Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện công tác thuế tại chi cục thuế Hoằng Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.52 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đợn vị thực tập :
Chi cục Thuế Huyện Hoằng Hóa- Thanh Hóa
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Hồng
Sinh viên : Tào Thị Lan Anh
Lớp : Tc 14-23
Mã sinh viên : 09A00579N
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
Hà Nội - 2013
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
MỤC LỤC
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
MỞ ĐẦU
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, khi xã hội có giai cấp xuất hiện thì
cùng với nó là sự xuất hiện của Nhà nước. Nhà nước đại diện cho giai cấp thống trị
thực hiện quản lý đối với xã hội, do đó Nhà nước phải luôn củng cố duy trì và phát
triển bộ máy quản lý của mình nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: đảm bảo giáo
dục, y tế, an ninh quốc phòng, và đặc biệt là phát triển kinh tế. Do đó, một nguồn
thu ổn định, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trở nên hết sức quan
trọng, đặc biệt với một nước đang trong quá trình cải cách kinh tế mạnh mẽ như
nước ta hiện nay. Và mét trong những nguồn thu quan trọng nhất chính là thuế với
tỷ trọng chiếm trên 90% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Để tăng cường các nguồn thu thuế và đảm bảo công tác thu thuế, Nhà nước có
một hệ thống quản lý thu thuế tõ trung ương đến địa phương, thực hiện chức năng
nhiệm vụ trong phạm vi quản lý của mình. Hệ thống quản lý thuế hoạt động có
hiệu quả chính là một điều kiện quan trọng đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân
sách Nhà nước. Nhưng để đảm bảo nguồn thu ngày một tăng, phải dựa vào sự phát


triển của sản xuất và bảo đảm tiêu dùng của dân cư hợp lý. Do vậy, điều quan
trọng là phải áp dụng mọi sắc thuế, thuế suất áp dụng cho mọi đối tượng hợp lý để
khuyển khích phát triển sản xuất. Trong đó khoản thu thuế ngoài quốc doanh có
một vị trí quan trọng, xét trên phương diện số thu cũng như phương diện tác động
của chúng đối với quá trình điều tiết sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân
dân. Vậy cần phải hết sức coi trọng công tác quản lý thu ngoài quốc doanh là thu
đúng, thu đủ, thu kịp thời nộp vào Ngân sách Nhà nước, chống dây dưa nợ đọng
thuế. Nên phải cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác quản lý thu thuế ngoài
quốc doanh nhằm đảm bảo công bằng xã hội, điều tiết hợp lý. Mặt khác đảm bảo
công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách, góp phần thúc đẩy đất
nước ngày càng vững mạnh trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Được sinh ra và lớn lên trên huyện Hoằng Hóa - Thanh Hóa, Tuy có số thu
nhỏ, nhưng nhiệm vụ kinh tế-chính trị rất lớn, nếu không quản lý điều hành tốt sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế-xã hội của nhân dân huyện. Từ những lý do
đó em đã mạnh dạn chọn Chi cục Thuế huyện Hoằng Hóa để làm nơi nghiên cứu
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
1
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp cho mình. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo -
Ths. Lê Thị Hồng cùng tập thể ban lãnh đạo cán bộ các phòng chức năng trong Chi
cục thuế Hoằng Hóa đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành
bản báo cáo.
Kết cấu báo cáo gồm có 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về sự ra đời của đơn vị.
Phần 2: Tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị.
Phần 3: Đánh giá tình hình thực hiện công tác thuế.
Trong quá trình thực tập tại Chi cục thuế huyện Hoằng Hóa, em đã cố gắng
tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu của Chi cục thuế, xong báo cáo thực tập của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các thầy giáo, cô giáo để báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn.!
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
2
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
Phần 1: THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐƠN VỊ
1.1.Tên đơn vị thực tập, tên giao dịch, địa chỉ.
Đơn vị thực tập: Chi cục thuế huyện Hoằng Hóa
Tên giao dịch: Chi cục thuế huyện Hoằng Hóa
Địa chỉ trụ sở: Tiểu khu Vịnh Sơn- Thị Trấn Bút Sơn- Huyện Hoằng Hoá-
Tỉnh Thanh Hoá
Điện thoại : 0373865034
Fax : 0373.865034
Tóm tắt quá trình ra đời và phát triển:
Chi cục thuế Hoằng Hoá, tiền thân là phòng thuế công thương nghiệp Huyện
Hoằng Hoá- được thành lập theo quyết định số: 314 TC/QĐ/TCCB ngày 24/8/1990
của Bộ Tài Chính. Trên cơ sở hợp nhất 3 tổ chức thu: Phòng công thương nghiệp
huyện, tổ thuế nông nghiệp và tổ chức quốc doanh.
Tổ chức bộ máy Chi cục thuế Huyện Hoằng Hoá hiện nay có 7 đội thuế. Trên
văn phòng chi cục có 5 đội thuế và 2 đội thuế liên xã phường.
Đội ngũ cán bộ công chức Chi cục thuế Hoằng Hóa những ngày đầu thành
lập, cụ thể năm 1991 có 44 cán bộ.Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: có 4 đ/c
trình độ đại học ; 37 đ/c trình độ trung cấp chiếm, còn lại là cán bộ sơ cấp. Cơ sở
vật chất của Chi cục xuống cấp, điều kiện vật chất nghèo nàn và thiếu thốn, ảnh
hưởng không nhỏ tới tinh thần làm việc và tinh thần đoàn kết nội bộ. Đứng trước
tình hình khó khăn thách thức đó, để vươn lên hoàn thành nhiệm vụ mà Tỉnh giao
và vai trò, trách nhiệm trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước, Chi cục đã tập
trung chỉ đạo củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, xem xét lại từng vị trí, bố trí xắp
xếp hợp lý đội ngũ cán bộ nhằm khai thác, huy động hết khả năng cán bộ để thực
hiện nhiệm vụ. Chi cục cũng đã không ngừng nâng cao trình độ của các bộ công
nhiên viên Chi cục mình, từ khi thành lập Chi cục đã không ngừng có các cán bộ

