Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

đề tài CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.24 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Tên đề tài: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ
MINH
Họ tên sinh viên: Lê Phan Cẩm Duyên
Mã số sinh viên: 1356070089
Lớp: Khoa Học Chính Trị II
Giáo viên hướng dẫn: Ts. Đào Tuấn Hậu
Thành phố Hồ Chí Minh 2015
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Tên đề tài: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ
MINH
Họ tên sinh viên: Lê Phan Cẩm Duyên
Mã số sinh viên: 1356070089
Lớp: Khoa Học Chính Trị II
Giáo viên hướng dẫn: Ts. Đào Tuấn Hậu
Thành phố Hồ Chí Minh 2015
MỤC LỤC
3
PHẦN MỞ ĐẦU
3
PHẦN NỘI DUNG
8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ
NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH
8
1.1. Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh

8


1.2. Quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước của Hồ
Chí Minh

18
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH
2.1. Yêu nước theo con đường cách mạng vô sản, yêu nước là yêu
chủ nghĩa xã hội

32
2.2. Yêu nước là thương dân, phấn đấu vì lợi ích và hạnh phúc của
nhân dân và luôn luôn tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân

37
2.3. Yêu nước gắn với đoàn kết quốc tế vô sản

45
2.4. Vị trí, vai trò và giá trị của chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí
Minh

49
4
PHẦN KẾT LUẬN
54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
59
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Chủ nghĩa yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng, nó ăn sâu bám rễ
trong lòng dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Lòng yêu nước của
mỗi con người Việt Nam tạo thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Trải qua hàng

ngàn năm dựng nước và giữ nước, do phải thường xuyên đương đầu với thiên
nhiên, giặc giã, như một lẽ tự nhiên, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, gắn bó
cộng đồng luôn là một giá trị thiêng liêng, một tình cảm sâu nặng của dân tộc
Việt Nam được truyền giữ và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính sức
mạnh đó đã hun đúc quyết tâm cứu nước, cứu đồng bào, thôi thúc Nguyễn Tất
Thành - Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trong bài viết "Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin", Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
"Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa
tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba".
Cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong việc sáng
lập và rèn luyện Đảng ta, trong công cuộc lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám và
hai cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam, tập hợp lực lượng đoàn kết toàn dân tộc, với quyết tâm sắt đá “thà hy sinh
5
tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn
độc lập tự do”.Hồ Chí Minh không phải là người Việt Nam đầu tiên yêu nước,
nhưng công lao chính của Người là đã nâng Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên
tầm cao mới khi những vấn đề mới của thời đại tác động vào dân tộc Việt Nam
và những vấn đề mà dân tộc Việt Nam đòi hỏi.Chủ nghĩa yêu nước là nét đặc sắc
trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là hành trang của Người khi đi tìm đường cứu
nước.
Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là một nhân tố quan trọng của chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam, là nét đặc sắc và biểu tượng cao đẹp nhất của chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam. Trên thực tế, nó đã gắn bó chặt chẽ với tiến trình đấu
tranh giải phóng đất nước và là một nhân tố tạo nên những chiến thắng trong
công cuộc giành độc lập trước kia cũng như trong công cuộc chấn hưng đất
nước, trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay. Chủ nghĩa yêu nước
Hồ Chí Minh là di sản tư tưởng, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc
ta.
Ngày nay, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều đổi thay. Vấn đề

