Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Luật Doanh nghiệp 2005 về công ty hợp danh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157 KB, 14 trang )

Bài tập học kì – Môn Luật Thương Mại – Modul 1 – Nguyễn Văn Dương – HS33B027
LỜI NÓI ĐẦU
Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đã cho thấy một bước phát triển mới
của pháp luật thương mại Việt Nam. Luật doanh nghiệp năm 2005 đã có rất
nhiều thay đổi so với Luật Doanh nghiệp năm 1999. Trong đó có sự thay đổi rất
lớn trong các quy định về công ty hợp danh.
Công ty hợp danh ở Việt Nam tuy không có được sự phát triển quá mạnh
mẽ như công ty TNHH hay công ty cổ phần nhưng công ty hợp danh cũng dần
khẳng định được ưu thế của mình và được nhiều người lựa chọn để thành lập
doanh nghiệp cho mình.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã có những quy định rất chi tiết về việc
thành lập, thành viên, quy chế về vốn…của công ty hợp danh. Sau đây dưới sự
tìm hiểu của mình tôi xin đi vào bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp
năm 2005 về công ty hợp danh
Tuy nhiên với khả năng nhìn nhận vấn đề, khả năng phân tích bình luận
của một sinh viên năm thứ 3 nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi các sai lầm
khuyết điểm. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn
để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Dương
1
Bài tập học kì – Môn Luật Thương Mại – Modul 1 – Nguyễn Văn Dương – HS33B027
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 về công ty hợp danh.
Trước hết để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta cần phải biết được khái niệm
về công ty hợp danh. Trên hầu hết các nước trên thế giới đều ghi nhận công ty
hợp danh là một loại hình đặc trưng của mô hình công ty đối nhân. Việt Nam
cũng không phải là ngoại lệ. Theo luật doanh nghiệp năm 2005 công ty hợp
danh được định nghĩa tại khoản 1 điều 130 :“Công ty hợp danh là doanh nghiệp,
trong đó:


a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành
viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty”.
1. Các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 về thành viên của công ty
hợp danh.
1.1. Thành viên hợp danh
Theo Điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005, công ty hợp danh phải có ít
nhất 2 thành viên hợp danh, phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên của công ty hợp danh bắt
buộc phải là cá nhân.
Thành viên hợp danh là những người chịu trách nhiệm liên đới với các
khoản nợ, nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh là những người quyết định
sự tồn tại và phát triển của công ty hợp danh. Thành viên hợp danh chịu trách
nhiệm về các hoạt động của công ty từ khi đăng kí vào bản danh sách thành viên
bất kể họ có tham gia quản lý công ty hay không. Thành viên hợp danh cũng
chính là người quản lý công ty. Do tính chất quan trọng đó nên pháp luật cũng
2
Bài tập học kì – Môn Luật Thương Mại – Modul 1 – Nguyễn Văn Dương – HS33B027
có những quy định khắt khe hơn với loại hình thành viên này. Các quyền, nghĩa
vụ, sự hạn chế của pháp luật đối với thành viên hợp danh đã được Luật doanh
nghiệp năm 2005 quy định rất chi tiết tại Điều 133 và 134.
Trong một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như tư vấn pháp lý,
khám chữa bệnh…pháp luật hiện hành yêu cầu các thành viên hợp danh cần phải
có trình độ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề hoặc bằng cấp nhất định.
Tại Điều 133 có quy định về các hạn chế đối với thành viên hợp danh.
Quy định này được đặt ra nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của chính công ty hợp

danh và những thành viên hợp danh khác đó là :
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc
thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác nếu không có được sự
đồng ý của các thành viên còn lại.
Đây chính là một điểm khác của Luật doanh nghiệp năm 2005 với Luật
doanh nghiệp năm 1999. Theo Luật doanh nghiệp năm 1999 thì nghiêm cấm
thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên
hợp danh của công ty hợp danh khác. Như vậy Luật doanh nghiệp năm 2005 đã
quy định vấn đề này theo hướng mở nhằm tôn trọng, đề cao sự thỏa thuận giữa
các bên.
- Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân
danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của
công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
- Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự
chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Do công ty hợp danh là một loại hình đặc trưng của công ty đối nhân. Nó
được thành lập hoạt động dựa trên sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau giữa các
thành viên hợp danh. Chính vì vậy so với các loại hình công ty khác, sự thay đổi
về các thành viên hợp danh được pháp luật quy định một cách khắt khe hơn.
Việc tiếp nhận thành viên hợp danh phải được sự đồng ý của ¾ số thành viên
3
Bài tập học kì – Môn Luật Thương Mại – Modul 1 – Nguyễn Văn Dương – HS33B027
hợp danh đồng ý nếu Điều lệ không có quy định khác. Ngay cả trong trường hợp
người thừa kế của thành viên hợp danh sau khi được nhận thừa kế cũng chưa
chắc đã trở thành thành viên của công ty mà cần phải chờ sự đồng ý của các
thành viên hợp danh còn lại.
Việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh cũng được Luật doanh nghiệp
năm 2005 quy định khá cụ thể tại điều 138. Theo đó tư cách thành viên hợp
danh chấm dứt trong các trường hợp sau :

