Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Hoàn thiện kế toán hoạt động thu - chi trong các trường đại học ngoài công lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.47 KB, 127 trang )

Lời nói đầu
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự đổi mới
sâu sắc của cơ chế kinh tÕ thị trường, hệ thống kế toán Việt nam đã không ngừng
được hoàn thiện và phát triển, góp phần vào nâng cao chất lượng quản lý tài chính
quốc gia. Ngày 19/8/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/99/NĐ-CP về chính
sách khuyến khích xã hội hoá đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,
y tế, văn hoá, thể thao ngoài công lập. Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Giáo dục
& đào tạo, Bộ lao động thương binh xã hội ban hành thông tư liên tịch số
44/2000/TTLT/BTC-BGD7ĐT- BLĐTB&XH ngày 31/5/2000 hướng dẫn chế độ
quản lý tài chính đối với cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và
đào tạo. Điều đó cho thấy các thông tin tài chính của các đơn vị giáo dục ngoài
công lập được cung cấp bởi kế toán có tác động lớn và quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của đơn vị . Việc tổ chức hạch toán kế toán hoạt động thu - chi được rõ
ràng, hợp lệ sẽ góp phần quan trọng trong quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả
nguồn kinh phí của chính các trường đại học hoạt động không được ngân sách Nhà
nước cấp.
Trong quá trình làm việc trực tiếp tại trường Đại học dân lập Đông Đô, cùng
với quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán hoạt động thu - chi của các trường
Đại học Dân lập khác, tôi đã nhận thấy những đổi mới của công tác này. Song bên
cạnh đó còn có rất nhiều vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện trong chế độ kế toán
áp dụng cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ngoài công lập cũng như
vận dụng thực tế vào công tác kế toán ở các trường Đại học Dân lập. Nhằm nâng
cao chất lượng công tác kế toán và quản lý tài chính, do đó cần thiết phải nghiên cứu đề
tài: " Hoàn thiện kế toán hoạt động thu - chi trong các trường đại học ngoài công
lập"
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1
Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về kế toán hoạt
động thu- chi trong các đơn vị sự nghiệp có thu và thực tiễn kế toán hoạt động thu
chi ở các trường Đại học Dân lập.


Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác kế
toán thu chi tại các trường Đại học Dân lập trực thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kế toán hoạt động thu -
chi trong các đơn vị sự nghiệp có thu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán hoạt động thu - chi ở các trường Đại
học Dân lập. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán hoạt động
thu - chi ở các trường Đại học Dân lập.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để giải quyết đề tài, phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử với các
phương pháp cụ thể: phân tích, so sánh Kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về hệ thống kế toán mới áp dụng cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, y tế, văn hoá thể thao ngoài công lập để đưa ra phương hướng và giải pháp
hoàn thiện kế toán thu - chi của các trường đại học Dân lập.
5. Bố cục của luận văn
Xuất phát từ các mục tiêu và phương pháp nghiên cứu đề tài nói trên, ngoài
phần mờ đầu và phần kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương :
Chương 1: Lý luận chung về kế toán hoạt động thu - chi trong các đơn
vị sự nghiệp có thu.
Chương 2: Thực trạng kế toán hoạt động thu- chi trong các trường đại
học dân lập.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu - chi tại các
trường đại học dân lập.
2
3
Chương 1
Lý luận chung về kế toán hoạt động thu - chi
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾ

TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI
1.1.1. Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.1.1. Các khái niệm
Đơn vị hành chính sự nghiệp: là các đơn vị thuộc cấp quản lý nhà nước thực
hiện một nghiệp vụ cụ thể không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện nhiệm vụ được
giao bằng nguồn ngân sách nhà nước.
Các loại đơn vị hành chính sự nghiệp:
Đơn vị hành chính: Là các đơn vị thuộc phạm vi chỉ đạo cấp quản lý nhà
nước như Chính phủ Trung ương, các bộ, chính quyền địa phương ( tỉnh, thành phố,
huyện,quận, xã phường)
Đơn vị sự nghiệp: là các đơn vị được cấp có thẩm quyền nhà nước thành lập
hoạt động để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ có tính dịch vụ không vì
mục đích lợi nhuận, bao gồm các đơn vị họat động y tế ( Bệnh viện, trung tâm y tế,
bệnh xá, trạm xã, viện điều dưỡng ); giáo dục, sân vận động, thư viện; bảo tàng;
viện nghiên cứu, các học viện, các đoàn biểu diễn nghệ thuật (Không phải là doanh
nghiệp), các câu lạc bộ thể thao, văn hoá, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền
hình Đơn vị sự nghiệp bao gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập: là những đơn vị do nhà nước thành lập, hoạt
động chủ yếu bằng nguồn ngân sách nhà nước cấp, có 2 loại:
- Các đơn vị sự nghiệp công lập không có nguồn thu, được Nhà nước bảo
đảm toàn kinh phí hoạt động;
- Các đơn vị sự nghiệp công lập có thu là đơn vị sự nghiệp có nguồn thu tự
bảo đảm toàn bộ hoặc tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên của
4
đơn vị ; ngân sách nhà nước không phải cấp hoặc cấp một phần chi phí hoạt động
thường xuyên cho đơn vị.
+ Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập: Theo Nghị định 73/1999/NĐ - CP
ngày 18/9/1999, đơn vị ngoài công lập có các hình thức sau:
- Bán công: Là cơ sở được thành lập trên cơ sở liên kết giữa tổ chức nhà
nước với các tổ chức không phải tổ chức nhà nước, thuộc mọi thành phần kinh tế

