Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Biến động chất lượng nước biển vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2001 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.14 MB, 85 trang )

1

C
M U 6
 1 - TNG QUAN V VNH H LONG 7
1.1 Điều kiện tự nhiên 7
1.1.1 Vị trí địa lý 7
1.1.2 Khí tượng, thuỷ hải văn 8
1.1.3 Địa chất-địa mạo 11
1.1.4 Đa dạng sinh học 12
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 17
1.2.1 Diện tích và dân số 17
1.2.2 Đặc điểm về kinh tế 18
a) Ngành khai khoáng 18
b) Ngành công nghiệp 18
c) Ngành dịch vụ - du lịch 19
d) Ngành nông – lâm – ngư nghiệp 19
e) Ngành giao thông vận tải 20
1.3 Các vấn đề môi trường vịnh Hạ Long 20
1.3.1 Ô nhiễm môi trường nước 20
1.3.2 Ô nhiễm môi trường không khí 21
1.3.3 Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 22
1.3.4 Suy giảm đa dạng sinh học 23
1.3.5.Tai biến địa chất,thiên tai và biến đổi khí hậu 24
a) Xói lở và bồi tụ 24
b) Thiên tai 25
1.4. Công tác quản lý môi trường vịnh Hạ Long 26
 2 - TÀI LIU 31
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 31


2.2 Mục tiêu của đề tài luận văn 31
2.3. Tài liệu sử dụng trong luận văn 31
2.4 Cách tiếp cận 32
2

2.4.1 Tiếp cận hệ thống 32
2.4.2 Tiếp cận hệ sinh thái 32
2.2.3 Tiếp cận có sự tham gia 33
2.5 Các pháp nghiên cứu 33
2.5.1 Phương pháp phân tích nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp 33
2.5.2 Phương pháp khảo sát thực địa bổ sung 34
2.5.3 Phương pháp ma trận 34
2.5.4 Phương pháp phân vùng chất lượng nước theo chỉ số WQI 35
 3 - KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN 39
3.1 Hiện trạng chất lượng nước biển vịnh Hạ Long 39
3.1.1 Hiện trạng chất lượng nước biển 39
a) Hiện trạng nước biển tại vùng lõi vịnh Hạ Long: 42
b) Hiện trạng nước biển tại vùng đệm vịnh Hạ Long: 43
3.1.2 Diễn biến chất lượng nước biển theo thời gian và không gian 46
3.1.3. Đánh giá ô nhiễm 61
3.2. Nguyên nhân và nguồn gây ô nhiễm 61
3.2.1 Các nguyên nhân 61
3.2.2 Ô nhiễm do nguồn từ đất liền đưa ra 63
3.2.3. Ô nhiễm do nguồn từ biển đưa vào 71
3.2.4. Ô nhiễm do các nguồn tại chỗ 72
3.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường 74
3.3.1 Tăng cường kiểm soát ô nhiễm và hoạt động phát triển 75
3.3.2 Tiếp tục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và tôn tạo di sản 76
3.3.3. Điều chỉnh quy hoạch môi trường vùng vịnh 76
3.3.4. Xử lý chất thải từ các hoạt động trên vịnh 77

3.3.5. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý môi trường vịnh 78
KT LUN & KHUYN NGH 79
TÀI LIU THAM KHO 80
PH LC 82



3

DANH MC CH VIT TT

BOD
Nhu cầu Ôxy sinh hóa
BTNMT
Bộ Tài nguyên môi trường
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNSX
Công nghệ sản xuất
COD
Nhu cầu Ôxy hóa học
CTR
Chất thải rắn
ĐDSH
Đa dạng sinh học
DO
Hàm lượng Ôxy hòa tan
ĐTM
Đánh giá tác động môi trường
GDP

Tốc độ tăng trưởng kinh tế
GHCP
Giới hạn cho phép
HST
Hệ sinh thái
IPCC
Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu
KCN
Khu công nghiệp
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
RNM
Rừng ngập mặn
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TSP
Bụi lơ lửng
TSS
Chất rắn lơ lửng
UBND
Ủy ban nhân dân
UNESCO
Tổ chức bảo tồn di sản thiên nhiên thế giới
VHL
Vịnh Hạ Long
VLXD
Vật liệu xây dựng
VSMT
Vệ sinh môi trường





4

DANH MC BNG

Trang
Bảng 1.1 Mực nước biển dâng so với thời kỳ 1980-1999 (cm)
Bảng 1.2 Độ phủ san hô sống tại các điểm khảo sát
Bảng 1.3 Tỷ lệ % đạt được tiêu chuẩn chất lượng không khí trong các
năm từ 2009 đến 2012, so sánh với QCVN
05(2009/BTNMT) đối với đo 1h
Bảng 1.4 Ước lượng khối lượng chất thải rắn tại Quảng Ninh
Bảng 1.5 Hiện trạng các bãi chôn lấp khu vực Tp Hạ Long và lân cận
Bảng 1.6 Suy giảm độ che phủ san hô trong vịnh Hạ Long
Bảng 1.7 Diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại vịnh Hạ Long
Bảng 1.8 Tỷ lệ suy giảm diện tích nước mặt, bãi triều và RNM
Bảng 2.1 Bảng quy định các giá trị q
i
, BP
i

Bảng 2.2 Bảng quy định các giá trị BP
i
và qi đối với DO
% bão hòa

Bảng 2.3 Bảng quy định các giá trị BP
i

và q
i
đối với thông số pH
Bảng 3.1 Các điểm quan trắc và thu thập số liệu
Bảng 3.2 Kết quả quan trắc môi trường nước biển và tính toán các
thông số WQI của vịnh Hạ Long vào quý IV năm 2012
Bảng 3.3 Khảo sát người dân về ảnh hưởng của các hoạt động động
gây ô nhiễm nước biển vịnh Hạ Long trong dân cư thành phố
Hạ Long
Bảng 3.4 Gia tăng dân số tại vùng đệm và vùng phụ cận vịnh Hạ Long
Bảng 3.5 Chất thải rắn phát sinh tại các đô thị tỉnh Quảng Ninh năm
2010
Bảng 3.6 Số lượng khách tham quan vịnh Hạ Long từ năm 1996- 2010
Bảng 3.7 Nước thải từ hoạt động khai thác than
Bảng 3.8 Tổng hợp nguyên nhân, khu vực, chất ô nhiễm tại VHL


10
16
21


22
23
24
24
25
36
36
37

39
41

62


63
65

67
70
74









5

DANH MC HÌNH

Trang
Hình 1.1 Vị trí địa lý và các phân vùng trong vịnh Hạ Long
Hình 1.2 Bãi rừng ngập mặn trên vịnh Hạ Long
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc
Hình 3.2 Sơ đồ phân vùng chất lượng nước VHL theo WQI quý

