Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Hoàng Thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.3 KB, 65 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HT1 : Hoàng Thạch 1
HT2 : Hoàng Thạch 2
DC1 : Dây chuyền 1
DC2 : Dây chuyền 2
SX : Sản xuất
TSCĐ : Tài sản cố định
TK : Tài khoản
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
K/c : Kết chuyển
DDCK : Dở dang cuối kỳ
XM : Xi măng
Chuyên đề tốt nghiệp
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
Chi phí sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn phát triển, đứng vững trên
thị trường cần phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý và đặc biệt
là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Biết quản lý tốt chi phí,
nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp sẽ tạo ra cho mình một lợi thế cạnh
tranh lớn trên thị trường. Để thực hiện được điều này, bên cạnh việc áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các doanh nghiệp cần có những biện pháp
sử dụng kết hợp có hiệu quả các nguồn lực, các thông tin liên quan đến quá trình
sản xuất phải được cung cấp chính xác, nhanh chóng, kịp thời để doanh nghiệp có
thế nắm bắt được những cơ hội cũng như thách thức trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.


Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong
quá trình quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xây dựng, hoàn
thiện mô hình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cung cấp thông tin
chính xác, kịp thời, đáp ứng nhu cầu quản lý và làm cơ sở ra các quyết định trong
tương lai của doanh nghiệp.
Công ty xi măng Hoàng Thạch là một doanh nghiệp sản xuất lớn, phần hành
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của công
tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên em đã chọn đề tài
“Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty
xi măng Hoàng Thạch”.
Chuyên đề tốt nghiệp
Được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của bác kế toán trưởng và các cô
chú, anh chị trong phòng kế toán của Công ty và thầy Nguyễn Hữu Ánh , em đã
hoàn thành chuyên đề thực tập bao gồm những nội dung:
Phần 1: Tổng quan về công ty Xi măng Hoàng Thạch
Phần 2: Thực trạng công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty xi măng Hoàng Thạch
Phần 3: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty xi măng Hoàng Thạch.
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu nhưng do thời gian
nghiên cứu chưa nhiều và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề của em còn nhiều hạn
chế. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo, của bác kế toán trưởng và các cô
chú, anh chị trong phòng kế toán cũng như sự góp ý của các bạn để chuyên đề được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Phần 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Sau khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế nước ta đang bước đầu hồi phục.
Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta hoạch định chiến lược xây dựng phát triển
kinh tế xã hội, trong đó xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được coi là
trọng tâm hàng đầu. Để làm được điều đó thì ngành công nghiệp vật liệu xây dựng
phải đi trước một bước, trong đó có chủ trương xây dựng nhà máy xi măng hiện
đại.Ngày 15/11/1976, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 448/TTg về việc “Xây
dựng Nhà máy xi măng Hoàng Thạch”.
Ngày 15/12/1976, đồng chí Đỗ Mười lúc đó là Phó Thủ tướng Chính phủ ký
quyết định số 474/TTg “Phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế Nhà máy xi măng Hoàng
Thạch” , với tên gọi: Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Địa điểm xây dựng tại thôn
Hoàng Thạch, xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải dương và thôn Vĩnh Tuy,
xã Vĩnh Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Nhà máy xi măng Hoàng Thạch bắt đầu khởi công xây dựng từ ngày
19/5/1977. Dây chuyền I nhà máy xi măng Hoàng Thạch với công suất thiết kế 1,1
triệu tấn/1 năm, đây là dây chuyền lớn và hiện đại nhất Việt Nam vào thời điểm đó.
Ngày 14/3/1980, Bộ Xây dựng ký Quyết định số 333/BXD-TCCB về việc
thành lập nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Tổng số lực lượng lao động lúc này có
979 cán bộ công nhân viên, trong đó đại học có 86 người, trung học có 89 người,
công nhân kỹ thuật là 664 người. Ngày 25/11/1983 mẻ clinker đầu tiên ra lò. Sau
khi sản xuất được mẻ clinker đầu tiên, nhà máy tiếp tục chuẩn bị vận hành công
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
6
Chuyên đề tốt nghiệp
đoạn nghiền xi măng và đóng bao. Ngày 16/01/1984 bao xi măng đầu tiên mang
nhãn hiệu Hoàng Thạch xuất xưởng.
Ngày 12/8/1993 Bộ Xây Dựng ra Quyết định số 363/QĐ-BXD thành lập Công
ty xi măng Hoàng Thạch trên cơ sở hợp nhất Công ty kinh doanh xi măng số 3
Hoàng Thạch với Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Công ty lúc này có 2.708 cán bộ