hoặc cá nhân theo các phương thức: thành lập mới, chuyển toàn bộ hoặc một phần
từ đơn vị công lập để cùng đầu tư xây dựng cơ sở vât chất, quản lý, điều hành mọi
hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Dân lập: Là cơ sở do tổ chức, một nhóm người hoặc cá nhân đứng ra thành
lập, được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước ( vốn của tổ chức, tâp thể,
các nhân) và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật. Không
lấy vốn, tài sản, kinh phí của nhà nước để đầu tư cho các cơ sở dân lập.
- Tư nhân:là do cơ sở cá nhân, hộ gia đình thành lập và quản lý điều hành
mọi hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị sự nghiệp có thu: là đơn vị hoạt động có thu được cơ quan có thẩm
quyền nhà nước thành lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao,
trung tâm nghiên cứu khoa học, báo chí kể cả các đơn vị sự nghiệp có thu trực
thuộc các Tổng công ty, các tổ chức chính trị - xã hội
- Đơn vị sự nghiệp kinh tế : là đơn vị hoạt động ngoài chuyên môn nhưng có
kinh doanh sản xuất sản phẩm hoặc làm các dự án kinh tế
- Các tổ chức đoàn thể, xã hội, nghề nghiệp
1.1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
a. Theo mức độ tự chủ về tài chính, các đơn vị sự nghiệp có thu được sắp
xếp vào 2 loại sau:
• Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động
thường xuyên: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí
hoạt động thường xuyên, ngân sách Nhà nước cấp một phần chi phí hoạt động
thường xuyên cho đơn vị.
5
Mức độ đảm bảo chi phí của đơn vị sự nghiệp có thu được xác định theo
công thức sau đây < 100%
Mức tự bảo đảm chi phí hoạt
động thường xuyên của đơn vị
sự nghiệp (%)
=

Tổng số nguồn thu sự nghiệp
x 100
Tổng sè chi hoạt động thường xuyên
Tổng sè thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên đơn vị tính
theo dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định; tình hình thực hiện dự toán thu,
chi của năm trước liền kề (loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên) được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
• Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường
xuyên: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên, ngân sách Nhà nước không phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt động
thường xuyên cho đơn vị.
Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường
xuyên là các đơn vị sau:
- Đơn vị có cách tính theo công thức trên ≥ 100%.
- Đơn vị sự nghiệp làm công tác kiểm dịch, kiểm nghiệm, giám định, kiểm
tra chất lượng mà nguồn thu đã bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ các
dịch vụ trên theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân
sách Nhà nước không cấp thêm kinh phí để đảm bảo hoạt động thường xuyên.
b. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, đơn vị sự nghiệp có thu được chia thành
các loại sau:
- Các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
- Các cơ sở khám chữa bệnh, phòng bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức
năng
- Các tổ chức nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ và môi trường
- Các đoàn nghệ thuật, trung tâm chiếu phim, nhà văn hoá, thư viện, bảo
tồn, bảo tàng, Đài phát thanh truyền hình, Trung tâm thông tin, báo chí,
xuất bản
- Các trung tâm chỉnh hình, kiểm định an toàn lao động
6
- Các đơn vị dịch vụ tư vấn, dịch vụ giải quyết việc làm

- Các đơn vị sự nghiệp kinh tế: Nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; Giao thông,
Công nghiệp, Địa chính, Khí tượng thuỷ văn.
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu
Đặc trưng cơ bản của các đơn vị hành chính sự nghiệp là được trang trải các
kinh phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn kinh phí
từ ngân quỹ Nhà nước hoặc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn, trực tiếp.
Tuy nhiên năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 230/1999/QĐ-
TTg ngày 17/12/1999 "về việc thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản
lý hành chính với một số cơ quan thuộc thành phố Hồ Chí Minh". Sau một thời gian
thí điểm có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 192/01/QĐ-
TTg ngày 17/12/01 "về việc mở rộng thí điểm khoán biên chế và quản lý hành
chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước". Đây là những văn bản pháp quy
đánh dấu một bước đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính
nhằm góp phần nâng cao hiệu suất, hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý Nhà nước
nhằm quản lý thống nhất nguồn thu, chi, tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp
tăng thu đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động. Ngày 16/1/02 Thủ tướng Chính phủ
ban hành Nghị định số 10/02/NĐ-CP về "Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự
nghiệp có thu". Trên cơ sở Nghị định này được xác định rõ "Các đơn vị sự nghiệp
có thu được tự chủ tài chính, được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ,
được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách Nhà nước cấp đối với
đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí theo định kỳ 3 năm và hàng năm
được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Các đơn vị sự nghiệp có thu cũng được vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ
phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức sản xuất
cung ứng dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật".
- Đơn vị sự nghiệp có thu quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước theo quy định
đối với đơn vị hành chính sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng vào sản xuất,
cung ứng dịch vụ đơn vị thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo chế độ áp dụng
7
cho các doanh nghiệp Nhà nước. Số tiền trích khấu hao TSCĐ và tiền do thu thanh

