Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.4 MB, 87 trang )

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long i K17-Khoa học Môi trường

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN 4
1.1.1. Vị trí địa lý 4
1.1.2. Khí hậu 4
1.1.3. Điều kiện địa hình 5
1.1.4. Tài nguyên khoáng sản 7
1.1.5. Tài nguyên đất 8
1.1.6. Tài nguyên nước 11
1.1.6.1. Tài nguyên nước mặt 11
1.1.6.2. Tài nguyên nước ngầm 12
1.2. THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG NÔNG NGHIỆP NÔNG
THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN 12
1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai 10
1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp 10
1.2.2.1.Trồng trọt 11
1.2.2.2. Chăn nuôi 14
1.2.2.3. Lâm nghiệp 14
1.2.3. Thực trạng dân cư vùng nông thôn 15
1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở THÁI NGUYÊN 15
1.3.1. Thông tin chung về làng nghề 15
1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành nghề chế biến chè tỉnh Thái Nguyên 18
Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long ii K17-Khoa học Môi trường


1.4. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN CHÈ XÃ TÂN CƯƠNG 20
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các làng nghề trồng và chế biến chè ở xã
Tân Cương 20
1.4.1.1. Địa hình 20
1.4.1.2. Khí hậu và thủy văn 20
1.4.1.3. Kinh tế xã hội xã Tân Cương 21

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25
2.1.3. Nội dung nghiên cứu 25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu 26
2.2.2. Phương pháp khảo sát môi trường tự nhiên 26
2.2.2.1. Thu mẫu, phân tích chất lượng nước 26
2.2.2.2. Thu mẫu, phân tích chất lượng đất 27
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học 28

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng trồng trè và các vấn đề môi trường trong trồng trè ở làng nghề chế
biến chè Tân Cương 29
3.1.1. Phương pháp canh tác 29
Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long iii K17-Khoa học Môi trường

3.1.2. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân hóa học 29
3.1.2.1. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật 29

3.1.2.2. Sử dụng phân bón hóa học 32
3.1.3. Chất thải trên đồng 32
3.1.4. Hiện trạng quản lý chất thải trên ruộng chè 33
3.2. Hiện trạng chế biến chè và các vấn đề môi trường ở làng nghề chè Tân Cương
34
3.2.1. Phương pháp chế biến 34
3.2.2. Phương pháp sản xuất chè ở làng nghề chế biến chè Quyết Thắng xã Tân
Cương 39
3.2.2.1. Hiện trạng sản xuất tại xưởng chế biến 39
3.2.3.2. Chất thải và các thứ không liên quan tới chất thải trong quá trình chế biến
chè và tác động môi trường 42
3.2.4. Kết quả phân tích chất lượng đất, nước một số khu vực làng chè 44
3.3. Đề xuất các biện pháp BVMT ở làng nghề chè 51
3.3.1. Các biện pháp BVMT trong trồng trọt 51
3.3.1.1. Sử dụng hợp lý nguồn nước 51
3.3.1.2. Bảo vệ môi trường không khí 51
3.3.1.3. Áp dụng biện pháp canh tác hữu cơ trong trồng chè 51
3.3.1.4. Giáo dục môi trường 52
3.3.2. Quản lý phân hóa học, hóa chất BVTV 52
3.3.3. Quản lý dịch hại tổng hợp 60
3.3.4. Thu gom và xử lý chất thải rắn 64
3.4. Các biện pháp BVMT trong chế biến chè 64
Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long iv K17-Khoa học Môi trường

3.4.1. BVMT lao động 64
3.4.2. Quản lý chất thải rắn 65
3.4.3. Quản lý khí thải 65
3.5. Giải pháp kỹ thuật và quản lý trong trồng và chế biến chè tại xã Tân

Cương 65
3.5.1. Giải pháp kỹ thuật 65
3.5.1.1. Chuyển đổi làng nghề thành khu lưu giữ các di sản văn hoá và khu du lịch
với các sản phẩm đặc sắc có tính nghệ thuật cao 65
3.5.1.2. Áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường làng nghề 66
3.5.1.3. Biện pháp trồng, chăm sóc, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP 67
3.5.2. Giải pháp quản lý môi trường làng nghề chè 67
3.5.2.1. Thành lập tổ quản lý môi trường tại mỗi làng nghề 67
3.5.2.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả của thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp
luật về BVMT 68
3.5.3. Giải pháp giáo dục 69
3.5.3.1. Xây dựng ý thức của người dân, sự tham gia của cộng đồng về BVMT nông
nghiệp nông thôn Thái Nguyên 69
3.5.3.2. Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong BVMT 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 75
Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long v K17-Khoa học Môi trường

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: diện tích, sản lượng chè phân theo huyện, thành phố, thị xã 13
Bảng 2.1: Thiết bị phân tích 27
Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất 44
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc nước ngầm 48

