Tải bản đầy đủ (.pdf) (2,784 trang)

Luận Ngữ và khổng tử Nguyễn Hiển Lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 2,784 trang )

LUẬN NGỮ &
KHỔNG TỬ

Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Đánh máy: Thuocvien, Goldfish
Sửa lỗi chính tả: QuocSan, Goldfish
Tạo eBook (25/11/11): QuocSan
www.e-thuvien.com
Đạo Khổng thực tế nhất,
hợp tình hợp lí nhất, đầy đủ
nhất, xét cả về việc tu thân, tề
gia, trị quốc. Vậy mà tới nay lí
tưởng của ông, nhân loại vẫn
chưa theo được. Về tu thân, ba
đức nhân, trí, dũng luyện được
đủ tình cảm, trí tuệ và nghị lực
của con người.
(Trích Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê)


MỤC LỤC:

Lời thưa
Luận Ngữ
Khổng Tử
Nhà Giáo Họ Khổng
Đọc thêm
LỜI THƯA

Do trong Lời nói đầu cuốn


Khổng tử, cụ Nguyễn Hiến Lê
bảo:

“Trong tập này có nhiều
chỗ dẫn chứng ở Luận ngữ,
nhưng tôi chỉ ghi xuất xứ
(thiên nào, bài nào) chứ
không chép lại hết được, vì
vậy độc giả cần có bản
Luận ngữ tôi dịch và để tra
cho tiện”.
và do trong cuốn Luận ngữ
và cuốn Khổng Tử, có nhiều
chỗ cụ Nguyễn Hiến Lê bảo
“coi cuốn Nhà giáo họ Khổng”,
nên chúng tôi gom cả ba cuốn:
Luận ngữ, Khổng Tử và Nhà
giáo họ Khổng vào trong
eBook này. Ngoài ra, trong
phần Đọc thêm, chúng tôi còn
chép một số bài trích trong các
tác phẩm sau đây của cụ
Nguyễn Hiến Lê: Đại cương
triết học Trung Quốc (soạn
chung với cụ Giản Chi), Sử ký
của Tư Mã Thiên (soạn chung
với cụ Giản Chi), Cổ văn Trung
Quốc và Sử Trung Quốc.

Goldfish

Tháng 10/2011

LUẬN NGỮ

Nguyễn Hiến Lê
Chú dịch và giới thiệu

Đánh máy: Goldfish
Sửa lỗi chính tả: QuocSan
MỤC LỤC:

Vài lời thưa trước
Giới thiệu – nguồn gốc và các bản
Nguồn gốc
Các bản
Nội dung và cách trình bày
Bản dịch của chúng tôi
Các bảng phân loại
Dịch và chú thích
Thiên I – Học Nhi
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16
Thiên II – Vi Chính
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24
Thiên III – Bát Dật
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24, 25, 26

Thiên IV – Lí Nhân
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24, 25, 26
Thiên V – Công Dã Tràng
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24, 25, 26, 27
Thiên VI – Ung Dã
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24, 25, 26, 27, 28
Thiên VII – Thuật Nhi
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33,
34, 35, 36, 37
Thiên VIII – Thái Bá
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21
Thiên IX – Tử Hãn
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Thiên X – Hương Đảng
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18
Thiên XI – Tiên Tiến
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,

24, 25
Thiên XII – Nhan Uyên
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24
Thiên XIII – Tử Lộ
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Thiên XIV – Hiến Vấn
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33,
34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43,
44, 45
Thiên XV – Vệ Linh Công
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33,
34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41
Thiên XVI – Quí Thị
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14
Thiên XVII – Dương Hoá
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24, 25, 26
Thiên XVIII – Vi Tử
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11
Thiên XIX – Tử Trương

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24, 25
Thiên XX – Nghiêu Viết
1, 2, 3
Phụ lục
Khổng Tử
Đời sống
Lối sống
Nhân cách, tính tình
Dạy học
Cách dạy
Khổng Tử tự xét mình
Khổng Tử xét người xưa và người
đương thời
Người đương thời xét Khổng Tử
Môn sinh Khổng Tử
Học và tu dưỡng
Các đức
Xử thế
Các hạng người
Chính trị
Tên người – tên đất – tên triều đại
A, B, C, CH, D, Đ, G, H, K, L, M,
N, NG, PH, Q, S, T, TH, TR, V, Y
Những câu thường dẫn
I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, XI,
XII, XIII, XIV, XV, XVI, XVII,
XVIII, XIX, XX
Vài lời thưa trước