lý tài sản thuộc ngân sách Nhà nước được để lại đầu tư tăng cường cơ sở vật chất,
đổi mới trang thiết bị của đơn vị.
- Đơn vị sự nghiệp có thu được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc tại
Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động sản xuất kinh
doanh, cung ứng dịch vụ. Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các
khoản kinh phí thuộc Ngân sách Nhà nước.
- Đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động sử dụng số biên chế được cấp có thẩm
quyền giao, sắp xếp và quản lý lao động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị,
cán bộ, công chức và chủ trương trích giảm biên chế của Nhà nước. Những người
thuộc diện giảm biên chế được hưởng chế độ, quyền lợi do Nhà nước quy định.
- Đơn vị sự nghiệp có thu được thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy
định của Bộ luật lao động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính
của đơn vị.
- Các chế độ về tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, chế độ đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn đối với người lao động, thực hiện
theo quy định hiện hành và những quy định của Nghị định số 10/02/NĐ-CP.
- Đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có thu chịu trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và được hưởng các quyền lợi
về miễn, giảm thuế theo quy định hiện hành.
Sự khác nhau cơ bản giữa đơn vị sự nghiệp có thu và đơn vị sự nghiệp nói
chung là:
- Đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện nhiêm vụ chuyên môn có tính chất dịch
vụ vì mục đích kinh doanh lợi nhuận
- Có nguồn thu thường xuyên, phải tự chủ về tài chính
- Cơ chế quản lý hoạt động thu chi có sự quyết định của Thủ trưởng đơn vị
Từ sự khác biệt đó dẫn đến việc hạch toán các hoạt động thu-chi của đơn vị sự
nghiệp có thu khác với đơn vị sư nghiệp nói chung.
1.1.3. Chính sách quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.3.1.Lập, chấp hành dự toán thu - chi
8

a/ Lập dự toán thu, chi đối với năm đầu của thời kỳ ổn định
Đơn vị sự nghiệp có thu lập dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước hàng năm
thực hiện theo quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ
Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà
nước theo cơ chế quy định tại Thông tư 25/02/TT-BTC ngày 21/3/02 hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 10/02/NĐ-Chính phủ ngày 16/1/02 của Chính phủ về chế độ
tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu như sau:
• Lập dự toán.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ
của năm kế hoạch; Căn cứ vào định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của
Nhà nước quy định; kết quả thu sự nghiệp và chi hoạt động thường xuyên năm
trước liền kề (có loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên) được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chi năm kế hoạch:
- Dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên để làm căn cứ xác định mức bảo
đảm chi phí hoạt động thường xuyên và mức kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ
hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí).
- Căn cứ để lập dự toán thu:
+ Đối với các khoản thu phí, lệ phí: Căn cứ vào đối tượng thu, mức thu của
từng loại phí, lệ phí.
+ Đối với hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: Căn cứ vào kế hoạch sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, khối lượng cung ứng dịch vụ và mức giá do đơn vị quyết
định hoặc theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí
và có tích luỹ.
- Căn cứ lập dự toán chi:
+ Các khoản chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp theo
lương: Tính theo lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương theo quy định
hiện hành đối với từng ngành nghề, công việc.
9
Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu áp dụng đơn giá, định mức lao động được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thì tiền lương, tiền công tính theo đơn

giá.
+ Chi hoạt động nghiệp vụ: căn cứ vào chế độ và khối lượng hoạt động
nghiệp vụ.
+ Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí
theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
+ Chi hoạt động sản xuất, dịch vụ: Vật tư hàng hoá theo định mức kinh tế, kỹ
thuật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và thực hiện của năm trước;
khấu hao TSCĐ theo chế độ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, mức thuế
theo quy định hiện hành.
Dự toán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành;
Chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà
nước, kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế; vốn đầu tư; mua sắm trang thiết bị; vốn
đối ứng dự án, đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành.
Dự toán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo nội
dung thu, chi và mục lục ngân sách Nhà nước, gửi Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Trung ương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị
sự nghiệp thuộc địa phương) theo quy định hiện hành và theo biểu mẫu đính kèm.
• Giao dự toán.
Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường
xuyên: được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán ổn định trong 3 năm cho đơn vị
trực thuộc như sau:
- Giao dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm:
+ Tổng số thu phí, lệ phí
+ Số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí
+ Số phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước
10
Đối với những loại phí, lệ phí được để lại và nộp ngân sách nhà nước theo tỷ
lệ % thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền giao dự toàn thu điều chỉnh cho phù hợp
với hoạt động của đơn vị.