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ địa hình tỉnh Thái Nguyên 6
Hình 1.2: Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Thái Nguyên 10

Hình 1.3: Sơ đồ phân bố số lượng các làng nghề theo đơn vị hành chính 17

Hình 1.4. Thu nhập trung bình của các hộ dân trồng chè Quyết Thắng xã Tân
Cương 23
Hình 1.5: Số lượng lao động của các hộ làm chè Tân Cương 23
Hình 1.6: Trình độ học vấn của các hộ dân làng nghề chè Tân Cương 24
Hình 3.1. Một số loại thuốc trừ sâu được bày bán tại xã Tân Cương, 5/2013 31
Hình 3.2: Phân bón hữu cơ được bày bán ở xã Tân Cương 32
Hình 3.3: Rác phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trên đất chè ở xã Tân Cương,
5/2013 33
Hình 3.4: Quy trình sản xuất chè đen theo phương pháp cổ điển 37
Hình 3.5. Sơ đồ máy vò chè 38
Hình 3.6. Thiết bị sấy chè 39
Hình 3.7: Sơ đồ quy trình sản xuất chè ở xã Tân Cương 40

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 1 K17-Khoa học Môi trường


MỞ ĐẦU
Trong gần ba thập kỷ gàn đây tỉnh, Thái Nguyên đã khai thác có hiệu quả tài
nguyên đất, khoáng sản, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo xu hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng không cao trong
tổng sản phẩm toàn tỉnh và nông nghiệp cả nước nhưng có một số loại sản phẩm
chiếm vị trí khá như cây chè. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực
nông thôn, làng nghề tiếp tục được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền các
cấp. Các hoạt động tìm kiếm du nhập nghề mới, khôi phục và phát triển nghề cũ
diễn ra ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Nhiều loại hình doanh nghiệp, hợp tác
xã được hình thành trong các làng nghề.

Tuy nhiên vùng nông thôn tỉnh Thái Nguyên đang đứng trước khó khăn
thách thức đó là: bình quân thu nhập và mức sống trên đầu người thấp so với thành
thị, sản xuất vẫn chủ yếu là nông, lâm nghiệp, ngành nghề chưa phát triển, sức ép
lao động nông thôn dôi dư ngày càng tăng, lao động thiếu việc làm, nhất là các thời
điểm nông nhàn và sự dịch chuyển lao động ra thành phố ngày càng lớn. Để từng
bước đưa nông thôn phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần
thiết phải bố trí lại cơ cấu lao động, phát triển ngành nghề nhằm chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo, giảm dần tỉ
trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, đồng thời đưa nhanh công nghiệp phục vụ
chế biến nông lâm sản, xây dựng, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vào nông
thôn. Theo định hướng này, duy trì, phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh là
nhiệm vụ quan trọng của chính quyền các cấp và nhân dân các địa phương có nghề
truyền thống.
Sau gần 30 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu về kinh
tế, xã hội, công nghiệp hoá và đô thị hoá được đẩy mạnh, chất lượng cuộc sống của
nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với đó các vấn đề môi trường đang ngày
càng gia tăng, đặt ra nhiều thách thức. Nguy cơ ô nhiễm môi trường và tác động tới
sức khoẻ cộng đồng, văn hóa, giáo dục, du lịch, thủy sản, tài chính, đa dạng sinh

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 2 K17-Khoa học Môi trường


học do hoạt động sản xuất làng nghề đang trở thành một trong những vấn đề cấp
bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta. Công tác quản lý làng nghề chế
biến chè ở tỉnh Thái Nguyên từ lâu đã được chính quyền các cấp quan tâm. Tuy
nhiên, cho đến nay, việc quản lý và xử lý chất thải từ làng nghề chế biến này đang
gặp rất nhiều khó khăn bởi sự phân bố lẻ tẻ của các hộ gia đình sản xuất chưa có
quy hoạch cụ thể. Hầu hết các hộ sản xuất đều có công nghệ thô sơ, lạc hậu, các

chất thải đều chưa được thu gom đúng quy định. Với phương thức chôn lấp là chính
và không để ý tới hộ xung quanh. Như vậy, bảo vệ môi trường nói chung và quản lý
làng nghề chế biến chè nói riêng đã, đang và chắc chắn sẽ trở thành một vấn đề bức
xúc đối với tỉnh Thái Nguyên Từ thực tế khách quan đó, nhu cầu đó, được sự nhất
trí của Ban Giám hiệu Trường Đại học khoa học tự nhiêvà dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Lê Trình, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu vấn đề môi trường của làng
nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên ”. Đề tài nhằm nêu lên hiện trạng quản lý làng nghề chế biến chè, xác
định các thách thức, để từ đó đề ra những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp quản lý làng nghề một cách tổng thể, toàn diện.
Mục đích nghiên cứu
- Xác định rõ hiện trạng môi trường làng nghề chế biến chè hiện tại trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên
- Nêu lên các vấn đề môi trường trong quá trình trồng và chế biến chè tại các
làng nghề chế biến chè xã Tân Cương – thành phố (TP) Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi quản lý tốt làng nghề
chế biến chè định hướng lâu dài trong tương lai, phù hợp với nhu cầu cấp thiết của
người dân trong làng nghề.
Yêu cầu
- Số liệu thu thập phải trung thực, khách quan, chính xác.