công nhân viên.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đất nước, nhu cầu xi măng
cho xây dựng ngày một tăng, Công ty đã đầu tư mở rộng, khẩn trương tiến hành xây
dựng dây chuyền II có công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn/năm. Dây chuyền II được
khởi công ngày 28/12/1993, sau gần 3 năm thi công xây dựng, ngày 12/5/1996 dây
chuyền II Hoàng Thạch được khánh thành và đi vào sản xuất. Như vậy, tổng công
suất của 2 dây chuyền lúc này là 2,3 triệu tấn/năm.
Trước tình hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010, dự án đầu tư xây
dựng dây chuyền III Công ty xi măng Hoàng Thạch có công suất thiết kế 1,2 triệu
tấn/năm, được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư theo Quyết định số 91/QD-
TTg ngày 20/1/2003. Dây chuyền III được khởi công xây dựng ngày 4/2/2007, dự
kiến đến quý III năm 2009 khánh thành đi vào sản xuất. Như vậy, khi dây chuyền
Hoàng Thạch III đi vào sản xuất sẽ đưa tổng công suất của Công ty lên 3,5 triệu
tấn/năm.
Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới:
• Mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Đưa dây chuyền Hoàng
Thạch III vào hoạt động quý III năm 2009.
• Không ngừng phát huy cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, năng suất thiết bị, giảm chi phí, nâng cao trình độ cho CBCN.
• Duy trì sản lượng tiêu thụ ở thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng tiêu
thụ ở các địa bàn mới; Xuất khẩu xi măng ra nước ngoài.
• Chuẩn bị các điều kiện để cổ phần hoá Công ty vào năm 2008
• Luôn là Công ty dẫn đầu về mọi mặt trong Tổng công ty xi măng Việt Nam.
Như vậy, trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Công ty xi măng
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Hoàng Thạch đã đạt được nhiều thành tựu, tạo được uy tín và chỗ đứng vững chắc
trên thị trường. Công ty đã từng bước khẳng định mình và ngày càng phát triển với
tốc độ tăng trưởng nhanh và vững chắc.

Bảng 1.1: Một vài con số về sự tăng trưởng của Công ty
xi măng Hoàng Thạch
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2006
Sản xuất clinker (tấn)
1.987.802 1.976.987 2.160.229 2.068.158
Sản phẩm tiêu thụ (tấn)
2.979.365 3.523.319 3.803.343 3.568.046
Doanh thu (tỷ đồng)
1.731 2.095 2.289 2.539
Nộp ngân sách (tỷ đồng)
181 153 128 156
Lợi nhuận (tỷ đồng)
229 231 220 320
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.1. Bộ máy quản lý
Công ty xi măng Hoàng Thạch là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công
ty xi măng Việt Nam. Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh sản phẩm theo kế
hoạch của Tổng công ty xi măng giao. Để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất
kinh doanh, với đường lối đổi mới và phát triển đất nước cũng như thích ứng với cơ
chế thị trường, Công ty đã có những sự thay đổi, sắp xếp, cải tiến bộ máy tổ chức và
quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm, gắn với nhu cầu thị trường.
• Ban giám đốc: có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
và là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm với Nhà nước. Ban Giám
đốc gồm có:
+ Giám đốc: do ban quản trị của hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm và
bãi nhiệm, là đại diện hợp pháp của công ty và có vị trí cao nhất trong công ty.
+ Các Phó Giám đốc: hỗ trợ Giám đốc trong công tác quản lý, lập kế hoạch,
điều chỉnh và thông cáo cho Giám đốc về tình hình hoạt động của Công ty.
+ Kế toán trưởng: thực thi trách nhiệm và quyền hạn tổ chức hạch toán và
quản lý tài chính, đồng thời tham mưu cho Giám đốc ra các quyết định về quản

