- 1 -
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cảm ơn ii
Mục lục 1
PHẦN I: MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
6. Giả thuyết khoa học nghiên cứu 5
PHẦN II: NỘI DUNG 7
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. Cơ sở lý thuyết 7
I.1. Những tiền đề của việc vận dụng kiến thức vào đời sống 7
I.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin 7
I.1.2. Nguyên lý giáo dục, hệ thống giáo dục Việt Nam 7
I.2. Kĩ năng vận dụng kiến thức và vai trò của kĩ năng vận dụng kiến thức 8
I.2.1 Khái niệm kĩ năng vận dụng kiến thức 8
I.2.2 Vai trò của kĩ năng vận dụng kiến thức 8
I.2.3. Phân loại kĩ năng vận dụng kiến thức 9
I.3. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống qua bộ môn Hóa học 10
I.3.1. Hóa học và năng lượng 10
I.3.1.1. Năng lượng cần cho sự sống con người 10
I.3.1.2. Năng lượng cần cho sinh hoạt 10
I.3.1.3. Năng lượng cần cho sản xuất 10
I.3.2. Hóa học và vật liệu 11
- 2 -
I.3.3. Hóa học và đời sống hằng ngày 12
I.3.3.1. Hóa học phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp 12
I.3.3.2. Hóa học thực phẩm làm tăng giá trị các sản phẩm nông12
nghiệp 12
I.3.3.3. Hóa học với sinh hoạt hằng ngày của con người 12
I.3.4. Hóa học và môi trường 13
I.4. Phương pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào đời
sống 14
I.5. Một số hình thức tổ chức rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời
sống 15
I.5.1. Hoạt động trên lớp 15
I.5.2. Hoạt động ngoài lớp 15
II. Cơ sở thực tiễn 15
II.1 Thực trạng chung về việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học
vào đời sống 15
II.2. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào đời sống cho học
sinh ở trường Trung học Cơ sở 16
Chương II:
KHAI THÁC CÁC KIẾN THỨC HÓA HỌC ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐÓ VÀO ĐỜI SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC CƠ SỞ QUA CÁC BÀI HỌC Ở CHƯƠNG IV VÀ CHƯƠNG V SÁCH
GIÁO KHOA HÓA HỌC
I. Những nguyên tắc khi khai thác kiến thức vận dụng vào đời sống 18
II. Hệ thống các kiến thức Hóa học cần được vận dụng vào đời sống 18
III. Thiết kế một số bài rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào đời
sống cho học sinh Trung học Cơ sở ở chương IV và chương V sách giáo
khoa Hóa học 9 23
III.1. Giáo dục môi trường 23
III.2. Thiết kế nội dung lồng ghép kiến thức Hoá học để vận dụng vào
- 3 -
đời sống qua một số bài ở chương IV và chương V sách giáo khoa Hóa học 9 25
IV. Một vài kết luận và khảo sát ban đầu 37
IV.1. Đối với giáo viên 38
IV.1.1. Qua phiếu phỏng vấn 38
IV.1.2. Qua trò chuyện và dự giờ 39
IV.2. Đối với học sinh 39
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 41
I. Kết luận 41
II. Đề xuất 42
II.1. Đối với giáo viên 43
II.2. Đối với học sinh 44
PHỤ LỤC 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
- 4 -
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, khoa học rất phát triển trên tất cả các lĩnh vực và đã có rất nhiều
thành tựu ứng dụng vào cuộc sống. Trong đó có Hóa học, là một ngành khoa học
thực nghiệm, các thành tựu của nó có rất nhiều ứng dụng và phổ biến trong cuộc
sống, có thể nói Hóa học là nền tảng để nghiên cứu các ngành khác, đồng thời các
sản phẩm của Hóa học còn là nguyên nhiên liệu cung cấp cho nhiều ngành công
nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm, xuất khẩu, nghiên cứu khoa học… Đi đôi với việc
phát triển của các ngành khoa học thì tình trạng ô nhiễm môi trường cũng đang là
vấn đề cấp thiết cần được giải quyết, đây không phải là nhiệm vụ riêng của một
ngành khoa học nào kể cả ngành Hóa học. Do đó, việc trang bị cho học sinh Trung
học Cơ sở những kiến thức, kĩ năng cơ bản về Hóa học là rất cần thiết nhằm chuẩn
bị hành trang cho các em bước vào cuộc sống.
Trong chương trình Hóa học 9, học sinh Trung học Cơ sở sẽ bắt đầu tìm hiểu
về các hợp chất Hữu cơ ở chương IV, chương V. Qua nghiên cứu các chương này
các em sẽ biết được những tính chất, ứng dụng, qui trình sản xuất các hợp chất của
Hữu cơ và ảnh hưởng của chúng đến môi trường, từ đây các em sẽ vận dụng những
kiến thức học được vào trong cuộc sống và bảo vệ môi trường.
Là một sinh viên chuyên ngành Hóa, tôi luôn mong muốn sẽ vững vàng trong công
tác giảng dạy, đặc biệt trong lĩnh vực Hóa học Hữu cơ. Do đó, ngay từ ghế nhà
trường tôi bắt đầu tìm hiểu các hợp chất Hữu cơ, tìm ra các kiến thức Hóa học liên
quan đến thực tiễn và vận dụng các kiến thức đó vào thực tế giảng dạy thông qua
các bài ở chương IV, V sách giáo khoa Hóa học 9 nhằm tạo ra hứng thú học tập cho
học sinh đối với môn Hóa.Vì thế mà tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu kĩ năng vận dụng
kiến thức Hóa học vào đời sống của học sinh qua các bài học ở chương IV, V
sách giáo khoa hóa học 9 trường Trung học Cơ sở”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa Hóa học 9 thông qua các bài ở chương
IV, chương V.
