Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết chào cờ đầu tuần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142 KB, 3 trang )

Giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết chào cờ đầu tuần
(GD&TĐ) - Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn
của mỗi con người. Vì vậy, ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ đang lớn
lên cũng là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo và các thành viên xã hội.
Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) nhằm hướng tới mục đích đào tạo những con người không chỉ có tài mà còn có đức,
để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Vậy phải làm thế nào để GDĐĐ đạt hiệu quả.
Chúng ta phải thấy rằng GD đức dục khó hơn trí dục vì GDĐĐ không có giáo án sẵn. GDĐĐ không đứng độc lập
mà được lồng ghép vào từng bài giảng, thấm sâu vào học sinh mỗi ngày. Không chỉ các môn KHXH mà các môn
KHTN cũng mang tính giáo dục.
Hiện nay, các nhà trường rất quan tâm tới việc GDĐĐ cho học sinh nhưng hiệu quả của công tác này chưa cao.
Mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến những sai phạm đáng tiếc
như: Học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, ý thức phấn đấu kém… Nhiều người lo ngại cho sự xuống dốc
của đạo đức xã hội, trong đó có sự băng hoại về giá trị đạo đức của giới trẻ. GDĐĐ đang đứng trước nhiều khó
khăn thử thách, sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng
trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường - nơi GDĐĐ con người từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân
vào đời.
Qua thực tế hoạt động của nhà trường, chúng tôi đã tiến hành nhiều biện pháp giáo dục học sinh. Tuy nhiên,
trong những biện pháp đó, biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực nhất là thông qua tiết chào cờ đầu tuần. Kết
quả là học sinh rất mong chờ tham gia giờ chào cờ với các hoạt cảnh, câu chuyện ngắn, chương trình văn nghệ,
sinh hoạt chuyên môn dưới cờ với những món quà nhỏ thật sự sinh động, và bổ ích . Sinh hoạt dưới cờ là một diễn
đàn để Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ học sinh.
Trách nhiệm GDĐĐ học sinh trong nhà trường thuộc về tất cả CB,GV nhưng Hiệu trưởng vẫn giữ vai trò nồng cốt.
Hiệu trưởng xác định nội dung, quyết định các hình thức, phân công phần hành cho các thành viên trong nhà
trường. Hiệu trưởng còn là người trực tiếp tham gia GDĐĐ học sinh thông qua nhiều hoạt động. Để hoàn thành
nhiệm vụ lớn lao trên, người Hiệu trưởng phải tìm cho mình những biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học
sinh.
ảnh minh họa
Việc chào cờ đầu tuần vô cùng thiêng liêng đối với người dân mỗi nước. Đối với học sinh, tiết chào cờ đầu tuần
góp phần quan trọng trong việc giúp các em rèn luyện nhân cách, từ những việc nhỏ như: Ham học, ham làm,
siêng năng, cần kiệm đến những việc lớn như hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước ở mỗi người. Nếu tiết
chào cờ mỗi sáng thứ hai trở thành những tiết học thú vị thì chúng sẽ là động lực giúp học sinh hào hứng bước


vào tuần học mới. Vì vậy mà giờ chào cờ, hát Quốc ca vào sáng thứ hai hàng tuần đã trở thành nề nếp trong các
trường học ở nước ta.
Việc xây dựng lồng ghép những bài học kỹ năng sống, lịch sử, đạo đức ngay trong tiết chào cờ bằng các hình
thức phong phú như hoạt cảnh, chương trình văn nghệ, cuộc thi vấn đáp, diễn đàn trao đổi thu hút đông đảo học
sinh tham gia sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh. Giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống
thông qua hoạt động này sẽ giúp các em trưởng thành nhanh chóng so với những hình thức khác.
Tuy nhiên, không ít trường không thành công khi triển khai những ý tưởng đổi mới nội dung sinh hoạt dưới cờ cho
học sinh.
Để có được những buổi chào cờ thành công, trước hết người Hiệu trưởng phải luôn có ý tưởng mới, thay đổi hình
thức và nội dung các buổi sinh hoạt mang tính giáo dục cao này. Khi diễn thuyết, Hiệu trưởng ngoài trang phục
gọn gàng, chỉnh tề phải, có cử chỉ hành động, lời nói thật mô phạm nhưng thật sự hấp dẫn, thu hút người nghe.
Cái khó của GDĐĐ cho học sinh không chỉ ở lựa chọn nội dung, cách thức giáo dục mà còn ở nghệ thuật giáo
dục, nhằm tạo ra ở các em niềm hứng khởi và xúc cảm thẫm mỹ. Để làm được điều đó có thể dựa vào các tấm
gương sống động của các anh hùng liệt sĩ, các tác phẩm nghệ thuật Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu.
Ví dụ 1: Chọn tác phẩm "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm", "Mãi mãi tuổi hai mươi", tấm gương GS Ngô Bảo Châu để
giáo dục lí tưởng sống của Thanh niên.
Ví dụ 2: Sử dụng bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy Hiệu trưởng nhân dịp khai giảng năm học
mới để giáo dục động cơ, thái độ học tập, rèn luyện của học sinh.
Ví dụ 3: Chúng ta chọn tác phẩm "Những gương mặt giáo dục Việt Nam 2007 "(NXB Giáo dục), lá thư "Yêu
thương không bao giờ muộn" để giáo dục truyền thống Nhà giáo Việt Nam
Lãnh đạo nhà trường cũng có thể mời thêm các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường như Công an; Hội liên
hiệp phụ nữ; Hội cực Chiến binh; cán bộ Đoàn ở huyện, tỉnh; lão thành cách mạng; Huyện đội tham gia nói
chuyện truyền thống, nói chuyện theo chủ đề
Để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh bao gồm cả "đức" và "tài" cần tổ chức các hoạt động giáo dục
toàn diện trong nhà trường, trong đó công tác giáo dục đạo đức, nhân cách đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
Giáo dục đạo đức, nhân cách là một bộ phận quan trọng là nền tảng của giáo dục nói chung.
Giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh là một công việc khó, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều
lực lượng trong nhà trường và xã hội. Hình thức giáo dục rất phong phú và đa dạng. Hiệu trưởng trường THPT là
người chịu trách nhiệm chính trong nhà trường về nhiệm vụ này. Sinh hoạt dưới cờ là một diễn đàn thuận lợi cho
Hiệu trưởng các trường làm nhiệm vụ giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh. Việc đầu tư, sử dụng, khai thác tốt

diễn đàn này chắc chắn sẽ góp phần tích cực trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Cải tiến, đổi mới nội dung và
hình thức buổi chào cờ là một công việc thường xuyên và luôn luôn mới mẽ đối với người Hiệu trưởng trong tình
hình hiện nay.
Nguyễn Văn Nhẫn
,

×