lý kinh doanh.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Khối sản xuất chính:
+ Xưởng Khai thác: có nhiệm vụ khai thác đá vôi,đá sét, đá đen cung cấp
nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất.
+ Xưởng Nguyên liệu: tổ chức vận hành các thiết bị từ máy đập đá vôi, đá sét,
hệ thống vận chuyển đến kho đồng nhất sơ bộ, hệ thống cấp phụ gia điều chỉnh
nguyên liệu.
+Xưởng Lò nung: Có nhiệm vụ nhận bột liệu từ xưởng Nghiền liệu pha chộn
với xỉ pirit theo một tỷ lệ nhất định và được nung ở nhiệt độ cao để thành clinker và
chuyển cho phân xưởng xi măng bột.
+ Xưởng Xi măng: vận hành và quản lý thiết bị từ khâu vận chuyển clinker,
thạch cao, phụ gia đến máy nghiền, vận chuyển xi măng bột vào xilô.
+ Xưởng Đóng bao: có nhiệm vụ đóng bao sản phẩm, quản lý tài sản, vận
hành các thiết bị trong dây chuyền.
• Khối phụ trợ:
+ Xưởng Điện- Điện tử: tổ chức vận hành, sửa chữa các thiết bị thuộc hệ
thống cung cấp điện, hệ thống máy lạnh và hệ thống đo lường điều khiển, mạng
thông tin nội bộ của Công ty
+ Xưởng Cơ khí: Thực hiện việc sửa chữa, lắp đặt, gia công, chế tạo, phục hồi
thiết bị, nắm vững các thiết bị của dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực cơ khí.
+ Xưởng Nước: Quản lý hệ thống cấp nước phục vụ cho sản xuất kinh doanh
và nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Công ty
+ Tổng Kho: Quản lý, cấp phát, thu hồi, vật tư, bảo quản thiết bị, phụ tùng,
nguyên, nhiên vật liệu, dầu mỡ và các mặt hàng khác phục vụ cho yêu cầu sản xuất
kinh doanh
+ Xưởng Xe máy: Quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị xe máy (ôtô tải,
máy xúc, xe cẩu…) và các thiết bị máy móc khác nhằm phục vụ sản xuất.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty xi măng Hoàng Thạch

• Khối phòng ban chức năng:
+ Văn phòng: quản lý nghiệp vụ và tài sản thuộc các lĩnh vực: Hành chính -
Quản trị, Văn thư-Lưu trữ; Thi đua-Khen thưởng, Tuyên truyền; công tác đối ngoại,
quản lý mạng thông tin nội bộ…
+ Trung tâm tiêu thụ xi măng: Thực hiện các công tác liên quan đến tiêu
thụ, bán sản phẩm do Công ty sản xuất, hoạch định chính sách tiêu thụ, tổ chức bán
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC ĐẦU
TƯ XÂY
DỰNG
PHÓ GIÁM
ĐỐC KIÊM
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC KINH
DOANH
PHÓ GIÁM
ĐỐC KHAI
THÁC MỎ
PHÓ GIÁM
ĐỐC CƠ
ĐIỆN
PHÓ GIÁM

ĐỐC SẢN
XUẤT
Chi nhánh Lạng Sơn
Chi nhánh TP-Hồ Chí Minh
Chi nhánh Hải Dương
Chi nhánh Bắc Ninh
Chi nhánh Quảng Ninh
Trung tâm tiêu thụ xi măng
Phòng đời sống
Phòng Y tế
Phòng hành chính quản trị
Xưởng Xe Máy
Xưởng Khai Thác
Phòng kỹ thuật Mỏ
Phòng Thẩm định
Phòng Bảo vệ-Quân sự
Phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính
Phòng Vật tư
Phòng Kế hoạch
Phòng Tổ chức-Lao động
Xưởng Nước
Tổng Kho
Phòng Thí nghiệm - KCS
Xưởng Đóng bao
Xưởng Xi măng
Xưởng lò nung
Xưởng Nguyên liệu
Phòng Điều hành trung tâm
Phòng Kỹ thuật sản xuất
Phòng kỹ thuật an toàn

Ban kỹ thuật an toàn
Xưởng cơ khí
Xưởng Điện - Điện tử
Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính
Ban quản lý dự án dây chuyền 3
Phòng Xây dựng cơ bản
10
Chuyên đề tốt nghiệp
hàng tại Công ty và cung ứng cho các nhà phân phối.
+ Phòng Kế hoạch: lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, sửa chữa thiết bị,
công trình kiến trúc, tiến hành hợp đồng kinh tế với các chủ thể trong và ngoài
Công ty.
+ Phòng Tổ chức lao động: Chức năng quản lý, tổ chức, đào tạo lao động,
pháp chế, tiền lương và các chế độ chính sách đối với người lao động.
+ Phòng Vật tư: Thực hiện việc mua sắm vật tư (nguyên vật liệu, máy móc,
phụ tùng…), tiếp nhận hàng hoá, đặt gia công chế tạo thiết bị phụ tùng phục vụ sửa
chữa.
+ Phòng Kế toán- Thống kê- Tài chính: (Phòng Tài vụ): Có chức năng quản
lý tài chính, giám sát mọi hoạt động kinh tế, tài chính trong Công ty, tổ chức, chỉ
đạo thực hiện công các kế toán, thống kê kinh tế và hoạch toán kinh tế của Công ty
theo cơ chế quản lý mới.
+ Phòng Thẩm định: Giúp Giám đốc thẩm định, kiểm tra và đánh giá
những công việc thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn thiết bị công nghệ,
công trình kiến trúc.
+ Phòng Điều hành trung tâm: Chỉ đạo vận hành liên động toàn bộ hệ
thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng hoặc cục bộ từng công đoạn.Trực
tiếp điều hành sản xuất thông qua hệ thống điều hành, đảm bảo sản xuất liên tục
không bị gián đoạn.
+ Phòng Thí nghiệm ( KCS): kiểm tra và xác định chất lượng nguyên,
nhiên, vật liệu, phụ gia, kiểm tra chất lượng từng công đoạn sản xuất và thành