IV/2012
Hình 3.3 Diễn biến hàm lượng Mn trong nước biển ven bờ vùng đệm
vịnh Hạ Long năm 2012
Hình 3.4 Diễn biến hàm lượng Fe trong nước biển ven bờ vùng đệm
vịnh Hạ Long năm 2012
Hình 3.5 Diễn biến hàm lượng As trong nước biển ven bờ vùng đệm
vịnh Hạ Long năm 2012
Hình 3.6 Diễn biến hàm lượng dầu mỡ trong nước biển ven bờ vùng
đệm vịnh Hạ Long năm 2012
Hình 3.7 Diễn biến nhiệt độ mùa khô tại VHL từ 2001 đến 2011
Hình 3.8 Diễn biến nhiệt độ mùa mưa tại VHL từ 2001 đến 2011
Hình 3.9 Diễn biến pH mùa khô tại VHL từ 2001 đến 2011
Hình 3.10 Diễn biến pH mùa mưa tại VHL từ 2001 đến 2011
Hình 3.11 Diễn biến độ muối mùa khô tại VHL từ 2001 đến 2011
Hình 3.12 Diễn biến độ muối mùa mưa tại VHL từ 2001 đến 2011
Hình 3.13 Diễn biến TSS mùa khô và mùa mưa tại VHL từ 2001 đến
2011
Hình 3.14 Diễn biến DO mùa khô tại VHL từ 2001 đến 2011
Hình 3.15 Diễn biến DO mùa mưa tại VHL từ 2001 đến 2011
Hình 3.16 Diễn biến BOD mùa khô tại VHL từ 2001 đến 2011
Hình 3.17 Diễn biến BOD mùa mưa tại VHL từ 2001 đến 2011
Hình 3.18 Diễn biến Coliform mùa khô và mùa mưa tại VHL từ 2001
đến 2011
Hình 3.19 Diễn biến dầu mùa khô và mùa mưa tại VHL từ 2001 đến
2011


8
14
40

42

44

45

45

46

47
48
49
50
51
51
53

54
54
55
55
59

60






6

M U
Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của
tỉnh Quảng Ninh, một trong những đô thị có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong cả
nước. Năm 2012, Tp Hạ Long đã đóng góp cho ngân sách khoảng trên 17.000 tỷ
đồng từ dịch vụ hàng hải và cảng biển, chiếm trên 2/3 GDP của toàn tỉnh. Tp Hạ
Long và phụ cận có các điều kiện tự nhiên thuận lợi và đa dạng về nguồn tài nguyên
thiên nhiên cho phát triển đa ngành, đa nghề, như: khai khoáng, phát triển cảng-
hàng hải (cảng Cái Lân), nghề cá, bảo tồn thiên nhiên và du lịch biển. Đặc biệt có
vịnh Hạ Long đã từng hai lần được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới về các giá trị
cảnh quan (1994) và địa chất-địa mạo (2000). Năm 2012, vịnh Hạ Long lại được
vinh danh thành Kỳ quan Thiên nhiên Thế giới. Với các giá trị toàn cầu như vậy,
vịnh Hạ Long ngày càng cuốn hút du khách trong nước và quốc tế với trên hai triệu
khách du lịch trong nước và quốc tế hàng năm. Đồng thời các hoạt động du lịch -
dịch vụ ở vịnh Hạ Long cũng đóng góp nguồn thu đáng kể cho tỉnh Quảng Ninh
hướng tới phát triển một nền kinh tế biển xanh (blue economy) tầm cỡ khu vực và
thế giới.
Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế, khai thác, sử dụng tài nguyên vịnh Hạ
Long và vùng lân cận, cùng với quá trình đô thị hóa Tp Hạ Long trong bối cảnh
biến đổi khí hậu (BĐKH) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã khiến cho vịnh Hạ Long
đang đối mặt với các vấn đề môi trường ngày càng bức súc, trực tiếp ảnh hưởng đến
chất lượng nước vịnh Hạ Long, ảnh hưởng tới mục đích tăng trưởng kinh tế dài hạn
và sức khỏe cộng đồng.
Vì vậy, trong khuôn khổ thời gian hạn chế, học viên đã chọn đề tài luận văn
thạc sỹ về “Biến động chất lượng nước biển vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2001-2011” để đánh giá một cách tổng thể môi trường vịnh Hạ Long theo
không gian và thời gian, qua đó đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường biển
vịnh Hạ Long hướng tới phát triển bền vững.

7


TNG QUAN V VNH H LONG
u kin t nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Theo Quy chế Quản lý vịnh Hạ Long, vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở
phía đông bắc Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ từ 106
0
56’ đến 107
0
37’
và kinh độ đông và 20
0
43’ đến 21
0
09’ vĩ độ bắc.Vịnh có diện tích 1.553km
2
bao
gồm 1.969 đảo lớn nhỏ, trong đó 90% là đảo đá vôi. Phía tây và tây bắc vịnh Hạ
Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết
phần huyện đảo VânĐồn; phía đông nam và phía nam giáp vịnh Bắc Bộ; phía tây
nam và tây giáp đảo Cát Bà (Tp. Hải Phòng).
Vịnh Hạ Long được chia thành 3 khu vực (Hình 1.1):
- Khu vực bảo vệ I (bảo vệ tuyệt đối – vùng lõi): vùng này có diện tích 434
km
2
, bao gồm 775 đảo có giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất - địa mạo
được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (năm 1994 và năm
2000). Khu di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận (Khu vực bảo vệ I

- vùng lõi) được giới hạn bởi 3 điểm: đảo Đầu Gỗ phía tây; hồ Ba Hầm phía nam và
đảo Cống Tây phía đông.
- Khu vực bảo vệ II (vùng đệm): khu vực bao quanh, liền kề khu vực bảo vệ
I, được xác định: Phía bắc dọc theo quốc lộ 18A, kể từ đường vào đảo Tuần Châu
(Tp. Hạ Long) đến cây số 11 phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả, các phía còn lại
rộng từ 5 - 7km tính từ đường ranh giới vùng bảo vệ tuyệt đối.
8


Hình 1.1: Vị trí địa lý và các phân vùng trong vịnh Hạ Long.
- Khu vực phụ cận (vùng phụ cận): phần còn lại của vịnh Hạ Long trong
vùng bảo vệ quốc gia đã được quy định tại Quyết định số 313-VH/VP của Bộ Văn
hóa – Thông tin [2]. Theo đó, khu vực này bao gồm vùng biển và đất liền xác định
theo tọa độ từ 106
0
56’ đến 107
0
37’ kinh độ đông và 20
0
43’ đến 21
0
09’ vĩ độ bắc.
Khu vực phụ cận thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Yên Hưng của
Quảng Ninh và huyện đảo Cát Hải của Tp. Hải Phòng.
1.1.2 Khí tượng, thuỷ hải văn
Vịnh Hạ Long và lân cận nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với
hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mùa hè nóng. Các tháng có lượng mưa nhiều nhất từ
tháng 5 đến tháng 9 (mùa mưa) và các tháng có lượng mưa ít nhất từ tháng 10 đến
tháng 12 (mùa khô). Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm dao động trong
khoảng 20

0
C- 27
0
C. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.685,4 mm và đạt giá
trị trung bình tháng cao nhất vào tháng 7 là 390,9 mm, thấp nhất vào tháng 12 là
28,1 mm. Số ngày mưa trung bình trong năm là 118,9 ngày [1].
9