đặt ra là chủ nghĩa yêu nước có vị trí thế nào trong tình hình mới? Và làm thế
nào để phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mà đỉnh cao là chủ nghĩa yêu
nước Hồ Chí Minh để hội nhập và phát triển đất nước thành công trong xu thế
toàn cầu hoá? Khối đại đoàn kết toàn dân tộc cần được xây dựng trên sự đồng
thuận toàn xã hội với mục tiêu vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh. Đó là bước phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
trên tầm cao mới. Phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là cơ sở vững chắc, là
bệ đỡ để Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá và
hội nhập quốc tế.
6
Vì vậy, việc nghiên cứu để nắm rõ chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh
là việc quan trọng, rất cần thiết cho xã hội ngày nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài.
Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ chí
Minh, đặc biệt có các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nước của Người.
Đây là một thành quả đáng tự hào về sự lao động nghiêm túc, không mệt mỏi
của các nhà nghiên cứu trong và ngòa nước. Trong đó có các công trình nghiên
cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến đề tài như:
- Bùi Đình Phong (2008), Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh thời kỳ mở
cửa, hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp bộ, mã số B08 – 02, Hà Nội. Công
trình khoa học gồm hai chương, chương I: “Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh”,
chương II: “Phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong thời kỳ mở cửa,
hội nhập quốc tế”. Tác giả đã làm rõ một số khái niệm như tình cảm yêu nước,
chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa yêu nước truyền thống, chủ nghĩa yêu nước Hồ
Chí Minh v.v ; hệ thống hoá nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước truyền
thống Việt Nam; phân tích nội dung cơ bản và vai trò của chủ nghĩa yêu nước
Hồ Chí Minh; phân tích cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập Tổ chức
thương mại quốc tế; làm rõ nội dung trong việc phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ
Chí Minh trong thời kỳ mở của hội nhập quốc tế.
- Nguyễn Mạnh Tường (2001), Chủ nghĩayêu nước Hồ Chí Minh, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách được trình bày trên cơ sở luận án tiến sĩ
của tác giả. Kết cấu của sách gồm 3 chương, tác giả chủ yếu tập trung nghiên
cứu chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Hùng Hậu (2008), Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ
nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- TS. Nguyễn Quốc Phẩm, Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
7
- Ths. Nguyễn Xuân Tùng, Nhớ về Ngày sinh của Bác: Chủ nghĩa yêu
nước chân chính phải gắn với khát vọng công lý và lòng nhân ái giữa con người
(Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp)
- Trần Xuân Trường (2001), Chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Với sáu chương sách, tác giả đi từ nghiên cứu
chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời
đại Hồ Chí Minh. Nội dung chủ nghĩa yêu nước được tác giả lý giải, phân tích
các nội dung về lao động, bảo vệ Tổ quốc, chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa
quốc tế.
-PGS. TS Lê Văn Tích, Phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong
hội nhập và phát triển bền vững (Báo Ðiện tử Ðảng Cộng sản Việt Nam).
- Phạm Văn Đồng (1993),Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên
đường dân giàu nước mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nghiên cứu tư
tưởng và con người với công cuộc đổi mới. Tác phẩm đã khẳng định: Hồ Chí
Minh là một nhà yêu nước, đồng thời là một chiến sỹ cộng sản, từ đó để nói tới
thông điệp của Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Những kết quả nghiên cứu của tác giả trên là nguồn tư liệu quý giá để tôi
tham khảo và kế thừa có chọn lọc trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của
mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
3.1. Mục đích
Có được cái nhìn khách quan và cụ thể hơn về tư tưởng yêu nước của Hồ

Chí Minh, từ đó hiểu rõ hơn về con người cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh nói
chung và lòng yêu nước của Người nói riêng. Đồng thời, khơi dậy lòng yêu nước
và lòng tự hào dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ
Làm rõ được quá trình hình thành, phát triển và nội dung của tư tưởng yêu
nước của Hồ Chí Minh cũng như đánh giá được vị trí và vai trò của nó đối với
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
8
Tiếp cận cơ sở lí luận: quan điểm thế giới quan và phương pháp luận.
Phương pháp nghiên cứu: phép biện chứng duy vật kết hợp so sánh, đối
chiếu.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của tư tưởng yêu nước của Hồ Chí
Minh
Về mặt lí luận: Áp dụng tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh vào các hoạt
động thực tiễn, góp phần định hướng vai trò của bản thân, nâng cao năng lực tư
duy lí luận, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện chính trị, làm
tài liệu cho các nghiên cứu sau này.
Về mặt thực tiễn: phản ánh được thực trang của việc thưc hiện tư tưởng
yêu nước Hồ Chí Minh.
6. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được kết
cấu 2 chương và 5 tiết.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh.
1.1.1. Cơ sở khách quan.
1.1.1.1. Bối cảnh lịch sử hình thành chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí
Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho,
nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực
9
dân phong kiến. Người được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế
giới có nhiều biến động lớn.
Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước
cuộc xâm lược của tư bản Pháp, lần lượt kí kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận
nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Cho đến cuối thế kỉ XX,
các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “ Cần vương” do các sĩ phu, văn
thân lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thời
trước các nhiệm vụ lịch sử. Các cuộc khai thác của thực dân Pháp khiến cho xã
hội nước ta có sự biến chuyển và phân hoá, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư
sản và tư sản bắt đầu xuất hiện. Tạo tiền đề bên trong cho phong trào đấu tranh
giải phóng đân tộc đầu thế kỷ XX. Xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn. Có
thể kể ra các mâu thuẫn chính sau:
1,2
- Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp.
- Mâu thuẫn giữa người dân lao động và triều đình phong kiến.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp tư sản.
Đầu thế kỷ XX, các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ,
lan rộng ra cả nước nhưng đều thất bại (chủ trương cầu viện, dùng vũ trang khôi
phục độc lập của Phan Bội Châu; chủ trương "ỷ Pháp cầu tiến bộ" bằng cách
chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh, trên cơ sở đó mà dần dần tính chuyện
giải phóng của Phan Châu Trinh; khởi nghĩa nặng cốt cách phong kiến
của Hoàng Hoa Thám; khởi nghĩa theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản
của Nguyễn Thái Học).
Sự thất bại của phong trào chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX vừa chứng tỏ sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến, sự yếu ớt và bất lực
1 Tư tưởng Triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Vũ Minh Tâm, Tạp chí Triết học.

