Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nâng cao chất lượng múa hát tập thể cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.5 MB, 22 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng
Múa hát tập thể là một hoạt động vô cùng hấp dẫn và không thể thiếu đối
với các em nhỏ, đặc biệt là các em học sinh tiểu học. Nếu như ở cấp mầm non,
việc học hát, học múa tạo cho các bé hứng khởi, thích thú thì ở tiểu học nó sẽ
phải được bồi đắp thêm lòng yêu thích, sự ham muốn khám phá và hiểu biết về
âm nhạc cũng như tác dụng của việc múa hát tập thể.
Trong trường tiểu hoạt động múa hát tập thể chiếm một vị trí nhỏ nhưng
quan trọng trong các hoạt động chung của nhà trường. Nhờ tính chất phong trào
cộng đồng, đơn giản, dễ tham gia mà hoạt động múa hát tập thể đã thu hút được
các em, góp phần giáo dục toàn diện cho các em, làm thăng bằng, hài hoà các
hoạt động của trẻ em .
Mục đích của việc dạy múa hát tập thể trong trường tiểu học là dạy những
bài hát phù hợp với lứa tuổi của các em và theo đúng chủ đề, chủ điểm từng
năm, từng đợt thi đua …
Sau giờ học các môn văn hoá khoa học tự nhiên…có phần căng thẳng,
học sinh được múa, hát, vui chơi đó là điều kiện tốt nhất cho các em được thư
giãn, lấy lại sự cân bằng về tâm lý để tiếp thu tốt hơn trong các giờ học tiếp
theo, ngoài ý nghĩa trên, hoạt động múa hát tập thể còn góp phần tích cực giúp
học sinh ôn luyện, củng cố những kiến thức, kĩ năng âm nhạc đã học ở các giờ
chính khoá. Hơn nữa, trong nhà trường, hoạt động âm nhạc múa hát tập thể là cơ
sở để duy trì phong trào văn hoá văn nghệ, và nề nếp của học sinh, xây dựng
những hình thức sinh hoạt tập thể lành mạnh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi
Học sinh được tham gia vào các chương trình hoạt động như vậy, với các em
còn nhút nhát, thiếu tự tin sẽ thêm lạc quan, mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động,
hoà nhập trong cộng đồng.
Hoạt động múa hát tập thể còn là môi trường thuận lợi để học sinh phát
huy tinh thần đoàn kết, gắn bó, thi đua giữa các lớp. Qua đó, giáo viên có thể

1


tiếp tục đánh giá năng lực của từng em. Từng lớp. Mặt khác, có thể phát hiện
những học sinh có năng khiếu âm nhạc, cũng như khả năng chỉ huy, hướng
dẫn… để có biện pháp bồi dưỡng hạt nhân tiêu biểu làm nòng cốt cho các phong
Như vậy, tổ chức hoạt động âm nhạc ngoại khoá luôn hướng tới giáo dục
đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh , hình thành ở các em
Thông qua nội dung bài hát, múa và hoạt động kết hợp với âm nhạc, giáo
dục trẻ có tình cảm trong sáng, lành mạnh, làm phát triển trí tuệ, làm cho tinh
thần cũng như đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú .
Chính vì thế, đòi hỏi giáo viên phải biết tìm tòi học hỏi và có sự quan tâm
nghiên cứu để chất lượng hoạt động múa hát tập thể tốt hơn. Và đấy cũng là lí
do mà tôi nghên cứu kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng múa hát tập thể cho
học sinh tiểu học”
2. Ý nghia của giải pháp mới
Xác định vai trò hoạt động múa hát tập thể, ý nghĩa của việc múa hát tập
thể đối với học sinh tiểu học để cung cấp cho các em một số bài múa hát và các
động tác vận động phụ họa cho bài hát mà các em thể hiện khi sinh hoạt tập thể,
hay múa hát giữa giờ , giúp các em hứng khởi hơn, yêu thích hơn, hiểu biết hơn
khi khi múa hát tập thể.
3. Phạm vi nghiên cứu
Các bài hát múa có trong chương trình công tác Đội và phù hợp với lứa
tuổi của các em.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Cơ sở lí luận
Với nhiều năm làm công tác Tổng phụ trách Đội và tìm hiểu phương pháp
cũng như kinh nghiệm của một số đồng nghiệp tôi thấy phần lớn các giáo viên
tổng phụ trách còn hoạt động một cách dập khuôn, máy móc, hời hợt thậm chí
không chú ý đến việc hướng dẫn cho các em múa hát tập thể. Nhiều giáo viên
còn loay hoay không biết sử dụng các động tác múa nào, bài hát nào cho phù
hợp