Cơ quan chủ quản không giao sè thu sản xuất, cung ứng dịch vụ cho các đơn
vị sự nghiệp có thu, đơn vị xây dựng kế hoạch thu để điều hành trong cả năm. Riêng
những đơn vị chỉ có nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ, không có nguồn thu phí,
lệ phí thì cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu sản xuất cung ứng dịch vụ để làm
căn cứ điều hành thu, chi.
- Giao dự toán chi:
+ Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí
được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Chi không thường xuyên từ ngân sách Nhà nước:Kinh phí thực hiện các
đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, Ngành, Chương trình mục tiêu
quốc gia; kinh phí đặt hàng theo chế độ của Nhà nước; kinh phí thực hiện tinh giảm
biên chế; kinh phí đối ứng các dự án nước ngoài; vốn viện trợ, vốn vay; vốn đầu tư
xây dựng cơ bản; kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản chi
không thường xuyên khác thì được Bộ chủ quản ( đối với các đơn vị sự nghiệp có
thu do Trung ương quản lý), Cơ quan địa phương (đối với đơn vị sự nghiệp có thu
do địa phương quản lý), giao dự toán cho đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành.
- Trường hợp đơn vị thực hiện vượt thu phí và lệ phí đã được giao ổn định
thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số thu vượt (phần để lại) nhằm bổ sung quỹ tiền
lương và kinh phí hoạt động của đơn vị theo quy định.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao chỉ tiêu thu về sản
xuất, cung ứng dịch vụ, khi thu vượt thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số vượt thu để tăng
thu nhập, tăng cường cơ sở vật chất và khi giảm thu đơn vị phải giảm chi tương ứng.
* Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động
thường xuyên: được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu từ nguồn thu dự toán
chi ổn định trong 3 năm như sau:
- Giao dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm:
11
+ Tổng số thu phí, lệ phí
+ Số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.

+ Số phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.
Đối với những loại phí, lệ phí được để lại và nộp ngân sách nhà nước theo tỷ
lệ % thì hàng năm cơ quan quan có thẩm quyền giao dự toán thu điều chỉnh cho phù
hợp với hoạt động của đơn vị.
Cơ quan chủ quản không giao sè thu sản xuất, cung ứng dịch vụ. Đơn vị xây
dựng kế hoạch thu để điều hành trong cả năm. Riêng đối với đơn vị sự nghiệp chỉ
có nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ, không có nguồn thu phí, lệ phí thì cơ quan
có thẩm quyền giao dự toán thu sản xuất cung ứng dịch vụ để làm căn cứ điều hành
thu, chi.
- Giao dự toán chi:
Chi hoạt động thường xuyên
+ Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí
được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà
nước cấp cho năm đầu của thời kỳ ổn định, hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do
cấp đơn có thẩm quyền quyết định
Chi không thường xuyên:
+ Chi không thường xuyên từ ngân sách nhà nước: Kinh phí thực hiện các đề
tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ ngành; Chương trình mục tiêu quốc
gia; kinh phí nhà nước giao cho theo chế độ đặt hàng; kinh phí thực hiện tinh giảm
biên chế; kinh phí đối ứng các dự án nước ngoài; vốn đầu tư xây dựng cơ bản; kinh
phí mua sắm, sửa chữa tài sản cố định: Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp
có thu do Trung ương quản lý). Cơ quan chủ quản địa phương (Đối với các đơn vị
sự nghiệp có thu do địa phương quản lý) giao dự toán cho đơn vị sự nghiệp theo
quy định hiện hành.
12
Trường hợp đơn vị tiết kiệm chi kinh phí thường xuyên hoặc tăng thu phần
phí và lệ phí được để lại so với dự toán được giao thì đơn vị được sử dụng toàn bộ
nguồn kinh phí tiết kiệm và số tăng thu bổ sung quỹ tiền lương và kinh phí hoạt
động của đơn vị. Trường hợp hụt thu so với dự toán được giao thì đơn vị phải giảm

thu tương ứng.
Sau thời gian ổn định kinh phí 3 năm, các đơn vị sự nghiệp có thu báo cáo
tổng kết trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định giao ổn định kinh phí
cho thời gian tiếp theo.
b/ Lập dự toán 2 năm tiếp theo của thời kỳ ổn định.
- Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên.
Bộ Tài chính thông báo mức ngân sách Nhà nước được Thủ tướng Chính
phủ quyết định tăng thêm hàng năm đối với từng lĩnh vực.
Căn cứ vào ngân sách Nhà nước được tăng và dự toán thu, chi hoạt động thường
xuyên được Bộ chủ quản và Uỷ ban nhân dân các cấp giao năm đầu, các năm tiếp theo
đơn vị lập dự toán thu, chi theo nhiệm vụ và tiến độ hoạt động hàng năm, gửi Bộ chủ
quản (đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương), gửi cơ quan chủ quản địa
phương (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương) và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở
tài khoản giao dịch để theo dõi, kiểm soát chi theo dự toán của đơn vị. Cơ quan chủ quản
và cơ quan tài chính không duyệt lại dự toán cho 2 năm tiếp theo của thời kỳ ổn định.
- Dự toán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành,
Chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước;
kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế, vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị; vốn đối ứng
dự án, hàng năm đơn vị lập dự toán theo tiến độ hoạt động và quy định hiện hành.
c/ Điều chỉnh dự toán.
Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh dự toán thu, chi hoạt động
sự nghiệp, kinh phí hoạt động thường xuyên đã được giao cho phù hợp với tình hình
thực tế của đơn vị, gửi Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung
ương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương)
và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi, quản lý.
13
Đối với các khoản chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, kinh phí thực hiện nhiệm vụ
Nhà nước đặt hàng; các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí
thực hiện tinh giảm biên chế; vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vốn đối ứng dự án và