2 Bài 2: Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo trình 6 bài lý luận chính trị, Đại học Tôn Đức Thắng
10
của hệ tư tưởng tư sản, vừa từng bước chuẩn bị tiền đề cho một phương hướng
mới của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
3,4

Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến
Người ngay từ thời niên thiếu. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu
nước lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước anh dũng chống giặc
ngoại xâm.Cha là Nguyễn Sinh Sắc- một nhà nho giàu lòng yêu nước, thương
dân, lao động cần cù, giàu ý chí vượt qua khó khăn. Những phẩm chất cao quý
đó của người cha, đặc biệt là chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn trong mọi cải
cách chính trị xã hội đã tác động và ảnh hưởng sâu sắc đối với việc hình thành tư
tưởng và nhân cách của Hồ Chí Minh sau này. Thân mẫu của Người là Hoàng
Thị Loan-một phụ nữ nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người, chịu
đựng mọi gian khổ, khó khăn, vì chồng, vì con. Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị
Loan chính là những người đặt nền móng đầu tiên, tạo nên nền tảng vững chắc
cho việc hình thành nhân cách Hồ Chí Minh.
Trong khi con thuyền Việt Nam còn lênh đênh chưa rõ bờ bến phải đi tới,
việc cứu nước như trong đêm tối “ không có đường ra” thì lịch sử thế giới trong
giai đoạn này cũng đang có những chuyển biến to lớn.
Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc
quyền đã xác lập quyền thống trị chúng trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa đế
quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. Các nước đế quốc sâu
xé, tranh giành nhau các thuộc địa, chúng hợp sức để nô lệ, bóc lột các dân tộc
thuộc địa.
Có một thực tế lịch sử là, trong quá trình xâm lược và thống trị của các
nước thực dân tại các nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ
3Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb.Chính trị Quốc gia, năm 1994, tr.12
4 Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam (1921 – 1930), PGS, TS.Phạm Xanh,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
11
Latinh, sự bóc lột phong kiến trước kia vẫn được duy trì và bao trùm lên nó là sự
bóc lột tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia, đã xuất hiện
thêm các giai cấp, tầng lớp xã hội mới, trong đó có giai cấp công nhân và giai
cấp tư sản.
Các phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ,. Nó không chỉ
dừng lại từng nước riêng lẻ mà đã liên kết chặt chẽ với các nước khác. Cuộc đấu
tranh đó gắn chặt với cuộc đấu tranh của giai cấp. Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của
công nhân các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã dẫn đến
một cao trào mới của cách mạng thế giới với đỉnh cao là cách mạng Tháng Mười
Nga năm1917. Chính cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm thức tỉnh các dân tộc
châu Á. Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính
quyền Xôviết, mở ra một thời kì mới trong lịch sử loài người. Cuộc cách mạng
vô sản ở nước Nga thành công đã nêu một tấm gương sáng về sự giải phóng các
dân tộc bị áp bức, “ mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời
đại giải phóng dân tộc”. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, nhiều dân
tộc vốn là thuộc địa của đế quốc Nga đã được tự do, được hưởng quyền dân tộc
tự quyết, hình thành nên các quốc gia độc lập và dẫn đến sự ra đời của Liên bang
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết (1922). Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga,
với sự ra đời của quốc tế cộng sản (tháng 3-1919), phong trào công nhân trong
các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc
đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
1.1.1.2. Các tiền đề tư tưởng, lí luận.
Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị
truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền đề
tư tưởng, lí luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa yêu
12
nước Hồ Chí Minh, trước hết bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc, là sự kế

thừa và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Đó là:
- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ
nước đã hình thành cho dân tộc Việt Nam các giá trị truyền thống phong phú,
bền vững. Đó là ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, tự lực, tự cường, yêu
nước…tạo động lực mạnh mẽ của đất nước. Cho đến nay, mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam kể cả thắng lợi công cuộc đổi mới đều có cội nguồn từ lòng yêu
nước.
- Truyền thống đoàn kết, đoàn kết là sự gắn bó hợp tác với nhau để tạo nên
sức mạnh. Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành của
dân tộc Việt và cũng là cội nguồn của sức mạnh dân tộc Việt.
- Trong lối sống của người Việt: giản dị, khiêm nhường, cởi mở và đặc
biệt không cực đoan, cố chấp. Vì vậy có thể tiếp thu những cái hay, cái tốt, cái
đẹp của dân tộc khác.
- Tinh thần nhân nghĩa, tương thân, tương ái trong khó khăn, hoạn nạn.
- Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất
thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian
khổ.
- Truyền thống văn hiến: Văn hiến là sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3 yếu
tố sau đây: tri thức, đạo đức, cái đẹp.
- Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài,
ham học hỏi, khiêm tốn mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá bên ngoài làm
giàu cho văn hoá Việt Nam.
Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng, tình cảm cao quý,
thiêng liêng nhất, là cội nguồn sáng tạo của trí tuệ Việt Nam, cũng là chuẩn mực
đạo đức cơ bản của dân tộc, là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư tưởng văn hóa
13
truyền thống Việt Nam, xuyên suốt trường kì lịch sử, là động lực mạnh mẽ cho
sự trường tồn và phát triển của dân tộc.
Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thành
quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, tìm kiếm những gì hữu ích cho cuộc đấu

