Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hậu CPH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.05 KB, 38 trang )

Lời nói đầu
Ở Việt Nam đa số các DNNN ra đời trong cơ chế kế hoạch hoá tập
trung, hoạt động theo cơ chế cấp phát, hiệu quả kinh doanh thấp. Từ khi nền
kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường những yếu kém của
DNNN đã bộc lé rõ nét. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN,
Đảng và Nhà nước ta đã sớm có chủ trương chính sách chuyển một bộ phận
DNNN sang công ty cổ phần. Chủ trương đó được bắt đầu từ Hội nghị lần
thứ hai BCH TW Đảng bắt đầu từ Hội nghị lần thứ hai BCH TW Đảng
Khoá VII tháng 11/1991 và được khẳng định lại qua các văn kiện Đại hội
VIII, IX. Như vậy CPH DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ta, khẳng định đó là một đường lối đúng đắn.
Nhưng trên thực tế sau khi tiến hành CPH các Công ty cổ phần dadx
hoạt động kém hiệu quả (chiếm 20%). Nhiều vấn đề bất cập trong Công ty
sau CPH đã nảy sinh. Mặt khác vai trò của các công ty cổ phần sau CPH rất
quan trọng, tạo uy tín, sự tin tưởng cho DNNN đã và đang CPH. Chính vì
vậy em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp hậu CPH” để nghiên cứu. Với mục đích tìm hiểu đầy đủ thực trạng,
khó khăn mà các Công ty cổ phần sau CPH đang gặp phải và phương hướng
giải quyết khó khăn để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hình thức thu thập thông tin: thu thập các tài liệu thứ cấp thông qua
sách báo và các tạp chí, mạng Internet.
Phạm vi nghiên cứu: chỉ đi sâu vào phân tích các Công ty cổ phần sau
CPH ở Việt Nam hiện nay.
Do điều kiện khó khăn về các số liệu cập nhận và kinh nghiệm nghiên
cứu chưa nhiều nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự góp ý của
thầy giáo và các bạn. Để hoàn thành được đề án này em xin chân thành cảm
ơn PGS. TS. Lê Công Hoa đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình thực
hiện đề án này.
I. Lý luận chung
I. 1. CPH và hậu CPH
I. 1. 1. CPH


Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương của Đảng và
nhà nước, một nội dungđb quan trọng và cơ bản trong tiến trình sắp xếp và
đổi mới DNNN ở nước ta., Để đẩy mạnh quá trình CPH Nhà nước ta đã ra
nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể về CPH và tiến trình CPH. Đồng thời pỉ
biến rộng rãi về nội dung, mục đích và vai trò của CPH. Ý tưởng về CPH
được hình thành từ năm 1987 trong quyết định 217/HĐBT và được khẳng
định chính thức ở Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 2 khoá VII.
Những văn bản đầu tiên về CPH như quyết định 143/HĐBT (10/5/1990) và
quyết định 202/CT (4/3/1993) thì CPH DNNN được hiểu là quá trình
chuyển một số DNNN đáp ứng các điều kiện như: có quy mô vừa và nhỏ,
kinh doanh có lãi hoặc triển vọng có lãi, Nhà nước không cần giữ 100% số
vốn sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần bằng cách nguyên giá
trị sở hữu của doanh nghiệp cho cá nhân và pháp nhân trong và ngoài nước,
đối tượng được ưu tiên mua cổ phần là người lao động trong doanh nghiệp,
DNNN khác, hạn chế bán cho tư nhân trong nước và ngoài nước.
Sau đó nội dung CPH được hiểu một cách rõ ràng trong Nghị quyết
Bộ chính trị (số 10/NQ-TW ngày 17/3/1995) đó là một hình thức đa dạng
hoá sở hữu của DNNN. Tức là chuyển các DNNN sang hoạt động theo hình
thức công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp (1/2000), với hình
thức đa dạng hoá sở hữu trong đó có thể có hoặc không có cổ phần của Nhà
nước, khuyến khích sự đầu tư của các cá nhân trong và ngoài nước.
* Mục tiêu của CPH
Cổ phần hoá DNNN một mặt giúp các doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả, đứng vững và phát triển trong quá trình chuyển đổi của nền kinh
tế. Mặt khác CPH còn là bước đi quan trọng để Nhà nước thực hiện những
mục tiêu chiến lược của công cục đổi mới kinh tế đất nước. Nã tạo điều kiện
cho nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước. Cụ thể thông qua các mục tiêu sau:
Một là, chuyển sở hữu Nhà nước, thực hiện sở hữu hỗn hợp, giảm sở
hữu Nhà nước, cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh kém kết quả của các

DNNN do mất tính độc lập. CPH giúp xác định rõ trách nhiệm vật chất giữa
Nhà nước với doanh nghiệp mà trách nhiệm chính trị là giám đốc, khắcphục
tình trạng không có chủ sở hữu cụ thể của các DNNN. Nhờ sự phân định về
quyền pháp nhân và quyền sở hữu các doanh nghiệp sao CPH trở thành chủ
thể sản xuất kinh doanh không những có quyền mở rộng kinh doanh mà còn
có quyền xử lý tài sản, chuyển đổi cơ chế kinh doanh
Hai là, CPH góp phần tách người sở hữu ra khỏ chức năng quản lý,
giúp cho chuyên nghiệp hoá chức năng quản lý kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp tránh tình trạng giám đốc DNNN “vừa là
người đá bóng, vừa là người thổi còi”, CPH cũng góp phần tạo cho công
việc quản lý trở thành một nghề có ý nghĩa quyết định nâng cao hiệu quả có
hiệu quả của doanh nghiệp.
Ba là, tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần
và những người đã đóng góp vốn được làm chủ. Có thể nói CPH như một
chát keo gắn người lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. người lao động sẽ là người tạo ra vag chịu trách nhiệm có nghĩa vụ
với kết quả của hiệu quả sản xuất kinh doanh do họ tạo ra. Do đó CPH sẽ
biến doanh nghiệp thành liên hợp lợi Ých của người lao động là điều mấu
chốt làm cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Bốn là, tăng khả năng huy động và tập trung vốn mở rộng sản xuất
kinh doanh của Nhà nước. Nếu các doanh nghiệp mà chỉ dùa vào nguồn vốn
trợ cấp của Nhà nước thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và
công nghệ, đổi mới máy móc, thiết bị.
Cổ phần hoá doanh nghiệp là chính sách giải quyết tốt nhất những
khó khăn về vốn cho doanh nghiệp
Chính vì vậy CPH là một chủ trương đúng đắn của nước ta. Tạo điều
kiện thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo ra hướng đi mới cho các doanh nghiệp
nhà nước làm ăn kém hiệu quả.
I. 1. 2. Doanh nghiệp hậu CPH
Hâuk CPH đó là tình trạng hoạt động và các vật chất phát sinh của các

