Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

ôn tập tư pháp quốc tế hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.93 KB, 43 trang )

ĐỀ THI : TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Câu 1: Những nhận định sau đây đúng sai? Tại sao?
a) Khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án chỉ áp dụng quy phạm xung
đột trong pháp luật nước mình.
b) Khi áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật thì quy phạm pháp
luật xung đột sẽ dẫn chiếu đến quy phạm thực chất hoặc quy phạm pháp luật trong nước.
c) Tố tụng có yếu tố nước ngoài là tố tụng áp dụng để giải quyết các quan hệ có yếu tố
nước ngoài.
d) Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là kết quả của việc áp dụng quy phạm xung đột để
chọn luật áp dụng.
Câu 2: Anh A là công dân VN, ký hợp đồng lao động với công ty B là công ty VN trong
thời hạn 02 năm làm kỹ sư xây dựng cho một công trình xây dựng của cty B đang thi
công tại Lào. Trong thời gian đang làm việc tại Lào, anh A gây ra tai nạn giao thông gây
thiệt hại cho ô tô do một công dân VN khác đang điều khiển. Ô tô này công dân VN thuê
của một chi nhánh hoạt động tại Lào của công ty du lịch có trụ sở chính tại Thái Lan.
Cũng trong thời gian công tác tại Lào anh A có thuê một căn nhà để ở, sau đó giữa Anh A
và chủ sở hữu nhà phát sinh tranh chấp về tiền thuê nhà và việc anh A gây hư hại một số
thiết bị trong nhà. Chủ nhà đã khởi kiện anh A tại Tòa án Lào yêu cầu bồi thường thiệt
hại. Trong các quan hệ trên, quan hệ nào là quan do Tư Pháp quốc tế VN điều chỉnh? Tại
sao? ( Chỉ rõ yếu tố nước ngoài trong quan hệ đó
Câu 3: Nhận xét và giải quyết tình huống sau đây:
A là công dân Hoa Kỳ, thường trú tại VN. A có tài sản gồm nhà ở VN, tiền mặt tại Pháp,
ô tô taị Anh. Ngoài ra A còn có một số cổ phiếu đầu tư tại VN, Trong một chuyến đi
công tác tại Nga. A mất do tai nạn ô tô, không kịp để lại di chúc. Hãy giải quyết vấn đề
1
thừa kế của A đối với số di sản biết rằng A có vợ và con hiện đang là công dân Hoa Kỳ
nhưng tất cả đều từ chối di sản của A.
Câu 1: Nhận định (4 điểm)
1. Các bên có quyền chọn luật để điều chỉnh tất cả các quan hệ TPQT mà các bên tham
gia.
2. Khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu pháp luật của nước có


tòa án giải quyết tranh chấp đó có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp
luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài đương nhiên được áp dụng.
3. Tất cả các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài đều thuộc thẩm quyền xét xử của
tòa án VN.
4. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài khi có hiệu lực theo pháp luật của
nước có Tòa án đã tuyên sẽ đương nhiên được công nhận và cho thi hành tại VN.
Câu 2: (6 điểm) Thương nhân A (quốc tịch VN, có trụ sở thương mại tại VN) ký kết một
hợp đồng mua của thương nhân B (quốc tịch Úc, có trụ sở thương mại tài Sydney) 1000
MT thép tấm. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận tất cả các tranh chấp phát sinh từ hợp
đồng trên sẽ được giải quyết tại Tòa án VN. Do B không thực hiện nghĩa vụ giao hàng
theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng nên A khởi kiện B tại Tòa kinh tế TAND TP HCM.
Giả sử tòa án VN được xác định có thẩm quyền đối với tranh chấp trên, bằng các kiến
thức về TPQT anh chị hãy cho biết:
1. Theo pháp luật VN, vụ việc trên có được xác định là vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài hay không? Cơ sở pháp lý?
2. Phân tích ý nghĩa của việc xác định yếu tố nước ngoài trong các quan hệ dân sự.
3. Việc các bên chọn Tòa án VN để giải quyết tranh chấp hợp đồng trên có đồng nghĩa
với việc các bên chọn pháp luật VN nhằm giải quyết tranh chấp không? Tại sao?
2
ĐỀ THI MÂU
1. Yếu tố nước ngoài là đặc trưng cơ bản để phân biệt Tư pháp với các ngành luật
khác
2. Quyền sở hữu đối với tài sản của quốc gia ở nước ngoài, trong mọi trường hợp phải
được giải quyết theo pháp luật của quốc gia có tài sản đó. (01 điểm)
3. Để giải điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chỉ áp dụng phương pháp
thực chất và phương pháp xung đột. (01 điểm)
4. Theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài đương nhiên
được áp dụng khi quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam dẫn chiếu
đến?.(01 điểm)
5. Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản được áp dụng để giải quyết tất cả các

quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.
6. Quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ quốc
gia sở tại sau khi được tòa án quốc gia sở tại công nhận và cho thi hành .
Câu II: Ngày 30/4/2006, công ty A (Việt Nam) ký hợp đồng với B ( Mỹ) một hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận: “Hàng được giao cho
người chuyên chở để chở đến cho người mua chậm nhất vào ngày 30/6/2006 tại
cảng X”. Anh (chị) hãy cho biết:
1. Trong trường hợp các bên chọn tập quán Incoterms 2010 (điều kiện FOB – giao
hàng lên tàu) của ICC, điều chỉnh hợp đồng thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa
theo hợp đồng được xác định là thời điểm nào? (2,0 điểm
3
2. Trong trường hợp người bán (B) vi phạm nghĩa vụ thanh toán và người mua (A) khởi
kiện tại tòa án Việt Nam thì tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp trên không? pháp luật nước nào được áp dụng?
ĐÁP ÁN
1. S, Giải thích (0,75 điểm): Yếu tố nước ngoài là đặc điểm mang tính đặc trưng của
TPQT (Điều 758 BLDS) nhằm phân biệt với Luật Dân sự và các ngành luật tư trong
nước: (i) TPQT và Luật Dân sự trong nước cùng điều chỉnh quan hệ dân sự nhưng Luật
Dân sự điều chỉnh các quan hệ dân sự không có yếu tố nước ngoài tham gia; (ii) “Yếu tố
quốc tế nước ngoài” trong CPQT là quan hệ (chính trị) giữa các quốc gia, còn trong
TPQT là quan hệ mang tính chất dân sự vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia (chủ thể:
người nước ngoài hoặc đang cư trú ở nước ngoài; khách thể: tài sản ở nước ngoài; sự kiện
pháp lý làm phát sinh thay
đổi quan hệ TPQT xảy ra ở nước ngoài).
2. Đ, Tài sản của quốc gia được hưởng quyền miễn trừ. Do đó,
theo nguyên tắc chung, quyền sở hữu đối với tài sản của quốc gia ở nước ngoài thuộc chủ
quyền quốc gia. Do đó, quyền sở hữu đối với tài sản của quốc gia ở
nước ngoài phải được giải quyết theo pháp luật của quốc gia có tài sản đó.
3. Đ, Phương pháp thực chất và phương pháp xung đột là hai
phương pháp điều chỉnh của ngành luật (TPQT).

4. S, Khi quy phạm xung đột của Luật Việt Nam dẫn chiếu
đến luật nước ngoài, luật nước ngoài đó được Tòa án Việt Nam áp dụng để điều chỉnh
quan hệ TPQT với điều kiện luật nước ngoài đó không trái với nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam; không ảnh hưởng đến trật tự công công ở Việt
4
Nam (Điều 759, kh.3 BLDS).
5/ S, • Giải thích theo Điều 766 khỏan 2, 4 BLDS
6. D, ): Về nguyên tắc, Quyết định của trọng tài nước ngoài, muốn có hiệu lực thi hành
thì cần phải được tòa án quốc gia nơi quyết định trọng tài được yêu cầu thi hành công
nhận và cho thi hành.giải thiwch theo Điều 343BLTTDS
BÀI TẬP
1.Trong trường hợp các bên chọn FOB (Incoterms 2010 – ICC) thì rủi ro được chuyển từ
người bán sang người mua tại lan can thành mạn tàu tại cảng X vào thời điểm giao hàng
(có thể giải thích thêm điều kiện FOB trong Incoterms 2010 của ICC).
2.Tòa án Việt Nam có thẩm quyền theo Điều 410(2(e)) BLTTDS (yêu cầu phântích).
Theo điều 769 BLDS, Pháp luật nơi thực hiện hợp đồng được áp dụng nếu
các bên không có thỏa thuận khác.
ĐỀ THI TƯ PHÁP QUỐC TẾ K35 NGÀY 24/12/2012
Câu 1: Khẳng đinh đúng sai.
a. Theo pháp luật Việt Nam công nhận bản án quyết định của TA nước ngoài là việc TA
xét xử lại vụ việc đã được tòa án nước ngoài phán quyết?
b. Theo PLVN, trong trường hợp các bên trong HDMBHHQT, có thỏa thuận trọng tài
nhưng không chọn luật áp dụng cho HĐ thì quyền chọn luật áp dụng để giải quyết tranh
chấp đối với HĐ này thuộc về trung tâm trọng tài thương mại Việt NAm?
c.Theo PLVN, giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu động sản phải áp dụng
luật nơi có tài sản?
d.Theo PLVN, trước khi nhận được thông báo giới thiệu trẻ em VN làm con nuôi, người
nước ngoài không được tiếp xúc với bất kì cha mẹ nuôi, trung tâm nuôi dưỡng trẻ em.
5
Cầu 2: Nêu phương pháp điều chỉnh cuả TPQT. Nêu ưu điểm và nhược điểm của từng

phương pháp đó?
Câu 3: A, B quốc tịch Việt Nam kết hôn tại VN vào năm 1997. Sau đó 2 người sang
Nhật bản làm ăn định cư bên Nhật. Đến năm 2003, cuộc sống vợ chồng có mâu thuẫn.
Chị B về Việt Nam. Anh A ở Nhật bản đã nộp đơn xin ly hôn tại Toà án Nhật bản. Sau
đó Toà án Nhật bản đã 3 lần gửi tống đạt qua cơ quan ngoại giao VIệt Nam nhưng không
thấy hồi âm.Và sau đó Toà án đã xét xử ly hôn vắng mặt chị B. Năm bao nhiêu ý, A về
Việt Nam xin kết hôn với C. A đến sở tư pháp để kết hôn. Nhưng UBNDTP hà nội từ
chối việc kết hôn cho A với lý do việc triệu tập B đến không đúng. hỏia. Lý do UBND
TPHN đưa ra để không kết hôn cho A có hợp lý không? tại sao?b. ANh chị hãy tư vấn
những thủ tục pháp lý cấn thiết để A được kết hôn với C tại việt nam?
Các câu trả lời chỉ mang tính tham khảo.
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao
1- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa các bên có quốc tịch khác
nhau.
Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân
sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công
dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp
luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài.
2- Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nhận định trên là sai vì tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh mang bản chất dân sự có
yếu tố nước ngoài.
6
3- Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp
quốc tế
Nhận định trên là sai chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới
thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế
4- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ có tài sản liên quan đến quan hệ
nằm ở nước ngoài.

Nhận định trên là sai ngoài quan hệ có tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài
còn có các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại
nước ngoài .
5- Tất cả các quan hệ dân sự đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế.
Nhận định trên là sai Tất cả các quan hệ dân sự mang yếu tố nước ngoài đều thuộc đối
tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế.
6- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn được hiểu là quan hệ dân sự có ít nhất
một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài.
Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân
sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công
dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp
luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài
7- Quan hệ dân sự giữa công dân, tổ chức Việt Nam không thể chịu sự điều chỉnh
của tư pháp quốc tế Việt Nam
7
Nhận định trên là sai quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt
Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài,
phát sinh tại nước ngoài điều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Việt Nam
8- Xung đột pháp luật phát sinh khi các bên trong quan hệ dân sự có quôc tịch khác
nhau.
Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
- Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
Nhận đinh trên chưa thỏa mãn đầy đủ 2 điều kiện trên để phát sinh xung đột pháp luật
9- Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân sự nằm ở
nước ngoài.

Nhận định trên là sai Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân
sự nằm ở nước ngoài và Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp
luật có liên quan
10- Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượng
xung đột.
Nhận định trên là sai hiện tượng xung đột mất đi khi không còn điều kiện làm phát sinh
xung đột.
11- Quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước
ngoài
Nhận định trên là đúng quy phạm xung đột một bên là quy phạm chỉ ra việc áp dụng pháp
luật của chính quốc gia ban hành ra quy phạm đo đó quy phạm xung đột một bên không
thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài
8
12- Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng.
Nhận định trên là sai Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng khi hội
đủ các điều kiện sau
- Phái có sự thỏa thuận giữa các bên.
- Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều ước
quốc tế mà các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang
quốc tịch.
- Luật được lựa chọn phải là những qui phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.
13- Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên trong
hợp đồng đương nhiên được áp dụng.
Nhận định trên là sai Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ
các bên trong hợp đồng phải
- Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều ước
quốc tế mà các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang
quốc tịch.
- Luật được lựa chọn phải là những qui phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.
14- Theo tư pháp quốc tế Việt Nam bồi thường ngoài hợp đồng luôn được pháp luật

của nước xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi hiện diện hậu quả hành vi.
Nhận định trên là sai theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng "1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước
nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt
hại.
2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả
được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường
9
hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có quy định khác.
3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc
pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
15- Các điều ước về tư pháp quôc tế mà Việt Nam là thành viên là nguồn có hiệu lực
pháp lý cao nhất của tư pháp quốc tế Việt Nam
Nhận định trên là đúng theo khỏan 2 điều 759 BLDS 2. Trong trường hợp điều ước quốc
tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định
của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
16- Chỉ cần áp dụng 1 hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật
Nhận định trên là sai vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng nhất định do đó việc giải
quyết xung đột pháp luật áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau
17- Phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật
Nhận định trên là sai
18- Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp
luật
Nhận định trên đúng vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng khác nhau nên Không có
hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật
19- Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể sẽ làm phát
sinh xung đột pháp luật
Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:

10
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
- Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
Do đó Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể giữa các hệ
thống pháp luật có liên quan về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mới phát sinh
xung đột pháp luật. Pháp luật các nước quy định khác nhau một vấn đề cụ thể về quan hệ
hành chính, quan hệ hình sự thì không làm phát sinh xung đột pháp luật.
20- Chỉ khi nào áp dụng quy phạm xung đột mới làm phát sinh xung đột pháp luật
Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
- Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
21- Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản hệ thuộc nhân thân là quan trọng nhất
Nhận định trên là sai Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản không có hệ thuộc nào quan trọng
nhất.
22- Hệ thuộc nhân thân chỉ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân
Nhận định trên là sai Hệ thuộc nhân thân được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân
than và quan hệ thừa kế
23- Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được xác định theo pháp luật nơi
xảy ra hành vi gây thiệt hại
Nhận định trên là sai theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng "1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước
11
nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt
hại
24- Khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án chỉ áp dụng quy
phạm xung đột trong pháp luật nước mình
Nhận định trên là sai ngoài ra còn áp dụng các quy phạm xung đột được các quốc gia
thỏa thuận xây dựng trong các điều ước quốc tế hoặc qua thừa nhận các tập quán quốc tế
25- Khi áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật thì quy phạm
pháp luật xung đột sẽ dẫn chiếu đến quy phạm thực chất hoặc quy phạm pháp luật

trong nước.
Nhận định trên là sai các quy phạm pháp luật quốc gia được áp dụng để điều chỉnh quan
hệ của tư pháp quốc tế khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột của tư pháp quôc tế.
Còn các quy phạm thực chất của tư pháp quốc tế trực tiếp được áp dụng nhằm điều chỉnh
quan hệ tư pháp quôc tế mà không cần sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột.
26- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là kết quả của việc áp dụng quy phạm xung
đột để chọn luật áp dụng
Nhận định trên là sai, về nguyên tắc khi quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia
hoặc quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài thì
thì pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng. tuy nhiên pháp luật nước ngoài chỉ được áp
dụng trong các trường hợp trên nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó
không làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng của quốc gia. Nếu hậu quả của việc áp dụng
pháp luật nước ngoài ảnh hưởng đến trậ tự công cộng của quốc gia thì cơ quan có thẩm
quyền của quốc gia phải từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài

Câu 1: Trả lời đúng, sai các nhận định sau và giải thích ngắn gọn tại sao? (5 điểm)
12
1. Theo pháp luật Việt Nam, một trong những trường hợp ngoại lệ không áp dụng luật
nơi có tài sản là điều chỉnh quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển.
2. Theo pháp luật Việt Nam, hình thức của di chúc trong các quan hệ thừa kế có yếu tố
nước ngoài chỉ được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.
3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc giải quyết quan hệ bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngòai luôn phải tuân theo pháp luật của nước nơi xảy ra
chính hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại.
4. Nếu hai công dân Việt Nam kết hôn tại nước ngoài thì theo pháp luật Việt Nam, quan
hệ hôn nhân đó phải là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
5. Theo pháp luật Việt Nam, việc ly hôn giữa hai người nước ngoài với nhau thường trú
tại Việt Nam sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước nơi mà hai vợ chồng mang quốc
tịch.
Câu 2: 5 điểm

A là công dân Việt Nam, định cư tại Pháp ký một hợp đồng mua bán tài sản với B là công
dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam. Hợp đồng được ký kết và thực hiện hoàn toàn tại Việt
Nam. Do B không thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng nên A khởi kiện tại
Tòa án Việt Nam. Liên quan đến pháp luật áp dụng nhằm giải quyết tranh chấp hợp đồng
trên có 2 quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng, quan hệ hợp đồng giữa A và B không
phải là quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài nên pháp luật Việt Nam là hệ thống pháp
luật duy nhất được áp dụng. Quan điểm thứ hai cho rằng đây là quan hệ hợp đồng có yếu
tố nước ngoài, do đó cần áp dụng pháp luật của CH Pháp, là pháp luật được các bên thỏa
thuận lựa chọn trong hợp đồng.
. Anh/ chị hãy bình luận các quan điểm trên.
13
[B]c/B] Anh/ chị hãy trình bày ngắn gọn những điểm khác biệt trong việc điều chỉnh
quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài so với quan hệ hợp đồng không có yếu tố nước
ngoài và giải thích tại sao có sự khác biệt đó.
MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ (phần riêng) – DS32A
TG làm bài: 75p (chỉ được sd VBPL)
Câu 1: các nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao? (giải thích ngắn gọn) (5đ)
6 / PL các nước đều áp dụng quy định Luật nơi có tài sản trong việc điều chỉnh các vấn
đề về xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung QSH đối với TS bất kể đó là
động sản hoặc BĐS.
7/ Các quy định về thừa kế trong các HĐTTTP giữa VN và các nước luôn được TAVN
áp dụng trong việc giải quyết các vấn đề về thừa kế giữa CDVN và CD các nước ký kết.
8/ PLVN luôn được AD để giải quyết ly hôn có YTNN nếu 1 trong các bên là CDVN
9/ Nếu 1 hợp đồng có điều khoản chọn luật thì HĐ đó được xem là có YTNN.
10/ Không thể AD PL nước ngoài trong việc điều chỉnh quan hệ bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng mà bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại đều có QT VN.
Câu 11: (5đ) A và B đều là CDVN. Năm 2010 A và B kết hôn tại Pháp
12/ Hãy đặt ít nhất 2 giả thiết CM quan hệ hôn nhân giữa A và B có YTNN và nêu
CSPL?
13/Hãy đặt giả thiết CM quan hệ hôn nhân giữa A và B không có YTNN và nêu CSPL?

14/ Nêu điểm khác biệt cơ bản giữa việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân có YTNN và quan
hệ hôn nhân ko có YTNN. Giải thích vì sao có điểm khác biệt đó?
——————————————–
THAM KHẢO GIẢI ĐỀ
14
1. Theo pháp luật Việt Nam, một trong những trường hợp ngoại lệ không áp dụng luật
nơi có tài sản là điều chỉnh quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển.
Nhận định sai. Theo pháp luật Việt Nam việc điều chỉnh quyền sở hữu đối với động sản
đang trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước mà 2 bên thỏa thuận,
nếu không có thỏa thuận mới xác định nơi có động sản được chuyển đến. Do đó thỏa
thuận của các bên cũng có thể là áp dụng luật nơi có tài sản. Do vậy trường hợp này
không loại trừ khả năng có thể áp dụng luật nới có tài sản.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 điều 766 Luật Dân Sự VN 2005.
2. Theo pháp luật Việt Nam, hình thức của di chúc trong các quan hệ thừa kế có yếu tố
nước ngoài chỉ được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.
Nhận định Đúng. CSPL: Điều 7768 Bộ luật dân sự 2005.
(Câu 2. Sai. Vì theo khoản 2, Điều 13 NĐ 138 ” Hình thức của di chúc phải tuân theo
pháp luật của nước nơi lập di chúc. Di chúc của người Việt Nam lập ở nước ngoài được
công nhận là hợp thức tại Việt Nam, nếu tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam
về hình thức của di chúc” nghĩa là trong thường hợp nếu hình thức di chúc trái với pháp
luật nước nơi lập di chúc nhưng tuân theo đúng pháp luật VN thì vẫn có hiệu lực tại VN.)
3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc giải quyết quan hệ bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngòai luôn phải tuân theo pháp luật của nước nơi xảy ra
chính hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại.
Nhận Định Sai. pháp luật Việt Nam không chỉ quy quy định áp dụng pháp luật của nước
nơi xảy ra chính hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại
mà còn quy định áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của các bên đương sự tức bên gây thiệt
hại và bên bị thiệt hại và hệ thuộc luật quốc tịch của phương tiện. Cụ thể: Điều 773 khoản
3: Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ của Việt Nam mà người
gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam, thì áp dụng

pháp luật Việt Nam Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận
15
quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang
quốc tịch , trừ trường hợp pháp luật về hàng hải, pháp luật về hàng không của Việt Nam
có quy định khác ( Điều 773 khoản 2 ).
4: Sai. vì nếu hai công dan VN kết hôn với nhau ở nước ngoài nhưng trước cơ quan đại
diện ngoại giao của VN thì không phải là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
(Câu 4: mình không thấy một quy định nào trực tiếp nhưng mình khẳng định đó không
phải là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài vì:
- điều 12 luật HNGĐ quy định cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài là cơ quan
đăng ký kết hôn giữa công dân Vn với nhau ở nước ngoài.Điều này cho thấy quan hệ này
vẫn trong phạm vi một quốc gia, cơ quan đại diện ngoại giao được hưởng quy chế đăc
biệt.
- theo điểm c,k14,đ 8 luạt HNGĐ thì quy định quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài là”
giữa công dân VN với nhau mà căn cứ xác lập thay đổi chấm dứt quan hệ đó theo pháp
luật nước ngoài…” theo theo quy định này mình phải hiểu là xác lập ở nước ngoài và
trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.)
(Câu 4: sai, trụ sợ của cơ quan đại diện ngoại giao cuãng là một phần lãnh thổ mà nước ta
có quyền chủ quyền, là phần lãnh thổ bất khả xâm phạm của nước VN. vì vậy không thể
nói đăng kí tại cơ quan đại diện VN vẫn trong phạm vi “pháp lí” một quốc gia nước
ngoài. đây không thể coi là yếu tố nước ngoài.)
5. Theo pháp luật Việt Nam, việc ly hôn giữa hai người nước ngoài với nhau thường trú
tại Việt Nam sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước nơi mà hai vợ chồng mang quốc
tịch.
Nhận định sai: Căn cứ điều 104 Luât HNGĐ thì việc ky hôn giữa hai người nước ngoài
với nhau thường trú tại Việt Nam sẽ được giải quyết theo quy định của luật HNGD Việt
Nam.
16
6: saiVì một số nước như Tây Ban Nha, Áo, Braxin, Áchentina áp dụng luật nhân thân
của người có tài sản để điều chỉnh các quan hệ về quyền sở hữu đối với động sản( giáo

trình TPQT ĐH luật Hà Nội trang112)
7: sai.Vì trong trường hợp pháp luật VN có quy định giống với các quy định về thứ kế
trong HĐTTTP thì pháp luật VN sẽ được áp dụng.cspl:Điều 759 BLDS 2005.
8:sai.Vì trong trường hợp bên là công dân VN không thường trú tại VN vào thời điểm
yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú
chung của vợ chồng.cspl: khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân gia đình.
Câu 9: Đúng (nhưng mình không thể tìm được cspl do mình suy luận thôi vì hợp đồng
trong nước thì không được chọn pháp luật nước ngoài, bạn nào biết thì giải giúp mình câu
này thanks
17
18
TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ
I Khái niệm tư pháp quốc tế
Lịch sử ra đời của tư pháp quốc tế : Thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, đế quốc La mã tan rã
và hình thành nên các quốc gia ở châu Âu cùng với sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động
giao thương. Trong khi đó, phương Đông vẫn hạn chế việc đi lại, hướng nội, tự cung tự
cấp
 các qui chế pháp lý mới dần dần hình thành, bao gồm 2 qui chế cơ bản
Qui chế pháp lý nhân thân  chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước đang sinh
sống
Qui chế pháp lý lãnh thổ  phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật sở tại
Vào thế kỷ 19, thuật ngữ tư pháp quốc tế chính thức ra đời ở Mỹ và được sử dụng phổ
biến trên thế giới
Tư Quan hệ giữa cá nhân tổ chức, không có sự tham gia của yếu tố quyền lực
nhà nước
( Công Quan hệ có sự tham gia của yếu tố quyền lực nhà nước )
Pháp Luật
Quốc tế Liên quốc gia, yếu tố nước ngoài
 Tư pháp quốc tế là pháp luật về quan hệ giữa các cá nhân tổ chức có yếu tố nước
ngoài

Một số quốc gia như Úc, Anh, Mỹ không có khái niệm về luật quốc tế mà áp dụng khái
niệm Luật xung đột ( conflict of law )  xuất phát từ quan điểm là nhiệm vụ cơ bản nhất
của tư pháp quốc tế là giải quyết xung đột pháp luật giữa các hệ thống pháp luật của các
quốc gia
Nhưng trong thực tế, tư pháp quốc tế còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác bên cạnh nhiệm
vụ giải quyết xung đột  thuật ngữ tư pháp quốc tế vẫn phổ biến
Tư pháp quốc tế là 1 ngành luật quốc gia ( tuy có tính liên quốc gia ) và luôn luôn gắn
liền với 1 quốc gia  vẫn nằm trong phạm vi pháp luật của quốc gia
Chú ý
Không nên ghép chung công pháp với tư pháp do
Đối tượng điều chỉnh là khác nhau : công pháp áp dụng cho các quốc gia,
tư pháp áp dụng cho cá nhân
Luật quốc tế không giải quyết các vụ việc cho cá nhân đơn lẻ
Ví dụ
A công dân Việt nam và B công dân Việt nam đang cư trú ở Mỹ. B quyết định đầu
tư về Việt nam để kinh doanh bất động sản và nhờ A đứng tên cho các tài sản tại
Việt nam. Nhưng sau đó, A đã chiếm đoạt toàn bộ tài sản và B đã khởi kiện. Tòa
nào sẽ thụ lý ? Luật no sẽ p dụng ? Nếu B là người nước ngoài ?
19
II Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế
1 - Đối tượng điều chỉnh
Là các quan hệ xã hội ( mà pháp luật nhắm đến để điều chỉnh ) tồn tại khách quan ( khác
với quan hệ pháp luật tồn tại theo ý chí của nhà nước ) có những đặc thù riêng : những
quan hệ có tính chất dân sự ( tư ) và có yếu tố nước ngoài
Tính dân sự
Chủ thể đa phần là cá nhân, pháp nhân, không mang yếu tố công quyền
Quan hệ được xác lập trên nguyên tắc tự do tự nguyện và bình đẳng
Khách thể là lợi ích của cá nhân, nhu cầu hàng ngày, gắn liền với đời sống dân sự
Ý chí của các bên đóng vai trò quyết định
Chú ý Tính chất của quan hệ được xác định theo chủ thể, cách thức thiết

lập quan hệ, mục đích của quan hệ, nội dung của quan hệ
Yếu tố nước ngoài
Điều 758 luật dân sự 2005 qui định chỉ cần thỏa mãn 1 trong 3 yếu tố sau đây thì được
xem là quan hệ có yếu tố nước ngoài
Chủ thể có yếu tố nước ngoài : có thể bao gồm cả nhà nước,
Cá nhân  1 bên chủ thể là người nước ngoài hay người Việt nam định cư
ở nước ngoài
Pháp nhân  1 bên chủ thể là pháp nhân nước ngoài
Chú ý Pháp luật Việt nam căn cứ vào nơi đăng ký thành lập là ở
nước ngoài để xác định quốc tịch của pháp nhân. Tuy nhiên có quốc
gia căn cứ vào nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp để xác định
quốc tịch nước ngoài
Quốc gia  1 bên chủ thể không phải là quốc gia sở tại
Chú ý Phải phụ thuộc vào sự công nhận của chính quốc gia sở tại
cũng như chế định công nhận của luật quốc tế
Khách thể có yếu tố nước ngoài
Tài sản hay hành vi liên quan nằm ở nước ngoài
Ví dụ Hợp đồng mua bán ký kết ở nước ngoài
Hợp đồng gia công ký ở Việt nam nhưng hoạt động gia công thực
hiện ở nước ngoài
Hai công dân Việt nam cùng góp tiền mua nhà ở Mỹ và tranh chấp
về quyền sở hữu
Sự kiện pháp lý phát sinh hay thay đổi có yếu tố nước ngoài
Là sự kiện làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài
Ví dụ Công dân Việt nam du lịch ở nước ngoài gặp nạn và quyết định lập
di chúc ở nước ngoài  sự kiện chết làm phát sinh quan hệ thừa kế & việc
lập di chúc quyết định bản chất của quan hệ thừa kế : theo di chúc  vì xảy
ra ở nước ngoài nên có yếu tố nước ngoài
Chú ý Nếu không xác định được theo nơi xảy ra sự kiện thì sẽ xác
định theo hệ thống pháp luật tác động lên sự việc

20
Ví dụ Người du lịch nếu chết trên tàu biển trong vùng biển quốc tế
thì sẽ áp dụng hệ thống pháp luật của quốc gia mà tàu mang quốc
tịch
Quan hệ lao động, hôn nhân gia đình, thương mại, thừa kế … đều có thể là quan hệ dân
sự  phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế khá rộng và có tính liên hệ với nhiều ngành
luật khác trong pháp luật quốc gia
Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế không chỉ bao gồm các quan hệ pháp luật nội
dung mà còn điều chỉnh 1 số quan hệ tố tụng, có tính chất đặc thù riêng của tư pháp quốc
tế. Ví dụ : công nhận thi hành bản án, tương trợ tư pháp …  thuật ngữ Luật xung đột
không bao hàm được những nội dung này như thuật ngữ tư pháp quốc tế
Ý nghĩa
Gíup phân biệt được quan hệ là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế với quan
hệ là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật công hay các ngành luật khác trong
nước 
Áp dụng đúng pháp luật để giải quyết chính xác
Xác định được thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước
2 - Phương pháp điều chỉnh
Là cách thức ngành luật tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh nhằm đạt
được mục tiêu mong muốn. Mỗi một ngành luật có phương pháp điều chỉnh đặc thù khác
nhau. Ví dụ : ngành luật dân sự : thỏa thuận, ngành luật hành chính : mệnh lệnh, ngành
luật hình sự : quyền uy phục tùng,
Tư pháp quốc tế có 2 phương pháp điều chỉnh
Phương pháp thực chất ( trực tiếp giải quyết vấn đề )
Tư pháp quốc tế tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh thông qua
các qui phạm pháp luật thực chất ( là qui phạm qui định 1 cách cụ thể cách thức
hành xử của các chủ thể liên quan )  được áp dụng phổ biến và là phương pháp
điều chỉnh cơ bản của tư pháp quốc tế
Chú ý Phần lớn các qui phạm pháp luật trong nước là qui phạm pháp luật
thực chất

Ví dụ Hợp đồng dân sự chỉ được xem là hợp pháp khi được lập thành văn
bản và được công chứng
Có thể được ghi nhận trong
• hệ thống pháp luật quốc gia ( qui phạm thực chất thông thường )  Gía trị
ràng buộc chỉ trong phạm vi quốc gia
• các điều ước quốc tế ( qui phạm thực chất thống nhất )  Gía trị ràng buộc
đối với tất cả các quốc gia liên quan
Ví dụ Việc kết hôn giữa chàng trai Việt nam 20 tuổi và cô gái Pháp 18 tuổi
là hợp pháp
Ưu nhược điểm
21
Phương pháp này giúp giải quyết hiệu quả, đưa ra được câu trả lời trực tiếp, cụ thể
nhưng
• Số lượng các điều ước quốc tế ký kết thì chưa nhiều và số lượng qui phạm
thực chất trong mỗi điều ước lại không nhiều  cơ sở áp dụng còn hạn chế
• Không có khả năng thay đổi ứng biến linh hoạt để thích ứng được với tốc
độ phát triển của các quan hệ dân sự quốc tế. Ví dụ : khi mục tiêu hạn chế
gia tăng dân số không còn nữa thì qui định về lứa tuổi kết hôn sẽ không còn
phù hợp
• Việc xây dựng, ký kết khá phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức
Phương pháp xung đột ( gián tiếp giải quyết vấn đề )
Tư pháp quốc tế tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh thông qua
các qui phạm pháp luật xung đột
Ví dụ Việc kết hôn tại Việt nam giữa chàng trai Nga 18 tuổi và cô gái Pháp
18 tuổi cũng hợp pháp, nhưng phải viện dẫn thông qua luật hôn nhân gia
đình của Việt nam
Có thể được ghi nhận trong
• hệ thống pháp luật quốc gia ( qui phạm thực chất thông thường )  Gía trị
ràng buộc chỉ trong phạm vi quốc gia.
Ví dụ Đa số các qui phạm trong chương 7 bộ luật dân sự là qui

phạm xung đột thông thường
• các điều ước quốc tế ( qui phạm thực chất thống nhất )  Gía trị ràng buộc
đối với tất cả các quốc gia liên quan
Ví dụ Qui phạm trong hiệp định tương trợ và hợp tác tư pháp với
Nga là qui phạm xung đột thống nhất
Ưu nhược điểm
Phương pháp này có thể giúp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết được nhiều
vấn đề, có tính thích ứng cao. Việc xây dựng qui phạm xung đột khá đơn giản,
hiệu quả, linh hoạt. Không cần nhiều qui phạm xung đột để thích ứng với từng
quan hệ cụ thể, thậm chí có thể sử dụng 1 qui phạm xung đột cho một hay nhiều
nhóm quan hệ.
Nhưng các qui phạm xung đột chỉ giải quyết gián tiếp vấn đề cho các đối tượng
thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế
 Hai phương pháp được phối hợp sử dụng đồng thời nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong
thực tế : nếu có qui phạm thực chất thì áp dụng để giải quyết trực tiếp, nếu không có thì
áp dụng qui phạm xung đột
Chú ý Nếu vấn đề cần giải quyết không được qui định bởi qui phạm thực chất lẫn
qui phạm xung đột điều chỉnh thì sẽ áp dụng biện pháp tương tự
III Chủ thể của tư pháp quốc tế
1 Khái niệm
Chú ý Nhà nước cũng có tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Ví dụ : di sản không
người thừa kế sẽ thuộc về nhà nước, công ty ký kết hợp đồng với nhà nước để thực hiện
dự án công
22
Chủ thể của tư pháp quốc tế là các chủ thể tham gia vào quan hệ mà tư pháp quốc
tế điều chỉnh,
Chủ thể của tư pháp quốc tế thường thể hiện yếu tố nước ngoài ( 1 bên hay cả 2
bên )
Chủ thể phổ biến của tư pháp quốc tế là các thể nhân và pháp nhân, ngoài ra nhà
nước cũng có thể tham gia quan hệ trong những trường hợp cụ thể cá biệt

2 Các nhóm chủ thể của tư pháp quốc tế
A Cá nhân – Người nước ngoài
Người nước ngoài là người không có quốc tịch của quốc gia sở tại ( nơi cơ quan có thẩm
quyền đang giải quyết vấn đề ), bao gồm
Người có quốc tịch nước ngoài ( có thể đa quốc tịch nhưng phải không có quốc
tịch Việt nam )
Người không có quốc tịch  không có liên hệ mật thiết với 1 hệ thống pháp luật
của 1 quốc gia nào  phải xác định theo các nguyên tắc chung : nơi sinh, nơi sinh
sống …
Qui chế pháp lý áp dụng cho người nước ngoài : dựa trên các chế độ đối xử cơ bản như
• Chế độ tối huệ quốc : Người nước ngoài từ các quốc gia nước ngoài khác
nhau thì được đối xử tương tự nhau
• Chế độ đãi ngộ như công dân : Hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân của
quốc gia sở tại
• Chế độ có đi có lại : Quốc gia A đối xử tốt với công dân của B tương tự
quốc gia B đối xử tốt với công dân của A, theo nghĩa tích cực
• Chế độ đãi ngộ đặc biệt : Nhân viên ngoại giao hưởng các quyền và nghĩa
vụ đặc biệt
• Chế độ báo phục quốc : Cũng chính là nguyên tắc có đi có lại nhưng theo
nghĩa tiêu cực, dùng để trả đũa lẫn nhau
Chú ý Chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ như công dân thường được áp dụng và ghi
nhận trong các điều ước quốc tế
Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được luật
dân sự 2005 qui định. Ví dụ điều 761 luật dân sự qui định năng lực pháp luật dân sự của
người nước ngoài
B Pháp nhân nước ngoài
Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân không mang quốc tịch Việt nam
Quốc tịch của pháp nhân thường được xác định theo
Nơi đăng ký thành lập  ở các nước áp dụng luật thành văn
Nơi đặt trụ sở chính  ở các nước áp dụng luật bất thành văn ( Anh, Mỹ )

Nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh chính  Trung đông
Chú ý
Cũng có trường hợp quốc gia xác định theo quốc tịch của chủ tịch công ty, người
có cổ phần cao nhất.
23
Pháp nhân cũng có thể có nhiều quốc tịch ( nghĩa vụ tăng lên, phải đóng thuế
nhiều lần

thường lợi bất cập hại, và gây khó khăn trong việc quản lý, xử lý
pháp nhân)
Pháp nhân luôn phải chịu tác động đồng thời của 2 hệ thống pháp luật :
Pháp luật của quốc gia sở tại  Chi phối các hoạt động cụ thể của pháp nhân được
tiến hành trên lãnh thổ quốc gia sở tại
Pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch  Các vấn đề pháp lý của
pháp nhân : sáp nhập, chia tách, giải thể phá sản … sẽ do pháp luật của quốc gia
mà pháp nhân mang quốc tịch chi phối
Chú ý Pháp luật của quốc gia sở tại tuyệt đối không thể can thiệp vào các vấn đề
pháp lý của pháp nhân. Trong khi đó pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang
quốc tịch có thể chi phối các hoạt động cụ thể của pháp nhân
Qui chế pháp lý áp dụng cho pháp nhân sẽ dựa trên chế độ tối huệ quốc ( # qui chế
thương mại bình thường vĩnh viễn )
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được qui định tại điều 765 luật dân sự
C Quốc gia
Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế: là chủ thể có chủ quyền  Pháp luật
các nước đều thừa nhận các quyền miễn trừ của quốc gia :
Quyền miễn trừ tư pháp 
• quốc gia không thể bị xét xử bởi bất kỳ tòa án của bất kỳ quốc gia nào ( nếu
không có sự đồng ý của chính quốc gia đó ),
• quốc gia không bị áp dụng các biện pháp pháp lý trong quá trình tố tụng. Ví
dụ phong tỏa tài khoản

• quốc gia được miễn trừ áp dụng các biện pháp thi hành án
Quyền bất khả xâm phạm về tài sản
• Không có chủ thể nào được xử lý tài sản quốc gia (nếu không có sự đồng ý
của chính quốc gia đó )
• Không có hệ thống pháp luật nào được xử lý ??? ( quốc gia tự xử lý, theo
qui định của pháp luật quốc gia )
 Nhằm bảo vệ chủ quyền của quốc gia. Nhưng trong thực tế, quốc gia thường phải từ
bỏ 1 hay toàn bộ những quyền trên để có thể thực hiện ký kết, giao dịch
IV Nguồn của tư pháp quốc tế
1 Khái niệm
Về lý luận chung, nguồn là nơi xuất phát, là nơi chứa đựng  Nguồn luật là nơi chứa
đựng các qui phạm pháp luật, có thể tồn tại dưới 3 hình thức
Văn bản qui phạm pháp luật
Tập quán pháp
Tiền lệ pháp  được ghi nhận trong các bản án hay phán quyết trước đây
Đặc điểm
24
• Nguồn của tư pháp quốc tế là các hình thức chứa đựng các qui phạm và nguyên
tắc được áp dụng để điều chỉnh đối với các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh
của tư pháp quốc tế
• Nguồn của tư pháp quốc tế có thể tồn tại trong các văn bản qui phạm pháp luật,
tập quán pháp hay tiền lệ pháp
• Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ vượt ra khỏi biên giới
quốc gia, liên quan đến pháp luật quốc tế
 nguồn của tư pháp quốc tế bao gồm
Điều ước quốc tế : Văn bản qui phạm pháp luật
Pháp luật quốc gia : có thể tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào
Tập quán quốc tế : Tiền lệ pháp
Các loại nguồn khác
2 Các loại nguồn của tư pháp quốc tế

A Điều ước quốc tế
Là sự thỏa thuận giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện,
bình đẳng nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các chủ thể
Ví dụ Hiệp định tương trợ tư pháp,
Công ước Viên chứa đựng các qui phạm điều chỉnh các quan hệ thương mại
Chú ý Các điều ước quốc tế khi đáp ứng điều kiện có hiệu lực ( qui định trong
pháp luật quốc tế và quốc gia, hay trong chính điều ước ) thì sẽ trở thành nguồn
của công pháp quốc tế
Để trở thành nguồn của tư pháp quốc tế, các điều ước quốc tế phải đồng thời đáp ứng
được 2 điều kiện
Điều kiện về nội dung
Các điều ước quốc tế phải nhằm mục đích điều chỉnh hay có nội dung qui định về
các nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế
Ví dụ
Hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định thương mại, đầu tư, điều ước quốc tế đa
phương, hiệp định áp dụng cho hợp đồng là nguồn của tư pháp quốc tế
Hiệp định biên giới trên bộ giữa Việt nam và Trung quốc không là nguồn của tư
pháp quốc tế do chỉ điều chỉnh quan hệ về biên giới giữa 2 quốc gia ( quan hệ
công pháp quốc tế )
Điều kiện có hiệu lực của các điều ước quốc tế
Về chủ thể ký kết : phải là chủ thể của luật quốc tế và phải đúng thẩm quyền được
pháp luật ( của quốc gia hay các tổ chức quốc tế ) qui định
Về hình thức : phải được lập thành văn bản
Chú ý Điều ước quân tử chỉ là là lời hứa giữa các vua, không được lập
thành văn bản nhưng được tự nguyện tôn trọng

từng được áp dụng
trong lịch sử nhưng hiện nay không còn giá trị
Về nội dung : phải đảm bảo phù hợp với pháp luật quốc tế và các nguyên
tắc chung của pháp luật ( tinh thần pháp luật : công bằng hợp lý )

Phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng
25

×