- Tự nguyện rút vốn khỏi công ty
- Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết.
- Bị khai trừ ra khỏi công ty
- Bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất
năng lực hành vi dân sự.
- Các trường hợp khác do điều lệ của công ty quy định.
I.2. Thành viên góp vốn
Ngoài thành viên hợp danh, công ty hợp danh còn có thể có thêm thành
viên góp vốn. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức. Khác với thành
viên hợp danh, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản
nợ của công ty trong phần vốn góp của mình.
Là công ty đối nhân nhưng các thành viên góp vốn lại được hưởng quyền
lợi như ở công ty đối vốn. Chính điều này làm nên địa vị pháp lý khác nhau giữa
thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn không được
quyền quản lý, điều hành công ty. Theo tôi đây là một quy định hợp lý của Luật
doanh nghiệp năm 2005. Việc quy định thành viên góp vốn giúp cho việc phát
triển kinh doanh, huy động vốn trong công ty hợp danh lớn hơn. Đồng thời quy
định không cho thành viên góp vốn thực hiện quản lý công ty nhằm đảm bảo lợi
ích cho chính công ty và các thành viên hợp danh. Bởi dù có quyết định sai, làm
ảnh hưởng đến công ty thì họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm trong phần vốn góp
chứ không đên mức khánh kiệt gia sản như thành viên hợp danh.
Các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn được quy định tại Điều
140 Luật doanh nghiệp nam 2005.
4
Bài tập học kì – Môn Luật Thương Mại – Modul 1 – Nguyễn Văn Dương – HS33B027
2. Các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 về cơ cấu tổ chức và quản
lý nội bộ công ty hợp danh.
2.1. Hội đồng thành viên.
Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty hợp danh. Theo quy định
tại Khoản 1 Điều 135 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì hội đồng thành viên bao

gồm tất cả các thành viên của công ty hợp danh. Đây là sự khác biệt của Luật
doanh nghiệp 2005 với luật doanh nghiệp 1999. Luật doanh nghiệp 1999 không
có quy định cụ thể về thành viên của hội đồng thành viên. Vấn đề này thành viên
hợp danh của công ty tự quyết định. Tuy nhiên Luật doanh nghiệp năm 2005 đã
quy định thành viên của hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên của công
ty hợp danh tức là bao gồm cả thành viên góp vốn. Đây cũng là một điểm tiến
bộ của Luật doanh nghiệp 2005 so với quy định tại Điều 29 Nghị định số
03/2000/NĐ – CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp năm
1999. Theo nghị định này thì “Hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên hợp
danh”.
Quy định này của Luật doanh nghiệp năm 2005 đã phần nào đảm bảo lợi
ích cho thành viên góp vốn. Tuy nhiên trong hội đồng thành viên, thành viên
góp vốn cũng không có quyền biểu quyết. Họ chỉ được quyền tham gia ý kiến,
biểu quyết trong một số trường hợp cụ thể về 1 vấn đề không mấy quan trọng.
Còn quyền quyết định vẫn thuộc về thành viên hợp danh.
Hội đồng thành viên được triệu tập bởi chủ tịch hội đồng thành viên hoặc
một thành viên hợp danh bất kì. Trình tự và thủ tục tiến hành cuộc họp được
Luật doanh nghiệp 2005 quy định rất rõ tại Điều 136. Những vấn đề quan trọng
sẽ được quyết định thông qua nếu có quá ¾ số phiếu đồng ý. Đối với các vấn đề
ít quan trọng hơn thì chỉ cần 2/3 số phiếu đồng ý. Công ty hợp danh cũng có thể
quy định khác về tỉ lệ này nhưng phải được ghi rõ trong điều lệ của công ty.
2.2. Chủ tịch hội đồng thành viên.
5

×