Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.74 KB, 92 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM
1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ NHỮNG RỦI RO TRONG
KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
1.1.1. Đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm 4
1.1.2. Rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của các Doanh nghiệp bảo hiểm 5
1.1.2.1. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm 5
1.1.2.2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm 7
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM
1.2.1.Khái niệm về quản trị rủi ro 10
1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm 11
1.2.2.1. Nhận dạng và phân tích rủi ro: 12
1.3.2.2. Đo lường rủi ro: 14
1.2.2.3. Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro 17
1.2.2.4. Tài trợ rủi ro 19
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
KINH DOANH BẢO HIỂM
1.3.1. Nhân tố chủ quan 20
1.3.2. Nhân tố khách quan 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY
BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động 26
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 26
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ 26
2.1.3. Một số sản phẩm dịch vụ chủ yếu mà Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đang khai
thác 28


2.1.3.1. Bảo hiểm xe cơ giới 28
2.1.3.2. Bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ: 29
2.1.3.3. Bảo hiểm xây dựng - lắp đặt 30
2.1.3.4. Nhóm bảo hiểm con người 30
2.1.3.5. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa 30
2.1.3.6. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 31
2.1.3.7. Bảo hiểm thân tàu biển, ven biển, tàu sông, tàu cá 31
2.1.3.8. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu 32
2.1.4. Một số kênh khai thác Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đang áp dụng 32
2.1.4.1. Kênh khai thác trực tiếp 32
2.1.4.2. Kênh khai thác trung gian 33
2.1.4.3. Khai thác chéo qua hệ thống ngân hàng 33
2.1.5. Quy trình khai thác và quy trình bồi thường của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông
33
2.1.5.1. Quy trình khai thác 33
2.1.5.2. Quy trình bồi thường 35
2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo hiểm Viễn Đông 3 năm gần đây 37
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM
CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG
2.2.1. Tình hình kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông trong thời
gian qua 40
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm
Viễn Đông 44
2.2.2.1. Tình hình bồi thường chung 44
2.2.2.2. Tình hình bồi thường theo từng nghiệp vụ 46
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH
BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG
2.3.1. Những kết quả đạt được 56
2.3.2. Những mặt còn hạn chế 57
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 58

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 58
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan 61
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA
CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020
3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM
VIỄN ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm
2020 65
3.1.2. Chiến lược phát triển của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020 67
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH
BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020
3.2.1. Giải pháp từ phía Doanh nghiệp 69
3.2.1.1. Các giải pháp chung 69
3.2.1.2. Các giải pháp cụ thể cho từng loại hình bảo hiểm: 77
3.2.2. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý 80
3.2.2.1. Đối với Nhà nước 81
3.2.2.2. Đối với các cơ quan quản lý, điều hành 82
3.2.3. Điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp 83
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Tiếng Việt
1 BTTTNGL Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại
2 BT Bồi thường
3 CQLGSBH Cục quản lý giám sát bảo hiểm
4 CSSK Chăm sóc sức khỏe
5 DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
6 DTPS Doanh thu phát sinh

7 DTTT Doanh thu thực thu
8 DTGL Doanh thu giữ lại
9 ĐVKD Đơn vị kinh doanh
10 GĐ Giám định – bồi thường
11 HHBH Hiệp hội bảo hiểm
12 HS - GV Học sinh – Giáo viên
13 KDBH Kinh doanh bảo hiểm
14 QLRR Quản lý rủi ro
15 TBH Tái bảo hiểm
16 TNDS Trách nhiệm dân sự
17 TSC Trụ sở chính
18 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
19 STBT Số tiền bồi thường
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông 3 năm
gần đây 38
Đơn vị tính: VNĐ 38
Bảng 2.2: Doanh thu của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông từ năm 2008 đến 2011 40
Đơn vị tính: VNĐ 40
Bảng 2.3: Chi BT của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông từ năm 2008 đến 2011 44
Bảng 2.4: Tỷ lệ bồi thường theo từng nghiệp vụ của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông
từ năm 2008 đến 2011 47
Bảng 2.5: Những đơn vị có tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ xe ô tô năm 2011 cao 53
Bảng 2.6: Những đơn vị có tỷ lệ bồi thường xe mô tô năm 2011 cao 54
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ DTPS của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông từ năm 2008 đến 2011 42
43
Biểu đồ 2.2: Biều đồ DTTT (tr đ) của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông từ 2008 đến 2011 43
45
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng bồi thường theo nghiệp vụ năm 2008 49
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng bồi thường theo nghiệp vụ năm 2009 51