2
Vì vậy học sinh chỉ múa hát qua loa, có em còn không thuộc lời của bài
hát mình đang múa, có em chỉ giơ tay múa qua loa, thậm chí có em còn rất lúng
túng và tỏ ra không thích múa hát.
Xảy ra điều đó chúng ta không thể đổ lỗi cho các em được mà do chính
giáo viên tổng phụ trách chúng ta chưa thực sự quan tâm và sáng tạo, động viên
khích lệ các em.
2. Cơ sở thực tiễn
Đây là vấn đề cần được quan tâm và khắc phục để giúp các em tự nhiên
hơn, thể hiện được tinh thần gắn bó đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong
sinh hoạt tạp thể cũng như trong học tập.
Vì thế, trong quá trình giảng dạy và hoạt động đội tôi đã gần gũi, trao đổi
với các em tôi thấy hầu như các em đều rất thích múa hát tập thể, vào giưa giờ ,
Nhưng khi tôi yêu cầu các em trình bày một bài múa hát tập thể thì các em đều
tỏ thái độ nhút nhát, không tự tin.
Từ những hạn chế đó tôi đã đi sâu vào nghiên cứu để nâng cao chất
lượng hoạt động múa hát tập thể cho các em.
3. Các biện pháp tiến hành
- Trên thực tế giảng dạy và hoạt động tôi đã chịu khó học hỏi kinh nghiệm
của một số đồng nghiệp, đồng thời gần gũi học sinh tìm hiểu những vướng mắc
mà các em mắc phải khi khi tham gia múa hát tập thể. Từ đó tôi dã đi vào khảo
sát thực tế và nghiên cứu rồi thực nghiệm đối với các em
4. Thời gian tạo ra giải pháp
- Bắt đầu nghiên cứu từ tháng 9 năm 2006 và hoàn thành vào tháng 9 năm
2007.
- Áp dụng vào hoạt động từ năm học 2007- 2008 đến nay
.
* *

3

B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
Quá trình hướng dẫn các em múa hát tập thể phải có phương pháp và làm
việc tích cực, chủ động, khoa học, sáng tạo cho học sinh. Vì vậy giáo viên phải
tổ chức cho các em vận động thường xuyên, luôn tạo cho các em sự hứng khởi,
lôi cuốn các em vào hoạt động, tuy nhiên để tổ chức cho các em biết vận động
múa hát tập thể đều đẹp, giáo viên tổng phụ trách cần xác định được bài hát nào
phù hợp với lứa tuổi, theo chủ đề các động tác kết hợp vận động phụ họa cho
học sinh như thế nào?,cần tổ chức hoạt động như thế nào? Do đó giáo viên tổng
phụ trách phải chủ động tổ chức hướng dẫn học sinh theo từng bài và luôn luôn
động viên khuyến khích các em khi múa cần phải hát hòa theo.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Mô tả giải pháp của vấn đề
a. khảo sát thực tế đối với học sinh
Với thuận lợi là giáo viên âm nhạc trực tiếp giảng dạy ở tất cả các khối lớp,
do đó tôi tranh thủ khảo sát về tình hình múa hát tập thể của các em trong
từng khối một cách dễ dàng.
- Nội dung khảo sát như sau:
Cả lớp hãy đứng lên và trình bày một bài múa hát tập thể mà các em vẫn
thường xuyên thực hiện vào giớ ra chơi và những buổi sinh hoạt tập thể.

4
Kết quả khảo sát như sau:
Khối
Lớp
Sĩ số
Múa hát đều, đẹp
Múa đều nhưng
chưa thành thạo
lời ca

Múa chưa đều, chưa
thuộc lời ca
SL % SL % SL %
1 140 40 70 30
2 136 50 70 26
3 120 45 50 25
4 128 50 50 28
5 110 60 40 10
b.Đánh giá kết quả khảo sát:
- Nhìn vào kết quả khảo sát tôi thấy chất lượng rất thấp.
- Khi lên trình bày các em còn rất lúng túng, ngại ngùng. Có những em còn
không thực hiện được yêu cầu nào.
- Đặc biệt có những em biểu hiện sự không thích.
Vậy tồn tại là do đâu? Do giáo viên tổng phụ trách hay do học sinh?
Theo quan điểm của cá nhân tôi thì nguyên nhân chính vẫn là do giáo viên
tổng phụ trách chúng ta chưa tạo được không khí gần gũi, tự nhiên sự sáng tạo
và tinh thần hăng hái biểu diễn của các em.
Là một giáo viên tổng phụ trách trong thời đại mới chúng ta cần phải biết
áp dụng phương pháp đổi mới, biết sáng tạo và sử dụng linh hoạt triệt để
phương pháp đổi mới đó, chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi, xóa đi khoảng cách
với các em thì chất lượng sẽ tốt hơn.