tranh giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh đã biết làm giàu vốn văn hóa của mình bằng cách học hỏi,
tiếp thu tư tưởng văn hóa phương Đông và phương Tây.
Đối với văn hóa phương Đông, cùng với những hiểu biết uyên bác về Hán
học, Hồ Chí Minh biết chắt lọc lấy những gì tinh túy nhất trong các học thuyết
triết học, hoặc trong tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử…Mặt khác, Hồ Chí Minh
sinh ra trong một gia đình nho giáo nên Người đã tiếp thu những mặt tích cực
của Nho giáo. Đó là các triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời,
đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh, tu
thân dưỡng tính, đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. Người dẫn
lời của V.I.Lênin: “ Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được
những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”.
Về Phật giáo, Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư
tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân…;
là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện; là tinh thần
bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp; là việc đề cao lao động, chống
lười biếng; là chủ trương sống không xa lánh việc đời mà gắn bó với dân, với
nước, tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân
tộc… Người tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, vì Người thấy
trong đó những điều kiện thích hợp với điều kiện của nước ta, đó là dân tộc độc
lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Về tư tưởng và văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tiếp thu
tư tưởng văn hóa dân chủ và cách mạng của cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ.
14
Người trực tiếp đọc và tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng qua các tác
phẩm của các nhà khai sáng như Vonte, Rútxo, Môngtetxkiơ. Người tiếp thu các
giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp,
các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên
ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776.
Nói tóm lại, trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã tự biết làm giàu trí

tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa tiếp thu, vừa chọn
lọc để từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới,
vận dụng và phát triển.
Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lí luận trực tiếp, quyết định bản chất
tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là cơ sở hình thành thể giới quan và phương pháp luận
khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn Ái Quốc đã có bước
phát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một người chiến sĩ cộng sản
lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Trên cơ sở của lý luận chủ nghĩa
Mác-Lênin, người đã tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tích cực, những tinh
hoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình. Người
khẳng định: “ Chủ nghĩa Mác- Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng
và nhân dân Việt Nam không những là cái cẩm nang thần kì, không những là cái
kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi
cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.”
Bản lĩnh trí tuệ đã nâng cao khả năng tư duy độc lập và sáng tạo ở Người
khi vận dụng những nguyên lý cách mạng của thời đại vào hoàn cảnh, điều kiện
cụ thể của Việt Nam. Quá trình đó cũng diễn ra một cách chân thành và giản dị.
người cắt nghĩa trong bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác-Lênin Người
viết: “Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ cách mạng tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự
nhiên… tôi yêu kính Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng
đồng bào mình…”
15
Chủ nghiã Mác-Lênin là nguồn gốc chủ yếu nhất hình thành nên tư tưởng
Hồ Chí Minh, là nền tảng, bộ phận hữu cơ, cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin.
Nhờ thế giới quan và phương pháp luận Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã hấp thụ và
chuyển hoá những nhân tố tích cực tiến bộ của truyền thống dân tộc và trí tuệ
thời đại để tạo nên hệ thống tư tưởng riêng của mình, tìm ra con đường giải
phóng dân tộc: “Chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin, nhưng
vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay mà chúng