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng bồi thường theo nghiệp vụ năm 2010 52
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng bồi thường theo nghiệp vụ năm 2011 55
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty 26
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nhu cầu an toàn đối với các cá nhân và tổ chức trong xã hội là vĩnh cửu. Lúc
nào con người cũng tìm cách bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước
những bất hạnh của số phận và những biến cố bất ngờ xảy ra trong sản xuất kinh
doanh. Để đáp ứng nhu cầu bức xúc và chính đáng đó của người dân nên bảo
hiểm đã ra đời, tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ.
Bảo hiểm là một lĩnh vực tài chính rất quan trọng đối với các quốc gia nói
chung và với Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo
hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền
kinh tế. Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong thời gian qua đã cho thấy sự
lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ
nói riêng, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã
hội, ổn định đời sống cho nhân dân.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong những năm gần đây đã rất sôi động
và phức tạp. Cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới là
việc các công ty bảo hiểm nước ngoài tràn vào Việt Nam. Trong nước, các công ty
bảo hiểm cũng đua nhau thành lập đã tạo ra sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp
khiến thị trường ngày càng diễn biến phức tạp.
Kinh tế - Xã hội phát triển thì mọi lĩnh vực đều phát triển theo, rủi ro ngày
càng gia tăng, những hành vi gian lận ngày càng tinh xảo. Nhưng kinh doanh bảo
hiểm là nhằm mục đích sinh lời, sinh lời không chỉ nhờ vào việc đầu tư mà phải
sinh lời từ chính việc kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm trực tiếp. Do đó, các
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải đánh giá các rủi ro mà khách hàng muốn
chuyển giao cho mình nhằm lựa chọn ra những rủi ro có thể chấp nhận được, đem
lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Điều này, đòi hỏi các nhà quản trị phải xây
dựng ra những chiến lược ngăn ngừa và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp mình.

1
Xuất phát từ những lý do trên mà đề tài: “Quản trị rủi ro trong kinh doanh
bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020” được lựa chọn làm
vấn đề nghiên cứu cho luận văn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong
kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông những năm gần đây, từ đó
đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty
Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài:
- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo
hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm.
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty
Bảo hiểm Viễn Đông. Từ đó đưa ra đánh giá về những mặt tích cực cần phát huy
và những hạn chế cần khắc phục.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về quản trị rủi ro trong kinh doanh
bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng mà luận văn hướng đến nghiên cứu là những vấn đề lý luận và
thực tiễn về quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm và thực tiễn quản trị rủi ro
trong kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là các tài
liệu, thông tin nội bộ: Phòng Tài Chính kế toán; Phòng Bồi thường & QLRR; Phòng
kế hoạch của Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông. Các nguồn dữ liệu này được trích
2
dẫn trực tiếp trong luận văn và ghi chú trong phần tài liệu tham khảo.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm

của Bảo hiểm Viễn Đông từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế, phương pháp mô tả -
giải thích, so sánh – đối chiếu, phân tích – tổng hợp,…để phân tích thực trạng quản
lý rủi ro của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đó là: phương
pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, danh
mục bảng biểu, đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm.
- Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công
ty Bảo hiểm Viễn Đông.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo
hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020.
3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM
1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ NHỮNG RỦI RO TRONG
KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM.
1.1.1. Đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm
Tác động của kinh doanh bảo hiểm phát triển mạnh mẽ nhất từ cuối thế kỷ
XVII và đến nay đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, phổ biến ở tất cả
các nền kinh tế trên thế giới.
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của DNBH nhằm mục đích sinh lợi, theo
đó DNBH chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm trên cơ sở bên mua đóng phí bảo
hiểm để doanh nghiệp trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho
bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Mục đích kinh tế của KDBH là lợi nhuận, đây là mục đích chính mà các
DNBH hướng tới. Chỉ có thu được lợi nhuận các DNBH mới có thể tồn tại và phát

triển được trong điều kiện kinh tế thị trường. DNBH chỉ có thể thu hút được nguồn
vốn của các nhà đầu tư khác nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp bằng hoặc cao
hơn loại hình đầu tư của họ trên thị trường.
Mức lợi nhuận cao còn giúp doanh nghiệp duy trì được nguồn quỹ dự phòng
đủ lớn, hạn chế sự chuyển nhượng tái bảo hiểm và có điều kiện để nâng cao thu
nhập cho cán bộ nhân viên.
Bên cạnh đó, KDBH còn phải đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng,
giúp khách hàng nhanh chóng ổn định được cuộc sống và sản xuất kinh doanh khi
không may tổn thất thiệt hại xảy ra đối với họ. Đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
đối với Nhà nước.
4
Thực chất của hoạt động KDBH là các DNBH chấp nhận rủi ro mà bên tham
gia bảo hiểm chuyển giao cho họ, đồng thời chấp nhận trả tiền bảo hiểm hoặc bồi
thường cho bên tham gia khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đối lại DNBH thu
được phí bảo hiểm để hình thành quỹ dự trữ, bồi thường, trang trải các khoản chi
khác có liên quan và có lãi.
KDBH thường gắn liền với hoạt động tái bảo hiểm. Kinh doanh tái bảo hiểm
là hoạt động của DNBH nhằm mục đích sinh lời, theo đó DNBH nhận một khoản
phí bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
Hai loại hình này có thể tồn tại song song trong một DNBH.
Ngoài mục đích sinh lời, kinh doanh tái bảo hiểm còn giúp DNBH mở rộng
mối quan hệ với các bạn hàng, tranh thủ nguồn vốn, học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt
thêm thông tin, hỗ trợ đào tào cán bộ. DNBH thực hiện tái bảo hiểm đi để đảm bảo
ổn định kinh doanh, tránh phá sản trong những trường hợp mà đối tượng tham gia
có số tiền bảo hiểm lớn, hoạt động ở địa bàn quá xa, doanh nghiệp không đủ khả
năng tài chính và khả năng kiểm soát.
Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có những đặc trưng là:
- Vốn pháp định áp dụng cho các doanh nghiệp là khá lớn, không phải cá nhân
hay tổ chức nào cũng có khả năng tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Vấn đề an toàn tài chính cho khách hàng luôn phải đặt lên hàng đầu nên việc

kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong hoạt động này rất chặt chẽ.
- Tính quần chúng trong KDBH thể hiện rất rõ ở nhiều nghiệp vụ, nhiều loại
hình bảo hiểm.
1.1.2. Rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của các Doanh nghiệp bảo hiểm
1.1.2.1. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm
Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, rủi ro luôn luôn tiềm ẩn ở mọi lĩnh
5
vực và xuất hiện bất cứ lúc nào, nơi nào mà không loại trừ một ai, một quốc gia hay
một dân tộc nào.
Trong thời gian vừa qua, thế giới đã gặp rất nhiều những rủi ro như:
- Sự suy giảm của nền kinh tế Hoa Kỳ hay các quốc gia có nền kinh tế mạnh.
- Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu đe dọa môi trường kinh tế thế giới.
- Sự bùng phát các loại dịch bệnh.
- Những căng thẳng về chính trị, đặc biệt là các quốc gia Trung đông, giá
dầu tăng cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu.
- Sự biến đổi của khí hậu trên trái đất.
Tất cả những rủi ro trên đã gây ra cho các quốc gia những thiệt hại không thể
kiểm soát được về mặt kinh tế. Những thiệt hại đó được gọi là những tổn thất. Như
vậy, rủi ro là nguyên nhân, tổn thất là kết quả. Rủi ro tồn tại khách quan, song hành
cùng với quá trình kinh doanh. Các kế hoạch kinh doanh được lập ra dù có cẩn thận,
tỉ mỉ đến đâu cũng có thể thất bại. Những hợp đồng bảo hiểm có giá trị bảo hiểm
lớn, phí bảo hiểm cao thường liên quan đến rủi ro cao, mức độ rủi ro càng cao bao
nhiêu thì lợi nhuận có thể nhận được càng nhiều bấy nhiêu. Bởi vậy, trước khi kí kết
các hợp đồng bảo hiểm cần phải tìm hiểu về rủi ro, tổn thất để tìm ra biện pháp đề
phòng.
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro:
- Rủi ro là khả năng xảy ra một sự cố không may.
- Rủi ro là sự kết hợp các nguy cơ.
- Rủi ro là sự không thể đoán trước một khuynh hướng dẫn đến kết quả thực
khác với kết quả dự đoán.

- Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất.
6
Tóm lại, rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm là những sự kiện bất ngờ không
mong đợi khi xảy ra dẫn đến một sự sai lệch, trái nghịch với kết quả mong muốn
gây lỗ trong kinh doanh bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Nó luôn vận động,
luôn biến đổi theo môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị xã hội, khả năng làm chủ
của doanh nghiệp bảo hiểm.
Nói tới rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm là nói tới các khái niệm liên quan sau:
- Nguy cơ rủi ro: là những đe dọa nguy hiểm có thể xảy ra là những tình
huống có thể tạo nên rủi ro bất kỳ lúc nào. Như vậy, nguy cơ rủi ro là những biến cố
chưa xảy ra.
- Tổn thất: là những thiệt hại, mất mát về con người, tài sản do nguyên nhân từ
các rủi ro gây ra, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm. Mối
quan hệ giữa rủi ro và tổn thất là mối quan hệ nhân quả, rủi ro là những sự kiện bất
ngờ xảy ra còn tổn thất là những hậu quả, những thiệt hai, mất mát được xác định
do các rủi ro gây ra
- Chi phí rủi ro: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí trong việc phòng
ngừa, hạn chế rủi ro được phân chia thành chi phí vô hình và chi phí hữu hình. Chi
phí hữu hình là những chi phí chi ra cho việc phòng ngừa, hạn chế, bồi thường tổn
thất và phục hồi sản xuất kinh doanh cho người được bảo hiểm. Chi phí vô hình là
những thiệt hại, mất mát, lợi nhuận mất hưởng, mất thời cơ, mất uy tín, mất khách
hàng và thị trường gây ra. Những chi phí này có khi tốn gấp nhiều lần chi phí hữu
hình.
- Mức độ rủi ro: Rủi ro xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ
tổn thất cũng khác nhau. Khi nói đến mức độ rủi ro là nói đến hai khái niệm liên
quan là tần số và mức độ nghiêm trọng.
1.1.2.2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm
- Căn cứ về mặt giá trị rủi ro được chia thành hai loại:
7
+ Rủi ro tài chính: là rủi ro mà doanh nghiệp có thể xác định hậu quả bằng