5
Khi nắm được các ưu điểm và hạn chế trên tối đã nghiên cứu và sáng tạo
thêm, để giúp các em thể hiện một bài hát múa hoàn thiện. Tạo cho các em niềm
yêu thích khi được trình diễn một mình cũng như cả tập thể phát triển khả năng
tư duy, trí nhớ và sự đoàn kết của các em.
Để thực hiện được tốt vấn đề trên người giáo viên tổng phụ trách phải
thực sự chuyên tâm và đầu tư thời gian. Không nên coi nhẹ việc múa vận động
phụ họa cho bài hát, không phải chỉ cho các em múa hát theo kiểu bắt chước, đại

khái…mà cần cho các em biết múa hát tập thể một cách thường xuyên, đều, đẹp.
Đối với học sinh, giáo viên tổng phụ trách cần cho học sinh biết khi vận
động phụ họa cần đạt được những yêu cầu sau:
- Khám phá được hình tượng đặc sắc qua lời ca và giai điệu của bài hát.
- Biết được thái độ tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm vào bài hát đẻ kết
hợp múa phụ họa được phù hợp với bài hát.
Ngoài ra giáo viên còn cần hướng dẫn cho các em một số kĩ năng cơ bản khi
vận động phụ họa như:
- Khi nhún chân theo nhịp thì phải nhịp nhàng.
- Khi múa mắt phải nhìn theo hướng tay đưa, nét mặt phải vui tươi, cổ và
đầu hơi nghiêng theo động tác múa.
Khi có được các kĩ năng đó các em sẽ tự tin hơn và muốn được thể hiện
hơn
1. Chọn bài hát:
Chọn những bài thích hợp với lứa tuổi, theo chủ đề, chọn những bài
hát vui tươi, hồn nhiên, dễ hát, dễ thuộc mang tính yêu nước, ca ngợi Đảng,
Bác Hồ, anh hùng dân tộc, Đội
VD: B i: à
- Tuổi thần tiên
- Hành khúc Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh
- Tiếng chuông và ngọn cờ

6
- Đội ta lớn lên cùng đất nước
- Hoa thơm dâng Bác…
2. Chuẩn bị tập hát:
Nên in sẵn bài hát để phát cho học sinh
Cho một trò chơi hay một động tác thư giãn trước khi tập.
Yêu cầu tất cả phải im lặng và tập trung cao.
Lựa chọn đội tuyên truyền măng non làm lòng cốt và một số em có năng

khiếu ở các lớp tập cho các em thuộc trước các bài hát, để khi về lớp các
em có thể cho các bạn hát ôn lại.
3. Tập hát:
- Giáo viên tổng phụ trách hát mẫu bài hát một vài lần thật đúng nhịp
điệu và rõ ràng.
Ngắt ra từng đoạn ngắn và tập từng câu. Mỗi câu tập 2-3 lần cho thuộc
rồi mới sang câu khác.
Từ câu thứ hai trở đi, mỗi khi tập xong một câu thì hát lại từ câu đầu
cho bài hát được liên tục.
Để ý nghe chỗ nào sai thì sửa ngay, vì khi quen rồi thì rất khó sửa, khi
nào hát đúng mới sang câu khác.
Khi đã tập hết bài thì phân nhịp bằng cách cho vỗ tay.
Tập xong nên kiểm tra từng khối.
Nhắc người học hát nên học thuộc lòng, đừng nhìn vào giấy.
Yêu cầu hát lớn và mạnh dạn để tạo bầu không khí.
Sự khéo léo của người hướng dẫn
- Kiên nhẫn, không nóng vội, tập kỹ từ đầu để em nào cũng có thể hát
được.
- Đừng tập quá nhanh, lướt qua những câu chưa thuộc.

