Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

10 đề thi thử THPT QG 2015. Môn Văn. hot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.87 KB, 44 trang )

ĐỀ THI THỬ SỐ 1
KÌ THI THPT QUỐC GIA – NĂM 2015
Môn : Ngữ Văn
Thời gian : 180 phút (không kể giao đề)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) :
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 :
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.
(Trích "Tiếng hát con tàu" –Chế Lan Viên, Ngữ Văn 12, tập 1, trang 143, Nxb
Giáo dục, 2013).
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (0.25 điểm)
Câu 2. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong
việc thể hiện nội dung? (0.5 điểm)
Câu 3. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu và Tây Bắc? (0.5 điểm)
Câu 4. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn trích trên là gì? (0.25 đ)
Đọc đoạn trích sau, trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8 :
"Xu hướng hiện thực chủ nghĩa chú trọng diễn tả và phân tích, lí giải một cách
chân thực, chính xác quá trình khách quan của hiện thực xã hội thông qua những hình
tượng điển hình. Các nhà văn hiện thực thường đi vào những đề tài xã hội với thái độ
phê phán trên tinh thần dân chủ và nhân đạo. Thể loại thích hợp với chủ nghĩa hiện thực
là tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự".
(Dựa theo Ngữ văn 11, tập 1, tr. 86)
Câu 5 (0.25). Nêu nội dung cơ bản của đoạn trích ?
Câu 6 (0.5 đ). Nội dung cơ bản trên được phân tích trên những phương diện nào?
Câu 7 (0.5 đ). Giải thích ý nghĩa câu : "Các nhà văn hiện thực thường đi vào
những đề tài xã hội với thái độ phê phán trên tinh thần dân chủ và nhân đạo?"
Câu 8 (0.25 đ) : Giải thích vì sao xu hướng hiện thực chủ nghĩa lại thích hợp với
các thể loại văn xuôi như tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự?
Phần II. Làm văn (7 đ)


Câu 1 (3 đ) :
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”.
(Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm,
Ngữ văn 12, Tập 1, trang 117, NXB Giáo Dục, 2014)
Từ đoạn thơ trên, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên
ngày nay đối với đất nước?
Câu 2 (4 điểm) : Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ
quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao,
Nv11) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe
được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Nv12)
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ SỐ 1 KÌ THI THPT QUỐC GIA – NĂM 2015
Môn : Ngữ Văn
Thời gian : 180 phút (không kể giao đề)
Phầ
n
Ý Nội dung Điểm
I Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi 3.0
1 Ý chính của đoạn thơ: thể hiện khát vọng sống cống hiến,
hoà nhập của nhà thơ với Tổ quốc, quê hương. Đó là khát vọng
lên đường, đi đến tận cùng tổ quốc để dựng xây và tìm nguồn
cảm hứng cho thơ ca, nghệ thuật.
0.25
2 Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ : câu hỏi tu từ : Tây
Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc. Phép điệp từ Khi, phép nhân hoá
Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát kết hợp với giọng thơ trữ tình
chính luận, nhịp thơ dồn dập có tác dụng mang đến cho bốn câu

thơ đề từ đầy nhiệt huyết, háo hức và mê say về khúc hát lên
đường của thi sĩ cách mạng để tìm về với nhân dân- cội nguồn
của sáng tạo nghệ thuật.
0.5
3 Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu và Tây Bắc :
- Con tàu : Năm 1960, nước ta chưa có tàu lên Tây Bắc. Như
vậy, con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng lên đường tới
những vùng đất xa xôi của Tổ quốc; khát vọng tìm đến những
ước mơ, những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật của nhà
thơ.
- Tây Bắc : là vùng đất có thực, biểu tượng cho nơi xa xôi của
Tổ quốc, là nơi đau thương mà anh dũng trong cuộc kháng
chiến, đồng thời còn là ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật
thơ ca.Đoạn thơ là lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết về trách
nhiệm của mỗi người với đất nước. Đất nước là máu xương. Vì
vậy, mỗi người cần phải biết gắn bó, san sẻ và hóa thân cho đất
nước, làm nên đất nước bền vững muôn đời.
0.5
Câu 4 (0.25). Phương thức biểu cảm
Câu 5 (0.25). Đặc điểm của xu hướng hiện thực chủ nghĩa ;
Câu 6 (0.5 đ). Nội dung cơ bản trên được phân tích trên những phương diện :
- Phương thức phản ánh hiện thực.
- Đề tài và cảm hứng.
- Thể loại
Câu 7 (0.5 đ).
- Trước hết cần làm rõ một số thuật ngữ trong câu văn :
* Đề tài xã hội : các vấn đề của cuộc sống con người trong hiện thực xã hội đương
thời.
* Thái độ phê phán : cảm hứng khám phá, phản ánh và phê phán những mặt tiêu
cực của xã hội.

* Tinh thần dân chủ : đối tượng phản ánh của văn học chủ yếu là người bình dân, là
các tầng lớp nhân dân bị áp bức cực khổ lầm than.
* Cảm hứng nhân đạo : cảm hứng quan tâm đến con người, trân trọng, tin yêu, xót
thương con người
- Ý nghĩa câu văn : các nhà văn hiện thực thường tìm đề tài từ cuộc sống nhân dân
trong xã hội đương thời ; khám phá, phản ánh những mâu thuẫn, phê phán những mặt trái
của xã hội ; thể hiện cảm hứng trân trọng tin yêu với những vẻ đẹp của con người, đề cao
giá trị cùng những khát vọng chính đáng của con người ; đồng cảm với những bất hạnh
khổ đau trong cuộc sống con người ; lên án những thế lực tàn bạo đầy đoạ cuộc sống, chà
đạp nhân phẩm con người
Câu 8 (0.25 đ) : Vì phương thức phản ánh : phản ánh hiện thực qua hình tượng
nhân vật điển hình, một thế mạnh của văn xuôi.
PHẦ
N II
1 Cảm nhận về đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước (trích
trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
Từ sự cảm nhận về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý
thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất
nước?
3,0
a
Cảm nhận về đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước (trích
trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
1.0
- Về nội dung : Đoạn thơ thể hiện những nhận thức sâu sắc
về đất nước, trong đó nổi bật là hình ảnh đất nước hiện lên
trong quan hệ gắn bó với mỗi con người.
+ Em ơi em vừa là cách xưng hô gần gũi, thân thiết, vừa là
lời tâm tình tha thiết. Nhà thơ chọn hình thức đối thoại tâm
tình để thể hiện sự tự ý thức, tự nhận thức về một vấn đề sâu

sắc “Đất Nước là máu xương của mình”. Đất Nước không
còn là khái niệm xa lạ, trừu tượng mà là máu thịt đối với mỗi
con người. Đất Nước có ngay trong chính bản thân mỗi con
người, là một phần tâm hồn của mỗi người.
+ Vì vậy, mỗi người phải biết: Gắn bó - san sẻ - và hoá
thân. Gắn bó là biết yêu đất nước bằng tâm hồn và suy nghĩ;
san sẻ là gánh vác một phần trách nhiệm bằng hành động cụ
thể; và hoá thân là mức độ cao nhất, nếu cần phải biết hi sinh
cả tính mạng của mình.
+ Nếu mỗi người đều ý thức được điều đó thì sẽ “Làm nên
Đất Nước muôn đời” - có nghĩa là đất nước sẽ vững mạnh,
trường tồn.
- Về nghệ thuật: Đoạn thơ không chỉ thể hiện tập trung chủ
đề mà còn tiêu biểu cho chất trữ tình - triết luận của toàn bài.
+ Hình thức đối thoại kết hợp với độc thoại, vừa nói với mọi
người, vừa nói với chính mình: là lời nhắn nhủ tâm tình chân
tình. Giọng điệu trữ tình đằm thắm.
+ Đoạn thơ vừa đậm chất triết lí, chất trí tuệ lại giàu chất trữ
tình, chan chứa tình cảm, cảm xúc.
+ Giọng điệu đoạn thơ vừa tha thiết, sâu lắng, vừa trang
nghiêm. Nhờ đó mà ý thơ dễ đi vào cảm xúc và suy nghĩ của
người đọc.
b Suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày
nay đối với đất nước?
1.5
- Qua đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một quan niệm
đúng đắn về đất nước và ý thức rõ ràng về trách nhiệm của
mình và thế hệ mình trước vận mệnh của dân tộc. Tư tưởng
ấy phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
- Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ là một mắc xích quan trọng trong