đưa đi đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho phù hợp với quá trình cải cách
thuế của Nhà Nước và phù hợp với yêu cầu ngành thuế trong từng giai đoạn.
Nội dung quản lý thuế của Chi cục về cơ bản là không thay đổi so với thời kỳ
mới thành lập, chỉ có sự thay đổi theo những thay đổi chung của toàn ngành thuế,
đó là:
- Chuyển từ quản lý thuế doanh thu sang quản lý thuế GTGT.
- Chuyển từ quản lý thuế lợi tức sang quản lý thuế TNDN.
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
3
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
Đến nay đội ngũ cán bộ Chi cục lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Cụ
thể năm 2012 có 53 đồng chí. 100% cán bộ công chức qua đào tạo. Trong đó trình
độ đại học 29 đồng chí, Trung cấp 24 đồng chí. Phần lớn cán bộ trong Chi cục đã
được rèn luyện thử thách qua thực tế, hàng năm đều được tập huấn, đào tạo, đến
nay đã từng bước trưởng thành đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ.
1.2.1. Chức năng
Nội dung hoạt động cơ bản của Chi cục thuế huyện Hoằng Hóa là thực hiện
quản lý thuế trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Chấp hành chế độ quản lý thuế, bảo quản các chứng từ cú liên quan đến vấn
đề quản lý thuế, phí và lệ phí; thực hiện thu chính xác và đúng phận sự.
- Quản lý an toàn tài sản của cơ quan (trụ sở, nhà đất, phương tiện, dông cụ
làm việc được uỷ nhiệm theo đúng chế độ Nhà Nước qui định).
- Thực hiện đào tạo và phát triển nhân lực, quản lý tốt nhân sự tăng cường uy
tín của cơ quan.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê tình hình thu chi của cơ quan
theo đúng qui định của Nhà Nước.
- Dựa trên cơ sở đặc điểm tình hình thực tế của huyện, lập và thực hiện kế
hoạch thu thuế.

- Thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nghiệp vụ cho phù hợp với địa bàn hoạt
động, nâng cao chất lượng quản lý trong Chi cục và chất lượng quản lý thuế trên
toàn địa bàn huyện.
Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Nhiệm vụ.
Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của
Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về
thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;
2. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân
tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
4
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác
quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên
quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;
3. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách
thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
theo đúng quy định của pháp luật.
4. Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi,
bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp
vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết
của Chi cục Thuế.
5. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc
phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai
thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt,
lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định

của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn
đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà
nước.
6. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin
về người nộp thuế trên địa bàn;
7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm
thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với
người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và
thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;
8. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn
thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế,
xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;
9. Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức,
cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác
quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không
thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
5
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
thu ngân sách Nhà nước;
10. Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện
thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế;
11. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy
định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực
hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;
12. Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập
báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo,
điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có
liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.

13. Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu
nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế
thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của
pháp luật.
14. Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm
quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật
quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.
15. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
16. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất
lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế
và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính
sách, pháp luật về thuế.
17. Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế.
18. Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công
chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.
19. Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế
theo quy định của pháp luật và của ngành.
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
6
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.
1.3. Cơ cấu tổ chức của chi cục thuế huyện Hoằng Hóa
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi cục thuế huyện Hoằng Hóa
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong chi cục thuế Hoằng Hóa
* Tổ chức bộ máy: 1 Chi cục trưởng ; 2 cục phó:
Chi cục trưởng
Chi cục trưởng là người lãnh đạo cao nhất của Chi cục, dựa trên đặc điểm tình
hình phát triển kinh tế của huyện mà lên kế hoạch; tổ chức quản lý Chi cục về số

lượng nhân viên, hoạt động của các Tổ, Đội, đảm bảo tăng cường sức mạnh nhằm
thực hiện tốt nhiệm vụ và phù hợp với tình hình thực tế của huyện, là người chịu
trách nhiệm trước cục thuế tỉnh về hoạt động của Chi cục mình.
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
7
Phó chi cục
trưởng
Phạm Văn Hưng
Phó chi cục
trưởng
Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng
Phạm Trung Thành
1.Đội Thuế liên
2. Đội Thu
trước bạ và Thu
khác
3. Đội Quản lý
nợ và Cưỡng
chế nợ thuế
4. Đội Kiểm tra
thuế
1. Đội Tuyên
truyền - Hỗ trợ
người nộp thuế
và Ấn chỉ
2. Đội Tổng hợp
- Nghiệp vụ - Dự
toán- KKKT thuế
và Tin học

3. Đội Hành
chính - Nhân sự -
Tài vụ
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
Các Chi cục phó.
Chi cục thuế huyện Hoằng Hóacó 2 Chi cục phó giúp đỡ, hỗ trợ Chi cục
trưởng phụ trách các Tổ, Đội và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về hoạt
động của các Tổ, Đội do mình phụ trách.
Cụ thể
- 1 Chi cục phó phụ trách khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, phụ trách phần
nghiệp vụ tính thuế và phụ trách các đội thuế liên xã trên địa bàn.
- 1 Chi cục phó phụ trách khu vực kinh tế quốc doanh, vấn đề hành chính,
trước bạ, kiểm tra , thanh tra.
Tuy nhiên việc phân chia công việc như vậy chỉ là tương đối vì giữa các Chi
cục phó thường xuyên có sự giúp đỡ hỗ trợ cùng thực hiện công việc nhằm đạt
hiệu quả cao nhất.à :
7 đội phụ trách các nghiệp vụ, chức năng:
1. Đội tuyên truyền, hỗ trợ 5. Đội Hành chính-Tài vụ-Ấn chỉ
2.Đội Nghiệp vu- Dự toán- Kê khai 6. Đội thuế Nghĩa Trang
3 Đội thu lệ phí trước bạ 7.Đội thuế Bút Sơn
4. Đội kiểm tra thu nợ
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Chi cục Thuế huyện Hoằng Hóa.
Theo quyết định số 728/ QĐ-TCT ngày 18/6/2007 của Tổng cục trưởng Tổng
cục thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Chi cục thuế,
cụ thể là:
1. Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: Tổ chức thực hiện công tác
tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi
Chi cục thuế quản lý.
2. Phòng Nghiệp vụ – Dự toán- Kê khai: Giúp Chi cục trưởng chi cục thuế
trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế;

xây dựng và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước
3. Đội thu lệ phí trước bạ : Tổ chức, chỉ đạo triển khai quản lý thuế trước bạ
đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế theo quy định của pháp
luật
4. Đội kiểm tra thu nợ: Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền
thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý
5. Đội Hành chính-Tài vụ-Ấn chỉ: Thực hiện công tác hành chính, văn thư,
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
8
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị
quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục thuế
6. Đội thuế Nghĩa Trang: Tổ chức thực hiện thu thuế trên địa bàn các xã
thuộc khu vực Nghĩa Trang.
7 .Đội thuế Bút Sơn: Tổ chức thực hiện thu thuế trên địa bàn các xã thuộc
khu vực Bút sơn.
1.4 Khái quát quy trình quản lý thu thuế tại chi cục.
Chi cục thuế huyện Hoằng Hóa có nhiệm vụ quản lý thu thuế trên 42 xã và 1
thị trấn thuộc địa bàn huyện Hoằng Hóa. Trong đó chủ yếu là quản lý hộ kinh
doanh cá thể ( bao gồm 3762 hộ ) và các doanh nghiệp (bao gồm 417 doanh
nghiệp). Có thể khái quát quy trình quản lý thu thuế của Chi cục thuế huyện Hoằng
Hóa như sau :
1. Qui trình quản lý thu thuế hộ cá thể kinh doanh công thương nghiệp
Theo quết định số 1345/ TTC/ QĐ/ TCCB của tổng cục trưởng tổng cục thuế
ban hành ngày 9/ 12/ 1998 , qui trình quản lý thu thuế hộ cá thể kinh doanh công
thương nghiệp gồm các nội dung sau :
. Quy trình đăng ký thuế:
1- Quản lý địa bàn:
2- Đối tượng nộp thuế kê khai đăng ký thuế
3- Nhận tờ khai đăng ký thuế

