt phát hành.
∗ Tối thiểu và tối đa: là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh
cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh tất cả hoặc không. Theo
phương thúc này, TCPH yêu cầu TCBL bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán
nhất định (mức sàn). Vượt trên mức ấy, TCBL được tự do chào bán chứng
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
19
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán
được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ.
1.1.4.5. Nghiệp vụ khác
Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, công ty chứng
khoán còn thực hiện nhiều nghiệp vụ khác như lưu ký chứng khoán, quản lý
sổ cổ đông, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn sát nhập, hợp nhất, tư
vấn cổ phần hóa, tư vấn niêm yết,…

1.1.5.
Vai trò của công ty chứng khoán
1.1.5.1. Vai trò huy động vốn
Công ty chứng khoán là một trong những định chế trung gian tài chính
có chức năng huy động vốn. Hay nói cách khác công ty chứng khoán có vai
trò làm chiếc cầu nối và là kênh dẫ cho vốn chảy từ một hay một số bộ phận
nào đó của nền kinh tế có dư thùa vốn (vốn nhàn rỗi) đến các bộ phận khác
của nền kinh tế đang thiếu vốn, cần huy động vốn. Các công ty chứng khoán
thường đảm nhận vai trò này thông qua các hoạt động bảo lãnh phát hành
và môi giới chứng khoán
1.1.5.2. Vai trò hình thành giá cả chứng khoán
Trên thị trường sơ cấp, khi thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành
chứng khoán cho các tổ chức phát hành, công ty chứng khoán thực hiện vai
trò hình thành giá cả chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho tổ
chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối cới các chứng khoán trong
đợt phát hành.
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
20
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
1.1.5.3. Vai trò thực thi tính hoán tệ của chứng khoán
Các nhà đầu tư luôn muốn có được năng lực chuyển tiền mặt thành
chứng khoán và ngược lại trong môi trường đầu tư ổn định. Công ty chứng
khoán đảm nhận chức năng này, giúp cho nhà đầu tư ít phải chịu thiệt hại
khi đầu tư. Trong hầu hết các nghiệp vụ đầu tư ở sở giao dịch chứng khoán
và thị trường phi tập trung, một nhà đầu tư có thể hàng ngày chuyển đổi
tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại mà không phải chịu thiệt hại
đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư của mình (ít nhất cũng không thiệt hại
do cơ chết giao dịch gây nên). Nói cách khác,c ó thể có một số nhân tố bên

ngoài ảnh hưởng đến giá trị đầu tư , chẳng hạn như tin đồn về một vấn đề
nào đó trong nền kinh tế, nhưng giá trị khoản đầu tư nói chung không giảm
đi do cơ chế giao dịch của thị trường.
1.1.5.4. Vai trò thực hiện tư vấn đầu tư
Các công ty chứng khoán không chỉ thực hiện mệnh lệnh của khách
hàng mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc
nghiên cứu thị trường rồi cung cấp thông tin đó cho các công ty hoặc các cá
nhân nhà đầu tư. Dịch vụ tư vấn có thể gồm:
Thu thập thông tin phục vụ cho mục đích của khách hàng
Cung cấp thông tin về các năng lực đầu tư khác nhau cũng như triển
vọng ngắn và dài hạn của các khoản đầu tư đó trong tương lai.
Cung cấp thông tin về chính sách tiền tệ của Chính phủ có liên quan đến
các khoản đầu tư mà khách hàng đang cân nhắc.
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
21
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
1.2.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1.1.
Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.2.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong
nhiều lĩnh vực và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ
khác nhau dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ
thể như sau:
Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành
động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì

mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự
kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác.
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
Trong kính tế chính trị học, cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa
những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dung hàng hóa để từ đó
thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những
người sản xuất sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán
đắt, người tiêu dung muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với người tiêu
dùng nhằm mua được hàng hóa rẻ hơn; giữa người sản xuất với người sản
xuất để có điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ.
Trên phương diện kinh tế, có quan điểm cho rằng: cạnh tranh là giành
lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là có được
khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang
có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong
ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
Cạnh tranh không phải là “chiến tranh” và cũng không phải là “hòa
bình”. Cạnh tranh không còn là những động thái của tình huống, không chỉ
là những hành động mang tính thời điểm mà cả tiến trình tiếp diễn không
ngừng, khi đó các doanh nghiệp đều phải đua nhau để phục vụ khách hàng
tốt nhất thì điều đó có nghĩa là không có giá trị gia tăng nào có thể giữ
nguyên và tồn tại vĩnh viễn mà có sự biến đỏi mới lạ.
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu được cạnh tranh trong doanh
nghiệp qua khái niệm tổng quát sau:
“Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là sự ganh đua về kinh tế giữa
các doanh nghiệp cùng ngành, cùng thị trường trong việc giành lấy