7
- Luôn luôn khuyến khích mà không chế diễu người hát kém hay có
chất giọng “đặc biệt”.
4. Chuẩn bị tốt các động tác múa phụ họa cho bài hát
Đây là khâu rất quan trọng vì nó góp phần vào sự thành công của giáo viên
khi hướng dẫn các em, bởi khi đã chuẩn bị tốt thì giáo viên sẽ thấy tự tin hơn,
tiết kiệm được thời gian, học sinh được hoạt động nhiều hơn. Rất nhiều giáo
viên tổng phụ trách coi nhẹ khâu này vì vì cho rằng không quan trọng, nên khi
hướng dẫn cho học sinh giáo viên còn lúng túng, cứng nhắc, nhàm chán. Do đó
giáo viên cần biên soạn các động tác phụ họa sao cho phù hợp nhưng rễ nhớ, rễ

thực hiện mà nhìn vẫn đều, đẹp mắt rồi thực hiện thành thạo, để khi biểu diễn và
hướng dẫn cho các em được tốt hơn.
Lưu ý: Hướng dẫn thành thạo cho đội múa mẫu, để khi tập các em đứng ở
trước hàng làm mấu cho các bạn múa theo.
5. Trình bày mẫu cho học sinh
Để giúp các em định hình được các động tác phụ họa thì giáo viên cần phải
thực hiện tốt khâu này. Vì các em luôn coi thầy cô là mẫu chuẩn nhất cho các
em noi theo. Tuổi các em còn nhỏ nên sự sáng tạo của các em còn hạn chế, do
vậy các em sẽ lấy mẫu của giáo viên làm chuẩn, hầu như các em đều muốn bắt
trước và thể hiện giống cô giáo. Vì thế để tạo hứng thú và thu hút sự chú ý của
các em giáo viên phải coi mình như một ca sĩ đang trình diễn trên sân khấu cho
các khán giả nhỏ tuổi xem.
6. Hướng dẫn từng động tác cho từng câu hát.
Đây là bước các em bắt đầu được thực hành, giáo viên cho các em đứng dậy
và bắt đầu hướng dẫn từng câu cho các em. Từ động tác kết hợp giữa chân-tay-
đầu-ánh mắt-nét mặt phải kết hợp nhịp nhàng như thế nào để các em thể hiện
không bị sai và nhỡ nhịp.
Sau đó mở băng, đĩa nhạc ghi sẵn bài hát cần múa và cho đội tuyên truyền
măng non đứng lên phía trên thực hiện mẫu để các bạn học sinh toàn trường
nhìn và cùng thực hiện theo

8
* Giáo viên, tổng phụ trách lúc này sẽ là người chỉ huy, hướng dẫn và uốn nắ
cho các em.
Đội múa mẫu phải thuộc kỹ điệu múa, không ngập ngừng
Nhắc các em những chỗ khó.
Tập kỹ những động tác của từng câu, từng đoạn, sửa ngay nếu thấy sai.
Như cách tập hát, sau mỗi đoạn chúng ta nên quay lại từ đầu để cho bài
múa được liền lạc.
Thoải mái và tự nhiên trong các động tác.

Giáo viên tổng phụ trách cần lưu ý: Các hoạt động của chúng ta nếu chỉ mang
tính cá nhân, không có tính tập thể trong sự phối, kết hợp công việc với các tổ
chức khác trong nhà trường sẽ rất khó thành công. Trong các hoạt động trên, nếu
khéo léo phối hợp chặt chẽ với người phụ trách công tác Đoàn, giáo viên chủ
nhiệm và các giáo viên bộ môn khác chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt
7. Kiểm tra uốn nắn, động viên.
Đây là bước cũng rất quan trọng. Như chúng ta thấy dù làm bất cứ việc gì
cũng chờ đến sự đánh giá kết quả. Các em cũng vậy, khi hát và trình diễn xong
đều muốn lắng nghe sự đánh giá, nhận xét của cô giáo.
Chúng ta ai cũng thích khen nữa là các em tuổi còn nhỏ thì khen lại càng cần
thiết hơn.
Do đó khi sửa sai, uốn nắn hoặc nhận xét học sinh, giáo viên phải hết sức
khéo léo, đừng bao giờ nói chê rằng em này, lớp này múa xấu quá, không đúng
hay không đẹp ,hát không hay không đúng v.v… Nếu chúng ta nhận xét như thế
thì các em sẽ cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, không có hứng thú để sửa sai, uốn
nắn nữa.
Chúng ta có thể nhận xét như thế này:
Em thể hiện như thế là gần được rồi, em chỉ cần sửa một chút nữa là rất
tốt, hoặc một số động tác của em chưa được đều, đẹp cùng các bạn, em cần
phải chú ý hơn nữa nhé. Nếu nói như vậy các em sẽ có hứng khởi muốn được
thể hiện lại một lần nữa cho tốt hơn để được cô và các bạn khen nhé!