cuộc chạy tiếp sức vĩnh cửu giữa các thế hệ để làm nên
truyền thống dân tộc. Đặc biệt là thanh niên. Thanh niên
chính là hiện tại và tương lai của đất nước. Mỗi thanh niên
phải có trách nhiệm tự nguyện gánh vác những công việc
chung của đất nước (Học tập, trau dồi tri thức, bắt kịp yêu
cầu của thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng về tư tưởng,
rèn luyện sức khỏe… để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc).
c Liên hệ, rút ra bài học 0.5
Câu 3 (5 điểm) :
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân
vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao, Nv11) và chi tiết
“Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình
mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Nv12)
1.Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và giới hạn đề.
- Nam Cao cây bút hiện thực xuất sắc và thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Chí Phèo
(1941) là kiệt tác đã kết tinh cao nhất cho đặc điểm nghệ thuật của nhà văn. Chi tiết
“tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá !” là một trong những chi tiết đặc sắc thể hiện giá trị
nhân đạo của tác phẩm.
- Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã đạt
nhiều thành tựu rực rỡ khi viết đề tài miền núi trong đó có tác phẩm Vợ chồng A Phủ -
đạt giải Nhất Giải thưởng hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Tác phẩm có giá trị hiện
thực và nhân đạo sâu sắc. Thể hiện rõ điều đó có lẽ phải kể đến chi tiết “Mị nghe tiếng
sáo vọng lại thiết tha bổi hổi”.
2. Về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” trong tác phẩm Chí Phèo
của Nam Cao:
- Về nội dung:
+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ với thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ dữ có sự thay đổi
hẳn cả về tâm sinh lí.
+ Từ khi đi tù về đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm Chí hết say hoàn toàn tỉnh
táo và có được một khoảng ngưng lặng để nghe được những âm thanh quen thuộc của c/s.

Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống trong anh.
+ Âm thanh đó đã đánh thức trong Chí những cảm xúc của con người. Chí nhớ về
quá khứ ý thức được hiện tại và nghĩ đến tương lai.
- Về ghệ thuật:
+ Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện khắc họa
sâu sắc nét tính cách tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ của ngòi bút Nam Cao.
3. Về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị
nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
- Về nội dung:
+ Mùa xuân trên miền núi Tây Bắc được miêu tả rất đẹp sắc màu của những chiếc
váy hoa tiếng cười nói của đám trẻ chơi quay đợi tết đặc biệt là tiếng sáo da diết xoáy
sâu vào trái tim tưởng như băng giá của Mị.
+ Mị nhớ về quá khứ; nhận thức được hiện tại thấm thía thân phận và hành động
(uống rượu xắn mỡ …)
+ Âm thanh đó đã làm thức dậy trong Mị ý thức về tình yêu hạnh phúc và lòng
khát khao cuộc sống tự do.
- Về nghệ thuật:
+ Là một chi tiết góp phần làm thay đổi trạng thái tâm lí của nhân vật.
+ Tài nghệ miêu tả tâm lí sống động c ng như tấm lòng nhân đạo (phát hiện ra
sức sống tiềm tàng…) của nhà văn
4 So sánh:
- Sự tương đồng:
+ Đó là những âm thanh hết sức diệu kì nó len lỏi vào tận sâu tâm hồn vốn tưởng
như đã chết của nhân vật để khơi dậy trong họ niềm ham sống và khát khao sống mãnh
liệt.
+ Đấy c ng chính là những chi tiết đặc sắc góp phần khẳng định giá trị nhân đạo
sâu sắc mới mẽ trong hai tác phẩm.
- Sự khác biệt:
+ Ở tp Chí Phèo là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh “hôm

nào chả có”. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy vì bây giờ mới hết say đây là âm thanh
của khát khao được sống được làm người lương thiện của một người không có quyền
làm người.
+ Chi tiết ở tác phẩm VCAP đến trong mùa xuân trên bản Hồng Ngài. Là âm thanh
Mị từng nghe thủa chưa về nhà Thống Lí Phá Tra. Đây là tác nhân quan trọng giúp cho
Mị từ một con người tê dại vô cảm về tâm hồn giờ đã “thấy phơi phới trở lại” …
+ Lương thiện – được yêu
5. Đánh giá về giá trị
Đề thi thử số 2 ĐỀ THI THỬ THPT QG – NĂM 2015
Môn : Ngữ Văn Thời gian : 180 phút
(không kể giao đề)
Phần I. Đọc hiểu (3 đ). Đọc đoạn trích sau, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 :
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa”.
(Chiều xuân - Anh Thơ, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.51)
Câu 1. Cảnh xuân trong đoạn thơ được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên
nổi bật nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Cảnh xuân ở đây nói lên tình cảm gì của tác giả? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của
chúng. (0.5 điểm)
Câu 4. Ghi lại câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa? (0.25 đ)
Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi từ 5 đến 8 :
“Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố
quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện

giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng
phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng
dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đè thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói
của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi….Vì thế, đối
với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của
mình…”
( Trích “Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ”- Nguyễn An Ninh )
Câu 5 (0.25 đ) : Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?
Câu 6 (0.5 đ) : Đoạn trích được diễn đạt theo phương thức nào?
Câu 7 (0.25 đ) : Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 8 (0.5 đ) : Em hãy lí giải ví sao tác giả viết : chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa
với từ chối sự tự do của mình?
Phần II. Làm văn (7 đ)
Câu 1 (3,0 điểm) :
Trong 11 lời khuyên dành cho thế hệ trẻ, Bill Gates nói : “Đối xử tốt với người
khác chính là đối xử tốt với bản thân”.
(Nguyễn Gia Linh biên soạn, 11 lời khuyên dành cho thế hệ trẻ, Nxb Từ điển bách
khoa, HN, 2007)
Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên.
Câu 2 (4 đ) :
Về hình tượng Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý
kiến cho rằng : Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn
mạnh : Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
… HẾT…
ĐỀ THI THỬ SỐ 2
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
KÌ THI THPT QUỐC GIA – NĂM 2015
Môn : Ngữ Văn
Thời gian : 180 phút (không kể giao đề)

Phần I. Đọc hiểu (3 đ)
1. Cảnh xuân trong đoạn thơ được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên nổi bật :
mưa đổ bụi trên bến vắng, con đò biếng lười, quán tranh đứng im lìm, chòm xoan hoa tím
rụng tơi bời, cỏ non tràn trên đường đê, đàn sáo mổ vu vơ, cánh bướm rập rờn, trâu bò
thong thả cúi ăn mưa.
2. Cảnh xuân trong đoạn thơ cho thấy sở trường miêu tả cảnh sắc nông thôn, gợi
được không khí và nhịp sống đồng quê miền Bắc. Từ đó thể hiện tình yêu thiên nhiên,
yêu quê hương sâu sắc của tác giả.
3. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ : êm êm, im lìm, vắng lặng, tơi bời, vu
vơ, rập rờn, thong thả. Hiệu quả biểu đạt của các từ láy: góp phần thể hiện vẻ đẹp của
cảnh xuân đẹp đẽ, thơ mộng ở miền quê Bắc Bộ. Đoạn thơ giàu sức tạo hình và biểu cảm,
hình ảnh thơ sinh động. Những từ láy đã đưa những hình ảnh thơ mộng vào lòng người
một cách rất tự nhiên.
4. Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
5. Khẳng định vai trò của tiếng nói (tiếng mẹ đẻ)
6. Nghị luận, Thuyết minh
7. Chính luận
8. Vì Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố
quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị….và Bất cứ người An Nam nào
vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống
nòi.
Phần II. Làm văn (7 đ)
Câu 1 (3 đ)
Giải thích ý nghĩa (0,5 đ)
- Đối xử tốt với người khác : đem tình cảm chân thành của mình đối xử với người khác
; giúp đỡ người khác khi họ cần (mà không mong được đền đáp).
- …là đối xử tốt với bản thân : đối xử tốt với người khác thì sẽ được mọi người đối xử
tốt với mình.
Trình bày suy nghĩ (1,5 đ)
- Bill Gates khuyên mọi người hãy đối xử tốt với nhau, chân thành giúp đỡ nhau khi

cần thiết và có thể.
- Chỉ khi ta đối xử tốt với người khác thì mới nhận được sự đối xử tốt từ họ. "Muốn
người khác đối xử với mình thế nào thì hãy đối xử với mọi người như vậy" - Karl Marx.
Chúng ta không có quyền đòi hỏi người khác giúp đỡ mình khi mình không đối xử tốt
với người khác. Bạn đối xử tốt với mọi người để nhận được sự đối xử tốt từ người khác
đó là biểu hiện của con người văn minh, trong một xã hội văn minh, nhân đạo.
- Là lời kêu gọi xóa bỏ lối sống ích kỉ, hẹp hòi để hướng tới lối sống hòa đồng cùng
mọi người. Chúng ta không thể, không nên tách mình ra khỏi cộng đồng. Đối xử với
người khác như cách mà bạn muốn họ đối xử với mình.
- Nhiều người sẽ không đồng ý với câu nói trên. Họ sẽ lập luận rằng : rõ ràng là tôi
giúp họ, họ chịu ơn tôi, tại sao lại là giúp chính tôi? Tôi chịu ơn ai chứ? Thực ra, khi ta
giúp đỡ người khác, vô hình chung ta đã đầu tư một khoản tình cảm, người khác sẽ
không bao giờ quên sự giúp đỡ của ta, chỉ cần có cơ hội, họ sẽ chủ động báo đáp. Bất
cứ tình cảm nào xuất phát từ lòng bác ái và chân thành thì đều có thể có được sự báo
đáp trong thực tại.
- Trong cuộc sống hiện nay, còn nhiều người chưa thực sự đối xử tốt với nhau, chưa có
tinh thần giúp đỡ người khác khi họ gặp hoạn nạn. Thậm chí có kẻ còn đục nước béo cò
(như một số vụ hôi của, cướp tài sản khi người khác gặp nạn ; lợi dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản ; lừa đảo …)
- Đối xử tốt với người khác không chỉ là giúp đỡ họ khi cần mà còn động viên, chia sẻ,
luôn suy nghĩ những điều tốt đẹp về họ.
Rút ra bài học nhận thức và hành động (1,0 đ)
- Bản thân cần nhận thức sâu sắc về ý nghĩa đúng đắn, tích cực của câu nói này.
- Luôn đối xử tốt với người khác, tích cực vận động mọi người giúp đỡ nhau khi gặp
khó khăn, hoạn nạn. Cùng nhau sống tốt để tiêu diệt cái ác, cái xấu.
Câu 2 (4 đ)
a. Đặt vấn đề :
- Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là một trong những nhà văn lớn của nền văn
học VN hiện đại. Ông cũng là nhà văn của mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Có duyên và
gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ

là điều kiện thuận lợi, tiền đề dẫn đến những thành công trong những sáng tác về vùng đất
này : Đất nước đứng lên, Rừng xà nu …
- Truyện ngắn Rừng xà nu (1965) viết về những anh hùng làng Xô Man trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ, tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của
VHVN 1945-1975. Cảm hứng của Rừng xà nu được phát khởi từ một triết lí nảy ra từ
máu lửa của một thời đại đau thương mà anh dũng.
- Hình tượng trung tâm của tác phẩm là Tnú. Có ý kiến cho rằng : Tnú điển hình cho
tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn mạnh : Tnú điển hình cho con
đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man. Vậy đâu là giá trị thực sự của hình
tượng này?
b. Giải quyết vấn đề :
- Giải thích ý kiến :
+“Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên” nghĩa là tính cách, phẩm chất
của Tnú có nhiều điểm tương đồng, khái quát hoặc được kết tinh từ tính cách, phẩm chất
của con người Tây Nguyên. Tính cách của Tnú tiêu biểu cho tính cách con người Tây
Nguyên. “Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man”
là nói cuộc đời Tnú có điểm tương đồng với con đường đấu tranh cách mạng của con
người làng Xô Man, đi từ khó khăn gian khổ đến thắng lợi, từ đau thương đến anh dũng.
- Phân tích khái quát về hình tượng :
+ Bối cảnh đất nước và làng Xô Man trong kháng chiến
+ Hoàn cảnh riêng của nhân vật
+ Khái quát tính cách, tâm hồn, lí tưởng của nhân vật
- Chúng ta nhất trí với những ý kiến trên. Đây là hai nhận xét khái quát về hai khía
cạnh khác nhau của hình tượng Tnú : ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp tính cách, phẩm chất ; ý
kiến sau khái quát phương diện cuộc đời.
* Tnú trước hết điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên :
+ Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, bất khuất với kẻ thù : Tnú có 3 mối thù lớn : của
bản thân, của gia đình, của buôn làng. Phân tích những chi tiết hay : bị đốt mười ngắn
tay, lửa cháy ở trong lồng ngực ; đôi mắt Tnú biến thành hai cục lửa lớn khi chứng kiến
cảnh vợ con bị giặc tra tấn ; …

+ Sớm có lí tưởng cách mạng, trung thành với cách mạng, tính kỉ luật cao : từ bé đã
thuộc lòng câu nói của cụ Mết “cán bộ là Đảng …còn” ; về thăm làng một đêm nhưng có
giấy phép …
+ Sức sống mãnh liệt, dẻo dai : chi tiết đôi bàn tay Tnú
+ Trung thực, dũng cảm, gan góc, thông minh lanh lợi, có tinh thần trách nhiệm
trong công việc : để cán bộ ngủ một mình ngoài rừng bụng dạ không yên được ; đi rừng ;
vượt suối ; nuốt lá thư…
+ Có tình thương yêu sâu sắc với gia đình, buôn làng
* Tnú còn là điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô
Man :
+ Mang thân phận mồ côi, sinh ra và lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của buôn
làng, Tnú có một cuộc đời nghèo khổ, cơ cực như bao người khác nhưng cũng phát huy
được cốt cách của người Xô Man : “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng
ta”.
+ Tnú gặp bi kịch khi chưa cầm vũ khí : bản thân bị bắt, bị tra tấn dã man (mỗi ngón
tay chỉ còn hai đốt), bị tù ; vợ con bị giặc tra tấn đến chết ; cụ Mết nhắc lại nhiều lần
“Tnú không cứu sống được Mai” – “Tnú không cứu sống được mẹ con Mai” – “Tnú
không cứu được vợ con”…để khắc ghi vào tâm trí người nghe một chân lí của thời đại :
chừng ấy phẩm chất (gan góc, quả cảm, tình yêu sâu sắc …) là chưa đủ để cứu sống mẹ
con Mai mà phải là “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
+ Tnú được giải thoát khi dân làng Xô Man đã cầm vũ khí, đứng dậy đấu tranh, bảo
vệ buôn làng ; vượt lên nỗi đau đớn, bi kịch cá nhân, Tnú quyết tâm gia nhập lực lượng
giải phóng, giết giặc trả thù cho gia đình, quê hương, góp phần bảo vệ buôn làng.
+ Bước đường đời của Tnú đại diện cho con đường của các dân tộc Tây Nguyên
trong khói lửa đấu tranh. Câu chuyện bi tráng ở một con người mang ý nghĩa của một
dân tộc.
- Phản biện của bản thân (bổ sung ý kiến) :
+ Hai ý kiến đều đúng và sâu sắc, tuy khác nhau, tưởng đối lập nhưng thực ra là bổ
sung cho nhau cùng khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Tnú.
+ Đó là sự hòa hợp cuộc đời và tính cách, cá nhân và cộng đồng để tạo nên vẻ đẹp

toàn vẹn của một hình tượng giàu chất sử thi.
+ Có được vẻ đẹp toàn vẹn đó là do nhà văn không chỉ có duyên mà còn đã gắn bó
sâu nặng với mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ ; không chỉ là “tôi yêu say mê cây xà nu từ
ngày đó” mà còn cùng ăn, cùng ngủ, cùng chiến đấu với đồng bào Tây Nguyên, để rồi
mang không khí đau thương mà anh dũng của một thời khói lửa thổi vào tác phẩm, và rồi
ghi một giấu ấn cho văn học cách mạng Việt Nam bằng sự bất tử của hình tượng Tnú.
- Tiểu kết về đối tượng, đánh giá khái quát những ý kiến trên, nhấn mạnh quan điểm
của cá nhân.
c. Kết thúc vấn đề
Như vậy, Tnú vừa là một điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên vừa là một
điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man. Hai vẻ đẹp tập
trung ở một hình tượng đặc sắc.
Đề thi thử số 3 ĐỀ THI THỬ THPT QG – NĂM 2015
Môn : Ngữ Văn Thời gian : 180 phút
(không kể giao đề)
Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới :
Lá đỏ
- Nguyễn Đình Thi -
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn
Em vẫy tay cười đôi mắt trong
(Trường Sơn, 12/1974)
1) Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời

của bài thơ (0,25đ).
2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25đ)
3) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê
hương? (0,25đ)
4) Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng
Trường Sơn như thế nào? (0,5đ)
5) Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ
hình ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học? (0,5đ)
6) Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên
cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ
tổ quốc? (0,5đ)
7) Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân
tộc. Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào? (0,25đ)
8) Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài
thơ (0,5đ)
Phần II – Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
M. Gorki từng nói : “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Còn dân
gian Việt Nam lại nhắc nhở rằng : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Trình bày ý kiến của anh (chị) trong bài viết khoảng 600 từ.
Câu 2 (4,0 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn văn sau :
(…) Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại
réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại
như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó giống lên như tiếng một ngàn con
trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa,
rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. (…)
(Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2007,
tr.191)
(…) Tôi cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho
lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Hai

nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những
dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy ! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt
thấy quý điệu chảy lặng tờ của nó khi ngang qua thành phố… Đấy là điệu slow tình
cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa
đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng
ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi
lòng. (…)
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2007,
tr. 200)
A. HƯỚNG DẪN CHẤM CHUNG
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi. Điểm chi tiết đến 0,25.
B. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ
I. Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
1. Về hình thức và kỹ năng:
- Thí sinh bám sát vào văn bản, vận dụng những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- Các câu trả lời phải thể hiện ở dạng văn bản (đoạn văn ngắn). Nội dung các câu hỏi
được trả lời độc lập.
2. Về nội dung :
Câu 1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ : tháng 12/1974. Đó là thời điểm cuộc chiến
tranh chống Mĩ ở giai đoạn gấp rút. Tất cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến, tiến
về Sài Gòn. Bài thơ được tác giả viết giữa rừng Trường Sơn. (0,25đ)
Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ tự do (0,25đ)
Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên
đường)- quê hương) (0,25đ)
Câu 4. Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên : đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào

lá đỏ. (0,25đ). Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn
tượng với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong
gió (0,25đ)
Câu 5. Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh đoàn
quân đi vội vã ; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa (0,25đ)
Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc
(quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan) (0,25đ)
Câu 6. Hình ảnh “em gái tiền phương” : nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn,
lộng gió nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng
trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ (0,25đ)
- Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền
phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặt của cô gái
trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn
dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai
nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ.(0,25đ)
Câu 7. Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu
của dân tộc. điều đó được thể hiện qua câu thơ chào em, em gái tiền phương. Hẹn gặp
nhé, giữa Sài gòn. (0,25đ)
Câu 8. Không khí sử thi : Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc. Trên
nền của bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, và những đoàn quân hành quân vội vã kéo dài
không dứt là hình ảnh của em gái tiền phương gan dạ, dũng cảm (0,25đ)
- Cảm hứng lãng mạn : vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn ; vẻ đẹp của người
con gái trẻ trung, tươi tắn ; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến (0,25đ)
II. Phần II - Viết (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh vận dụng phương pháp làm bài nghị luận xã hội; vận dụng tốt các thao tác
lập luận. Bài làm không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Khuyến khích những bài
viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở hiểu biết về đời sống và hai ý kiến cho sẵn, thí sinh bộc lộ quan điểm
của mình. Tôn trọng những ý kiến chủ quan, độc lập nhưng phải hợp lí, có sức thuyết
phục. Sau đây là một số gợi ý:
- Ý kiến của M. Gorki: đề cao ý nghĩa của việc đọc sách. Sách mang lại nhiều tri
thức khác nhau về cuộc sống, mở mang sự hiểu biết cho con người.
- Câu tục ngữ VN: đề cao ý nghĩa của việc “đi”, của sự trải nghiệm thực tế.
- Cả hai ý kiến đều đúng, đều có thể coi là kinh nghiệm sống hữu ích. Nhưng nếu
chỉ thực hiện theo một phương châm thì sẽ không đầy đủ mà nên áp dụng cả hai cách:
học tập từ sách vở và cả trong thực tế.
- Rút kinh nghiệm lối sống của một số người: hoặc chỉ coi trọng sách vở xa rời
thực tế, hoặc chỉ coi trọng thực tế mà bỏ qua việc tích lũy tri thức từ sách vở, hoặc thậm
chí không đọc sách cũng không có thực tế
3. Cách cho điểm
- Điểm 2: Bài làm hoàn chỉnh, nội dung đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Bố
cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo, có giọng điệu
riêng.
- Điểm 1: Bài làm đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt
chẽ; còn một số lỗi chính tả, diễn đạt
- Điểm 0,5: Bài làm sơ sài, sai lạc nhiều về nội dung kiến thức, còn mắc nhiều lỗi
diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
Câu 2 (4,0 điểm)

Cảm nhận hai đoạn văn trong Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân và
Ai
đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường
Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn, với phong cách nghệ thuật độc đáo, nổi bật
là nét tài hoa, uyên bác, đặc biệt sở trường về tuỳ bút. Người lái đò Sông Đà
là một tuỳ bút đặc sắc, kết tinh nhiều mặt của phong cách Nguyễn Tuân, viết

về vẻ đẹp và tiềm năng của thiên nhiên và con người Tây Bắc.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhi
ều
thành tựu về thể kí. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một tuỳ bút giàu chất trữ
tình viết về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch sử và văn hoá Huế, rất tiêu biểu
cho phong cách của ông.
Về đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà (2,0 điểm)
- Nội dung (1,0 điểm)
+ Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà thông qua một thác
nước cụ thể. Tính chất dữ dội của thác nước được miêu tả ở khía cạnh âm thanh
của nó với hai cự li khác nhau : khi ở xa ; khi đến gần.
+ Hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên
nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp ; thích cái mạnh mẽ, độc đáo ;
uyên bác.
- Nghệ thuật (1,0 điểm)
+ Cách so sánh, nhân hoá táo bạo, mới lạ mà kì thú ;
+ Thể hiện tiếng nước thác ở nhiều cung bậc để tạo cảm giác dữ dội ; hệ
thống từ ngữ khá phong phú, giàu hình ảnh.
Về đoạn văn trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (2,0 điểm)
- Nội dung (1,0 điểm)
+ Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sông Hương khi chảy qua thành phố Huế với điệu
chảy lặng tờ của nó.
+ Toát lên một tình yêu xứ sở sâu nặng, đằm thắm, một cách cảm nhận bình
dị mà tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường ; tình yêu dành cho sông Hương kết
hợp với tài năng của nhà văn đã tạo nên một cao trào cảm xúc ;
- Nghệ thuật (1,0 điểm)
+ Những liên tưởng, so sánh khá độc đáo, thú vị : sông Nêva – sông Hương ;
điệu chảy lặng tờ - điệu slow tình cảm ; trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh,
ngập ngừng muốn đi muốn ở – những vấn vương của một nỗi lòng.
+ Ngòi bút đậm chất thơ : ngôn ngữ (nhiều tính từ), hình ảnh, giọng điệu …

Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn văn (0,5 điểm)
- Tương đồng. Cùng miêu tả vẻ đẹp phong phú của sông nước, cùng bộc lộ
tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên xứ sở với một mĩ cảm tinh tế, dồi dào ;
cùng bao quát sông nước trên nền cảnh khoáng đạt của không gian và thời
gian, cùng được viết bằng một thứ văn xuôi đậm chất trữ tình, giàu hình ảnh,
âm thanh và nhịp điệu ; giàu liên tưởng, so sánh, nhân hóa ; thể hiện sự tài hoa,
uyên bác của hai nhà văn.
- Khác biệt. Đoạn văn của Nguyễn Tuân: mạnh về cảm giác sắc cạnh, liên
tưởng phóng túng, so sánh táo bạo ; Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường :
trội về cảm xúc, cảm xúc thành cao trào ; chất trữ tình nổi bật.
Đề thi thử số 4 ĐỀ THI THỬ THPT QG – NĂM 2015
Môn : Ngữ Văn Thời gian : 180 phút
(không kể giao đề)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 đ)
Đọc đoạn trích sau, trả lời những câu hỏi từ 1 đến 4 :
“ Ai đi vô nơi đây
Xin dừng chân xứ Nghệ
Ai đi ra nơi đây
Kịp dừng chân xứ Nghệ
Nghe câu vè ví dặm
Càng lắng lại càng sâu
Như sông La chảy chậm
Đong bao thuở vui sầu
Ăn, xứ Nghệ ăn đặm
Đã nói, nói hết lòng
Đất này bền nghĩa bạn
Đất này tình thủy chung ”
(Gởi bạn người Nghệ Tĩnh – Huy Cận)
Câu 1 (0.25 đ) : Thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 2 (0.25 đ) : Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.

Câu 3 (0.5 đ) : Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ gì?
Câu 4 (0.5 đ) : Đây là một đoạn thơ giàu tính nhạc. Hãy chỉ ra những yếu tố tạo
tính nhạc cho đoạn thơ.
Đọc đoạn trích sau, trả lời những câu hỏi từ 5 đến 8 :
“Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồng là Juae Geun (54 tuổi) đã làm
nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm. Họ có 2 con : con trai lớn 6 tuổi, bé
gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia
đình chị chỉ có một chiếc áo phao duy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và
cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏ và đẩy bé ra khỏi
ph. Bộ c cu sng nhng hin nay nhng nhõn viờn cu h vn cha tỡm thy ngi
thõn ca bộ.
(Web. Phỏp lut i sng. Ngy 16/4/2014)
Cõu 5 : Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Cõu 6 : Nội dung chớnh của văn bản?
Cõu 7 : Suy nghĩ về hình ảnh cái phao trong văn bản ?
Cõu 8 : Nờu thụng tin chớnh m cõu vn cui cựng trong on vn bn trờn mun
th hin?
Phn II. Lm vn (7.0 )
Cõu 1 (3.0 im)
Wilma Rudolph sinh ra trong mt gia ỡnh rt nghốo bang Tennessee - M. Cụ l
a con th 20 trong mt gia ỡnh 22 anh ch em (b cụ hai i v), sinh thiu thỏng v
rt yu t. Nm lờn bn, cụ bộ b mc cựng lỳc hai chng bnh l viờm phi v ban
dn n chõn trỏi b tờ bi. Cụ phi mang mt cỏi np bng st chõn, cuc sng ca cụ
bộ ch quanh qun bờn chic ging. Nm lờn chớn, cụ gỏi c phộp b chic np v
chp chng nhng bc i u tiờn. Trong bn nm, cụ ó luyn c nhng bc di
v nhp nhng, õy c xem l mt iu diu kỡ trong y hc. Mi ba tui, cụ bt u
tham gia chi búng r v sau ú tr thnh cu th nh ngh cp liờn bang. Ri cụ c
chn vo i in kinh n, tuy vy trong cỏc cuc thi, cụ u v cui. Mi ngi núi cụ
nờn t b nhng cụ vn tip tc theo ui c m, cho n mt ngy cụ ginh c chin
thng. Nm 1960, cụ tham gia vo th vn hi Olympic Rome v ginh c 3 Huy

chng vng.
(Trớch Nhng cõu chuyn cuc sng)
T cõu chuyn trờn, anh /ch hóy vit mt bi vn vi ch : ngh lc trong cuc
sng.
Cõu 2 (4.0 im)
Cm nhn ca anh / ch v hai on trớch sau :
- Trong nh ó ng yờn, thỡ M tr dy thi la. Ngn la bp bựng sỏng lờn, M
lộ mt trụng sang, thy hai mt A Ph cng va m, mt dũng nc mt lp lỏnh bũ
xung hai hừm mỏ ó xỏm en li. Nhỡn thy tỡnh cnh nh th, M cht nh li ờm nm
trc A S trúi M, M cng phi trúi ng th kia. Nhiu ln khúc, nc mt chy xung
ming, xung c, khụng bit lau i c. Tri i, nú bt trúi ng ngi ta n cht, nú
bt mỡnh cht cng thụi, nú bt trúi n cht ngi n b ngy trc cng cỏi nh
ny. Chỳng nú tht c ỏc. C chng ny ch ờm mai l ngi kia cht, cht au, cht
úi, cht rột, phi cht. Ta l thõn n b, nú ó bt ta v trỡnh ma nh nú ri thỡ ch cũn
bit i ngy r xng õy thụi.Ngi kia vic gỡ m phi cht th. A Ph M
phng pht ngh nh vy
(Trớch V chng A Ph-Tụ Hoi, Ng vn 12, tp 2, Nxb GD 2007, tr.13).
- B lóo m m nhỡn ra ngoi. Búng ti trựm ly hai con mt. Ngoi xa dũng
sụng sỏng trng un khỳc trong cỏnh ng ti. Mựi t ng rm nhng nh cú ngi
cht theo giú thong vo khột lt. B lóo th nh ra mt hi di. B lóo ngh n ụng lóo,
ngh n a con gỏi ỳt. B lóo ngh n cuc i cc kh di dng dc ca mỡnh. V
chng chỳng nú ly nhau, cuc i chỳng nú liu cú hn b m trc kia khụng?
(Trớch V nht Kim Lõn, Ng vn 12, tp 2, Nxb GD 2007, tr.29).
THI TH S 4 P N THANG IM
Kè THI THPT QUC GIA NM 2015
Mụn : Ng Vn
Thi gian : 180 phỳt (khụng k giao )
Phn I
1 Th th c s dng trong on th trờn l th th 5 ch 0.25
2 Ni dung ca on th : Nim t ho ca tỏc gi Huy Cn v v p ca

x Ngh : dõn ca vớ dm - nột vn húa tinh thn c ỏo v c bit l con
ngi Ngh Tnh : thng thn, tỡnh ngha, thy chung.
0,25
3 Cỏc bin phỏp tu t c s dng:
- ip cỳ phỏp: + Ai i vụ ni õy
Ai i ra ni õy
+ t ny bn ngha bn
t ny tỡnh thy chung
- ip ng : x Ngh
- So sỏnh : Nghe cõu vố vớ dm Nh sụng La chy chm



0.5
4 Nhng yu t to tớnh nhc cho on th trờn:
- Th th 5 ch
- Nhp th linh hot: 3/2; 1/4; 2/3 to õm iu dỡu dt cho on th.
- Bin phỏp lp cỳ phỏp cng cú tỏc dng to õm hng, nhc tớnh
cho on th.
- Gieo vn chõn cui cõu.
- on th mang õm hng dõn ca.
0.5
Cõu 5 : Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
Cõu 6 : Vn bn trờn núi v
- Hon cnh gia ỡnh ch Thanh.
- Lý do gia ỡnh ch lờn chuyn ph.
- Vic chỡm ph Sewol (H.Quc)
- Chic ỏo phao duy nht cu sng em bộ ca gia ỡnh.
Cõu 7 : Cú th cú nhiu suy ngh khỏc nhau :
- Ao phao trao sự sống.

- o phao biểu tợng của tình yêu gia đình.
- Trc sự sống còn, tình yêu thơng đã bừng sáng.
Câu 8 : Chưa tìm thấy người thân của bé ; sự hi sinh cao cả của người thân để cứu
bé.
Phần II. Làm văn (7 đ) :
Câu 1
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
1. Giải thích ý nghĩa của câu chuyện
Câu chuyện của Wilma Rudolph gợi suy nghĩ về tấm gương những con người có
ý chí nghị lực phi thường, không bao giờ chịu đầu hàng số phận. Wilma Rudolph đã
vượt lên hoàn cảnh bất hạnh của bản thân không chỉ để trở thành con người bình
thường mà còn trở thành con người xuất chúng.
2. Vai trò của ý chí nghị lực trong cuộc sống
- Thứ nhất, ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và
nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ ,
dám làm, dám sống.
- Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn
cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương
lai.
- Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công
việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí.
3. Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Trong cuộc sống, có không ít người gặp phải hoàn cảnh bất hạnh (do bẩm sinh, do
tai nạn, bệnh tật…). Nhiều người trong số đó đã vươn lên không ngừng, tự khẳng
định mình “tàn nhưng không phế”. (Có thể liên hệ thêm đến những con người có
cùng cảnh ngộ: Nguyễn Ngọc Kí, Nick Vujicic )
- Câu chuyện của Wilma Rudolph và nhiều người khác gợi suy nghĩ :
+ Sự khâm phục, ngưỡng mộ với những con người giàu ý chí, nghị lực trong cuộc
sống.
+ Không có khó khăn nào mà con người không thể vượt qua, điều quan trọng là cần

phải có ý chí nghị lực, có hoài bão ước mơ, có tình yêu với cuộc sống.
- Phê phán một bộ phận không nhỏ (nhất là thanh niên) sống không có nghị lực, ý
chí, ước mơ hoài bão.
3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (4 đ):
- Cảm nhận đoạn 1 :
+ Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí Mị trong đêm đông vùng cao khá chân thực, tinh tế
+ hoàn cảnh xuất hiện tâm lí nhân vật
+ Diến biến dòng tâm trạng : hiện tại – quá khứ - hiện tại ; mối liên hệ giữa hiện tại và
quá khứ : sự tàn ác của gia đình Pá Tra từ quá khứ đến hiện tại ; tác động của quá khứ
đến hiện tại : làm bật lên lòng cảm thương sâu sắc của Mị đến A Phủ;
+ chi tiết nghệ thuật đặc sắc : giọt nước mắt bò xuống hai hõm má ; nước mắt gợi nhớ
nước mắt : khéo léo, lo gic, chân thực ; tác dụng : làm thay đổi cuộc đời Mị, A Phủ ;
+ sự thay đổi về tâm lí cho thấy khát vọng sống ở người lao động trong hoàn cảnh bế tắc
+ giá trị hiện thực : bộ mặt tàn ác, vô nhân đạo của quan lại phong kiến miền núi : trói
đứng người lao động ; người lao động vùng cao thời P thuộc bị áp bức bởi cường quyền
và thần quyền;
+ giá trị nhân đạo sâu sắc của đoạn trích : tình thương của những người lao động cùng
cảnh ngộ ; bộc lộ lòng thương cảm của nhà văn ; gợi lòng thương cảm của độc giả ;
+ đoạn văn có sự kết hợp tự sự với trữ tình ;
- Cảm nhận đoạn 2 :
+ Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trước hiện thực : con trai có vợ
đúng lúc gia đình , xã hội đói kém
+ hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng : sau khi nghe con trai thưa chuyện ; sau khi đã trò
chuyện với con dâu ;
+ diễn biến dòng tâm trạng : hiện tại – quá khứ - hiện tại ; mối liên hệ hiện tại và quá
khứ : đói nghèo, cực khổ từ kiếp nọ chuyển sang kiếp kia ; tác động của quá khứ đến hiện
tại : làm bật lên sự lo lắng, lòng thương con sâu sắc của người mẹ nghèo khổ
+ chi tiết nghệ thuật đặc sắc : bóng tối trùm lấy 2 con mắt - ẩn dụ cho sự sống bế tắc ; mùi

đốt đống rấm – gợi sự thê lương ; thở dài : tâm trạng buồn chán, não nề, bế tắc ; câu hỏi
cuối đoạn gợi nhiều ám ảnh, vừa thương vừa lo ;
+ giá trị hiện thực : tái hiện bối cảnh xã hội VN năm đói kém 1945 ;
+ giá trị nhân đạo : lòng cảm thông của nhà văn ; tình thương con sâu sắc của người mẹ ;
gợi lòng cảm thông từ người đọc.
- Sự giống và khác nhau :
+ giống nhau : là hai đoạn văn hay, đặc sắc của hai tác phẩm đặc sắc ; đều miêu tả được
diễn biến tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế ; đều dùng nghệ thuật đan xen hiện tại – quá
khứ, quá khứ và hiện tại có sự tương đồng, trong đó, dùng quá khứ để tác động đến hiện
tại ; đều có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc ;
+ khác nhau :
Đoạn trong VCAP Đoạn trong VN
- trong KC chống Pháp
- tâm lí nhân vật nảy sinh từ hoàn cảnh
bế tắc do sự áp bức của cường quyền,
thần quyền miền núi ;
- tình người cùng cảnh ngộ
- nước mắt gợi nhớ nước mắt là biểu
hiện của sự tàn ác, làm cơ sở cho tình
thương của hai con người lao động cùng
cảnh ngộ
- viết trong kháng chiến chống P nhưng
bối cảnh lại là trước CM 8
- tâm lí nhân vật nảy sinh từ hoàn cảnh
bế tắc mà sâu xa là bóc lột nhưng trực
tiếp là cái đói (hậu quả của áp bức)
- tình thương của mẹ dành cho con cái –
tình cảm gia đình.
- thân phận gợi nghĩ đến thân phận là
biểu hiện của sự nghèo khổ, bế tắc, làm

cơ sở cho tình thương gia đình
ĐỀ THI THỬ SỐ 5
KÌ THI THPT QUỐC GIA – NĂM 2015
Môn : Ngữ Văn
Thời gian : 180 phút (không kể giao đề)
Phần I. Đọc hiểu ( 3.0 điểm) : Đọc đoạn trích sau, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4
:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. (Hồ Chí Minh)
Câu 1 (0.25 đ). Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trích.
Câu 2 (0.5 đ). Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 3 (0.5 đ). Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu
nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"?
Câu 4 (0.25 đ). Với hai cụm động từ lướt qua và nhấn chìm , tác giả đã khẳng
định điều gì ở lòng yêu nước?
Đọc bài thơ Bông súng và siêu bão (Thanh Thảo), trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8
:
bông súng tím mọc lên từ nước
bão Haiyan mọc lên từ biển
bão Haiyan cho tôi kinh hoàng
bông súng tím cho tôi bình yên
rồi có thể người ta quên
mà nhớ
trong siêu bão một bông súng nở
bông súng ấy màu tím
bão Haiyan màu gì?
(Báo Thanh niên chủ nhật, 17/11/2013)

Câu 5 (0.25 đ). Những chữ đầu các câu thơ không viết hoa, em đã gặp hiện tượng
này trong bài thơ nào đã học, đã đọc? Hiện tượng ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của
nhà thơ?
Câu 6 (0.5 đ). Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng siêu bão và
hoa súng?
Câu 7 (0.25 đ). Chủ đề bài thơ được tạo dựng từ những suy nghĩ, xúc cảm về siêu
bão và hoa súng, đó là hai hình tượng có mối quan hệ như thế nào trong bài thơ?
Câu 8 (0.5 đ). Chỉ ra và phân tích giá trị của thủ pháp nghệ thuật chính nhà thơ đã
sử dụng để khắc họa hai hình tượng siêu bão và hoa súng?
Phần II. Làm văn (7 đ)
Câu 1 (3 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 chữ) trình bày suy nghĩ của
mình về lời khuyên sau đây : “Hãy vui với người đang vui, hãy khóc với người đang
khóc!”
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục, 2008, tr.112, 113)
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

(Trích Đất nước – Nguyễn Đình Thi,
Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục,
2008, tr.126)
ĐỀ THI THỬ SỐ 5
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
KÌ THI THPT QUỐC GIA – NĂM 2015
Môn : Ngữ Văn
Thời gian : 180 phút (không kể giao đề)
Phần I : ĐỌC – HIỂU ( 3.0 điểm)
Câu 1 (0.25 đ). Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trích.
"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
Câu 2 (0.5 đ). Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.
Phép thế với các đại từ "đó, ấy, nó"
Câu 3 (0.5 đ). Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu
nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"?
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu
nước với " một làn sóng "; sử dụng phép điệp trong cấu trúc " Nó kết thành nó lướt
qua nó nhấn chìm ", trong điệp từ " nó"; phép liệt kê trong cả ba vế câu
Câu 4 (0.25 đ). Với hai cụm động từ lướt qua và nhấn chìm , tác giả đã khẳng
định điều gì ở lòng yêu nước?

- Với hai cụm động từ lướt qua và nhấn chìm , tác giả đã khẳng định sức mạnh
vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng
mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
Câu 5 (0.25). Giống bài thơ Đàn ghi ta của Thanh Thảo. Hiện tượng ngôn từ này
thế hiện đặc trưng của hình thức thơ ST, TT, gạt bỏ các quy tắc ngữ pháp, thi pháp, các
nguyên tắc logic trong tư duy, để cảm hứng tuôn trào tự do theo chủ nghĩa tự động tâm
linh thuần túy; sáng tác ST, TT là những dòng liên tưởng tiềm thức, rời rạc, gián cách,
không thể khắc họa được bức tranh toàn vẹn của thực tại. Cả hai khuynh hướng trên đều
đặc biệt đề cao các yếu tố trực giác, âm nhạc và trữ tình, coi trọng những giai điệu chủ
quan nhằm thay thế thi luật cổ điển, đảo lộn cú pháp cổ điển: cắt chữ, phân câu theo trật
tự mới, tạo ra những kết cấu ngôn ngữ mới thể hiện những cảm nhận chủ quan của người
viết.
Câu 6 (0.5 đ). Chủ đề bài thơ : Xúc cảm, suy ngẫm về sự kì diệu của cuộc sống với
sự song hành, hòa nhập, vận động diễn biến khó lường của bình yên và bão tố, cái đẹp và
tai họa, sự sống và sự hủy diệt cùng niềm tin vào sự tốt đẹp của cuộc sống.
Câu 7 (0.25 đ). Chủ đề đó được tạo dựng từ những suy nghĩ, xúc cảm về siêu bão
và hoa súng, đó là hai hình tượng có mối quan hệ vừa tương đồng, vừa tương phản, vừa
loại trừ, vừa hàm chứa Những mối quan hệ ấy thể hiện diễn biến khôn lường của cuộc
sống, những sức mạnh, sự phát sinh, hồi sinh kì diệu, con người cần thấu hiểu những bí
ẩn, những biến diễn khôn lường ấy để có được tâm thế an nhiên, bình thản, có sự tỉnh táo
sáng suốt, có niềm tin vào cuộc đời
Câu 8 (0.5 đ). Thủ pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng để khắc họa hai hình
tượng chính là phép đối- khi đối tương đồng, khi đối tương phản. Thủ pháp thể hiện
những loại trừ và bao hàm, hủy diệt và sinh sôi bản chất vĩnh hằng, sự kì diệu, sự bất
ưng của cuộc sống
Phần II. Làm văn (7 đ)
Câu 1 (3 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Kết
cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp, chính tả, .
b.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song nhất thiết

lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, thuyết phục; cần làm rõ các ý chính sau:
Yêu cầu Điểm
1- Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận
(Dẫn dắt, dẫn lại câu nói, thực chất ý nghĩa của lời khuyên: kêu gọi, nhen
ươm sự sẻ chia, đồng cảm giữa con người với con người)
0,5 đ
2-Thân bài
a- Giải thích ý kiến: Cần quan tâm đến người chung quanh bằng sự đồng
cảm, sẻ chia với những vui /buồn, hạnh phúc/ khổ đau, thành công/ thất bại,
gian khó, hoạn nạn của họ
b- Bàn luận ý kiến:
- Người ta thường vui khi đạt được thành công, hạnh phúc. Sự sẻ chia, đồng
cảm của người chung quanh có tác dụng cổ vũ, khích lệ để họ có thêm động
lực ý chí để vươn đến thành công, hạnh phúc cao hơn (Nêu dẫn chứng)
- Người ta thường buồn/khóc khi gặp thất bại, khổ đau. Sự sẻ chia, đồng cảm
của người chung quanh có tác dụng động viên, nâng đỡ để họ vượt qua trạng
thái bi quan, nặng nề, tiếp tục nỗ lực để có được niềm vui thành công và
hạnh phúc trong tương lai (nêu dẫn chứng).
- Khẳng định lời khuyên trên là lời kêu gọi, nhen ươm cho cách sống đúng và
đẹp; đem lại nhiều niềm vui và quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống, phù hợp với
đạo lí dân tộc
- Phê phán hiện tượng thờ ơ, vô cảm với người chung quanh, lối sống ích kỉ
chỉ biết đến lợi ích riêng mình (dẫn chứng).
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25 đ
0,5đ
3- Kết bài: Khái quát vấn đề, liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động
của bản thân

0,5 đ
Lưu ý :
- Chỉ cho điểm tối đa khi thi sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng và hợp lí thì vẫn được chấp nhận
Câu 2 (4,0 điểm):
I. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài nghị luận văn học về một đoạn thơ kết hợp với kiểu bài so sánh
Phương pháp, kĩ năng làm bài chắc chắn, linh hoạt. Văn viết giàu cảm xúc, hình ảnh; bố
cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; không mắc lỗi về dùng từ, chính tả, diễn đạt, kiến thức và
ngữ pháp. Bài viết có tính khái quát.
Nội dung Điểm
* Giới thiệu về các tác giả và hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của hai tác
phẩm
0,5
điểm
* Cảm nhận được cái hay cái đẹp của mỗi đoạn trích
1. Đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, thí sinh cần phát
hiện, phân tích để làm rõ cái hay, cái đẹp của đoạn thơ.
- Về nội dung:
+ Thấy được khung cảnh hoành tráng của cuộc kháng chiến chống Pháp nơi
chiến khu Việt Bắc: không gian rộng lớn, thời gian trường kì; âm thanh vang
dội; ánh sáng rực rỡ chói lọi; hoạt động sôi nổi khẩn trương…
+ Thấy được khí thế và sức mạnh ra trận của toàn dân tộc chuẩn bị cho một
chiến thắng lẫy lừng. Khí thế và sức mạnh dân tộc được tạo nên bởi nhiều
lực lượng. Những đoàn quân ra chiến trường đông đảo, hùng hậu sánh ngang
với tầm vóc của sông núi, với vẻ đẹp vừa bình dị vừa đậm chất lý tưởng.
Những đoàn dân công hỏa tuyến đông đảo, khí thế hiện lên trong ánh sáng
rực rỡ với sức mạnh lớn lao, có thể đạp bằng mọi thử thách. Những đoàn xe
cơ giới đi trong đêm khiến rừng núi bừng sáng, thắp lên niềm tin về chiến

thắng cho những người ra trận.
+ Thấy được niềm vui chiến thắng lan tỏa, dồn dập trên mọi miền của Tổ
quốc như một lẽ tất yếu bởi khí thế và sức mạnh ra trận của một dân tộc anh
hùng.
- Về nghệ thuật:
+ Thấy được màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn của đoạn thơ.
+ Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, hình tượng và giàu sức gợi; hình ảnh thơ
kì vĩ, có tính biểu tượng cao.
+ Âm hưởng dồn dập, sôi nổi, đậm chất anh hùng ca.
2. Đoạn trích trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, thí sinh
cần phát hiện, phân tích để làm rõ cái hay, cái đẹp của đoạn thơ.
- Về nội dung:
+ Thấy được vẻ đẹp của trí tuệ và tâm hồn con người Việt Nam trong những
năm kháng chiến chống Pháp. Trước gian khổ hi sinh, con người Việt Nam
1,0
điểm
0,5
điểm
1,0
điểm
suy nghĩ cao độ để giải phóng dân tộc, tâm hồn tràn đầy niềm tin, hi vọng về
tương lai tươi sáng.
+ Thấy được sức mạnh vĩ đại của dân tộc ta trong giờ phút quật khởi. Đó là
sức mạnh của lòng căm hờn, của tinh thần yêu nước. Sức mạnh ấy làm nên
bão táp thời đại, rung chuyển trời đất, xoay chuyển tình thế.
+ Thấy được vẻ đẹp của hình tượng đất nước. Đất nước như một con người
đứng lên trong máu lửa, rũ bỏ bùn nhơ, sừng sững, hiên ngang và tỏa ánh
hào quang chói lọi.
- Về nghệ thuật:

+ Thấy được màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn của đoạn thơ.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa tượng trưng và có sức
khái quát cao.
+ Nhịp thơ dồn nén, chất chưa cảm xúc
+ Âm hưởng hào hùng, đậm chất anh hùng ca.
0,5
điểm
* So sánh điểm giống và khác nhau của hai đoạn thơ:
- Điểm giống nhau:
+ Cả hai đoạn thơ đều viết về đất nước và con người Việt Nam anh hùng,
quật cường, tràn đầy niềm tin và quyết tâm giành chiến thắng trong kháng
chiến chống Pháp.
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện tình yêu đất nước, niềm tự hào về sức mạnh
dân tộc của các nhà thơ.
+ Cả hai đoạn thơ đều được viết bằng cảm hứng lãng mạn, đậm màu sắc sử
thi với ngôn ngữ, hình ảnh giàu tính khái quát, âm hưởng hào hùng.
- Điểm khác nhau:
+ Tố Hữu ca ngợi sức mạnh của dân tộc ta thông qua sức mạnh của các lực
lượng tham gia kháng chiến nơi chiến khu Việt Bắc.
+ Nguyễn Đình Thi ca ngợi sức mạnh của dân tộc một cách khái quát qua
những hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
+ Đoạn thơ của Tố Hữu được viết bằng thể thơ lục bát với nhịp thơ sôi nổi,
dồn dập.
+ Đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi được viết bằng thể thơ tự do rất linh hoạt;
khổ một là thể thơ bảy chữ, khổ hai là khổ thơ sáu chữ tạo nên âm điệu vừa
trầm lắng, suy tư vừa vang vọng, hào hùng.
0,5
điểm
0,5
điểm

ĐỀ THI THỬ SỐ 6
KÌ THI THPT QUỐC GIA – NĂM 2015
Môn : Ngữ Văn
Thời gian : 180 phút (không kể giao đề)
I. Đọc hiểu (8,0 điểm)
Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Người làm thơ
chọn chữ và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại
trong một khung sắt. Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó,
ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó
những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra chung quanh nó một vùng ánh sáng
động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy. Câu thơ hay, có cái gì làm rung
những chiếc cốc kia trên bàn, làm lay động ánh trăng kia trên bờ đê. “Chim hôm thoi
thót về rừng ”. Chúng ta đọc mà thấy rõ buổi chiều như hơi thở tắt dần, câu thơ không
còn là một ý, một bức ảnh gắng gượng chụp lại cảnh chiều, nó đã bao phủ một vầng linh
động truyền sang lòng ta cái nhịp phập phồng của buổi chiều. Mỗi chữ như một ngón
nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung. Ánh sáng
không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả chung quanh những ngọn nến. Ý thơ không
những trong những chữ, nó vây bọc chung quanh. Người xưa nói: Thi tại ngôn ngoại.
(Trích Mấy ý nghĩ về thơ. Tuyển tác phẩm văn học Nguyễn Đình Thi. Tiểu luận-Bút kí.
NXB Văn học, Hà Nội, 2001)
Đọc đoạn trích văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Nêu những ý chính của đoạn trích văn bản trên?
2. Người viết đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận nào trong đoạn trích trên? Xác
định thao tác lập luận chính.
3. Xác định và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu
văn sau: Mỗi chữ như một ngón nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành
một vùng sáng chung.
4. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: “Thi tại ngôn ngoại”? Hãy chỉ ra phần “Thi tại ngôn
ngoại” trong 2 câu thơ:
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về
( Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
5. Từ cách hiểu ở mục 4, hãy viết một đoạn văn ngắn suy nghĩ về câu nói: “Nếu anh bắn
vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng đại bác” của nhà thơ
Daghestan Rasul Gamzatovich Gamzatov.
II . Làm Văn (12,0 điểm)
Về một vẻ đẹp của tình yêu mà anh/chị tâm đắc trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Từ
đó, trình bày suy nghĩ về tình yêu của tuổi trẻ hôm nay.
ĐỀ THI THỬ SỐ 6
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
KÌ THI THPT QUỐC GIA – NĂM 2015
Môn : Ngữ Văn
Thời gian : 180 phút (không kể giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm)
Những ý chính của đoạn trích văn bản:
-Chữ và tiếng trong thơ phải có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Ngoài công dụng
gọi tên sự vật, nó còn có khả năng gợi hình, gợi cảm cao. (0,5đ)
- Nghĩa của câu thơ, bài thơ, không chỉ là nghĩa cộng của những chữ, những tiếng tạo nên
câu thơ, bài thơ mà là nghĩa tổng hợp trong mối quan hệ đa chiều của những tiếng, những
chữ tạo nên câu thơ, bài thơ ấy.(0,5đ)

Câu 2 (1,0 điểm)
Người viết đã sửng dụng kết hợp các thao tác : Bình luận, chứng minh… (0,5đ)
Bình luận là thao tác lập luận chính (0,25đ)
Biểu hiện: Có nhiều câu văn thể hiện quan điểm, ý kiến của người viết về vấn đề chữ và
tiếng trong thơ.(0,25đ)
Câu 3 : Các biện pháp tu từ (1,0 điểm)
-Biện pháp so sánh: Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy(0,25đ)
. Hiệu quả nghệ thuật: Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm. Có cảm giác mỗi chữ không còn
là một cái vỏ ngôn ngữ vô hồn, bất động mà lung linh, sinh động, có sức sống đang toả

nhiệt và truyền hơi ấm sang người đọc( 0,25đ)
- Biện pháp ẩn dụ: Hình ảnh một vùng sáng chung. (0,25đ)
Hiệu quả nghệ thuật: Đó là nghĩa của những tiếng, những chữ ( nói chung là từ ngữ)
trong mối quan hệ tương tác, hoà hợp, bổ sung lẫn nhau để tạo nên những ý nghĩa ngoài ý
nghĩa riêng của mỗi tiếng, mỗi chữ. Làm tăng tính gợi hình cha các diễn đạt( 0,25đ)
Câu 4 ( 2,0đ): Thi tại ngôn ngoại nghĩa là : Ý thơ ở ngoài lời thơ ( 0,5đ)
Phần Thi tại ngôn ngoại trong hai câu thơ:
-Tiếng nói thiêng liêng của lịch sử cha ông luôn vọng về nhắc nhở(0,75đ)
- Sức mạnh truyền thống của lịch sử dân tộc tạo nên động lực, niềm tự hào cho thế hệ
hiện tại trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp xâm lược.(0,75đ)
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn ( 3,0đ). Đoạn văn đảm bảo hình thức và nội dung, không
được gạch đầu dòng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Cụ
thể:
a/Về hình thức: Đảm bảo có câu mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu trong
đoạn văn phải liên kết với nhau (0,25đ)
b/Về nội dung: đảm bảo các ý sau:
- Dẫn ý bằng ý chính từ 2 câu thơ ở mục 4: Niềm tự hào về truyền thống, quá khứ cha
ông vẫn còn ở bên cạnh chúng ta. (0,25đ)
-Bằng cách nói hình ảnh: bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác,
cách dùng hình ảnh mang ý nghĩa tăng tiến: súng lục- đại bác, người nói muốn khẳng
định: Cách đối xử của mỗi người với quá khứ như thế nào thì tương lai họ nhận được sẽ
như thế, thậm chí còn tồi tệ hơn thế. Câu nói đề nghị một lối sống, một thái độ sống: trân
trọng quá khứ, biết ơn quá khứ.(0,75đ)
-Tại sao sống là phải biết trân trọng quá khứ?(1,25đ)
+ Quá khứ là truyền thống, là lịch sử, là nguồn cội, tổ tiên, là văn hoá, văn minh xưa…
Quá khứ là những gì đã xảy ra, trôi qua, không bao giờ lấy lại được. Do đó, con người
phải biết trân trọng quá khứ, nguồn cội…, trân trọng chính mình.
+ Vì phải có quá khứ mới có hiện tại và tương lai, với quá khứ người ta xây dựng hiện tại
và tương lai.
+ Quá khứ chính là tấm gương soi để con người tự nhận thức và rút ra những bài học kinh

nghiệm quí báu cho mình.
+ Nếu con người quay lưng, “bắn vào quá khứ”, con người sẽ trở thành những kẻ vô ơn,
bạc nghĩa. Họ sẽ bị tương lai đáp trả hậu quả tương xứng.
- Bài học nhận thức, hành động của bản thân.(0,5đ)

II. Làm văn (12,0 điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về một đoạn thơ, bài thơ. Từ đó, liên hệ
một vấn đề xã hội liên quan.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
B. Yêu cầu về kiến thức

×