- 5 -
- Nghiên cứu những nội dung Hóa học có liên quan đến thực tiễn đời sống
- Tìm hiểu việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học của giáo viên
cho học sinh ở trường Trung học Cơ sở.
- Tìm hiểu khả năng vận dụng kiến thức Hóa học ở chương IV, chương V sách
giáo khoa Hóa học 9 của học sinh Trung học Cơ sở vào đời sống.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích các bài trong chương IV, chương V sách giáo khoa Hóa học 9 để
nêu ra các kiến thức liên quan đến đời sống.
- Xây dựng một số mẫu có nội dung lồng ghép kiến thức Hóa học vào đời sống
qua các bài cụ thể chương IV, chương V sách giáo khoa hóa học 9.
- Tìm hiểu thực tế giáo viên, học sinh về vấn đề rèn luyện và vận dụng các kĩ
năng về kiến thức Hóa học vào đời sống để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài này.
4. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết để nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, các
văn bản có liên quan đến đề tài.
- Phương nghiên cứu thực tế qua tìm hiểu giáo viên, học sinh.
- Phương pháp dự giờ, quan sát
- Phương pháp đàm thoại với giáo viên
- Các phương pháp có liên quan
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu:
- Giáo viên trường Trung học Cơ sở.
- Học sinh trường Trung học Cơ sở.
5.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Sách giáo khoa Hóa học 9
- Các tài liêu liên quan
6. Giả thuyết khoa học nghiên cứu
- Nếu tìm hiểu đúng sâu về nội dung chương IV, chương V sách giáo khoa
Hóa học 9 Trung học Cơ sở theo trình tự logic khoa học sẽ góp phần hình thành các
- 6 -
kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn cho học sinh một cách có hệ
thống, nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tạo hứng thú, tăng lòng yêu thích môn Hóa học cho học sinh Trung học Cơ
sở.
- Làm tài liệu nghiên cứu cho giáo viên và học sinh
- 7 -
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1 Những tiền đề của việc vận dụng kiến thức vào đời sống.
I. 1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin thì giữa lý luận và thực tiễn có
mối quan hệ biện chứng với nhau. Thực tiễn là cơ sở, là động lực chủ yếu trực tiếp
của nhận thức vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà các quan điểm của con người ngày
càng hoàn thiện, năng lực tư duy không ngừng được củng cố và phát triển. Nhận
thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải
coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực
tiễn, học đi đôi với hành. Ngược lại nhận thức (lý luận) lại có vai trò rất lớn đối với
thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn góp phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt
động của con người. Ta phải coi trong lý luận nhưng không được cường điệu vai trò
của lý luận, coi thường thực tiễn và tách rời lý luận với thực tiễn. Điều đó cũng có
nghĩa là phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, thực tiễn
không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ
với thực tiễn là lý luận suông. Trong học tập cũng vậy, ngoài việc học tập các kiến
thức trên lớp phải có sự vận dụng các kiến thức đó vào thực tiễn, đời sống, sản xuất.
I. 1.2 Nguyên lý giáo dục, hệ thống giáo dục Việt Nam
Điều 23 luật giáo dục ghi rõ:
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản về hình thành nhân cách
con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, muốn chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên, đi
vào cuộc sống lao động,…trước hết phải trang bị cho các em những kiến thức cơ
bản, nhưng không phải chỉ dừng lại ở mức độ trang bị kiến thức mà phải rèn luyện
- 8 -
cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn, đem ứng dụng trong đời
sống, góp phần thực hiện mục tiêu mà giáo dục đề ra.
Việc liên hệ giữa kiến thức trên lớp với đời sống, thực tiễn đảm bảo được
nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,
lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
xã hội.” Đây là tổng kết kinh nghiệm giáo dục của loài người từ nhiều thế kỉ. Ông
cha ta xưa nay vẫn nói: “phải chăm chỉ học hành”. Trong ngôn ngữ Việt Nam: học
và hành luôn gắn liền với nhau. Bác Hồ cũng đã dạy: “Học phải đi đôi với hành.
Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi trãi.”
I.2 Kĩ năng vận dụng kiến thức và vai trò của kĩ năng vận dụng kiến thức.
I. 2.1 Khái niệm về kĩ năng vận dụng kiến thức.
Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực
nào đó vào thực tế. Việc hình thành kĩ năng cho học sinh trong dạy học có vai trò
rất quan trọng.
I. 2.2 Vai trò kĩ năng vận dụng kiến thức.
- Giúp nhớ lâu, nhớ sâu bài học (khắc sâu kiến thức)
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn kiến thức lý thuyết (đào sâu kiến thức)
- Giúp học sinh có những hứng thú khi học.