9
Tổng phụ trách phải thường xuyên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tranh
thủ các tiết sinh hoạt lớp, giờ truy bài cho các em ôn luyện, củng cố thì hiệu quả
sẽ tốt hơn.
Hoặc tổng phụ trách có thể tranh thủ kết hợp với các thày cô dạy bộ môn thể
dục để kiểm tra uốn nắn cho các em…
Lưu ý: Khi uốn nắn cho các em, giáo viên tổng phụ trách phải làm mẫu lại
các động tác cần sửa để các em nhận thấy.

Đặc biệt giáo viên luôn động viên khuyến khích các em mạnh dạn hơn, tạo
cho các em không khí thoải mái, cần chú ý đến những em nhút nhát không có
khiếu múa hát. Phải tăng cường khiểm tra để cho tất cả các em, em nào cũng
được tham gia. Việc cho các em có năng khiếu, trình bày tốt làm mẫu trước lớp
là rất cần thiết vì các em sẽ gây được hứng thú và sự thi đua cho các bạn.

Hướng dẫn cụ thể một số bài múa hát tập thể được áp dụng tại trường
1. Bài: Tuổi thần tiên
Sáng tác: Trương Quang Lục
Lời 1:
Như những cánh chim tung bay xa, giữa trời lồng lộng xanh bao la,
chúng em về đây cất cao muôn ngàn tiếng ca.Tựa những cánh hoa xinh thơm
hương, khắp mọi nẻo đường trên quê hương, chúng em về đây ngàn hoa đẹp tô
ánh dương. Tuổi thần tiên, tuổi của chúng em, vòng tay ấm êm dìu em bước lên
tung bay khắp miền. Tuổi thần tiên, tuổi của chúng em, bình minh tươi thắm rộn
ràng nơi nơi tuổi thần tiên sáng ngời.
Lời 2:
Em đã lớn lên trên quê hương thắm tình dạt dào bao yêu thương, sống
trong vòng tay thiết tha thắm nồng sắc hương. Tổ ấm chúng em bao thân quen
mái trường bạn bè luôn bên em, với bao tình thương tuổi em giờ khôn lớn thêm.
Tuổi thần tiên, tuổi của chúng em, bình minh tươi thắm rộn ràng nơi nơi tuổi
thần tiên sáng ngời.

10
Ở bài hát này, mỗi lời gồm 4 câu hát chúng ta áp dụng những động tác múa phụ
họa sau cho cả 2 lời.
Câu hát 1 : Như những cánh chim tung bay xa, giữa trời lồng lộng xanh bao la,
chúng em về đây cất cao muôn ngàn tiếng ca.
Hai tay giơ lên cao dan chéo nhau theo nhịp kép, bật gót chân theo nhịp tay.
Câu hát 2: Tựa những cánh hoa xinh thơm hương, khắp mọi nẻo đường trên

quê hương, chúng em về đây ngàn hoa đẹp tô ánh dương
Đưa tay phải từ dưới lên ngang vai rồi lắc cổ tay như bông hoa đang rung rinh
trước gió sau đó để nguyên và tay trái thực hiện như vậy

11
, chúng em về đây ngàn hoa đẹp tô ánh dương
Áp hai tay vào ngực sau đó tung lên trên cao và từ từ hạ xuống
Câu hát 3: Tuổi thần tiên, tuổi của chúng em, vòng tay ấm êm dìu em bước lên
tung bay khắp miền
Áp hai tay vào gần má sau đó vỗ theo nhịp bên trái rồi qua phải sau đó vòng tay
qua ngực đưa lên cao rồi từ từ hạ xuống

12
Câu hát 4: Tuổi thần tiên, tuổi của chúng em. Bình minh tươi thắm rộn
ràng nơi nơi tuổi thần tiên sáng ngời
Áp hai tay vào gần má sau đó vỗ theo nhịp bên trái rồi qua phải, sau đó hai tay
vòng lên phía trước ngực rồi đưa lên cao và lắc đều cổ tay.
2. Bài: Hoa thơm dâng Bác
Sáng tác: Hà Hải
Những cháu ngoan Bác Hồ khăn quàng bay rực rỡ, như những bông hoa
thơm hoa đẹp trăm miền. Cùng về đây khoe sắc thắm, cùng về đây ngát hương
thơm, bông hoa nghìn việc tốt, bông hoa học hành chăm, bông hoa chi đội

