Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên khi dạy phần phi kim, Hóa học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 129 trang )

i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC




DOÃN ĐÌNH TỪ



MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
KHI DẠY PHẦN PHI KIM, HÓA HỌC 11




LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC










HÀ NỘI – 2015
ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



DOÃN ĐÌNH TỪ



MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN KHI DẠY PHẦN
PHI KIM, HÓA HỌC 11



LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN HÓA HỌC)
Mã số: 60.14.01.11


Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Lâm Ngọc Thiềm





HÀ NỘI – 2015

iii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, học sinh,
bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS Lâm Ngọc
Thiềm, thầy đã hết lòng tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc TTGDTX Phù Cừ - Hưng Yên đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi được học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin được bày tỏ tình cảm biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo và các em
học sinh TTGDTX Phù Cừ, cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, bạn
bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện!
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hưng Yên, ngày 21 tháng 11 năm 2014
Tác giả



Doãn Đình Từ

iv
DANH MỤC VIẾT TẮT




















Chữ viết tắt
BĐTD
BT
CK
COXH
ĐC
đktc
Đs
GD-ĐT
GS.TS
GDTX
GV
HS
NXB
THPT

TN
TNSP
TTGDTX
TX
PTHH
PTPƯ
PƯHH
SBT
SĐTD
SGK

Chữ viết đầy đủ
: Bản đồ tư duy
: Bình thường
: Chất khử
: Chất oxi hóa
: Đối chứng
: điều kiện tiêu chuẩn
: Đáp số
: Giáo dục - Đào tạo
: Giáo sư - tiến sĩ
: Giáo dục Thường xuyên
: Giáo viên
: Học sinh
: Nhà xuất bản
: Trung học phổ thông
: Thực nghiệm
: Thực nghiệm sư phạm
: Trung tâm Giáo dục Thường xuyên
: Thường xuyên

: Phương trình hóa học
: Phương trình phản ứng
: Phản ứng hoá học
: Sách bài tập
: Sơ đồ tư duy
: Sách giáo khoa


v
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Danh mục viết tắt iv
Mục lục iii
Danh mục bảng viii
Danh mục biểu đồ, đồ thị ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TẠO HỨNG
THÚ HỌC TẬP 7
1.1. Hứng thú 7
1.1.1. Khái niệm hứng thú 7
1.1.2. Phân loại hứng thú 8
1.1.3. Cấu trúc của hứng thú 8
1.1.4. Vai trò của hứng thú 9
1.2. Hứng thú học tập 10
1.2.1. Khái niệm hứng thú học tập 10
1.2.2. Những thành tố tâm lý cấu thành hứng thú học tập 11
1.2.3. Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập 12
1.2.4. Một số đặc điểm của hứng thú học tập 12
1.2.5. Các biểu hiện của hứng thú học tập 13
1.2.6. Tác dụng của hứng thú học tập 14

1.3. Một số nhóm biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học hóa học 14
1.3.1. Nhóm biện pháp Sử dụng phương tiện dạy học 15
1.3.2. Nhóm biện pháp Khai thác các thủ pháp về tâm lý 16
1.3.3. Nhóm biện pháp Khai thác các nguồn kiến thức hóa học 17
1.3.4. Nhóm biện pháp Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học 17
1.3.5. Nhóm biện pháp Tổ chức các hoạt động dạy học 18
1.4. Thực trạng việc tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học hóa học ở
TTGDTX hiện nay 19
1.4.1. Đặc điểm của học sinh TTGDTX 19
1.4.2. Thực trạng học tập và hứng thú của học sinh TTGDTX tại tỉnh Hưng Yên 21

vi
1.4.3. Mục đích điều tra 22
1.4.4. Đối tượng điều tra 22
1.4.5. Mô tả phiếu điều tra 23
1.4.6. Kết quả điều tra 23
Tiểu kết Chương 1 27
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC
SINH GDTX - PHẦN PHI KIM (HÓA HỌC 11) 28
2.1. Tổng quan về phần Phi kim - Hóa học lớp 11 28
2.1.1. Mục tiêu, nội dung kiến thức chương Nitơ – Photpho 28
2.1.2. Mục tiêu, nội dung kiến thức chương Cacbon - Silic 29
2.1.3. Một số điểm cần lưu ý về phương pháp dạy học phần phi kim hóa học lớp 11-
chương trình GDTX 30
2.2. Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh GDTX khi dạy phần
Phi Kim - Hóa học 11 31
2.2.1. Biện pháp 1: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học 31
2.2.2. Biện pháp 2: Liên hệ thực tế trong bài giảng 44
2.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng một số dạng bài tập cơ bản, vừa sức 55
2.3. Một số giáo án cụ thể phần Phi kim lớp 11- chương trình GDTX 86

Tiểu kết chương 2 98
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 99
3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 99
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 99
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 99
3.2. Quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm 99
3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 99
3.2.2. Tiến hành thực nghiệm 100
3.2.3. Nội dung và kết quả thực nghiệm 100
3.2.4. Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm 101
Tiểu kết chương 3 107
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

vii
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN 112
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH 114
PHỤ LỤC 3: ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT CHƯƠNG 2 116
PHỤ LỤC 4: ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT CHƯƠNG 3 119
viii
DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Số lượng HS TTGDTX Phù Cừ đạt điểm cao đầu vào