Hàng năm, vào tháng 6 đến tháng 10, trong vùng thường có lốc, áp thấp nhiệt
đới và bão đổ bộ vào. Vùng biển Quảng Ninh mỗi năm trung bình chịu ảnh hưởng
của 5 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thường xảy ra vào tháng 8, 9. Tính từ
1954 đến 2001 (47 năm) có tất cả 53 cơn bão đổ bộ vào vùng biển Quảng Ninh.
Trong đó, có 15 cơn bão lớn (cường độ từ 30mb trở lên), thường gây ra lụt lội và
thiệt hại về người và tài sản của nhân dân ở vùng ven biển [12].
Hệ thống sông ngòi trong vùng có độ dốc khá lớn theo hướng tây bắc và
đông bắc chảy trực tiếp vào vịnh Cửa Lục và chảy sang vịnh Hạ Long qua eo Cửa
Lục sâu chừng 20m. Diện tích lưu vực của các con sông chính: Trới, Míp, Man, Vũ
Oai, Diễn Vọng và Mông Dương khoảng 2.250km
2
. Mỗi khi có mưa lũ, lượng đất
đá bị bào mòn từ vùng đất nông nghiệp, rừng và các khu khai thác than ở vùng núi
ven biển theo các dòng chảy sông ra xuống biển, làm gia tăng các chất trong nước,
đặc biệt là chất rắn lơ lửng trong vịnh Cửa Lục và vịnh Hạ Long.
Sóng ở khu vực ven bờ vịnh Hạ Long có thể chia làm hai mùa, lặng sóng
(h<0,5m) chiếm tỷ lệ lớn với tần suất xuất hiện 83-85%. Vào mùa Hè (tháng 5 đến
tháng 9) các hướng sóng thịnh hành là hướng nam và tây nam với tổng tần suất xuất
hiện khoảng 6-13%, độ cao sóng trung bình đạt 0,4m, lớn nhất có thể đạt trên 2m khi
có bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Thời gian lặng sóng chiếm khoảng 84%. Vào mùa
Đông (tháng 10 đến tháng 4), các hướng sóng thịnh hành là bắc và đông bắc với tổng
tần suất đạt 8-9%, độ cao sóng trung bình đạt khoảng 0,3m, lớn nhất có thể đạt trên

1,5m khi có áp thấp nhiệt đới, thời gian lặng sóng chiếm khoảng 86-88% [11].
Các kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với nhiệt độ và lượng mưa được
xây dựng cho 7 vùng khí hậu của Việt Nam kết hợp số liệu khu vực Đông Bắc Bộ
đã cho phép dự báo cho tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015 [12] như sau:
- Nhiệt độ không khí: tại Quảng Ninh, theo số liệu quan trắc thực tế từ năm
1961,nhiệt độ đã tăng thêm 1
O
C và tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây.Theo
các kịch bản về BĐKH, đến năm 2015 nhiệt độ khu vực có thể tăng thêm 0,5
O
Cso
với thời kỳ 1980-1999. Như vậy, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng so với thời kỳ 2005-2010.
10

- Chế độ mưa: biến động mưa tại Quảng Ninh không rõ nét. Tuy nhiên, theo
tài liệu thực đo, tổng lượng mưa năm tăng dần cho đến cuối thập niên 70, sau đó
giảm mạnh đến đầu thập niên 90. Từ đầu thập niên 90 đến nay, lượng mưa có xu
hướng giảm nhưng không rõ rệt. Đến năm 2015 lượng mưa khu vực đông bắc có thể
tăng thêm 1,4% so với thời kỳ 1980-1999. Như vậy, lượng mưa giai đoạn 2011-
2015 có thể sẽ tăng so với thời kỳ 2005-2010.
- Tình hình thuỷ văn: dựa trên các kịch bản nước biển dâng, bản đồ ngập đã
được xây dựng cho các tỉnh, thành phố trong đó có tỉnh Quảng Ninh (tỷ lệ 1/2000,
1/5000 và mô hình số độ cao độ phân giải 5 x 5 m của Bộ Tài nguyên và Môi
trường).
:Mực nước biển dâng so với thời kỳ 1980-1999 (cm) [12].
Kịch bản
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
020
030
040

050
060
070
080
090
100
Thấp (B1)
1
7
3
8
5
2
0
7
4
Trung bình (B2)
2
7
3
0
7
6
4
4
4
Cao (A1FI)
2
7
4

3
4
7
1
6
00
BĐKH dẫn đến hiện tượng nước biển dâng, chế độ dòng chảy trong sông của
tỉnh Quảng Ninh sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn và thay đổi nhiều. Cụ thể là: về mùa cạn
lượng mưa có xu thế giảm dẫn đến mực nước trên các sông suối vùng không chịu
ảnh hưởng của thủy triều sẽ giảm dần, ngược lại về mùa mưa bão lượng mưa có xu
thế tăng dòng chảy cũng tăng lên, lũ lụt sẽ xảy ra nhiều hơn, thời gian xuất hiện lũ
muộn hơn (thời gian trung bình mùa mưa lũ ở tỉnh Quảng Ninh từ ngày 16/4 đến
ngày 15/10) và diễn biến rất phức tạp. Khu vực vùng cửa sông chịu ảnh hưởng nặng
nề hơn nhiều so với khu vực không chịu ảnh hưởng của thủy triều. Cùng với ngập
lụt là sự gia tăng xâm nhập mặn vào sâu đất vùng ven biển thông qua hệ thống cửa
sông (có nơi vào sâu cách bờ biển đến 45 km). Độ mặn đã không ngừng tăng lên
trong những năm gần đây, nước biển không ngừng dâng cao. Trữ lượng nước ngầm
tại đây ngày càng cạn kiệt, chất lượng thấp nên không thể khai thác quy mô lớn.
11

Đồng thời nguồn nước mặt ngày càng bị đẩy sâu về thượng lưu. Tình trạng này đã
làm thay đổi chất lượng nước tưới tiêu và sinh hoạt của nhân dân vùng ven
biển.Tỉnh Quảng Ninh với 10/14 địa phương có biển sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của
những hậu quả do BĐKH đã nêu trên.
1.1.3 Địa chất-địa mạo
Khu vực ven biển vịnh Hạ Long và lân cận khá phong phú về nguồn tài
nguyên khoáng sản, như than đá (chiếm trên 90% trữ lượng cả nước), đá vôi, sét
pyrophylit, cát thủy tinh, đá granit, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên,…Than, đá
vôi, sét chất lượng cao làm gốm sứ phân bố tập trung và được khai thác ở Đông
Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Tp. Hạ Long và thị xã Cẩm Phả.

Vịnh Hạ Long được bao bọc bởi các đảo đá vôi và đá phiến về phía biển, còn
phía lục địa ven vịnh là các đồi và núi đá tuổi Mesozoic sớm. Vịnh Hạ Long nối với
biển mở phía ngoài qua các lạch có độ sâu khá lớn. Khu vực ven bờ vịnh đặc trưng
bởi các bãi triều lầy, khá rộng, được che phủ bởi rừng ngập mặn và bị chia cắt bởi
hệ thống các lạch triều. Bên cạnh đó còn gặp một số các bãi cát dọc ven bờ
vịnh[19].
Vịnh Hạ Long có bờ biển khúc khuỷu, chia cắt bởi một số cửa sông và bãi
triều, bên ngoài là gần hai nghìn đảo lớn nhỏ phủ lớp thực vật xanh tươi, tạo nên
cảnh quan hết sức thơ mộng và quyến rũ. Trên các đảo có nhiều hang động đẹp,
nhiều đảo còn chưa được khám phá. Quanh một số đảo, có bãi tắm cát trắng và rạn
san hô bao quanh. Đây là tiềm năng lớn của vịnh đối với hoạt động du lịch, đặc
biệt du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, tắm biển và thể thao dưới nước như bơi
thuyền, câu cá và lặn biển ngắm san hô và các đàn cá cảnh sống trong rạn san hô.
Phần biển ven bờ của vịnh cũng rất nông, chiếm một phần nhỏ vịnh Bắc Bộ.
Cách bờ 30km, độ sâu đáy biển vẫn ở mức 20m. Nhưng xu hướng chung độ sâu
tăng dần về phía biển, một số nơi do ảnh hưởng của các đảo nên độ sâu thay đổi bất
thường. Đáy biển tương đối bằng phẳng, có khuynh hướng hơi dốc theo hướng bắc
nam và từ tây sang đông.
12

Nền đáy và các bãi triều được bao phủ bởi 3 loại trầm tích chính: cát (0,1-1,0
mm), bùn bột (0,05-0,1mm), và bùn bột nhỏ (0,01-0,05mm) có lẫn bụi tham mầu
đen với hàm lượng khác nhau, tập trung phân bố ở ven bờ vịnh phía Cửa Lục [9].
Các bãi cát và bãi bùn triều pha cát phân bố ở Bãi Cháy và ở phía bắc đảo Tuần
Châu. Các bãi ven các đảo đá vôi ở phía bắc vịnh Hạ Long có quy mô nhỏ và cấu
thành bởi cát lẫn vỏ vụn vôi của sinh vật biển. Khu vực xung quanh các rạn san hô
và Cửa Vạn bùn bột là trầm tích chính, trong khi đó bùn bột nhỏ lại là thành phần
chính của lớp trầm tích đáy che phủ phần lớn vịnh Hạ Long. Ngoài các thành phần
chính nêu trên, đá cuội, sỏi cũng có mặt tại các bãi và phần ngập nước ở một số đảo.
Nguồn cung cấp trầm tích cho khu vực là từ các sông, suối quanh vùng.

1.1.4 Đa dạng sinh học
1.2.1 Đa dạng loài
Theo Viện Tài nguyên và Môi trường biển [9], trong vịnh Hạ Long đã thống
kê được 2.949 loài động vật, thực vật. Trong đó có 1.259 loài động thực vật sống
trên cạn, 1.553 loài sinh vật sống trong thuỷ vực, 66 loài (thuộc Bò Sát và Lưỡng
Cư) sống ở cả trong nước và trên cạn và 71 loài chim. Hệ thực vật trên các đảo ở
vịnh Hạ Long bao gồm 507 loài, trong đó 351 loài thuộc 110 họ thực vật bậc cao.
Trong đó có 21 loài quý hiếm đang bị đe dọa có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và 17
loài thực vật đặc hữu chỉ có ở vịnh Hạ Long như: Schefllera alongensis (Ngũ gia bì
Hạ Long), Livisstona halongensis (Cọ Hạ Long), Cycas tropophylla (Tuế Hạ Long),
Impatiens Halongensis (Bóng nước Hạ Long),…
Ngoài ra còn có 5 loài cỏ biển và đi kèm với các thảm cỏ biển ở đây là 17
loài rong biển, 14 loài động vật đáy lớn. Tổng số loài san hô đã biết ở khu Di Sản
lên 181 loài [21].Đi kèm các RSH ở đây là 180 loài thực vật phù du, 104 loài động
vật phù du, 129 loài rong biển, 118 loài giun đốt, 11 loài bọt biển, 230 loài thân
mềm, 77 loài giáp xác, 15 loài da gai, 155 loài cá biển. Qua số liệu trên cho thấy, đa
dạng loài và đa dạng nguồn gen của HST rạn san hô rất cao, có thể là đa dạng nhất
trong các HST biển trong vịnh. So sánh kết quả khảo sát từ 1998 của Jica đến 2008
13

cho thấy số lượng giống loài san hô cứng Scleractinia đã giảm 9 giống, 20 loài
(trước đây là 154 loài).
Đến nay đã phát hiện được trên 72 loài động, thực vật sống trong các áng.
Trong đó có 21 loài rong, 37 loài thân mềm (19 loài thuộc lớp Một mảnh vỏ và 18
loài thuộc lớp Hai mảnh vỏ), 8 loài giáp xác, 6 loài da gai và một số loài san hô
thuộc các giống Acropora, Porites, Favia.
Trong vùng biển của vịnh phân bố trong phạm vi 0-20m nước có 302 loài
thực vật phù du thuộc 37 họ của 4 ngành tảo, 142 loài và nhóm loài động vật phù du
thuộc 6 ngành, Giun tròn là 55 loài thuộc 19 họ, Thân mềm khoảng 120 loài, Giáp
xác là 123 loài, Da gai có 24 loài, Cá biển là 196 loài, Thú biển gồm 3 loài cá heo,

chỉ đôi khi xuất hiện ở vùng phía ngoài.
Đến nay, mới chỉ xác định được khoảng trên 20 loài động vật thường xuất
hiện trong các hang động vịnh Hạ Long, bao gồm: Động vật có vú là 2 loài (1 loài
dơi và 1 loài chuột núi), Giáp xác (Crustacea) và Thân mềm (Mollusca) khoảng 5
loài thuộc nhóm Isopoda sống trong các vũng nước hoặc các khe đá và có khoảng 2
loài ốc (Gastropoda) thuộc họ ốc (Vermetidae và Vertiginidae) cũng chỉ tìm thấy
phần vỏ của chúng, các loài di động nhanh như dán (Blattaria), nhện (Arachinidae),
Dế hang (Salattoria) tìm thấy ở hầu hết các hang động vịnh Hạ Long, 8 loài trong đó
2 loài cá và 6 loài giáp xác sống trong các vũng nước, được coi là các loài đặc hữu
của hang động vịnh Hạ Long và các loài yến, nhạn biển.
Trong thành phần của quần xã vùng triều đáy đá đã phát hiện được khoảng
423 loài. Trong đó, 129 loài rong biển, 10 loài san hô khối thuộc các họ Poritidae và
Faviidae, 51 loài giun nhiều tơ, 60 loài ốc, 75 loài hai mảnh vỏ, 70 loài giáp xác, 12
loài da gai và 2 loài hải miên. Tham gia vào quần xã sinh vật này còn có 2 loài bò
sát (Rắn nước, Kỳ đà), 21 loài chim nước, 3 loài rái cá.
1.2.2 Đa dạng hệ sinh thái
Trong vịnh Hạ Long tồn tại 10 kiểu hệ sinh thái (HST) rất đặc thù cho vùng
nhiệt đới: hệ sinh thái RNM, thảm cỏ biển, vùng triều đáy mềm, vùng triều đáy
14

cứng, bãi triều cát, rạn san hô (RSH), tùng-áng và vùng ngập nước thường xuyên
ven bờ, các thảm thực vật trên đảo và hang động. Giá trị các HST trong vịnh Hạ
Long ít nơi sánh kịp, đặc biệt các giá trị bảo tồn của hang động, tùng áng có thể coi
là giá trị nổi bật và góp phần tạo dựng giá trị toàn cầu của vịnh Hạ Long.
Tuy nhiên, trong các đợt khảo sát của Viện Tài nguyên và Môi trường biển
và Ban Quản lý vịnh Hạ Long vào các năm 2007, 2008 [12] đã phát hiện nhiều bằng
chứng cho thấy các HST đang bị tổn thương nghiêm trọng, như: RNM, thảm cỏ
biển, RSH, hang động.
Trước đây, RNM phân bố chủ yếu trong khu vực đỉnh vịnh Cửa Lục, trên các
bãi triều các xã Hùng Thắng, Đại Yên, Tuần Châu, Hoàng Tân và ven biển từ Hạ

Long đến Cẩm Phả. Hiện nay, chỉ còn là những thảm nhỏ trong vịnh Cửa Lục, Đại
Yên, Hoàng Tân, Vườn Quả (phía bắc đảo Cát Bà) và quanh một số đảo có bãi lầy
hẹp như trước cửa hang Đầu Gỗ. Diện tích của RNM quanh vịnh Hạ Long bị giảm
với tốc độ 5,4 %/năm trong giai đoạn 1989 – 2001. Đến nay diện tích rừng bị thu
hẹp một cách báo động, toàn bộ thực vật ven bờ Bãi Cháy và Hòn Gai đã bị phá
hoàn toàn, chỉ còn khoảng 50% RNM ở vịnh Cửa Lục. Trong tương lai gần RNM
thuộc vịnh Hạ Long có thể sẽ bị mất hẳn. Nếu có tồn tại thì cũng chỉ là các thảm
nhỏ ở các đảo xa bờ ở khu vực Đầu Gỗ.

Hình 1.2: Bãi rừng ngập mặn trên vịnh Hạ Long.
Các thảm cỏ biển là nơi ươm nuôi ấu trùng cho vùng nước xung quanh.
Trước năm 1985, cỏ biển khá phổ biến ở vịnh Hạ Long, đặc biệt là vùng Cao Xanh,
15

Hồng Hải, Hùng Thắng, Tuần Châu và Gia Luận (Cát Bà). Hiện nay do các công
trình lấn biển, diện tích các thảm cỏ biển đã bị thu hẹp nhiều và không còn ở vùng
ven bờ. Các bãi cỏ biển quanh các đảo trong vịnh có diện tích nhỏ nên hầu như
không phát huy được giá trị. Trước năm 2000, các bãi cỏ biển ở Phù Long (200 ha)
và Gia Luận (100 ha), nhóm đảo Đầu Mối (20 ha) và trước cửa hang Đầu gỗ (5 ha)
là những điểm có diện tích lớn hơn cả. Nhưng hiện nay, ngay tại Đầu Gỗ cũng
không thấy cỏ biển.
Các bãi triều thấp đáy mềm phân bố chủ yếu phía trong vịnh Cửa Lục, quanh
các đảo Tuần Châu. Trước đây, tổng diện tích đất ngập nước triều đáy mềm cả của
vịnh Hạ Long và Cửa Lục khoảng 5.781 ha [9]. Hiện nay chỉ còn khoảng 2.000 ha
đã bị san lấp và khai thác làm đầm nuôi thuỷ sản.
Tuy thành phần loài của quần xã sinh vật trên vùng thấp triều đáy mềm
nghèo nàn hơn vùng đảo xa bờ nhưng trên vùng này lại hình thành nhiều bãi hải đặc
sản quan trọng với trữ lượng cao, sản lượng khai thác lớn như: Sò huyết, Sò lông
(Tuần Châu), Ngao, Ngán, Ngó (Cửa Lục đến Cát Hải), Giá biển, Sâu đất, Bông
thùa (Tuần Châu đến Phù Long), Hàu sông (sông Chanh - Yên Hưng).

Tuy nhiên, HST bãi triều thấp đáy mềm đang bị đe doạ bởi hàng loạt các tác
động của con người. Việc khai thác quá mức các bãi đặc sản xảy ra thường xuyên
và liên tục đã làm giảm lượng cá thể bố mẹ đạt kích thước thành thục và sinh sản,
dẫn đến giảm nguồn giống tự nhiên cung cấp cho các bãi đặc sản cho vụ sau, từ đó
làm giảm khả năng tái tạo và phục hồi nguồn lợi. Phong trào lấn biển lấy đất làm
công trình, chặt phá RNM để làm đầm nuôi hải sản, đã làm mất đi nơi ương nuôi
nguồn giống tự nhiên, mùn bã hữu cơ làm thức ăn cần thiết cho các loài sống trên
bãi triều. Đặc biệt, khai thác hải sản bằng te điện, lưới mắt nhỏ quây trên bãi triều
để tận thu cả những cá thể tôm cá nhỏ đã có tác hại to lớn đến nguồn giống tự nhiên
của sinh vật cho vùng cửa sông nói riêng và vùng biển nói chung.
HST rạn san hô (RSH) phân bố chủ yếu ở phía đông nam Cát Bà lên đến các
đảo phía nam vịnh Hạ Long và Bái Tử Long trên các nền đáy cứng xung quanh các
16

đảo, các tùng, áng hay các bãi có nền đáy là đá gốc hoặc san hô chết. Tại một số nơi
san hô hình thành nên các rạn nhưng do hạn chế về độ sâu, chất đáy nên có độ trải
dài ngắn. Cấu trúc rạn không điển hình nhưng vẫn thể hiện sự phân bố điển hình của
các quần xã sinh vật sống trên RSH. Trước năm 1997, san hô phân bố hầu hết
quanh các đảo đá vôi, kể cả các đảo gần bờ như Đầu Gỗ, Hòn Vểu, Dầm Nam,…
Nhiều rạn trải dài và rộng đến hàng trăm mét, nhưng gần đây do môi trường bị ô
nhiễm, con người tàn phá cùng với nhiệt độ nước biển tăng cao (do BĐKH) đã làm
cho san hô thay đổi đáng kể về diện tích và phạm vi phân bố.
Do các RSH ở vịnh Hạ Long hiện nay phần lớn đều bị thu hẹp, chỉ còn một
dải san hô nhỏ và hẹp (chiều ngang khoảng 2-3m) nên việc khảo sát độ phủ rất khó
thực hiện. Số lượng các rạn đạt đủ tiêu chuẩn khảo sát ở vịnh Hạ Long còn rất ít.
Kết quả khảo sát độ phủ bằng phương pháp ReefCheck được thể hiện trên bảng sau:
Bng 1.2: Độ phủ san hô sống tại các điểm khảo sát[11].
Hp ph
Cc Chèo
Áng Dù

C
San hô cứng (HC)
53.75
23.75
33.125
San hô mềm (SC)
0
0.625
5
San hô mới chết (RKC)
4.375
0.625
0
Đá san hô (DC)
10
20.625
0
Rong lớn (FS)
0
0
0
Hải miên (SP)
1.875
1.25
7.5
Đá (RC)
23.75
10.625
16.875
Vụn san hô (RB)

1.25
0
32.5
Cát (SD)
2.5
7.5
0.625
Bùn (SI)
1.875
11.875
4.375
Một số RSH ở Bù Xám, Bồ Hòn trước đây san hô khá phát triển nhưng đến
nay san hô chết gần hết, trên rạn chỉ còn lại phần lớn là đá san hô chết và đang dần
dần bị bùn vùi lấp.
Tùng-áng là một kiểu HST đặc trưng và khá phổ biến trong vùng biển quần
đảo đá vôi Bái Tử Long - Hạ Long - Cát Bà [11].Vùng này có đến 57 tùng và 62
áng, độ sâu thường 1-3 m. Trong đó, lớn nhất là tùng Gấu (220 ha) và Áng Vẹm
(28,8 ha); nhỏ nhất là tùng Mây Đèn (1,5 ha) và áng Trề Môi (0,7 ha) ở Cát Bà.
17

Chúng phân bố rải rác khắp trong vùng nghiên cứu. Mặc dù diện tích hạn chế,
nhưng các HST tùng-áng khá biệt lập, ít bị tác động bởi các yếu tố sinh học từ bên
ngoài. Đặc biệt là sinh vật đáy đã có thời gian dài thích nghi với môi trường sống
trong các tùng - áng nên phát triển khá ổn định, tạo nên cảnh quan đặc thù trong các
tùng, áng. Thuận tiện cho nuôi trồng các loài hải đặc sản. Hiện nay, nhiều tùng áng
trong khu vực Hạ Long, Cát Bà đã được khai thác phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản
và du lịch sinh thái.
HST vùng ngập nước thường xuyên ven bờ phân bố trong khoảng độ sâu 0 -
20 m nước, chiếm khoảng 139.770 ha. Đây là một khối nước tương đối đồng nhất,
nên khu hệ sinh vật bao gồm nhiều nhóm loài khác nhau.

Đến nay đã thống kê tại vịnh Hạ Long có 15 hang động và phân bố tập trung
ở trung tâm khu Di sản. Do môi trường không đa dạng, thiếu ánh sáng, độ ẩm khá
cao, nhiệt độ ổn định và tương đối nghèo dinh dưỡng, nên cấu trúc quần xã sinh vật
hang động nghèo hơn hẳn các HST khác ở vịnh HạLong [10].
Diện tích của các bãi triều rạn đá trong vịnh Hạ Long và Cửa Lục có diện
tích khoảng 30 ha.Do hạn chế về diện tích, sinh vật lượng nghèo nàn nên giá trị
nguồn lợi của HST này không cao, chỉ có một số loài ốc, vọp tím có sản lượng cao
hơn nhưng cũng không đủ dùng cho cộng đồng địa phương.
1.2 u kin kinh t - xã hi
1.2.1 Diện tích và dân số
Vịnh Hạ Long thuộc đơn vị hành chính là thành phố Hạ Long và và lân cận
giáp các đơn vị hành chính là: Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ, Vân Đồn và thị xã
Quảng Yên với tổng dân số khoảng 623.500 người (theo số liệu thống kê năm
2011). Mật độ dân số trung bình là 253 người/km
2
nhưng phân bố không đồng đều.
Nơi có mật độ dân số cao nhất là thành phố Hạ Long với 826 người/km
2
nơi thấp
nhất là Hoành Bồ với 56 người/km
2
. Các dân tộc sống trong vùng cũng khá đa dạng
với người Kinh chiếm đa số và tập trung ở Tp Hạ Long và các vùng lân cận (huyện
Hoành Bồ và huyện đảo Vân Đồn) còn có các dân tộc Dao, Sán Dìu, Tày, Hoa[16].
18

1.2.2 Đặc điểm về kinh tế
a) Ngành khai khoáng
Các hoạt động khai khoáng có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường vịnh Hạ
Long. Vùng ven biển của vịnh Hạ Long là vùng khai thác than lớn nhất cả nước, các

mỏ than lớn ở Hạ Long (Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo) với sản lượng khai
thác mỗi năm đạt trên 10 triệu tấn, trong khi đó trữ lượng than ở Cẩm Phả rất lớn
(ước khoảng 3 tỷ tấn). Vân Đồn cũng có ngành khai khoáng phát triển lâu đời, than
đá được khai thác ở đây từ thời Pháp thuộc gắn liền với nó là các ngành cơ khí, vận
tải đường bộ, đường sắt và bến cảng góp phần đáng kể vào thúc đẩy phát triển kinh
tế trong khu vực.
Ngoài than đá, vùng này cũng giàu các loại tài nguyên khoáng sản khác như
đá vôi, đất sét, cao lanh và antimon. Hạ Long có nhiều mỏ đất sét tốt với khoảng 6
nhà máy sản xuất gạch ngói. Vùng đá vôi ở Cẩm Phả là nguồn nguyên liệu dồi dào
cho việc phát triển sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng. Vàng sa
khoáng và vàng trong đới quặng sắt có ở đảo Cái Bầu, trong đó mỏ quặng sắt ở Cái
Bầu có trữ lượng khoảng 154.000 tấn.
b) Ngành công nghiệp
Các cơ sở công nghiệp tập trung chủ yếu ở hai thành phố Hạ Long và Cẩm
Phả. Riêng Tp Hạ Long có 1.470 cơ sở sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
bao gồm khai thác chế biến than, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến gỗ, lương thực
thực phẩm, may mặc. Có 3 khu công nghiệp tập trung là Cái Lân, Việt Hưng và Hà
Khánh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến thực phẩm-
hải sản đang phát triển mạnh. Nhà máy đóng tàu Hạ Long có thiết kế đóng tàu dưới
53.000 tấn, nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh có tổng công suất 1.200MW. Trong khi
các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo thiết bị điện tử, máy mỏm xe tải nặng, công
nghiệp đóng tàu cũng rất phát triển ở Cẩm Phả. Tại huyện Vân Đồn, các ngành tiểu
thủ công nghiệp phát triển trên địa bàn là nghề đóng thuyền, sản xuất vật liệu xây
dựng, làm mộc và chế biến hải sản. Có thể nói, đây là các không gian nguồn thải
19

chất gây ô nhiễm vào vịnh Hạ Long và vịnh Cửa Lục.
c) Ngành dịch vụ - du lịch
Vịnh Hạ Long và Tp. Hạ Long là trung tâm du lịch lớn nhất của Việt Nam.
Năm 2012 có 7 triệu lượt du khách đến thăm quan vịnh Hạ Long, trong đó có

khoảng 2,5 triệu lượt khách quốc tế. Thành phố Hạ Long đã quy hoạch vùng kinh tế
du lịch-thương mại, bao gồm phía Nam phường Bãi Cháy, phường Hùng Thắng và
đảo Tuần Châu. Đi kèm du lịch, ngành công nghiệp dịch vụ cũng phát triển với 20
khách sạn 4-5 sao và hơn 300 khách sạn nhỏ cùng với nhiều nhà hàng, khu vui chơi
giải trí, khu mua sắm hàng năm đóng góp trên 50% ngân sách của thành phố. Hiện
nay, tại VHL có trên 525 tàu du lịch tham quan vịnh Hạ Long, gồm các loại từ 10
tới 50 chỗ ngồi trong đó có 185 tàu được phép phục vụ khách lưu trú qua đêm trên
VHL (theo webside halongbay.com.vn, 2012).
Huyện đảo Vân Đồn nằm trong vùng vịnh Bái Tử Long có các xã ngoài giáp
vịnh Hạ Long có nhiều bãi tắm đẹp, hải sản phong phú, khí hậu trong lành và các di
tích lịch sử tạo nên tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế dịch vụ du lịch. Theo quy
hoạch Vân Đồn sẽ là một trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao và
dịch vụ cao cấp, đồng thời là trung tâm hàng không, đầu mối giao thương quốc tế.
d) Ngành nông – lâm – ngư nghiệp
Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong cơ cấu
kinh tế của khu vực vịnh Hạ Long. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập
trung ở Hạ Long, Vân Đồn và Quảng Yên. Ngư nghiệp là một thế mạnh của Hạ
Long với nhiều chủng loại hải sản đáp ứng nhu cầu lớn cho phục vụ khách du lịch
và xuất khẩu [8]. Vùng quy hoạch phát triển nông – lâm – ngư nghiệp của thành
phố Hạ Long bao gồm các phường Đại Yên và phía Nam phường Việt Hưng. Ngoài
đánh bắt tự nhiên, nuôi trồng thủy sản trên vịnh hiện nay chủ yếu là cá lồng bè,
nhuyễn thể, hiện có 454 bè nuôi với 1.500 ô, lồng và 10 ha nuôi lưới chắn đáy và 04
công ty nuôi trai cấy ngọc với diện tích mặt biển 40 ha. Ngoài phương pháp nuôi cá
lồng biển còn có các phương pháp nuôi mới như nuôi bằng lưới chắn đáy, nuôi trai
20

cấy ngọc, nuôi nhuyễn thể. Việc nuôi thủy sản ở vùng triều cũng khá phổ biến, hiện
có 1.140 ha [12].
Ngành nông nghiệp – trồng trọt ở ven biển vịnh Hạ Long không phát triển do
địa hình khu vực chủ yếu là đồi núi và đảo nên ít đất đai dành cho trồng trọt. Tổng

diện tích rừng của Tp Hạ Long và các đảo vịnh Hạ Long khoảng 138.000 ha. Tuy
giá trị đóng góp về kinh tế không cao nhưng việc phát triển lâm nghiệp có vai trò
quan trọng trong bảo vệ môi trường của vịnh Hạ Long.
e) Ngành giao thông vận tải
Với lợi thế về vị trí địa lý, địa hình nên kinh tế giao thông vận tải biển, cảng
biển, kho bãi rất phát triển ở khu vực vịnh Hạ Long và lân cận với nhiều cảng lớn
nhỏ. Trong đó có cảng nước sâu Cái Lân thuộc cụm cảng Hòn Gai với khả năng xếp
dỡ 5 đến 8 triệu tấn/ năm đang được xây dựng và mở rộng thành một trong những
cảng biển quốc tế lớn nhất Việt Nam [11]. Quốc lộ 18 chạy ven qua vịnh Hạ Long
nối liền Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái là đầu mối giao thông quan trọng trong giao
thương hàng hóa của khu vực miền Bắc và giao thương quốc tế với tỉnh Quảng Tây
– Trung Quốc. Do khu vực này có sương mù lại là địa hình núi dá vôi, nên rủi ro về
sựu cố tràn dầu và ô nhiễm môi trường vịnh là khá lớn.
1.3 Các v ng vnh H Long
1.3.1 Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước là một trong những những vấn đề cấp bách hiện
nay của khu vực vịnh Hạ Long. Ô nhiễm môi trường nước chủ yếu từ các nguồn đất
liền (land-based source): nước thải đô thị, nước thải từ khu vực nông thôn, nước
thải công nghiệp,nước thải từ các nhà máy nhiệt điện, nước thải từ khu vực khai
thác than, và từ nguồn biển (sea-based soure) do nước thải từ các hoạt động tàu
thuyền trên biển.
Đến nay, chỉ có 41% nước thải đô thị của thành phố Hạ Long được xử lý
trước khi xả thải. Bên cạnh đó các khu vực đô thị khác như thành phố Cẩm Phả,
21

huyện,…chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung.Dự báo nước thải nông thôn sẽ
gia tăng nhanh trong những năm sắp tới do vậy cần xây dựng các hệ thống xử lý ô
nhiễm nhưng việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu vực nông
thôn đang gặp những trở ngại lớn về tốn kém kinh phí trong việc xây dựng hệ thống
thu gom và hiệu quả không cao.

Hiện nay, tất cả các cụm công nghiệp đều chưa có nhà máy xử lý nước thải
tập trung và phần lớn nước thải từ các khu công nghiệp này là chưa qua xử lý trước
khi xả thải. Ô nhiễm do nước thải làm mát có nhiệt độ cao không được làm nguội
trước khi xả thải và nước thải từ các khu vực khác trong nhà máy nhiệt điện. Nhà
máy nhiệt điện Quảng Ninh không đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải là một
trong những nguồn ô nhiễm nguồn nước tại vịnh Hạ Long. Nước thải từ khu vực
khai thác than là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn đối với nước mặt và nước
biển ven bờ. Năm 2013 mới chỉ có 65% lượng nước thải từ khu vực khai thác than
được xử lý trước khi xả thải ra môi trường. Ngoài ra, nước thải từ hoạt động tàu
thuyền hiện nay gây ra ô nhiễm cho vịnh Hạ Long tương đương với 30% tải lượng ô
nhiễm từ khu vực dân cư và có khả năng tiếp tục gia tăng cùng với sự phát triển của
ngành du lịch và công nghiệp vận tải đường biển.
1.3.2 Ô nhiễm môi trường không khí
Nhìn chung chất lượng không khí trên vịnh Hạ Long là tốt, tuy nhiên kết quả
quan trắc cho thấy hàm lượng bụi/TSP đang có xu hướng gia tăng qua các năm [11].
Bng 1.3: Tỷ lệ % đạt được tiêu chuẩn chất lượng không khí trong các năm
từ 2009 đến 2012, so sánh với QCVN 05(2009/BTNMT) đối với đo 1h.

2009
2010
2011
2012
2009-2012
Phc (%)
SO
2

100%
(102/102)
100%

(204/204)
100%
(204/204)
100%
(204/204)
100%
(714/714)
CO
100%
(102/102)
100%
(204/204)
100%
(204/204)
100%
(204/204)
100%
(714/714)
NOx
100%
(102/102)
100%
(204/204)
100%
(204/204)
100%
(204/204)
100%
(714/714)
22


O
3

100%
(102/102)
100%
(204/204)
100%
(204/204)
100%
(204/204)
100%
(714/714)
TSP
96%
(98/102)
86%
(176/204)
74%
(150/204)
59%
(120/204)
76%
(554/714)
Ghi chú: (b/a): a là tổng số lần đo trong giai đoạn cụ thể; b là tổng số lần đo đạt
yêu cầu AQS.
Các nguồn gây ô nhiễm bụi/TSP thuộc các lĩnh vực khác nhau gồm các
nguồn ô nhiễm cố định như nhà máy nhiệt điện, các nhà máy xi măng và các ngành
công nghiệp khác có phát thải; các nguồn di động như phương tiện giao thông vận

tải và nguồn từ các hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu là than. Các số liệu
quan trắc cho thấy có những điểm quan trắc hàm lượng bụi/TSP vượt quá AQS từ
1,3 đến 2,8 lần như các điểm Cầu Trắng, Ngã ba Mông Dương. Ngã ba Quang
Hanh, Công ty than Mao Khê, Bệnh viện K67,… là những tuyến giao thông chính
chịu ảnh hưởng của hoạt động vận chuyển than, khai thác chế biến khoáng sản và
khu tập trung đông dân cư.
1.3.3 Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
Hiện nay hệ thống thu gom chất thải rắn ở vịnh Hạ Long được thực hiện
bằng cách thu gom hỗn hợp thủ công, không phân loại, không tái sử dụng, không tái
chế.
Bng 1.4: Ước lượng khối lượng chất thải rắn tại Quảng Ninh[13].
Khu vc
Dân s


Cht thi rn
phát sinh
i/ngày)
Khng
cht
thi rn
(t
ng
khng
cht
thi r
2020
(t
T.P Hạ Long
211.837

0,95
56.560
81.941
T.P Cẩm Phả
165.490
0,93
19.662
28.583
H.Vân Đồn
43.021
0,70
1.979
3.971
H.Hoành Bồ
44.542
0,70
2.048
4.008
TX. Quảng Yên
140.785
0,70
5.396
10.162
23

Với lượng chất thải rắn lớn và có xu hướng gia tăng trong các năm tiếp theo,
trong khi đến năm 2010 khu vực vịnh Hạ Long có 6 bãi chôn lấp tập trung nhưng
chỉ có 2 trong số đó có hệ thống xử lý nước thải rác và thực hiện lớp đất phủ rác,
bên cạnh đó một số bãi chôn lấp sắp hết hạn sử dụng.
Bng 1.5: Hiện trạng các bãi chôn lấp khu vực Tp Hạ Long và lân cận.

Tên
m
Công sut
Hn s dng
Yêu cu
Hà Khâu
Phường Hà Khâu,
Tp Hạ Long
30
Đến năm 2014
Bãi chôn lấp
mới
Đèo Sen
Phường Hà
Khánh,Tp Hạ
Long
200
Đến năm 2015
Bãi chôn lấp
mới
Quang Hanh
P.Quang Hanh, Tp
Cẩm Phả
50
Đến năm 2014
Bãi chôn lấp
mới
Vân Yên
X.Vân Yên,H.Vân
Đồn

1,6
Đang hoạt
động

Thị trấn Trới
TT.Trới,H.Hoành
Bồ
13
Đang hoạt
động

Chất thải ven biển cũng là một vấn đề lớn hiện nay tại vịnh Hạ Long. Chất
thải ven biển bao gồm các loại rác thải: nhựa, kim loại, thủy tinh, bê tông, vật liệu
xây dựng, giấy bìa, cao su, vải,…gây ảnh hưởng lớn tới các hoạt động du lịch, mỹ
quan, hệ sinh thái và cộng đồng dân cư. Các nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu
từ: cộng đồng dân cư sống ven biển, khách du lịch và các tàu du lịch, tàu đánh cá và
tàu vận chuyển.
1.3.4 Suy giảm đa dạng sinh học
Vịnh Hạ Long được đánh giá là một trong những khu vực có đa dạng sinh
học cao của Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây
sự suy giảm đa dạng sinh học đang là một trong những vấn đề cấp bách cần giải
quyết tại khu vực này.
Khu vực lõi vịnh Hạ Long là khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao nhất
nhưng có sự suy giảm đa dạng sinh học thông qua sự suy giảm thành phần, độ phủ
của san hô, thảm cỏ biển, suy giảm rừng ngập mặn.
Bng 1.6: Suy giảm độ che phủ san hô trong vịnh Hạ Long.
24

Khu vc
 che ph san hô



2010
Đảo Ba Trái Đào
85,7%
44,6%
35%
Đảo Hang Trai
78,1%
65%
50%

S loài san hô
Trước năm 1998
Năm 2003
2010
Đảo Ba Trái Đào
597%
39%
22%
Đảo Hang Trai
78%
22%
15%

Việc phá RNM để nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hủy diệt, săn bắt động vật
quý hiếm vẫn xảy ra khiến số lượng các loài quý hiếm giảm mạnh, tiềm ẩn nguy cơ
cao về suy giảm đa dạng sinh học tại vịnh Hạ Long.
Bng 1.7: Diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại vịnh Hạ Long[12].
Khu vc

Din tích
Din
tích
rng
c
b
sung
Din tích chuyi m
dng
Din tích
rng và
t lâm
nghip


Gim
Tng
Rng
c
dng
Rng
phòng
h
Rng
sn
xut
Quảng
Yên
5.580,3
100,9

1,3


1,3
5.678,9
99,6
Hoành Bồ
68.096,5
100,3




68.196,8
100,3
Hạ Long
9.420,4
511,7
2.893,7
478,0
1.478,4
937,3
7.038,4
-2.382,0
Cẩm Phả
26.328,3

1.080,5

283,1

802,4
25.242,8
-1.085,5
Vân Đồn
40.358,2

66,6


66,6
40.291,6
-66,6
Tng
149.783,7
712,9
4.045,9
780,0
1.761,5
1.806,4
146.450,7
-3.333,0
1.3.5. Tai biến địa chất, thiên tai và biến đổi khí hậu
a) Xói lở và bồi tụ
Những khu vực được bồi mạnh nhất là phía trước thị xã Cẩm Phả thuộc địa
phần của các phường Quang Hanh, Cẩm Thịnh, Cẩm Phú và Cẩm Sơn, phía trước
phường Hà Tu, phía trước vịnh Cửa Lục và hai bên Lạch Miều với chiều dày trung
bình từ 2-3m.
Các khu vực ít biến động và bị xói chủ yếu là dọc theo các trũng xâm thực
hay các luồng dòng chảy. Luồng lớn từ vịnh Hạ Long về cửa sông Bạch Đằng, nằm
giữa Bãi Cháy và đảo Cát Bà cũng bị xói mòn trung bình từ 0-0,5m, có đoạn tới 1m.

Dọc theo Lạch Miễu địa hình bị xói mạnh do được đào làm luồng cho tàu đi vào
25

cảng Cái Lân [17].
Bên cạnh đó có sự biến động mạnh về diện tích nước mặt, bãi triều và RNM.
Diện tích nước mặt vịnh Cửa Lục năm 1965 là 6.545 ha đến năm 2004 chỉ còn
khoảng 4.720 ha. Các khu vực bị thu hẹp đáng kể chủ yếu ở bờ phía bắc, phía đông
và phía tây vịnh Hạ Long. Nguyên nhân chính là do các hoạt động phát triển như
đắp đầm nuôi, san lấp mặt bằng,… xâm lấn bãi triều cao và RNM.
Bng 1.8: Tỷ lệ suy giảm diện tích nước mặt, bãi triều và RNM.
Lot
1965
1989
2004
Din tích
gim
T l gim
Bãi triều cao
3402,5
3402,5
3014,2
388
11,4
Bãi triều thâp
2116,74
2116,74
1416
700
33,1
Rừng ngập mặn

3402,5
3261
2025
1377
40,5
Hiện nay cảnh quan ven vịnh Cửa Lục và vịnh Hạ Long đang tiếp tục biến
đổi mạnh mẽ do được thay thế dần bởi các cảnh quan đô thị và các khu công
nghiệp, gây tác động không nhỏ tới cảnh quan của vịnh Hạ Long.
b) Thiên tai
Tỉnh Quảng Ninh nói chung và vịnh Hạ Long nói riêng là nơi hứng chịu
nhiều cơn bão hàng năm. Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia [1] thì
trung bình hàng năm có khoảng 9-10 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam trong đó có
khoảng 2,1 cơn đổ bộ vào Quảng Ninh. Tính từ năm 1961 đến năm 2008, có khoảng
hơn 240 cơn bão độ bộ vào Việt Nam trong đó có 44 cơn đổ bộ vào Quảng Ninh.
Do địa hình chủ yếu là đồi núi kèm theo các hoạt động khai thác khoáng sản
trên quy mô lớn cho nên vào mua mưa, Quảng Ninh nói chung và vịnh Hạ Long nói
riêng thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ về trượt lở đất và lũ bùn đá.
Mưa lớn thường dẫn tới hiện tượng sạt lở hàng trăm m
3
đất đá dọc các tuyến
đường, thường xuyên đe dọa tới khu dân cư và cũng là nguyên nhân gây nên hiện
tượng bồi lắng và ô nhiễm môi trường tại vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và Cửa Lục.

×