ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐINH VĂN LONG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CHUYÊN NGÀNH HÀNG HẢI
VỀ LOGISTICS TẠI CẢNG VŨNG ÁNG - HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐINH VĂN LONG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CHUYÊN NGÀNH HÀNG HẢI
VỀ LOGISTICS TẠI CẢNG VŨNG ÁNG - HÀ TĨNH
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU SỞ
Hà Nội – 2014
LỜI CẢM ƠN
Cá nhân tôi sẽ không thể hoàn thành bản luận văn này nếu không nhận
đƣợc sự giúp đỡ tận tình và quý báu của rất nhiều ngƣời. Tôi xin đƣợc trân
trọng bày tỏ lòng biết ơn của tôi về sự giúp đỡ đó.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu,
khoa Quản lý kinh tế, phòng Đào tạo sau đại học Trƣờng đại học kinh tế - Đại
học quốc gia Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại
trƣờng và trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin trân trọng bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hữu Sở,
ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian và
công sức hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin đƣợc trân trọng cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp trong cơ
quan Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện về thời
gian, đóng góp nhiều ý kiến và cung cấp cho tôi các số liệu, tài liệu để giúp
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, ngƣời thân trong gia đình và các doanh nghiệp
kinh doanh logistics tại cảng Vũng Áng đã giúp tôi trong việc tìm kiếm tài
liệu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện luận văn.
Một lần nữa, xin đƣợc trân trọng cảm ơn tất cả sự quan tâm giúp dỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Đinh Văn Long
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ LOGISTICS TẠI CẢNG BIỂN. 7
1.1. Tổng quan về logistics 7
1.1.1. Lịch sử phát triển của logistics 7
1.1.2. Khái niệm về logistics 7
1.1.3. Đặc điểm chung của logistics 11
1.1.4. Phân loại logistics 11
1.1.5. Vai trò của logistics 13
1.1.6. Nội dung và các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến phát triển logistics. 15
1.2. Quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng biển 16
1.2.1. Các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng. 16
1.2.2. Những nội dung quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng biển. 17
1.3. Cơ sở để đánh giá công tác quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng biển. 19
1.3.1. Hiệu quả trong thi hành pháp luật 19
1.3.2. Đảm bảo an toàn hàng hải 19
1.3.3. Đảm bảo trật tự, an ninh 20
1.3.4. Đảm bảo ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng 21
1.3.5. Tạo thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh 21
1.3.6. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc 21
1.3.7. Thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển cảng 22
1.3.8. Tính chủ động sáng tạo trong hoạt động quản lý 22
1.3.9. Tính kinh tế trong hoạt động quản lý 22
1.3.10. Tính chính xác, minh bạch, công khai trong các quyết định quản lý 23
1.3.11. Khả năng đề xuất các giải pháp vĩ mô để phát triển logistics gắn với cảng
biển. 23
1.4. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh. . 23
1.4.1. Vài nét sơ lƣợc về cơ quan. 23
1.4.2. Chức năng nhiệm vụ 24
1.4.3. Mối liên hệ với các lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành khác 26
1.5. Kinh nghiệm của một số nƣớc có cảng biển lớn và logistics đã phát triển. 26
1.5.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa liên bang Đức 26
1.5.2. Kinh nghiệm của Singapore 27
1.5.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản 28
1.5.4. Những gợi ý cho cảng Vũng Áng 29
1.6. Kinh nghiệm tại một số cảng biển của Việt Nam 29
1.6.1. Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh 29
1.6.2. Cảng Cái Mép – Thị Vải 30
1.6.3. Cảng Hải Phòng 31
1.6.4. Cảng Đà Nẵng 32
1.5.5. Những gợi ý cho cảng Vũng Áng. 33
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LOGISTICS TẠI
CẢNG VŨNG ÁNG 34
2.1. Tổng quan về cảng Vũng Áng 34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển cảng Vũng Áng. 34
2.1.2 Quy hoạch phát triển Cảng Vũng Áng đến năm 2020 37
2.2 Phân tích những lợi thế trong phát triển logistics tại Cảng Vũng Áng 39
2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện địa hình 39
2.2.2. Vùng đất sau cảng 40
2.2.3. Luồng chạy tàu [1]. 41
2.2.4. Khả năng mở rộng kho bãi 41
2.2.5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và các phƣơng thức vận tải
sau cảng 42
2.2.6. Tiềm năng phát triển vùng hấp dẫn của cảng Vũng Áng 44
2.3. Hoạt động logistics hiện nay tại cảng Vũng Áng. 45