tiền cũng như ấn định một số giá trị của hậu quả.
+ Rủi ro phi tài chính: là rủi ro gây ảnh hưởng gây ảnh hưởng chủ yếu về
mặt tinh thần và những vấn đề xã hội vì thế việc xác định hậu quả bằng một giá trị
tài chính là không thể thực hiện được. Đối với một doanh nghiệp bảo hiểm thì rủi ro
phi tài chính đó có thể là hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng
và trên thị trường bảo hiểm.
- Căn cứ vào tính chất của rủi ro có thể phân chia thành:
+ Rủi ro thuần túy: là rủi ro xảy ra chỉ dẫn đến thiệt hại, mất mát.
Ví dụ: Người chủ một chiếc xe có rủi ro tổn thất tiềm ẩn liên quan đến một
vụ đụng xe. Nếu có đụng xe người đó sẽ có tổn thất về tài sản, nếu không tình trạng
tài chính của người đó sẽ vẫn như cũ. Trong trường hợp này không hề có yếu tố thu
lợi.
+ Rủi ro suy đoán: là những rủi ro có thể đưa đến kết quả trái ngược nhau
liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Có thể nói rằng: Những rủi ro thuần túy thì luôn làm người ta khó chịu
nhưng những rủi ro suy đoán có mặt hấp dẫn nào đó.
Trên thực tế, các rủi ro thuần túy thông thường có được bảo hiểm, còn rủi ro
suy đoán thì không được bảo hiểm. Bởi vì không ai muốn bảo hiểm các loại rủi ro
trong đó hậu quả có thể là một món lời. Người ta sẵn sàng mua bảo hiểm cho những
rủi ro đầu cơ với cơ hội kiếm lời. Động lực thúc đẩy họ cố gắng đạt lợi nhuận này
sẽ là rất nhỏ nếu như họ biết được công ty bảo hiểm sẽ trả tiền bất kể họ có cố gắng
hay không. Về phương diện nguy cơ chúng ta có thể nói rằng nguy cơ tinh thần là
rất cao.
- Căn cứ vào phạm vi tác động, chia thành:
8
+ Rủi ro cơ bản: là những rủi ro xuất phát từ những biến cố khách quan và
ảnh hưởng đến toàn xã hội như chiến tranh, khủng bố, khủng hoảng kinh tế, lạm
phát, thất nghiệp, bất ổn về chính trị xã hội…Các doanh nghiệp bảo hiểm không
bảo hiểm cho những loại rủi ro này.
+ Rủi ro riêng biệt: là các rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan, khách

quan của từng cá nhận, tổ chức là khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm. Ví dụ,
kho chứa hàng của doanh nghiệp bị cháy, bị mất trộm. Rủi ro loại này thường nằm
trong phạm vi bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện chi trả cho
khách hàng nhằm khắc phục những tổn thất.
- Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro, gồm có:
+ Rủi ro thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như động đất,
giông bão, …
+ Rủi ro do tai nạn bất ngờ: đâm va, lật đổ, …
+ Rủi ro do các hiện tượng xã hội: chiến tranh, đình công, bạo động, nổi
loạn…
- Căn cứ vào tác động của môi trường gây ra rủi ro, chia thành:
+ Rủi ro kinh tế: là những rủi ro bắt nguồn từ kinh tế như lạm phát, kinh tế
toàn cầu bị suy thoái, khủng hoảng tài chính…Rủi ro này ảnh hưởng mạnh mẽ đến
khâu khai thác của các doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Rủi ro về mặt pháp lý liên quan đến sự đầy đủ, rõ ràng, minh bạch của
pháp luật và tính hiện thực của luật pháp. Nếu luật pháp không đầy đủ, không rõ
ràng, minh bạch… thì các doanh nghiệp bảo hiểm rất dễ gặp rủi ro trong kinh
doanh.
+ Rủi ro từ môi trường cạnh tranh: số lượng các doanh nghiệp ngày càng
9
tăng làm gia tăng mức độ cạnh tranh cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Rủi ro bắt nguồn từ thông tin về môi trường kinh doanh như doanh nghiệp
không nhận được thông tin, thông tin chậm, thiếu thông tin hay thông tin sai lệch về
khách hàng.
- Căn cứ theo hoàn cảnh tác động chia thành:
+ Rủi ro bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan: là rủi ro tác động từ môi
trường vĩ mô mà doanh nghiệp bảo hiểm không kiểm soát được như suy thoái kinh
tế, lạm phát,…
+ Rủi ro bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan: là những yếu kém của doanh
nghiệp bảo hiểm trong kinh doanh như thiếu vốn, không cập nhật thông tin trong