Bảng 1.2. Số lượng phiếu thăm dò thực trạng việc gây hứng thú trong dạy
học ở một số TTGDTX
Bảng 1.3. Kết quả điều tra sở thích của HS TTGDTX đối với môn hoá
học
Bảng 1.4. Bảng kết quả điều tra hoạt động tích cực của HS trong và ngoài

giờ học môn hoá học
Bảng 3.1. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích bài KT số 1- TT
GDTX Phù Cừ
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích bài KT số 1-
TTGDTX Kim Động
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích bài KT số 2-
TTGDTX Phù Cừ
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích bài KT số 2-
TTGDTX Kim Động

Bảng 3.5. Tổng hợp phân loại HS theo kết quả điểm 2 bài KT…
Bảng 3.6. Tổng hợp các tham số đặc trưng

20

22

23

24

102

102

103

103
105
106












ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - ĐỒ THỊ

Trang

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân loại học sinh theo kết quả điểm số
Đồ thị 3.1. Đồ thị biểu diễn đường luỹ tích bài KT sô 1 – TTGDTX Phù
Cừ
Đồ thị 3.2. Đồ thị biểu diễn đường luỹ tích bài KT số 1- TTGDTX Kim
Động

Đồ thị 3.3. Đồ thị biểu diễn đường luỹ tích bài KT số 2-TTG
DTX Phù
Cừ

Đồ thị 3.4. Đồ thị biểu diễn đường luỹ tích bài KT số 2- TTGDTX Kim
Động

105


104

104

104

105
















1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay xu hướng của dạy học hiện đại là hướng đến người học, coi người
học là trung tâm. Nếu quá trình dạy học là một dàn hợp xướng thì người giáo viên
được ví là nhạc trưởng điều khiển các nhạc công của mình. Điều quan trọng nhất

của GV không phải là truyền đạt kiến thức mà là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt
động học tập của HS để các em có thể phát huy được năng lực của mình. Giáo viên
phải thổi bùng lên được ngọn lửa đam mê và hứng thú học tập cho HS. Từ đó, các
em sẽ có nhu cầu khám phá, chủ động tìm hiểu những điều mới lạ về cuộc sống
xung quanh. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học tập
chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động như trong “Luật Giáo dục, điều 28,
mục 2”
đ
ã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;
bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho HS”. Vì thế, tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập là một nhu
cầu tất yếu của đổi mới dạy học.
Nghiên cứu về hứng thú, các nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng hứng thú có một
vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ
thúc đẩy con người tham gia tích cực vào các hoạt động. Khi được làm việc phù
hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt
được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú đối với các bộ môn của HS tỉ
lệ thuận với kết quả học tập của các em. Một HS có khả năng mà không có hứng thú
thì học tập cũng không đạt kết quả, một GV giỏi chuyên môn mà không có kỹ năng
tạo hứng thú học tập cho HS thì chưa thể coi là thành công. Do đó, người GV trong
xu hướng hiện nay đòi hỏi phải hội tụ đầy đủ kiến thức và tất cả các năng kỹ xảo
cần thiết để có thể tạo nên những giờ học đầy hứng thú cho HS. Nó trở thành một
trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với người dạy.
Ở trường phổ thông nhất là các TTGDTX, việc tạo hứng thú học tập cho HS
trong các tiết dạy hoá học chưa được quan tâm. Giáo viên khi lên lớp thường thiên
2
về lý thuyết, sách vở, khô cứng, thiếu thực tế, chưa tạo được sự hứng khởi cho các
em. Nhiều HS đặc biệt là HS lớp 10 không thấy hấp dẫn khi học môn học này.

Một mặt, bộ môn hóa học là một ngành khoa học thực nghiệm, khó đối với
các em nhưng mặt khác hóa học lại có vai trò quan trọng trong cuộc sống và rất cần
thiết đối với các ngành khoa học công nghệ. Môn hóa học trong trường THPT cũng
giữ một vai trò rất quan trọng, giúp HS hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới, con người
thông qua các bài học… Học sinh học hóa học không chỉ để làm các bài tập tính
toán, nhận biết, viết PTHH của các phản ứng… mà còn để áp dụng những ứng dụng
phong phú, thiết thực của môn học vào đời sống cũng như giải thích những hiện
tượng xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Đồng thời học hóa học còn có một vai trò
quan trọng trong việc rèn luyện cho HS những kĩ năng và đức tính quý báu như kĩ
năng quan sát, nhận xét, đức tính kiên trì, cẩn thận, sự tập trung, sự tỉ mỉ, chính xác,
… Do đó, để quá trình dạy học hóa học đạt kết quả cao thì GV phải tạo được hứng
thú cho người học.
Cùng với sự phát triển kiến thức của nhân loại, kiến thức hóa học ngày càng
được mở rộng trong khi thời gian học trên lớp thì có hạn, GV không thể cung cấp
hết kiến thức cho HS. Việc tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập môn
hóa học sẽ giúp các em có thể tự tìm hiểu, bổ sung kiến thức là thực sự cần thiết.
Nhờ hứng thú mà HS có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính
tích cực tìm tòi, sáng tạo.
Hơn nữa, các tài liệu về hứng thú trong dạy học hoá học hiện nay ít được cập
nhật. Giáo viên, sinh viên phải sử dụng những tài liệu cũ hoặc tái bản để làm tư liệu.
Gần đây một số tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên những công trình
đó vẫn còn quá ít và chưa đầy đủ. Vì thế việc nghiên cứu về hứng thú học tập bộ
môn hoá học rất cần được quan tâm.
Đó là những lí do thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tạo
hứng thú học tập cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên khi dạy
phần Phi kim, Hóa học 11”. Từ cách tiếp cận này chúng tôi sẽ mở rộng áp dụng
cho tất cả nội dung môn Hóa học ở bậc THPT.


