Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cho Công ty TNHH MTV Bảo Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 56 trang )

Lời Cảm Ơn
Trong thời gian thực tập, cô giáo Th.S. Nguyễn Thu Thuỷ đã tận tình
hướng dẫn em cả về phương pháp và kiến thức, cùng với sự chỉ bảo giúp đỡ
tận tình của các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH MTV Bảo Pháp đã giúp
em hoàn thành chuyên đề “Hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương
hiệu cho Công ty TNHH MTV Bảo Pháp”. Mặc dù đã lỗ lực cố gắng nhưng
do điều kiện có hạn về kiến thức và thời gian khảo sát thực tế nên bài viết của
em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự bổ sung góp
ý của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong Công ty để bài viết của em
được hoàn thiện hơn, giúp em có thêm những kiến thức và kinh nghiệm phục
vụ cho công tác sau này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo TH.S. Nguyễn Thu
Thuỷ cùng toàn thể ban lãnh đạo Công ty đã tạo mọi điều kiện để em hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2011
Sinh Viên

Phạm Văn Thắng
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Thương hiệu và vấn đề xây dựng thương hiệu cho hàng hóa đang là một
chủ đề nổi bật ở Việt Nam hiện nay, hầu như cuốn hút sự quan tâm theo dõi
của tất cả mọi người từ các doanh nghiệp đến các cơ quan quản lý nhà nước,
các nhà nghiên cứu, các hiệp hội thương mại… Cùng với sự phát triển của xã
hội, nhu cầu, mong muốn của con người ngày càng được nâng cao, người ta
không chỉ muốn ăn no, mặc ấm mà phải ăn ngon, mặc đẹp, đòi hỏi sử dụng
những sản phẩm có chất lượng cao với nhiều lợi ích khác biệt so với sử dụng
các sản phẩm khác cùng loại, và dĩ nhiên, các nhà sản xuất phải phát triển sản
phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao này của khách hàng.
Trong quá trình phát triển kinh doanh hiện nay, ngày càng nhiều các


doanh nghiệp tham gia vào thị trường với lượng sản phẩm rất lớn và gần như
đồng nhất nhau về chất lượng, điểm khác biệt giữa sản phẩm của các doanh
nghiệp dần thuộc về những yếu tố “vô hình” của sản phẩm – uy tín và thương
hiệu của sản phẩm. Hơn thế nữa, kể từ khi Việt Nam mở cửa ra thị trường thế
giới, chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới
WTO, tình hình cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn, lượng doanh nghiệp tham gia
vào các ngành kinh tế ngày càng nhiều hơn, lúc này, vũ khí cạnh tranh của
các doanh nghiệp trên thương trường không chỉ còn là chất lượng hay giá cả
sản phẩm nữa mà là cạnh tranh bằng thương hiệu. Thương hiệu sản phẩm
thực sự có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
trong giai đoạn hiện nay.
Theo ông Hoàng Xuân Thành – Giám đốc công ty Tư vấn và Ðại diện
Sở hữu trí tuệ Trường Xuân, “Trong thời đại kinh tế tri thức, nhân lực, thông
tin và thương hiệu là ba loại tài sản có ý nghĩa quyết định nhưng không hề
xuất hiện trong bảng tổng kết tài sản của một doanh nghiệp”
Điển hình cho các doanh nghiệp cạnh tranh bằng thương hiệu thành
công là ở Nhật như: Sony, Panasonic, Honda… rất thành công trong việc xây
dựng thương hiệu sản phẩm cho riêng mình để rồi cả thế giới biết đến. Ở Việt
3
Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nổi tiếng, lớn
mạnh sẵn sàng cho hội nhập, chẳng hạn như: Vinamilk, Dược Hậu Giang,
Café Trung Nguyên… Nhờ xây dựng nên thương hiệu mà các doanh nghiệp
này được người tiêu dùng cả nước biết đến, khách hàng tin tưởng vào chất
lượng sản phẩm khi nghe nói đến tên thương hiệu và sẵn sàng trả giá cao khi
mua sản phẩm.
Ở đồng bằng Sông Hồng nói chung và thành phố Hải Dương nói riêng,
thời gian gần đây cũng thu hút đầu tư rất lớn, số lượng doanh nghiệp rất đông
nhưng vấn đề thương hiệu sản phẩm vẫn chưa được các doanh nghiệp quan
tâm đúng mức, đặc biệt là trong lĩnh vực rượu và thực phẩm. Công ty TNHH
MTV Bảo Pháp cũng không nằm ngoài tình hình chung đó. Mặc dù cũng

đứng trong danh sách những doanh nghiệp có thành tích tốt trong lĩnh vực sản
xuất rượu và thực phẩm, phạm vi hoạt động rộng lớn cả thị trường trong tỉnh
nhà và một số tỉnh thành lớn khác nhưng thực tế công ty cũng chỉ tìm hiểu
từng vấn đề riêng lẻ về thương hiệu cho sản phẩm như đặt tên thương hiệu,
hình thức sản phẩm… chưa có nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về tất
cả các vấn đề xung quanh thương hiệu trên thị trường.
Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty cũng như những đòi hỏi thiết
yếu của việc cạnh tranh trên thị trường hiện nay - với vai trò hết sức cần thiết
và không thể thiếu của thương hiệu, Công ty TNHH MTV Bảo Pháp cần thiết
phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình để có thể nâng cao hơn
nữa khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng. Chính vì những lí do trên mà em quyết định chọn đề tài “Hoàn thành
công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty TNHH MTV Bảo
Pháp giai đoạn 2011-2015 ” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng việc xây dựng và phát triển thương hiệu tại công
ty.
- Phân tích thị trường và khách hàng để nắm rõ hơn về môi trường kinh
doanh hiện tại, tìm ra những lợi thế của các thương hiệu cạnh tranh so với các
sản phẩm của công ty, thị trường mục tiêu cũng như cách định vị thương hiệu
4
của đối thủ, song song đó, cũng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Từ
đó, tìm cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Đề ra chính sách xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của
công ty giai đoạn 2011 - 2015. Đưa sản phẩm của Công ty TNHH MTV Bảo
Pháp đến năm 2015 trở thành một trong những nhãn hiệu được lựa chọn trong
tâm trí khách hàng Việt Nam.
3. Những đóng góp chính của chuyên đề
Nghiên cứu đã phản ánh một cách tổng quát về những điểm mạnh,
điểm yếu cũng như định hướng hoạt động của Bảo Pháp trong thời gian sắp