quản lý, không kiến thức và kinh nghiệm…
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM
1.2.1.Khái niệm về quản trị rủi ro.
Rủi ro tồn tại khách quan, song hành cùng với quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp. Bởi vậy, trong kinh doanh quản trị rủi ro là một nội dung cần thiết
không thể thiếu được trong quản trị doanh nghiệp. Đó là chức năng, nhiệm vụ quan
trọng của các nhà quản trị doanh nghiệp.
Có rất nhiều khái niệm về quản trị rủi ro trong kinh doanh:
- Có tác giả thì cho rằng: Quản trị rủi ro là toàn bộ hoạt động của nhà quản trị
thông qua nhận dạng, đo lường, kiểm soát rủi ro tổn thất để đưa ra biện pháp phòng
ngừa thích hợp nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Có tác giả lại cho rằng: Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách
khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và
giảm thiểu những
- Một quan điểm khác lại cho rằng: Quản trị rủi ro là những quyết định tài chính
và nên được đánh giá trong mối tương quan ảnh hưởng của chúng đến giá trị công ty.
10
- Trong kinh doanh bảo hiểm, Quản trị rủi ro được hiểu là quá trình xác định
các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra đối với doanh nghiệp.
Hay nói một cách khác là quá trình xác định các nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra
các nguy cơ đó, từ đó có sự chuẩn bị các phương án thích hợp để hạn chế rủi ro đó
ở mức thấp nhất.
Sự cần thiết phải thực hiện quản trị rủi ro trong doanh nghiệp kinh doanh:
- Quản trị rủi ro đảm bảo thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong kinh
doanh là có lợi nhuận, bảo đảm an toàn và tăng trưởng thế lực trong kinh doanh.
Nhờ quản trị rủi ro, doanh nghiệp hạn chế bớt các nguy cơ xảy ra trong hoạt động
kinh doanh, bảo đảm an toàn. Hạn chế rủi ro giúp doanh nghiệp hạn chế các chi phí
liên quan đến rủi ro, giảm chi phí trong kinh doanh và tạo cơ hội tìm kiếm lợi
nhuận, ổn định kinh, giúp đảm bảo thu nhập của cán bộ nhân viên, ổn định đời
sống, nâng cao lòng tin của nhân viên vào doanh nghiệp.

- Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết, hợp
đồng với khách hàng trong và ngoài nước, gây dựng uy tín của doanh nghiệp trong con
mắt khách hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm
Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp bảo hiểm:
11
Nhận dạng và phân
tích rủi ro
Đo lường rủi ro
Kiểm soát rủi ro
Tài trợ rủi ro
Quản lý và xem xét
lại quy trình
1.2.2.1. Nhận dạng và phân tích rủi ro:
* Nhận dạng rủi ro: Để quản trị rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải nhận
dạng được rủi ro. Rủi ro của Người được bảo hiểm cũng là rủi ro của doanh nghiệp
bảo hiểm, vì vậy, công ty bảo hiểm phải nhận dạng được rủi ro của Người được bảo
hiểm nhằm đưa ra những lựa chọn chính xác.
Mục đích của nhận dạng rủi ro là nhằm phát hiện các thông tin về nguồn gốc
của rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng của rủi ro và các loại tổn thất.
Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc: theo dõi rủi ro; xem xét các rủi ro;
nghiện cứu môi trường hoạt động cụ thể của người được bảo hiểm và toàn bộ hoạt
động nghiệp vụ của họ nhằm thống kê được tất cả các rủi ro đã và đang xảy ra, đồng
thời còn dự báo được những dạng rủi ro mới xảy ra của họ để đề ra các biện pháp
kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.
Các phương pháp nhận dạng rủi ro:
- Phương pháp lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra.
Đây là phương pháp thông dụng mà các doanh nghiệp bảo hiểm dùng để đánh giá
rủi ro. Các câu hỏi thường là:
+ Người được bảo hiểm là ai?

+ Ngành nghề kinh doanh là gì?
+ Đối tượng được bảo hiểm là gì? Mô tả đặc tính kỹ thuật
+ Địa điểm, phạm vi hoạt động của đối tượng?
+ Giá trị tài sản và số tiền bảo hiểm là bao nhiêu?
+ Những rủi ro có thể gặp phải là gì?
+ Khách hàng đã từng tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm nào
chưa?
+ Lịch sử tổn thất: Đã từng xảy ra tổn thất chưa? Giá trị tổn thất là bao
nhiêu? Số lần tổn thất xảy ra trong một đơn vị thời gian? Lý do xảy ra là gì?
12
+ Khách hàng có sử dụng biện pháp nào để phòng ngừa và hạn chế tổn thất
không? Kết quả ra sao?
- Phương pháp phân tích báo cáo: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện phân
tích bảng tổng kết tài sản, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, tài liệu bổ trợ
khác, để có thể xác định được mọi nguy cơ rủi ro của khách hàng về tài sản, nguồn
nhân lực và trách nhiệm pháp lý.
- Phương pháp lưu đồ: là phương pháp quan trọng để nhận dạng rủi ro. Để
thực hiện phương pháp này cần xây dựng lưu đồ trình bày tất cả các hoạt động
nghiệp vụ của Người được bảo hiểm.
- Phương pháp thanh tra hiện trường: Đây là công việc mà doanh nghiệp bảo
hiểm quy định phải thực hiện trước và trong toàn bộ quá trình nhận bảo hiểm. Nhờ
quan sát theo dõi tại hiện trường, doanh nghiệp phân tích đánh giá và nhận dạng các
rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp trong tương lai. Ví dụ: trước khi chấp nhận bảo
hiểm chảy nổ cho một kho hàng, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành chụp ảnh
toàn bộ kho hàng và những vật xung quanh, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cách
thức sắp xếp hàng hóa trong kho…nhằm đánh giá khả năng rủi ro của kho hàng đó.
Ngoài ra, trong thời gian thực hiện hợp đồng bảo hiểm, cán bộ bảo hiểm phải
thường xuyên theo dõi tình hình của kho hàng.
- Phương pháp phân tích hợp đồng: Phân tích cụ thể các hợp đồng có xảy ra
rủi ro để tìm ra sơ hở, thiếu sót, từ đó có biện pháp khắc phục trong tương lai. Ví dụ:

Trước khi chấp nhận bảo hiểm vận chuyển cho một chuyến hàng, doanh nghiệp bảo
hiểm nên yêu cầu khách hàng cung cấp hợp đồng mua bán và vận chuyển hàng hóa
nhằm tìm hiểu quy cách đóng gói, cách thức xếp hàng, phương thức vận chuyển. Từ
đó, có thể đánh giá được rủi ro có thể gặp phải trong quá trình vận chuyển hàng và
Đầu vào Hộp đen Đầu ra
13
đưa ra phương án bảo hiểm hợp lý.
- Làm việc với cơ quan nhà nước, cơ quan cấp trên, cơ quan lập pháp, để tìm
hiểu các nguyên nhân xảy ra rủi ro cũng như các nhận định của cơ quan cấp trên về
rủi ro mà khách hàng gặp phải.
Trên thực tế, để nhận dạng rủi ro một cách hiệu quả nhất các doanh nghiệp
bảo hiểm thường phải kết hợp tất cả các biện pháp trên, đặc biệt là phương pháp lập
câu hỏi điều tra và phương pháp thanh tra hiện trường.
*, Phân tích rủi ro: Nhận dạng rủi ro và lập bảng liệt kê tất cả các rủi ro là bước
khởi đầu, bước tiếp theo là phải phân tích rủi ro. Phân tích rủi ro để xác định được
nguyên nhân xảy ra để có biện pháp tích cực phòng ngừa. Đây là công việc phức tạp
bởi vì một rủi ro xảy ra thường có nhiều nguyên nhân: nguyên nhân trực tiếp,
nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, nguyên
nhân gần, nguyên nhân xa…
Quá trình nhận dạng và phân tích rủi ro có thể được khái quát bằng sơ đồ
sau:
1.3.2.2. Đo lường rủi ro:
Nếu nhận dạng rủi ro tổn thất là nhằm xác định mặt chất thì đo lường rủi ro
tổn thất là xác định về mặt lượng. Đo lường rủi ro tổn thất là việc xác định xác suất
của chúng xảy ra ở mức độ nào? Tác hại của chúng ra sao? Nhằm xác định thái độ
để kiểm soát rủi ro. Các tần số xuất hiện rủi ro có thể được phân chia thành các loại:
tần suất xuất hiện cao, trung bình và thấp. Xác định mức độ nghiêm trọng của rủi ro
nếu xảy ra ở các mức độ: mức độ nghiêm trọng cao, trung bình và thấp.
Để đo lường rủi ro, tổn thất người ta có thể căn cứ vào các loại rủi ro xảy ra,
14

Nhận dạng rủi ro Phân tích rủi ro
Nguyên nhân
Các biện pháp phòng ngừa
mức độ tổn thất của rủi ro, điều kiện phương tiện thời gian và nguồn lực cụ thể của
doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp cho phù hợp.
Công thức để đo lường rủi ro là:
Định lượng rủi ro = Xác suất xuất hiện x Mức độ nghiêm trọng
Các phương pháp dùng để xác định rủi ro gồm có:
+ Phương pháp thống kê kinh nghiệm.
+ Phương pháp xác suất thống kê.
+ Ứng dụng phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên.
+ Áp dụng các quy luật phân phối xác suất chuẩn, quy luật phân phối nhị
thức…
Để đo lường tổn thất xảy ra người ta dùng các phương pháp:
+ Phương pháp trực tiếp: là phương pháp xác định tổn thất hàng hóa bằng
cân đo, đếm tổn thất, thường dùng để xác định tổn thất bộ phận, tổn thất toàn bộ.
+ Phương pháp suy diễn: là phương pháp gián tiếp để xác định các lợi ích
mất hưởng, chi phí cơ hội…
+ Phương pháp điều tra chọn mẫu, để xác định tổn thất trong trường hợp quy
mô tổn thất xảy ra rộng lớn.
+ Phương pháp chuyên gia: sử dụng kinh nghiệm để ước lượng tổn thất.
Để xác định mối quan hệ giữa tần số xuất hiện các rủi ro với mức độ nghiêm
trọng của rủi ro tổn thất, phương pháp thường được các doanh nghiệp sử dụng là
phương pháp phân tổ các loại rủi ro tổn thất cùng mức độ nghiêm trọng của chúng
trên sơ đồ và lập bảng so sánh, đánh giá và cho điểm; tính giá trị trung bình và kết
luận.
Ta có ma trận đo lường rủi ro, tổn thất:
15
Tần suất xuất hiện
Mức độ