doanh nghiệp nhà nước sau khi CPH. Các DNNN sau khi CPH sẽ hoạt động
hoàn toàn theo sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, không còn sự quản lý
chặt chẽ, sâu rộng của Nhà nước như tài sản kia. Các doanh nghiệp này
chuyển hướng hoạt động theo cơ chế mới, nâng cao quyền tự chủ, khả năng
sáng tạo và có trách nhiệm về số vốn cổ phần của mình trong các công ty cổ
phần.
Hiện nay vấn đề dịch vụ các doanh nghiệp hậu cổ phần đang được
chúng ta rất quan tâm bởi nó có một số vị trí rất quan trọng.
+ Bởi nó là bước đi đầu tiên, là những viên gạch đặt nền móng cho sự
phát triển sau này của các doanh nghiệp sau CPH.
+ Tạo niềm tin cho các doanh nghiệp đang và đã thực hiện CPH. Các
doanh nghiệp này làm ăn có hiệu quả thì các doanh nghiệp nhà nước chuẩn
bị CPH sẽ tin tưởng và thúc đẩy quá trình CPH. Ngược lại sẽ gây tác động
chậm trễ, không tự nguyện lập dự án để thực hiện CPH. Còn dịch vụ các
doanh nghiệp đã CPH thì đó sẽ là động lực để họ vượt qua những khó khăn
trước mắt bước tiếp con đường đã chọn.
+ Doanh nghiệp sau cổ phần làm ăn hiệu quả sẽ tạo ra nhiều việc làm,
nâng cao thu nhập cho người lao động, đảm bảo cuộc sống cho bản thân và
gia đình họ. Điều đó sẽ giảm được gánh nặng về tiền lương, giảm chi phí
cho Nhà nước so với khi ca lợi Ých này còn là các cán bộ công nhân viên
chức.
Do kết quả hoạt động, sự thành công hay thất bại của các công ty cổ
phần sau CPH có ý nghĩa to lớn nên chúng ta phải tìm mọi cách để giúp các
công ty cổ phần này nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nhìn chung các công ty cổ phần sau CPH ở nước ta mang một số đặc
điểm chính sau:
- Các doanh nghiệp này hầu hết được chuyển đổi từ các doanh nghiệp
nhà nước làm ăn kém hiệu quả (chiếm 70%) và có số vốn nhỏ, không quá 10
tỷ đồng (80%). Số các doanh nghiệp đã tiến hành CPH thường là các đơn vị
thành viên, hoặc trực thuộc các đơn vị thành viên của các Tổng công ty khi

Tổng công ty 90, Tổng công ty 91. Do đó sau khi đi vào hoạt động vẫn còn
chịu nhiều ràng buộc với các đơn vị trực thuộc trước khi.
- Các doanh nghiệp này có sự thừa hưởng của DNNN trước cổ phần
về cả cơ sở vật chất lẫn lao động sản xuất. Do đó phải giải quyết nhiều bất
cập để lại mà hiện nay không phù hợp với cơ chế hoạt động mới. Các cơ sở
vật chất quá cũ và công nghệ lạc hậu hoạt động không đạt hiệu quả gây
vướng mắc và lúng túng để họ tiến hành cải thiện hoạt động sản xuất.
I. 2. Hiệu quả kinh doanh và các phương pháp xác định hiệu quả kinh
doanh đối với các doanh nghiệp sau CPH
I. 2. 1. Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh đó là những chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá sù tồn
tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Nhiều nhà quản trị học quan niệm
hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi
phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo Manfred & Kuhn cho rằng
“Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị
chia cho chi phí kinh doanh “
Vì vậy mô tả hiệu quả kinh doanh bằng công thức sau:
H = H: Hiệu quả kinh doanh
K: kết quả đạt được
C: hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó
Người ta thường sử dụng các chỉ tiêu khác nhau để đo hiệu quả kinh
doanh ở cả hai góc độ:
+ Các chỉ tiêu kinh doanh tổng hợp như: doanh lợi trên doanh thu,
doanh lợi trên vốn sản xuất kinh doanh
+ Các chỉ tiêu kinh doanh bộ phận phản ánh của từng mặt hoạt động
sản xuất
Đa số các doanh nghiệp nhà nước có quan điểm về hiệu quả sản xuất
kinh doanh như sau: ”doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả đảm bảo bảo
toàn và phát triển được vốn kinh doanh, trích đủ khấu hao theo quy định,
lương tối thiểu của người lao động bằng mức lương bình quân của doanh

nghiệp cùng ngành trên địa bàn, trả đủ nợ đến hạn, nép đủ các khoản thuế,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, có lãi, lập đủ các quỹ. . . “ Rõ ràng ta thấy
đó chưa phải là thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà đó mới chỉ
là kết quả. Cần phải xem xét nó với chi phí đã bỏ ra không những so sánh
với chỉ tiêu quy định của Nhà nước mà phải so sánh kết quả hoạt động giữa
các năm, các giai đoạn của doanh nghiệp. Mục đích của CPH là tạo ra môi
trường kinh doanh có hiệu quả hướng tới là sự phát triển của thị trường
chứng khoán. Do đó nếu không hiểu rõ về các chỉ tiêu kqkd và tìm cách
nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sau CPH thì sẽ rất khó
khăn cho các công ty này tiến hành tham gia vào thị trường chứng khoán.
I. 2. 2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh
nghiệp sau CPH
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sau CPH
chóng ta phải tiến hành xem xét một cách kỹ lưỡng về ca4 chỉ tiêu hiệu quả
kinh doanh cả về số lượng và chất lượng.
* Về số lượng
+ Đánh giá các chỉ tiêu về doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận tài
sản thuế, lợi nhuận sau thuế. So sánh các chỉ tiêu đó với mức trung bình của
ngành đồng thời so sánh giữa các năm, các giai đoạn với nhau. So sánh kết
quả đạt được sao CPH với trước CPH
+ Đánh giá thông qua thu nhập của người lao động, tiền lương thu
được bình quân 1 tháng của công nhân. Xem xét xem nó tăng hay giảm, cao
hơn hay thấp hơn so với trước khi CPH
+ Đánh giá về giá trị nép ngân sách nhà nước, về số vốn huy động.
* Về chất lượng
+ Xem xét các chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu; lợi nhuận/tài sản; lợi
nhuận/vốn
+ Về các tỷ lệ nợ, các khoản phải thu.
+ Đánh giá về năng lực tổ chức quản lý sản xuất, về năng suất lao
động và trình độ khoa học công nghệ.