3

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đã có một số tác giả bước đầu quan tâm
nghiên cứu hứng thú trong các môn học. Các Luận văn Thạc sĩ và Khoá luận tốt
nghiệp chọn nghiên cứu về hứng thú học tập của HS trong dạy học hóa học ở
trường THPT như:
- Luận văn thạc sĩ “Sử dụng thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học nhằm nâng
cao hứng thú học tập hóa học cho học sinh phổ thông” của học viên Hoàng Thị
Minh Anh, Đại học Sư Phạm Hà Nội (1995).
- Luận văn thạc sĩ “Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở
trường phổ thông” của học viên Phạm Ngọc Thủy, Đại học Sư phạm Tp.HCM
(2008).
- Khóa luận tốt nghiệp “Tạo hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh ở
trường THPT” của sinh viên Phan Thị Ngọc Bích, Khoa Hóa - Đại học Sư phạm
Tp.HCM (2003).
- Khóa luận tốt nghiệp “Gây hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh phổ
thông bằng các thí nghiệm vui, tranh ảnh hình vẽ và chuyện vui hóa học” của sinh
viên Phạm Thùy Linh, Khoa Hóa - Đại học Sư phạm Tp.HCM (2005).
- Khóa luận tốt nghiệp “Thiết kế một số hoạt động dạy học gây hứng thú
nhận thức trong môn hóa học lớp 10” của sinh viên Tô Quốc Anh, Khoa Hóa - Đại
học Sư phạm Tp.HCM (2007).
Tuy nhiên việc nghiên cứu vấn đề tạo hứng thú trong dạy học phần phi kim
lớp 11 cho học HS ở các TTGDTX vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay
chưa có cuốn sách nào viết dành riêng cho học sinh TTGDTX là đối tượng nhận
thức kém, mà chủ yếu viết cho H ở các trường THPT và các đối tượng người học
khá giỏi. Do đó, nghiên cứu vấn đề tạo hứng thú trong dạy học phần phi kim lớp 11,
cụ thể 2 chương (Chương 2: Nitơ - Photpho và Chương 3: Cacbon - Silic ) cho các
học sinh TTGDTX là cần thiết.
3. Mục đích của việc nghiên cứu
Tìm và đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh tại TTGDTX qua
dạy học môn hóa học để nâng cao chất lượng dạy học.


4
4. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu đề tài “
M
M


t
t


s
s




b
b
i
i


n
n


p
p

h
h
á
á
p
p


t
t


o
o


h
h


n
n
g
g


t
t
h
h

ú
ú


h
h


c
c


t
t


p
p


c
c
h
h
o
o


h
h



c
c


s
s
i
i
n
n
h
h


t
t


i
i


T
T
r
r
u
u

n
n
g
g


t
t
â
â
m
m


g
g
i
i
á
á
o
o


d
d


c
c



t
t
h
h
ư
ư


n
n
g
g


x
x
u
u
y
y
ê
ê
n
n


k
k

h
h
i
i


d
d


y
y


p
p
h
h


n
n


P
P
h
h
i
i



k
k
i
i
m
m
,
,


H
H
o
o
á
á


h
h


c
c


1
1

1
1



nhằm
những mục đích sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tâm lí học dạy học, tìm hiểu bản chất cũng như
các quy luật và tác dụng của hứng thú trong học tập các môn học nói chung cũng
như môn hóa học nói riêng.
- Tìm hiểu, đề xuất một số biện pháp và kinh nghiệm tạo hứng thú trong giờ
dạy hóa học của GV tại TTGDTX phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay
- Khảo sát thực trạng học tập môn hóa học của HS ở một số TTGDTX tỉnh Hưng
Yên.
- Thiết kế một số bài dạy học có tăng cường sử dụng các phương án tạo hứng
thú học tập thuộc nội dung kiến thức phần phi kim Hóa học 11 chương trình GDTX.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả nghiên cứu, tính khả thi của
những biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS và rút ra các bài học kinh nghiệm.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở TTGDTX.
5.2. Đối tượng nghiên cứu: Bài giảng Phần Phi kim (Hóa học 11) chương
trình GDTX và những biện pháp tạo sự hứng thú học tập môn hóa học cho HS.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu chương trình hóa học 11 - GDTX, cụ thể phần
Phi kim với 2 chương, đó là Chương 2: Nitơ - Photpho và Chương 3: Cacbon - Silic
nhằm cung cấp cho HS những kiến thức về tính chất hoá học và ứng dụng của hai
axit quan trọng là HNO
3
và H