Không thể giải quyết thành công những nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp
và hướng nghiệp nếu việc nghiên cứu những cơ sở khoa học của sản xuất hiện đại
không gắn với việc tham gia của học sinh vào lao động sản xuất. Do đó hướng
nghiệp trong giảng dạy Hóa học gắn bó chặt chẽ với việc chuẩn bị một cách trực
tiếp cho học sinh tham gia vào hoạt động thực tiễn tương lai bằng cách hình thành ở
họ những kĩ xảo nghề nghiệp đầu tiên đối với lao động . Nội dung dạy học Hóa học
không chỉ làm cho học sinh làm quen với nội dung và những đặc điểm của hoạt
động lao động theo các ngành nghề có tính Hóa học hoặc nông nghiệp, mà còn làm
cho học sinh yêu thích những nghề đó, khêu gợi ở họ những nguyện vọng lao động
sản xuất, gắn với những ứng dụng thực tiễn, những tri thức và kĩ năng Hóa học
trong công nghiệp, giao thông vận tải, cơ khí, nông nghiệp…
- 9 -
- Giáo dục học sinh thành những con người lao động mới.
I. 2.3 Phân loại kĩ năng vận dụng kiến thức.
Nếu như giáo viên không hình thành kĩ năng cho học sinh trong quá trình
dạy học thì học sinh sẽ nhanh chóng quên đi những kiến thức đã học, không hiểu
sâu được kiến thức và cảm thấy nhàm chán không thích học.
Như thế, kiến thức của tất cả các môn học mà học sinh đã học ở trường phổ
thông đều phải được đem vận dụng vào thực tiễn. Sau đây là các loại kĩ năng cần
hình thành cho học sinh ở trường trung Học cơ Sở:
- Kĩ năng thí nghiệm thực hành
- Kĩ năng quan sát thực, phân tích, so sánh, tổng hợp
- Kĩ năng tra cứu và sử dụng thông tin tư liệu
- Kĩ năng phán đoán
- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải bài tập
- Kĩ năng vận dụng kiến thức để làm thí nghiệm thực hành
- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề đơn giản của
cuộc sống thực tiễn
- Kĩ năng vẽ hình
Trong số các kĩ năng đó thì kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống là một
trong những kĩ năng quan trọng nhất, cần phải hình thành cho học. Riêng đối với kĩ
năng này thì có những lĩnh vực vận dụng như sau:
- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng xung quanh
- Vận dụng kiến thức vào việc bảo vệ môi trường sống
- Vận dụng kiến thức vào công nghiệp
- Vận dụng kiến thức vào nông nghiệp
- Vận dụng kiến thức vào y học
- Vận dụng kiến thức vào sinh hoạt, đời sống
Do vậy nhiệm vụ của giáo viên không chỉ là truyền dạy kiến thức học sinh
mà còn phải rèn luyện cho học sinh vận dụng những kiến thức đó vào các lĩnh của
đời sống và không chỉ dừng lại ở mức độ vận dụng kiến thức đơn thuần, yêu cần
- 10 -
phải đạt được là bản thân mỗi học sinh phải có ý thức, trách nhiệm đối với các vấn
đề môi trường, y học…có định hướng nghề nghiệp trong tương lai, có niềm tin vào
khoa học, có được những đức tính của con người lao động mới. Tất cả những yếu tố
đó sẽ giúp cho các em trở nên năng động, sáng tạo, linh hoạt trong cuộc sống sau
này.
I. 3 Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống qua bộ môn Hóa học.
I. 3.1 Hóa học và năng lượng
Vai trò của năng lượng đối với đời sống của con người
I. 3.1. 1 Năng lượng cần cho sự sống của con người:
Tim muốn vận chuyển máu nuôi cơ thể cần phải tiêu tốn năng lượng để co
bóp đẩy máu vào động mạch, phổi muốn co giãn để hít thở không khí cũng cần
năng lượng. Các hoạt động suy nghĩ, nghe, nhìn …đều cần tiêu tốn năng lượng. Để
đi từ chỗ này đến chỗ khác, các cơ bắp phải co giãn. Chúng tiêu tốn năng lượng để
sinh công di chuyển cơ thể chúng ta. Mang vác vật nặng, chạy nhảy, bơi lội …tất
thảy đều cần tiêu tốn năng lượng. Năng lượng cho các hoạt động của cơ thể được
cung cấp từ các chất dinh dưỡng mà con người hấp thu từ bên ngoài.
I. 3.1. 2 Năng lượng cần cho sinh hoạt:
Từ thuở sơ khai, con người đã tình cờ phát hiện ra lửa và dùng lửa vào việc
sưởi ấm, nấu nướng. Từ đó, năng lượng bên ngoài được con người khai thác có ý
thức, phục vụ cuộc sống. Xét cho cùng, chính sự phát minh ra lửa và việc sử dụng
năng lượng nhiệt vào cuộc sống là một yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ sự tiến hóa và phát
triển của loài người.
I. 3.1. 3 Năng lượng cần cho sản xuất:
Bất kỳ hoạt động sản xuất nào của con người cũng cần đến năng lượng. Than
đá để nung vôi, nấu gạch ngói, sản xuất xi măng, luyện gang thép …Do đó nền sản
xuất thiếu năng lượng thì không thể phát triển được. Sự biến động giá cả các loại
nhiên liệu thế giới, đặc biệt là dầu mỏ có ảnh hưởng đến hầu như toàn bộ đời sống
con người.
- 11 -
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là các nguồn năng lượng không phải là vô tận, mà
đang bị cạn kiệt. Hóa học đã đưa ra hướng giải quyết vấn đề năng lượng và nhiên
liệu cho tương lai là sản xuất và sử dụng nguồn năng lượng nhân tạo thay cho
nguồn nhiên liệu tự nhiên. Điển hình là các nguồn nhiên liệu sinh học; nhiên liệu
sinh học là loại nhiên liệu được tạo thành từ các chất có nguồn gốc từ động thực vật.