+ Đánh giá mức cổ tức trả cho các cổ đông và sự lên xuống của các
chỉ số chứng khoán trên thị trường chứng khoán khi công ty tham gia niêm
yết.
I. 2. 3. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì cần phải làm gì?
Theo lý luận chung, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp là mục tiêu, là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển đảm
bảo có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Theo các nhà nghiên cứu
kinh tế thì các doanh nghiệp muốn đảm bảo hiệu quả kinh doanh phải thực
hiện tốt các vấn đề sau:
Một là, có đội ngò quản trị hiệu quả với cơ cấu quản lý rõ ràng, đảm
bảo phân cấp phân quyền ở từng cấp quản trị và các lĩnh vực quản trị. Các
phòng ban làm việc hiệu quả, áp dông các kỹ năng quản trị hiện đại vào tổ
chức điều hành quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Các quyết định của
các cấp quản trị nâng cao khoa học và hiệu quả.
Hai là, cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý phù hợp với đặc điểm và quy
trình sản xuất. Các bước công việc, các dây chuyền sản xuất phải được
chuyên môn hoá ngày càng cao. Không ngừng đổi mới công nghệ, đào tạo
nâng cao trình độ tay nghề của người lao động để nâng cao năng suất lao
động, hạ gía thành sản phẩm. Đồng thời giảm tối đa các chi phí đầu vào, tạo
khả năng cạnh tranh đạt được mục tiêu về lợi nhuận và doanh thu.
Ba là, sử dụng vốn một cách hợp lý, đúng mục đích, quản lý một cách
có hiệu quả, tránh tình trạng rò dỉ vốn. Cá các doanh nghiệp phải tiến hành
tốt công tác thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư.
Bốn là, không ngừng nâng cao uy tín dn, mở rộng thị trường, mở rộng
quy mô sản xuất. Luôn phải bám sát thị trường, thực hiện nguyên tắc “bán
cái thị trường cần chứ không bán cái mà mình có”. Quan tâm tới việc xây
dựng và quản trị thương hiệu của doanh nghiệp.
Đó là những lý luận chung mà chúng ta cần phải xem xét. Căn cứ vào
đó để giải quyết vấn đề mà đề án đặt ra.
II. Thực trạng của các doanh nghiệp sau CPH

II. 1. Những kết quả đã đạt được
Từ khi tiến hành CPH các DNNN năm 1992 cho đến nay chóng ta đã
đạt dược rất nhiều kết quả đáng khích lệ. Tiến trình CPH diễn ra ở mọi
ngành mọi địa phương dưới sự chỉ đạo của đảng và nhà nước. Hiện nay đã
có hơn 90% địa phương tiến hành ổ phần hoá,đặc biệt là ở các thành phố lớn
như Hà Nội,T. P Hồ Chí Minh, Hải Phòng. . . . diễn ra ở mọi ngành nghề
như May, Da Giầy, Mía Đường, Xây Dùng
Số lượng các doanh nghiệp được CPH ngày càng tăng,giai đoạn từ
1992-1997 tình hình diễn ra rất chậm chỉ đạt trung bình 5 doanh nghiệp một
năm. Giai đoạn 1998-2001 đạt cao nhất vào khoảng 256 DN, giai đoạn
2001-2004 đang có xu hướng giảm. Vì vậy để đạt yêu cầu về CPH hoàn
thành vào giai đoạn 2005 là khó có thể đạt được con sè 2068 DN. Chính vì
vậy chúng ta phải đẩy nhanh công tác CPH đạt hiệu quả về cả chất lượng và
số lượng đáp ứng được mục tiêu và vai trò của công tác CPH mà nhà nước
ta đề ra. Bên cạnh kết quả về số lượng các doanh nghiệp sau cổ phần cũng
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn cụ thể như sau.
Sè doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả ngày càng tăng theo điều tra của
Viện quản lý kinh tế trung ương ở 422 doanh nghiệp đã CPH trước năm
2001 cho thấy: Trong sè 131 doanh nghiệp trả lời định hướng thì doanh thu
của các doanh nghiệp này tăng 20% việc làm tăng 4%, lương tăng 12%, tài
sản tăng 21% và lợi nhuận tăng hơn 2%. Đặc biệt có một số doanh nghiệp
sau CPH hoạt động tốt hơn rất nhiều đó là công ty cổ phần đại lý Liên hiệp
vận chuyển ( doanh thu tăng 5,5 lần, lợi nhuận tăng 11,2 lần, nép ngân sách
tăng 13,5 lần, lương tăng 2,9 lần ) ; công ty Bông Bạch Tuyết ( doanh thu
tăng 1,6 lần, lợi nhuận tăng 2 lần, lương tăng 1,2 lần ) ; công ty cổ phần Cáp
và vật liệu viễn thông ( doanh thu tăng 2,1 lần, lợi nhuận tăng 4,8 lần, nép
ngân sách tăng 2,8 lần ). Ngoài ra còn các công ty như công ty Đường Lam
Sơn, công ty Cơ điện lạnh, công ty sơn Bạch Tuyết, công ty chế biến hàng
xuất khẩu Long An, công ty cao su Sài Gòn.
II. 2. Những khó khăn vướng mắc trong hoạt động của các công ty cổ

phần sau CPH
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình CPH doanh nghiệp từ
1992 đến nay còn gặp nhiều khó khăn cả trong và sau quá trình CPH. Tỷ lệ
các công ty cổ phần làm ăn kém hiệu quả vẫn còn cao, vào khoảng 20-30%,
đó là một tỷ lệ khiến chúng ta phải suy nghĩ. Ngoài ra số cổ đông bên ngoài
đầu tư vào chỉ chiếm 8-10% cổ phiếu. Chính vì vậy mà việc hoạt động của
các công ty cổ phần sau CPH chưa đạt được hiệu quả và mục tiêu của CPH
đã đặt ra. Cụ thể các doanh nghiệp này gặp phải các khó khăn sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp sau khi tiến hành CPH vẫn còn phải tiếp tục
giải quyết những tồn đọng của quá trình CPH. Khi chuyển thành công ty cổ
phần các cổ đông phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty theo quyết
định của Nhà nước. Nhưng trên thực tế, một số công ty không thực hiện
được việc chuyển quyền sở hữu tài sản này do không có đầy đủ giáy tờ về
sở hữu tài sản gây ra vướng mắc về chuyển quyền sở hữu. Điều đó sẽ làm
chậm quá trình thực hiện chương trình cổ phần do đó khó xác định chính
xác được tài sản của các cổ đông.
Gánh nặng lớn nhất hiện nay của các công ty sau CPH là vấn đề nợ
tồn đọng của DNNN trước khi CPH. Nợ tồn đọng (nợ khó đòi) chưa được
xử lý dứt điểm trước khi CPH nên các doanh nghiệp sau CPH tiếp tục gặp
khó khăn trong đòi nợ, trả lãi đối với các khoản nợ khó đòi này. Vấn đề đó
đã gây ra tình trạng thiếu vốn cho hoạt động của công ty và tăng thêm chi
phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp do khoản nợ khó
đòi qúa lớn nên dẫn đến tình trạng là giá trị vốn của doanh nghiệp thì lớn
mà thực tế vốn hoạt động lại không có. Mặc dù thời gian qua Chính phủ đã
có những cơ chế tạo điều kiện cho phép các doanh nghiệp nhà nước xử lý
các khoản nợ và tài sản tồn đọng trước khi chuyển đổi. Tuy nhiên, việc xử lý
các khoản nợ tồn đọng cũng chỉ mới giới hạn ở các khoản nợ đã xác định
được là không có khả năng thu hồi (Con nợ đã bị giải thể, phá sản, đã bị
chết, đang thi hành án hoặc đang bỏ trèn trong khi người thân có quan hệ
thừa kế không có khả năng thanh toán nợ). Những khoản nợ tồn đọng nhiều