tôi đã chiến đấu và giành thắng lợi to lớn”.
1.1.2. Nhân tố chủ quan.
Những năm tháng hoạt động trong nước và buôn ba khắp thế giới, Hồ Chí
Minh đã không ngừng học tập, nghiên cứu làm tăng phong phú thêm sự hiểu biết
của mình, đồng thời hình thành được những cở sở quan trọng để tạo dựng nên
những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của người.
Với con mắt quan sát tinh tế mà người đã nhận thức được sự thay đổi của
dân tộc và thời đại, đấy là điều mà nhiều nhà cách mạng cùng thời không nhận ra
được. Người khám phá ra các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa và các
cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận,
đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn,
nhờ vào con đường nhận thức chân lí như vậy mà lý luận của Hồ Chí Minh mang
giá trị khách quan, cách mạng và khoa học.
Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh còn chịu sự tác động sâu sắc
của thực tiễn dân tộc và thời đại mà người đã sống và hoạt động. Chính quá trình
hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh ở trong nước và khi còn bôn ba khắp thế
giới để học tập, nghiên cứu và hoạt động đã làm cho Người hiểu biết sâu sắc về
dân tộc và thời đại, tạo điều kiện để Hồ Chí Minh hoạt động có hiệu quả cho dân
16
tộc và nhân loại. Có được điều đó là nhờ vào nhân cách, phẩm chất và tài năng
trí tuệ siêu việt của Hồ Chí Minh.
Đạo đức, tài năng của Hồ Chí Minh là đạo đức, tài năng của một bậc đại
trí, đại dũng, hy sinh chẳng quản, gian nguy không sờn. Ở những thời điểm then
chốt của lịch sử, với tầm nhìn xa trông rộng của một nhà tư tưởng lớn, Hồ Chí
Minh đã sáng suốt và dũng cảm đi tới những phán quyết lịch sử: năm 1945, khi
thời cơ cách mạng đã đến, Người chỉ thị: "Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường
Sơn cũng phải giành cho được độc lập". Vào giữa những nǎm 60, lợi dụng khó
khăn của ta, khi phong trào cộng sản quốc tế có xung đột và chia rẽ nghiêm
trọng, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đổ hơn nửa triệu quân vào miền nam Việt Nam và
tăng cường cho không quân, hải quân ném bom, bắn phá dữ dội miền bắc, nhằm

phá hủy hoàn toàn Việt Nam. Trước tình thế đó, Người vẫn thể hiện quyết tâm
và khí phách của toàn Đảng, toàn dân: "Dù nó ném hóa biển cũng phải giải
phóng miền nam cho kỳ được!". Thật hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trong
những giờ phút thử thách, lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên
nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy.
Phẩm chất, tài năng của Hồ Chí Minh cũng được biểu hiện ở bản lĩnh
kiên định, luôn luôn tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, cho nên mọi
chủ trương, chính sách đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân, luôn
luôn dựa vào dân, "lấy dân làm gốc".
Người nói một cách cảm động: "Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi
đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì
thành nỗi đau khổ của tôi". Tình thương yêu đó được mở rộng đối với nhân dân
lao động toàn thế giới. Đối với những người lầm lạc, ngay cả đối với những
người chống đối hay kẻ thù, Người cũng thể hiện một lòng khoan dung, độ lượng
hiếm có. Kẻ thù xâm lược đã gây nên bao tội ác man rợ đối với nhân dân ta,
nhưng khi chúng đã thất thế, đầu hàng hay bị bắt, Người luôn luôn nhắc nhở
17
chúng ta phải đối xử với chúng một cách khoan hồng, phải làm "cho thế giới biết
rằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước".
Người khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới, có phương
pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn. Chính vì thế, Hồ Chí Minh đã khám phá ra
lí luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới, trên cơ sở đó xây dựng một hệ
thống quan điểm, lý luận toàn diện, sâu sắc và toàn diện về cách mạng Việt Nam,
kiên trì chân lí và định ra các quyết sách đúng đắn, sáng tạo để đưa cách mạng
đến thắng lợi.
Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở sự khổ công học tập
để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân
chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước
thương dân, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, hạnh phúc
của đồng bào.

Khi nói về năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, có thể nói:
"Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân
tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc vì hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là
kết tinh của truyền thống văn hoá hàng nghìn năm của nhân dân Việt Nam và
những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc
trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự
hiểu biết lẫn nhau."(theo UNESCO ).
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam.
1.2.1. Giai đoạn tìm kiếm con đường cứu nước giảiphóng dân tộc từ
năm 1911 đến năm 1920.
Đây là thời kì tìm tòi, khảo nghiệm đường lối cứu nước, Hồ Chí Minh đã
đặt chân đến các nước tư bản lớn, các nước thuộc địa để tìm hiểu cuộc sống thực
18
tế. Qua đây người có nhiều nhận thức quan trọng, Người phân biệt rõ bạn và kẻ
thù dân tộc: người lao động là bạn, bọn thực dân chính là kẻ thù. Người đánh giá
rằng tư sản không triệt để thì nhân dân vẫn khổ cực.
Để thực hiện hoài bão của mình, anh Nguyễn đã đi và sống ở nhiều nước
thuộc châu Âu, châu Á, châu Phi, Châu Mỹ, tận mắt chứng kiến cuộc sống bị bóc
lột, bị đàn áp của nhân dân các nước thuộc địa và cũng đã trực tiếp tìm hiểu đời
sống của nhân dân lao động các nước tư bản. Người rút ra kết luận: “trên đời này
chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột và chỉ có một
mối tình hữu ái - tình hữu ái vô sản là thật mà thôi.”
Năm 1911, Bác sang Pháp, sau đó sang Anh, Mỹ. Năm 1913, Người từ
Mỹ quay lại Anh tham gia công đoàn thuỷ thủ Anh. Năm 1917, Người từ Anh lại
sang Pháp vào lúc nổ ra cách mạng Tháng Mười Nga. Năm 1919, Nguyễn Ái
Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp. Tháng 8/1919, Bác gửi bản yêu sách của nhân
dân An-nam đến hội nghị Véc-xay. Mặc dù không được chấp nhận nhưng Người