2.3.1. Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải: 45
2.3.2. Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối: 47
2.3.3. Cung cấp dịch vụ hàng hoá: 48
2.3.4. Các công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành: 48
2.4. Đánh giá thực trạng về quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng Vũng Áng
– Hà Tĩnh. 49
2.4.1. Về hiệu quả trong thi hành pháp luật 49
2.4.2. Về đảm bảo an toàn 50
2.4.3. Về đảm bảo trật tự, an ninh 51
2.4.4. Về ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng. 52
2.4.5. Về tạo thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh 53
2.4.6. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc 54
2.4.7. Về quản lý quy hoạch phát triển cảng 56
2.4.8. Tính chủ động sáng tạo trong hoạt động quản lý 57
2.4.9. Tính kinh tế trong hoạt động quản lý 57
2.4.10. Tính chính xác, minh bạch, công khai trong các quyết định quản lý 58
2.4.11. Khả năng đề xuất các giải pháp vĩ mô để phát triển trung tâm logistics gắn
với cảng biển. 59
2.5. Những nguyên nhân của những tồn tại nói trên. 60
2.5.1. Trong việc xác định mục tiêu. 60
2.5.2. Trong việc vận dụng Cơ chế quản lý kinh tế 61
2.5.3. Trong vận dụng các nguyên tắc quản lý 61
2.5.4. Trong vận dụng các phƣơng pháp quản lý 62
2.5.5. Trong vận dụng các công cụ quản lý 63
2.5.6. Thông tin quản lý. 64
2.5.7. Quyết định quản lý. 64
2.5.8. Cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ. 65
2.5.9. Về cơ cấu bộ máy 66
2.5.10. Nguyên nhân từ tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác. 66
2.5.11. Những nguyên nhân khác thuộc nội tại cơ quan quản lý 66
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
LOGISTICS TẠI CẢNG VŨNG ÁNG. 68
3.1. Xu hƣớng vận động của môi trƣờng ảnh hƣởng đến phát triển logistics ở
Việt Nam 68
3.1.1. Sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và
thế giới 68
3.1.2. Xu thế phát triển của dịch vụ logistics trên thế giới trong thời gian tới. 68
3.2. Mục tiêu và quan điểm phát triển logistics của Việt Nam 69
3.2.1. Mục tiêu phát triển logistics của Việt Nam đến năm 2020 [9] 69
3.2.2. Mục tiêu phát triển logistics của Ngành Giao thông vận tải Việt Nam đến
2020, tầm nhìn đến năm 2030. 70
3.3. Những giải pháp để hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc về logistics tại Cảng
Vũng Áng. 71
3.3.1. Nhóm giải pháp về xác định mục tiêu 71
3.3.2. Các giải pháp về cơ chế quản lý 72
3.3.3. Các giải pháp trong vận dụng các nguyên tắc quản lý 72
3.3.4. Trong vận dụng các phƣơng pháp quản lý 73
3.3.5. Trong vận dụng các công cụ quản lý của Nhà nƣớc 74
3.3.6. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính gắn với nâng cao chất lƣợng cán bộ,
công chức, viên chức. 74
3.3.7. Thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin quản lý 75
3.3.8. Giải pháp cải tiến quy trình ra các quyết định quản lý. 75
3.3.9. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thực thi pháp nhiệm vụ. 75
3.3.10. Phòng ngừa và đấu tranh với tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực
khác. 76
3.4. Đề xuất kiến nghị khác. 77
3.4.1. Từ kinh nghiệm thực tiễn 77
3.4.2. Từ kết quả nghiên cứu của tác giả 77
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
i
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TT
Ký hiệu
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
1
1 PL
First Party Logistics
Logistics bên thứ nhất
2
2 PL
Second Party Logistics
Logistics bên thứ hai
3
3PL
Third Party Logistics
Logistics bên thứ ba
4
4PL
Fourth Party Logistics
Logistics bên thứ tƣ
5
EU
European Union
Liên minh châu Âu
6
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
7
LPI
Logistics Performance
Index
Chỉ số Nănglực Logistics
của Ngân hàng Thế giới
8
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
9
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thƣơng mại Thế
giới
10
QL
Quốc lộ
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
SỐ
TÊN BẢNG BIỂU
TRANG
1
2.1
Sản lƣợng hàng hóa thông qua cảng những năm
gần đây
35
2
2.2
Các thông số chính của công trình bến tổng hợp
container
37
3
2.3
Kết cấu đƣờng sắt nối Cảng với vùng hấp dẫn
43
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
SỐ
TÊN HÌNH
TRANG
1
2.1
Quy hoạch chi tiết Khu cảng Vũng Áng
37
2
2.2
Phối cảnh tổng thể sau cảng Vũng Áng
41
3
2.3
Sơ đồ kết nối Cảng với vùng hấp dẫn
43
1
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan nghiên cứu
Thuật ngữ “logistics” xuất hiện một cách chính thức trong các văn bản
pháp luật ở Việt Nam vào năm 2005 ở Luật Thƣơng mại (sửa đổi), muộn hơn
rất nhiều so với tiến trình phát triển của lĩnh vực này trên thế giới.