Ví dụ như:
- Chất béo: dầu dừa, mỡ động vật …
- Ngũ cốc: lúa, ngô, đậu …
- Chất thải nông nghiệp: rơm, rạ, phân gia súc …
- Chất thải công nghiệp; mùn cưa, gỗ vụn …
Các nhiên liệu có thể thu được là: etanol, methanol, hidro, biogas chứa chủ yếu là
metan, điezen sinh học, …
Năng lượng hạt nhân: sử dụng phản ứng hóa học tạo ra điện năng.
I. 3.2 Hóa học và vật liệu
Từ giữa thế kỉ XX đến nay, nhờ khoa học phát triển mạnh mẽ, nhiều loại vật
liệu với các tính năng đa dạng được sử dụng rộng rãi, có thể thay thế cả sắt thép.
Chẳng hạn như: chất dẻo, vật liệu polime, compozit …
Những năm gần đây, thế giới chứng kiến những bước tiến dài trong lĩnh vực
vật liệu khi các loại vật liệu mới ngày càng nhanh chóng được phát minh và ứng
dụng vào cuộc sống, gây nên những biến đổi kì diệu. Đặc biệt khi Hóa học phát
triển con người đã ứng dụng những thành tựu của Hóa học vào việc tạo ra các vật
liệu với chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu của con người và khoa học.
Có thể nói, cuộc sống của con người ở bất cứ nơi đâu trên Trái đất và bất cứ
trình độ phát triển nào cũng đều phải gắn liến với vật liệu và bị chi phối với các vật
liệu được sử dụng. Hóa học hữu cơ đã tạo ra nhiều loại vật liệu quan trong như:
polime hữu cơ, nhựa và các chất dẻo, cao su tự nhiên và nhân tạo, gỗ tự nhiên và gỗ
nhân tạo.
- 12 -
I. 3.3 Hóa học và đời sống hàng ngày
Sự gia tăng dân số đang đặt ra vấn đề hết sức quan trọng và đảm bảo lương
thực – thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh các giải pháp dựa vào các tiến
bộ khoa học của công nghệ sinh học, con người buộc phải tăng cường sử dụng hóa
chất trong nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ dại …Do đó, Hóa học
đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu lương thực – thực phẩm
cho con người thể hiện ở một số vấn đề sau:
I. 3. 3.1 Hóa học phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp
Hóa học góp phần làm tăng sản lượng, năng suất và chất lượng sản phẩm cây
trồng, vật nuôi nhờ nghiên cứu, sản xuất và phát triển các loại chế phẩm hóa học
như:
- Phân bón
- Thuốc bảo vệ thực vật
- Thuốc thú y và phòng trừ dịch bệnh
- Chất kích thích tăng trưởng
I. 3. 3.2 Hóa học thực phẩm làm tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp.
- Bảo quản lương thực – thực phẩm
- Chế biến lương thực - thực phẩm
- An toàn thực phẩm và việc sử dụng hóa chất trong chế biến thực phẩm.
I. 3. 3.3 Hóa học với sinh hoạt hằng ngày của con người
a. Vật liệu dùng cho may mặc:
Vật liệu dùng cho may mặc của con người ngày càng đa dạng và phong phú,
song về mặt Hóa học chúng có thể chia làm 2 nhóm:
- Vật liệu tự nhiên: tơ sợi, tơ tằm, len, da thú.
- Vật liệu nhân tạo: Do nhu cầu của con người càng phát triển, việc khai thác
các nguồn tự nhiên không đủ cung cấp nên con người đã nghiên cứu tổng hợp nên
nhiều vật liệu may mặc mới với các tính năng khác nhau: tơ sợi Hóa học, chất màu
và thuốc nhuộm.
- 13 -
b. Các loại xà phòng và chất tẩy rửa, mỹ phẩm
Mỹ phẩm hiện nay có rất nhiều loại: các chất dưỡng da (kem, dung dịch,
bột), nước hoa, phấn/kem trang điểm mặt, dầu tắm và dầu gội, son môi, kem đánh
răng, sơn móng, thuốc uốn tóc và thuốc nhuộm tóc, chất khử mùi …
c. Hóa dược:
Tầm quan trọng của hóa học đối với việc bảo vệ sức khỏe con người, Paraxel
– một thầy thuốc người Thụy Sĩ vào thế kỉ XVII đã phát biểu: “Các hiện tượng
trong hoạt động sống của cơ thể, dù của người ốm hay khỏe, chỉ có thể hiểu được
khi xem xét và đánh giá các quá trình Hóa học xảy ra trong đó và cũng chỉ có thể
chữa được bệnh nhờ các thuốc Hóa học.”
I. 3.4 Hóa học và môi trường
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật
và sự phát triển của kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại. Do
đó khoa học về môi trường phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Đi song song với việc gia tăng dân số và sự phát triển của khoa học đã làm
cho môi trường sống của con người ngày càng thay đổi và biến động mạnh. Môi
trường bị ô nhiễm do nhiều tác nhân, nhưng tác nhân chính là con người, các hoạt
động của con người đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng, chủ yếu là các hoạt
động:
- Sản xuất nông nghiệp
- Sản xuất công nghiệp:
+ Chất thải sinh hoạt
+ Hoạt động giao thông vận tải
Trước mối quan hệ hữu cơ giữa con người và môi trường, cần có biện pháp
bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý. Mục đích cuối cùng
của việc bảo vệ môi trường là làm sao cho môi trường bao quanh chịu ảnh hưởng
của con người vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho con người đảm bảo một cuộc sống
lành mạnh về thể chất và tinh thần. Mục đích thực tiễn không phải là bảo vệ mà là
để hướng dẫn sự phát triển đúng đắn mối quan hệ qua lại giữa con người và thiên
- 14 -
nhiên. Ngày nay bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước, vấn đề giáo dục môi trường phải thành một trong những mối quan tâm hàng
đầu.