vốn viện trợ; việc điều chỉnh dự toán thực hiện theo quy định hiện hành.
d/ Kinh phí chuyển năm sau:
Cuối năm ngân sách, các khoản kinh phí chưa sử dụng hết đơn vị được
chuyển sang năm sau để hoạt động, bao gồm:
- Kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với
đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí).
- Các khoản thu sự nghiệp của 2 loại đơn vị.
Đối với các khoản kinh phí nghiên cứu khoa học; Chương trình mục tiêu
quốc gia; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng; các nhiệm vụ đột
xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí tinh giảm biên chế; vốn đầu tư xây
dựng cơ bản; vốn đối ứng của ngân sách Nhà nước và vốn viện trợ; dự toán năm
trước thực hiện không được chuyển sang năm sau, trừ trường hợp đặc biệt theo quy
định của luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài
chính.
1.1.3.2. Quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn, lao động, biên chế, tiền
lương
a/ Quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn
- Đơn vị sự nghiệp có thu phải quản lý, sử dụng vốn và tài sản có hiệu quả
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động sản xuất, dịch vụ đơn vị phải
trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước.
Số khấu hao của tài sản cố định đơn vị được để lại đầu tư tăng cường cơ sở vật chất,
đổi mới trang thiết bị, trả nợ vốn vay đầu tư tài sản (nếu có).
- Đối với tài sản được thanh lý theo quy định, tiền thu thanh lý sau khi trừ đi
chi phí thanh lý được để lại đơn vị.
14
- Toàn bộ tiền khấu hao TSCĐ và tiền thu thanh lý tài sản để lại đơn vị nói
trên, được hạch toán vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, để đầu tư tăng cường
cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị.
* Các đơn vị sự nghiệp có thu được cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà

nước:
- Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước giao, cơ quan tài chính cấp kinh
phí thường xuyên (đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí) qua kho bạc nhà
nước vào Mục 134”Chi khác” theo từng loại khoản tương ứng của mục lục ngân
sách nhà nước.
- Trường hợp đã thực hiện cấp phát theo các mục của Mục lục ngân sách nhà
nước, Thủ trưởng đơn vị được giao quyền chủ động được quyền điều chỉnh các mục
chi trong tổng số kinh phí chi thường xuyên đã cấp
- Đối với các khoản kinh phí chi không thường xuyên, cơ quan tài chính thực
hiện việc cấp phát theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Về trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định: Các đơn vị sự nghiệp có thu
hoạt động dịch vụ theo yêu cầu và các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, lao vụ
phải thực hiện trích khấu hao tài sản cố định dựa theo quy định tại Quyết định số
166/199/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành
quy chế quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản hướng dẫn
hiện hành.
- Trường hợp đặc biệt Thủ trưởng đơn vị có thể quyết định việc áp dụng tỷ lệ
khấu hao cao hơn quy định nhằm thu hồi vốn kịp thời nhưng phải phù hợp vời thời
gian, khả năng kỹ thuật của tài sản và khả năng chi trả của người hưởng dịch vụ.
- Toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí dịch vụ trong
các hợp đồng giữa đơn vị với các bên yêu cầu sản xuất dịch vụ.
- Cuối năm, kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp và thu sự
nghiệp của đơn vị nếu chi không hết được chuyển sang năm sau tiếp tục chi và
quyết toán vào niên độ kế toán năm sau. Trên cơ sở đối chiếu giữa kho bạc nhà
nước và đơn vị đến cuối ngày 31/12, Kho bạc nhà nước làm thủ tục chuyển số kinh
phí chưa chi hết sang năm sau cho đơn vị theo Thông tư 18/2002/TT-BTC ngày
15
16/9/2002 của Bộ Tài chính, đồng thời có thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài
chính đồng cấp biết để quản lý.
*. Các đơn vị sự nghiệp có thu được mở tài khoản giao dịch