Công trình nghiên cứu khoa học quy mô nhất cho đến nay liên quan đến
logistics ở Việt Nam là đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nƣớc
“Phát triển các dịch vụ logistics ở nƣớc ta trong điều kiện hội nhập quốc tế”
do GS.TS.Đặng Đình Đào (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trƣờng
Đại học Kinh tế quốc dân) chủ nhiệm, đƣợc thực hiện trong 2 năm (2010,
2011) với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và tiến hành thu thập số liệu
thông qua điều tra, phỏng vấn ở 10 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Trong
khuôn khổ đề tài này, 2 cuốn sách chuyên khảo đã đƣợc xuất bản. Cuốn
“Logistics – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” (Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế quốc dân, 2011) gồm 26 báo cáo tập trung vào các nội dung
cơ bản: các vấn đề lý luận cơ bản của logistics, cơ hội và thách thức đối với
sự phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, các quy định pháp lý liên quan đến
phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, cơ sở hạ tầng logistics ở Việt Nam,
chính sách phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, giải pháp phát triển dịch
vụ logistics ở Việt Nam…và cuốn “Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong tiến
trình hội nhập quốc tế” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 2012) với các nội
dung cụ thể nhƣ: khái niệm dịch vụ logistics, nội dung phát triển dịch vụ
logistics, hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ logistics của
quốc gia (giới thiệu chỉ số LPI của WB) và của doanh nghiệp, các nhân tố cơ
bản ảnh hƣởng đến sự phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam, quá trình
phát triển và thực trạng phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam, yêu cầu,
2
khả năng, quan điểm và giải pháp phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập.
Tiến sĩ Đinh Lê Hải Hà có đề tài “Phát triển logistics ở Việt Nam hiện
nay” đã tiếp cận logistics hiện đại từ giác độ vĩ mô và hệ thống logistics của
quốc gia. Đề tài đã phân tích và đánh giá khá đầy đủ và toàn diện thực trạng
phát triển của hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đề xuất
nhiều giải pháp mang tính đột phá nhƣ xây dựng Chiến lƣợc phát triển
logistics quốc gia và Phát triển toàn diện, đồng bộ kết cấu hạ tầng logistics
của nền kinh tế [20]
Trên mạng thông tin hiện có nhiều trang web tập trung viết về chủ đề
logistics. Đặc biệt đáng chú ý là trang web www.vlr.vn/vn của Hiệp hội
doanh nghiệp dịch vụ logistics và trang báo điện tử Diễn đàn doanh nghiệp
đều thƣờng xuyên cập nhật nhiều thông tin, những bài phân tích, bình luận
của những chuyên gia, nhà nghiên cứu về lĩnh vực logistics. Đề cập đến vấn
đề phát triển logistics ở cả tầm vi mô, trung mô và vĩ mô.
Tại Quyết định số 169/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt
Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam
đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Đề án đề cập nhiều đến phát triển
hệ thống kho bãi, kết nối giao thông và hình thành các trung tâm logistics tại
một số cảng biển trọng điểm quốc gia nhƣ Cảng Hải Phòng, Cảng Đà Nẵng và
Cảng thành phố Hồ Chí Minh [17].
Tiếp cận logistics dƣới giác độ vĩ mô là tầm logistics của cả quốc gia
hoặc một số quốc gia [6].
Tiếp cận giác độ trung mô cũng có những nghiên cứu về logistics liên
quan đến khái niệm cụm ngành công nghiệp. Trung tâm logistics thƣờng đƣợc
đặt ở gần các đầu mối giao thông vận tải lớn, kết nối nhiều phƣơng thức vận
tải hàng hoá khác nhau, thông thƣờng là cảng biển nƣớc sâu có vùng hấp dẫn
rộng lớn, cảng nƣớc sâu trọng điểm khu vực. Đặc biệt nổi bật trong vấn đề về
3
trung mô logistics có các vấn đề đƣợc ông Trần Sĩ Lâm đặt ra trong các
nghiên cứu của mình [10].
Tiếp cận logistics dƣới giác độ vi mô – logistics trong hoạt động của
doanh nghiệp - logistics kinh doanh. Logistics có thể đƣợc hiểu là một phần
của toàn bộ quá trình quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc lập kế hoạch,
thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả dòng chu chuyển và lƣu kho
hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan một cách hiệu quả từ điểm xuất
phát đến nơi tiêu dùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng [6].
2. Tính cấp thiết của đề tài
Cảng Vũng Áng là một cảng nƣớc sâu đƣợc quy hoạch là cảng tổng hợp
trọng điểm của nhóm cảng Bắc Trung Bộ, gắn liền với Khu kinh tế Vũng Áng
có tổng diện tích 22.781 ha. Cảng Vũng Áng có vùng hấp dẫn rộng lớn gồm
các tỉnh Bắc Trung Bộ, nƣớc bạn Lào và 7 tỉnh miền Đông Bắc Thái Lan.