tới. Phân tích thị trường, khách hàng và thực trạng việc xây dựng và phát triển
thương hiệu tại Bảo Pháp nhằm đề xuất một chiến lược xây dựng thương hiệu
phù hợp cho sản phẩm của công ty.
Kết quả nghiên cứu phản ánh những mặt làm được và chưa làm được
của công ty trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty mình.
Bên cạnh đó, còn giúp định vị sản phẩm của Bảo Pháp so với sản phẩm của
các công ty khác trên thị trường hiện nay. Từ đó có những chiến lược phù hợp
nhằm giúp công ty có thể đứng vững và phát triển hơn nữa bằng chính năng
lực của mình.
4. Nội dung kết cấu của chuyên đề
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Bảo Pháp
Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty
TNHH MTV Bảo Pháp
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển
thương hiệu cho công ty TNHH MTV Bảo Pháp.
5
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV BẢO PHÁP
I. Đặc điểm tình hình chung của công ty
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH MTV Bảo Pháp được thành lập tiền thân từ một
xưởng sản xuất nhỏ mang quy mô gia đình. Bằng những kinh nghiệm của bản
thân và xu thế phát triển của thị trường ông (Nguyễn Thế Chuyên) không
muốn dừng lại ở đó và đã có ý tưởng thành lập doanh nghiệp chuyên sản xuất
kinh doanh các mặt hàng như: Rượu, dấm gạo, bột canh, giò các loại, Nem
chua. Để có thể tồn tại và phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường ngày 12 tháng 6 năm 2007 Công ty TNHH MTV Bảo Pháp được thành
lập.
Trụ sở chính: Phú Lộc - Cẩm Vũ - Cẩm Giàng - Hải Dương
Mã số thuế: 0800740998

Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VNĐ
Ngành nghề kinh doanh: Rượu và thực phẩm
Tài khoản: 711A14466557 ngân hàng công thương Việt Nam
Giám Đốc: Nguyễn Thế Chuyên
Khi mới thành lập công ty đã phải trải qua bao khó khăn thử thách. Lúc
đầu chỉ có 8 người cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu tay nghề của đa số công
nhân viên còn thấp. Song bằng nỗ lực không biết mệt mỏi của người đầu tàu
và của tất cả công nhân viên công ty đã từng bước phát triển và đứng vững
trên thị trường. Hiện nay số công nhân viên trong công ty đã lên đến 30
người, sản phẩm của công ty đã có mặt tại nhiều tỉnh thành phố trong nước
như: Quảng Ninh, Hải phòng, Hải Dương, Hà Nội.
2. Tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua
2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quy mô và mục tiêu của công ty
- Chức năng:
6
Sản xuất kinh doanh các mặt hàng như: rượu, nem chua, bột canh, dấm
gạo, giò các loại (giò đà điểu, giò bò, giò lụa) cung cấp, phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của người dân.
Thu mua và chế biến các loại sản phẩm từ nông nghiệp như: gạo nếp cái
hoa vàng, hạt tiêu, tỏi, ớt và các sản phẩm từ chăn nuôi như: thịt lợn, thị bò,
thịt đà điểu góp phần thúc đẩy và phát triển đời sống của người dân.
- Nhiệm vụ:
Tổ chức các hoạt động ngành nghề trong các lĩnh vực để làm tăng thu
nhập nâng cao hiệu quả trong việc sản xuất tạo ra nguồn vốn để bổ sung đảm
bảo cho sự phát triển công ty
Thực hiện đầy đủ các chính sách thuế và các nghĩa vụ đối với ngân sách
nhà nước
Áp dụng các chủ trương chính sách có liên quan của nhà nước tới hoạt
động của công ty
Ban lãnh đạo công ty Bảo Pháp đã xác định phương châm hoạt động của

Công ty là “SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ THÀNH CÔNG CỦA
CHÚNG TÔI”. Trên cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng rượu, dấm gạo,
nem chua, giò các loại(giò bò, giò đà điểu, giò lụa), bột canh, mì gạo để
không ngừng tăng doanh thu tiêu thụ, tăng lợi nhuận, ổn định và phát triển
bền vững, giảm thiểu các rủi ro. Đảm bảo hiệu quả ngày càng tăng, góp phần
thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, đời sống cán bộ, công
nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao
- Quy mô:
Sau 5 năm hình thành và phát triển công ty TNHH MTV Bảo Pháp đã
vượt qua hàng ngàn khó khăn, thử thách từ một xưởng sản xuất lạc hậu với
quy mô nhỏ tới nay sản phẩm của công ty đã được giới thiệu quảng bá ở
nhiều tỉnh thành. Công ty đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng
chục lao động địa phương góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
mọi người.
Hiện nay công ty gồm 5 xưởng sản xuất:
+ Xưởng sản xuất rượu
+ Xưởng sản xuất dấm gạo
7
+ Xưởng sản xuất giò
+ Xưởng sản xuất nem chua
+ Xưởng sản xuất bột canh(10- 2011 mới đưa vào sản xuất)
- Mục tiêu:
Đang trên đường hội nhập cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam, mọi hoạt động của Bảo Pháp đều hướng theo một mục tiêu chung là:
“Xây dựng thương hiệu uy tín trong hoạt động sản xuất và kinh doanh
Cung cấp sản phẩm có chất lượng với dịch vụ tốt nhất.
Tất cả vì sự phát triển bền vững của Công ty”.
3. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm:
- Sản xuất rượu