4- Nhận giấy chứng nhận đăng ký thuế
5- Gửi giấy chứng nhận đăng ký thuế cho đối tượng nộp thuế
Qui trình điều tra doanh số Ấn định (Đối với hộ Ấn định thuế)
1- Giao chỉ tiêu phấn đấu
2- Phân loại đối tượng nộp thuế
3- Hướng dẫn đối tượng nộp thuế kê khai nộp thuế
4- Điều tra xác định doanh số của đối tượng nộp thuế.
5- Thực hiện công khai hoá doanh số dự kiến.
6- Tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn thuế về danh sách dự kiến mức
doanh thu Ấn định, sau đó chuyển kết quả Ấn định về Chi cục thuế
7- Duyệt mức doanh số Ấn định.
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
9
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
· Qui trình xét miễn giảm thuế
1- Đối tượng nộp thuế nộp đơn đề nghị miễn giảm thuế.
2- Kiểm tra, giải quyết đơn đề nghị miễn giảm thuế.
· Qui trình tính thuế, lập sổ bộ thuế (đối với hộ Ấn định)
1- Tập hợp các căn cứ tính thuế.
2- Tính thuế, tính nợ và phạt (nếu có) và lập sổ bộ thuế.
3- Tổ chức duyệt sổ bộ thuế.
4- Công khai thuế.
5- Thông báo thuế.
6- Công tác kiểm tra.
· Qui trình xử lý tờ khai (đối với hộ kê khai theo phương pháp trực tiếp)
1- Đối tượng nộp thuế lập tờ khai thuế
2- Nhận và kiểm tra tờ khai
3- Ên định thuế
4- Tính thuế, tính nợ, tính phạt và lập sổ bộ thuế
5- Thông báo thuế

6- Công tác kiểm tra.
· Qui trình xử lý tờ khai (đối với hộ kê khai theo phương pháp trực tiếp)
1- Đối tượng nộp thuế lập tờ khai thuế
2- Nhận và kiểm tra tờ khai
3- Ấn định thuế
4- Tính thuế, tính nợ, tính phạt và lập sổ bộ thuế
5- Thông báo thuế
Thông báo thuế lần 1: khi Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ sau khi tính nợ, tính thuế
và tính phạt thì in ra thông báo thuế báo cho đối tượng nộp thuế biết.
Thông báo thuế lần 2: khi qua theo dõi thu nộp của đối tượng nộp thuế thấy
có chậm trễ thì phát hành thông báo thuế lần 2, có thêm số tiền phạt nộp thuế
chậm.
Ký và gửi thông báo thuế
6- Phạt hành chính thuế
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
10
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
7- Lập lệnh thu
8- Công tác kiểm tra
9- Quyết toán thuế
· Xử lý giấy nộp tiền, lập báo cáo KT - TK thuế
1- Nộp thuế
2- Thu thuế tại Kho bạc
3- Theo dõi tình hình nộp thuế
4- Kiểm tra các đối tượng nộp thuế nợ đọng thuế
5- Chuyển chứng từ nộp thuế của đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ về cục
6- Thẩm hạch biên lai
7- Lập báo cáo kế toán thống kê
2. Quy trình quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp

Theo quết định số 1368/ TTC/ QĐ/ TCCB của tổng cục trưởng tổng cục thuế
ban hành ngày 16/ 12/ 1998 , Qui trình quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp
gồm các nội dung sau :
2· Qui trình đăng ký thuế và cấp mã số thuế
1- Doanh nghiệp lập đăng ký thuế
2- Tiếp nhận đăng ký thuế
3- Kiểm tra tờ khai đăng ký
4- Nhập đăng ký thuế và cấp mã số thuế
5- Chuyển dữ liệu đăng ký thuế về tổng cục.
6- Kiểm t7- In giấy chứng nhận cấp mã số
· Quy trình xử lý tờ khai/ chứng từ nộp thuế
1- Hướng dẫn đối tượng nộp thuế lập tờ khai thuế
2- Tiếp nhận tờ khai
3- Kiểm tra tờ khai ban đàu
4- Nhập tờ khai
5- Sửa lỗi kê khai
6- Ên định thuế
7- In thông báo thuế
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
11
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
8- Xử lý phạt
9- Lập lệnh thu
10- Nộp thuế
11- Thu thuế tại Kho bạcra tại Tổng cục
12- Nhập giấy nộp tiền
13- Lập kế hoạch kiểm tra đối tượng nộp thuế về kê khai thuế
14- Xử lý danh sách đối tượng nộp thuế nghi vấn
15- Kiểm tra trực tiếp đối tượng nộp thuế
16- Nhập kết quả sau kiểm tra

17- Lập sổ thuế, báo cáo kế toán thông kê thuế
· Quy trình xử lý hoàn thuế
1- Đối tượng nộp thuế và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế
2- Tiếp nhận hồ sơ
3- Kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế được hoàn
4- Lãnh đạo duyệt
5- Huỷ và lưu các quyết định hoàn thuế
6- Lập danh sách đối tượng nộp thuế được hoàn thuế
7- Kho bạc hoàn thuế
8- Nhập chứng từ hoàn thuế
· Quy trình xử lý miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế
1- Lập, gửi hồ sơ đề nghị miễn, giảm, tạm giảm thuế
2- Tiếp nhận hồ sơ
3- Kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế hoặc giảm, tạm giảm thuế
4- Duyệt hồ sơ, ký quyết định miễn thuế, tạm giảm hoặc giảm thuế
5- Gửi quyết định miễn thuế, giảm hoặc tạm giảm thuế
6- Lập danh sách miễn thuế, giảm hoặc tạm giảm thuế
7- Điều chỉnh số thuế phải nộp
8- Lưu hồ sơ
· Qui trình xử lý quyết toán thuế
1- Đối tượng nộp thuế lập và gửi quyết toán
2- Nhận quyết toán thuế
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
12
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
3- Kiểm tra số liệu quyết toán
4- Xác định kết quả quyết toán thuế
5- Điều chỉnh thuế phải nộp
6- Lưu hồ sơ quyết toán.
· Lập hồ sơ đối tượng nộp thuế (hồ sơ doanh nghiệp)

1- Phòng quản lý thu có nhiệm vụ tạo lập và quản lý hồ sơ các doanh nghiệp
2- Phòng Kế hoạch - Kế toán - Thống kê có nhiệm vụ tổ chức lưu giữ các tờ
khai, bảng kê, chứng từ của đối tượng nộp thuế theo từng sắc thuế, kỳ thuế và theo
Phòng quản lý thu.
3- Chế độ thông tin báo cáo: các bộ phận theo phần công việc của mình, định
kỳ thàng quí lập mét số báo cáo lãnh đạo Chi cục và sao gửi các phòng liên quan.
Phần 2. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC THUẾ
HOẰNG HÓA
2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thuế và quản lý nguồn
thu tại Chi cục Thuế huyện Hoằng Hóa.
2.1.1. Thuận lợi.
- Nhiều chính sách, pháp luật thuế, quy trình quản lý thuế được sửa đổi, bổ
sung phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm, chủ động đẩy mạnh
- Công tác tuyên truyền pháp luật thuế được đẩy mạnh và nâng cao, cụ thể là
đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật thuế cả chiều rộng và chiều sâu. Phối
hợp với đài truyền thanh phát sóng về chính sách thuế mới, tình hình thu ngân sách
về thuế, 8 tin trả lời hỏi đáp về thuế SDĐPNN. Mở 03 cuộc tuyên truyền với hình
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
13
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
thức lưu động bằng xe ô tổ có gắn khẩu hiệu tuyên truyền pháp luật thuế đi tuyên
truyền ở các tụ điểm kinh tế của huyện về thuế môn bài năm 2013.
- Công tác kê khai, kế toán thuế và tin học: Nộp hồ sơ khai thuế qua mạng
Internet là một bước đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành
thuế, mang lại hiệu quả cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế. Việc nộp hồ sơ
khai thuế qua mạng đơn giản nhanh gọn và có hiệu quả cao, giúp cho các tổ chức
doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian đi lại do không phải đến cơ quan thuế để
nộp hồ sơ khai thuế.
2.1.2. Khó khăn:

+ Trình độ văn hoá, trình độ quản lý và ý thức chấp hành pháp luật của người
kinh doanh chưa cao. Đây là khó khăn chung trong công tác quản lý thuế ở nước ta.
+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các cấp uỷ, chính quyền và
các ngành có liên quan như công an kinh tế, phòng Tài Chính huyện, Viện Kiểm
Sát nhân dân huyện,
+ Một số cán bộ Tổ, Đội chưa nghiêm túc thực hiện theo đúng qui trình và
biện pháp nghiệp vụ do ngành thuế đề ra như: qui trình quản lý đối tượng kinh
doanh, xác định doanh số, thực hiện các biện pháp chống thất thu
+ Tình trạng kinh doanh trốn lậu thuế, gian lận thương mại, nợ đọng dây dưa
thuế còn diễn ra, nhiều đối lượng kinh doanh - nhất là các hộ cá thể lợi dụng chủ
trương khuyến khích hé kinh doanh chuyển nộp thuế theo phương pháp kê khai,
khấu trừ, từ đó hạch toán không trung thực, chỉ hạch toán và kê khai nộp thuế
những hàng hoá mua vào có hoá đơn, hàng hoá bán ra chỉ lập hoá đơn khi khách
hàng có yêu cầu nên cán bộ thuế không kiểm tra phát hiện được đầy đủ hàng hoá
mua vào - bán ra.
2.2 Tình hình thu ngân sách những năm gần đây của chi cục thuế Hoằng
Hóa
Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách năm 2010 (ĐVT: tr đ)
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
14
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
Tổng thu Ngân sách từ thuế, phí và lệ phí năm 2010 đạt 127.793 triệu đồng
đạt 342 % dự toán tỉnh giao; 304 % dự toán Huyện giao và bằng 323 % so cùng
kỳ. Trừ tiền CQ sử dụng đất thu NS trên địa bàn 26.424 triệu đồng đạt 130% DT
Cục thuế giao, đạt 122,6% DT Huyện giao và bằng 146,7% cùng kỳ.
Có 9/9 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức dự toán Tỉnh và Huyện giao, các chỉ tiêu
vượt với tỉ lệ cao là : Thuế thu nhập cá nhân đạt 151% DT huyện giao và bằng 148 %
so với cùng kỳ, thuế ngoài quốc doanh đạt 120% huyện giao và bằng 154% so với
cùng kỳ. Lệ phí trước bạ đạt 129% DT Huyện giao và bằng 156% so với cùng kỳ.
Thu tiền cấp quyền SDĐ đạt 494% DT huyện giao và bằng 470% so với cùng kỳ.

Bảng 2.2: Kết quả thu ngân sách năm 2011 (Đvt : tr đ)
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
Số
TT
Chỉ tiêu
Dự toán
Thực hiện
cả năm
So sánh TH
Tỉnh
giao
Huyện
giao
Dự toán
Tỉnh
giao
Dự toán
huyện giao
Cùng

Tổng thu 37.300 42.060 127.793 342 304 323
1 Doanh nghiệp NN 135 0 89
2 Ngoài quốc doanh 10.850 11.500 13.818 127 120 154
- Trong đố : +Môn bài 800 830 959 120 116 123
+ Thuế GTGT+TNDN 9.580 10.160 12.318 129 121 160
+ Thu khác NQD 200 200 200 100 100 76
+ Thuế tài nguyên 270 310 342 127 110 133
3 Thuế thu nhập C.N 1.050 1.120 1.695 161 151 148
4 Thuế SDĐNN 6,8 0 0 350
5 Thu tiền CQ SDĐ 17.000 20.500 101.258 596 494 470

6 Thuế nhà đất 1.90
0
2.02
4
2.279 120 113 128
7 Tiến thuê đất 250 300 330 132 110 99
8 Lệ phí trước bạ 5.45
0
5.80
0
7.457 137 129 156
- Trước bạ nhà đất 430 460 908 210 120 145
- Trước bạ xe máy
tàu thuyền
5.02
0
5.34
0
6.549 130 272 326
9 Thu phí, lệ phí 800 810 815 102 100 98
Trong đó: Phí Huyện 70 70 145 207 207 126
+ Phí xã 290 290 213 74 74 58
+ Phí TNMT 440 450 457 104 102 130
15
Số
TT
Chỉ tiêu Dự toán
Thực hiện
cả năm
So sánh %TH

Tỉnh
giao
Huyện
giao
Dự toán
Tỉnh
giao
Dự toán
huyện
giao
Cùng
kỳ
Tổng thu 52.430 55.439 64.454 123 116 50,4
1 DNNN 120 120 27 23 23 20
2 Ngoài quốc doanh 17.800 19.581 20.427 115 104 148
- Trong đố : +Môn bài 1.000 1.050 1.127 113 107 117
+ Thuế GTGT+TNDN 16.020 17.713 17.897 112 101 145
+ Thu khác NQD 350 367 610 174 166 304
+ Thuế tài nguyên 430 451 793 184 176 232
3 Thuế thu nhập C.N 2.000 2.000 3.007 150 150 177
4 Thuế SDĐNN 10 10 18 182 182 266
5 Thu tiền CQ SDĐ 21.000 21.000 28.344 135 135 28
6 Thuế nhà đất 2.500 2.673 2.580 103 97 113
7 Tiền thuê đất 300 465 560 187 121 170
8 Lệ phí trước bạ 7.750 8.610 8.610 111 100 116
- Trước bạ nhà đất 690 690 866 126 126 95
- Trước bạ ô tô, xe máy
tàu thuyền
7.060 7.950 7.744 110 97 118
9 Thu phí, lệ phí 950 950 878 93 93 108

Trong đó: Phí Huyện 90 90 145 161 161 100
+ Phí xã 110 110 190 173 173 89
+ Phí TNMT 750 750 543 73 73 119
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
Tổng thu Ngân sách từ thuế, phí và lệ phí năm 2011 đạt 64.454 triệu đồng đạt
123 % dự toán pháp lệnh, 116% dự toán phấn đấu, 116 % dự toán Huyện giao và
bằng 50,4 % so cùng kỳ. Trừ tiền CQ sử dụng đất thu NS trên địa bàn 36.110 triệu
đồng đạt 115% dự toán pháp lệnh, 105% dự toán phấn đấu và đạt 105% dự toán
Huyện giao và bằng 136% cùng kỳ.
Có 7/9 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức dự toán Tỉnh và Huyện giao, các chỉ tiêu
vượt với tỉ lệ cao là : Thuế thu nhập cá nhân đạt 150% DT huyện giao và bằng 177
% so với cùng kỳ, thuế ngoài quốc doanh đạt 104% DT huyện giao và bằng 148%
so với cùng kỳ. Thu tiền thuê đất đạt 135% DT Huyện giao và bằng 170% so với
cùng kỳ. Thu tiền cấp quyền SDĐ đạt 135% DT huyện giao và bằng 28% so với
cùng kỳ. Hai chỉ tiêu không hoàn thành là thu phí, lệ phí và thuế nhà đất.
Bảng 2.3: Kết quả thu ngân sách 2012 (ĐVT : trđ)
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
16
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
Tổng thu Ngân sách từ thuế, phí và lệ phí năm 2012 đạt 92.827 triệu đồng đạt
182,3 % dự toán pháp lệnh, 166,9% dự toán phấn đấu, 154,3 % dự toán Huyện
giao và bằng 145,3 % so cùng kỳ. Trừ tiền CQ sử dụng đất thu NS trên địa bàn
35.765 triệu đồng đạt 112% dự toán pháp lệnh, 100,4% dự toán phấn đấu và đạt
102% dự toán Huyện giao và bằng 100,6% cùng kỳ. (So cùng kỳ đạt thấp do năm
2012 có 6 xã, thị trấn chuyễn Thành phố).
Phần 3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THUẾ CỦA
CHI CỤC THUẾ HOẰNG HÓA
3.1. Những thành tựu đạt được
- Hàng năm số thu về thuế GTGT đóng góp vào NSNN ngày càng tăng, góp
phần ổn định thu chi, hạn chế phần nào thu nộp ngân sách đảm bảo cho nhà nước

thực hiện được chức năng quản lý của mình. Các doanh nghiệp mua sắm tài sản cố
định có thuế GTGT đều được khấu trừ hoặc hoàn thuế.
- Nhiều chính sách, pháp luật thuế, quy trình quản lý thuế được sửa đổi, bổ
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
Số
TT
Chỉ tiêu
Dự toán
Thực hiện
cả năm
So sánh %TH
Tỉnh giao
Huyện
giao
Dự toán
Tỉnh
giao
Dự toán
huyện giao
Cùng kỳ
Tổng thu 50.903 60.143 92.827 182,3 154,3 145,3
Tổng thu trừ tiềnSDĐ 31.903 35.143 35.765 112 102 100,6
1 DNNN 60 219,8
2 Ngoài quốc doanh 17.530 19.283 19.334 110,3 100,3 97,4
- Trong đố : +Môn bài 1.136 1.177 1.144 100,7 97,2 101,2
+ Thuế GTGT+TNDN 15.256 16.909 16.744 109,8 100,1 96,6
+ Thu khác NQD 454 478 444 97,8 92,9 72,1
+ Thuế tài nguyên 684 719 1.002 14,6 139,5 127,7
3 Thuế thu nhập C.N 2.400 2.733 3.395 141,5 124,2 112,1
4 Thuế SDĐNN 15 15 3 20 20 16,5

5 Thu tiền CQ SDĐ 19.000 25.000 57.062 300,3 228,2 201,3
6 Thuế nhà đất+Phi NN 2.469 2.656 2.205 89,3 83,1 85,3
7 Tiền thuê đất 119 284 333 280,1 117,4 59,5
8 Lệ phí trước bạ 8.680 9.482 9.410 108,4 99,2 109,3
- Trước bạ nhà đất 890 980 1.165 131 118,9 135
- Trước bạ ô tô, xe máy
tàu thuyền
7.790 8.502 8.245 105,8 97 106
9 Thu phí, lệ phí 690 690 1.022 148,1 148,1 116,1
Trong đó: Phí Huyện 90 90 243 270,2 270,2 167,5
+ Phí xã 110 110 225 205,1 205,1 118
+ Phí TNMT 490 490 553 112,9 112,9 101,7
17
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
sung phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm, chủ động đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ. Hầu hết các doanh nghiệp hiểu và nhận
thức tốt về chính sách pháp luật thuế GTGT, từ đó đã tự giác chấp hành nghĩa vụ
thuế đối với ngân sách nhà nước
- Thông qua kết quả thanh tra, kiểm tra đã nhận thấy các hành vi khai sai,
trốn thuế điển hình là: Kê khai và hoạch toán thiếu doanh thu tính thuế; bán hàng
hoá, cung cấp dịch vụ không xuất hoá đơn; kê khai thuế GTGT của hàng hoá dịch
vụ mua vào không đủ điều kiện được khấu trừ do hoá đơn GTGT bị tẩy xoá, không
đúng tên địa chỉ của doanh nghiệp, hoá đơn đã quá hạn 3 tháng chưa kê khai khấu
trừ; hoạch toán vào chi phí hợp lý một số khoản chi không phục vụ cho hoạt động
SXKD các mặt hàng chịu thuế GTGT, v.v.
3.2. Những vấn đề còn hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý thuế GTGT còn có các
vấn đề tồn tại chủ yếu sau cần được giải quyết trong thời gian tới:
- Quá trình thủ tục xin hoàn thuế khá rắc rối, mất nhiều thời gian và công sức