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 3 K17-Khoa học Môi trường


- Đề xuất các phương án, giải pháp cần có tính khả thi, thực tế và phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh của Thái Nguyên
Ý nghĩa của luận văn

Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch và quản lý làng nghề chế
biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Cung cấp dữ liệu về hiện trạng phát sinh của làng nghề chế biến chè.
- Cung cấp thông tin, kiến thức về các công nghệ quản lý làng nghề chế biến
chè, phù hợp cho điều kiện tỉnh Thái Nguyên hiện nay và tương lai.
Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài cung cấp một giải pháp có tính khoa học và thực tiễn để quản lý làng
nghề chế biến chè cho tỉnh Thái Nguyên.


Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 4 K17-Khoa học Môi trường


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du-Miền núi Bắc Bộ, có tọa
độ từ 20
0
20’ đến 20
0
25’ vĩ độ Bắc; 105
0
25’ đến 106
0
16’ kinh độ Đông. Thành phố
Thái Nguyên cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc theo quốc lộ 3, là

cửa ngõ nối thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng với các tỉnh
miền núi phía Bắc. Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của
vùng Đông Bắc. Cùng với quốc lộ 3, các quốc lộ 37, 1B, 279, tuyến đường sắt Hà
Nội-Quán Triều đã tạo ra sự giao lưu thuận tiện giữa Thái Nguyên với các tỉnh đồng
bằng sông Hồng và miền núi.
- Thái Nguyên còn là nơi hội tụ của nhiều trường đại học, là nơi tập trung
nhiều trí tuệ và các công trình khoa học kỹ thuật tiên tiến đã và đang áp dụng trên
ruộng đồng Thái Nguyên.
- Với vị trí địa lý của tỉnh nói trên đã tạo cho tỉnh có lợi thế đặc biệt trong
phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với thị trường rộng lớn.
1.1.2. Khí hậu
- Do nằm gần chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh
Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn tỉnh vào
mùa nóng từ tháng 5 tới tháng 10 thì nhiệt độ trung bình khoảng 23-28
0
C và lượng
mưa trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên do có sự khác biệt rõ nét về độ cao và địa
hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành 3 tiểu vùng khí hậu khác
nhau:
- Tiểu vùng 1 (vùng lạnh nhiều): Bao gồm các xã thuộc phía Tây Bắc huyện
Đại Từ, Định Hóa, Bắc Phú Lương và Võ Nhai, có độ cao trung bình từ 500 m trở
lên. Đây là vùng có mùa đông tương đối lạnh và kéo dài.

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 5 K17-Khoa học Môi trường


- Tiểu vùng 2 (vùng lạnh vừa): bao gồm các xã thuộc phía đông huyện Đại

Từ, Nam huyện Phú Lương, Định Hóa và Đồng Hỷ, có độ cao từ 200 – 500 m.
- Tiểu vùng 3 (vùng ấm): Bao gồm các xã thuộc huyện Phổ Yên, Phú Bình,
thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên, Nam huyện Đồng Hỷ và Phú Lương. Độ
cao trung bình từ 30 đến 50m.
Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo sự đa dạng, phong phú về cây
trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có
nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới. Đây chính là cơ sở cho sự đa dạng hóa cơ cấu sản
phẩm nông nghiệp.
1.1.3. Địa hình
Là một tỉnh trung du - miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với
mặt biển khoảng 200-300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh
Thái Nguyên được bao bọc bởi dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh
cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m.
Về kiểu địa hình, địa mạo địa bàn tỉnh được chia thành 3 vùng rõ rệt (hình
1.1):
- Vùng địa hình vùng núi: bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo
hướng Bắc –Nam và Tây Bắc – Đông Nam. Vùng này chung ở các huyện Đại Từ,
Định Hóa và một phần huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt
phức tạp do quy trình Kastơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500-1000m, độ dốc
thường từ 25-35
0
.
- Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao
phía Bắc và vùng Đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 6 K17-Khoa học Môi trường




Hình 1.1: Bản đồ địa hình tỉnh Thái Nguyên [12]


Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 7 K17-Khoa học Môi trường


và đường quốc lộ 3 thuộc Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình
gồm các dãy núi thấp đan chéo với dải đồi cao tạo thành bậc thềm lớn và nhiều
thung lũng. Độ cao trung bình từ 100-300m, độ cao thường từ 15-25
0
.
- Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng
phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các
khu đất bằng. Vùng này chung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã sông Công
và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ
cao trung bình từ 30-50m, độ dốc thường <10
0
.
Với đặc điểm địa hình địa mạo như trên làm cho việc canh tác, giao thông đi
lại có những khó khăn, phức tạp. Song chình sự phức tạp đó lại ra đa dạng phong
phú về chủng loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau, cho phép phát triển một tập
đoàn cây trồng – vật nuôi đa dạng và phong phú.
1.1.4. Tài nguyên khoáng sản
Thái Nguyên là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú về
chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả nước như mỏ
sắt, mỏ than. Dưới đây là một số loại khoáng sản có lợi thế so sánh của tỉnh và các
loại khoáng sản có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho phát triển ngành

nghề nông thôn:
+ Than mỡ: trữ lượng tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, chất lượng tương
đối tốt, trong đó trữ lượng thăm dò và tìm kiếm khoảng 8,5 triệu tấn.
+ Than đá: trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng trên 90 triệu tấn, phân bố
ở mỏ Khánh Hòa, Núi Hồng, Cao Ngạn.
+ Sắt: Hiện đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 47 mỏ và điểm
quặng, trữ lượng trên 50 triệu tấn.
+ Đất sét: sét xi măng có trữ lượng khá lớn (khoảng 84,6 triệu tấn) phân bố ở
Cúc Đường, Khe Me.

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 8 K17-Khoa học Môi trường


+ Đá vôi xây dựng: trữ lượng khá lớn (khoảng 10 tỷ tấn). Tập trung ở khu
núi Voi, La Giàng, La Hiên khoảng 222 triệu tấn.
1.1.5. Tài nguyên đất
Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của
Thái Nguyên chủ yếu là đất đồi núi (chiếm tới 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do
sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh,
triệt để, đồng thời cũng bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng
sinh thái. Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có
các đặc điểm đặc trưng khác nhau. Dưới đây là một số loại đất chính của tỉnh. Bản
đồ đất tỉnh Thái Nguyên được thể hiện trong hình 1.2.
- Đất phù sa: diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Loại đất
này phân bố chủ yếu dọc sông Cầu, sông Công, và các sông suối trên địa bàn tỉnh,
trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hằng năm ven sông thuộc huyện Phổ Yên,
Đồng Hỷ, thị xã sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thường
có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích

hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày
(lúa, ngô, đậu đỗ, rau màu).
- Đất bạc màu: diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên.
Loại đất này phân bố ở các huyện phía Nam tỉnh. Đất bằng hiện nay đã được sử
dụng vào sản xuất nông nghiệp.
- Đất dốc tụ: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất
này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các
loại đất ở các chân sườn thoải hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và
phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Đây là loại đất rất thích hợp với trồng
ngô, đậu đỗ và các loại cây trồng ngắn ngày.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4380 ha, chiếm 1,24% diện
tích tự nhiên. Loại đất này phân bố phân tán ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 9 K17-Khoa học Môi trường


các huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày
khác.
- Đất đỏ trên đá vôi: diện tích 6.289 ha, chiếm 1,78% diện tích tự nhiên.
Phân bố ở huyện Võ Nhai và Phú Lương. Nhìn chung đây là loại đất tốt nhưng có
kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới thịt trung bình, mức độ bão hòa bazo khá, ít
chua. Trên loại đất này có khoảng 70% diện tích có độ dốc dưới 20
0
, thích hợp với
sản xuất nông nghiệp và sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp.
- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65% diện
tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích tự nhiên lớn nhất. Phân bố thành các vùng
lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có

thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu
ngày sẽ có quá trình glay hóa mạnh. Trên loại đất này có khoảng 48,5 diện tích có
độ dốc từ 8-25
0
, rất thích hợp với cây chè, cây ăn quả.
- Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát: diện tích 42.052 ha, chiếm 11,88 %
diện tích tự nhiên. Đây là loại đất đồi núi có diện tích lớn thứ hai sau đất đỏ vàng
trên phiến thạch sét, phân bố rải rác tất cả các huyện, thị trong tỉnh và thường có độ
dốc dưới 25
0
, diện tích trên 25
0
chỉ có khoảng 23%. Loại đất này trên tầng đất mặt
thường có mầu xám, thành phần cơ giới nhẹ, có nhiều sạn thạch anh, đất chua.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: diện tích 14.776 ha, chiếm 4,71% diện tích
tự nhiên, phân bố ở Phú Lương, Phổ Yên, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình và Đại Từ.
Đất thường có độ dốc ca thấp, 58 % diện tích có độ dốc<8
0
, rất thích hợp với trồng
mầu, cây công ngiệp ngắn ngày (mía, lạc, thuốc lá).
- Đất vàng đỏ trên đá macma axit: diện tích 30.784 ha, chiếm 8,68% diện
tích tự nhiên, phân bố ở Đại Từ và Định Hóa. Đây là loại đất dễ bị xói mòn, rửa trôi
vì lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, đất chua và khoảng 50% diện tích
có độ dốc>25
0
.