13
mạnh. Để xứng đáng mang tên cháu ngoan Bác Hồ là những bông hoa thơm
kính dâng Bác Hồ.
Những chiếc khăn thắm hồng mang niềm tin rực cháy, như nhắc em ghi
sâu 5 điều Bác dạy. Vì ngày mai luôn phấn đấu, vì ngày mai hãy vươn lên. Thi
đua nghìn việc tốt, thi đua học hành chăm, thi đua xây dựng Đội, để xứng đáng
mang tên cháu ngoan Bác Hồ, là những bông hoa thơm kính dâng Bác Hồ.

Câu hát 1: Những cháu ngoan Bác Hồ khăn quàng bay rực rỡ, như
những bông hoa thơm hoa đẹp trăm miền.
Hai tay để ngang ngực rồi từ từ đưa lên cao tung ra hai bên và hạ xuống
chân bước đều tại chỗ theo phách( thực hiện 2 lần)
Câu hát 2: Cùng về đây khoe sắc thắm, cùng về đây ngát hương thơm
Hai tay để trước ngực vỗ đều theo tiết tấu chân dậm đều tại chỗ theo
phách

14
Câu hát 3: Bông hoa nghìn việc tốt, bông hoa học hành chăm, bông hoa
chi đội mạnh
Hai tay giơ lên cao rồi cùng ngả về hai bên phải, trái theo nhịp đồng thời
chân kiễng nhún theo.
Câu hát 4: Để xứng đáng mang tên cháu ngoan Bác Hồ là những bông
hoa thơm kính dâng Bác Hồ
Hai tay để ngang ngực từ từ đưa lên cao và lắc đều cổ tay ( làm 2 lần)
3. Bài: Hành khúc Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Sáng tác: Phong Nhã

15
Nghe chăng câu hát chúng em anh Kim Đồng ơi! Rộn vang cờ tháng tám
sáng ngời. Màu cờ tranh đấu thắm đẹp khăn quàng đỏ. Rực hồng trên đất nước
tự do. Đi trong nắng mới những lá cờ đội bay phất phới.Tổ Quốc yêu thương
mong chúng em mau trưởng thành. Lòng tự hào, nguyện xứng đáng với danh
hiệu quanh vinh. Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh
Bao nhiêu sao sáng bấy nhiêu anh hùng vì dân mà Bác Hồ ngôi sao sáng soi vô
ngần. Cuộc đời của Bác sáng ngời người Công sản. Nguyện làm theo lời Bác
dạy khuyên. Quê hương yêu dấu,bắc nam chung một dòng máu.Đoàn kết bên
nhau,đàn cháu ngoan của Bác Hồ.Vì ngày mai bao tươi sáng, nhớ lời thề đinh
ninh.Nguyện xứng cháu của Bác Hồ Chí Minh

Câu hát 1: Nghe chăng câu hát chúng em anh Kim Đồng ơi! Rộn vang cờ tháng
tám sáng ngời
Tay phải giơ lên cao và lắc đều cổ tay theo phách sau đó cuôn bàn tay theo động
tác “hái đào” rồi từ từ hạ tay xuống
Câu hát 2: Màu cờ tranh đấu thắm đẹp khăn quàng đỏ.Rực hồng trên đất nước
tự do
Làm ngược lại với câu hát 1. Tay trái giơ lên cao và lắc đều cổ tay theo phách
sau đó cuôn bàn tay theo động tác “hái đào” rồi từ từ hạ tay xuống.
Câu hát 3:. Đi trong nắng mới những lá cờ đội bay phất phới.Tổ Quốc yêu
thương mong chúng em mau trưởng thành
Vòng hai tay lên cao cùng ngả về bên trái, bên phải theo nhịp
Câu hát 4:. Lòng tự hào, nguyện xứng đáng với danh hiệu quanh vinh. Đội
Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh
Vòng hai tay qua trước ngực tung lên cao từ từ hạ tay xuống và đưa tay phải về
vị trí chào cờ theo kiểu Đội.
4. Bài hát: Đội ta lớn lên cùng đất nước
Sáng tác: Phong Nhã