năm do cơ chế cũ để lại cũng khó có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sau khi
chuyển đổi vẫn phải gánh vác những khoản nợ này và không xử lý được.
Thực tế đó đã dẫn đến vấn đề tài chính trong doanh nghiệp gặp nhiều
khó khăn. Các chỉ tiêu tài chính bị ảnh hưởng dẫn đến các quyết định chiến
lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính cũng không
sát với thực tế. Nã làm cho các công ty cổ phần sau CPH khó có thể tham
gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, không thu hót được các nhà đầu
tư bên ngoài -> việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn.
+ Mét sè doanh nghiệp CPH vẫn tiếp tục giứ gìn hệ NN N t/s không
còn dùng, nhưng chưa được giải quyết dứt điểm trong quá trình điều hành
CPH. Do đó vừa không rõ ràng trong quản lý tài sản vừa dẫn đến tình trạng
thiếu trách nhiệm quản lý đối với số tài sản này, đồng thời doanh nghiệp vẫn
có thể khai thác số tài sản này mặc dù nó không phải của họ. Các tài sản này
có thể được gọi là những tài sản bị trôi nổi trong doanh nghiệp. doanh
nghiệp phải bỏ chi phí về kho bãi, và người quản lý ảnh hưởng đến sản xuất
kinh doanh, khó trong việc bố trí phân xưởng, tổ chức sản xuất một cách có
hiệu quả. theo quyết định của Nghị định 64/2002. NĐ-Cặ PHầN ngày
19/6/2002 đã xác định nếu đến thời điểm CPH mà vẫn chưa xử lý xong các
loại tài sản thì được loại không tính vào giá trị của doanh nghiệp và uỷ
quyền cho công ty cổ phần tiếp tục bảo quản và xử lý. Đó là một quy định
mới nhưng hiện nay vẫn chưa được thực hiện cụ thể, nếu có doanh nghiệp
thực hiện được thì phần Chính phủ quản lý và giá trị từ các tài sản đó không
biết tính vào đây vì nó không phải của doanh nghiệp. Nó gây ra tình trạng
mập mờ trong tài chính của doanh nghiệp -> khó quản lý.
+ Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp nhìn chung
gặp khó khăn, phức tạp kéo dài do không tính giá trị đất vào giá trị doanh
nghiệp khi CPH, nhất là đối với các doanh nghiệp ở các thành phố lớn, có vị
trí đẹp, nên đã có sự chênh lệch giá trị rát lớn sau chuyển đổi pját sinh từ giá
trị quyền sử dụng đất. Chính vì vậy gây ra khó khăn cho việc xác định giá trị
ban đầu của các Chính phủ bán ra, gây trở ngại trong huy động vốn và thực

hhiện tham gia hoạt động và thị trường chứng khoán nên hiệu quả vẫn chưa
đảm bảo.
+ Về quản lý sè lao động dôi dư khi tiến hành CPH.
Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp sau CPH người sử dụng lao động
kế tiếp muốn cơ cấu lại lao động đã gặp phải rất nhiều vướng mắc vì nhiều
người lao động không muốn thay đổi công việc hoặc không muốn rời khỏi
doanh nghiệp nên việc đàm phán hợp đồng gặp nhiều khó khăn. Bởi vì khi
tiến hành CPH thay dổi lại cơ cấu tổ chức lao động và hoạt động sản xuất thì
lao động dôi dư là hiện tượng không tránh khỏi. Theo số liệu khảo sát 100
doanh nghiệp nhà nước đã CPH (do viện KH lao động – XH và viện FES –
cộng hoà liên bang Đức thực hiện) thì có 75 doanh nghiệp trước CPH là lao
động có dôi dư. Tình hình chung tỷ lệ lao động dôi dư do CPH của các
doanh nghiệp là 9,81% so với tổng số lao động. Chính vì vậy nếy không giải
quyết tốt soó lao động dôi dư này thì sẽ làm chậm tiến độ CPH và gây
vướng mắc đối với các doanh nghiệp sau CPH. Mặt khác nhà nước không
giải quyết số lao động dôi dư trước khi tiến hành CPH, đồng thời không cho
phép công ty cổ phần đổi mới lao động trong vòng 12 tháng sau khi CPH.
Do đó mà cơ cấu lao độg không được đổi mới. Mà việc đổi mới sắp xếp lại
cơ cấu lao động là việc làm tất yếu khi doanh nghiệp chuyển sang hoạt động
thao một cơ chế mới, một hoạt động mới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Tình trạng này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp sau CPH. Một khó khăn nữa đối với việc giải quyết
lao động dôi dư sau CPH là các cổ đông không muốn chi để trả trợ cấp một
lần cho họ vì sợ giảm cổ tức của mình. Ngoài ra việc khó xắp xếp bố trí
công việc cho cán bộ quản lý trong trường hợp họ không được bầu vào ban
lãnh đạo của công ty cổ phần cũng là vấn đề nan giải của một số công ty.
Thứ hai, là về cơ cấu quản trị: Đối chiếu với quy định của luật doanh
nghiệp, việc tổ chức, quản lý, hoạt động của công ty cổ phần sau CPH có
những vấn đề tồn tại phát sinh.
- Mét số công ty cổ phần chưa tổ chức hoạt động đúng với loại hình

công ty cổ phần thiếu cơ cấu rõ ràng, điều hành công ty cổ phần còn lúng
túng, không sử dụng đúng và hết thẩm quyền trong điều lệ quy định. Đặc
biệt các công ty chưa quy định luật tuân thủ điều lệ của công ty một cách
đúng đắn, quan hệ giữa giám đốc với hội đồng quản trị, giám đốc không
tuân thủ sự điều hành của chủ tịnh hội đồng quản trị.
- Bé máy không đổi mới, nhiều công ty cổ phần sau khỉ chuyển đổi từ
doanh nghiệp nhà nước vẫn dùng nguyên bộ máy cũ, chỉ đổi một số vị trí
lên. Hầu hết 83% giám đốc cũ thành chủ tịch hội đồng quản trị, 76% phó
giám đốc thành giám đốc điều hành, 79% kế toán trưởng vẫn giữ nguyên.
Chính vì vậy thiếu đi những nhân tố mới có thể áp dụng các kỹ năng quản trị
hiện đại như đúng với bản chất và hình thức của công ty cổ phần. Việc bán
cổ phần chủ yếu cho nội bộ công nhân viên của doanh nghiệp dẫn đến thiếu
nhà đầu tư chiến lược, hay các cổ đông chiến lược. Chính các cổ đông này
có tỉ lệ cổ phần đủ lớn để tham gia thay đổi quyết sách nhằm tạo chuyển
biến lớn trong việc phát triển công ty. Do đó bộ máy không có sự đổi mới
nên cũng không tạo được sự đổi mới trong suy nghĩ và cung cách làm ăn.
- Ở mét số công ty cổ phần,cơ quan nhà nước hoặc DNNNcử thêm
người đại diện cổ phần nhà nước tham gia hội đồng quản trị bởi vì theo qui
định nhà nước nắm tới 51% cổ phần.Đó có thể nói là mọt bất cập hiện nay
chưa thể hiện được bản chất của công ty cổ phần.
Thứ ba: Là cơ cấu tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp say CPH
không có nhiều thay đổi sau và trước khi CPH. Đa số các công tác cổ phần
đó vẫn giữ nguyên dáng dấp của doanh nghiệp nhà nước vận hành theo hệ
thống sản xuất cũ không có nhiều thay đổi mới trong sản xuất. Các doanh
nghiệp nhà nước trước khi thường tổ chức sản xuất theo cơ chế khép kín bao
gồm đầy đủ các bộ phận sản xuất tự lo đầu vào nguyên liệu đến hoàn thiện
sản phẩm và tất cả các bộ phận phục vụ cho sản xuất đều có như trường dạy
nghề, các nhà máy chế biến phụ, nên hoạt động không hết công suất và chưa
có sự chuyên mônhoá cao, dẫn đến hoạt động tác nghiệp không cần thiết
chưa chủ động trong công tác kế hoạch hoá sản xuất.