I. 4 Phương pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào đời sống.
- Muốn vận dụng kiến thức Hóa học vào đời sống cần phải phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh trong quá trình học. Khác với quá trình nhận thức trong
nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện
những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những điều mà loài người đã tích
lũy được. Tuy nhiên, trong học tập học sinh cũng khám phá ra những hiểu biết mới
đối với bản thân. Học sinh sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã nắm được qua hoạt
động chủ động, nổ lực của chính mình. Tính tích cực học tập biểu hiện ở những
dấu hiệu như: Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của
bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, chủ
động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới…
- Ngoài ra khi dạy học giáo viên luôn đặt các kiến thức vào những tình huống
của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt
ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa
nắm được phương pháp làm ra kiến thức kĩ năng đó không rập khuôn theo những
khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo, đồng thời vận dụng
kiến thức Hóa học vào thực tế một cách có hiệu quả.
- Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con
người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra đánh giá
không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà
phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình
huống thực tế.
- Lồng ghép với từng nội kiến thức trong bài học dưới dạng gợi mở để học
sinh tự liên hệ thực tế.
- Đặt ra tình huống có vấn đề, yêu cầu học sinh giải đáp bằng những kiến thức
vừa mới học.
- 15 -
- Yêu cầu học sinh làm tất cả các bài tập vận dụng trong sách giáo khoa và cả
sách bài tập.
- Cho học sinh đi tham quan thực tế những cơ sở sản xuất, đi khảo sát thực
tế…đối với những kiến thức thật gần g ũ i trong sinh hoạt thường ngày thì học sinh
rất dễ vận dụng, giải thích qua đó các em cảm thấy rất hứng thú khi học, ngày càng
yêu thích bộ môn hơn.
I. 5. Một số hình thức tổ chức rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời
sống.
I. 5. 1. Hoạt động trên lớp
Thông qua các môn học chính khóa có các biện pháp sau:
- Phân tích những hiện tượng, vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến
Hóa học
- Xây dựng bài học xuất phát từ kiến thức môn học nhưng phải gắn liền với
thực tiễn.
-Sử dụng các phương tiện dạy học để làm cơ sở cho việc vận dụng kiến thức.
-Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học thông qua giờ học trên lớp
hay trong phòng thí nghiệm do những kiến thức này được tích hợp và lồng ghép vào
nội dung bài giảng, đặc biệt trong bộ môn Hóa học. Có thể sử dụng một số biện
pháp như: thực hành – thí nghiệm, dùng lời, đàm thoại.
I. 5. 2 Hoạt động ở ngoài lớp
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học thông qua các hoạt động
ngoại khóa với hình thức: tham quan sản xuất. …
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
II. 1 Thực trạng chung về việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa
học vào đời sống.
Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống hiếu học, học rất giỏi, rất thông minh.
Tuy nhiên trong thời đại ngày nay – thời đại của khoa học công nghệ, kĩ thuật phát
triển cao nên việc nắm vững kiến thức là chưa đủ mà đòi hỏi phải có những kĩ năng
vận dụng những kiến thức đó vào thực tế, có như vậy mới theo kịp được sự phát
- 16 -
triển của thời đại, giúp cho con người trở nên linh hoạt nhạy bén, thích ứng với cuộc
sống.
Về kĩ năng, Việt Nam chúng ta còn kém hơn nước ngoài. Điều này thể hiện
thực trạng giáo dục nước ta trong những năm qua: coi trọng lý thuyết mà xem nhẹ
việc vận dụng lý thuyết đó vào đời sống. Muốn thực hiện được những điều này con
người cần có những kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết.
Hiện nay nền giáo dục Việt Nam đã được cải cách và quan tâm nhiều hơn.
Điều này được thể hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân:
“- Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông cơ bản, toàn
diện, hướng nghiệp và hệ thống: gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh
lý của lứa tuổi học sinh, đáp ứng mục tiêu ở mỗi bậc học, cấp học.
- Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
Ngành giáo dục và nhà giáo dục luôn tạo điều kiện để người học phát huy hết
khả năng học của mình và điều này được thực hiện bằng cách đã có sự thay đổi
trong giáo dục: dạy học theo phương pháp tích cực, lấy người học làm trung tâm,
cải cách lại chương trình Sách giáo khoa cho từng cấp học, bậc học: tăng các tiết
dạy thực hành, tham quan thực tế giúp cho học sinh có thể vận dụng những kiến
thức đã học một cách có hiệu quả.
II. 2 Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào đời sống cho học
sinh ở trường Trung học Cơ sở.
Ở bậc Trung học Cơ sở, Hóa học là một môn học mới, học sinh chỉ bước đầu
tìm hiểu nên gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời trong giảng dạy giáo viên chỉ chú ý
hình thành kiến thức cho học sinh mà chưa quan tâm thích đáng đến việc rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào đời sống, giải thích một số hiện tượng gần
gũi xung quanh còn khá phổ biến để học sinh có thể nắm bắt kiến thức một cách dễ
dàng. Mặt khác về phía học sinh, các em còn lười học, lười vận dụng kiến thức, học
- 17 -
theo kiểu bị ép buộc, “học để đó”. Bên cạnh đó một số học sinh chưa nắm được
cách học môn Hóa: mắt quan sát, đầu suy nghĩ, luôn đặt ra vấn đề và tìm cách giải
đáp, vận dụng kiến thức để nhớ lâu, nhớ sâu bài học…Một số nơi nguồn thông tin
còn hạn chế nên các em chưa vận dụng được những kiến thức học ở trường vào đời
sống.
Tuy nhiên, định hướng dạy học theo phương pháp tích cực hiện nay đã có
những chuyển biến tích cực. Qua nghiên cứu thực tế ở một số trường Trung học Cơ
sở trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, huyện Lấp Vò, các giáo viên đã chú trọng hơn
trong việc rèn luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải thích
các hiện tượng, giải quyết một số vấn đề liên quan đến Hóa học. Giáo viên Trung
học không ngừng vận dụng kiến thức môn Hóa học vào thực tiễn.
CHƯƠNG II: KHAI THÁC CÁC KIẾN THỨC HÓA HỌC ĐỂ RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC ĐÓ VÀO ĐỜI SỐNG CHO HỌC
- 18 -
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUA CÁC BÀI HỌC Ở CHƯƠNG IV VÀ
CHƯƠNG V SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 9.
I. NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI KHAI THÁC CÁC KIẾN THỨC.
- Khai thác một cách có chọn lọc.
- Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh, tận dụng tối
đa mọi khả năng để học sinh có thể liên hệ tốt đến các vấn đề trong cuộc sống có
liên quan đến Hóa học.
- Khi giáo viên muốn đưa ra kiến thức Hóa học để học sinh vận dụng vào thực
tiễn từ Sách giáo khoa, thì yêu cầu đầu tiên là thiết kế được các việc làm cho hoạt
động hướng dẫn của giáo viên và cho hoạt động của học sinh. Thiết kế này phải cho
học sinh tự làm lấy, đây là vấn đề cốt lõi nhất của việc rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào đời sống cho học sinh.
II. HỆ THỐNG CÁC KIẾN THỨC HÓA HỌC CẦN ĐƯỢC VẬN DỤNG
VÀO ĐỜI SỐNG
Qua nghiên cứu các bài học chương IV và chương V Sách giáo khoa Hóa
học 9, Sách giáo viên 9, Sách bài tập 9 tôi đã rút ra một hệ thống các kiến thức Hóa
học mà trong giảng dạy Giáo viên có thể rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
đời sống cho học sinh.
Bài Tựa bài Lĩnh vực vận dụng Kiến thức vận dụng
36 Mêtan
Sinh hoạt Tính chất hóa học: cháy tỏa
nhiều nhiệt
Công nghiệp
Phản ứng thế: dung môi.
Điều chế một số chất như: H
2
,
các loại hóa chất khác.
Môi trường
Hiệu ứng nhà kính
Hợp chất metan là freon phá
hủy tầng ozon.
Sinh hoạt Tính chất hóa học: cháy tỏa
nhiều nhiệt
Công nghiệp
Tính chất hóa học: Phản ứng
trùng hợp (chất dẻo), phản ứng
- 19 -
37 Etylen cộng (điều chế rượu, axit
axetic, dung môi…)
Nông nghiệp Kích thích quả mau chín
38 Axetylen
Sinh hoạt Tính chất hóa học: cháy tỏa
nhiều nhiệt
Công nghiệp
Tính chất hóa học: hàn cắt kim
loại, trùng hợp nhựa PVC, cao
su, axit axetic …
Nông nghiệp Kích thích quả mau chín
Môi trường
Các sản phẩm nhựa PVC khó
phân huỷ gây ô nhiễm môi
trường.
39 Benzen
Công nghiệp
Điều chế chất dẻo, phẩm
nhuộm. Sản xuất ra một số
dung môi
Nông nghiệp Điều chế thuốc trừ sâu. Dung
môi.
Y học Điều chế các loại dược phẩm.
Môi trường Tính độc của benzen, các hợp
chất khó phân hủy.
40 Dầu mỏ và
khí thiên
nhiên
Sinh hoạt
Các sản phẩm chế biến từ dầu
mỏ.
Khí thiên nhiên
Giao thông vận tải Các sản phẩm chế biến từ dầu
mỏ.
Công nghiệp
Tính chất vật lý, trạng thái tự
nhiên, cấu tạo, khai thác, chế
biến.
Y học
Có chứa một số hợp chất quí
hiếm dùng để chế tạo nhiều
loại dược phẩm
Môi trường Tính chất vật lý, khai thác, vận
chuyển, chế biến và sử dụng.
Sinh hoạt Khái niệm nhiên liệu, phân
loại: rắn, lỏng, khí
- 20 -
Giao thông vận tải Nguyên liệu cho các loại động
cơ
Công nghiệp Xây dựng, cung cấp năng
lượng.
Nông nghiệp Phân bón hữu cơ
Môi trường Sử dụng nhiên liệu có hiệu quả
Cháy tạo ra nhiều loại khí độc.
44 Rượu etylic
Sinh hoạt Độ rượu, tính chất vật lý
Công nghiệp
Tính chất hóa học: cháy tỏa
nhiều nhiệt, nguyên liệu điều
chế chất dẻo. Pha chế nước
hoa
Giao thông vận tải Cháy tỏa nhiều nhiệt
Y học Kích thích tiêu hóa, dung môi,
diệt khuẩn.
Môi trường Điều chế rượu từ chất thải của
nhà máy sản xuất đường.
Sinh hoạt Tính chất vật lý, pha chế ở
nồng độ 3 – 5% để ăn.
Công nghiệp
Điều chế
Mỹ phẩm: phản ứng este hóa
Chất dẻo: nguyên liệu tổng
hợp polime
Nhuộm: dùng làm các chất
cầm màu: nhôm axetat, sắt
axetat
Nông nghiệp Thuốc kích thích tăng trưởng,
thuốc diệt côn trùng
Y học Dược phẩm: aspirin …
Sinh hoạt, đời sống Tính chất vật lý, trạng thái tự
nhiên, cách bảo quản
Y học Cung cấp năng lượng cho cơ
thể hoạt động.
Công nghiệp Tính chất hóa học: sản xuất xà
phòng, glyxerol.
- 21 -
Môi trường Cách bảo quản, sự ôi mỡ
50 Glucozo
Sinh hoạt, đời sống Tính chất vật lý, trạng thái tự
nhiên.
Công nghiệp Tính chất hóa học: phản ứng
tráng gương
Y học Dung môi: pha huyết thanh,
sản xuất vitamin C.
Môi trường Dịch gỉ đường dùng để sản
xuất rượu và phân bón.
51 Saccarozo
Sinh hoạt, đời sống Tính chất vật lý, trạng thái tự
nhiên.
Công nghiệp Phản ứng tráng gương khi có
xúc tác là axit.
Y học Nguyên liệu pha chế thuốc
52 Tinh bột và
xenlulozo
Sinh hoạt, đời sống Tính chất vật lý, trạng thái tự
nhiên.
Công nghiệp
Tinh bột dùng làm thực phẩm,
sản xuất đường và rượu etylic.
Xenlulozo: vật liệu xây dựng,
sản xuất giấy, sản xuất vải sợi.
Môi trường
Sử dụng CO
2
để tổng hợp tinh
bột nhờ quá trình quang hợp
của cây xanh.
53 Protein
Sinh hoạt, đời sống
Trạng thái tự nhiên.
Tính chất hóa học: sự đông tụ,
sự phân hủy bởi nhiệt
Y học Chứa nhiều chất dinh dưỡng
cần thiết cho cơ thể.
Công nghiệp
Nguyên liệu cho công nghiệp
dệt: len, tơ tằm; công nhiệp mĩ
nghệ: sừng, ngà ; thực phẩm.
Môi trường Sự phân hủy protein tạo ra
nhiều loại chất độc
Sinh hoạt đời sống Nguồn gốc tự nhiên và nhân
tạo.
- 22 -
Công nghiệp Chất dẻo, tơ, cao su.
Y học Các dụng cụ hỗ trợ
Nông nghiệp Các loại bao bì, vỏ, chai thuốc.
Môi trường
Các chất phụ gia có thể gây
mùi khó chịu, vật liệu polime
khó phân hủy.
Trên đây là một số lĩnh vực vận dụng kiến thức theo từng bài, khi dạy giáo
viên có thể liên hệ, phát triển thêm nữa, tùy tình hình địa phương, tùy vào trình độ
của học sinh …
Như vậy Hóa học có rất nhiều ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Hầu hết các bài ở chương IV và chương V Sách giáo khoa Hóa học 9 đều có thể
vận dụng. Giáo viên cần lưu ý để trong quá trình giảng dạy có thể rèn luyện cho học
sinh kĩ vận dụng các kiến thức này vào đời sống.
III. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN
THỨC HÓA HỌC VÀO ĐỜI SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ở CHƯƠNG IV VÀ CHƯƠNG V SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 9
III. 1 GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
Khi xây dựng một nội dung giáo dục môi trường thường được tiến hành theo
các bước sau:
Tên làm việc: Đặt tên cho một việc làm cụ thể, rõ ràng.
1. Tên bài: Bài gì? ở lớp nào?
2. Loại hình: Khai thác từ Sách giáo khoa
3. Mục tiêu: Có thể nêu ra một số các nội dung: Phát triển khái niệm cơ bản, kĩ
năng, giá trị của môi trường đối với con người quyết định môi trường.
4. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị tờ rời, sơ đồ, tranh ảnh …;
- Học sinh chuẩn bị nội dung học, tranh ảnh, dụng cụ học tập….
5. Hệ thống làm việc: Các việc làm của giáo viên, học sinh theo nội dung cụ
thể hoặc có thể khai thác từ Sách giáo khoa.
Minh họa 1: Ô NHIỄM CHẤT THẢI DẠNG HÓA TỔNG HỢP
1. Tên bài: POLIME
- 23 -
2. Loại hình: giáo dục môi trường khai thác từ sách giáo khoa hóa học 9
3. Mục tiêu: hình thành kĩ năng thu thập, xử lý chất chất thải PE, PVC, nhựa
tổng hợp (túi nilon, vỏ chai nhựa…và từ đó nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ
môi trường.
4. Chuẩn bị: Phần giáo viên: phát tờ rời cho học sinh.
TỜ RỜI
- Có 7% trọng lượng và 20% khối lượng rác thải của các hộ gia đình là nhựa
tổng hợp.