phẩm của Công ty
+ Phòng Kỹ thuật sản xuất: Quản lý chuyên sâu về kỹ thuật công nghệ,
tiến bộ kỹ thuật để sản xuất Clinker, xi măng từ các nguyên liệu đá vôi, đá sét,
thạch cao, than, dầu, các loại phụ gia… đảm bảo chất lượng sản phẩm
+ Phòng Kỹ thuật cơ điện: Quản lý chuyên sâu kỹ thuật các thiết bị cơ
điện, tự động hoá và động lực, thiết bị cần cho dự phòng trong quá trình sửa chữa
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
11
Chuyên đề tốt nghiệp
và sản xuất hàng năm của Công ty
1.2.2. Đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ
 Công nghệ sản xuất xi măng
Hai dây chuyền sản xuất của công ty xi măng Hoàng Thạch là Hoàng Thạch I
và Hoàng Thach II do hãng F.L.Smidth của Vương quốc Đan Mạch thiết kế và cung
cấp toàn bộ thiết bị.
Dây chuyền I xi măng Hoàng Thạch là dây chuyền sản xuất xi măng lò quay,
phương pháp khô, chu trình kín, có hệ thống trao đổi nhiệt 4 tầng(Cyclon) và hệ
thống làm nguội kiểu hành tinh gồm 10 lò con. Nhiên liệu hỗn hợp gồm 85% than
cám 3 và 15% dầu MFO, nhưng hiện nay Công ty đã cải tạo lại vòi phun và đốt
100% than cam 3.
Dây chuyền Hoàng Thạch II là dây chuyền sản xuất xi măng lò quay, công
nghệ tiên tiến, có hệ thống tiền nung (canciner ) nên tiêu hao nhiệt lượng thấp , làm
nguội kiểu ghi nên tăng hiệu quả làm mát, chất lượng sản phẩm tốt, dễ nghiền; hệ
thống điều khiển hiện đại. Như vậy công suất của nhà máy cả 2 dây chuyền là 2,3
triệu tấn/năm.
Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng tại công ty xi măng Hoàng Thạch (Hình 1.2)
• Tóm tắt quy trình sản xuất
 Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu:
+Đá vôi: Đá vôi được khai thác bằng phương pháp khoan nổ, cắt tầng theo
đúng quy trình và quy hoạch khai thác, sau đó đá vôi được xúc và vận chuyển tới

máy đập búa bằng các thiết bị vận chuyển có trọng tải lớn, tại đây đá vôi được đập
nhỏ thành đá dăm cỡ 25 x 25 và vận chuyển bằng băng tải về kho đồng nhất sơ bộ
rải thành 2 đống riêng biệt, mỗi đống khoảng 15.000 tấn.
Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng tại công ty xi măng Hoàng Thạch

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
Đá sét
Đá vôi
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoan, nổ mìn, vận chuyển Khoan, nổ mìn, vận chuyển

+Đá sét: Đá sét được khai thác bằng phương pháp cày ủi hoặc khoan nổ mìn
và bốc xúc vận chuyển bằng các thiết bị vận tải có trọng tải lớn về máy đập búa.
Sau đập đá sét được vận chuyển về rải thành 2 đống riêng biệt trong kho đồng nhất
sơ bộ, mỗi đống khoảng 6.600 tấn.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
Máy
đập đá vôi
Kho đá vôi, đá sét
Máy nghiền
nguyên liệu
Than
Máy
đập đá sét
Xylô chứa
đồng chất
Hệ thống Xiclon
trao đổi nhiệt
Nghiền