Thứ tư: nhà nước vẫn còn can thiệp quá sâu vào các công ty cổ phần
sau CPH. Theo thống kê của bộ tài chính trong số các doanh nghiệp nhà
nước đã CPH sè doanh nghiệp thuộc diện nhà nước nằm tối thiểu 51% cổ
phần phát hành lâu dài còn nhiều (chiếm tới 46,6% tổng số) trong đó có cả
những doanh nghiệp quy mô nhỏ. Do đó yếu tố nhà nước trong các công ty
cổ phần vẫn còn quá lớn. Do nhà nước nắm giữ 51% cổ phần nên có ảnh
hưởng rất lớn tới các quyết định, chiến lược hoạt động của công ty. Các
doanh nghiệp sau CPH vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ quản chủ quản.
Điều đó chưa đáp ứng được mục tiêu của CPH là phát huy mọi nguồn lực
bên ngoài, thu hót đầu tư, ban cho doanh nghiệp quyền tự định đoạt, tự
quyết định các chính sách kinh doanh và chịu toàn bộ trách nhiệm về kết
quả kinh doanh bởi họ là chủ SH của công ty. Theo quyết định của nhà nước
thì các doanh nghiệp nhà nước có vốn trên 5 tỷ đồng và hoạt động sản xuất
có lãi thì nhà nước sẽ nắm giữ cổ phần chi phối 51%. Như vậy có thể thấy
kế hoạch đến năm 2005 thì con số công ty cổ phần nhà nước nắm giữ cổ
phần chi phối là rất lớn khoảng 1. 028 doanh nghiệp. Theo các chuyên gia
việc nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối với tỉ lệ lớn như vậy sẽ không tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy có thể nói vấn đề CPH
doanh nghiệpnn hiện nay chỉ là vỏ bọc mà bản chất thì Ýt có sự thay đổi.
Điều đó có thể nói việc CPH doanh nghiệpnn chỉ là tấm áo choàng khoác
lên chúng mà thôi. Do đó doanh nghiệp cần phải kéo xuống tỉ lệ doanh
nghiệp nắm giữ cổ phần chi phí, chỉ nên thực hiện ở một số doanh nghiệp và
một số ngành cốt yếu. Vì như vậy mới có thể tạo ra được động lực cho các
doanh nghiệp làm ăn hiệu quả.
Các doanh nghiệp CPH có cổ phần nhà nước chi phối thường than
phiền họ bị can thiệp quá sâu của các cơ quan chủ quản thông qua người đại
diện (Bộ tài chính, UBND Tỉnh, TP trực thuộc, HĐQT của tổng công ty).
Hiện nay xảy ra hiện tượng khi tiến hành CPH ở các công ty hay một bộ
phận của tổng công ty do đó các doanh nghiệp sau CPH vẫn phải trực thuộc

tổng công ty là doanh nghiệp nhà nước, hay thực thuộc công ty mẹ là doanh
nghiệp nhà nước và công ty con là công ty cổ phần đã CPH, nhưng có cổ
phần chi phối cỷa công ty mẹ hoặc của nhà nước. Những doanh nghiệp đã
cổ phần này phải báo cáo với công ty mẹ hay co quản chủ quản từ việc cư
cán bộ đi học hay đầu tư các nâng cấp trang thiết bị và hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh giống như thời còn là doanh nghiệp nhà nước. Không
những thế các công ty cổ phần này còn phải đóng góp các khoản cho cấp
trên. Rõ ràng là quyền tự chủ quản trong hoạt động sản xuất kinh doanh bị
bỏ lỡ. Nhiều khi rất gây phiền hà cho các công ty sau cổ phần và bỏ lỡ mất
cơ hội kinh doanh làm giảm hiệu quả hoạt động. Theo nghị định 73 /
2000/NĐ - Cặ PHầN ngày 6/12/2000 của Chính phủ, nhiệm vụ lớn nhất của
người đại diện là sử dụng có hiệu quả tốt nhất số vốn nhà nước đã đầu tư
vào công ty cổ phần và vì thế người đại diện chỉ có thể tác động vào hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty trong giới hạn số vốn của nhà nước ở
công ty đó mà thôi. Do đó không thể căn cứ cổ phần nhà nước là người đại
diện sẽ chi phối mọi việc của công ty cổ phần. ở một số công ty cổ phần nhà
nước giữ cổ phần chhi phối hoặc cổ phần đặc biệt, việc tăng vốn điều lệ hay
đ/c cơ cấu với cổ đông rất phức tạp. Nhìn chung việc mở rộng sản xuất kinh
doanh ở các công ty cổ phần này rất khó khăn, khó áp dụng được các
phương pháp quản lý hiện đại.
Thứ năm: Về huy động vốn của các công ty cổ phần sau CPH
Do những hậu quả của qtr CPH để lại nên các công ty cổ phần sau
CPH rất khó trong việc huy động vốn và vay vốn ngân hàng. Bởi vì hiện
naycác doanh nghiệp này không còn được hưởng ưu đãi như khi còn là
doanh nghiệp nhà nước do đó họ rất lúng túng trong việc huy động vốn.
Mổc dù theo khoản 6 điều 26 NĐ 64/2002. NĐ - Cặ PHầN ngày 19/6/2002
và khoản 3 điều 3 NĐ 44 /1992/ NĐ - Cặ PHầN đã quy định rõ ràng Các
doanh nghiệp CPH được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại, công ty
tài chính, các tổ chức tín dụng khác cỷa nhà nước theo cơ chế và lãi suất như
đối vơí doanh nghiệp nhà nước, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp này rất