Trong bài Lời nói đầu cuốn
Khổng tử, cụ Nguyễn Hiến Lê
cho biết đôi điều về việc dịch lại
bộ Luận ngữ như sau:

“Tôi đã bỏ ra hơn hai tháng
đọc lại những sách về
Khổng tử mà tôi có hoặc
mượn được (như của Lữ
Chấn Vũ: Lịch sử tư tưởng
chính trị Trung Quốc; Hầu
ngoại Lư: Tư tưởng cổ đại
Trung Quốc; Quan Phong
và Lâm Duật Thời: Bàn về
Khổng Tử – đều do ngoài
Bắc dịch); đọc lại các bản
dịch và chú giải Luận ngữ
của mình, và của Trung
Hoa (như Luận ngữ độc
bản của Thẩm Tri Phương
và Tưởng Bá Tiềm, Luận
ngữ dịch chú của Triệu
Thông; lại bỏ ra hơn hai
tháng nữa để dịch lại bộ
Luận ngữ, vừa dịch vừa
phân loại theo đề tài lập
bảng tra tên người, tên đất.”
Trong cuốn Luận ngữ này,
cụ Nguyễn Hiến Lê có nói rõ là

bài XVI.1 được dịch lại: trong
chú thích bài đó, cụ viết: “Bài
này chúng tôi dịch trong cuốn
Nhà giáo họ Khổng (Cảo
Thơm, 1972), nay dịch lại.”

Ngoài bài XVI.1 đã dẫn
trong cuốn Nhà giáo họ Khổng
được cụ dịch lại, còn nhiều bài
khác nữa đã được cụ dẫn trong
một số tác phẩm khác cũng
được cụ dịch lại mặc dầu trong
cuốn Luận ngữ này cụ không
nêu ra, ví dụ như (mỗi tác phẩm
tôi chỉ chọn một bài):

- Bài II.2: Trong bộ Đại cương
văn học sử Trung Quốc, câu
“Thi tam bách, nhất ngôn dĩ
tế chi, viết: Tư vô tà”, cụ
Nguyễn Hiến Lê dịch là: “Cả
300 thiên trong Kinh Thi, chỉ
một câu có thể trùm được, là:
không nghĩ bậy”. Trong cuốn
Luận ngữ, cụ dịch lại, đặc biệt
là ba chữ “tư vô tà”, như sau:
“Kinh Thi có ba trăm thiên,
một lời đủ bao quát tất cả, là
tư tưởng thuần chính.”


- Bài VI.8: Trong bộ Mặc học,
câu “Vô chi, mệnh hĩ phù? Tư
nhân dã nhi hữu tư tật dã!”,
cụ dịch là: “Con [tức Bá
Ngưu] sắp mất. Số mệnh đó
thôi. Người như vậy mà bệnh
như vậy!”; Trong cuốn Luận
ngữ, cụ hiểu chữ “vô” theo
một nghĩa khác, và cả câu đó
được lại thành: “Vô lí! Do
mệnh trời chăng? Con người
như vậy mà bị bệnh đó!”

- Bài VIII.3: Trong bộ Trang tử
– Nam hoa kinh, câu “Nhi
kim nhi hậu, ngô tri miễn
phù, tiểu tử” (lời của Tăng
tử), cụ dịch là: “Từ đây về sau
ta mới biết chắc rằng ta giữ
được (thân ta) khỏi các điều
hư hỏng, tàn tật đó các trò”.
Trong cuốn Luận ngữ, cụ dịch
lại là: “Từ nay về sau, ta mới
biết thoát khỏi hình lục, đó
các trò” (cụ đã hiểu hai chữ
“miễn phù” theo một nghĩa
khác).