- Sản xuất dấm gạo
- Sản xuất giò các loại
- Sản xuất nem chua
- Sản xuất bột canh
- Mì gạo(chưa sản xuất mà chủ yếu đặt hàng từ các cơ sở sản xuất có uy
tín).
II. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý
1. Sơ đồ tổ chức
Với đặc điểm kinh doanh của mình công ty được hoạt động dưới sự chỉ
đạo điều hành của ban giám đốc, dưới ban giám đốc là các phòng kinh doanh,
phòng kế toán, kỹ thuật, các xưởng sản xuất thủ kho và các hệ thống bán buôn
bán lẻ.
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH MTV Bảo Pháp được thể
hiện như sau:

8
Sơ Đồ 1.1. Bộ máy quản lý Công ty
Ghi
chú :
Mối quan hệ chức năng
Mối quan hệ trực tuyến
2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:
- Giám Đốc: Phụ trách chung
Là người đứng đầu doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước nhà nước về
mọi hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc là nơi tập chung đầu mối điều
hành mọi hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp phục vụ quá trình
kinh doanh.
Phân
xưởng
2

Phân
xưởng
3
Phân
xưởng
4
Phân
xưởng
5
Phân
xưởng
1
Giám Đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán
Thủ kho, bảo vệ
Phòng kinh doanh
Hệ thống
bán buôn
Hệ thống
bán lẻ
Phòng
Kỹ thuật
9
- Phó giám đốc :
Giúp giám đốc theo dõi điều hành kinh doanh, phụ trách quá trình
nhập hàng của doanh nghiệp, xây dựng các chính sách, chiến lược kinh
doanh.
- Phòng kinh doanh: Là phòng trực tiếp ký hợp đồng kinh tế
+ Lập và quản lý, theo dõi tình hình thực hiện các đơn đặt hàng.

+ Cùng phó giám đốc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
+ Thực hiện các chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm.
+ Tư vấn cho ban giám đốc các hợp đồng kinh tế.
+ Lập kế hoạch và thực hiện các chương trình quảng cáo giới thiệu sản
cho hệ thống đại lý cấp 2.
- Phòng kế toán :
Có chức năng tổng hợp các số liệu tham mưu cho Giám Đốc về công tác
tài chính của doanh nghiệp
Là nơi tập chung, tập hợp phản ánh kịp thời các nghịêp vụ kinh tế tài
chính phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Là phòng thực hiện chức năng giám sát mọi hoạt động của doanh
nghiệp, kiểm soát quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đồng thời thực
hiện chức năng hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị theo
đúng chế độ kế toán mà Nhà nước đã quy định. Đây là một thành viên thay
mặt Nhà nước giám sát mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Hệ thống bán buôn :
Đây là nơi trực tiếp liên hệ và nhận các đơn đặt hàng của hệ thống đại lý
cấp 2 và có trách nhiệm thông báo cho phòng kinh doanh về các đơn đặt hàng
để phòng kinh doanh có sự chuẩn bị hàng.
Thực hiện chuyển hàng cho đại lý cấp 2 khi có yêu cầu và phản hồi
những thông tin của các đại lý để đảm bảo quá trình kinh doanh được thuận
lợi.
10
- Hệ thống bán lẻ :
Đây là nơi trực tiếp giới thiệu, tư vấn và bán các sản phẩm cho khách
hàng cá nhân. Phản ánh kịp thời các thông tin từ khách hàng cho phòng kinh
doanh để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp.
- Thủ kho, bảo vệ :
+ Thủ kho có nhiệm vụ xuất nhập và thực hiện kiểm tra, theo dõi chủng
loại, phẩm cấp, chất lượng, quy cách sản phẩm theo phiếu xuất, nhập hàng

hoá đảm bảo tính chính xác của hàng tồn kho.
+ Bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ tài sản, hàng hoá của toàn bộ doanh nghiệp
cũng như tài sản của khách hàng khi đến mua hàng. Thực hiện kiểm tra tính
hợp lệ của các hoá đơn, chứng từ hàng ngày trong quá trình xuất, nhập hàng
ngày.
- Phòng kỹ thuật :
Có chức năng tham mưu đề xuất và giúp giám đốc trong công tác quản
lý kỹ thuật trên các lĩnh vực : đầu tư xây dựng cơ bản, kỹ thuật công nghệ
thông tin, mạng lưới và thông tin liên lạc, kỹ thuật an toàn, sáng kiến cải tiến,
bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Các xưởng sản xuất :
Hiện tại công ty có 5 xưởng sản xuất có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất và
đảm bảo đúng số lượng và chất lượng các sản phẩm do cấp trên yêu cầu.
III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 năm 2007 – 2010
Kể từ khi chuyển từ mô hình sản xuất gia đình nhỏ bé lên mô hình công
ty TNHH mở rộng cả về quy mô và mặt hàng buổi ban đầu công ty gặp không
ít khó khăn nhưng với sự nỗ lực của lãnh đạo cộng với sự nhiệt tình của tất cả
cán bộ công nhân viên nên công ty đã dần ổn định và phát triển. Sản phẩm
của công ty đã và đang được tiêu thụ tại các tỉnh thành như Quảng Ninh, Hải
Dương, Hải Phòng, Hà nội. Cùng với việc đổi mới sản phẩm, mẫu mã, công
ty đã chỉ đạo các đơn vị kết hợp bán buôn với với bán lẻ từng bước tăng tỷ
trọng bán buôn và tăng cường đại lý ký gửi, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
11
Trong quá trình sản xuất luôn tuân thủ đúng quy định, chú trọng tới việc
đảm bảo chất lượng hạ giá thành sản phẩm.
Mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật được chú trọng đầu tư nâng cấp song
thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường do sự cạnh tranh gay gắt từ
phía các đối thủ nên việc kinh doanh gặp không ít khó khăn.
Bảng 1.1. Cơ cấu vốn của công ty giai đoạn 2007-2010

Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010
Tổng số %
Tổng
số
%
Tổng
số
%
Tổng
số
%
Vốn lưu động 1.2 60 1,52 59 2.23 62 2.84 61,7
Vốn cố định 0.8 40 1.04 41 1.35 38 1.76 38,3
Tổng vốn 2.0 100 2.56 100 3.58 100 4.6 100
Với bất kỳ một doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa dịch
vụ nào thì vốn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định. Đối với
công ty TNHH MTV Bảo Pháp thì đây cũng là một nhân tố tác động trực tiếp
đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt hàng kinh doanh của công
ty chủ yếu là thực phẩm nên vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn. Vốn lưu
động được công ty bổ sung qua mỗi chu kỳ kinh doanh, tăng đều qua các
năm chứng tỏ công ty hoạt động ổn định và có hiệu quả. Vốn cố định cũng
chiếm một phần đáng kể trong tổng vốn kinh doanh vì đây là vốn đầu tư vào
trang thiết bị sản xuất, bảo quản, nhà kho, khu sản xuất…
Hiện tại công ty có trên 30 cán bộ công nhân viên thường xuyên tham
gia lao động sản xuất, ngoài số công nhân ra thì các nhân viên khác đều có
trình độ cao đẳng và trung cấp. Khi được nhận vào làm tất cả mọi người đều
được phổ biến quy chế các quy định về an toàn lao động và vệ sinh an toàn
thực phẩm, được cấp đồng phục công ty…chế độ lương thưởng được hưởng

theo quy định của công ty. Công ty có sử dụng trả lương làm hai lần, 1lần tạm
ứng vào giữa tháng và lần chính vào cuối tháng.
12
Lực lượng cán bộ công nhân viên trong công ty đều rất nhiệt tình năng
động nên chất lượng và doanh số luôn được đảm bảo, doanh thu bán hàng liên
tục tăng công ty sử dụng cả kênh bán hàng trực tiếp và gián tiếp để phục vụ
tối đa nhu cầu của thị trường.
Bảng 1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: Đồng
Diễn giải 2007 2008 2009 2010
Doanh thu bán hàng 5.260.322.468 5.983.495.198 7.361.295.927 8.142.333.785
Các khoản giảm trừ 2.815.551 3.105.446 4.305.120 4.953.472
Doanh thu thuần 5.257.506.917 5.980.389.758 7.356.990.807 8.137.380.313
Giá vốn hàng bán 3.967.210.092 4.185.904.112 5.031.100.261 5.831.386.506
LN về bán hàng 1.290.836.825 1.794.485.646 2.325.890.546 2.305.993.807
Chi phí tài chính 31.064.288 40.026.972 60.177.240 160.200.136
Chi phí bán hàng 896.912.445 1.226.900.243 1.507.500.100 1.422.682.865
CP quản lý DN 247.805.112 348.510.322 573.200.105 520.028.450
LN từ hoạt động KD 115.114.980 179.048.109 185.013.101 203.082.356
LN khác 1.015.882 1.714.429 2.584.312 3.082.356
Tổng LN trước thuế 114.099.098 177.333.680 182.428.789 200.000.000
Nhìn bảng trên ta thấy công ty đã bỏ ra một khoản chi phí khá lớn so với
doanh thu để chi cho hoạt động bán hàng, điều đó khẳng định công tác đẩy
mạnh hoạt động bán hàng của công ty được đánh giá rất cao. Đây là khoản chi
cho hoạt động quảng cáo, nâng cấp trang thiết bị bán hàng, cho hoạt động hội
chợ triển lãm… Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hơn 203 triệu
đồng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng lợi nhuận.
+ Tình hình phát triển doanh thu và cơ cấu doanh thu:
Mở rộng và phát triển doanh thu có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận
của doanh nghiệp, tới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty đặc

biệt quan tâm và áp dụng nhiều biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa như
nâng cao chất lượng, hạ giá thành, xúc tiến yểm trợ bán hàng, gia tăng dịch vụ
trước trong và sau khi bán hàng…
Bảng 1.3. Cơ cấu doanh thu
Đơn vị: Tỷ đồng
13
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010
Tổngs

%
Tổngs

%
Tổngs

%
Tổng
số
%
Bán buôn 3,19 61 3,85 67 5,12 70 5,86 72
Bán lẻ 2,07 39 2,13 33 2,24 30 2,28 28
Tổng
doanh thu
5,26 100 5,98 100 7,36 100 8,14 100
(Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của phòng KD)
Từ những số liệu ở biểu trên, có thể thấy rằng doanh thu của năm sau cao
hơn năm trước rất nhiều, qua đó cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm tăng do
công ty đã xây dựng được một kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt. Để có được
kết quả như vậy, công ty đã sử dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản

phẩm ở thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng. Doanh thu từ hoạt động
bán buôn chiếm tỷ trọng lớn hơn, và ngày một gia tăng trong những năm gần
đây. Năm 2007, kinh doanh từ bán buôn chỉ đạt 3,19 tỷ đồng, trong khi đó
bán lẻ là 2,07 tỷ đồng. Từ năm 2007 đến 2010 thì doanh thu từ bán buôn tăng
từ 61% năm 2007 lên 72% năm 2010 và đây cũng là hình thức kinh doanh
chủ yếu. Nhu cầu tiêu dùng của người dân không những tăng mạnh mà họ còn
rất khó tính trong việc đòi hỏi cao về chất lượng của mặt hàng, hình thức phải
đẹp bắt mắt, thương hiệu sản phẩm phải lớn, giá cả phải hợp lý. Chính vì thế
công ty đã không ngừng tăng quy mô hoạt động sản xuất và rất chú trọng đến
chất lượng, hạ giá thành trên một đơn vị sản phẩm bằng việc nhập những thiết
bị sản xuất hiện đại, tận dụng tối đa những mặt lợi từ khâu đầu vào lẫn sản
xuất và tiêu thụ. Doanh thu của công ty tăng qua các năm từ 5,26 tỷ năm 2007
lên 8,14 tỷ năm 2010 chứng tỏ sản phẩm của công ty đã có một chỗ đứng
vững chắc trên thị trường. Tình hình doanh thu của công ty ngày càng tăng
chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả tuy nhiên tổng doanh thu còn thấp, nếu
công ty biết tận dụng những lợi thế và có một chiến lược kinh doanh hợp lý
thì sẽ phát triển tốt trong những năm sắp tới.
+ Tình hình phát triển mặt hàng:
14
Khi đời sống của người dân trong cả nước ngày một nâng cao thì khả
năng mua của họ cũng được nâng cao mà hiện tại các chủng loại sản phẩm
của công ty còn quá ít đó là một thiếu sót lớn, công ty có thể sản xuất những
sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của họ thì sẽ tiêu thụ
mạnh được ở các địa phương đó. Tuy công ty đã sử dụng nhiều biện pháp để
mở rộng và phát triển mặt hàng kinh doanh, nhưng danh mục mặt hàng của
công ty vẫn còn hạn hẹp và tốc độ tăng doanh thu từ những mặt hàng truyền
thống chưa được cao.
Bảng 1.4. Tình hình mặt hàng qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Mặt hàng