Dầu MFO
Hầm sấy
Ô tô
Xylô chứa
Clinker
Máy nghiền xi
măng
Máy
đóng bao
Xylô chứa xi
măng
Thạch cao
phụ gia
Vỏ bao
Lò nung
Xe lửa
Tàu thủy
13
Chuyên đề tốt nghiệp
+Phụ gia điều chỉnh: ngoài đá vôi và đá sét còn có các nguyên liệu điều
chỉnh là quặng sắt, quặng bôxit và đá Silíc.
 Nghiền nguyên liệu:
Đá vôi, đá sét và phụ gia điều chỉnh được cấp vào máy nghiền qua hệ thống
cân DOSIMAT và cân băng điện tử. Các bộ điều khiển tự động khống chế tỷ lệ %
của đá vôi, đá sét, bô xít và quặng sắt cấp vào nghiền đảm bảo khống chế các hệ số
chế tạo theo yêu cầu. Bột liệu sau máy nghiền được vận chuyển đến các xilô đồng
nhất, bằng hệ thống gầu nâng, máng khí động.
 Lò nung
Sau khi bột liệu được đưa vào lò nung với nhiệt độ 1450ºC thành clinker và
đưa vào hệ thống làm mát bằng lò con, nhiên liệu dùng để nung clinker là than và

dầu FO. Than có kho chứa và hệ thống nghiền than phun vào lò nung.
 Nghiền xi măng
Clinker từ các xilô, thạch cao và phụ gia từ kho chứa tổng hợp được vận
chuyển lên két máy nghiền bằng hệ thống băng tải và gầu nâng, từ két máy nghiền
clinker, thạch cao, phụ gia cấp vào máy nghiền. Xi măng ra khỏi máy nghiền độ
mịn đạt 3.200 cm
2
/g, được vận chuyển tới 5 xilô chứa xi măng bột bằng hệ thống
băng tải, máng khí động, 5 xilô chứa này có tổng sức chứa 39.500 tấn
 Đóng bao xi măng xuất:
Từ đáy các xilô chứa, qua hệ thống cửa tháo liệu xi măng được vận chuyển
tới các két chứa của máy đóng bao, hoặc các bộ phận xuất xi măng rời đường bộ.
Các bao xi măng sau khi được đóng xong qua hệ thống băng tải sẽ được vận chuyển
đến các máng xuất đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.
Trong các công đoạn, phòng thí nghiệm-KCS đều lấy mẫu phân tích để kiểm
tra tiêu chuẩn, nếu đạt thì xi măng được đưa ra đóng bao và xuất xưởng.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy và công tác kế toán
1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Để thực hiện việc quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp đã sử dụng một hệ thống các công cụ quản lý khác nhau trong việc tổ
chức quản lý cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
14
Chuyên đề tốt nghiệp
cao nhất trong hoạt động của doanh nghiệp, một trong những công cụ quản lý hữu
hiệu góp phần vào sự thành công chung của doanh nghiệp chính là bộ máy kế toán.
Nếu doanh nghiệp có được một bộ máy kế toán hoạt động tốt sẽ giúp cho doanh
nghiệp quản lý được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, được cung cấp
thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về tính hình tài sản, nguồn vốn và sự biến
động của tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác kế toán trong doanh nghiệp
mà việc tổ chức công tác kế toán trong Công ty được đặc biệt quan tâm.
Trước những yêu cầu về quản lý, để nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và
hiệu quả trong công tác kế toán nói riêng, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức
theo hình thức tập trung. Với tổng số cán bộ công nhân viên là 29 người gồm Kế
toán trưởng và 2 Phó phòng, số cán bộ công nhân viên còn lại được phân làm 3 tổ:
tổ Tổng hợp (8 nhân viên), tổ thanh toán (12 nhân viên, trong đó có 2 thủ quỹ) và tổ
Vật tư (6 nhân viên). Dưới sự điều hành của Kế toán trưởng, mọi công việc kế toán
đều được tập trung giải quyết ở phòng Kế toán. Còn ở dưới các đơn vị phụ thuộc bố
trí nhân viên kế toán ghi chép chứng từ ban đầu., thu thập, kiểm tra chứng từ, gửi về
phòng kế toán. Trong quá trình làm việc, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
được phân công cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: đứng đầu phòng kế toán là kế toán trưởng, chịu
trách nhiệm điều hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán
kế toán, thống kê tại Công ty. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm pháp lý về mặt
kế toán của Công ty với Giám đốc và Nhà nước.
- Phó phòng Kế toán: có nhiệm vụ bao quát toàn bộ nội dung công
việc trước khi trình lên kế toán trưởng.
- Tổ Tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các sổ chi tiểt để ghi
vào các sổ tổng hợp, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, xác định kết
quả kinh doanh, phân phồi lợi nhuận và lập các báo cáo tài chính.
- Tổ Vật liệu: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn kho
nguyên vật liệu.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
15
Chuyên đề tốt nghiệp
- Tổ thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính, chịu trách
nhiệm liên quan đến tình hình biến động tiền mặt, tiền gửi, thực hiện các giao dịch
với ngân hàng, có nhiệm vụ tính và thanh quyết toán lương cho cán bộ công nhân
viên trong Công ty.