Luận văn thạc sỹ


Trần Thế Long 10 K17-Khoa học Môi trường


Hình 1.2. Bản đồ đất nhưỡng tỉnh Thái Nguyên [12]

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 11 K17-Khoa học Môi trường


1.1.6. Tài nguyên nước
1.1.6.1. Tài nguyên nước mặt [12]
Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dầy đặc và phân bố
tương đối đều. Mật độ sông suối trung bình khoảng 1,2 km/km
2
. Dưới đây là một số
sông suối chính chảy qua địa bàn tỉnh:
- Sông Cầu: là sông lớn nhất tỉnh có lưu vực 3.480km
2
. Sông này bắt nguồn
từ chợ Đồn (Bắc Cạn) chảy theo hướng Bắc Đông Nam qua Phú Lương, Đồng Hỷ,
thành phố Thái Nguyên, Phú Bình gặp sông Công tại Phù Lôi. Chiều dài sông chảy
qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên khoảng 110 km. Lượng nước đến bình quân năm
khoảng 2,28 tỷ m
3
/năm. Trên sông này hiện nay đã xây dựng hệ thống thủy nông.
Theo số liệu quan trắc tại thác Bưởi huyện Phú Lương, lưu lượng nước trung bình
của sông này là 51,4 m
3
/s, lưu lượng nhỏ nhất (tháng 2) là 11,3 m

3
/s và lưu lượng
lớn nhất tháng 8 là 128 m
3
/s.
- Sông Công: có lưu vực 951km
2
bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định
Hóa chảy dọc chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh.
Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng trong
khoảng 25 km
2
, chứa khoảng 175 triệu m
3
nước, điều hòa dòng chảy và có khả năng
tưới tiêu cho khoảng 12.000 ha lúa 2 vụ, cây công nghiệp cho các xã phía Đông
Nam huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và cung cấp nước sinh hoạt
cho thành phố Thái Nguyên và thị xã sông Công.
- Sông Dong: sông này chảy trên địa phận huyện Võ Nhai chảy về Bắc
Giang. Lưu lượng nước vào mùa mưa là 11,1 m
3
/s và lưu lượng mùa kiệt là 0,8
m
3
/s. Tổng lượng nước đến trong mùa mưa là 146 triệu m
3
và trong mùa khô là 6,2
triệu m
3
.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một
số hồ chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú phục vụ cho sản
xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh.

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 12 K17-Khoa học Môi trường


1.1.6.2. Tài nguyên nước ngầm
Theo kết quả thăm dò trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trữ lượng nước ngầm
khá lớn. Nhưng hiện nay việc khai thác sử dụng còn nhiều hạn chế.
1.2. THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG NÔNG NGHIỆP – NÔNG
THÔN THÁI NGUYÊN[12]
1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Theo số liệu thống kê đất đai, tình hình sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên
như sau:

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 355.435,20 ha 100
- Đất nông nghiệp
276.197,07 78.05
- Đất phi nông nghiệp
41.461,51 11,73
- Đất chưa sử dụng
35.776,62 10,12
Tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm 78,15%. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có
99.385,87 ha chiếm 28,12%. Đất lâm nghiệp có rừng toàn tỉnh có 172.631,82 ha;
trong đó có 91.678,85 ha rừng sản xuất, 52.332,23 ha đất rừng phòng hộ và
28.612,52 ha đất rừng đặc dụng. Đất chuyên dùng có 19.837,37 ha, đất ở có

10.081,52 ha.
1.2.2. Tình hình phát triển nông lâm nghiệp
Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trong tỉnh là 120.396 ha.
Trong đó diện tích gieo trồng cây lượng thực đạt 89.463 ha chiếm 74,31% tổng diện
tích gieo trồng của tỉnh. Diện tích cây dài ngày có 34.560 ha. Trong đó diện tích cây
ăn quả có 17.548 ha và diện tích cây công nghiệp lâu năm (chè) là 16.994 ha, trong
đó diện tích chè đã cho thu hoạch là 15.730 ha.