khó khăn vay vốn tại ngân hàng. Muốn vay vốn ở nhân hàng, các doanh
nghiệp nhà nước. . . Những văn bản mới về CPH, giao bán, ksks kinh
doanh cho thuê doanh nghiệp nhà nước, XB TK HN 2002.
Công ty cổ phần phải có tài sản thế chấp, mà tài sản thế chấp lại
không là tài sản của công ty đã được nhà nước định giá. Mà hiện nay nhà
nước ta chưa có quy định về việ thế chấp bằng hàng tồn kho. Việc vay vốn
thuê đát của các doanh nghiệp sau CPH đều bị các cơ quan chức năng đòi
hỏi phải nhiều thủ tục phức tạp. Việc đăng ký mở tài khoản phong toả tiền
bán cổ phần, mua tờ cổ phiếu và rút tiền phát hành tăng vốn điều lệ của công
ty cổ phần cũng đòi hỏi phải có nhiều thủ tục nhiều thời gian gây phiền hà
cho các công ty cổ phần.
Việc tham gia của các công ty cổ phần sau CPH vào thị trường chứng
khoán gặp nhiều khó khăn do chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường
chứng khoán nên việc huy động vốn từ các cổ đông bên ngoài là rất khó.
Ngoài ra các công ty tham gia thị trường chứng khoán lại không tuân theo
quy định nên không tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển cụ
thể.
+ Về chủng loại hh chứng khoán: Mặc dù so với các công ty cổ phần
tự lập mới, các doanh nghiệp sau CPH có ưu thế hơn so với các công ty cổ
phần của các nước khác trong khu vực thì các doanh nghiệp này thuộc vào
loại quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậy, nên cổ phiếu của chúng khó có thể trở
thành hh hấp dẫn các nhà đầu tư. Hơn nữa hình thức cổ phiếu lại rất tuỳ tiện,
loại thì cho doanh nghiệp tạo ra loại thì do bộ tài chính cung cấp, thậm trí có
cổ phiếu lưu hành dưới dạng phiếu thu. Tình trạng cổ phiếu phổ biến là dưới
dạng chứng chỉ, nhưng không được quản lý thống nhất, nên rất khó cho việc
thẩm định thật giả do đó cũng khó trong lưu thông nhất là buôn bán dưới
hình thức thị trường phi tập trung.
+ Tình trạng tồn tại nhiều loại cổ phiếu khó lưu thông như cổ phiếu
mua trả chậm, cổ phiếu cấp không, cổ phiếu do người nước ngoài nắm giữ,
cổ phiếu của thành viên ban quản trị, cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước. . . đã

làm cho lượng cổ phiếu của các doanh nghiệp CPH cung cấp cho thị trường
chứng khoán vốn đã không dồi dào lại bị thu hẹp rất nhiều. Thêm vào đó
ban quản lý các công ty cổ phần sau CPH có khuynh hướng ngăn cản việc
công nhân bán cổ phiếu cho người ngoài doanh nghiệp đã làm cho lượng cổ
phiếu của các doanh nghiệp CPH trở thành hàng hoá cho thị trường chứng
khoán thứ cấp không nhiều.
+ Chế độ chính sách của nhà nước về việc cấp tín dụng cho doanh
nghiệp sau CPH, về miễn thuế cho doanh nghiệp sau CPH cũng như kỷ luật
báo cáo tài chính, kế toán, thuế, không các doanh nghiệp sau CPH niêm
yết tại thị trường chứng khoán tập trung. Theo điều tra của UBCKNN cho
đến 31/12/2002 có gần 100 công ty cổ phần vốn điều lệ hơn 10 tỷ đồng
nhưng chỉ có 19 công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán.
Chính vì vậy gây cản trở cho việc thu hót các nguồn đầu tư bên ngoài
thông qua thị trường chứng khoán tập trung, thiếu vốn các công ty cổ phần
sau CPH khó có khẳ năng mở rộng sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Thứ sáu: Việc chuyển nhượng cổ phần ở các doanh nghiệp sau CPH
Có thể nói hiện nay việc chuyển nhượng co của các cổ đông diễn ra
khá tự do. công ty cổ phần không thể kiểm soát được vì việc chuyển nhượng
không thông qua sở đăng ký cổ đông. Do chưa có quy định hướng dẫn về cổ
đông sáng lập đối với công ty cổ phần được chuyển từ doanh nghiệp nhà
nước, do vậy các cổ đông là người lao động đã vi phạm luật doanh nghiệp
khi chuyển nhượng cổ phần ngay trong 3 năm dài vượt quá 80% số cổ phần
do mình sở hữu. Trên rhực tế một số doanh nghiệp sau CPH đi vào hoạt
động đã dần dần bị “gia đình hoá” bị biến thành doanh nghiệp tư nhân do
quá trình chuyển nhượng cổ phần một cách tự do nên chưa đáp ứng được
mục tiêu của CPH là tạo động lực sản xuất kinh doanh cho mọi đối tượng
lao động khi họ nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp.
Theo khảo sát một số chủ tịch HĐQT, giám đốc điều hành của công
ty có xu hướng biến công ty cổ phần thành công ty gia đình bằng cách bổ

nhiệm người thân vào những vị trí quan trọng. ở một số công ty cổ phần,
một số cổ đông không chỉ chuyển nhượng ngầm số cổ phần thường mà còn
chuyển ngầm cả số cổ phiếu ưu đãi bất chấp quy định của pháp luật. Có
những cá nhân đã mua gom cổ phiếu của người lao động tới mức trên 50%
giá trị cổ phần danh nghĩa và nghiễm nhiên họ đã trở thành chủ nhân đích
thực của công ty cổ phần của doanh nghiệp sau CPH doanh nghiệp tư nhân
và người lao động thành người làm thuê. Cùng với hiện tượng tư nhân hoá
ngầm là hiện tượng “hợp tác ngầm” của các doanh nghiệp đã CPH. Trường
hợp này diễn ra ở những doanh nghiệp CPH không có cổ đông là người
ngoài doanh nghiệp tham gia mặc dù khoản 4 điều 3 Nghị định 64/2002/NĐ
- Cặ PHầN đã quy định dành tối thiểu 30% số cổ phần còn lại bán cho các
đối tượng ngoài doanh nghiệp. Do đó đã không thu hót được sự đầu tư từ
những nhà đầu tư bên ngoài nhất là những nhà đầu tư có tiềm năng về vốn,
trình độ công nghệ, trình độ quản lý đã làm cho CPH biến thành hợp tác
hoá. Nên trách nhiệm cho người lao động không cao, năng suất lao động
không được cải thiện.
Thứ bảy: Việc thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ đối với các
doanh nghiệp sau CPH của nhà nước còn nhiều vướng mắc.
Để đạt được mục đích và kế hoạch của CPH các doanh nghiệp nhà
nước từ 1992 đến nay CPH đã ra nhiều chính sách, quy định có tác động tích
cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp sau CPH hoạt động có hiệu quả. Nhưng
mặt khác cũng cho thấy những vấn đề còn bất cập trong quá trình triển khia
thực hiện chưa khuyến khích được các doanh nghiệp phát triển sản xuất, cụ
thể:
Về thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế:
Theo quy định tại NĐ 44/1998/NĐ - Cặ PHầN ngày 29/6/1998, NĐ
103/1999/NĐ - Cặ PHầN thì các doanh nghiệp nhà nước sau khi thực hiện
chuyển đổi được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của luật được
khuyến khích đầu tư trong nước như doanh nghiệp mới thành lập. Trường
hợp không đủ điều kiện hưởng ưu đãi của luật đầu tư kk trong nước thì được