Theo quan điểm về trung tâm logistics thì cảng Vũng Áng có đủ điều kiện để
phát triển trung tâm logistics và có tiềm năng thành trung tâm logistics có quy
mô lớn. Cơ quan quản lý cần có những nghiên cứu nhằm làm cơ sở tạo đà cho
sự phát triển logistics phát triển tƣơng xứng với tiềm năng đó [28].
Ban quản lý kinh tế Vũng Áng thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tƣ thuê
Công ty cổ phần tƣ vấn thiết kế cảng – kỷ thuật biển lập Quy hoạch chi tiết
phát triển Cảng Sơn Dƣơng – Vũng Áng và đã đƣợc Bộ trƣởng Bộ Giao
thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 137/QĐ-BGTVT ngày 07/1/2012.
Bản quy hoạch gồm bố trí hệ thống cầu cảng, luồng lạch, kho bãi, trung tâm
dịch vụ logistics và các hệ thống kết cấu hạ tầng khác có liên quan [1].
Tôi đã công tác tại Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh từ năm 2001 đến nay. Cảng
vụ hàng hải Hà Tĩnh là cơ quan trực thuộc Cục hàng hải Việt Nam thực hiện
chức năng Quản lý nhà nƣớc chuyên ngành hàng hải tại các cảng biển thuộc
địa phận tỉnh Hà Tĩnh.
4
Sau khi hoàn thành chƣơng trình học tập lớp đào tạo Thạc sĩ quản lý kinh
tế tại trƣờng Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, đồng thời tiếp cận với
một số công trình nghiên cứu về logistics, tôi nhận thấy logistics là một xu
hƣờng kinh tế trong tƣơng lai sẽ đóng góp vai trò quan trọng cho các DN sản
xuất và dịch vụ phát triển, là yếu tố quan trọng để các quốc gia, vùng miền
hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thịnh vƣợng và ngƣời tiêu dùng đƣợc
hƣởng lợi tối đa.
Cảng biển, nhất là cảng biển nƣớc sâu nhƣ Cảng Vũng Áng lại đóng vai
trò quyết định đối với sự phát triển của logistics. Cảng Vũng Áng là cảng
mới, logistics bắt đầu phát triển nên quản lý nhà nƣớc chuyên ngành hàng hải
về logistics còn nhiều bất cập. Đƣợc sự quan tâm hƣớng dẫn của Tiến sĩ
Nguyễn Hữu Sở, tôi đã lựa chọn luận văn "Quản lý Nhà nước chuyên ngành
hàng hải về logistics tại cảng Vũng Áng - Hà Tĩnh" để làm báo cáo tốt
nghiệp chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý kinh tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng Vũng
Áng - Hà Tĩnh.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt tới những mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng Vũng Áng có những cơ sở lý
luận và thực tiễn nào?
- Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng Vũng Áng hiện nay
nhƣ thế nào? Những tồn tại và nguyên nhân nào ảnh hƣởng xấu tới công tác
quản lý nhà nƣớc về logistics tại cảng Vũng Áng?
- Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc về logistics
tại cảng Vũng Áng?
5
5. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: Khu cảng Vũng Áng, chỉ tập trung vào khu vực bến
thƣơng cảng tổng hợp – container Vũng Áng (Loại trừ các cảng chuyên dụng
phục vụ riêng cho Tập đoàn Formosa, Nhiệt điện Vũng Áng)
* Về thời gian: Nghiên cứu các số liệu từ năm 2006 đến cuối năm 2013.
Đối với tƣơng lai, sử dụng các số liệu quy hoạch và dự báo đến năm 2020,
tầm nhìn đến 2030.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phƣơng pháp
nghiên cứu cơ bản. Trong từng nội dung cụ thể, tuỳ thuộc yêu cầu và điều
kiện nghiên cứu, luận văn sử dụng các các phƣơng pháp nghiên cứu khác
nhau để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung
gồm phƣơng pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, các phƣơng pháp
lịch sử, lôgic, toán, thống kê.
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua sách và các bài báo, tạp chí về
logistics; Các cổng thông tin điện tử của Chính phủ và các cơ quan; các trang
internet trong và ngoài nƣớc; Các thƣ viện; Các tài liệu chuyên khảo và giáo
trình về logistics và quản lý Nhà nƣớc nói chung và quản lý Nhà nƣớc chuyên
ngành hàng hải.
Kiểm tra dữ liệu: Các dữ liệu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau
đƣợc kiểm tra theo các tiêu thức về tính chính xác, tính thích hợp và tính cập
nhật (thời sự) bằng cách đối chiếu, so sánh để có đƣợc sự nhất quán, đảm bảo
dữ liệu phản ánh đƣợc nội dung phân tích với độ tin cậy cao và nguồn trích
dẫn rõ ràng.
7. Kết cấu nội dung luận văn
Lời mở đầu
Mục lục
Danh mục các cụm từ viết tắt
6
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về logistics và quản lý Nhà nƣớc
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển logistics và quản lý Nhà nƣớc về về
logistics tại cảng Vũng Áng.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc
chuyên ngành hàng hải với Logistic tại cảng Vũng Áng.