nghiêm trọng
Thấp Cao
Thấp

I II

Cao III IV
Ma trận này cung cấp một số cấu trúc khái niệm cho vấn đề đánh giá rủi ro.
Ô số I diễn tả các rủi ro có tần số và mức độ nghiêm trọng thấp, những rủi ro này ít
gây ra tổn thất và nếu có tổn thất xảy ra cũng ở mức độ thấp. Ô số II diễn tả những
rủi ro có tần số thấp và mức độ nghiêm trọng cao, tổn thất ít xảy ra nhưng nếu xảy
ra thì nghiêm trọng. Ô số III có tần số cao và độ nghiêm trọng thấp, tổn thất thường
xảy ra nhưng tổn thất thì tương đối thấp. Ô số IV diễn tả các rủi ro có tần số và độ
nghiêm trọng đều cao, tổn thất xảy ra thường xuyên và mỗi lần đều nghiêm trọng.
Cả hai nhân tố tần số và mức độ nghiêm trọng của tổn thất đều cần thiết để
đánh giá mức độ quan trọng tương đối của một nguy cơ rủi ro đối với tổn thất tiềm
năng. Nhưng có một số ý kiến cho rằng, sự quan trọng của một số nguy cơ rủi ro
thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thất chứ không phải của tần số.
Một rủi ro có thể gây ra thiệt hại to lớn dù hiếm khi xảy ra, đáng quan tâm hơn nhiều
so với rủi ro thường xảy ra nhưng tổn thất nhỏ hay không có tổn thất. Việc phân chia
theo mức độ tổn thất cho ta thấy mức độ nghiêm trọng được quan tâm nhiều hơn là
tần số tổn thất. Để xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất, nhà quản trị phải
đánh giá tất cả các loại tổn thất là hậu quả trực tiếp của một sự cố cũng như toàn bộ
hậu quả về tài chính mà tổ chức phải gánh chịu.
16
1.2.2.3. Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro
- Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật,
công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm
thiểu tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp bảo hiểm.

- Kiểm soát rủi ro được ưu tiên sử dụng trong ba trường hợp sau:
+ Chi phí tài trợ rủi ro lớn hơn chi phí tổn thất.
+ Tổn thất phát sinh gián tiếp hay những chi phí ẩn không được phát hiện
trong một thời gian dài.
+ Tổn thất gây nên những tác động bên ngoài ảnh hưởng không tốt đến tổ
chức.
- Các biện pháp cơ bản để kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro là: các biện pháp né
tránh rủi ro, các biện pháp phòng ngừa tổn thất, các biện pháp đa dạng hóa rủi ro,
các biện pháp chuyển giao rủi ro, …Áp dụng các biện pháp này là một nghệ thuật
đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạt, mềm dẻo của nhà quản trị rủi ro.
* Né tránh rủi ro:
- Nội dung: là né tránh những hành động, con người, tài sản làm phát sinh
tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc loại bỏ nguyên nhân
gây ra tổn thất đã được thừa nhận.
- Ưu điểm của biện pháp này là: đơn giản, triệt để và chi phí thấp.
- Nhưng cũng có những nhược điểm như: Doanh nghiệp có thể mất đi lợi ích
có được từ tài sản, hoạt động đó; doanh nghiệp có thể tránh được rủi ro này nhưng
lại gặp phải rủi ro khác; có những tình huống mà doanh nghiệp không thể né tránh
hoặc nguyên nhân tổn thất gắn liền với bản chất của hoạt động.
17
* Ngăn ngừa tổn thất:
- Nội dung: biện pháp này tìm cách giảm bớt số lượng tổn thất xảy ra hoặc
loại bỏ chúng hoàn toàn. Ở đây, chuỗi rủi ro là rất quan trọng vì các hoạt động ngăn
ngừa rủi ro tập trung vào ba mắt xích đầu tiên của chuỗi: sự nguy hiểm, môi trường
rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường. Điều đó có nghĩa là các hoạt
động ngăn ngừa tập trung vào: thay thể hoặc sửa đổi hiểm họa; thay thế hoặc sửa
đổi môi trường; thay thế hoặc sửa đổi cơ chế tương tác.
- Ưu điểm của biện pháp này là: việc ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất trong
khi vẫn cho phép doanh nghiệp bảo hiểm bắt đầu hoặc tiếp tục hoạt động gây nên
rủi ro đó.