3
PO
4
, ứng dụng của một số hợp chất của Nitơ,
Phốtpho, Silic trong cuộc sống.
- Về địa bàn thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm tại một số TTGDTX tỉnh
Hưng Yên như: TTGDTX Phù Cừ, TTGDTX Kim Động.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu GV khai thác nội dung hóa học và lựa chọn các phương pháp dạy học
tích cực phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ, năng lực nhận thức của HS lớp 11
5
chương trình GDTX trong việc thiết kế, thực hiện bài lên lớp nhằm tạo hứng thú
học môn hóa cho HS thì các em sẽ yêu thích môn hóa học, kết quả học tập bộ môn
được nâng cao.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Đọc và nghiên cứu các tài liệu tâm lí học để tìm hiểu về hứng thú, hứng
thú học tập.
+ Đọc tài liệu về lí luận dạy học nói chung, lí luận dạy học bộ môn hóa học
THPT, GDTX nói riêng, các luận văn, luận án nghiên cứu về hứng thú học tập hóa
học. Đồng thời nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Đánh giá kết luận: Kiểm tra giả thuyết khoa học và xây dựng phương án tổ
chức dạy có tăng cường, sử dụng linh hoạt các phương án tạo hứng thú học tập.
8.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát điều tra tìm hiểu thực trạng về hứng thú học tập của HS đối với
môn hóa học qua dự giờ, dùng phiếu điều tra.
- Phỏng vấn và tìm hiểu kinh nghiệm của GV dạy học hóa học tại một số
TTGDTX về các biện pháp gây hứng thú cho HS trong tiết học.
- Thăm dò ý kiến của GV và HS bằng phiếu điều tra câu hỏi.
- Điều tra trang thiết bị và tình hình sử dụng các nguồn tài nguyên dạy học

của GV và HS.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng các kết quả nghiên cứu (hiệu quả
của đề tài).
8.3. Xử lí toán học
- Thống kê, phân tích các số liệu thực nghiệm để rút ra kết luận.
9. Những đóng góp mới của đề tài
- Luận văn nghiên cứu và tổng hợp cơ sở lý luận về vấn đề tạo hứng thú học
tập cho HS.
- Đề xuất một số biện pháp cụ thể để tổ chức giờ dạy phần phi kim (Hóa học
11) theo hướng phát huy hứng thú và tính tích cực học tập của HS lớp 11 chương
trình GDTX.
6
- Xây dựng được tiến trình dạy học cụ thể phần phi kim hóa học 11 theo
hướng tạo hứng thú học tập cho HS lớp 11 chương trình GDTX.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho GV dạy
hóa học ở các TTGDTX góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở các
TTGDTX hiện nay. Đồng thời đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh
viên chuyên ngành Hóa học ở các trường Đại học, Cao đẳng.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được trình bày trong ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề tạo hứng thú học tập.
Chương 2. Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh GDTX, Phần
phi kim - Hóa học 11.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.




















7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TẠO HỨNG
THÚ HỌC TẬP
1.1. Hứng thú
1.1.1. Khái niệm hứng thú
Hứng thú là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý
phức tạp được thể hiện khá rộng rãi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như
trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Về khái niệm này, nhiều học giả từ trước
đến nay đã đưa ra khá nhiều những ý kiến khác nhau. Mỗi một học giả lại đứng ở
một góc độ và thể hiện một quan niệm riêng.
Xuất phát từ “Đại Từ điển Tiếng Việt”, hứng thú có hai nghĩa: “Hứng thú là
biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm,
thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện” và “Hứng thú là sự ham thích”
[30, tr.861].
Trong cuốn “Tâm lý học”, tác giả A. V. Daparogirt phát biểu “Hứng thú là
khuynh hướng của sự chú ý tới những đối tượng nhất định, là nguyện vọng tìm hiểu

chúng càng tỉ mỉ càng hay” [9, tr. 281].
Còn theo L. A. Gôđơn lại coi “Hứng thú là sự kết hợp độc đáo của các quá
trình tình cảm - ý chí và các quá trình trí tuệ, khiến cho tính tích cực nhận thức và
hoạt động của con người được nâng cao” [14, tr. 16].
Tác giả A. G. Côvaliôp trong cuốn “Tâm lý học cá nhân” định nghĩa rằng:
“Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, do ý nghĩa
của nó trong đời sống và sự hấp dẫn về tình cảm của nó” [7, tr. 100]
Tâm lý học hiện đại có khuynh hướng nghiên cứu hứng thú trong mối quan
hệ với toàn bộ cấu trúc tâm lý của cá nhân và đã đưa ra định nghĩa tương đối hoàn
chỉnh về hứng thú: “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một
đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại xúc
cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” [29, tr. 187]. Ở đây hứng thú thể hiện
mối quan hệ giữa chủ thể với thế giới khách quan, giữa đối tượng với nhu cầu và
xúc cảm, tình cảm của chủ thể hoạt động.
Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu hứng thú theo quan điểm duy vật biện
chứng và chỉ ra tính chất phức tạp của hứng thú, xem xét hứng thú trong mối tương
8
quan với các thuộc tính khác của nhân cách như nhu cầu, xúc cảm, ý chí,….
Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn định nghĩa: “Hứng thú là thái độ lựa
chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với
cuộc sống, vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt
động” và khái niệm: “Hứng thú là sự ham thích” làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên
cứu.
Như vậy, có thể hiểu hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối
tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm
trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê,
hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm
nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức
làm việc.
1.1.2. Phân loại hứng thú