kinh doanh
2007 2008 2009 2010
Doanh
thu
%
Doanh
thu
%
Doanh
thu
%
Doanh
thu
%
Rượu 789,73 15,01 991,17 16,6 1285,42 17,5 1371,31 16,84
Dấm 581,14 11,05 661,81 11 971,13 13,2 1194,23 14,67
Nem chua 900,24 17,12 1128,96 18,9 1445,35 19,6 1550,82 19,05
Giò 2989,01 56,82 3201,45 53,5 3659,34 49,7 4025,97 49,44
Tổng số 5260,12 100 5983,39 100 7361,24 100 8142,33 100
Qua số liệu của bảng trên cho thấy phần lớn các doanh số của các mặt hàng
mà công ty kinh doanh đều có xu hướng tăng doanh thu năm sau tăng hơn
năm trước, một số mặt hàng chủ lực tăng rất mạnh điều đó cho thấy đường lối
kinh doanh do ban lãnh đạo của công ty đề ra là rất có hiệu quả.
+ Hiệu quả của hoạt động kinh doanh qua một số chỉ tiêu:
Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng
của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao
động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu, vốn…) để đạt được mục tiêu
cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa
hoá lợi nhuận. Đây cũng là mục tiêu cao nhất của các công ty nói chung và
của công ty sản xuất và cung ứng thực phẩm nói riêng, tình hình doanh thu

tiêu thụ sản phẩm của công ty thể hiện ở bảng 1.3 và 1.4 cho thấy trong các
năm gần đây con số tăng lên một cách nhanh chóng tới năm 2010 doanh thu
15
từ hoạt động bán buôn, bán lẻ đã tới trên 8 tỷ đồng từ con số 5 tỷ đồng năm
2007. Năng suất lao động bình quân của một lao động trong năm 2008 là
0,141 tỷ đồng đến năm 2009 là 0,145 tỷ đồng cho đến năm 2010 con số của
một lao động trong công ty đã tăng lên gần 0,156 tỷ đồng. Qua đó cho thấy
hiệu quả kinh doanh của công ty tăng trong những năm gần đây với tốc độ
tương đối lớn.
+ Chỉ tiêu chi phí:
Gần đây công ty đã không ngừng đẩy nhanh kết quả về mặt chất lượng
của hoạt động sản xuất kinh doanh bên cạnh đó công ty đã áp dụng nhiều biện
pháp để hạ thấp tỷ suất chi phí như: xây dựng mức và định mức chi phí, áp
dụng cơ chế khoán, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn để giảm lợi tức tiền
vay, phát động phong trào thi đua sản xuất tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu
trong công ty, những khoản chi không cần thiết của công ty mà có thể khắc
phục được thì được hạn chế một cách tối đa. Để phấn đấu hạ thấp chi phí kinh
doanh thì công ty đã luôn cải tiến thiết bị sản xuất, bảo quản vừa cho tăng
năng suất lao động vừa tránh tình trạng sản phẩm sản xuất ra hỏng do máy
móc cũ kỹ. Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh năm 2009 là 10,33% đến
năm 2010 là 10,46% điều đó chứng tỏ khi chi phí kinh doanh tăng nhưng mức
doanh lợi của chi phí kinh doanh trong kỳ vẫn tăng, khi bỏ ra thêm một đồng
chi phí thì sẽ thu được lớn hơn 0,1 đồng lợi nhuận.
Bảng 1.5. Doanh thu và chi phí của công ty qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Tổng DT 5,26 5,98 7,36 8,14
Tổng chi phí 1,4 1,52 1,79 1,94
Tỷ suất CP (%) 26,6 25,4 24,3 23,8
(Nguồn: Trích từ báo cáo kêt quả kinh doanh của phòng kế toán)

Dựa vào những số liệu biểu trên ta thấy rằng công ty đã có những biện
pháp hợp lý để giảm dần chi phí. Tỷ suất chi phí năm 2007 là 26,6%, giảm
xuống 24.3% năm 2009 và sang năm 2010 chỉ còn 23.8%. Nhìn vào biểu
trên có thể thấy rằng nguyên nhân của tỷ suất chi phí giảm là do doanh thu
tăng mạnh trong khi tốc độ tăng của chi phí rất chậm. Tỷ suất chi phí giảm
16
góp phần cho lợi nhuận của công ty cao hơn và nâng cao được khả năng
cạnh tranh trên thị trường, mở rộng dần mặt hàng kinh doanh cả về số lượng
và chất lượng, từng bước thâm nhập các thị trường dân cư có mức sống thấp
hơn.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản
phẩm thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh( P = DT - CP ). Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản nhất, cốt lõi nhất để
đánh giá doanh nghiệp đó sản xuất kinh doanh có lãi, hay lỗ, nó có tính chất
quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp bất kỳ nào đó.Tăng
lợi nhuận, tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của công ty. Do tăng
tổng doanh thu và giảm chi phí nên lợi nhuận của công ty tăng lên được thể
hiện ở bảng 1.5 ngoài ra nó còn thể hiện ở:
Bảng 1.6. Lợi nhuận của công ty qua các năm gần đây
Đơn vị: Triệu đồng
TT Diễn giải 2007 2008 2009 2010
So sánh %
08/07 09/08 010/09
1 Doanh thu 5260,1 5983,4 7361,2 8142,3 113,8 122 111,5
2 Khoản giảm trừ 2,8 3,1 4,3 4,9 110,7 138,7 113,9
3 Giá vốn hàng bán 3967,2 4185,9 5031,1 5831,4 105,5 120,2 115,9
4 Lợi nhuận gộp 1290,1 1794,4 2265,8 2305,9 139,1 126,3 101,8
5 CP bán hàng 896,9 1266,9 1507,5 1422,7 112,3 128,4 109,9
6 CP quản lý DN 247.8 348,5 573,2 520,1 113,2 129,9 114,8