giảm 50% số mức thu nhập trở thành 2 năm đầu. Tuy nhiên do không có sự
hướng dẫn đầy đủ
III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
sau CPH
III.1. Giải pháp ở tầm vĩ mô:
Đề hoạt động của các công ty cổ phần sau CPH đạt hiệu quả cao và
tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nhà nước tiến hành CPH, đạt được mục
tiêu của nhà nước đề ra. Chóng ta phải giải quyết tốt được những bất cập,
vướng mắc trong quá trình CPH mà các doanh nghiệp sau CPH phải gánh
chịu. Một số giải pháp mà còn có cả về phía chính phủ và phía doanh
nghiệp.
Ban hành các văn bản giải quyết vấn đề tài chính như các khoản nợ
khó đòi và các tài sản của các doanh nghiệp nhà nước trước CPH.
nhà nước phải ra các quy định sau để các doanh nghiệp khi tiến hành
CPH phải tiến hành thanh toán triệt để các khoản nợ và khoản phải thu. Để
làm được việc đó đòi hỏi trong quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước cần
giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại nợ các thị trường hoá các khoản nợ.
+ Về công nợ: Cần phải phân loại được trường hợp bào là nợ do
nguyên nhân khách quan và khoản nợ nào là do nguyên nhân chủ quan và
việc xử lý phải căn cứ vào nguyên nhân gây ra các khoản nợ đó. Nếu nợ do
nguyên nhân của doanh nghiệp và nếu xác định được người phải bồi thường
vật chất thì phải quy định rõ ràng mức bồi thường. Nếu không quy định
trách nhiệm cá nhân thì HĐQT hoặc Giám đốc doanh nghiệp tự quyết định
xử lý các khoản nợ. Đối với các khoản nợ vay Ngân hàng quốc doanh thì
dùng tiền thu được do chuyển đổi sở hữu để trả nợ. Trong trường hợp thiếu
thì quỹ hỗ trợ xắp xếp và CPH doanh nghiệp nên giúp đỡ.
+ Đối với trường hợp công nợ tồn đọng thì nhà nước phải quy định rõ
ràng. Nếy con nợ không còn và không có khả năng thanh toán thì sẽ được
nhà nước giảm trừ và giá trị của doanh nghiệp. Còn đối với các khoản nợ
tồn đọng mà vẫn có khả năng thu hồi được thì giao cho công ty cổ phần sau

CPH quản lý và xử lý, đồng thời tính khoản nợ đọng đó vào giá trị của
doanh nghiệp. Như vậy vừa nâng cao được trách nhiệm của doanh nghiệp
đối với các khoản nợ đồng thời giúp doanh nghiệp giải quyết các công nợ
mà không có khả năng thanh toán.
+ Ngoài ra nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty thanh
toán nợ và tài sản, mua bán nợ và tài sản hoạt động có hiệu quả. Đồng thời
cho phép các công ty sau CPH được quyền mua bán các khoản nợ và các tài
sản còn tồn đọng trong quá trình CPH. ở Việt Nam hiện nay tình trạng công
nợ “lòng vòng” rất phổ biến và chưa được giải quyết vì công cụ thương
phiếu và hoạt động triết khấu, tái chiết khấu thương phiếu chưa cao. Vì vậy
phải tiến hành pháp chế hoá chi tiết và hướng dẫn cho các doanh nghiệp sử
dụng công cụ thưong phiếu để giúp họ thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài
chính khi công ty cổ phần đi vào hoạt động.
- Nhà nước phải quy định rõ ràng các phương pháp định giá doanh
nghiệp, nên tính giá trị của doanh nghiệp theo giá thị trường, đồng thời
thánh lập và quản lý các cơ quan thẩm định giá trị của doanh nghiệp. Buộc
các doanh nghiệp phải công khai các thông tin tài chính bao gồm các tin tức
về cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản, hiệu quả kinh doanh. Ra quy định bắt buộc về
công khai tài chính bao gồm nội dung công khai, hình thức công khai, thời
gian công khai. Số liệu công khai phải được cơ quan kiểm toán xác nhận.
- Quy định rõ ràng về hình thức và thủ tục chuyển quyền sở hữu của
cổ đông trong công ty cổ phần sau CPH.
- Ban hành các chính sách thuế đốí với các hoạt động chuyển nhượng
cổ phần để tránh tình trạng “tư nhân hoá ngầm”. Khi chuyển nhượng cổ
phần phải kê khai và nép thuế lợi tức theo luật lợi tức và hướng dẫn tại
thông tư số 96/TC – TCT ngày 30/12/1995 của Bộ tài chính. Mặt khác còn
vận động người lao động giữ cổ phần lập quỹ cầm cố cổ phần lãi thấp nhằm
bảo vệ quyền lợi thừa kế cho các thế hệ gia đình người lao động. Hoặc nhà
nước có thể hỗ trợ 5-10% vốn cho người lao động để họ mua cổ phần thực
hiện mục tiêu số cổ phần do người lao động nắm giữ phải chiếm 30-40% cổ

phiếu.
- Cải tiến chế độ quản lý tài sản nhà nước, phân biệt quyền chủ sở hữu
và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quản lý tài sản nhà nước còn
được cải cách theo hướng tách biệt quyền sở hữu tài sản, quyền kinh doanh
và điều hành vĩ mô. Người đại diện sở hữu của cổ phần uỷ quyền trong công
ty cổ phần chỉ có quyền hạn trong mức vốn tham gia vào công ty cổ phần để
hưởng quyền lợi của chủ sở hữu và gánh vác trách nhiệm hữu hạn đối với
doanh nghiệp sau CPH. Các chủ thể đại diện không trực tiếp can thiệp vào
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH một cách sâu
rộng như trước kia.
- Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp nhà nước đã CPH và cổ phần chi phối của tổng công ty nhà
nước với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhà nước.
+ Một là: Tổng công ty xây dựng cơ chế tài chính thuận lợi cho công
ty cổ phần sau CPH tăng khả năng tạo nguồn tài chính thông qua việc tăng
phần vốn nhà nước ở công ty cổ phần bằng nguồn lợi nhuận giữ lại chưa
phân phối của đon vị. Điều đó vừa làm tăng vốn cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp tạo điều kiện mở rộng sản xuất đồng thời nhà nước không
phải quản lý phần lợi nhuận thu được theo phần trăn cổ phiếu.
+ Hai là: Thông qua công ty tài chính trong tổng công ty cho công ty
cổ phần sau CPH vay vốn với lãi suất nội bộ trong lúc khó khăn. Hoặc có
thể đầu tư vốn vào các doanh nghiệp này thông qua mua cổ phiếu tạo nguồn
vốn cho công ty cổ phần hoạt động, đầu tư vào các dự án.
+ Ba là: Đẩy mạnh tài trợ cho công ty cổ phần sau CPH. Trong điều
kiện tổng công ty nhà nước hiện nay các công ty cổ phần được chuyển từ
doanh nghiệp nhà nước là đơn vị thành viên hoặc trực thuộc thành viên của
tổng công ty nhà nước, do CPH vốn vẫn còn rất hạn hẹp so với yêu cầu đổi
mới kỹ thuật tiếp thu công nghệ hiện đại. Cho nên các ngân hàng công ty tài
chính vẫn là trợ thủ đắc lực cho các đơn vị đã CPH. Hơn nữa nếu các ngân
hàng hoặc công ty tài chính đã làm dịch vụ bảo lãnh phát hành hoặc đại lý