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Lời cảm ơn
7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LOGISTICS TẠI CẢNG BIỂN.
1.1. Tổng quan về logistics
1.1.1. Lịch sử phát triển của logistics
Từ logistics có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, logistikos, nghĩa là giỏi tính toán.
Từ này bắt nguồn từ nhu cầu của các đội quân cần đƣợc cung ứng vũ khí, lƣơng
thực, phƣơng tiện vận chuyển… trong chiến đấu. Logistics là việc tạo lập, quản lý
và điều khiển các nguồn lực nhằm hỗ trợ cho chiến lƣợc và chiến thuật. [6].
Cùng với thời gian, thuật ngữ logistics không chỉ đƣợc sử dụng trong lĩnh
vực quân sự mà còn đƣợc sử dụng sang nhiều lĩnh vực khác, trong đó có kinh tế
và kinh doanh. Trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, logistics cũng trải qua một
quá trình phát triển gồm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại có sự tiến
triển, thay đổi, bổ sung cả về nội hàm và ngoại diện của khái niệm này.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công
nghệ và xu thế toàn cầu hóa, ngƣời ta còn nhắc đến xu thế: logistics toàn cầu liên
quan đến dòng vận động của hàng hóa, thông tin và tiền tệ giữa các quốc gia.
Logistics thế hệ sau, nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến giai đoạn gọi là
logistics thƣơng mại điện tử (e – logistics) sẽ là xu thế tất yếu trong tƣơng lai
do sự phát triển của kỷ nguyên số nói chung và thƣơng mại điện tử nói riêng
đã phá vỡ các giới hạn về không gian và thời gian trƣớc đây trong kinh doanh,
thay thế nhiều kênh phân phối truyền thống bằng các kênh phân phối mới với
các yêu cầu cao về thời gian, chi phí, địa điểm,… [9].
1.1.2. Khái niệm về logistics
Cho đến nay vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất về logistics. Các khái
niệm logistics đƣợc đƣa ra dựa trên những góc độ và mục đích nghiên cứu
khác nhau, và đƣợc hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
8
1.1.2.1. Theo nghĩa rộng
- Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu
quả về mặt chi phí dòng luân chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán
thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin có liên quan từ điểm khởi
đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thoả
mãn nhu cầu của khách hàng. [6]
Theo định nghĩa này, logistics gắn liền với quá trình nhập nguyên liệu đầu
vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hoá và đƣa vào các kênh lƣu
thông, phân phối đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Ở đây có sự phân định rõ
ràng giữa các nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ nhƣ dịch vụ vận tải, giao nhận,
khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tƣ vấn quản lý… với
một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, ngƣời sẽ đảm nhận toàn bộ
các khâu trong quá trình hình thành và đƣa hàng hoá tới tay ngƣời tiêu dùng
cuối cùng.
1.1.2.2. Theo nghĩa hẹp:
Logistics đƣợc hiểu nhƣ là các hoạt động dịch vụ gắn liền với quá trình
phân phối, lƣu thông hàng hoá và logistics là hoạt động thƣơng mại gắn liền
với các dịch vụ cụ thể.
Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 (Điều 233) lần đầu tiên đƣa khái niệm
logistics vào luật đã quy định: "Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại,
theo đó thương nhân tổ chức một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng,
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác,
tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch
vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng
thù lao". Nhƣ vậy, theo nghĩa hẹp, chỉ định nghĩa logistics trong phạm vi một
số hoạt động cụ thể trong chuỗi cung ứng. [12]
Sứ mệnh của logistics là đƣa đƣợc đúng sản phẩm và dịch vụ tới đúng địa
điểm, thời gian và hoàn cảnh yêu cầu, đồng thời phải đem lại những đóng góp
9
lớn nhất cho doanh nghiệp. Và nhƣ vậy, hệ thống logistics sẽ đƣa lại cho công
ty 7 lợi ích (7 rights): đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lƣợng, đúng
điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng chi phí. [6]
Với góc độ là một khoa học, Nhóm nghiên cứu của GS.TS.NGƢT. Đặng
Đình Đào đã định nghĩa: Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng
hóa được tổ chức và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và
kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ… từ điểm khởi nguồn sản
xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo
cho quá trình sản xuất xã hội được tiến hành nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng
tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. [6, tr.16]
1.1.2.3. Ví dụ về dịch vụ logistics
Dƣới đây là ví dụ về dịch vụ logistics cho công ty May 10:
Công ty May 10 sản xuất và phân phối quần áo đi khắp nơi trong và ngoài
nƣớc, giao hàng đến tận nơi, đến tận giá bán hàng của các đại lý bán buôn,
bán lẻ, thu hồi sản phẩm hƣ hỏng, lỗi, bán thanh lý hàng hết mốt v.v
Những việc cơ bản họ phải làm hàng ngày là làm hợp đồng, đặt mua vải,
chỉ, cúc, khóa, đinh, dây v.v ở trong, ngoài nƣớc và sẽ ở nhiều nƣớc khác
nhau, nhiều thành phố khác nhau (không thể mua toàn bộ phụ kiện ở 1 nƣớc,
1 thành phố đƣợc vì giá cả, mẫu mã, chất lƣợng ở mỗi nơi sẽ có 1 ƣu thế, mỗi
1 sản phẩm sẽ dùng 1 loại phụ kiện đặc biệt hoặc 1 loại vải theo đúng chủng
loại của đơn hàng đó và sẽ phải mua nhiều loại ở nhiều thành phố khác nhau,
rồi sợ chiến tranh, thiên tai, )
Công việc vận hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng sẽ có những đơn
hàng theo lịch trình lập trƣớc gửi cho các công ty logistics đến giờ này, ngày
này, tháng này công ty May 10 sẽ cần bao nhiêu container vải của Italy, bao
nhiêu kg cúc của Hàn Quốc, bao nhiêu chỉ từ nhà máy trong Biên Hòa chuyển
ra để làm đơn hàng A trong bao nhiêu ngày, Căn cứ theo đơn đặt hàng đó
của May 10, công ty logistics lên kế hoạch và trao đổi cùng May 10 để quyết
10
định ngày nào thì nhập cái gì trƣớc, bằng đƣờng nào, có thể kết hợp hay ghép
hàng với đơn hàng khác hoặc của đơn vị khác hay không, v.v , mục đích
nhằm tiết kiệm tiền vận chuyển tối đa cho May 10, kịp tiến độ sản xuất hàng
ngày mà lại không mất nhiều chi phí lƣu kho (Công ty May 10 không thể có
điều kiện ghép hàng, không có hệ thống đại lý toàn cầu và có phƣơng án làm
tốt bằng công ty logistics đƣợc).
Nếu mọi việc đều suôn sẻ, công nhân không ai ốm, điện không bị mất,
không mƣa, không bão, không động đất, không thay đổi đơn hàng, kiểu dáng,
không thừa thiếu, không thay đổi giá cả, không có sự cạnh tranh, đổi nhà cung
cấp vv thì công ty logistics cứ làm theo yêu cầu đó và thu tiền.
Trƣờng hợp có những bất trắc do khách quan đem đến, May 10 buộc phải
nhập nguyên phụ liệu gấp để kịp sản xuất. Đây là lúc công ty logistics sẽ phải
đƣa ra phƣơng án tối ƣu cho khách hàng, đi bằng đƣờng biển, đƣờng bộ, tàu
hỏa, biển, đƣờng không hay phối hợp nhiều phƣơng thức để kịp cung cấp cho
May 10 sản xuất Vậy là các công ty logistics phải tham gia sâu hơn vào
công việc sản xuất kinh doanh của May 10.
Hàng chuẩn bị xuất xƣởng, kế hoạch phân phối đi nội địa bao nhiêu, nƣớc
ngoài bao nhiêu, cửa hàng này bao nhiêu sản phẩm, cửa hàng kia bao nhiêu
sản phẩm Công ty logistics sẽ lên kế hoạch đóng đơn nào, đi đâu trƣớc, có
thể có hàng lẻ, hàng container, hàng đi đƣờng bộ, hàng không Hàng
chuyển đến cảng đích rồi việc của công ty logistics lại tiếp tục làm thủ tục hải
quan, chuyển hàng đến kho phân phối hoặc chuyển trực tiếp đến từng cửa
hàng đặt sản phẩm hoặc đại lý bán hàng cho May 10 v.v
Công ty logisitcs có thể thu tiền, ghi lại báo cáo lƣợng hàng tiêu thụ, hàng
tồn, hàng đổi, bảo hành, yêu cầu chuyển thêm hàng vào ngày mai v.v cho
may 10 từ đó May 10 có kế hoạch sản xuất, phân phối, thu đổi, bảo hành,
khiếu nại nhà cung cấp vật liệu, và báo cho Công ty logistics kế hoạch. Thị
trƣờng này đang cần hàng này, không cần hàng kia, thị trƣờng này bán ế,
chuyển qua thị trƣờng khác để tiêu thụ hết hàng. Đơn nào còn đang nằm trong
11
kho, đơn nào đã ra thị trƣờng và nằm tại cửa hàng nào, ngày tháng nào thì
bán, cần xúc tiến đơn nào, loại gì. Tất cả, những sản phẩm của May 10 đang
nằm tại đâu, đất nƣớc nào, thành phố nào, kho hàng nào đều đƣợc công ty
logistics quản lý và cập nhật hàng ngày với May 10. Thậm chí các công việc
tìm kiếm mở rộng thị trƣờng phân phối tại các nƣớc, các yêu cầu, phản hồi từ
các đại lý bán hàng, từ công tác thị trƣờng, từ khách hàng, hãng vận tải
bằng các kênh cầu nối thƣơng mại trên toàn thế giới.