7 LN từ hđsxkd 115 179 185 203 104,7 103,4 108,1
(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm)
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thu được từ hoạt động bán
hàng của công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu trong trong tổng số lợi nhuận. Khối
lượng hàng hoá bán ra trên thị trường tăng hàng năm từ 5260,1 triệu đồng
năm 2007 lên đến 8142,3 triệu đồng năm 2010. Doanh thu của công ty tăng
hơn 500 triệu qua mỗi năm, dù chi phí của công ty có tăng nhưng mức tăng
của chi phí là rất nhỏ so với tốc độ tăng của doanh thu vì thế công ty vẫn đảm
bảo được lợi nhuận cuối năm vẫn tăng hơn năm trước theo biểu trên thì năm
2007 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 115 triệu đồng, năm 2008
17
là 179 triệu đồng ( tăng 4,7% ); con số thống kê năm 2010 là 203 triệu đồng
tăng 3,4% so với năm 2009 và tăng 8,1% so với năm 2007 điều đó chứng tỏ
công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
+ Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh vì bất cứ khâu nào trong kinh doanh cũng liên quan đến
vấn đề sử dụng vốn. Trong công ty, việc sử dụng vốn hiệu quả là rất quan
trọng, vốn sau mỗi chu kỳ kinh doanh đều được thu hồi và tăng so với vốn
đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đó có lãi. Nó được phản ánh qua các chỉ tiêu như: tốc độ chu
chuyển, thời gian vòng chu chuyển, sức sinh lời, tình hình năng suất lao động,
giảm chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị… Nhìn chung
công ty sử dụng đồng vốn là có hiệu quả điều đó đã được khẳng định qua mức
thu lợi nhuận của công ty và khả năng thu hồi vốn nhanh.
Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
thì công ty cũng không ngừng quan tâm cải thịên đời sống cho CBCNV trong
công ty và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Bảng 1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2007 - 2010
Chỉ tiêu Đơn vị

Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
So sánh (%)
08/07 09/08 010/09
Các khoản nộp
Ngân sách
1000 đ 2250 2750 4500 6250 122 163 138
Thu nhập BQ
CBCNV/tháng
1000 đ 1000 1140 1200 1400 114 105 116
IV. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động
1. Thuận lợi
- Các chính sách kinh tế của nhà nước ngày càng thông thoáng, hỗ trợ
doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các thành phần doanh
nghiệp.
18
- Tiếp tục được sự hỗ trợ về vốn của các ngân hàng, đặc biệt là Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc cung cấp nguồn vốn kinh
doanh.
- Ban lãnh đạo công ty là những người trẻ có kinh nghiệm, nhạy bén và
nhiệt huyết với nghề.
- Việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý, đầu tư nâng cấp hệ
thống dây chuyền sản xuất đã tạo nên những thay đổi tích cực, góp phần quan
trọng vào việc hoàn thành các kế hoạch đã vạch ra.

- Thương hiệu của công ty ngày càng phát triển, tạo lập nhiều kênh thị
trường, nhiều khách hàng mới. Mối quan hệ giữa nhà sản xuất với người tiêu
dùng ngày càng gắn kết.
- Một số sản phẩm của công ty được sản xuất trên nền móng truyền
thống lâu năm nên có tính cạnh tranh cao.
- nằm gần các trang trại cung cấp nguyên liệu nên thuận lợi cho việc thu
mua và vận chuyển.
2. Khó khăn
- Tính không ổn định của thị trường nguyên liệu gây khó khăn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Giá của các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất không ổn định
thường xuyên biến động làm ảnh hưởng tới sản xuất của công ty.
- Văn phòng công ty đặt tại xã, cách xa trung tâm thành phố, nên khó
thu hút nhân lực giỏi, đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty và các hoạt động
giao thương mua bán
- Mặc dù được sự hỗ trợ của các ngân hàng, song nguồn vốn công ty
còn nhiều hạn hẹp, trong khi nhu cầu vốn cho sản xuất là rất cao nên công ty
thường thiếu hụt vốn làm ảnh hưởng tới sản xuất và tình hình các đơn hàng
của công ty.
19
- Chính sách nhà nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thực
phẩm không ổn định làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của
công ty.
V. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và phát triển thương
hiệu tại công ty TNHH MTV Bảo Pháp
1. Đặc điểm lao động
Trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty còn thấp: trong tổng
số 30 cán bộ công nhân viên thì chỉ có 1 Đại học (kế toán), 3 Cao đẳng và 5
trung cấp còn lại là tốt nghiệp THPT và THCS. Chưa có phòng marketing
riêng, công ty cũng chưa có chức danh quản lý thương hiệu, chưa có kế hoạch