thị phần nhằm mục đích cuối cùng là gia tăng lợi nhuận. Cạnh tranh
CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
23
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
là một quá trình diễn ra liên tục nhằm mang đến một chất lượng
phục vụ tốt nhất cho khách hàng và nâng cao thương hiệu của đơn
vị”
1.2.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là năng lực tồn tại trong kinh doanh và đạt được
một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất
lượng sản phầm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị
trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế
của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất
nhu các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy,
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực
lực của doanh nghiệp. Đấy là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp,
không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ
chức quản trị doanh nghiệp
Có quan điểm cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền
với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Có quan điểm
gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà nó nắm giữ,
cũng có quan điểm đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với
hiệu quả sản xuất kinh doanh… Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi
thế của mình chưa đủ, bởi trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên
ngoài đôi khi là yếu tố quyết định. Thực tế chứng minh một số doanh
nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên trong yếu nhưng vẫn
tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
24
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
Như vậy, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác,
sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những
sản phẩm – dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển,
thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường”.
Năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn các công ty so sánh (các
đối thủ) về doanh thu, thị phần, năng lực sinh lời và đạt được thông qua các
hành vi chiến lược, được định nghĩa như là một tập hợp hành động tiến
hành để tác động tới môi trường nhờ đó làm tăng lợi nhuận cho công ty,
cũng như bằng những công cụ marketing khác. Nó cũng đạt được thông
qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà sự sang tạo sản phẩm là những
khía cạnh rất quan trọng của quá trình cạnh tranh.
1.2.2.
Đặc thù về cạnh tranh trong kinh doanh chứng khoán
NgànhKDCK có những tính chất đặc thù riêng biệt, tuân thủ theo những
tính đặc thù của ngành kinh doanh tài chính. Tuy nhiên, ngoài những thực
lực chung mà mỗi doanh nghiệp cần có thì năng lực cạnh tranh của công ty
chứng khoán cũng mang những nét đặc thù riêng thể hiện qua những điểm
chính sau:
1.2.2.1. Tiềm lực tài chính
Tiềm lực tài chính vững mạnh thể hiện thực lực và cũng là lợi thế cạnh
tranh quan trọng đối với công ty chứng khoán nói riêng và tổ chức kinh
doanh trong lĩnh vực tài chính nói chung. Với tiềm lực tài chính mạnh, công
ty chứng khoán sẽ có năng lực đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt
động kinh doanh của mình để thu hút khách hàng. Thêm vào đó có năng lực

CQ47/17.02
Sinh viên: Vũ Tiến
Cương
25
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh
tài chính sẽ tận dụng những lợi thế phát triển của thị trường vào chiến
lược đầu tư của mình làm gia tăng kết quả kinh doanh và cuối cùng sẽ giúp
nâng cao uy tín cho công ty chứng khoán. Qua đó có thể thấy năng lực tài
chính đóng góp một phần rất lớn trong việc tăng năng lực cạnh tranh cho
công ty chứng khoán.
1.2.2.2. Năng lực của đội ngũ lãnh đạo
Năng lực quản trị cao, tầm nhìn chiến lược của đội ngũ lãnh đạo cũng là
một nhân tố quyết định tạo nên năng lực cạnh tranh của công ty. Đội ngũ
cán bộ lãnh đạo có năng lực sẽ hướng công ty đi theo những định hướng
phù hợp với sự phát triển chung của thị trường. Thị trường chứng khoán
nói riêng và thị trường tài chính nói chung liên tục biến động, một quyết
định hiện tại sẽ là lạc hậu thậm chí là sai lầm chỉ ngay sau đó. Do vậy đội
ngũ lãnh đạo phải là người thực sự có tầm nhìn và năng lực quản lý. Lựa
được đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực sẽ quyết định tới sự thành công
hay thất bại cũng như năng lực cạnh tranh của công ty sẽ từ đó mà tăng
hay giảm.
1.2.2.3. Chất lượng nhân sự
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên
môn cao trong lĩnh vực tài chính, thái độ phục vụ và trình độ của nhân viên
sẽ là nhân tố tạo ra chất lượng cho dịch vụ tài chinhsm dịch vụ của công ty
chứng khoán. Do vậy tài sản quý giá nhất của công ty chứng khoán chính là
độ ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực và đạo đức kinh
doanh, là nhân tố mang tính chất quyết định tới năng lực cạnh tranh của
công ty chứng khoán.
CQ47/17.02

Sinh viên: Vũ Tiến
Cương

×