Vì hứng thú là thuộc tính của tâm lý nên nó muôn màu, muôn vẻ. Người ta
căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động mà chia hứng thú ra làm 5 loại
[32], đó là: hứng thú vật chất, hứng thú nhận thức, hứng thú lao động nghề nghiệp,
hứng thú xã hội - chính trị, hứng thú thẩm mĩ.
Hứng thú vật chất là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng như muốn
có chỗ ở đầy đủ, tiện nghi, ăn ngon, mặc đẹp
Hứng thú nhận thức là hứng thú dưới hình thức học tập như: Hứng thú vật lý
học, hứng thú hóa học, hứng thú tâm lý học
Hứng thú lao động nghề nghiệp là hứng thú một ngành nghề cụ thể: hứng thú
nghề giáo viên, nghề an ninh, nghề y học
Hứng thú xã hội - chính trị là hứng thú một lĩnh vực hoạt động chính trị.
Hứng thú thẩm mĩ là hứng thú về cái hay, cái đẹp như văn học, phim ảnh, âm
nhạc,
1.1.3. Cấu trúc của hứng thú
Việc phân tích cấu trúc của hứng thú giúp chúng ta phân biệt sự khác biệt
của hứng thú với những khái niệm gần nó. Tiến sĩ tâm lý học N. G. Marôzôva khi
phân tích cấu trúc của hứng thú, đã đưa ra 3 yếu tố đặc trưng cho hứng thú [16, tr.
15], đó là: có xúc cảm sâu sắc, đúng đắn với đối tượng gây ra hứng thú; cá nhân
9
nhận thức được đối tượng đã gây ra hứng thú; có hành động vươn tới chiếm lĩnh đối
tượng.
Ba thành tố trên có liên quan chặt chẽ với nhau trong hứng thú của cá nhân,
chúng tương tác lẫn nhau. Trong cấu trúc hứng thú, sự tồn tại của từng mặt riêng lẻ
không có ý nghĩa đối với hứng thú, không nói lên mức độ của hứng thú. Tùy vào
các giai đoạn phát triển khác nhau của hứng thú mà mỗi yếu tố đó có thể nổi lên
mạnh hay yếu, ít hay nhiều.
Với hứng thú, xúc cảm đối với đối tượng là yếu tố không thể thiếu. Nhưng
nếu chỉ dừng ở mức độ xúc cảm với đối tượng thì chưa phải là hứng thú. Nếu chỉ
nói đến mặt nhận thức thì mới là sự hiểu biết của con người với đối tượng. Còn khi
nói đến mặt hành động là chỉ đề cập đến hình thức biểu hiện bên ngoài, không thấy

được xúc cảm, tình cảm của họ với đối tượng đó.
Bất kỳ hứng thú nào cũng là thái độ xúc cảm tích cực của chủ thể với đối
tượng, đó là sự thích thú với bản thân đối tượng; còn nhận thức là tiền đề cho việc
hình thành xúc cảm. Khi cá nhân có xúc cảm thực sự với đối tượng muốn chiếm
lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tượng thì họ mới tích cực hành động.
Do đó, hứng thú phải là sự kết hợp giữa xúc cảm, nhận thức và hành động tích cực,
nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú và tính tích
cực hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng. Nó là nguồn kích thích mạnh mẽ đối với
tính tích cực cá nhân. Với nguồn kích thích này các quá trình tâm lý diễn ra khẩn
trương còn hoạt động thì trở nên say mê và đem lại hiệu quả. Nhờ có hứng thú mà
mỗi cá nhân có thể vượt qua được khó khăn trở ngại trong hoạt động để đạt được
mục đích đã đặt ra.
Hứng thú là một hiện tượng tâm lý phức tạp. Với tư cách là một thuộc tính
tâm lý cá nhân, hứng thú có liên quan chặt chẽ với các thuộc tính khác của xu
hướng và với các hiện tượng tâm lý khác.
1.1.4. Vai trò của hứng thú
Hứng thú có vai trò quan trọng đối với nhận thức và hoạt động của con người.
Hứng thú làm cho suy nghĩ trở nên phong phú giúp con người dễ dàng phát hiện
nhiều ý tưởng. Hứng thú dẫn tới sự tự giác. Tự giác và hứng thú là hai yếu tố quan
trọng tạo nên và duy trì tính tích cực, từ đó sản sinh tư duy độc lập và tư duy phê
10
phán. Hai loại tư duy này là điều kiện cần không thể thiếu và là mầm mống của sự
sáng tạo.
Như vậy, nếu HS thực sự có hứng thú với môn hóa học, thì họ sẽ hướng toàn
bộ quá trình tư duy của bản thân vào quá trình lĩnh hội kiến thức, có mong muốn
mở rộng hiểu biết và vận dụng các kiến thức hóa học vào việc giải bài tập cũng như
giải thích các hiện tượng trong đời sống. Hứng thú giúp HS có khả năng tư duy sâu
sắc và suy nghĩ linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
1.2. Hứng thú học tập
1.2.1. Khái niệm hứng thú học tập