đầu tư nhân sự cho xây dựng thương hiệu như chủ động cử nhân viên tham
gia các lớp học về việc xây dựng, quảng bá thương hiệu, các lớp kỹ năng
truyền thông, quản lý thông tin…Do lực lượng lao động của Công ty xất phát
chủ yếu là ở nông thôn trình độ học vấn còn chưa cao nên tác phong làm việc
cũng như khả năng tiếp cận máy móc, trang thiết bị còn nhiều hạn chế. Tinh
thần trách nhiệm với công việc còn thấp, tất cả những lí do trên gây nên
những ảnh hưởng nhất định cho chất lượng sản phẩm cũng như tiến trình xây
dựng và phát triển thương hiệu của Công ty.
2. Đặc điểm tài chính
Công ty TNHH MTV Bảo Pháp được thành lập tiền thân từ một
xưởng sản xuất của gia đình, nguồn vốn tự có còn hạn hẹp (2.000.000.000
VND) mặc dù có được sự giúp đỡ của ngân hàng song sự hỗ trợ này nhiều khi
còn khó tiếp cận cũng như còn thấp so với nhu cầu của Công ty, hàng năm
Công ty chỉ nhận được khoảng 400.000.000 VND từ sự hỗ trợ này ngoài ra
đảm bảo cho hoạt động của mình Công ty còn phải huy động từ nhiều nguồn
khác như gia đình, bạn bè… Chính sự thiếu hụt về nguồn vốn đã làm ảnh
hưởng lớn đến quá trình sản xuất cũng như quá trình phát triển của Công ty,
nhiều khi do nguồn vốn hạn hẹp mà một số đơn hàng của khách hàng không
đáp ứng được, chiến lược của Công ty vạch ra đã không thể thực hiện được
đành phải gác lại như năm 2010 Công ty dự kiến mua dây chuyền chế biến
thực phẩm khép kín nhằm nâng cao chất lượng cũng như số lượng đưa ra thị
trường được nhiều hơn nhưng do dây chuyền này giá quá cao nên hiện tại
20
Công ty vẫn phải sử dụng hệ thống máy móc cũ, nên nhiều khi sản phẩm của
Công ty vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường cả về chất lượng cũng
như mẫu mã sản phẩm. Ngoài ra do tài chính thiếu hụt nên khả năng quảng
bá, khuếch trương thương hiệu cũng chưa được diễn ra rộng dãi.
3. Đặc điểm đối thủ cạnh tranh
Như đã nói ở trên khi đời sống của người dân ngày càng được nâng
cao thì nhu cầu ăn, mặc là rất lớn chính vì thế mà trong lĩnh vực sản xuất và

kinh doanh thực phẩm ngày càng diễn ra sôi động với nhiều nhà sản xuất và
cung ứng cả trong và ngoài nước có tiềm lực lớn về mọi mặt nên các hoạt
động về sản xuất và phân phối sản phẩm có nhiều thuận lợi. Các sản phẩm
của các công ty này ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường với nhiều
chủng loại với nhiều mẫu mã khác nhau. Đó là nhờ họ có công nghệ và nguồn
vốn lớn, họ có chiến lược và cách đào tạo nguồn nhân lực bài bản hơn nữa sản
phẩm và uy tín của các công ty này đã có mặt trên thị trường từ lâu. Đó là
chưa kể những nhà sản xuất nhỏ lẻ giá rẻ xuất hiện ngày càng nhiều trên thị
trường chính điều này cũng tác động không nhỏ tới thị phần của Công ty cũng
như tác động không nhỏ tới tiến trình xây dựng và phát triển thương hiệu của
bảo pháp trong hiện tại và tương lai.
Đối với bất kỳ đơn vị sản xuất kinh doanh nào cũng tồn tại đối thủ
cạnh tranh, với ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm thì điều này càng diễn
ra gay gắt, quyết liệt. Việc xác định chính xác đối thủ cạnh tranh của công ty
là rất quan trọng, tránh chủ quan, bởi vì, bên cạnh những đối thủ cạnh tranh
hiện tại còn có những đối thủ tiềm ẩn, đối thủ ngầm không lộ diện sẽ rất nguy
hiểm đối với công ty. Hiện nay trong ngành thực phẩm chưa tính các thương
hiệu nổi tiếng của nước ngoài chỉ tính riêng các thương hiệu mạnh trong nước
cũng đã rất nhiều tạo ra một môi trường cạnh tranh đầy sức khốc liệt. Đối với
mặt hàng rượu mặc dù là ngành chịu sự quản lí chặt chẽ của nhà nước nhưng
cũng không vì thế mà kém phần quyết liệt, có thể kể ra những rên tuổi lớn
như: Rượu vodka Hà Nội, vang Đà Lạt, rượu Bầu Đá Bình Định, rượu Phú
Lộc…Đây là những thương hiệu lớn đã có mặt sớm trên thị trường và có sự
đầu tư lớn cho sự phát triển thương hiệu. Do được sự đầu tư lớn cộng với các
21
chiến lược phù hợp nên các sản phẩm của các công ty này ngay từ khi xuất
hiện trên thị trường đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường.
Với mặt hàng thực phẩm có thể kể ra những nhãn hiệu như: Công ty
TNHH Trung Thành, công ty thực phẩm Miền Bắc, Vinafood, Vissan,
Massan…

Là thương hiệu sinh sau đẻ muộn lại không có được những điều kiện
thuận lợi như những thương hiệu kể trên nên Bảo Pháp cần phải thận trọng
trong từng bước đi của mình, cần phải học hỏi kinh nghiệm và có những bước
đi táo bạo để có thể chiến thắng và cạnh tranh được với các nhãn hiệu lớn.
4. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Những sản phẩm hiện tại mà Công ty đang sản xuất và kinh doanh là
rượu, giò các loại, dấm gạo, nem chua và bột canh.
Với mặt hàng rượu hiện tại Công ty có các loại: 300ml, 330ml, 500ml,
750ml, 2lit và 5lit với các loại nồng độ 29,5%V, 35%V và 39,5%V. Để đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện tại Công ty vẫn bán các sản phẩm của
mình với hai loại hình thức là có nhãn mác và không có nhãn mác.
Với mặt hàng giò hiện tại Công ty có các loại giò lụa, giò bò và giò đà
điểu với các loại trọng lượng 500g và 1kg. Hiện mới chỉ có giò lụa và giò bò
là có nhãn mác còn giò đà điểu vẫn chưa có nhãn mác.
Với mặt hàng nem hiện tại có các sản phẩm nem thính, nem tai và
nem chua trong đó mặt hàng nem chua là mặt hàng có tem mác và có doanh
thu lớn nhất.
Còn lại các mặt hàng như dấm gạo, mỳ gạo vẫn chưa có nhãn mác
mang tên thương hiệu của Công ty.
Có thể nói đây là những ngành kinh doanh không còn mới mẻ. Những
sản phẩm này đã được nhiều Công ty sản xuất với nhiều loại sản phẩm khác
nhau tạo nên một thị trường đa dạng và cạnh tranh cao đòi hỏi các doanh
nghiệp phải luôn tự đổi mới mình nếu không sẽ bị đào thải. Nhu cầu của thị
trường luôn luôn biến đổi do vậy các sản phẩm cũng phải có sự biến đổi nhất
định về chất và mẫu mã sản phẩm vì thế các sản phẩm không thể không đổi
22
mới. Vì vậy ban lãnh đạo công ty cũng phải nhanh nhạy nắm bắt và luôn đi
trước đối thủ. Nhưng với năng lực hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế cả về tài
chính và nhân lực nên đây là một thách thức lớn với Bảo Pháp trên con đường
xây dựng và phát triển thương hiệu đòi hỏi toàn thể cán bộ công nhân viên