cho rằng giải phóng dân tộc thuộc địa phải dựa vào chính năng lực, sự nổ lực
phấn đấu của nhân dân, không thể trông đợi vào lời hứa của những bọn thực dân.
Tên gọi Nguyễn Ái Quốc và nội dung bản yêu sách đã gây ra tiếng vang lớn.
Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đọc bản sơ thảo lần thứ
nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin và Người đã
tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn bước đầu bước chuyển về mặt tư tưởng
Người tin theo Lênin. Luận cương là những lời giải đáp thuyết phục những câu
hỏi mình đang nung nấu, tìm tòi. Sau này nhớ lại cảm tưởng khi đọc Luận
cương, Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi,
sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình
trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi
đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con
đường giải phóng chúng ta””
5
. Với sự kiện này, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con
5 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 10, trang 127.
19
đường cứu nước, giải phóng dân tộc - con dường cách mạng vô sản, con đường
của Lênin.
Ngày 30 tháng 12 năm 1920, tại Đại hội XVIII Đảng xã hội Pháp thảo
luận vấn đề gia nhập Quốc tế III, Hồ Chí Minh biểu quyết tán thành Đảng Cộng
Sản Pháp, trở thành người cộng sản.
Giai đoạn này đánh dấu sự phát triển vượt bậc về thế giới quan của Người,
từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc đến giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, từ chiến sĩ
chống thực dân trở thành chiến sĩ cộng sản Việt Nam. Giai đoạn này Hồ Chí
Minh đã:
- Tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới: cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ,
tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga.
- Tiếp xúc với Luận cương của V.I. Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, tìm
thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.

- Đứng hẳn về Quốc tế thứ II, tham gia Đảng Cộng Sản Pháp.
Đây là thời kỳ, từ một thanh niên Việt Nam yêu nước Người trở thành
người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước nhảy vọt lớn trong nhận thức
của Người, một sự chuyển biến về chất, kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu
nước với chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh
khẳng định rằng: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường
nào khác con đường cách mạng vô sản".
6,7
1.2.2. Giai đoạn chuẩn bị tổ chức, lực lượng giải phóng dân tộc từ
năm 1921 đến năm 1930.
Thời kỳ này Hồ Chí Minh có những hoạt động rất tích cực và đầy hiệu quả
cả trên bình diện thực tiễn và lý luận.
Từ năm 1921 đến năm 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động với cương vị
Trưởng tiểu ban Đông Dương trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng
sản Pháp; tham dự Đại hội I, II của đảng này, phê bình Đảng chưa quan tâm
6 Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Tái bản lần thứ hai, 2006, trang 16-21
7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.9, tr. 314.
20
đúng mức đến vấn đề thuộc địa; Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản
báo Le Paria nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, mục đích của
báo là đấu tranh “giải phóng con người”. Tư tưởng về giải phóng con người xuất
hiện từ rất sớm và sâu sắc ở Nguyễn Ái Quốc.
Giai đoạn từ năm 1923 đến năm 1924, Người sang Liện Xô tham dự Hội
nghị Quốc tế nông dân, tận mắt chứng kiến những thành tựu về mọi mặt của
nhân dân Liên Xô. Năm 1924, Người tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản và
các Đại hội Quốc tế thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ. Thời
gian ở Liên Xô tuy ngắn nhưng những thành tựu về kinh tế - xã hội trên đất nước
này đã để lại trong Người những ấn tượng sâu sắc.
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu thực hiện một số nhiệm
vụ do Đoàn chủ tịch Quốc tế nông dân giao phó.