- Nhược điểm: biện pháp này chỉ hạn chế được một phần của rủi ro.
* Giảm thiểu tổn thất:
- Nội dung: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng
cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng
của tổn thất). Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn
thất đã xảy ra. Mặc dù những biện pháp này được đặt ra trước khi một tổn thất nào
đó xuất hiện, những chức năng hoặc mục đích của những biện pháp này là làm giảm
tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất. Cụ thể các doanh nghiệp bảo hiểm
phải tích cực cứu vớt tài sản còn sử dụng được; Chuyển nợ đòi bồi thường cho bên
thứ ba; Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro; Dự phòng: trích lập các quỹ dự
phòng bồi thường.
- Ưu điểm: làm giảm bớt giá trị hư hại do tổn thất gây ra.
- Nhược điểm : thực hiện khi rủi ro đã xảy ra.
* Đa dạng hóa rủi ro:
18
- Nội dung: Đây là một nỗ lực của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm làm giảm sự
tác động của tổn thất lên toàn bộ doanh nghiệp. Để thực hiện tốt biện pháp này đòi
hỏi doanh nghiệp phải đa dạng hóa thị trường khai thác, đa dạng hóa sản phẩm bảo
hiểm và đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm.
- Ưu điểm: doanh nghiệp có thể giảm được tổn thất bằng cách phân chia rủi
ro thành nhiều dạng khác nhau và tận dụng sự khác biệt để dùng may mắn của rủi ro
này bù đắp cho rủi ro khác.
- Nhược điểm: để thực hiện được biện pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải
có năng lực về mặt tài chính, nguồn nhân lực…tốt để đủ sức cạnh tranh.
* Chuyển giao rủi ro:
- Nội dung: là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay
vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro. Cụ thể ở đây là các doanh nghiệp bảo hiểm
thực hiện ký kết hợp đồng tái bảo hiểm với các công ty tái bảo hiểm hay một công
ty bảo hiểm khác. Tái Bảo hiểm là phương pháp chuyển giao bớt rủi ro mà doanh
nghiệp bảo hiểm sử dụng để nhượng một phần trách nhiệm trước đối tượng được

bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác hoặc công ty tái bảo hiểm bằng một hợp
đồng tái bảo hiểm.
- Ưu điểm: doanh nghiệp có thể giảm bớt được rủi ro một cách đáng kể.
- Nhược điểm: đôi khi mất chi những phần lợi nhuận đáng ra doanh nghiệp
sẽ được hưởng thì phải chia sẻ bớt cho doanh nghiệp nhận chuyển giao rủi ro.
1.2.2.4. Tài trợ rủi ro
Các biện pháp tài trợ rủi ro được chia thành hai nhóm:
- Nhóm 1: Tự khắc phục rủi ro. Là biện pháp doanh nghiệp bị rủi ro tự mình
thanh toán các tổn thất. Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có và nguồn vay có trách
nhiệm tự hoàn trả. Vì vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch dữ phòng tài chính để chi
19
trả cho những rủi ro và có kế hoạch tài trợ cho những nghiệp vụ có rủi ro cao.
- Nhóm 2: Chuyển giao rủi ro. Đối với những nghiệp vụ có mức độ rủi ro
nghiêm trọng, các doanh nghiệp cần phải ký hợp đồng tái bảo hiểm tự động cho
những đối tượng đó với một các công ty tái bảo hiểm hay các công ty bảo hiểm
khác. Và khi có tổn thất xảy ra sẽ khiếu nại đòi chi phí bồi thường từ các công ty
đó. Những rủi ro có giá trị lớn hoặc chưa có trong danh mục hợp đồng tái bảo hiểm
tự động thì doanh nghiệp bảo hiểm phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời.
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH
DOANH BẢO HIỂM.
1.3.1. Nhân tố chủ quan
- Tổ chức bộ máy không hoặc chưa hợp lý, năng lực quản lý yếu kém, thiếu
vốn, khả năng thích ứng với sự thay đổi hạn chế…làm cho hoạt động KDBH kém
hiệu quả. Những doanh nghiệp loại này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh,
thị phần bị thu hẹp, khả năng thanh toán bị giảm hoặc mất hoàn toàn, trách nhiệm
pháp lý đối với Nhà nước không đáp ứng được.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên, trình độ quản lý của các cấp
lãnh đạo: Một nhân viên khai thác hay một đại lý bảo hiểm có trình độ chuyên môn
tốt có thể lựa chọn những đối tượng bảo hiểm có khả năng tổn thất thấp, do đó giảm
được chi phí bồi thường. Trình độ chuyên môn sẽ giúp cho các chuyên viên giám

định và giải quyết khiếu nại chính xác, nhanh chóng từ đó gây được lòng tin đối với
khách hàng và giảm chi phí giám định…
- Nhận thức của nhà quản trị: Một DNBH thành công hay thất bại phụ thuộc
rất nhiều vào người đứng đầu doanh nghiệp, người đứng đầu những đơn vị, họ là
những nhà quản trị. Từng đơn vị quản trị rủi ro tốt thì toàn công ty sẽ tốt. Nhà quản
trị tốt phải đảm bảo được các kỹ năng về nhận thức, về quan hệ, về kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ. Nhà quản trị phải phân tích và chuẩn đoán được nguyên
nhân gây ra nguy cơ rủi ro để có những quyết định đúng đắn trước khi chấp nhận
20

×