Hoạt động học tập với tư cách là hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng
tạo, là một quá trình căng thẳng, đòi hỏi phải nỗ lực thường xuyên. Vì vậy hứng thú
nhận thức làm nâng cao tính tích cực của HS và làm tăng hiệu quả của quá trình
nhận thức.
Nghiên cứu hứng thú học tập nhiều nhà tâm lý học đã đưa ra những khái
niệm tương đối đầy đủ. A.K. Markova và V.V. Repkin cho rằng: “Hứng thú học
tập là loại hứng thú chưa được ý thức một cách rõ ràng, có tính chất tình huống,
thường chú ý tới những khía cạnh bên ngoài của đối tượng hoạt động học tập, ít có
tác dụng thúc đẩy hành động học tập theo sáng kiến riêng của người học, được xuất
hiện dưới những phản ứng rất mãnh liệt nhưng ngắn ngủi”. Còn theo A.G. Covaliop
thì: “Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối
tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về tình cảm và ý nghĩa thiết thực của
nó trong đời sống cá nhân”. Ý kiến của nhà tâm lý A.G. Covaliop có thể xem là xác
đáng để tìm một khái niệm về hứng thú học tập.
Từ định nghĩa về hứng thú của tâm lí học hiện đại, trong luận văn này chúng
tôi hiểu: hứng thú học tập là sự ham thích của HS đối với một môn học nào đó, do
thấy được ý nghĩa của môn học này đối với cuộc sống và đối với bản thân, đem lại
sự hấp dẫn, lôi cuốn trong quá trình học tập bộ môn và kích thích HS hoạt động
tích cực hơn.
Hứng thú học tập được chia làm hai loại là hứng thú trực tiếp và hứng thú
gián tiếp. Hứng thú trực tiếp trong học tập là hứng thú đối với nội dung tri thức, quá
trình học tập, và những phương pháp tiếp thu, vận dụng những tri thức đó [15, tr.
11
137]. Như vậy, hứng thú trực tiếp được hình thành dựa trên sự say mê của HS đối
với môn học, cũng như cách thức chiếm lĩnh các tri thức và vận dụng tri thức đó.
Hứng thú gián tiếp trong học tập là hứng thú đối với những yếu tố tác động bên
ngoài như được GV khen thưởng, được điểm cộng, đạt điểm cao trong học tập,
GVgiảng vui, dễ hiểu, do ảnh hưởng của bạn bè … và sẽ biến mất khi những yếu tố
này không còn nữa. Hứng thú gián tiếp xuất hiện theo phản ứng có thể rất mạnh
nhưng cũng thường ngắn ngủi [15, tr. 137].

1.2.2. Những thành tố tâm lý cấu thành hứng thú học tập
Căn cứ vào cấu trúc của hứng thú, chúng tôi xác định có 3 thành tố tâm lý
chủ yếu cấu thành hứng thú học tập đó là: xúc cảm, nhận thức và hành động.
Trước hết xúc cảm là sự rung động được tạo ra do các em có những tình cảm
nhất định khi tiếp xúc với môn hóa học. Như vậy, thành tố xúc cảm trước hết tham
gia vào việc chuẩn bị tạo nên một thái độ đúng đắn đối với môn học. Đây là tiền đề
tâm lý để hình thành hứng thú học tập môn hóa học cho HS. Những xúc cảm khác
sẽ xuất hiện trong quá trình hoạt động tìm tòi như niềm vui nhận thức - là thành tố
cơ bản và dấu hiệu của hứng thú học tập; niềm vui đạt thành tích, giải thưởng, lời
khen của GV, sự ngưỡng mộ của bạn bè sẽ giúp hình thành hứng thú học tập.
Khi nói đến nhận thức tức là HS nhận biết được tại sao mình thích môn hóa
học. Thành tố này giữ vai trò rất lớn trong việc duy trì hứng thú học tập. Học sinh
hiểu giá trị và ý nghĩa của môn học từ đó xuất hiện thái độ tự giác trong học tập,
giúp củng cố hứng thú học tập ở các em.
Thành tố thứ ba là hành động lại bao gồm ý thức, tính tự giác, sự quyết tâm
và động cơ học tập, tính tích cực. Ý thức, tính tự giác, quyết tâm dồn sức lực trí tuệ
để hành động nhằm đạt được mục đích của mình đó là ý chí. Ý chí có một vai trò
lớn trong việc giúp HS vượt qua những khó khăn khi tiếp thu tri thức hay khi gặp
những bài tập khó. Còn động cơ học tập lại thôi thúc HS suy nghĩ và hành động,
giúp kích thích và duy trì hứng thú học tập ở các em. Cuối cùng tính tích cực nghĩa
là sự hăng hái, năng nổ với công việc. Tính tích cực tạo điều kiện cho việc tìm tòi
và làm xuất hiện niềm vui trong hoạt động học tập. Khi hứng thú học tập xuất hiện sẽ
nâng cao tính tích cực và hiệu quả lĩnh hội tri thức, kỹ năng và kỹ xảo.
12
1.2.3. Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập
Theo N. G. Marôzôva, trong quá trình phát triển cá thể, hứng thú học tập
được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn [16], đó là giai đoạn kích thích hứng
thú học tập cho HS, giai đoạn duy trì hứng thú học tập và giai đoạn bền vững của
hứng thú học tập.
Giai đoạn 1 là giai đoạn kích thích hứng thú học tập cho HS. Ở giai đoạn