1.1.3. Đặc điểm chung của logistics
Thứ nhất, logistics là quá trình mang tính hệ thống, chặt chẽ và liên tục từ
điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
[6], [9]
Thứ hai, logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi hoạt
động liên tục từ hoạch định, quản lý thực hiện và kiểm tra dòng chảy của hàng hoá,
thông tin, vốn … trong suốt quá trình từ đầu vào cho đến đầu ra của sản phẩm. [6],
[9]
Thứ ba, logistics là quá trình hoạch định và kiểm soát dòng chu chuyển và
lƣu kho bãi hàng hoá và dịch vụ từ điểm đầu tiên tới khách hàng và theo ý
muốn của khách hàng. [6], [9]
Thứ tƣ, logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn
liên quan đến tất cả nguồn tài nguyên bao gồm vật tƣ, vốn, nhân lực, bao hàm
cả dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ….[6]
Thứ năm, logistics bao trùm cả hai góc độ hoạch định và tổ chức. Cấp độ
thứ nhất các vấn đề đƣợc đặt ra là vị trí. Cấp độ thứ hai quan tâm đến vận
chuyển và lƣu trữ. [6], [9]
Thứ sáu, logistics là quá trình tối ƣu hoá luồng vận động vật chất và thông
tin, tạo ra hiệu quả cả quá trình, cả chuỗi cung ứng. [9]
1.1.4. Phân loại logistics
1.1.4.1. Theo lĩnh vực hoạt động, logistics có thể được chia thành:
12
- Logistics trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh: hoạch định, thực thi và
kiểm soát dòng dự trữ, vận chuyển đầu vào và đầu ra có liên quan để sản xuất
có hiệu quả cao nhất nhờ tính chính xác, kịp thời, nhịp nhàng.
- Logistics sự kiện: tổ chức, sắp xếp lịch trình nhằm triển khai các
nguồn lực cho sự kiện đƣợc diễn ra một các hiệu quả và kết thúc tốt đẹp.
- Logistics dịch vụ bao gồm các hoạt động thu nhận, lập trình và quản
trị các điều kiện cần thiết nhằm hỗ trợ cho các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt
động kinh doanh.
1.1.4.2. Theo chủ thể tiến hành hoạt động logistics
- Logistics bên thứ nhất: (1PL) Các công ty sản xuất thực hiện các hoạt
động logistics bằng chính phƣơng tiện, thiết bị, con ngƣời của mình.
- Logistics bên thứ hai: (2PL) Công ty sản xuất và thuê ngoài các dịch
vụ logistics nhằm cung cấp thiết bị, phƣơng tiện, hay các dịch vụ cơ bản
nhằm giảm chi phí và vốn đầu tƣ.
- Logistics bên thứ ba: (3PL) (Logistics theo hợp đồng): Công ty sản xuất
ký hợp đồng với một công ty cung cấp dịch vụ logistics thay mặt mình thực hiện
các giao dịch với khách hàng, bao gồm việc quản lý và thực hiện hoạt động vận
tải và kho vận nhƣ một liên minh, thực hiện các hoạt động logistics, đồng thời
chia sẻ thông tin, rủi ro và loại ích theo một hợp đồng dài hạn.
- Logistics bên thứ tƣ (4PL) (Logistics chuỗi phân phối) Đây là phƣơng
thức đƣợc phát triển trên nền tảng của Logistics bên thứ ba nhằm tạo ra sự
đáp ứng dịch vụ, hƣớng về khách hàng và linh hoạt hơn. Logistics bên thứ tƣ
đƣợc xem là một điểm liên lực duy nhất, nơi thực hiện các việc quản lý, tổng
hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng Logistics bên thứ ba, cung cấp
các dịch vụ công nghệ thông tin và quản lý tiến trình kinh doanh trong suốt
chuỗi phân phối nhằm vƣơn tới thị trƣờng toàn cầu, lợi thế chiến lƣợc và các
mối quan hệ lâu bền [6], [9]
1.1.4.3. Theo tính chuyên môn hoá của doanh nghiệp logistics
13
- Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải: Bao gồm thứ nhất là các công ty
cung cấp dịch vụ vận tải đơn phƣơng thức, tức là những công ty chỉ cung cấp
một loại phƣơng tiện vận tải. Thứ hai là các công ty cung cấp dịch vụ vận tải
đa phƣơng thức, là những công ty cung cấp từ hai loại phƣơng tiện vận tải
khác nhau trở lên trong cả quá trình vận chuyển. Thứ ba là các công ty cung
cấp dịch vụ khai thác cảng, và thứ tƣ là các công ty môi giới vận tải.
- Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối: Bao gồm các công ty cung
cấp dịch vụ kho bãi, các công ty cung cấp dịch vụ phân phối.