- PVC, PE là một chất trơ khó mục nát
- PVC, một loại nhựa dùng trong bao bì đóng gói, một nguồn có chứa clo lớn
trong chất thải.
- Nếu clo được đốt cháy sẽ gây ô nhiễm môi trường
- Nếu chôn vào đất làm đất xói mòn, bị hoang hóa do nước không thể chảy
qua dẫn đến suy kiệt độ mùn của đất.
- Chính các chất màu khi thêm vào trong bao bì đóng gói gây ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người.
5. Hệ thống làm việc:
Việc làm 1:
Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận: hiện nay chất thải PE, PVC ( chủ yếu là túi
nilon, chai nhựa…) được dùng vào những việc gì trong đời sống hàng ngày?. Nó
có những ưu nhược điểm gì?
Việc làm 2:
Đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý các chất thải PVC, PE?
Việc làm 3:
Giáo viên cho các nhóm báo cáo, tổng kết, nêu các giải pháp hợp lý?
Minh họa 2: SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU HỢP LÝ
1. Tên bài: NHIÊN LIỆU
2. Loại hình: giáo dục môi trường khai thác từ lớp 9
- 24 -
3. Dựa vào ứng dụng của dầu mỏ để phân tích thông tin và đề ra giải pháp sử
dụng hợp lý các nguồn nhiên liệu. Học sinh thấy được xăng, dầu, gas… khi
cháy tạo thành CO
2
và CO gây tác hại đến môi trường; biết tìm ra ra giải
pháp làm giảm bớt lượng CO
2
trong không khí.
4. Chuẩn bị: Phần giáo viên: tờ rời, tranh vẽ về khói bụi nhà máy, đường phố
5. Hệ thống làm việc:
Khi tìm hiểu ứng dụng của dầu mỏ, kết hợp nội dung sách giáo khoa giáo
viên có thể khai thác nội dung giáo dục môi trường bằng cách tổ chức cho học
sinh làm việc như sau:
Việc làm 1: Nghiên cứu tờ rời giáo viên đặt ra câu hỏi: kể tên một số nhiên liệu
đang dùng hiện nay và ảnh hưởng của chúng?
Học sinh nghiên cứu tờ rời 1:
TỜ RỜI 1
Một số nhiên liệu thường dùng như: xăng, dầu, khí đốt…khi cháy sẽ sinh ra
CO
2
, lượng CO
2
này thải ra môi trường gây ra tác hại sau: hiệu ứng nhà kính
(làm trái Đất nóng dần lên, băng ở 2 cực tan ra gây lũ lụt…) mưa axit ở các đại
dương làm cho đại dương có nguy cơ bị axit hóa (hủy diệt các sinh vật dưới biển)
Năm 1950 1980 Hiện nay
Triệu tấn 12 150 5200
Ở Việt Nam nồng độ CO
2
trong không khí cao hơn 2,7 lần tiêu chuẩn cho phép.
Việc làm 2: nghiên cứu tờ rời
Giáo viên đặt ra câu hỏi: biện pháp nào để giảm lượng CO
2
?
Học sinh nghiên cứu tờ rời 2
TỜ RỜI 2
- Sử dụng nhiên liệu hợp lý, giảm tiêu thụ chất đốt, tiết kiệm năng lượng, xử lý
khí thải công nghiệp và sinh hoạt để làm giảm lượng CO
2
vào môi trường.
- Khai thác các nguồn năng lượng không gây ô nhiễm không khí: năng lượng
mặt Trời, thủy triều, gió, thủy điện, năng lượng địa nhiệt…
- Ngày nay hidro có thể làm nhiên liệu cho hoạt động của các động cơ, thay cho
xăng, dầu mà không làm ô nhiễm môi trường vì sản phẩm của quá trình đốt
cháy hidro là nước.
- 25 -
III. 2. THIẾT KẾ NỘI DUNG LỒNG GHÉP KIẾN THỨC HOÁ HỌC ĐỂ
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN QUA MỘT SỐ BÀI Ở CHƯƠNG IV VÀ
CHƯƠNG V SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 9
Minh họa 1:
Bài 36:
MÊTAN
A. MỤC TIÊU
1) Kiến thức:
- Nắm được tính chất vật lí của mêtan, chủ yếu là trạng thái và tính tan.
- Nắm được công thức cấu tạo và khái niệm về liên kết đơn.
- Nắm được hai tính chất hóa học: phản ứng cháy và phản ứng thế bởi
clo, từ đó suy ra một số ứng dụng quan trọng.
2) Kĩ năng:
- Buớc đầu làm quen với việc phân tích kết quả thí nghiệm, rút ra nhận
xét về phản ứng hóa học.
- Viết được phương trình phản ứng cháy và phản ứng thế.
- Vận dụng kĩ năng tính toán theo phương trình hóa học và thể tích mol
chất khí vào trường hợp các chất hữu cơ.
3) Thái độ:
- Tích cực thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên đặt ra.
B. CHUẨN BỊ
Phiếu học tập, tranh, hình vẽ hoặc mô hình
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
Phương pháp đàm thoại, trực quan hình ảnh, thí nghiệm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mêtan là một trong những nguồn nguyên liệu quan trong cho đời sống và cho
công nghiệp. Mêtan có cấu tạo và tính chất như thế nào, chúng ta sẽ nghiên cứu
trong bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của mêtan. (7 phút)
Hoat động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Trạng thái tự nhiên
- Phát phiếu học tập - Nghiên cứu phiếu học tập
- Thảo luận câu hỏi: Trong tự nhiên khí