Khoảng giữa 1925, Người sáng lập “Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên”, ra báo Thanh niên, mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho cách mạng
Việt Nam. Năm 1925, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản
tại Pa-ri. Năm 1927, Bác xuất bản tác phẩm “Đường Kách Mệnh”. Tháng
2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất và thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam. Người trực tiếp thảo văn kiện “Chánh cương vắn tắt”, “Sách lược vắn
tắt”, “Điều lệ vắn tắt” và “Chương trình vắn tắt” của Đảng.
Những tác phẩm lý luận chủ yếu của Người thời kỳ này như Báo cáo
Trung kỳ, Nam kỳ và Bắc kỳ; Bản án chế độ thực dân Pháp; Đường Kách
mệnh; Cương lĩnh đầu tiên của Đảng;…đã đánh dấu sự hình thành cơ bản chủ
nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh. Có thể tóm tắt nội dung chính của những quan
điểm lớn, độc đáo, sáng tạo của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng
Việt Nam như sau:
- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường
cách mạng vô sản.
21
- Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ mật
thiết với nhau. Phải đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế.
- Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mạng”, đánh
đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do.
- Giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng; phải tập hợp lực
lượng dân tộc thành một sức mạnh to lớn chống đế quốc và tay sai. Cách mạng
là sự nghiệp của quần chúng, phải đoàn kết dân tộc, phải tập hợp, giác ngộ và
từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, bằng hình thức và khẩu
hiệu thích hợp.
- Cách mạng trước hết phải có đảng lãnh đạo, vận động và tổ chức quần
chúng đấu tranh. Đảng có vững cách mạng mới thành công…
Những quan điểm, tư tưởng cách mạng trên đây của Hồ Chí Minh trong
những năm 20 của thế kỷ XX được giới thiệu trong các tác phẩm của Người,
cùng các tài liệu mác-xít khác, theo những đường dây bí mật được truyền về

trong nước, đến với các tầng lớp nhân dân Việt Nam, tạo một xung lực mới, một
chất men kích thích, thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển theo xu hướng mới
của thời đại.
1.2.3. Giai đoạn vượt thử thách, kiên định con đường đã lựa chọn,
tiến tới giành thắng lợi đầu tiên cho cách mạng Việt Nam.
Đây là thời kì thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng
chủ nghĩa yêu nước nói riêng về cả phương diện lý luận và thưc tiễn. Khẳng định
quan niệm của Người về cách mạng Việt Nam là đúng đắn.
Cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Quốc tế Cộng sản
bị chi phối nặng bởi khuynh hướng “tả khuynh”. Khuynh hướng này trực tiếp
ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam.
Trên cơ sở xác định chính xác con đường đi của cách mạng Việt Nam,
bằng con đường riêng của mình, Người không lên tiếng phản đối những quy
22
chụp của Quốc Tế Cộng Sản, của nhiều đồng chí trong Đảng để giữ vững lập
trường, quan điểm của mình.
Đến Đại hội VI (7/1935), Quốc tế Cộng sản đã phê phán khuynh hướng
“tả khuynh” trong phong trào cộng sản quốc tế, chủ trương mở rộng mặt trận dân
tộc thống nhất vì hoà bình, chống chủ nghĩa phát-xít.
Ở Việt Nam, sau quá trình thực hành cách mạng, cọ xát với vấn đề phân
hoá kẻ thù, tranh thủ bạn đồng minh, đồng thời dựa trên quan điểm chuyển
hướng đấu tranh của Quốc tế Cộng sản, năm 1936, Đảng đề ra chính sách mới,
phê phán những biểu hiện “tả khuynh”, cô độc, biệt phái trước đây; thực tế là trở
lại với Chính cương, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc. Sự chuyển hướng
đó tiếp tục thể hiện trong hai Hội nghị Trung ương VII (11/1939), VIII (5/1941)
đã khẳng định chủ trương chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn
hết, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất là hoàn toàn sáng suốt.
Năm 1939, nghị quyết Hội nghị Trung ương khẳng định rõ: “Đứng trên
lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi nhân dân làm tối cao, tất cả các vấn
dề của cuộc cách mạng, cả vấn đề về điền địa cũng nhằm vô mục đích ấy mà giải

quyết.”
Sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, trước yêu cầu mới của tình
hình, tháng 1 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cách
mạng Việt Nam. Tháng 5 năm 1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương VIII
lịch sử. Những tư tưởng và đường lối chiến lược đưa ra và thông qua trong Hội
nghị này có nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của cách mạng giải phóng
dân tộc ở nước ta, dẫn đến thắng lợi trực tiếp của cách mạng tháng Tám năm
1945.
Các tác phẩm, các văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ái
Quốc soạn thảo, là sự kế thừa và kết tinh những quan điểm lý luận mà Nguyễn
Ái Quốc đã nêu lên trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ và Đường
cách mệnh. Với sự ra đời của các tác phẩm này, đường lối và phương pháp,
23
chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam - nhất là của cách mạng giải
phóng dân tộc, tính chất và nguyên tắc tổ chức Đảng - đội tiền phong của giai
cấp công nhân Việt Nam đã được hình thành và từng bước cụ thể hoá. Đây thực
sự là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có ý nghĩa chỉ đạo đối với toàn bộ
quá trình cách mạng, nhất là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam.
Các tác phẩm này thể hiện tinh thần cách mạng triệt để và sáng tạo của Nguyễn
Ái Quốc khi kết hợp lý luận với thực tiễn, nhất là vận dụng chủ nghĩa Mác -
Lênin vào việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong cách mạng giải
phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản.
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi vĩ đại của 15 năm đấu
tranh liên tục của Đảng, là sự khảo nghiệm và thắng lợi đầu tiên tư tưởng Hồ Chí
Minh về cách mạng Việt Nam. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuyên
ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, trong đó độc lập, tự do gắn
với phương hướng phát triển lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị cốt lõi,
vốn đã được Hồ Chí Minh phác thảo lần đầu trong cương lĩnh của Đảng năm
1930, nay trở thành hiện thực, đồng thời trở thành chân lý của sự nghiệp đấu

tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới của dân tộc ta.
Diễn biến của quá trình này đã phản ánh quy luật của cách mạng Việt
Nam, giá trị và sức sống của tư tưởng về chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh.
1.2.4. Giai đoạn giữ chính quyền và kháng chiến chống Pháp từ năm
1945 đến năm 1954.
Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực
lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần
nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo
quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội
24
khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng
12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp
tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược.
Thực hiện Chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”, ngày 07-10-1947, quân
Pháp tập trung gồm: bộ binh, lính dù và thủy quân tinh nhuệ ở Bắc Bộ tiến công
lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta để kết thúc chiến tranh và áp
đặt sự thống trị thực dân như trước đây. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng
chỉ đạo phải tổ chức chiến dịch phản công đập tan cuộc tiến công của quân Pháp.
Phương châm Chiến dịch là: tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, phương thức tác
chiến là đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung đánh phục kích, tập kích, trên cả hai
trục: đường thủy (Sông Lô) và đường bộ (Đường số 4, số 3). Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, quân và dân ta đã bẻ gẫy hai gọng kìm tiến công của quân Pháp, khiến
chúng bị tổn thất nặng nề. Thắng lợi ở Việt Bắc đánh dấu bước trưởng thành của
lực lượng vũ trang ba thứ quân, để lại nhiều bài học kinh nghiệm bước đầu về sự
phối hợp tác chiến giữa lực lượng du kích và bộ đội chủ lực với phương châm
tiêu diệt địch để bảo vệ lực lượng của ta.
Trong lúc tình hình thế giới có nhiều thay đổi có lợi cho ta, Đảng chủ

trương chớp thời cơ đánh địch mở thông tuyến hành lang biên giới Việt Nam -
Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trước hết là nhân dân
Trung Quốc. Ngày 21-01-1950, Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng quyết
định gấp rút chuẩn bị lực lượng, vật chất và tinh thần, chuyển mạnh sang tổng
phản công. Tháng 6-1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới
nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng địch, giải phóng đất đai, mở
thông tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc và sang các nước xã hội chủ
nghĩa. Chiến dịch Biên giới thắng lợi đã tạo ra bước ngoặt, ta chuyển từ chiến
tranh du kích lên chính quy, giành quyền chủ động cả về chiến dịch, chiến lược
25
trên chiến trường. Đó là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng tạo, linh hoạt,
nhạy bén của Đảng, sự trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân.
Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị chủ trương mở chiến dịch tiêu diệt lớn
quân địch ở Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ theo phương châm: đánh chắc
thắng, nhằm kết thúc chiến tranh có lợi cho ta. Đây là quyết định đúng đắn, sáng
tạo của Đảng ở giai đoạn cuối cuộc chiến tranh. Nếu như trước đây, ta chủ
trương tránh nơi địch mạnh, đánh nơi địch tương đối yếu và sơ hở với hình thức
tác chiến chủ yếu là đánh vận động, đánh công sự vững chắc, quy mô nhỏ, thì
đến nay, Đảng quyết định tiến công vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - chỗ
mạnh nhất, vững chắc nhất, nhưng mang tính chiến lược của cuộc chiến tranh.
Đây là một quyết định táo bạo, dũng cảm. “Đứng về ý nghĩa quyết chiến chiến
lược mà nói cũng như đứng về quy mô và hình thức của chiến dịch, cuộc tiến
công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã đánh dấu một biến chuyển mới,
một sự phát triển mới trong sự lãnh đạo đấu tranh vũ trang của Đảng ta cũng như
trong quá trình lớn mạnh của Quân đội ta”
8
.
Sáng tạo và quyết tâm chiến lược của Đảng đã nhanh chóng biến thành ý
chí và hành động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Với khẩu hiệu “Tất cả
cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, quân và dân ta đã dồn sức người, sức của

cho chiến dịch. Do vậy, trong thời gian ngắn, mọi công tác chuẩn bị kể cả lực
lượng, vật chất và tinh thần đã hoàn thành.
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của chiến cuộc Đông Xuân 1953 –
1954. Chiến dịch đã diễn ra từ ngày 13-3 đến 07-5-1954; suốt 55 ngày đêm chiến
đấu liên tục, bộ đội ta đã thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng “Thà hy
sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”,
với khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chiến dịch đã làm phá sản
8 Điện Biên Phủ Hợp tuyển công trình khoa học, Nxb CTQG, H. 2005, tr. 46

×