của các doanh nghiệp. Để được hoàn thuế, các doanh nghiệp phải nộp hồ sơ và
toàn bộ hoá đơn, chứng từ lên cơ quan thuế rồi chờ nhân viên thuế xuống đơn vị
kiểm tra, đối chiếu hoá đơn thực hiện băng phương pháp thủ công, kéo dài thời
gian kiểm tra làm chậm việc hoàn thuế, bên cạnh đó còn nhiều hiện tượng tiêu cực
khác cũng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.
- Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, tuy đã đạt được những kết quả
nhất định, song hiệu quả của công tác tuyên truyền còn hạn chế, chất lượng công
tác hỗ trợ người nộp thuế chưa cao, dẫn đến một số doanh nghiệp nhất là với các
doang nghiệp ngoài quốc doanh chưa nắm chắc được các chính sách pháp luật về
thuế nên việc thực hiện nghĩa vụ về thuế và chấp hành các chính sách pháp luật
thuế vẫn còn nhiều sai sót
- Do cơ chế quản lý chưa đồng bộ, chính sách, pháp luật thuế liên quan đến
công tác quản lý doanh nghiệp được điều chỉnh ở nhiều văn bản pháp luật thuế ,
phạm vi đối tượng điều chỉnh rộng phức tạp. Chưa quy định rõ ràng và chi tiết về
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
18
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp quản lý và cưỡng chế nhất là đối với các
doanh nghiệp chây ỳ, dây dưa nợ đọng tiền thuế, một số văn bản còn chồng chéo
gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.
3.3. Một số đề xuất về tăng cường công tác quản lý thuế
Luật thuế GTGT là luật thuế mới đầu tiên được áp dụng ở nước ta, trong đó
có quy định khác với luật doanh thu trước đây, đòi hỏi không những thay đổi về kỹ
thuật, nghiệp vụ cho phù hợp, mà còn phải thay đổi cả về biện pháp tổ chức quản
lý thuế. Từ khi luật thuế GTGT được áp dụng cho tới nay, công tác quản lý thuế
cũng có nhiều cải tiến cho phù hợp tuy nhiên qua thực tế nó vẫn tồn tại nhiều hạn
chế tác động đến công tác quản lý thu.
Để khắc phục được những hạn chế, nhằm tăng cường công tác quản lý thuế
GTGT đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay em xin đưa ra một số
giải pháp sau:

- Phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư có biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt
động và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp sau khi cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Ngăn chăn kịp thời tình trạng lập doanh nghiệp để mua
bán hoá đơn, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Quản lý chặt chẽ các doanh
nghiệp qua việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký cấp mã số
thuế thông qua phối hợp tốt cơ chế một cửa liên thông
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ các chính sách pháp luật về thuế,
xác định rõ quyền lợi nghĩa vụ người nộp thuế. Hình thức tuyên truyền phải đa
dạng, phong phú thiết thực, thực hiện trên nhiều kênh, nhiều chiều. Khi có sự thay
đổi bổ sung cần phổ biến kịp hời tới người nộp thuế thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng, các buổi tập huấn chính sách pháp luật thuế
- Nâng cao năng lực đội ngũ công chức thuế, tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng theo hướng chuyên nghiệp chuyên sâu; quan tâm tổ chức đào tạo kỹ năng
quản lý thuế cho tất cả công chức thuế, đặc biệt là các công chức thuộc các bộ
phận quản lý theo chức năng, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra; đào tạo
kiến thức về kế toán doanh nghiệp; đào tạo văn hoá ứng xử, kỹ năng giao tiếp và
đạo đức nghề nghiệp theo quy định của ngành
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
19
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
20
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Báo cáo thực tập
KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu sự ra đời, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tình hình hoạt
động nói chung và về công tác quản lý thuế GTGT tại các doanh nghiệp trên địa
bàn huyện của Chi cục thuế Hoằng Hóa, em thấy Chi cục thuế Hoằng Hóa đã làm
tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Có kết quả đó là nhờ sự giúp đỡ của các
nghành, các cấp, sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công chức của Cục
thuế. Tuy nhiên, trong tình hình biến động không ngừng của nền kinh tế, sự hội

nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi
nghành thuế nói chung và Chi cục thuế Hoằng Hóa nói riêng phải có những điều
chỉnh thích hợp để làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao
SV: Tào Thị Lan Anh Lớp: TC14 - 23
21

×