Gh
i chú:
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ đối chiếu
Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty xi măng Hoàng Thạch
1.3.2. Đặc điểm chung về công tác kế toán tại công ty
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: áp dụng phương pháp khấu hao theo
đường thẳng
Phương pháp tính giá thành phẩm: phương pháp phân bước có tính giá thành
bán thành phẩm
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG
TÀI VỤ
TỔ
VẬT LIỆU
PHÓ PHÒNG
TÀI VỤ
NHÂN VIÊN
KẾ TOÁN Ở CÁC BỘ
PHẬN TRỰC THUỘC
TỔ
TỔNG HỢP
TỔ
THANH TOÁN
16
Chuyên đề tốt nghiệp
1.3.3Hệ thống sổ sách:
Căn cứ trên những đặc điểm đặc thù của Công ty về đặc điểm sản xuất kinh

doanh, yêu cầu về quản lý, trình độ của cán bộ công nhân viên làm công tác kế
toán cùng với các trang thiết bị phòng kế toán, Công ty đã áp dụng hình thức sổ kế
toán Nhật ký chung với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Fast. Theo hình thức này,
tại Công ty sử dụng những loại sổ kế toán: sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản, các
sổ, thẻ kế toán chi tiết. Các mẫu sổ, thẻ kế toán chi tiết được vận dụng một cách
linh hoạt phù hợp với yêu cầu và đặc điểm quản lý của Công ty.
Căn cứ để ghi sổ kế toán chi tiết, sổ Nhật ký đặc biệt là các chứng từ gốc.
Những chứng từ gốc này cũng là căn cứ để ghi sổ Nhật ký chung. Căn cứ vào Nhật
ký chung và Nhật ký đặc biệt để ghi Sổ Cái. Cuối tháng, kế toán khóa sổ, tính ra
tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng, tính tổng số phát sinh
Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ
Cái lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên Sổ Cái
và Bảng tổng hợp (được lập từ các Sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài
chính.
1.3.4.Chế độ chứng từ:
Các chứng từ được lập tại Công ty tuân thủ theo đúng những quy định trong
chế độ, được ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, hợp lý của chứng từ, làm cơ sở ghi sổ kế toán và
thông tin cho quản lý. Các chứng từ sau khi được ghi sổ và luân chuyển sẽ được lưu
và bảo quản theo quy định hiện hành.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
17
Chuyên đề tốt nghiệp
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Hình 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
1.3.5. Hệ thống tài khoản:
Căn cứ vào Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 về việc

