Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tìm hiểu thu thập thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.96 KB, 19 trang )

Phần I
giới thiệu chuyên đề
đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế đang chuyển dịch từ
nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Kết quả của sự đổi mới đã mang lại
cho nền kinh tế nước ta những thay đổi đáng kể, đó là tổng thu nhập quốc dân
không ngừng tăng, nền kinh tế tăng trưởng rõ rệt, đời sống của người dân theo
đó cũng không ngừng được nâng cao. Nhưng sự chuyển dịch nền kinh tế từ
nông nghiệp sang công nghiệp cũng kéo theo những bất cập, một trong số đó là
diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do nhu cầu đất phục vụ cho công nghiệp
tăng cao. Diện tích đất ngày càng bị thu hẹp để xây dựng khu công nghiệp, khu
đô thị, dùng làm đất thổ cư… thực trạng này đã làm cho giá đất tăng cao, có thời
kỳ thị trường bất động sản lên “cơn sốt” trầm trọng, cũng từ đó làm phát sinh
nạn tham ô đất công, tranh chấp khiếu kiện về đất đai ngày một nhiều.
Văn Giang là một huyện giáp Hà Nội với dự án xây dựng khu đô thị ven đô
nên vấn đề về đất đai có nhiều bức xúc đã và đang được các cấp chính quyền địa
phương giải quyết theo trình tự thủ tục luật định. Trong nội dung chuyên đề em
có nêu ra thực trạng về giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương và một số
nhận xét kiến nghị nhằm làm cho người dân hiểu biết rõ hơn những quy định
của luật đất đai năm 2003 và BLTTDS năm 2004, từ đó làm giảm bớt tranh
chấp, khiếu kiện của người dân. với lượng kiến thức có hạn nên chuyên đề còn
nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Phần II
Quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin
1. quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin.
Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin để phục vụ cho chuyên đề của em bắt
đầu ngay từ ngày đầu về thực tập tại TAND huyện Văn Giang. Với sự giúp đỡ,
chỉ bảo nhiệt tình của Chánh án và cán bộ TAND Huyện Văn Giang em đã tiến
hành thu thập các thông tin số liệu từ sổ thụ lý các vụ án dân sự, hồ sơ các vụ án
dân sự, báo cáo năm của Toà án, cộng với kiến thức thu thập được qua đài, báo,


các phương tiện thông tin đại chúng để chuyên đề thêm phong phú. để phân tích,
xâu chuỗi các số liệu đã thu thập được sao cho logic và hợp lý trong chuyên đề
có sử dụng các phương pháp thu thập thông tin như: phương pháp thống kê,
phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh… từ đó nêu ra thực trạng giải quyết tranh
chấp đất đai trên địa bàn Huyện và đưa ra kiến nghị, giải pháp trong công tác xét
xử tranh chấp đất đai tại Toà án.
2. hiện trạng sử dụng đất của Huyện Văn Giang.
Bảng 1: Bảng thống kê diện tích đất của Huyện Văn Giang .
đơn vị tính : ha
năm
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng diện tích tự
nhiên
7180,88 7180,88 7180,88 7180,88
đất nông nghiệp 5398,72 5425,18 5460,2 4971,35
đất phi nông nghiệp 1782,16 1755,7 1720,68 2209,53
Tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện Văn Giang là 7180,88 ha. Cho đến
nay diện tích này không tăng, cơ cấu bao gồm đất nông nghiệp và đất phi nông
2
nghiệp. Tuy giáp Hà Nội nhưng nền kinh tế của Văn Giang vẫn là thuần nông
nghiệp nên trong cơ cấu đất tự nhiên diện tích đất nông nghiệp vẫn là chủ yếu,
chiếm >70 % tổng diện tích đất tự nhiên của toàn Huyện. Trong cơ cấu đất nông
nghiệp gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất
trồng cây lâu năm. trong cơ cấu này có sự chuyển dịch của đất trồng cây hàng
năm và đất trồng cây lâu năm. Sự chuyển dịch này diễn ra chủ yếu ở các xã Mễ
Sở, Thắng Lợi, Liên Nghĩa, Xuân Quan, Phụng Công. đất trồng lúa trước kia
được chuyển sang trồng cây cảnh và cây ăn quả cho thu nhập cao hơn. chính vì
vậy giá đất chuyển nhượng ở các xã này cao hơn các xã khác trong Huyện nên
tại các xã này hay xảy ra tranh chấp đất đai nhiều hơn khi người dân thực hiện
chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong cơ cấu đất nông nghiệp và đất phi nông