- Đơn vị sự nghiệp có thu mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, để thực hiện chi
qua Kho bạc Nhà nước đối với các khoản kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước, gồm:
Thu, chi phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước kinh phí ngân sách Nhà nước cấp.
- Đơn vị sự nghiệp có thu được mở tài khoản tại ngân hàng hoặc tại Kho bạc
Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ.
*. Xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ:
- Trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị (bao gồm nguồn ngân sách nhà
nước cấp, nguồn thu sự nghiệp), Thủ trưởng đơn vị xây dựng tiêu chuẩn định mức
và chế độ chi tiêu nội bộ về chi quản lý và nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do
Nhà nước quy định, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị
- Trong chế độ chi tiêu nội bộ, đơn vị sự nghiệp có thu cần ưu tiên chi nghiệp
vụ để đảm bảo số lượng, chất lượng hoạt động chuyên môn văn hoá thông tin của
đơn vị.
- Các tiêu chuẩn, chế độ và định mức chi tiêu nêu trên được thảo luận công
khai trong đơn vị, chế độ chi tiêu nội bộ là căn cứ để Thủ trưởng điều hành việc sử
dụng, quyết toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệp của
đơn vị, là cơ sở pháp lý để Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi.
*.Kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu - chi
• Đối với Kho bạc Nhà nước
- Đối với thu, chi sự nghiệp, kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt
động thường xuyên (đối với đơn vị bảo đảm một phần chi phí) Kho bạc Nhà nước.
Căn cứ vào dự toán thu, chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với năm đầu)
hoặc dự toán thu, chi do đơn vị lập (đối với các năm được giao ổn định) để kiểm
soát chi bảo đảm thuận tiện cho đơn vị.
- Đối với tiền lương, tiền công cho người lao động Kho bạc Nhà nước kiểm
soát chi căn cứ vào kết quả hoạt động sự nghiệp, báo cáo kết quả tài chính qúy, năm
và phương án chi trả tiền lương, tiền công của đơn vị.
16
- Đối với khoản kinh phí nghiên cứu khoa học, Chương trình mục tiêu quốc gia,
kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng, các nhiệm vụ đột xuất được cấp

có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế; vốn đầu tư xây dựng cơ bản;
vốn đối ứng của ngân sách Nhà nước và vốn viện trợ, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự
toán hoặc đơn giá được cấp có thẩm quyền giao để thanh toán cho đơn vị.
• Đối với cơ quan chủ quản và cơ quan Nhà nước
- Đối với cơ quan chủ quan và cơ quan Nhà nước có liên quan thực hiện việc
kiểm tra, thanh tra, kiểm soát hoạt động thu, chi của đơn vị sự nghiệp có thu theo quy
định tại Thông tư 25/02/TT-BTC "Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/02/NĐ-CP
ngày 16/1/02 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
b/ Quản lý và sử dụng lao động, biên chế, tiền lương
Trong quá trình hoạt động, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu được quyết
định kế hoạch sử dụng lao động như sau:
+ Xắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức ( kể cả những người đã ký hợp đồng
lao động trong chỉ tiêu biên chế), được giao để nâng cáo hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Những người trong diện giảm biên chế được hưởng chính sách chế độ theo quy định hiện
hành.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên, căn cứ vào nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ
trưởng được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, những
người được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn,
cơ cấu chức danh nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của cơ quan quản lý ngành,
lĩnh vực và được xếp theo bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị định
số 25 /NĐ/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và được hưởng các quyền lợi và nghĩa
vụ theo quy định của pháp luật.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động
thường xuyên, căn cứ vào nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, thủ
trưởng được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động nhưng
phải phù hợp với định mức biên chế do cơ quan có thẩm quyền ban hành; những
17
người được ký hợp đồng không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn, cơ cấu
chức danh nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của cơ quan quản lý ngành, lĩnh

vực và được xếp theo bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị
định số 25 /NĐ/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và được hưởng các quyền lợi
và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp có thu được chấm dứt hợp đồng lao động
đối với những người do đơn vị ký hợp đồng lao động. Trình tự thủ tục chấm dứt
hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Quỹ tiền lương và thu nhập: Quỹ tiền lương và thu nhập của đơn vị sự
nghiệp có thu sử dụng từ hai nguồn;
+ Nguồn ngân sách nhà nước cấp để chi quỹ tiền lương, tiền công, các
khoản phụ cấp theo lương của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và lao
động hợp đồng (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường
xuyên) thực hiện theo quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 23/05/1993 của
chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành về lương và phụ cấp lương.
+ Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính (nguồn thu sự nghiệp và tiết kiệm chi
phí thường xuyên) và tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn quỹ tiền lương và thu
nhập của đơn vị được xác định theo quy định tại Điểm 1 mục IV Thông tư số
25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số
10/2002/NĐ-CP ngày 16 /1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn
vị sự nghiệp có thu. Đơn vị xây dựng quy chế chi trả tiền lương, tiền công và thảo luận
công khai, thống nhất trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị.
Căn cứ vào quy chế chi trả tiền lương, tiền công của đơn vị và quỹ tiền lương
được xác định, Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi trả tiền lương tiền công cho
cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo hiệu quả công việc hàng
tháng của từng người.
Cuối năm các đơn vị không chi hết tiền lương được chuyển vào quỹ dự
phòng thu nhập và chuyển sang năm sau tiếp tục chi.
18
*. Quỹ tiền lương, tiền công của đơn vị sự nghiệp có thu được quản lý và xác
định như sau:
Quỹ

tiền
lương
của
đơn vị
=
Lương tối
thiểu chung
người/tháng
do Nhà nước
quy định
x (1 +
Hệ số điều
chỉnh
tăng thêm)
mức lương
tối thiểu
x
Hệ số lương cấp
bậc bình quân
và hệ số phụ
cấp lương bình
quân
x
Biên chế và
lao động
hợp đồng x
từ 1 năm trở
lên
12 tháng
Hệ số lương cấp bậc, hệ số phụ cấp lương, gồm:

- Hệ số lương cấp bậc bình quân chung của đơn vị, theo Nghị định số
25/NĐ-CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.
- Hệ số phụ cấp lương: theo các chế độ phụ cấp hiện hành.
- Biên chế: Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được cấp trên có thẩm quyền đã
giao, đơn vị được chủ động sắp xếp, bố trí lao động phù hợp với chức năng nhiệm
vụ của đơn vị.
Tuỳ theo kết quả tài chính trong năm, đơn vị tự bảo đảm chi phí được xác
định tổng quỹ tiền lương để trả cho người lao động trên cơ sở tiền lương tối thiểu
không quá 3,5 lần tiền lương tối thiểu chung của Nhà nước (trong đó 1 lần lương
hiện hưởng và tăng thêm không quá 2,5 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung
do Nhà nước quy định). Đơn vị đảm bảo một phần chi phí được tính không quá 3
lần (trong đó 1 lần lương hiện hưởng và tăng thêm không quá 2 lần so với mức tiền
lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định).
Đơn vị sự nghiệp không được sử dụng các nguồn kinh phí sau đây để chi trả
tiền lương tăng thêm cho người lao động: Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp để thực
hiện tinh giảm biên chế; kinh phí nghiên cứu khoa học đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ,
ngành, chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện nhiệm vụ đột xuất của cấp có
thẩm quyền giao; tiền mua sắm, sửa chữa tài sản được xác định trong phần thu phí,
lệ phí được để lại đơn vị theo quy định; vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang
thiết bị, sửa chữa lớn tài sản, vốn đối ứng các dự án; vốn viện trợ; vốn vay; kinh phí
của nhiệm vụ phải chuyển tiếp sang năm sau thực hiện.
19
- Về việc đóng và hưởng chế độ BHXH, BHYT, KPCĐ của người lao động
trong các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện theo quy định hiện hành.
Trong phạm vi quỹ tiền lương được xác định như trên, Thủ trưởng đơn vị
quyết định phương án chi trả tiền lương cho từng người lao động, sau khi thống
nhất với tổ chức công đoàn và công khai trong đơn vị, theo nguyên tắc người nào có
hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được
hưởng nhiều hơn.
Căn cứ vào quỹ lương thực tế của đơn vị, việc trả lương cho từng người lao

động được xác định như sau:
Tiền lương
cá nhân
=
Lương tối
thiểu chung người/tháng
do Nhà nước quy định
x (1 +
Hệ số điều chỉnh
tăng thêm cho)
cá nhân
x
Hệ số lương cấp bậc
và hệ số phụ cấp
lương của cá nhân
Trường hợp nguồn thu bị giảm sút, không bảo đảm mức tiền lương tối thiểu
cho người lao động, Thủ tướng đơn vị thống nhất với tổ chức công đoàn sử dụng
quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm mức tiền lương tối thiểu cho người lao
động trong đơn vị.
Khi Nhà nước thay đổi hoặc điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức
lương tối thiểu hoặc thay đổi định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi ngân sách Nhà nước, thì
các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm trang trải các khoản chi tăng thêm từ các nguồn sau:
- Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí, sử dụng các nguồn thu sự nghiệp, các
khoản tiết kiệm chi và các quỹ của đơn vị.
- Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí, sử dụng các nguồn thu sự
nghiệp, các khoản tiết kiệm chi các quỹ đơn vị và kinh phí ngân sách Nhà nước cấp
tăng thêm hàng năm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1.2. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU - CHI Ở CÁC ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU.
Các đơn vị sự nghiệp có thu thường được tổ chức thành những đơn vị dự

toán các cấp. Đồng thời tuỳ theo phân cấp quản lý và chức năng, nhiệm vụ, các đơn
20
vị sự nghiệp có thu được tổ chức thành đơn vị kế toán độc lập, đơn vị kế toán các
cấp (cấp chủ quản, cấp trung gian, cấp cơ sở) hay phụ thuộc. Các đơn vị sự nghiệp
có thu cũng là các cơ quan thụ hưởng ngân quỹ của Nhà nước, hiện nay hơn 50% sè
chi của ngân sách Nhà nước hàng năm dành cho chi thường xuyên thông qua các tổ
chức hành chính, sự nghiệp trong cả nước. Để giúp các đơn vị quản lý tốt nguồn
kinh phí được Nhà nước cấp phát và một phần kinh phí của các đơn vị đó tự chủ
được, giúp cho các cơ quan kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong việc kiểm tra,
kiểm soát, việc chấp hành chế độ chi tiêu, ngăn chặn sự tham nhũng, lãng phí trong
chi tiêu, đảm bảo chi đúng mục đích, tiết kiệm kinh phí thì chúng ta phải có cơ chế
quản lý thu, chi theo dự toán.
1.2.1. Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu
a. Ngân sách Nhà nước cấp
- Đối với cả 2 loại đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí và đơn vị tự đảm bảo
một phần chi phí ngân sách Nhà nước cấp:
+ Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp khoa học cấp Nhà nước, cấp
Bộ, ngành: Chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp
có thẩm quyền giao.
+ Kinh phí Nhà nước thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực
hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao, theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định
(điều tra, quy hoạch, khảo sát).
+ Kinh phí cấp để tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định đối
với số lao động trong biên chế dôi ra.
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt
động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm, vốn đổi công cho các dự án được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí: Ngân sách Nhà nước
cấp kinh phí hoạt động thường xuyên. Mức kinh phí ngân sách Nhà nước cấp được
ổn định theo định kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng

Chính phủ quyết định. Hết thời hạn 3 năm, mức ngân sách Nhà nước bảo đảm sẽ
được xác định lại cho phù hợp.
b. Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị
21
- Tiền thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước (phần được để lại đơn vị thu
theo quy định). Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn bị sử dụng và
nội dung chi thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với
từng loại phí, lệ phí.
- Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu từ các hoạt động này
do Thủ trưởng các đơn vị quyết định.
- Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
- Nguồn khác theo quy định: Các dự án viện trợ quà biếu, tặng,vay tín dụng.
1.2.2. Nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp có thu
a. Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được
cấp có thẩm quyền giao và chi cho các hoạt động có thu sự nghiệp:
- Chi cho người lao động: Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp
lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định.
- Chi quản lý hành chính: Vật tư, văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin
liên lạc, công tác phí, hội nghị phí
- Chi hoạt động nghiệp vụ
- Chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí
- Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế trích khấu hao TSCĐ)
- Chi mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy
móc, thiết bị
- Chi khác.
b. Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ,
ngành: Chương trình mục tiêu quốc gia, chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà
nước, chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định.
c. Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.
d. Chi đầu tư phát triển, gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm

trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản, chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định.
e. Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
f. Các khoản chi khác
22
Trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành
của Nhà nước, đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu
nội bộ để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của
đơn vị và tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả.
Đối với các khoản chi quản lý hành chính (công tác phí, hội nghị phí, điện thoại,
công vụ phí), chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tuỳ theo từng nội dung công việc,
nếu xét thấy cần thiết có hiệu quả, Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi cao hoặc
thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định trong phạm vi nguồn thu được sử dụng.
1.2.3 Yêu cầu quản lý hoạt động thu -chi
Cơ chế quản lý thu, chi trong các đơn vị sự nghiệp có thu phải đáp ứng các
yêu cầu sau đây:
- Thống nhất nguồn thu, chi tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp tăng thu
bảo đảm trang trải kinh phí hoạt động.
- Tổ chức điều hành ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động ngoài ngân
sách Nhà nước với phương án tối ưu thông qua hoạt động tài chính: lập dự án, chấp
hành dự toán, kế toán, quyết toán và giám đốc tài chính
- Quản lý theo từng hoạt động thúc đẩy, khuyến khích tăng thu hợp lý và sử
dụng các nguồn thu có hiệu quả
- Đáp ứng đúng theo yêu cầu của chính sách tài chính quốc gia, thích hợp với
cơ chế thị trường.
1.3. KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU-CHI Ở CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
1.3.1. Kế toán tổng hợp thu - chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ ở
các đơn vị có thu
a. Kế toán chi phí
* Kế toán tổng hợp chi phí
Kế toán sử dụng Tài khoản 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi để phục vụ sản xuất, kinh
doanh dịch vụ:
Kết cấu nội dung TK 631:
23
Bên Nợ:
- Chi hoạt động sản xuất kinh doanh
Bên Có:
- Các khoản được phép ghi giảm chi
- Kết chuyển số chi hoạt động để xác định kết quả kinh doanh
Số dư bên Nợ:
- Chi phí hoạt động sản xuất, dịch vụ còn dở dang.
* Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
- Khi phát sinh chi phí hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ bằng tiền mặt,
tiền gửi, kế toán ghi:
Nợ TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
- Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, kế
toán ghi:
Nợ TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (nếu tài sản thuộc nguồn vốn kinh
doanh vốn vay)
Có TK 4314 - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp ( Nếu tài sản thuộc
nguồn kinh phí hình thành TSCĐ)
- Xuất vật liệu, dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ,
kế toán ghi:
Nợ TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK 152 - Vật liệu, dụng cụ
- Chi tạm ứng vào chi phí sản xuất, cung ứng dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh

Có TK 312 - Tạm ứng
- Chi phí các dịch vụ mua ngoài đã sử dụng vào sản xuất cung ứng, dịch vụ
chưa thanh toán ghi:
24
Nợ TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK 331 - Các khoản phải trả
- Chi phí tiền lương, các khoản trích nộp theo lương của người trực tiếp hoạt
động sản xuất, cung ứng dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK 332 - Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 334 - Các khoản phải trả viên chức.
- Khi phân bổ chi phí trả trước vào sản xuất, cung ứng dịch vụ, ghi:
Nợ TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK 643 - Chi phí trả trước.
- Nhập kho sản phẩm hoàn thành, kế toán ghi:
Nợ TK 155 - Sản phẩm, hàng hoá
Có TK 631 - Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
- Kết chuyển chi phí các dịch vụ được xác định tiêu thụ, kế toán ghi:
Nợ TK 531 - Thu hoạt động sản xuất, ngừng dịch vụ
Có TK 631 - Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
Kế toán chi phí kinh doanh sản xuất, dịch vụ được thể hiện dưới dạng sơ đồ 1.1
(trang sau)
25

×