ban hành chế độ kế toán doang nghiệp, Công ty đã ban hành Quyết định số
2836/XMHT-TV ngày 31/12/2006 về việc áp dụng chế độ tài khoản kế toán phù
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
Chứng từ gốc
Nhật ký đặc
biệt
Nhật ký chung
Sổ Cái
Sổ kế toán chi
tiết
Bảng tổng hợp
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
18
Chuyên đề tốt nghiệp
hợp với quyết định 15. Một số tài khoản được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý. Để
theo dõi quá trình hạch toán kế toán, Công ty đã sử dụng 84 tài khoản cấp 1; 253 tài
khoản cấp 2, Công ty còn sử dụng đến tài khoản cấp 5 để chi tiết cho từng đối tượng
cần quản lý. Nhìn chung, Công ty đã sử dụng hệ thống tài khoản một các hợp lý,
đáp ứng được yêu cầu ghi chép và phản ánh vào sơ đồ tài khoản của các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, thuận lợi cho việc quản lý các đối tượng.
- Niên độ kế toán, kỳ kế toán:
Công ty áp dụng niên độ kế toán theo năm trùng với năm dương lịch tức từ
ngày 1/1 đến 31/12. Công ty tiến hành hạch toán theo tháng.
1.3.6. Hệ thống báo cáo tài chính
Việc tiến hành lập các báo cáo kế toán của Công ty do kế toán tổng hợp tiến
thành lập, kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo lên cấp trên. Các báo
cáo tài chính được lập vào cuối mỗi tháng. Bao gồm các loại báo cáo:
- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, Công ty còn lập các báo cáo quản trị phục vụ cho quá trình ra các
quyết định quản trị: báo cáo chi phí, tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước…
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
19
Chuyên đề tốt nghiệp
Phần 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ
THÀNG SẢN PHẨMTẠI CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH
2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của công ty xi măng Hoàng Thạch
Với đặc thù của doanh nghiệp sản xuất xi măng, trong quá trình sản xuất tạo
ra sản phẩm phải trải qua lần lượt nhiều công đoạn khác nhau, sản phẩm ở giai
đoạn trước là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm ở giai đoạn sau. Do đó, chi
phí sản xuất được chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất theo các bước công
nghệ.
2.1.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty xi măng Hoàng Thạch
 Đối tượng tập hợp chi phí: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công
ty được xác định theo từng công đoạn. Bao gồm các công đoạn: công đoạn sản xuất
bột liệu, công đoạn sản xuất clinker, công đoạn sản xuất xi măng bột, công đoạn sản
xuất xi măng bao. Với mỗi công đoạn trên được tổ chức tương ứng với mỗi phân
xưởng sản xuất gồm: phân xưởng Nguyện liệu, phân xưởng Lò nung, phân xưởng
Xi măng, phân xưởng Đóng bao. Chi phí sản xuất tại Công ty được phân loại theo
khoản mục, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung.
 Phương pháp tập hợp chi phí: Đối với những chi phí liên quan trực tiếp
đến từng công đoạn sản xuất phát sinh trong các phân xưởng sản xuất chính: xưởng
Khai thác, xưởng Nguyên liệu, xưởng Lò nung, xưởng Xi măng, xưởng Đóng bao

sẽ được tập hợp riêng cho từng công đoạn sản xuất. Đối với những chi phí phát sinh
tại các phân xưởng phụ trợ: xưởng Cơ khí, xưởng Điện- Điện tử, xưởng Công trình,
xưởng Xe máy, Tổng kho sẽ được tập hợp lại thành từng nhóm và lựa chọn tiêu
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
20
Chuyên đề tốt nghiệp
thức phân bổ phù hợp.
2.1.2. Sổ sách và quy trình ghi sổ phần hành chi phí giá thành
Để theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán mở sổ chi tiết chi phí
sản xuất. Căn cứ vào các chứng từ, kế toán chi phí giá thành ghi sổ chi tiết cho từng
khoản mục tưng ứng, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Cuối tháng, kế toán tính
tổng chi phí phát sinh trong kỳ và số dư của từng tài khoản trên sổ cái.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Hình 2.1: Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
Sổ chi tiết TK
621,622, 627
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
-Bảng tổng hợp chi
tiết chi phí sản xuất
-Sổ tính giá thành
Sổ cái TK 621,
622, 627, 154,335
Nhật ký chung

Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
21
Chuyên đề tốt nghiệp
ty xi măng Hoàng Thạch
2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá
thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chia thành
-Nguyên vật liệu chính: các loại đá do công ty tự khai thác và mua ngoài(đá
vôi, đá sét, đá đen), quặng sắt. xỉ pirit…
-Vật liệu phụ: Bôxít, gạch, bột chịu lửa, mỡ máy, mỡ bôi trơn, phụ gia cho sản
xuất xi măng, chất trợ nghiền xi măng, vỏ bao, đi đạn…
-Nhiên liệu: than cám, xăng, dầu MFO, dầu ADO
• Tài khoản sử dụng: Để theo dõi toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
phát sinh trong kỳ, Công ty sử dụng tài khoản 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp” . Tài khoản này được chi tiết cho từng công đoạn và cho từng dây chuyền sản
xuất.
TK62112: chi phí NVLTT cho sản xuất Bột liệu
TK621121: chi phí NVLTT cho sản xuất Bột liệu dây chuyền 1
TK621122: chi phí NVLTT cho sản xuất Bột liệu dây chuyền 2
……
TK 62114: chi phí NVLTT cho sản xuất xi măng bột
TK621141: chi phí NVLTT cho sản xuất xi măng bột dây chuyền 1
TK 621142: chi phí NVLTT cho sản xuất xi măng bột dây chuyền 2
TK 62115: chi phí NVLTT cho sản xuất xi măng bao
• Chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng trong hạch toán chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp là các Phiếu xuất kho( ví dụ: chứng từ 2.1).
• Hạch toán ban đầu:
Hàng ngày, theo yêu cầu sử dụng của từng phân xưởng, nhân viên thống kê
phân xưởng sẽ viết Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư. Trong Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư có ghi