này các em bị cuốn hút bởi nội dung vấn đề giáo viên trình bày. Học sinh chú ý lắng
nghe, trực tiếp thể hiện niềm vui khi nhận ra cái mới. Những niềm vui đó có thể mất
đi khi giờ học kết thúc, nhưng cũng có thể trên cơ sở đó hứng thú được phát triển. Ở
giai đoạn này HS chưa có hứng thú thật sự. Hứng thú chỉ xuất hiện khi HS mong
muốn hiểu biết nhiều hơn, các em đặt ra câu hỏi và vui mừng khi được trả lời.
Đến Giai đoạn 2 là giai đoạn hứng thú học tập được duy trì. Ở giai đoạn này
HS thường xuyên bị lôi cuốn vào tiết học một cách thường xuyên hơn, nhờ đó các
em có xúc cảm tích cực với môn học tức là hứng thú được duy trì. Thái độ nhận
thức xúc cảm với môn học sẽ thúc đẩy HS quan tâm tới những vấn đề đặt ra ở cả
trong giờ học, lẫn sau khi giờ học đã kết thúc. Nói cách khác, ở các em đã có sự nảy
sinh nhu cầu nhận thức, tìm tòi và phát hiện.
Còn đến Giai đoạn 3: Hứng thú học tập trở nên bền vững. Nếu thái độ tích
cực đó được duy trì củng cố, khả năng tìm tòi độc lập ở các em thường xuyên được
khơi dậy thì các em dành nhiều thời gian rảnh rỗi của mình vào việc tìm tòi thêm
những kiến thức có liên quan đến vấn đề mình yêu thích, tham gia hoạt động ngoại
khóa, đọc thêm sách, tìm gặp những người cùng quan tâm tới những vấn đề của
mình. Hứng thú bền vững là giai đoạn cao nhất của sự phát triển hứng thú học tập.
Để hình thành hứng thú học tập, việc tổ chức hoạt động nhận thức phải
thường xuyên chủ động, gắn liền với các mức độ phát triển của nó. Do đó các nhà
sư phạm phải hiểu rõ các giai đoạn phát triển của loại hứng thú này.
1.2.4. Một số đặc điểm của hứng thú học tập
A. K. Marcôva và V. V. Repkin cho rằng hứng thú học tập có một số đặc điểm
sau: [15, tr. 138]
- Trong hứng thú tồn tại một sự kết hợp hữu cơ giữa các quá trình trí tuệ với
các quá trình tình cảm - ý chí của HS.
13
- Hứng thú học tập, lúc đầu hướng tới nội dung tri thức khoa học của môn
học, sau đó tới các phương pháp khám phá ra nội dung đó.
- Hứng thú học tập dần có được tính bền vững và có tính không bão hòa.
- Hứng thú học tập là động lực thúc đẩy HS tích cực nghiên cứu đối tượng

trong phạm vi của nó.
1.2.5. Các biểu hiện của hứng thú học tập
Hứng thú học tập được biểu hiện thông qua các dấu hiệu, các chỉ số cụ thể
trong hoạt động học tập, trong cuộc sống của HS. Nhà giáo dục có thể quan sát và
nhận biết được chúng. Những biểu hiện này khá phong phú, đa dạng và nhiều khi
còn phức tạp, chúng có thể đan xen vào nhau. Đó là biểu hiện về mặt cảm xúc, biểu
hiện về mặt nhận thức, biểu hiện về mặt hành động và biểu hiện về mặt kết quả học
tập.
Biểu hiện về mặt xúc cảm: HS có xúc cảm tích cực (yêu thích, say mê, )
đối với môn học như có niềm vui trong quá trình lĩnh hội kiến thức, mong chờ tiết
học và luyến tiếc khi tiết học kết thúc, …
Biểu hiện về mặt nhận thức: HS nhận thức đầy đủ, rõ ràng những nguyên
nhân của sự yêu thích môn học như nội dung môn học hay, bổ ích, phương pháp
khám phá kiến thức hấp dẫn, môn học có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong cuộc
sống, …
Biểu hiện về mặt hành động: HS có hành động học tập tích cực, chủ động,
sáng tạo không chỉ trong giờ lên lớp mà còn ở ngoài lớp và ở nhà hàng ngày. Trong
giờ lên lớp, HS tỏ ra say mê học tập, chăm chú nghe giảng; ghi chép bài đầy đủ, cẩn
thận; tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, trao đổi ý kiến với bạn bè
và với GV; tích cực làm việc cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Ở ngoài lớp và ở
nhà, HS độc lập và tự giác trong việc học tập; học bài, làm bài đầy đủ; tự giác làm
thêm nhiều bài tập (ngoài yêu cầu của giáo viên); tự sưu tầm, đọc thêm nhiều tài
liệu, sách tham khảo có liên quan đến môn học; tự tổng kết những phần, những
chương mục đã học và tìm ra mối liên hệ bên trong giữa chúng; từng bước tập vận
dụng những kiến thức môn học vào thực tiễn; cố gắng giải nhanh và tìm nhiều cách
giải các bài tập …
Biểu hiện về mặt kết quả học tập: Kết quả học tập đạt loại khá, giỏi.
14
1.2.6. Tác dụng của hứng thú học tập
Hứng thú có vai trò quan trọng đối với các hoạt động sống và hoạt động học.

Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể
hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy
con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất cứ công việc gì, nếu có
hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ
thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại
nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối
với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ
làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc
tiêu cực.
Chính hứng thú học tập mang lại một số tác dụng đặc biệt. Nó là yếu tố cần
thiết cho sự phát triển nhân cách, tri thức và nhận thức của HS. Hứng thú làm chỗ
dựa cho sự ghi nhớ, cho phép HS duy trì sự chú ý thường xuyên và cao độ vào kiến
thức bài học. Hứng thú làm cho hoạt động học trở nên hấp dẫn hơn vì các em được
duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể, giúp học sinh phấn chấn vui tươi, học tập lâu
mệt mỏi. Hứng thú ảnh hưởng đến tính chất, cường độ, diễn biến, kết quả của dạy
và học giúp cho hiệu quả của hoạt động này được nâng cao. Nó tạo ra và duy trì tính
tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tiếp thu, tìm hiểu kiến thức. Và hứng thú
giúp điều khiển hoạt động định hướng vì chính cảm xúc hứng thú tham gia điều
khiển tri giác và tư duy. Nó đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở, động cơ trong các
hoạt động nghiên cứu và sáng tạo. Đặc biệt, hứng thú góp phần quan trọng trong sự
phát triển kĩ năng, kĩ xảo và trí tuệ của HS, làm cho hiệu quả của hoạt động học tập
được nâng cao.
1.3. Một số nhóm biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học hóa học
[19]
Thực tế dạy học chứng minh hứng thú có vai trò rất quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Trong quá trình ấy có nhiều biện pháp để
gây hứng thú cho người học. Có thể nói rằng, có bao nhiêu người dạy thì có bấy
nhiêu biện pháp gây hứng thú cho người học chưa kể một người có thể có nhiều
cách khác nhau để tạo hứng thú cho bài dạy của mình. Điều dễ thấy là mỗi một biện
15