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 13 K17-Khoa học Môi trường


Thành tưu nổi bật trong sản xuất nông lâm nghiệp là sản xuất cây lượng thực
có hạt (lúa, ngô) tăng từ 279.432 tấn (1999) lên trên 410.000 tấn năm 2012, giá trị
lương thực bình quân đầu người đạt 351 kg/người/năm.
1.2.2.1.Trồng trọt
Năm 2012, tổng diện tích cây lương thực có hạt có 89.463ha trong đó diện
tích lúa cả năm có 68.856 ha, trong đó lúa Đông Xuân đạt sản lượng 137.095 tấn.
Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng không nhiều, diện tích cây lạc năm
2000 là 5.492 ha, năm 2005 giảm xuống còn 4.166 ha, năm 2006 giảm tiếp xuống
còn 3.931 ha, năm 2007 tăng lên 4.327 ha, năm 2008 tăng lên 4.546 ha. Diện tích
cây đậu tương năm 2000 có 3.368 ha, năm 2005 có 3.389 ha, năm 2006 giảm xuống
còn 2.889ha, và đến năm 2007 giảm tiếp xuống còn 2.316 ha, năm 2008 tăng lên
7.360 ha. Chè là cây thế mạnh của tỉnh, năm 1990 toàn tỉnh có 5.970 ha, những năm
vừa qua trồng và chế biến chè hàng hóa phát triển nhanh, diện tích năm 1999 đạt
gần 11.993 ha (tăng gấp 2 lần năm 1990). Năm 2008, diện tích chè tăng lên 16.994
ha đạt khoảng 149.255 tấn chè tươi, góp phần quan trọng nâng cao giá trị kim ngạch
xuất khẩu nông lâm sản của tỉnh. Chè Thái Nguyên ngoài tiêu dùng trong tỉnh, hàng
năm còn xuất ra tỉnh ngoài với số lượng lớn, xuất khẩu ra gần 10 nước và vùng lãnh

thổ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn và tăng thêm kim ngạch
cho tỉnh.
Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng chè phân theo huyện, thành phố, thị xã

2006 2008 2009 2010
D.Tích S.Lượng D.Tích S.Lượng D.Tích S.Lượng D.Tích S.Lượng
Tổng số

16.366 129.913 16.994 149.255 17.309 158.702 17.897 164.805,3
TP Thái
Nguyên
1.094 9.632 1.161 12.211 1.207 13.040 1.302,9 13.005,3
TX
Sông
485 3.531 505 4.241 515 4.385 535 4.481

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 14 K17-Khoa học Môi trường


Công
H. Định
Hóa
1.966 15.228 2.026 16.877 2.052 18.017 2.383 22.000
H. Võ
Nhai
497 2.247 560 2.827 583 3.080 633 3.696
H.Phú
Lương

3.554 29.039 3.650 32.170 3.725 34.960 3.650 35.000
H.Đồng
Hỷ
2.538 20.004 2.606 23.750 2.669 24.950 2.730 24.400
H.Đại
Từ
5.028 41.154 5.152 46.124 5.196 48.520 5.226 49.500
H. Phú
Bình
96 600 101 662 101 680 104 700
H.Phổ
Yên
1.108 8.478 1.233 10.393 1.261 11.070 1.361 12.023
Nguồn: Đề án phát triển thương mại nông, lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2011-2020, tháng 12 năm 2020
1.2.2.2. Chăn nuôi
Năm 2012 toàn tỉnh có 131.654 con trâu, 23.350 con bò, 404.579 đầu lợn và
4 triệu gia cầm, có sản lượng thịt hơi các loại đạt 34 ngàn tấn, trong đó thịt lợn đạt
27,4 ngàn tấn. Bình quân thịt hơi sản xuất trên đầu người đạt 19,4 kg thịt hơi/người
so với bình quân chung cả nước bằng 83%. Năm 2008, toàn tỉnh có 106,9 ngàn con
trâu, có 55 ngàn con bò, 529 ngàn con lợn và trên 5,3 triệu gia cầm.
1.2.2.3. Lâm nghiệp
Hiện nay đất rừng của tỉnh là 160.333 ha chiếm 45,36% diện tích tự nhiên,
trong đó rừng sản xuất có 91.687,58 ha, chiếm 53,11 diện tích đất có rừng. Rừng
phòng hộ có 52.332,23 ha, chiếm 30,31 %. Rừng đặc dụng có 28.612,01 ha chiếm
16,57%.