rõ tên vật tư, số lượng, chủng loại, có chứ ký của quản đốc phân xưởng và phải
được sự phê duyệt của Giám đốc, hoặc Phó Giám đốc phụ trách.
Căn cứ vào Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư đã được duyệt, Tổng kho viết Phiếu xuất
kho. Phiếu xuất kho gồm 3 liên: 1 liên lưu ở Tổng kho,1 liên lưu ở phân xưởng và
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
22
Chuyên đề tốt nghiệp
1 liên được chuyển lên phòng kế toán là chứng từ gốc làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Kế toán vật tư sau khi nhận được Phiếu xuất kho sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ
tính toán đơn giá và thành tiền trên các phiếu xuất kho, thực hiện việc phân loại
từng nguyên vật liệu vào từng đối tượng sử dụng cho từng dây chuyền sản xuất. Số
phiếu xuất kho có ghi rõ phiếu xuất kho đó được xuất ra vào tháng nào, thuận lợi
cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu. ( ví dụ: phiếu xuất kho số 748/12 tức là phiếu
xuất kho này được sử dụng cho tháng 12). Đơn giá ghi trên Phiếu xuất kho được
tính theo phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập.
Công thức tính:
Ví dụ:
Ngày 7/12: Số lượng thạch cao tồn 156.000 tấn
Đơn giá thạch cao bình quân 460.000 đồng
Ngày 9/12: Nhập Thạch cao với số lượng: 84.000 tấn
Đơn giá thạch cao nhập 430.000 đồng
Ta có:
Giá trị thực tế thạch cao sau lần nhập ngày 9/12/2007
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
23
Chuyên đề tốt nghiệp
=156.000 x 460.000 + 84.000 x 430.000 = 107.880.000.000 đồng
Giá đơn vị thạch cao bình quân sau lần nhập ngày 9/12/2007 là
Ngày 10/12/2007, khi viết trên phiếu xuất kho( xuất thạch cao) thì giá đơn vị của
Thạch cao được xác định là 449.500 đồng. Số lượng thực xuất là 3682,646 tấn. Kế

toán tính ra số tiền :
3682,646 tấn x 449.500 đồng = 1.655.349.377 đồng
Ví dụ: Phiếu xuất kho số 748/12( Chứng từ 2.1)
∗ Hạch toán chi tiết
Kế toán cập nhật số liệu trên phiếu xuất kho vào máy tính, căn cứ vào phiếu xuất
kho máy tính sẽ cập nhật lên sổ chi tiết TK621141.
Ví dụ: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 748/12- xuất thạch cao dùng cho xưởng xi
măng,, kế toán cập nhật vào sổ kế toán chi tiết TK621141. Ngày ghi trên phiếu xuất
kho là ngày chứng từ, số phiếu xuất kho là số chứng từ 748/12. Tên vật liệu xuất
kho là thạch cao được ghi ở phần diễn giải; với số tiền là 1.655.349.377 đồng. Cuối
kỳ, tính ra tổng chi phí phát sinh trong kỳ bằng cách cộng bên Nợ trên cột số phát
sinh của tài khoản 621141,và máy tính sẽ kết chuyển sang TK15414. Tổng chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ là: 24.595.176.978 đồng.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
24
Chuyên đề tốt nghiệp
CÔNG TY XI MĂNG PHIẾU XUẤT KHO Số:748/12
HOÀNG THẠCH Ngày 10 tháng 12 năm 2007
Xuất cho: ……. xưởng xi măng …………………………………
Lý do xuất: …… sản xuất xi măng tháng 12/2008 ………………
Lĩnh tại kho…… Ghi nợ vào tài khoản…621141
Số
TT
Tên vật tư
Đơn vị
tính
Số lượng
Giá đơn
vị
Thành tiền

Ghi
chú
Yêu cầu Thực xuất
1 Thạch cao
-Hoàng Thạch 1
+ cho PCB30
Thạch cao thái
loại 1
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
3796,542
3796,542
3796,542
3682,646
3682,646
3682,646 449.500
Cộng 1.655.349.377
Đ.vị lĩnh hàng Người nhận Thủ kho C.N Tổng kho Giám đốc
Chứng từ 2.1: Phiếu xuất kho số 748/12
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kế toán 46A
25

×