16
Đất nước muôn ngàn yêu dấu đang dợp bóng cờ
Khắp nơi tưng bừng liên hoan mừng non nước ta
Đội ta đi trống rung vang lừng đất trời
Gió tung khăn quàng phấp phới như muôn ngàn hoa
Ta lớn lên cùng đất nước, như các con sống trong lòng mẹ cha
Ta noi gương người đi trước, những tấm vinh quang của Đảng ta
Lớn lên xây dựng tổ quốc tươi thắm như hoa.
Câu hát 1 và 2:
Đất nước muôn ngàn yêu dấu đang dợp bóng cờ
Khắp nơi tưng bừng liên hoan mừng non nước ta
Hai tay giơ lên cao rồi cùng ngả về hai bên phải, trái theo nhịp kép đồng thời

chân kiễng nhún theo nhịp.
Câu hát 3 và 4:
Đội ta đi trống rung vang lừng đất trời
Gió tung khăn quàng phấp phới như muôn ngàn hoa
Để tay trước ngực và vỗ đều theo phách, chân đồng thời dậm theo
Câu hát 5: Ta lớn lên cùng đất nước, như các con sống trong lòng mẹ cha
Đưa hai tay so le về một phía rồi làm động tác “ Hái đào” qua phải rồi qua trái
Câu hát 6: Ta noi gương người đi trước, những tấm vinh quang của Đảng ta
Hai tay để ngang ngực rồi từ từ đưa lên cao tung ra hai bên và hạ xuống
chân bước đều tại chỗ theo phách
Câu hát 7: Lớn lên xây dựng tổ quốc tươi thắm như hoa.
Hai tay để ngang ngực từ từ đưa lên cao và lắc đều cổ tay

17
MỘT SỐ HÌNH ẢNH SAU KHI ÁP DỤNG KINH NGHIỆM
2. Phạm vi áp dụng
- Chuyên đề áp dụng cho học sinh tiểu học tại trường từ năm học 2007-
2008 cho tới nay.
- Áp dụng cho giáo viên tổng phụ trách đội.
3. Hiệu quả
Sau khi nghiên cứu tôi đã áp dụng vào hoạt động, tôi thấy các em yêu thích
múa hát tập thể hơn, tự tin hơn, thi đua và đoàn kết hơn, thể hiện rõ hơn cảm
xúc cuả bài hát mà tác giả muốn gửi gắm. Đặc biệt tạo thành thói quen cho các
em múa hát tập thể, giữa giờ .
4. Kết quả
Bằng phương pháp hướng dẫn học sinh múa hát tập thể tôi thấy chất lượng
học tập của các em nâng lên rõ rệt, các em tự nhiên hơn khi tham gia hoạt động,
các em tập chung hơn khi múa hát, đồng thời khả năng tư duy, tinh thần đoàn
kết, đồng đội của các em được nâng lên rõ rệt.
Sau khi hướng dẫn học sinh chuyên đề này tôi tiến hành khảo sát chất lượng

kết quả như sau:
Khối
Lớp
Sĩ số
Múa hát đều, đẹp
Múa đều nhưng
chưa thành thạo
lời ca
Múa chưa đều, chưa
thuộc lời ca
SL % SL % SL %
1 140 120 16 4
2 126 110 12 4

18
3 130 120 8 2
4 128 125 3 0
5 110 108 2 0
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Nhìn vào kết quả trên tôi thấy phấn khởi và yêu chuyên môn, nghiệp vụ
hơn nhiều, bởi với kinh nghiệm rất nhỏ của mình đã phần nào năng cao chất
lượng múa hát tập thể đối với học sinh trường tôi.
Điều đặc biệt là qua các lần kiểm tra, đánh giá của Hội đồng Đội huyện
Khoái Châu, Phòng giáo dục Đào tạo Huyện Khoái Châu liên đội trường tôi đều
được khen ngợi và đánh giá cao.
* *
*
C. KẾT LUẬN