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 15 K17-Khoa học Môi trường



1.2.3. Hiện trạng dân cư vùng nông thôn
Theo số liệu thống kê năm 2008, toàn tỉnh Thái Nguyên có 1.150.000 người
sống trên địa bàn 2.881 thôn, 23 phường, 13 thị trấn và 144 xã của 9 huyện, thị là:
Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Đại Từ, huyện Phổ Yên, huyện
Phú Lương, huyện Võ Nhai, huyện Phú Bình, huyện Đồng Hỷ, huyện Định Hóa.
Thành phố Thái Nguyên là nơi đông dân số nhất có 259.106 người. Sau đó là huyện
Đại Từ 170.636 người, huyện Phú Bình 147.174 người. Huyện có dân số thấp nhất
là thị xã Sông Công 49.983 người.
Dân cư nông thôn của tỉnh Thái Nguyên hiện có 868.234 người chiếm
khoảng 75,50% và lao động nông nghiệp có 421.731 người, chiếm 63,24% lao động
toàn xã hội.
1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở THÁI NGUYÊN
1.3.1. Thông tin chung về làng nghề
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các nghề truyển thống của tỉnh Thái
Nguyên như sản xuất và chế biến chè, chế biến thực phẩm, nghề đan lát… đã phát
triển khá mạnh, mặc dù so với các tỉnh khác như Hà Tây, Bắc Ninh là các tỉnh
không xa với Thái Nguyên thì mức độ phát triển các ngành nghề còn ở mức khiêm
tốn.
Số cơ sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và làng nghề trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên cũng tăng đáng kể. Năm 2002 có 9.172 cơ sở, năm 2004 giảm xuống
còn 8.757 cơ sở, năm 2009 qua kết quả điều tra có khoảng 13.328 cơ sở. Tốc độ gia
tăng của các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề trong vòng mấy năm khoảng
6,45%.
Tính tới thời điểm tháng 9 năm 2009 toàn tỉnh Thái Nguyên có 13.359 cơ sở
sản xuất TTCN và làng nghề trong đó:
- Khối doanh nghiệp có 91 cơ sở.
- Khối hợp tác xã có 40 cơ sở.


Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 16 K17-Khoa học Môi trường


- Khối hộ gia đình có 13.107 cơ sở
- Khối làng nghề có 121 cơ sở.
Trong tổng số 13.359 cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề phân theo các
huyện, thành thị như sau:
- Thành phố Thái Nguyên có 3.385 cơ sở.
- Thị xã Sông Công có 249 cơ sở.
- Huyện Phổ Yên có 3.046 cơ sở.
- Huyện Phú Bình có 761 cơ sở.
- Huyện Đại Từ có 1.926 cơ sở.
- Huyện Định Hóa có 369 cơ sở.
- Huyện Đồng Hỷ có 2.212 cơ sở.
- Huyện Phú Lương có 593 cơ sở.
- Huyện Võ Nhai có 818 cơ sở.
Số lượng các làng nghề phân bố theo từng huyện, TP, TX ở Thái Nguyên
được nêu ở hình 1.3.

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 17 K17-Khoa học Môi trường



Hình 1.3: Sơ đồ phân bố số lượng các làng nghề theo đơn vị hành chính[13]

Luận văn thạc sỹ


Trần Thế Long 18 K17-Khoa học Môi trường


Các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề tỉnh Thái Nguyên đã thu hút một
lượng lớn lao động, đặc biệt là số lao động còn thiếu việc làm do đặc điểm mang
tính thời vụ. Lượng vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề cũng
tăng khá nhanh, từ 63.385 triệu đồng vào năm 2000 tăng lên 11.912.148 triệu đồng
vào năm 2009. Năm 2009, tổng giá trị sản xuất TTCN và làng nghề tỉnh Thái
Nguyên đạt 431.890 triệu đồng trong đó:
- Khối doanh nghiệp đạt: 164.278 triệu đồng.
- Khối kinh tế hộ đạt: 224.786 triệu đồng.
- Khối làng nghề đạt: 27.829 triệu đồng.
- Khối hợp tác xã đạt: 14.997 triệu đồng.
1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành nghề chế biến chè tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một trong 9 tỉnh trọng điểm trồng chè trên tổng số 34 tỉnh
thành trồng chè cả nước với diện tích năm 2008 có 16.994 ha, chiếm 17,6 % so với
cả nước và là tỉnh đứng thứ hai trong cả nước về quy mô diện tích (sau Lâm Đồng).
Năng suất chè búp tươi của Thái Nguyên liên tục tăng: năm 2005 đạt 149.255 tấn,
năm đạt 174.772 tấn.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tới 68 làng nghề sản xuất và chế
biến chè. Ngành nghề chế biến chè của Thái Nguyên đã giải quyết được bao tiêu
nguyên liệu cho nông dân hiện nay nhưng hiện nay công nghệ chế biến còn chưa ở
trình độ cao. Mặt khác mới có một thương hiệu chè Tân Cương, một số địa phương
khác có chè chất lượng cao nhưng chưa có thương hiệu như chè La Bằng ở Đại
Từ… nên sức cạnh tranh sản phẩm không cao. Trong các cơ sở chế biến thủ công,
hầu hết nhà xưởng của nhiều cơ sở chế biến chè tư nhân có vốn đầu tư thấp, sơ sài,
thiếu tính đồng bộ và lạc hậu; chưa được thiết kế xây dựng phù hợp nên dễ gây ra ô
nhiễm môi trường xung quanh các cơ sở chế biến chè.
Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện trồng

