Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Báo cáo thực tập điện, điện tử tại xí nghiệp cơ điện thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.48 MB, 40 trang )

ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
Mục lục
Lời mở đầu………………………………………………………………… 2
Chương I KHÁI QUÁT CHÍNH VỀ XÍ NGHIỆP CƠ ĐIỆN THÍ NGHIỆM ……… 3
I KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP……………………………………………………………3
I.1. Mô hình tổ chức bộ máy…………………………………………………………….… ………3
I.2. Ban lãnh đạo và các bộ phận chuyên môn trực thuộc…………………………… ….……
6
I.3. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh………………………………………… …… 9
Chương II NHỮNG NỘI DUNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI XÍ NGHIỆP
CƠ ĐIỆN THÍ NGHIỆM 11
I TÌM HIỂU VỀ CẤU TẠO , CHỨC NĂNG CỦA CÁC TU,TI VÀ CÁC PHÉP KIỂM
ĐỊNH 11
1. Cấu tạo ,chức năng và đặc trưng đo lường của TU và TI 11
2. Các phép kiểm định TU, TI 14
II TÌM HIỂU VỀ CẤU TẠO MÁY BIẾN ÁP PHÂN PHỐI 1 PHA VÀ BA PHA TRÊN
LƯỚI 22KV, THAM QUAN CÁCH SỬA CHỮA BẢO TRÌ MÁY BIẾN ÁP PHÂN
PHỐI 14
1. Cấu tạo nguyên lý hoạt động Máy biến áp 1 pha và 3 pha 14
1.1 Khái niệm chung 14
1.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 17
Lõi thép………………………………………………………………………….… …17
Dây quấn…………………………………………………………………………………19
Vỏ máy………………………………………………………………… ………….……20
1.3 Nguyên lí làm việc của máy biến áp………………………………………… ……22
Chương III CÔNG TƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU…………………………….…….….…….30
1.Cấu tạo và nguyên lý làm việc của công tơ điện 1 pha……………………… ….… 30
2. Kiểm tra công tơ…………………………………………………………… … 32
3.Sơ đồ đấu dây công tơ điện 1 pha và 3 pha………………………………… ….…….33
4. Trình tự các bước tiến hành kiểm định công tơ điện…………………………….….….33
5. Các phương pháp kiểm định và tính toán xử lý sai số…………………… ….………39



1
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN









Giáo viên hướng dẫn


Lời mở đầu

2
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
Thực tập tổng hợp là khoảng thời gian quý báu để mỗi sinh viên được tiếp xúc thực
tế tìm hiểu, làm quen với công việc của mình trong tương lai ; tự trau dồi kiến thức, kinh
nghiệm của bản thân trong thực tế. Đợt thực tập là cơ hội tốt để sinh viên học tập các kiến
thức kỹ thuật thực tế mà so sánh và hoàn thiện kiến thức đã được học ở trường. Một tháng
thực tập tại công ty cổ phần Điện Lực Khánh Hòa đã giúp chúng em rút ra được nhiều kinh
nghiệm quý báu , những kiến thức về kỹ thuật , những vấn đề tác phong, kỹ luật của một
kỹ sư trong công việc . Điều đó giúp chúng em có một lối suy nghĩ thực tế hơn, rõ ràng
hơn về nghề nghiệp của mình.
Bản báo cáo thực tập này là tóm lược các kiến thức mà chúng em đã thu hoạch
được trong đợt thực tập. Do trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế nên chắc chắn còn nhiều

sai sót, chúng em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Soạn ,các thầy cô giáo
trong khoa , cùng toàn thể ban lãnh đạo công ty và xí nghiệp và các anh kỹ sư, công nhân
thuộc công ty cổ phần Điện Lực Khánh Hòa đã giúp đỡ và tạo điều thuận lợi cho chúng em
hoàn thành đợt thực tập này.
Nha Trang ngày 01 tháng 12 năm 2012
Sinh viên : Nguyễn Thị Xuân Hương MSSV : 51130505
Hoàng Văn Khánh MSSV : 51130704
Hoàng Đình Thu MSSV : 51131406
Lớp 51DDT
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒA
XÍ NGHIỆP CƠ ĐIỆN THÍ NGHIỆM

3
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHÍNH VỀ XÍ NGHIỆP CƠ ĐIỆN THÍ NGHIỆM
I. KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP:
Công Ty Cổ phần Điện lực Khánh
Hòa là doanh nghiệp cổ phần trong
đó nhà nước sở hữu 51% vốn điều
lệ, hoạt động trên các lĩnh vực sau:
- Sản xuất và kinh doanh điện năng. Quản lý và vận hành lưới điện phân phối có
cấp điện áp đến 110kV.
- Xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hành và sửa chữa các nhà máy thủy điện, các
nhà máy Diesel, máy phát điện Diesel; xây lắp công trình điện, lưới và trạm điện
có cấp điện áp đến 110kV, các công trình viễn thông công cộng, công trình công
nghiệp và dân dụng.
- Thí nghiệm thiết bị điện đến cấp điện áp 110kV.
- Kiểm định hiệu chuẩn công tơ điện.

- Sửa chữa máy biến áp, máy phát điện Diesel.
- Gia công cơ khí và các ngành nghề khác …
Xí Nghiệp Cơ Điện là đơn vị thành
viên của Công Ty Cổ phần Điện lực
Khánh Hòa. Tiền thân của Xí
Nghiệp là Phân Xưởng, trực thuộc
Điện lực Khánh hòa trước đây, sau
khi cổ phần hóa năm 2005 Điện lực
Khánh hòa nâng cấp thành Công ty
Cổ phần và các đơn vị thành viên
được nâng lên thành Điện lực và Xí
Nghiệp. Sau hơn 7 năm, Xí Nghiệp
đã có nhiều sự thay đổi về cả quy
mô và tầm vóc.
I.1. Mô hình tổ chức bộ máy:


4
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa theo sơ đồ sau:

5
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP

6
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Cơ điện - Thí nghiệm theo sơ đồ sau:
Qui mô quản lý của Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa :
TT Hạng mục ĐVT SL
1 Đường dây 110kV mạch đơn km 284.840

2 Đường dây 110kV mạch kép (2 mạch) km 51.320
3 Đường dây 110kV mạch kép (3 mạch) km 3.340
4 Đường dây 35kV mạch đơn km 121.832
5 Đường dây 35kV mạch kép km 0.065

7
GIÁM ĐỐC
XÍ NGHIỆP
P.GIÁM ĐỐC
S. XUẤT -K.DOANH
P.GIÁM ĐỐC
VẬT TƯ
PHỤ TRÁCH KẾ
TOÁN
PHÒNG
KỸ THUẬT-
AN TOÀN
PHÒNG
TỔNG HỢP
ĐỘI
THÍ NGHIỆM
PHÂN
XƯỞNG
S/C THIẾT BỊ
ĐIỆN
PHÂN XƯỞNG
CƠ KHÍ-V/H
MÁY PHÁT
ĐIỆN
TỔ

THÍ NGHIỆM
CAO ÁP
TỔ
RƠ LE
BẢO VỆ
TỔ
CÂN ĐO
CÔNG TƠ
TỔ
S/C MÁY BIẾN
ÁP
TỔ
S/C THIẾT BỊ
ĐIỆN
TỔ GIA CÔNG
CƠ KHÍ
TỔ
VẬN HÀNH
MÁY PHÁT
P.GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
6 Đường dây 35kV và 22kV đi chung cột km 2.276
7 Đường dây 22kV mạch đơn km 728.040
8 Đường dây 22kV mạch kép km 65.092
9 Đường dây 15kV mạch đơn km 448.707
10 Đường dây 0,4kV km 1,811.869
11 Cáp ngầm trung thế km 18.977
12 Cáp ngầm hạ thế km 2.375
13 Trạm 110kV Trạm 11

+ Máy biến áp máy 14
+Dung lượng kVA 424,000
14 Trạm trung gian Trạm 6
+Máy biến áp máy 9
+Dung lượng kVA 44,400
15 Trạm cắt Trạm 4
16 Trạm phân phối Trạm 1,504
Hệ thống lưới điện của Công ty hiện đã phủ kín và trải đều hầu hết các khu vực trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa.
I.2. Ban lãnh đạo và các bộ phận chuyên môn trực thuộc:
1. Bộ phận lãnh đạo:
- Giám đốc Xí nghiệp: điều hành chung, chỉ đạo toàn bộ công tác của Xí nghiệp,
trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức , công tác kế hoạch sản xuất, công tác dự phòng nguồn
và công tác tài chính. Trực tiếp theo dõi hoạt động của Đội thí nghiệm.
- Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách kỹ thuật sản xuất, dịch vụ và thi công, công tác
kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, trực tiếp theo dõi Phân xưởng Cơ khí và vận hành.
- Phó giám đốc vật tư: phụ trách về việc đấu thầu, chào giá, cung ứng và quản lý vật
tư cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Xí nghiệp. Trực tiếp theo dõi Phòng tổng
hợp.
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất, kinh doanh: chịu trách nhiệm lên kế hoạch, đảm
bảo nguồn nhân lực, vật tư cho công tác sửa chữa máy biến áp và công tác sản xuất, kinh
doanh khác của xí nghiệp. Trực tiếp theo dõi Phân xưởng sửa chữa thiết bị điện.
Ban lãnh đạo Xí nghiệp làm việc theo nguyên tắc tập trung, có sự phân công, phân
cấp cụ thể, tuỳ theo tình hình sản xuất có sự uỷ quyền để đảm bảo sự chỉ đạo điều hành Xí
nghiệp.
2. Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ gồm:

8
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
- Phòng Kỹ thuật - an toàn: Có trách nhiệm tham mưu, trực tiếp giúp việc cho ban

giám đốc trong các công tác kỹ thuật sản xuất, công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động.
Lập kế hoạch thí nghiệm định kỳ các trạm biến áp trung gian, phụ tải. Duy tu, bảo trì các
máy phát,…
- Phòng tổng hợp: có trách nhiệm giúp việc cho ban giám đốc về việc soạn thảo các
văn bản. Trình xem, ban hành, lưu trữ các văn bản, công văn, các giấy tờ khác của Công ty
và Xí nghiệp. Cung ứng vật tư cho công tác sản xuất, thực hiện công tác quản lý vật tư theo
các qui định hiện hành, sắp xếp, bảo quản các loại vật tư mới và thu hồi trong quá trình sản
xuất, cung cấp hồ sơ phục vụ cho công tác thanh quyết toán các công trình.
- Bộ phận kế toán: Có trách nhiệm giúp việc cho giám đốc các công tác kế toán xí
nghiệp, kế toán tiền lương, hạch toán công trình và các công tác tài chính khác. Quản lý tài
sản của Xí nghiệp. Thực hiện soạn thảo hợp đồng để ký kết với khách hàng.
3. Các đội, tổ kỹ thuật:
- Đội thí nghiệm:
Bao gồm 3 tổ :
* Tổ thí nghiệm cao áp: thí nghiệm, hiệu chỉnh , kiểm tra chất lượng các thiết bị
cao áp như máy biến áp, dao cách ly, máy cắt, TU, TI, cuộn kháng, tụ bù, …Được chia
thành các nhóm như sau:
- Nhóm thí nghiệm Máy biến áp : thí nghiệm , kiểm tra các Máy biến áp sau
khi đã sửa chữa (từ Tổ sửa chữa Máy biến áp) , các Máy biến áp mới sau khi đã nhập về
nhưng chưa qua kiểm nghiệm .
- Nhóm thí nghiệm TU và TI: thí nghiệm, kiểm tra các TU, TI đã nhập về
nhưng chưa qua kiểm nghiệm bằng các TU, TI chuẩn, được cấp phép từ Tổng cục tiêu
chuẩn đo lường chất lượng được nhà nước ủy quyền.
- Nhóm thí nghiệm máy cắt và dao cách ly: thí nghiệm , kiểm tra chất lượng
máy cắt , dao cách ly .
* Tổ bảo vệ rơle: thí nghiệm, hiệu chỉnh các loại rơ le số, cơ. Đồng thời, tổ cũng
quản lý phần nhị thứ của các trạm biến áp trung gian , máy phát và các mạch bảo vệ, tự
động khác. Được chia thành các nhóm như sau:
-Nhóm thí nghiệm rơle, mạch .
-Nhóm đo lường .


9
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
* Tổ kiểm định công tơ: kiểm định, hiệu chuẩn công tơ 1 pha, 3 pha cơ hoặc
điện tử có cấp chính xác được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhà nước ủy
quyền cấp phép. Nơi làm việc số 10 Lê Hồng Phong .
- Phân xưởng sửa chữa thiết bị điện :
Bao gồm hai Tổ sản xuất:
*Tổ sửa chữa máy biến áp: có nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa các máy biến
áp .
*Tổ sửa chữa thiết bị điện: lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện, khí
cụ điện, các công tác khác về điện , phù hợp chuyên môn.
- Xưởng gia công cơ khí, vận hành máy phát điện:
Bao gồm hai tổ sản xuất:
* Tổ gia công cơ khí: có nhiệm vụ gia công các cấu kiện thép cho các công
trình điện. Sản xuất các loại tủ điện, tủ kiểm tính, thùng chứa điện kế các loại,… Lắp đặt,
sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy động lực, máy phát điện, máy công cụ,… Nằm ở 7B
Trường Sơn.
* Tổ vận hành máy phát: Kiểm tra bảo dưỡng hàng ngày, tuần, tháng các tổ
máy, vận hành các cụm máy phát điện gồm có:
 Cụm máy phát Diesel Đảo Vũng Ngán - Phường Vĩnh Nguyên - Nha
Trang.
 Cụm máy phát Đảo Bích Đầm - Phường Vĩnh Nguyên - Nha Trang.
 Cụm máy phát Đảo Bình Hưng - Thị Xã Cam Ranh.

I.3. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh:
1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
Các ngành nghề sản xuất, kinh doanh của Xí nghiệp Cơ điện-Thí nghiệm hiện có như
sau:
• Kiểm tra, hiệu chuẩn các thiết bị điện và các dụng cụ an toàn điện có cấp điện

áp làm việc lên đến 110kV.
• Kiểm định, hiệu chuẩn mới và định kỳ công tơ đo đếm điện năng theo phân cấp
quản lý của Công ty và được ủy quyền của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất
lượng Nhà nước.

10
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
• Bảo trì ,sửa chữa máy biến áp, thiết bị điện , máy phát điện .
• Vận hành, bảo dưỡng các loại máy phát điện, máy động lực khác.
• Gia công cơ khí các cấu kiện thép cho các công trình điện, viễn thông.
• Sản xuất thùng công tơ , tủ ,bảng điện các loại.
• Bảo dưỡng định kỳ các trạm biến áp, quản lý và sửa chữa các mạch nhị thứ của
các trạm trung gian; đảm bảo cho việc vận hành an toàn, liên tục của hệ thống
điện.
• Kiểm tra định kỳ, thí nghiệm, đo lường, hiệu chỉnh các thiết bị điện, của các
Trạm biến áp phụ tải và trung gian của lưới điện trung hạ thế theo phân cấp
quản lý của Công ty.
• Thi công lắp đặt và sửa chữa các tủ điều khiển, bảo vệ và phần nhị thứ của các
công trình điện có cấp điện áp đến 110kV.
2. Công tác lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện:
• Sửa chữa, vệ sinh bảo dưỡng các máy lạnh nhà sách FAHASA, văn phòng làm
việc Công ty, Xí nghiệp, Trung tâm viễn thông …
• Thi công lắp đặt và thí nghiệm Máy biến áp 110kV/16 MVA số 2 tại Nhà máy
đóng tàu Huyndai Vinashin, Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang.
• Thí nghiệm thiết bị điều khiển và bảo vệ phục vụ đóng điện các công trình:
nhiệt điện Nhà máy Đường Ninh Hòa, nhiệt điện Nhà máy Đường Cam Ranh
(tỉnh Khánh Hòa), nhiệt điện Nhà máy Đường Ayunpa (tỉnh Gia Lai).
• Thí nghiệm dò tìm cáp ngầm tại tỉnh Bình Định, Gia Lai, Huế.
• Thi công lắp đặt phần điện nhị thứ và thí nghiệm toàn bộ công trình cáp ngầm
vượt biển cấp điện cho khu du lịch Vinpearl .

• Kiểm tra định kỳ dàn Ắcquy trong năm 2 lần gồm: E Bình Tân, E28, E32, E31,
E24, E33, E27, E26, E30, F5D,… di dời dàn ắc quy trạm E24 từ phòng điều
hành ra bên ngoài.
• Lắp đặt tủ điện các loại TĐ01, TĐ50 và tủ tụ bù theo các công suất.
• Kiểm tra, bảo dưỡng dao cách ly 35kV và 24kV.
• Bảo trì, sửa chữa máy cắt.
• Thực hiện nhiều công việc khác theo yêu cầu Công ty và Xí nghiệp,…

11
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
3. Công tác Kỹ Thuật An Toàn, Bảo Hộ Lao Động, Phòng Cháy Chữa Cháy của Xí
nghiệp và các công tác khác:
• Viết các quy trình bảo dưỡng, vận hành và sửa chữa các thiết bị mẫu phục vụ
việc đề nghị cấp chuẩn mẫu. Các quy trình vận hành và bảo dưỡng các thiết bị
sử dụng trong Xí nghiệp.
• Hoàn thiện các quy trình, quy định theo tiêu chuẩn Hệ thống QLCL TCVN
ISO 9001: 2008.
• Xí nghiệp vận động Cán bộ công nhân viên viết, nộp sáng kiến cải tiến kỹ thuật
mỗi năm một lần.
• Cán bộ công nhân viên Xí nghiệp luôn chấp hành tốt các chế độ chính sách, của
Nhà nước và pháp luật.
• Tuyên truyền Cán bộ công nhân viên chấp hành tốt Quy trình quy phạm kỹ
thuật an toàn, thực hiện đúng chế độ phiếu công tác, nghiêm túc chấp hành Nội
quy lao động và các quy định về công tác bảo hộ lao động.
• Thường xuyên kiểm tra hiện trường sản xuất, nhắc nhở công nhân thực hiện tốt
vai trò và trách nhiệm của mình trong lao động sản xuất, không để xảy ra
trường hợp mất an toàn cho người và thiết bị. Trong 12 tháng Xí nghiệp không
để xảy ra trường hợp mất an toàn lao động cho người, cũng không làm hư hỏng
trang thiết bị, máy phát, máy công cụ,… công tác PCCC luôn được đảm bảo.
Kể từ khi Cổ phần hóa đến nay, Xí nghiệp đã luôn cố gắng phấn đấu đảm bảo cấp

điện an toàn lao động, cũng như tăng năng suất làm việc, đóng góp cho phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa, phục vụ ngày càng tốt hơn cho các khách hàng của
Công ty. Qua đó, làm tăng lợi tức của Công ty và nâng cao đời sống người lao động.
CHƯƠNG II
NHỮNG NỘI DUNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI XÍ NGHIỆP CƠ ĐIỆN
THÍ NGHIỆM
I. TÌM HIỂU VỀ CẤU TẠO , CHỨC NĂNG CỦA CÁC TU,TI VÀ CÁC PHÉP KIỂM
ĐỊNH.
1. Cấu tạo ,chức năng và đặc trưng đo lường của TU và TI:

12
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
Máy biến áp đo lường là dụng cụ để biến đổi dòng điện (TI) và điện áp (TU) cần đo
thành những dòng điện và điện áp có giá trị tương ứng theo 1 tỉ lệ nhất định đã được
tiêu chuẩn hóa phục vụ cho nhu cầu đo và mở rộng giới hạn các phương tiện đo, bảo
đảm an toàn cho người sử dụng và các trang thiết bị khác.
 Chức năng và đặc trưng đo lường:
• TU,TI dùng để cách ly một cách chắc chắn dụng cụ đo với điện áp của trang bị .
• Dùng để biến đổi điện áp và dòng điện đến một trị số thuận lợi cho việc đo lường
trực tiếp bằng các dụng cụ đo tiêu chuẩn .
• TI thường được chế tạo với mạch thứ cấp 5A,1A.
• TU thường được chế tạo với mạch thứ cấp 100V, 100/√3 ,100/3 .
• Đối với trang bị 500V và lớn hơn cuộn dây thứ cấp của Máy biến áp được nối đất
để đảm bảo an toàn.
• Đại lượng đặc trưng đo lường của TU, TI là hệ số biến đổi định mức:
Với TI : K
đm
= I
1đm
/ I

2đm
=w
2
/w
1
.
Với TU: K
đm
= U
1đm
/ U
2đm
=w
1
/w
2
.
 Sự khác nhau giữa Ti và TU :
• Cuộn sơ cấp của TI mắc nối tiếp trong mạch đo lường còn cuộn sơ cấp của TU mắc
song song.
• TI làm việc ở chế độ gần như ngắn mạch đó là chế độ bình thường, còn ở TU ngắn
mạch không được phép và ở chế độ đó có thể phá hủy TU. Ở TU hở mạch thứ cấp
là chế độ bình thường trong khi đó hở mạch thứ cấp ở TI không được phép vì khi đó
mạch thứ cấp có điện áp cao, gây nguy hiểm cho người và làm hỏng cách điện của
thiết bị .
• Cảm ứng từ của TI luôn thay đổi còn ở TU thì không đổi (khi điện áp ổn định).
• Dòng điện trong cuộn thứ cấp của TI ở giới hạn quy định không phụ thuộc giá trị
tổng điện trở của mạch tải thứ cấp, nhưng lại phụ thuộc vào dòng sơ cấp, còn ở TU

13

ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
dòng điện trong cuộn thứ cấp phụ thuộc vào tổng điện trở của tải và khi dòng thứ
cấp thay đổi kéo theo sự thay đổi của dòng sơ cấp.
• TU, TI được chế tạo thành 2 loại chính với chức năng khác nhau:
 Loại dùng cho phòng thí nghiệm : có cấp chính xác cao và có nhiều hệ số
biến đổi, dùng để thực hiện các phép đo đếm thử nghiệm, ngoài ra còn dùng
làm chuẩn để kiểm định .
 Loại lắp đặt tĩnh tại : thường có cấp công suất thấp hơn , được sử dụng ở các
tủ bảng điện .

14
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
• Sai số của TU, TI đều liên quan đến tải trong cuộn thứ cấp, ở những giá trị khác
nhau của tải sẽ có những giá trị sai số cho phép khác nhau:
 Sai số của hệ số biến đổi: f(%) =((kl
2
–l
1
)/I
1
).100 ( Đối với TI)
f(%) =((kU
2
–U
1
)/U
1
).100 ( Đối với TU)
 Sai số góc của TU, TI đặc trưng cho góc lệch pha giữa vecto điện áp (dòng
điện) sơ cấp với vecto điện áp (dòng điện) thứ cấp. Sai số góc dương khi

vecto điện áp (dòng điện) thứ cấp vượt trước sơ cấp và ngược lại.
Phương pháp làm giảm sai số của TI:
 Giảm B
max
bằng cách tăng tiết diện lõi thép hoặc số vòng dây w
2
.
 Tăng chất lượng lõi thép mạch từ để độ từ thẩm ban đầu lớn và trị số
của nó càng ổn định . Chất lượng lõi thép tốt giảm được kích thước và
trọng lượng rất nhiều.
 Bù sai số bằng cách giảm vòng dây thứ cấp w
2
.
Phương pháp làm giảm sai số của TU : Hiệu chỉnh nhân tạo số vòng dây sơ cấp ,
có thể dịch chuyển đặc tuyến sai số về phía có trị số bé.

15
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
2. Các phép kiểm định TU, TI :
Phải lần lượt tiến hành các phép kiểm định sau:
TT Tên phép kiểm định
Theo điều
mục của
Chế độ kiểm định
Ban đầu Định kỳ Bất
thường
1 Kiểm tra bên ngoài 7.1 + + +
2 Kiểm tra kỹ thuật 7.2
2.1 Kiểm tra điện trở cách điện 7.2.1 + + +
2.2 Kiểm tra độ bền cách điện 7.2.2 + +

3 Kiểm tra đo lường 7.3
3.1 Kiểm tra cực tính 7.3.2 + + +
3.2 Xác định sai số 7.3.3 + + +
3.3 Xử lý kết quả đo 7.3.4 + + +
II. TÌM HIỂU VỀ CẤU TẠO MÁY BIẾN ÁP PHÂN PHỐI 1 PHA VÀ BA PHA TRÊN
LƯỚI 22KV, THAM QUAN CÁCH SỬA CHỮA BẢO TRÌ MÁY BIẾN ÁP PHÂN
PHỐI:
1. Cấu tạo nguyên lý hoạt động Máy biến áp 1 pha và 3 pha :
1.1 Khái niệm chung:
Nếu khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ lớn, việc truyền tải điện năng
đi xa làm sao cho kinh tế nhất?
Cùng một công suất truyền tải trên đường dây (S = U.I), nếu điện áp được tăng
cao thì dòng điện chạy trên đường dây sẽ giảm, tiết diện dây dẫn chọn sẽ nhỏ, chi
phí dây dẫn sẽ giảm, đồng thời việc thi công cơ giới đường dây cũng thuận lợi hơn

Mặt khác, điện áp càng cao thì tổn thất công suất và tổn thất điện áp trên
đường dây cũng giảm xuống (các tổn thất này tỷ lệ nghịch với bình phương điện
áp).

16
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
Dòng điện chạy trên cuộn sẽ giảm xuống, như vậy có thể giảm tiết diện dây do đó
trọng lượng và chi phí dây dẫn cũng như tổn hao trên đường dây dài sẽ giảm xuống.Vì thế
muốn truyền tải công suất đi xa ít tổn hao và tiết kiệm trên đường dây tải điện người ta
phải dùng điện áp cao ( 35, 110, 220, 500kV ). Trên thực tế các máy phát điện không có
khả năng tạo ra điện áp cao như vậy (thường chỉ từ 3-21kV) do đó phải có các thiết bị tăng
áp ở đầu đường dây lên. Mặt khác các hộ tiêu thụ thường yêu cầu điện áp thấp từ 0,4 - 0,6

17
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP

kV do đó tới đây phải có thiết bị giảm áp xuống. Để biến đổi điện áp của dòng điện xoay
chiều từ điện áp cao xuống điện áp thấp hoặc ngược lại ta sử dụng máy biến áp.
Trong hệ thống điện lực, máy biến áp chỉ làm nhiệm vụ truyền tải và phân phối điện
năng. Thực tế trong hệ thống điện lực muốn truyền tải và phân phối công suất từ nhà máy
điện đến tận các hộ tiêu thụ một cách hợp lý thường phải qua 3, 4 lần tăng và giảm điện áp
như vậy. Do đó tổng công suất của các máy biến áp trong hệ thống điện thường gấp 3, 4
lần công suất của trạm phát điện. Những máy biến áp dùng trong hệ thống điện lực gọi là
máy biến áp điện lực hay là máy biến áp công suất.
Từ đó cho thấy máy biến áp chỉ làm nhiệm vụ truyền tải hoặc phân phối năng
lượng, không thực hiện việc chuyển hoá năng lượng.
Ngày nay, do việc sử dụng điện năng phát triển rộng rãi nên có nhiều loại máy biến
áp khác nhau: máy biến áp 1 pha, máy biến áp 3 pha 2 dây quấn, 3 dây quấn, các máy biến
áp dùng trong chuyên môn như máy biến áp chuyên dùng cho các lò luyện kim, máy biến
áp dùng cho đo lường, thí nghiệm…nhưng chung dựa trên cùng một nguyên lý đó là
nguyên lý cảm ứng điện từ.

18
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh làm việc theo nguyên tắc cảm ứng điện từ
dùng để biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số
dòng điện. Hệ thống điện đầu vào của máy biến áp trước lúc biến đổi ( sơ cấp ) có: U
1
,I
1
,f.
Hệ thống điện đầu ra ( thứ cấp ) có: U
2
,I
2
, f.

Nếu điện áp thứ cấp lớn hơn điện áp sơ cấp gọi là máy biến áp tăng áp. Nếu điện áp
phía thứ cấp nhỏ hơn điện áp phía sơ cấp gọi là máy biến áp hạ áp.
Trên lưới 22kV của Điện lực hiện nay đang sử dụng các máy biến áp chủ yếu là loại
máy biến áp dầu làm mát tự nhiên, thường có 2 cấp điện áp 22(10)/04 kV hoặc 22(15)/0,4
kV của các hãng như THIBIĐI (Thiết Bị Điện), EMC , ngoài ra còn có các hãng như Thiết
bị điện mỏ, Thiết bị điện Đông Anh Là loại máy biến áp ba pha hai cuộn dây với các
gam công suất từ 50 đến 1000KVA. Các máy biến áp đều có bộ đổi cấp điện áp có thể bên
trong hay bên ngoài để thuận lợi cho việc chuyển đổi phù hợp với điện áp vận hành của
lưới. Các máy biến áp đều có bộ chuyển nấc phân áp để thay đổi điện áp hạ áp cho phù hợp
với mức độ phụ tải và điện áp trên lưới.
1.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
1.2.1.Máy biến áp có 3 bộ phận chính: lõi thép, dây quấn và vỏ máy
a. Lõi thép:
Lõi thép máy biến áp dung để dẫn từ thông chính của máy được chế tạo từ những
vật liệu dẫn từ tốt ( thường là lá thép kỹ thuật điện ). Lõi thép gồm 2 bộ phận:
*Trụ: là phần lõi thép có dây quấn.
*Gông: là phần lõi thép nối các trụ lại với nhau thành mạch từ kín.Mạch từ được
ghép từ các lá thép kỹ thuật điện mỏng (0,35-0,5mm) 2 mặt có sơn cách điện, chứa hàm
lựơng Silic từ 1 - 4% nhằm hạn chế tổn hao điện năng trong mạch từ do tác dụng của dòng
Fuco và hiện tượng từ trễ.
Có 2 dạng mạch từ chính:
• Máy biến áp kiểu bọc. Kiểu này gông từ không những bao lấy phần trên và dưới dây
quấn mà còn bao cả mặt bên của dây quấn.lõi sắt như “bọc” lấy dây quấn nên có
tên gọi đó trụ thường đẻ nằm ngang. Máy biến áp kiểu này có ưu điểm: thường
không lớn nên dễ vẫn chuyển, giảm được chiều dài của dây dẫn từ dây quấn đến sứ

19
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
ra chống sét tốt, mạch từ được phân nhánh ra 2 biên và bọc lấy cuộn dây trên cột từ
chính từ đó làm giảm từ tản. Nhưng khuyết điểm của kiểu này chế tạo phức tạp cả

lõi sắt và dây quấn. Dạng mạch từ này dùng trong máy biến áp 1 pha công suất nhỏ
như máy biến áp gia dụng, máy biến áp cấp điện trong máy tăng âm, thu thanh…
• Máy biến áp kiểu lõi hay kiểu trụ. Thường được dùng cho máy biến áp 1 pha hay 3
pha công suất nhỏ và trung bình. Dây quấn ôm lấy trụ sắt gông từ chỉ áp phía trên
và phía dưới dây quấn mà không bao lấy mặt ngoài của dây quấn trụ sắt để đứng kết
cấu này đơn giản làm việc bảo đảm dùng ít vật liệu vì vậy hầu hết các máy biến áp
điện lực ngày nay điều dùng loại này.

20
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
1.2.2. Dây quấn:
Dây quấn là bộ phận dẫn điện của máy biến áp, làm nhiệm vụ thu năng lượng vào
và truyền năng lượng ra, gồm có cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp thường được chế tạo bằng
dây đồng (hoặc dây nhôm) có tiết diện tròn hoặc hình chữ nhật bề ngoài có bọc cách điện
bằng emay hoặc cotton. Các máy biến áp công suất nhỏ dây quấn thường dùng dây tròn có
tiết diện không quá 3mm. Đối với dây chịu tải dòng điện lớn ở máy biến áp công suất lớn
dung dây dẹp, tiết diện hình vuông hoặc hình chữ nhật.
Dây quấn gồm nhiều vòng dây lồng vào trụ, lõi thép giữa các vòng dây và giữa các
dây quấn có cách điện vớI nhau và cách điện với lõi thép.Máy biến áp thường có 2 hoặc
nhiều dây quấn.Theo cách sắp xếp dây quấn cao áp và hạ áp ta có 2 loại dây quấn chính là:
đồng tâm và xen kẽ.
Dây quấn đồng tâm: có tiết diện ngang là những vòng tròn đồng tâm. Dây quấn hạ áp
phía trong gần trụ lõi thép còn dây quấn tăng áp quấn phía ngoài bọc lấy dây quấn hạ
áp.Với cách quấn dây này có thể giảm bớt được điều kiện cách điện của dây quấn cao áp vì
giữa dây quấn cao áp và trụ đã có cách điện bản thân của dây quấn hạ áp.Khi bố trí cuộn
dây ,cuộn hạ áp đặt trong cùng cuộn cao áp đặt ngoài sẽ đơn giản được việc rút đầu dây
điều chỉnh điện áp cũng như giảm được kích thước rãnh cách điện giữa các cuộn dây và
cuộn dây với trụ sắt. Những kiểu dây quấn đồng tâm chính bao gồm:
* Dây quấn hình trụ: Nếu tiết diện dây nhỏ thì dùng dây tròn quấn thành nhiều lớp. Nếu
tiết diện dây lớn hơn thì dùng dây dẹt và thường quấn thành 2 lớp. Dây quấn hình trụ, dây

tròn thường lấy làm dây quấn cao áp điện áp tới 35kV, dây quấn hình trụ dây bẹt chủ yếu
làm dây quấn hạ áp với điện áp từ 6kV trở xuống. Nói chung dây quấn hình trụ thường
dùng cho các máy biến áp dung lượng 630kVA trở xuống.
* Dây quấn hình xoắn: Gồm nhiều dây bẹt chập lại quấn theo đường xoắn ốc giữa
các vòng dây có rãnh hở. Kiểu này thường được dùng cho dây quấn hạ áp của máy biến áp
dung lượng trung bình và lớn
* Dây quấn xoắn ốc liên tục: Làm bằng dây quấn bẹt và khác với dây quấn hình
xoắn ốc, dây quấn này được quấn thành những bánh dây phẳng cách nhau bằng những rãnh
hở. Bằng cách hoán vị đặc biệt trong khi quấn các bánh dây được nối tiếp một cách liên tục

21
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
mà không cần mối hàn giữa chúng. Dây quấn này chủ yếu làm dây quấn cao áp điện áp
35kV trở lên và dung lượng lớn.
* Dây quấn xen kẽ:
Các bánh dây cao áp và hạ áp lần lượt xen kẽ dọc theo trụ thép có chiều cao thấp.
Do đó giảm được lực dọc trục khi ngắn mạch. Dây quấn xen kẽ có nhiều rãnh dầu ngang
nên tản nhiệt tốt hơn nhưng về cơ học thì kém chắc chắn so với dây đồng tâm. Vì chế tạo
và cách điện khó khăn, kém vững chắc về cơ khí nên các máy biến áp kiểu trụ hầu như
không dùng kiểu dây quấn xen kẽ mà kiểu dây quấn này hay dùng trong kiểu máy biến áp
bọc.
1.2.3 Vỏ máy .
Vỏ thùng máy gồm 2 bộ phận là thùng máy và nắp máy .
* Thùng máy : thùng máy làm bằng thép .Hình dáng và kết cấu của thùng tùy thuộc vào
công suất của máy .Tùy theo dung lượng của máy biến áp mà hình dáng và kết cấu của
thùng dầu có khác nhau ,có loại thùng phẳng ,có loại có bộ tản nhiệt , loại có quạt dùng để
làm mát .Ngoài ra trong thùng còn có dầu , được dùng để tăng cường cách điện , và làm
mát máy biến áp

22

ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
* Nắp thùng :
Nắp thùng dùng để đậy thùng và lắp đặt một số chi tiết quan trọng như : các sứ để bắt
các dây dẫn ra nối các dây quấn trong máy biến áp với lưới điện ,thiết bị đổi nối để điều
chỉnh điện áp thiết bị đo nhiệt độ biến áp role bảo vệ, ống phòng nổ, móc treo…
Để đảm bảo dầu trong máy biến áp luôn luôn đầy trong quá trình vận hành trên nắp
máy biến áp có bình dầu phụ hình trụ thường đặt nằm ngang nối với thùng dầu chính.
1.3 Nguyên lí làm việc của máy biến áp.

23
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
Nguyên lý làm việc của máy biến áp dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng điện từ.
Ta hãy xét sơ đồ nguyên lí của một máy biến áp
Đây là máy biến áp một pha hai dây quấn. Dây quấn 1 có w
1
vòng dây và dây quấn
2 có w
2
vòng dây được quấn trên lõi thép 3. Khi đặt một điện áp xoay chiều u
1
vào dây
quấn 1, trong đó sẽ có dòng điện i
1
. Trong lõi thép sẽ sinh ra từ thông Ф móc vòng với cả
hay dây quấn 1 và 2, cảm ứng ra các suất điện động e
1
và e
2
. Dây quấn 2 có suất điện động
sẽ sinh ra dòng điện i

2
đưa ra tải với điệp áp là u
2
. Như vậy năng lượng của dòng điện xoay
chiều đã được truyền từ dây quấn 1 sang dây quấn 2.
Giải sử điện áp xoay chiều đặt vào là một hàm hình sin, thì từ thông do nó sinh ra cùng là
một hàm số hình sin:
Ф = Ф
m
sin
t
ω
Do đó theo định luật cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng trong các dây quấn 1 và 2 sẽ
là:
)
2
sin(2cos
sin
11111
π
ωωω
ω
−=Φ−=
Φ
−=
Φ
−= tEtw
dt
td
w

dy
d
we
m
m
(1-2a)
)
2
sin(2cos
sin
22222
π
ωωω
ω
−=Φ−=
Φ
−=
Φ
−= tEtw
dt
td
w
dy
d
we
m
m
(1-2b)
Trong đó:


24
ĐẠI HỌC NHA TRANG BÁO CÁO THỰC TẬP
m
mm
fw
ww
E Φ=
Φ
=
Φ
=
1
11
1
44.4
2
2
2
πω
(1-3a)
m
mm
fw
ww
E Φ=
Φ
=
Φ
=
2

22
2
44.4
2
2
2
πω
(1-3b)
là giá trị hiệu dụng của các suất điện động dây quấn 1 và dây quấn 2.
Các biểu thức (1 - 2a), (1 - 2b) cho thấy suất điện động cảm ứng trong dây quấn chậm pha
với từ thông sinh ra nó một góc
2
π
Dựa và các biểu thức(1 - 3a), (1 - 3b) người ta định nghĩa tỷ số biến đổi của máy biến áp
như sau:
2
1
2
1
w
w
E
E
k ==
(1 - 4)
Nếu không kể điện áp rơi trên các dây quấn thì có thể coi U
1

E
1

; U
2

E
2
, do đó k được
xem như tỷ số điện áp giữa dây quấn 1 và dây quấn 2:
2
1
2
1
U
U
E
E
k ≈=
(1 - 5)
2. Cách sửa chữa bảo trì máy biến áp phân phối:
- Các máy biến áp 3 pha thường ở những nơi có điện áp đầu vào lớn và cho các phụ
tải có công suất cao như các khu công nghiệp, nhà máy khu tập trung dân cư sinh sống
- Các máy biến áp 1 pha lắp trên lưới chủ yếu trong các chương trình phủ điện nông
thôn, phủ vùng lõm, các máy biến áp này có ưu điểm là nhỏ gọn dễ lắp đặt trên trụ đơn,
lưới điện cao áp chỉ cần hai pha đi trên cột vừa đơn giản tiết kiệm, thi công dễ dàng, cấp
điện cho các hộ vùng sâu vùng xa không có nhu cầu sử dụng điện ba pha công suất lớn.
Nhưng các máy biến áp này có nhược điểm là không có ống chỉ thị mức dầu, qua thời gian
vận hành khó biết trong máy biến áp còn đủ dầu hay không, là một trong những nguyên
nhân gây sự cố thiết bị trên lưới.

25

×