- Bài XVIII.6: Trong bộ Đại
cương triết học Trung Quốc,

câu “Thao thao giả thiên hạ
giai thị dã, nhi thuỳ dĩ dịch
chi”, hai cụ Giản Chi và
Nguyễn Hiến Lê dịch là: “Ùa
ùa như nước chảy một chiều,
thiên hạ đều thế cả, ai mà
theo mình để sửa đổi việc loạn
ra trị”. Trong cuốn Luận ngữ,
cụ Nguyễn Hiến Lê dịch lại
(đặc biệt là hai chữ “thao
thao”): “Khắp thiên hạ đâu
đâu cũng là dòng nước (đục)
cuồn cuộn, ông Khổng Khâu
sẽ cùng với ai mà sửa thiên
hạ?”

Lý do khác biệt trong hai lần
dịch bài VI.8 là do chữ  trong
nguyên văn. Trong bộ Mặc học,
cụ Nguyễn Hiến Lê đọc chữ đó
là “vong” và dịch theo nghĩa
của chữ  là “chết mất”; còn
trong cuốn Luận ngữ cụ đọc là
“vô” và dịch theo nghĩa của chữ
“vô”  là “không”
[1]
. Cũng có
trường hợp đọc khác nhưng ý
nghĩa cũng vậy như chữ 
trong bài XI.25, trong cuốn Cổ

văn Trung Quốc, cụ đọc là
“sẩn” (Thiều Chửu cũng đọc là
“sẩn”); còn trong cuốn Luận
ngữ, cụ đọc là “thẩn”, nhưng
nghĩa cũng vẫn là “mỉm cười”.
Nhân vật Nhụ Bi trong bài
XVII.20 cuốn Luận ngữ, chữ
Hán là , trong cuốn Nhà
giáo họ Khổng (bài Dương Hoá
– 19) gọi là Nhũ Bi.

Cũng trong cuốn Cổ văn
Trung Quốc, cụ Nguyễn Hiến
Lê tỏ ý ngờ rằng thiên Hương
đảng (thiên X) là do người sau
chép thêm; cụ bảo: “(…) hình
như cũng có vài chỗ do người
đời sau viết thêm, chẳng hạn
như thiên Hương đảng”. Nhưng
trong cuốn Luận ngữ này và
trong cuốn Khổng tử nữa,
chúng ta không thấy cụ nhắc lại
ý nghi ngờ đó nữa.

Cuốn Luận ngữ mà tôi chép
lại ở đây là theo ebook do một
bạn trẻ, bạn PNT, gởi tặng.
Ebook đó, về sau gọi là “ebook
nguồn”, không ghi tên nhà xuất
bản và năm xuất bản. Theo ảnh

bìa đăng trên trang
/>hoc-xa-hoi-MTg/luan-ngu-
MTkwQw thì nhà xuất bản là
nhà Văn học (tôi tạm dùng ảnh
đó, sửa lại đôi chút để làm ảnh
bìa cho ebook mới này).

Trong ebook nguồn cũng
không chép chữ Hán, các chữ
Hán trong ebook mới này là do
tôi ghi thêm dựa theo các bản
Luận ngữ đang lưu hành trên
mạng, đặc biệt là bản Khổng tử
Luận ngữ do Nguyễn Thiên
Thụ chú dịch hiện đang phổ
biến trên website Sơn Trung
Thư Trang
[2]
. Bản của Nguyễn
Thiên Thụ và bản của cụ
Nguyễn Hiến Lê có vài chỗ
không giống nhau. Sau đây là
vài ví dụ về chữ Hán khác nhau:

- Trong bài I.6, Nguyễn Thiên
Thụ chép là: 
“phàm ái chúng nhi thân
nhân” và dịch là: “Thương
mọi người, mà gần gũi người
nhân đức”; tương ứng với chữ

“phàm” , cụ Nguyễn Hiến
Lê chép là “phiếm” [] và
dịch là: “yêu khắp mọi người
mà gần gũi người nhân đức.”

- Trong bài II.16, Nguyễn Thiên
Thụ chép là: 
“Công hồ dị đoan tư hại dã
kỉ” và dịch là “Nghiên cứu
việc hoang đường thì có hại
cho mình”; chữ cuối, cụ
Nguyễn Hiến Lê chép là “dĩ”
[] và dịch là: “Chuyên tâm
nghiên cứu những cực đoan
thì có hại.”

×