pháp đều có những đặc điểm và cách thức vận dụng riêng. Chính vì vậy, GV cần
lựa chọn, kết hợp nhiều biện pháp với nhau để việc gây hứng thú cho HS đạt kết
quả cao nhất. Đối với việc dạy học hóa học - một môn khoa học thực nghiệm thì
càng cần thiết phải tạo được hứng thú cho HS. Vì việc làm đó sẽ quyết định chất
lượng của giờ học. Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất 5 nhóm biện pháp tạo hứng
thú cho HS trong dạy học hóa học, đó là:
- Nhóm biện pháp sử dụng phương tiện dạy học;
- Nhóm biện pháp khai thác các thủ pháp về tâm lý;
- Nhóm biện pháp khai thác các nguồn kiến thức hóa học;
- Nhóm biện pháp sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học.
- Nhóm biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học.
1.3.1. Nhóm biện pháp Sử dụng phương tiện dạy học [19]
1.3.1.1. Những điểm lưu ý
Trong quá trình dạy học hóa học, các phương tiện trực quan, các phương tiện
kĩ thuật dạy học và thí nghiệm nhà trường đều đóng vai trò to lớn. Đó là:
- Cung cấp cho HS những kiến thức đầy đủ, rõ ràng, chính xác, sâu sắc và
bền vững;
- Làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập hóa học, nâng
cao lòng tin của HS vào khoa học;
- Phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực quan sát, năng lực tư duy
của HS. Làm thay đổi phong cách tư duy và hành động của HS;
- Tăng năng suất lao động của giáo viên.
Như vậy, việc sử dụng phương tiện dạy học vào trong quá trình giảng dạy
không những có tác dụng gây hứng thú cho HS mà còn góp phần nâng cao năng lực
chuyên môn của người GV. Việc sử dụng phương tiện trong giảng dạy hóa học
thường xuyên góp phần nâng cao chất lượng quá trình dạy học và giúp cho HS thêm
yêu thích môn hóa học.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
hóa học đang phổ biến rộng rãi và có nhiều ứng dụng vô cùng quan trọng. Người
GV dạy hóa học nên làm quen và khai thác các thiết bị, phần mềm hỗ trợ quá trình

dạy học để cho tiết học thêm sinh động, tăng phần gây hứng thú cho các em HS.
16
1.3.1.2. Một số biện pháp chính
Với nhóm biện pháp Sử dụng phương tiện dạy học, GV có thể gây hứng thú
cho HS bằng cách sử dụng thí nghiệm hóa học kích thích tư duy, khai thác, sử dụng
phần mềm hóa học, sử dụng trình diễn đa phương tiện, sử dụng những đoạn phim
hay về hóa học, khai thác, sử dụng những tiện ích của máy tính và internet, sử dụng
sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh.
1.3.2. Nhóm biện pháp Khai thác các thủ pháp về tâm lý [19]
1.3.2.1. Những điểm lưu ý
Dạy học là một nghệ thuật. Giáo viên đứng trên bục giảng giống như nghệ sĩ
biểu diễn trên sân khấu. Nếu hiểu biết của GV càng sâu rộng thì kết quả dạy học sẽ
càng cao. Tuy nhiên, ngoài kiến thức sâu rộng và những phương pháp dạy học,
người GV cần có những thủ pháp về tâm lý, hay còn gọi là tính sáng tạo nghệ thuật
dạy học. Bởi hoạt động dạy học không chỉ đơn thuần là hoạt động khoa học hay
hoạt động nghệ thuật mà chúng còn mang bản chất khoa học công nghệ kết hợp với
nghệ thuật của người GV. Trong cấu trúc của phương pháp dạy học, thủ pháp nghệ
thuật được xem là tầng cao nhất. Người giáo viên có thể khai thác thủ pháp ngôn
ngữ hoặc thủ pháp hành vi để giúp HS hứng thú với nội dung môn học.
- Về thủ pháp hành vi: Trong quá trình dạy học, người GV có thể kết hợp sử
dụng giao tiếp phi ngôn ngữ; khai thác những thí nghiệm vui đơn giản…
- Về thủ pháp ngôn ngữ: Trước hết, người GV nên luyện tập sao cho giọng
nói trở nên truyền cảm, khai thác các đặc tính âm thanh (cao độ, trường độ, âm sắc)
và vốn từ. Sau đó, cần sưu tầm những cách dẫn bài hấp dẫn, những câu chuyện vui,
những câu nói hài hước, những bài thơ ngắn liên quan đến nội dung bài học giúp
gây sự hứng thú cho HS.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải khi nào sử dụng thủ pháp tâm lý
cũng có thể đem lại kết quả cao. Chính vì vậy, người GV cần khéo léo vận dụng
từng thủ pháp tâm lý khác nhau trong từng nội dung cụ thể, không lạm dụng làm
HS cảm thấy vô duyên, nhàm chán.

1.3.2.2. Một số biện pháp chính
Ở nhóm biện pháp Khai thác các thủ pháp về tâm lý, chúng ta có thể vận
dụng cụ thể một số biện pháp chính như: Tạo hứng thú bằng thơ về hóa học, tạo

×