mới, cải tạo vườn chè, thâm canh đưa giống chè mới có năng suất chất lượng cao

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 19 K17-Khoa học Môi trường


vào sản xuất. Bên cạnh đó, các mô hình trồng chè an toàn cũng đang được phát triển
đưa lại những kết quả khả quan ban đầu, một số doanh nghiệp cũng đang nghiên
cứu để phát triển mô hình chè hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Dưới đây là quy mô một số làng nghề sản xuất và chế biến chè trên địa bàn
tỉnh:
- Làng nghề trồng và chế biến chè xóm Thác Dài, xã Tức Tranh, huyện Phú
Lương chuyên sản xuất chè búp tươi và chế biến chè búp khô với sản lượng 54 tấn
chè búp khô hàng năm, tiêu thụ trong xã, trong huyện, trong tỉnh và cả nước. Vốn
đầu tư khoảng 10.000 triệu đồng. Tổng số hộ của làng có nghề là 153 hộ, trong đó
số hộ làm nghề có 153 hộ chiếm 100%. Tổng số lao động của làng nghề là 600 lao
động, trong đó số lao động làm nghề là 487 lao động chiếm 81,2%. Tổng thu nhập
của làng có nghề đạt 5.320 triệu đồng, trong đó thu nhập từ ngành nghề đạt 3.163
triệu đồng chiếm 59,5%.
- Làng nghề trồng và chế biến chè xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ chuyên sản
xuất chè búp tươi và chế biến chè búp khô với sản lượng 300 tấn chè búp khô hàng
năm, tiêu thụ trong xã, trong huyện, trong tỉnh và cả nước. Vốn đầu tư khoảng
50.000 triệu đồng. Tổng số hộ của làng có nghề là 478 hộ, trong đó số hộ lao động,
trong đó số lao động làm nghề là 523 lao động chiếm 40,2%. Tổng thu nhập của
làng có nghề đạt 8.500 triệu đồng, trong đó thu nhập từ ngành nghề đạt 3.420 triệu
đồng chiếm 40,2%.
- Xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên có 16 làng nghề chề biến chè ở các
xóm Hồng Thái một, Hồng Thái hai, Y Na một, Y Na hai, Soi Vang, Tân Thái, Nam
Thái, Nam Hưng, Nam Tiến…hàng năm sản xuất được 38,9 tấn chè khô. Vốn đầu

tư 6.696 triệu đồng. Tổng số hộ của làng có nghề của xã Tân Cương là 1.324 hộ,
trong đó số hộ làm nghề có 1.297 hộ chiếm 98,0%. Tổng số lao động của làng nghề
có nghề là 5.108 lao động, trong đó số lao động làm nghề là 2.853 lao động chiếm
55,9 %. Tổng thu nhập của làng có nghề đạt 48.551 triệu đồng, trong đó thu nhập từ
ngành nghề đạt 19.066 triệu đồng chiếm 39,3%.
Danh sách các làng nghề chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được nêu ở
phần phụ lục).

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 20 K17-Khoa học Môi trường


1.4. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN CHÈ XÃ TÂN CƯƠNG
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các làng nghề trồng và chế biến chè ở
xã Tân Cương
Kết quả khảo sát và phân tích môi trường ở các làng nghề trồng và chế biến chè
Khuôn Hai xã Phúc Trìu và làng nghề chế biến chè Quyết Thắng xã Tân Cương
được tóm tắt dưới đây.
1.4.1.1. Địa hình
Khu vực khảo sát các làng nghề trồng và chế biến chè trong luận văn thuộc
vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: Bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía trung
tâm tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất
bằng. Độ cao trung bình từ 30-50m so với mực nước biển, độ dốc thường <10
0
.
1.4.1.2. Khí hậu và thủy văn
Khí hậu
Khí hậu các vùng này có đặc thù của khí hậu vùng giữa và Nam tỉnh Thái
Nguyên

Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng từ tháng 5 tới tháng 10 thì nhiệt độ
trung bình khoảng 23-28
0
C và lượng mưa trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa
cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Thủy văn sông Công: Sông này dài 96 km. Diện tích lưu vực 951 km², cao
trung bình 224 m, độ dốc trung bình 27,3%, mật độ sông suối 1,20 km/km². Tổng
lượng nước 0,794 km³ ứng với lưu lượng trung bình năm 25 m³/s, môđun dòng chảy
năm 26 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 74,7% lượng nước cả năm;
tháng 8 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 19,30% lượng nước cả năm; tháng cạn
kiệt nhất chiếm 1,8% lượng nước cả năm.

×