bán cổ phiếu cho công ty phát hành cổ phiếu thì họ dễ chấp nhận và đẩy
mạnh việc tài trợ cho công ty cổ phần sau CPH.
+ Bốn là: Đẩy mạnh hỗ trợ cung cấp dịch vụ ngân quỹ. Việc phát
hành cổ phiếu của công ty cổ phần sau CPH nhằm để tạo vốn và tăng vốn
thường phải có một ngân hàng (hoặc công ty chứng khoán, công ty tài chính
có đề án thành lập công ty chứng khoán) sẽ mở cho công ty cổ phần sau
CPH một hệ thống tài khoản để lưu ký, theo dõi việc bán cổ phiếu cho công
chúng. Với nghiệp vụ chuyên môn của mình, công ty tài chính, công ty
chứng khoán sẽ làm cho việc bù trừ và thanh toán cổ phiếu được thực hiện
nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn. Chính điều đó sẽ tạo điều kiện thuận
lợi để các công ty sau CPH niêm yết trên thị trường chứng khoán.
+ Năm là: Tổng công ty nhà nước có chính sách công thêm điểm xét
thầu cho công ty cổ phần sau CPH trong các công trình dự án mà tổng công
ty nhà nước là chủ đầu tư. Tạo cơ hội cho các công ty cổ phần hoạt động, và
tạo việc làm cho các doanh nghiệp mới chuyển đổi. Đồng thời có thể trích tỉ
lệ từ các quỹ đầu tư phát triển tập trung để hỗ trợ giúp đõ các công ty sau
CPH thuộc tổng công ty quản lý trước kia:
- Ngoài ra nhà nước cũng ban hành các văn bản hướng dẫn ưu đãi đối
với các doanh nghiệp sau CPH một cách cụ thể tạo điều kiện giúp đõ các
doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn. Tránh tình trạng phân biệt đối xử
đối với các công ty sau CPH. Nhà nước cần sớm có các hướng dẫn cụ thể
đối với các cơ quan các bộ ngành để các doanh nghiệp sau CPHdư hưởng
đầy đủ các ưu đãi theo đúng tinh thần của NĐ 44/1998/NĐ-Cặ PHầN ngày
29/6/1998 và NĐ 103/1999/NĐ-Cặ PHầN. Đồng thời đảm bảo sự thống nhất
trong triển khai thực hiện và xoá bỏ những thủ tục hành chính không cần
thiết gây phiền hà cho các doanh nghiệp. Không cần làm giấy chứng nhận
ưu đãi đầu tư, ưu đãi về tín dụng tài chính tại các Ngân hàng thương mại.
Tạo điều kiện để các doanh nghiệp này vay vốn một cách nhanh chóng tại
các Ngân hàng thương mại tránh tình trạng công ty cổ phần sau CPH khi đi
vay vốn phải xây dựng lại đề án kinh doanh mà trước đây khi CPH doanh

nghiệp đã xây dựng. Nhà nước cũng cần mở rộng hình lang pháp lý tạo môi
trường hoạt động cho các công ty cổ phần sau CPH hoạt động theo đúng bản
chất cua công ty cổ phần.
- Chính phủ không nên quy định quá cứng nhắc mức cổ phần chi phí
trên 51% ở nhiều doanh nghiệp. Cần phải có một chế độ về số cổ phần chi
phối một cách linh hoạt để giảm sự can thiệp quá sâu của các cơ quan chủ
quản và người đại diện vào hoạt động của công ty cổ phần sau CPH. Chính
phủ nên để các công ty chủ động bán cổ phiếu thu hót vốn đầu tư và tỉ lệ chi
phối không nhất thiết phải là 51%. Bởi chỉ có chính các công ty này mới xác
định việc bán bao nhiêu cổ phiếu, bán lúc nào là hiệu quả cao nhất. Mặt
khác hầu hết các doanh nghiệp nhà nước được CPH từ trước đến nay đều có
số vốn rất nhỏ từ 5-10 tỷ đồng nên khi nhà nước nắm 51% cổ phần chi phối
thì vốn đầu tư từ các cổ đông bên ngoài không đáng kể. Chỉ có giảm mức cổ
phần chi phối của nhà nước mới có thể thu hót được nhiều. Chính phủ nê
quy định rõ ngành nghề mà nhà nước cần giữ 100% vốn chứ không nên quy
định theo số vốn hiện nay.
Để các doanh nghiệp sau CPH làm ăn có hiệu quả hơn cần tạo ra một
môi trường thuận lợi. Đẩy mạnh sự phát triển của các loại thị trường như thị
trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường
khoa học công nghệ một cách đồng bé.
+ Đối với thị trường bất động sản: nhà nước cần có chính sách rõ
ràng, nhất quán về vốn để tổ chức, công nhận được quyền chuyển nhượng
(thực chất là mua bán) quyền sử dụng đất, được thu phí và phải nép thuế như
khi mua bán bất cứ thứ hàng hoá nào trên thị trường nói chung. Khuyến
khích thành lập và phát triển các công ty bất động sản. Tạo điều kiện thuận
lợi cho các công ty cổ phần trong việc đầu tư xây dựng và cơ cấu kinh doanh
lại nhà xưởng sản xuất.
+ Đối với thị trường chứng khoán: Mở rộng thị trường tới nhiều đối
tượng, tổ chức, công dân được tham gia mua bán cũng như tham gia vào
việc mua bán, khoản cho thuê đối với doanh nghiệp. Các hình thức này nên

tiến hành bằng cách: đấu thầu, mua bán kí hợp đồng giữa nhà nước, doanh
nghiệp nhà nước với các tổ chức, công dân và các doanh nghiệp thuộc tất cả
các thành phần kinh tế, kể các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời cần phổ
biến các kiến thức về thị trường chứng khoán, mở rộng các trung tâm giao
dịch chứng khoán, quy định hướng dẫn cụ thể các cty cổ phần thựchiện
niêm yết trên thị trường chứng khoán tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư trong và ngoài nước.
Đối với thị trường lao động: thực hiện triệt để chế độ hợp đồng lao
động theo luật lao động đối với toàn thể công nhân. Trước kia khi chưa có
CPH thì người lao động hưởng lương theo chế độ cán bộ công nhân viên
chức nay khi chuyển sang công ty cổ phần thì phải thực hiện chuyển sang
làm việc theo hợp đồng. Điều đó sẽ tạo ra sự nỗ lực trong sản xuất của
người lao động, nâng cao được năng suất lao động. Mặt khác phải đảm bảo
tiền lương tương xứng với kết quả tạo ra sức lao động.
+ Đối với thị trường khoa học công nghệ: Thực hiện rộng rãi chế độ
đấu thầu công khai, thực chất mua bán, chuyển giao các công trình khoa
học. Mọi tổ chức, tập thể, cá nhân khoa học có năng lực nghiên cứu, có tín
nhiệm về khoa học đều có thể tham gia và nhận thực hiện theo hợp đồng.
Các đề tài khoa học của nhà nước của doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh
doanh, được hưởng thù lao phù hợp với kết quả nghiên cứu đóng góp. Họ
cũng được quyền chủ động tìm xác định, giới thiệu các đề tài nghiên cứu, ký
kết hợp đồng với bên đặt hàng nghiên cứu để thực hiện theo pháp luật hoặc
tự tổ chức nghiên cứu rồi bán kết quả nghiên cứu trên thị trường. Với việc
phát triển đồng bộ các thị trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty

×