19

1. Nhận định chung có tính bao quát của đề tài
Là giáo viên tổng phụ trách ở bậc tiểu học chắc hẳn chúng ta đều hiểu
rằng dạy múa hát tập thể, múa hát giữa giờ cho các em là nhằm tác động vào thế
giới tinh thần của các em giúp các em phát triển toàn diện hơn, yêu quý trường
lớp hơn, giúp các em cảm thấy “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Các em còn nhỏ nên kĩ năng vận động còn hạn chế vì vậy giáo viên phải
biết vận dụng những phương pháp tốt, những kinh nghiệm hay thì chắc chắn khả
năng vận động tinh thần tham gia múa hát tập thể của các em sẽ tốt hơn nhiều.
Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ của mỗi người được nâng cao
về mọi mặt, đặc biệt là các em học sinh tiểu học do đó tôi nghĩ mình cần phải cố
gắng nhiều hơn nữa để giảng dạy và tổ chức cho các em hoạt động ngày một tốt
hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi thu được trong quá trình làm công tác
Đội, chúng hoàn toàn có tính khả thi, phù hợp với điều kiện dạy học thực tế. Tôi
đã chia sẻ những kinh nghiệm này của mình với đồng nghiệp, họ cũng áp dụng
và thu được những kết quả tốt hơn trong công tác hoạt động đội. Nhờ thực hiện
những kinh nghiệm này, học sinh của chúng tôi đã rất tích cực tham gia hoạt
động múa hát tập thể thường xuyên vào các giờ ra chơi cũng như các ngày lễ lớn
một cách đẹp mắt và các em cũng ngày càng yêu thích hoạt động này.
Tôi mong muốn “ Rèn kỹ năng múa hát tập thể cho các em để nâng cao chất
lượng phong trào công tác đội trong nhà trường ”. Rất mong có sự giúp đỡ của
Ban giám hiệu, Phòng giáo dục, các đồng nghiệp để chuyên môn nghiệp vụ của
tôi thêm vững vàng.
2. Điều kiện áp dụng
Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi đã được áp dụng qua nhiều năm làm công tác
tổng phụ trách. Nay tôi xin đưa ra để các đồng chí tham khảo. Tuy nhiên muốn
các em yêu thích hoạt động múa hát tập thể thì:.
* Đối với giáo viên:
- Chuẩn bị kĩ các bài múa hát tập thể
- Tận dụng thới gian để các em được vận động thường xuyên.


20
- Hướng dẫn và uốn nắn cho các em.
- Luôn động viên khích lệ các em.
- Tăng cường, học hỏi đồng nghiệp.
- Lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp các chuyên viên để rút ra phương pháp
dạy tốt nhất.
- Cần sáng tạo trong công tác để hoạt động múa hát tập thể luôn hấp dẫn
đối với các em.
- Thường xuyên đọc, xem và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hoạt
động múa hát tập thể.
* Đối với học sinh :
- Yêu thích hoạt động múa hát tập thể.
- Biết nhận xét ưu, khuyết điểm của bạn trong hoạt động.
- Luôn đoàn kết, vui vẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
3. Hướng tiếp tục nghiên cứu
Đó là một trong những kinh nghiệm nhỏ của tôi. Tuy nhiên do năng lực
và thời gian có hạn nên chắc chắn tôi không tránh khỏi những sai sót tôi mong
muốn Ban giám hiệu, Phòng giáo dục và các đồng nghiệp tham khảo và góp ý
để tôi có được kết quả tốt hơn. Đồng thời trong quá trình công tác và hoạt động
tôi sẽ ham học hỏi để hoàn thiện hơn kinh nghiệm của mình.
4. Đề xuát kiến nghị
Để sáng kiến kinh nghiệm trên phát huy được hiệu quả cao hơn trong
hoạt động dạy múa hát tập thể cho học sinh Tiểu học. Tôi đề nghị Ban giám hiệu
trường tiếp tục trang bị những phương tiện dạy học cần thiết như: Hệ thống âm
thanh( loa, âm li, đầu đĩa, micro)…có chất lượng cao thuận lợi cho việc sinh
hoạt múa hát tập thể, giữa giờ cho các em học sinh.
MỤC LỤC

21

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………… 1
1. Thực trạng…………………………………………………………… 1
2. Ý nghĩa của giải pháp mới…………………………………………… 1
3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………… 2
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH…………………………………………….2
1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………2
2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………2
3. Các biện pháp tiến hành……………………………………………… 3
4. Thời gian tạo ra giải pháp…………………………………………… 3
B. NỘI DUNG
I. MỤC
TIÊU………………………………………………………………… 3
II.PHƯƠNG PHÁP TIẾN
HÀNH…………………………………………… 3
1. Mô tả phương pháp ……………………………………………….3
2. Phạm vi áp dụng………………………………………………….24
3. Hiệu quả……………………………………………………… 24
4. Kết quả……………………………………………………………24
C. KẾT LUẬN
1. Nhận định chung…………………………………………………26
2. Điều kiện áp dụng……………………………………………… 26
3. Hướng tiếp tục nghiên cứu………………………………………27
4. Điều kiện áp dụng……………………………………………… 27

22

×