nghiệp có sự chuyển dịch đáng kể từ 2004 – 2006. nhưng từ năm 2006 sang năm
2007 có sự chuyển dịch rõ rệt, năm 2007 đất phi nông nghiệp tăng hơn so với
năm 2006 là 488,85 ha. Có sự chuyển dịch này là do Huyện Văn Giang thực
hiện xây dựng dự án Khu thương mại dịch vụ Văn Giang và Khu tổ hợp dịch vụ
thương mại Văn Giang theo Quyết định số 1505/2007/QĐ - UBND ngày
31/8/2007 của UBND Tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt qui hoạch chi tiết tỷ lệ
1/2000 Khu thương mại dịch vụ Văn Giang và Khu tổ hợp dịch vụ thương mại
Văn Giang. Dự án xây dựng khu tổ hợp dịch vụ thương mại Văn Giang được
xây dựng trên 2 xã Long Hưng và Nghĩa Trụ với tổng diện tích 180 ha, dự án
xây dựng Khu thương mại dịch vụ Văn Giang được xây dựng trên 3 xã Xuân
Quan, Phụng Công, Cửu Cao với diện tích 250 ha. Dự án này đã gặp phải nhiều
khó khăn trong quá trình tiến hành đền bù đất và giải phóng mặt bằng. hầu hết
diện tích của dự án nằm trên đắt trồng lúa và hoa màu của người dân, với tâm lý
không muốn thu hẹp diện tích sản xuất lương thực vì đây là nguồn thu chính
cộng với giá đất đền bù mà UBND đưa ra là quá thấp so với giá thị trường nên
người không đồng ý giao đất. đầu năm 2007 người dân 2 xã Cửu Cao và Phụng
Công đã kéo đến biểu tình và đập phá UBND Huyện và xúc phạm danh dự của
cán bộ Huyện. Vụ việc này nhiều tháng sau mới giải quyết xong. Nhưng sang
3
đầu năm 2008 người dân xã Cửu Cao lại kéo nhau lên UBND xã biểu tình với lý
do không được thông báo trước về dự án. Cho đến nay dự án vẫn chưa tiến hành
khởi công, vẫn đang còn nằm trên quy hoạch.
Đây cũng là bài học trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Đất đai cũng như Luật khiếu nại, tố cáo tới người dân cho các cấp lãnh đạo
huyện Văn Giang. lẽ ra trước khi tiến hành thu hồi, đền bù đất UBND Huyện
Văn Giang phải tiến hành phổ biến nội dung dự án tới người dân, giải thích cho
người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình đồng thời thương lượng trước về
giá đền bù đất…bởi đất đai là thuộc sở hữu toàn dân nhưng do Nhà nước quản
lý.
3. thực tiễn thụ lý, lập hồ sơ, hoà giải, xét xử vụ án tranh chấp đất đai của

Huyện Văn Giang.
Trong tổng số các vụ án đân sự mà TAND Huyện Văn Giang thụ lý hàng
năm thì chủ yếu là các vụ án tranh chấp về đất đai và các tài sản gắn liền với đất.
Năm 2004 TAND Huyện Văn Giang đã thụ lý và giải quyết 24 vụ thì cả 24 vụ là
tranh chấp về đất đai, năm 2005 số vụ án về tranh chấp đất đai chiếm 23/39 vụ,
năm 2006 là 34/45 vụ, năm 2007 là 26/38 vụ.
Các tranh chấp đất đai mà TAND Huyện Văn Giang đã thụ lý và giải quyết
rất đa dạng như tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSD đất, kiện chia thừa kế
là QSD đất, tranh chấp mốc giới,…với tính chất ngày càng phức tạp. hầu hết các
tranh chấp diễn ra giữa các anh em ruột với nhau, khi đưa lên Toà việc hoà giải
gặp rất nhiều khó khăn hoặc việc chuyển nhượng, tặng, cho QSD đất đã diễn ra
từ rất lâu so với thời điểm xảy ra tranh chấp, việc chuyển nhượng, tặng, cho lại
không có văn bản giấy tờ rõ ràng nên việc xác minh thu thập chứng cứ để giải
quyết vụ án gặp nhiều khó khăn.
Theo quy định về trình tự tố tụng tại BLTTDS năm 2004 và quy định tại
Điều 135, Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 thì Toà án chỉ thụ lý giải quyết tranh
chấp về QSD đất khi việc tranh chấp đó đã được hoà giải tại UBND nơi có đất
đang tranh chấp. Từ 1/7/2004 mọi tranh chấp quy định tại Điều 105, Điều 106
4
Luật Đất đai năm 2003 phải qua hoà giải thì Toà án mới thụ lý. Nếu UBND đã
hoà giải nhưng không thành hoặc không hoà giải được (do đương sự không đến)
thì phải được coi là đã hoà giải. khoản 3 Điều 159 Nghị định 181/2004/NĐ-CP
ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003 quy định trường
hợp hoà giải thành mà có sự thay đổi về hiện trạng, ranh giới, chủ sử dụng đất
thì UBND xã, phường, thị trấn gửi biên bản hoà giải đến Phòng TNMT với
trường hợp tranh chấp đất giữa 2 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với
nhau, còn các trường hợp khác gửi đến Sở TNMT. Phòng TNMT, Sở TNMT
trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và
cấp mới GCNQSD đất. Nếu không đồng ý với quyết định công nhận thay đổi
ranh giới thửa đất và cấp mới GCNQSD đất của Chủ tịch UBND cấp có thẩm

quyền thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 162 NĐ 181 thì đương sự có
quyền khiếu nại theo thủ tục hành chính. Đối với trường hợp hoà giải thành khác
pháp luật chưa có quy định cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định công nhận,
trình tự công nhận, hiệu lực bắt buộc các bên thực hiện biên bản hoà giải thành
đó. Nếu sau khi UBND hoà giải thành mà 1 hoặc 2 bên đương sự đã đổi ý thì coi
như việc hoà giải không thành và không bắt buộc UBND phải hoà giải lại, việc
giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của Toà án. Tất cả các tranh chấp QSD
đất mà TAND Huyện Văn Giang đã thụ lý và giải quyết hàng năm đều đã qua
hoà giải ở cơ sở. Trước khi vào sổ thụ lý TAND đã xác định rõ thẩm quyền theo
quy định từ Điều 25 đến Điều 36 BLTTDS 2004. về thẩm quyền theo cấp
TAND Huyện Văn Giang là 1 trong 4 Toà Huyện của Tỉnh Hưng Yên đã được
tăng thẩm quyền theo quy định tại NQ số 293A/2007/UBTVQH12 về việc giao
thẩm quyền xét xử vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm
2003 và thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 BLTTDS
năm 2004 cho các TAND Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tuy đã
được tăng thẩm quyền nhưng đối với các trường hợp sau TAND Huyện Văn
Giang vẫn không có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33
BLTTDS, đó là:
5
+ có đương sự ở nước ngoài.
+ Có tài sản đang tranh chấp ở nước ngoài.
+ Phải uỷ thác tư pháp ra nước ngoài.
Sau khi thụ lý Toà án lại tiến hành hoà giải theo quy định tại Điều 180, Điều 185
BLTTDS. Nhưng do tính chất phức tạp của tranh chấp QSD đất nên hầu hết các
tranh chấp mà Toà án hoà giải đều không thành và đã được đưa ra xét xử.
Ví dụ 1: Vụ án kiện chia thừa kế QSD đất được TAND Huyện Văn Giang
vào sổ thụ lý ngày 18/4/2005.
1. nguyên đơn: - Nguyễn Thị Hồng. SN 1961.
Trú tại: Đa Ngưu – Tân Tiến – Văn Giang
- Nguyễn Thị Hợi. SN 1959.

Trú tại: Quán Trạch – Liên Nghĩa – Văn Giang
- Nguyễn Thị Vạn. SN 1952.
Trú tại: ấp Kim Ngưu – Tân Tiến – Văn Giang.
- nguyễn Thị Vạn. SN 1966.
Trú tại: Trần Xá - Yên Trung – Yên Phong – Bắc Ninh.
Nguyễn thị Hợi và Nguyễn Thị Hoạt uỷ quyền cho Nguyễn Thị Hồng và
Nguyễn Thị Vạn tham gia tố tụng.
2. Bị đơn: Tạ thị Thuý. SN 1971
Trú tại: Kim Ngưu – Tân Tiến – Văn Giang.
Đối tượng tranh chấp là 227m
2
đất thổ cư và 144 m
2
đất vườn đang đứng
tên Tạ Thị Thuý. Các nguyên đơn đã nhiều lần trình bày tại UBND xã nhưng Xã
không giải quyết với lý do đất do chị Thuý sử dụng đã lâu và đã được cấp
GCNQSD đất. Các nguyên đơn tiếp tục làm đơn lên UBND huyện và Phòng
TNMT huyện Văn Giang. UBND huyện đã chuyển đơn sang TAND Huyện Văn
Giang yêu cầu giải quyết và Toà án đã có công văn về UBND xã Tân Tiến yêu
cầu giải quyết. Sau khi UBND xã Tân Tiến tiến hành hoà giải nhưng không
thành vụ án mới được TAND Huyện Văn Giang vào sổ thụ lý. Nội dung vụ án
6
như sau: Cụ Nguyễn Văn Đoài và cụ Nguyễn Thị Lệ sinh được 5 người con (4
gái 1 trai) là: Nguyễn Thị Vạn. SN 1952.
Nguyễn Thị Hợi. SN 1959.
Nguyễn Thị Hồng. SN 1961.
Nguyễn Thị Hoạt. SN 1966.
Nguyễn Văn Tiến. SN 1969.
Năm 1981 cụ Nguyễn Thị Lệ mất, năm 1988 lấy vợ cho anh Tiến là chị Tạ Thị
Thuý. Sau khi cưới vợ chồng anh Tiến ở cùng cụ Đoài. Năm 1995 cụ Đoài chết,

năm 1998 anh Tiến chị Thuý và 2 con vẫn tiếp tục ở trên nhà đất của cụ Đoài, cụ
Đoài chưa làm thủ tục sang tên nhà đất cho chị Thuý. Trong quá trình sử dụng
chị Thuý được cấp GCNQSD đất. Do phát sinh mâu thuẫn các nguyên đơn kiện
yêu cầu chia di sản thừa kế là QSD đất do ông Đoài bà Lệ để lại cho em dâu là
chị Thuý. Chị Thuý được cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSD đất trong đó có
227m² đất thổ cư và 144m² đất vườn. Qua quá trình xác minh điều tra và xét xử,
tại Bản án số 25 ngày 10/10/2006 của TAND Huyện Văn Giang quyết định:
- Định giá 227m² đất thổ cư = 210.700.000 đồng (giá chuyển nhượng là
900.000/m²)
- Vợ chồng chị Thuý được chia 1/2 kỷ phần thừa kế. Di sản thừa kế được chia
thành 5,5 phần, mỗi phần trị giá 38.309.000 đồng.
- Chia 227m² đất thổ cư như sau:
+ Chia cho bà Nguyễn Thị Vạn, Nguyễn Thị Hồng mỗi người được
82,6m²=74.340.000 đồng.
+ Chia cho chị Thuý quản lý và sử dụng phần còn lại 62m². trong phạm vi
đất được chia các bên có quyền sử dụng tài sản trên đất và có trách nhiệm mở
lối đi trên phần đất của mình.
- Kiến nghị huỷ GCNQSD đất mang tên Tạ Thị Thuý.
- Về án phí: + Nguyễn Thị Vạn, Nguyễn Thị Hồng phải nộp 3.717.000
đồng.
+ Tạ Thị Thuý phải nộp 2.790.000 đồng.
7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×