trong công ty phải nỗ lực hết mình thì sản phẩm mới có thể tồn tại và phát
triển được trên thị trường.
5. Đặc điểm thị trường
Việt Nam một thị trường đầy tiềm năng với hơn 85 triệu dân, nhưng
những năm vừa qua chúng ta đã chứng kiến cảnh các doanh nghiệp nước
ngoài lấn át các doanh nghiệp Việt Nam ngay trên sân nhà, người tiêu dùng
trong nước không mặn mà với sản phẩm do chính các doanh nghiệp Việt sản
xuất một phần do chất lượng và mẫu mã không tốt.
Những năm gần đây do sự nhìn nhận, đánh giá đúng đắn của các
doanh nghiệp và các cơ quan quản lí nhà nước tới thị trường đầy tiềm năng
ngay tại sân nhà nên đã có sự đầu tư thích đáng cho vấn đề cải tiến mẫu mã và
chất lượng sản phẩm. Các chính sách khuyến khích người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam, các chính sách hỗ trợ đối với người tiêu dùng nên họ đã
dần tin tưởng và quay lại dùng hàng Việt Nam.
Cũng kể từ đây chúng ta đã thấy nhiều nhãn hiệu công ty Việt Nam
chuyên trong lĩnh vực rượu, thực phẩm nổi lên và có uy tín trên thị trường
như: Trung Thành, Vissan, vinafood, Vang Đà Lạt, Vodka Hà Nội…tạo nên
một thị trường đa dạng nhưng cũng đầy tính cạnh tranh đòi hỏi những doanh
nghiệp muốn tồn tại không còn cách nào khác phải luôn đổi mới mình. Nhưng
những doanh nghiệp làm được điều này không phải nhiều, nên chưa đáp ứng
đủ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Đa số các doanh nghiệp chỉ mải chạy
theo doanh số và lợi nhuận mà không quan tâm tới chất lượng chính điều này
làm mất dần uy tín của các thương hiệu Việt trong tâm trí khách hàng.
Một thực tế cho thấy khi điều kiện sống của người dân được nâng cao
thì đòi hỏi của họ về mẫu mã và chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Thực
trạng này càng cho thấy các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm
Việt Nam cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.
Nhưng tình trạng sản xuất manh mún, thiếu quy hoạch cộng với sự lỏng lẻo
23
của các cơ quan chức năng nên trong thời gian vừa qua chúng ta đã chứng

kiến nhiều sản phẩm không đảm bảo chất lượng gây ảnh hưởng lớn đến sức
khoẻ của người tiêu dùng gây ra sự hoang mang, hỗn loạn trên thị trường
rượu và thực phẩm…chính những điều ấy sẽ tạo khó khăn rất nhiều cho việc
nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm. Hiện nay, đã
có nhiều đơn vị, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình
như Tổng Công ty rượu và nước giải khát Việt Nam, công ty TNHH Trung
Thành, công ty thực phẩm Miền Bắc… Tạo nên một thị trường đa dạng cả về
chủng loại và mẫu mã. Nhưng nhìn chung các thương hiệu trên thị trường nội
địa còn ít, nhiều loại đã có thương hiệu nhưng vẫn còn mang các tên gọi chưa
chính xác hoặc còn quá chung chung. Ngay tại Bảo Pháp tình trạng này cũng
diễn ra ( vì lí do gia đình muốn đưa tên của người nhà vào tên biển hiệu) là
Công ty TNHH MTV Bảo Pháp nhưng biển hiệu trước cổng Công ty lại là
Phúc Bảo Pháp. Chính những lí do ấy mặc dù những sản phẩm của Bảo pháp
có chất lượng song vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến.
24
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MTV BẢO PHÁP
I. Nhận thức về vấn đề thương hiệu
Nhận thức về thương hiệu trong doanh nghiệp là một yếu tố rất quan
trọng ảnh hưởng đến chiến lược lâu dài của doanh nghiệp không chỉ trong
marketing mà còn ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh chung của toàn
doanh nghiệp. Nếu không có nhận thức đúng đắn về thương hiệu thì doanh
nghiệp dễ bị sai lầm trong việc lựa chọn chiến lược đầu tư cho mình. Thay vì
cần có một chiến lược đúng đắn trong việc xây dựng hình ảnh sản phẩm của
doanh nghiệp trong cả sản xuất lẫn trong marketing thì doanh nghiệp chỉ chú
trọng đầu tư nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Ở Bảo Pháp, khi
được hỏi về mức độ đồng ý của mình đối với một số quan niệm về thương
hiệu được đưa ra sẵn theo các mức độ từ 1 đến 5 theo thứ tự từ hoàn toàn
phản đối đến hoàn toàn đồng ý, thì đa số đều đồng ý với thương hiệu không
chỉ là tên gọi sản phẩm hay tên doanh nghiệp mà thương hiệu chính là tài sản

của doanh nghiệp, là hình ảnh và là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Điều này thể hiện rõ qua biểu đồ sau:
1.1
25

×