- Các công ty cung cấp dịch vụ hàng hoá: Bao gồm các công ty cung cấp
dịch vụ môi giới khai thuế hải quan, các công ty giao nhận, gom hàng lẻ, các công
ty chuyên ngành hàng nguy hiểm, các công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển.
- Các công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành: Gồm các công ty
công nghệ thông tin, các công ty viễn thông, các công ty cung cấp giải pháp tài
chính, bảo hiểm, các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo [6].
1.1.4.4. Theo hướng vận động của dòng vật chất:
- Logistics đầu vào.
- Logistics đầu ra.
- Logistics ngƣợc: là quá trình thu hồi phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm và
tất cả các yếu tố khác phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng
có thể ảnh hƣởng đến môi trƣờng hoặc xử lý tái chế.
Ngoài các cách phân loại nói trên, ngƣời ta còn có thể phân loại đối
tƣợng hàng hoá nhƣ logistics ngành ô tô, hoá chất, hàng điện tử, dầu khí,
logistics tƣ liệu sản xuất, nông sản. Hoặc phân chia theo phạm vi: logistics
toàn cầu, logistics quốc gia, logistics thành phố. Phân loại theo không gian:
logistics tổng thể và logistics chuyên ngành hẹp.
1.1.5. Vai trò của logistics
1.1.5.1. Trên bình diện quốc gia.
14
Thứ nhất, logistics phát triển góp phần đƣa quốc gia trở thành một mắt
xích trong chuỗi giá trị toàn cầu, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế
thế giới.
Thứ hai, logistics phát triển góp phần mở rộng thị trƣờng, thƣơng mại
quốc tế, nâng cao mức hƣởng thụ của ngƣời tiêu dùng, góp phần làm chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế.
Thứ ba, dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong quá
trình phân phối và lƣu thông hàng hoá.
Thứ tƣ, logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu
chuẩn hoá hệ thống các chứng từ trong kinh doanh quốc tế.
Thứ năm, dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và tăng
cƣờng năng lực cạnh tranh quốc gia, logistics điện tử sẽ làm cho rào cản về
không gian và thời gian đƣợc giảm dần, các quốc gia xích lại gần nhau hơn
trong sản xuất và lƣu thông. [9]
1.1.5.2. Trên bình diện doanh nghiệp.
Thứ nhất, logistics góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, sử
dụng tiếp kiệm và hợp lý các nguồn lực, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản
xuất, tăng cƣờng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ hai, logistics đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm các yếu tố
đúng thời gian, đúng địa điểm, nên quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra theo
nhịp độ đã định, góp phần nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm, sử
dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thứ ba, logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Thứ tƣ, logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh
nghiệp thông qua việc thực hiện các dịch vụ lƣu thông bổ sung, tức là các
dịch vụ tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu phân phối và lƣu thông [6], [9].
15
1.1.6. Nội dung và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển logistics.
1.1.6.1. Nội dung cơ bản phát triển logistics .
- Phát triển hệ thống khoa học lý thuyết về logistics: phải thông thạo,
nắm vững về logistics để có thể nghiên cứu, ứng dụng và quản lý hiệu quả [6]
- Phát triển nguồn cung hàng hóa: Cung hàng hoá là tiền đề để logistics
phát triển, và ngƣợc lại, logistics thúc đẩy sản xuất phát triển. [6]
- Phát triển nguồn cung dịch vụ logistics [6], [9]
Dịch vụ logistics thƣờng phân chia thành 3 nhóm [24], [5] :
+ Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm: dịch vụ bốc xếp hàng hoá,
container; dịch vụ kho bãi và lƣu giữ hàng hóa; dịch vụ đại lý vận tải và đại lý
làm thủ tục hải quan; dịch vụ bổ trợ khác nhƣ xử lý lại hàng hóa bị khách
hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối
hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
+ Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải đƣờng biển, đƣờng thủy
nội địa, đƣờng hàng không, đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng ống.
+ Các dịch vụ logistics liên quan khác nhƣ dịch vụ kiểm tra và phân tích
kỹ thuật; dịch vụ bƣu chính; dịch vụ thƣơng mại bán buôn; dịch vụ thƣơng mại
bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lƣu kho, thu gom, tập hợp, phân loại
hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
- Phát triển thị trƣờng tiêu dùng dịch vụ logistics: có thể về mặt số
lƣợng, quy mô khách hàng, phát triển không gian địa lý ra các vùng các địa
phƣơng khác và ra cả thị trƣờng nƣớc ngoài. Có thể phát triển theo chiều rộng
và chiều sâu.
- Phát triển kết cấu hạ tầng logistics
Kết cấu hạ tầng logistics có thể đƣợc hiểu là tổng thể các yếu tố vật
chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động logistics nói
chung và các dịch vụ logistics nói riêng diễn ra một cách bình thƣờng.
+ Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải