Luật tố tụng hình sự Việt Nam Bài tập lớn học kì
LỜI NÓI ĐẦU
Trong BLTTHS có quy định đầy đủ các biện pháp cưỡng chế Nhà nước do cơ
quan tiến hành tố tụng tiến hành nhằm tạo điều kiện cho việc điều tra, truy tố, xét
xử đảm bảo tính trung thực, đúng người, đúng tội, không gây oan ức cũng như
không bỏ lọt tội phạm. Việc sử dụng những biện pháp này là cần thiết. Trong số
đó, biện pháp ngăn chặn tạm giam là biện pháp nghiêm khắc nhất, chiếm vị trí vô
cùng quan trọng trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự vì nó ảnh
hưởng trực tiếp tới quyền tự do, bất khả xâm phạm về thân thể của con người.
Chính vì lẽ đó, BLTTHS đã dành hẳn một chương để quy định một cách chặt chẽ
về vấn đề này để đảm bảo cho việc tạm giam phát huy một cách hiệu quả nhất
những mục đích của mình. Và cũng vì thế, em xin được chọn đề tài “Tạm giam
trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp
dụng” để được tìm hiểu rõ hơn về biện pháp ngăn chặn này.
Vũ Thành Đạt – QT33B052.Nhóm 2.3 Đề bài số 6
1
Luật tố tụng hình sự Việt Nam Bài tập lớn học kì
NỘI DUNG
I – Lý luận chung về biện pháp tạm giam:
1. Định nghĩa:
Biện pháp tạm giam được quy định tại Điều 88 BLTTHS 2003 gồm 4 khoản,
khoản 1 quy định về các trường hợp có thể áp dụng, khoản 2 quy định về các trường
hợp ngoại lệ, khoản 3 quy định về các cơ quan có thẩm quyền và khoản 4 quy định về
thủ tục tiến hành áp dụng biện pháp tạm giam. Để tìm hiểu về BPNC tạm giam, đã có
nhiều quan điểm khác, nhưng nhìn chung các quan điểm đã đưa ra được một lượng
kiến thức cơ bản về biện pháp tạm giam. Tuy nhiên các quan điểm này có những một
vài thiếu sót. Giáo trình luật TTHS Việt Nam trường Đại học Luật Hà Nội đã khái
quát vấn đề như sau:
“Tạm giam là BPNC trong tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Việt kiểm sát,
Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc
biệt nghiệm hay bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiệm trọng mà
Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù từ hai năm và có căn cứ để cho rằng người đó
có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội”.
Định nghĩa này đã đưa ra được đầy đủ các yếu tố để có thể hiểu được BPNC tạm
giam là gì. Thông qua những khái niệm đã phân tích, ta có thể thấy tạm giam là một
trong những BPNC có tính chất nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của
tố tụng hình sự và phải tuân thủ những quy định chặt chẽ của pháp luật. Đối tượng bị
áp dụng sẽ bị cách ly với xã hội trong một khoảng thời gian nhất định (quy định tại
Điều 120 BLTTHS 2003) và bị hạn chế một số quyền tự do của công dân.
2. Mục đích của biện pháp tạm giam:
Việc giải quyết một vụ án hình sự là một quá trình rất phức tạp từ khởi tố vụ án,
điều tra thu thập chứng cứ đến xét xử vụ án... Trong đó, quá trình điều tra vụ án đòi
hỏi các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải tiến hành nhiều biện pháp khác
nhau nhằm tìm hiểu, thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm và xác định người
phạm tội. Quá trình này không những đòi hỏi sự tích cực của điều tra `viên, kiểm sát
viên, thẩm phán mà còn cả sự hợp tác từ phía những người tham gia hoạt động tố
tụng khác, trong đó bị can, bị cáo là những người có đóng góp vai trò rất lớn. Tuy
nhiên, không phải bao giờ bị can, bị cáo cũng tham gia tố tụng và tự giác, hợp tác
Vũ Thành Đạt – QT33B052.Nhóm 2.3 Đề bài số 6
2
Luật tố tụng hình sự Việt Nam Bài tập lớn học kì
thực hiện đúng nghĩa vụ của mình mà có khi còn cố tình trốn tránh, hoặc gây cản trở
cho quá trình tiến hành tố tụng. Do đó, để ngăn chặn và phòng ngừa kịp thời tội
phạm, đảm bảo người phạm tội thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc có hành vi bỏ trốn gây
khó khăn, cản trở cho việc điều tra, truy tố cũng như xét xử thì pháp luật đã trao cho
các cơ quan có thẩm quyền quyền được áp dụng BPNC này. (Điều 79 BLTTHS
2003).
Ngoài ra, việc áp dụng BPNC tạm giam tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều
tra xử lý tội phạm. Việc áp dụng biện pháp này sẽ đảm bảo sự có mặt của bị cao, bị
cáo khi cần thiết để thu thập chứng cứ từ lời khai của bị cào vào bất cứ lúc nào nếu
thấy cần thiết mà không phải mất thời gian triệu tập nhiều lần, đồng thời cũng giúp
cho việc quản lý giảm sát bị can được chặt chẽ. Bên cạnh đó còn đảm bảo cho tính
chính xác, khách quan của hoạt động tố tụng như đảm bảo bí mật điều tra, không cho
bị cáo thông đồng khi khai báo, cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội cũng như xóa
dấu vết vụ án, không cho bị can, bị cáo đe dọa, cưỡng ép người làm chứng, người bị
hại...
3. Ý nghĩa của biện pháp tạm giam:
Trước hết, biện pháp tạm giam là biện pháp thể hiện ý chí, thái độ nghiêm khắc
của nhà nước trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm, củng cố tăng cường pháp
chếp XHCN. Biện pháp này sử dụng quyền uy của nhà nước để bắt buộc người phạm
tội phải tuân thủ các mệnh lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hạn chế đi một
số quyền công dân, cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định.
Tiếp đó, biện pháp tạm giam tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc để bảo đảm và
tôn trọng các quyền cơ bản của công dân. Đó là các quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và tài sản. Việc hạn chế một số
quyền của những người thực hiện hành vi tội phạm cũng đồng thời là việc bảo vệ lợi
ích của của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà bị hành vi đó xâm hại.
Cuối cùng, việc quy định các thủ tục cụ thể cho các chủ thể có thẩm quyền thực
hiện biện pháp tạm giam giúp bảo vệ cho các quyền của công dân được tôn trọng
ngay cả khi họ thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
II – Các quy định của BLTTHS về biện pháp tạm giam
1. Đối tượng và các căn cứ áp dụng:
Vũ Thành Đạt – QT33B052.Nhóm 2.3 Đề bài số 6
3
Luật tố tụng hình sự Việt Nam Bài tập lớn học kì
Đối tượng bị áp dụng BPNC tạm giam được quy định tại khoản 1 Điều 88
BLTTHS 2003 chỉ có thể là bị can, bị cáo. Trong đó có 2 loại đối tượng căn cứ vào
mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Đối tượng thứ nhất, đó là các bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng. Theo Điều 8 BLHS năm 1999 thì tội rất nghiêm trọng là những tội
có mức cao nhất của khung hình phạt đến 15 năm tù, tội đặc biệt nghiêm trọng có
mức cao nhất của khung hình phạt từ trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài yếu tố về mức độ tội phạm, việc áp dụng biện pháp tạm giam còn có điều kiện:
người thực hiện tội phạm là người đã bị khởi tố bị can hoặc người đã bị Thẩm phán ra
quyết đưa vụ án ra xét xử với tư cách là bị cáo.
Đối tượng thứ hai, đó là bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội tí
nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù từ trên 2 năm và có căn cứ để cho rằng
người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Vì vậy, nếu muốn áp dụng biện pháp tạm giam đối với những đối tượng này thì cơ
quan có thẩm quyền cần thỏa mãn 3 yếu tố:
Thứ nhất, người thực hiện tội phạm là bị can, bị cáo. Bởi trong BLHS còn quy
định những trường hợp người thực hiện tội phạm nhưng không phải là người phạm
tội, ví dụ như người thực hiện tội phạm là người không có hoặc bị hạn chế năng lực
hành vi, người thực hiện tội phạm trong tình thế cấp thiết…
Thứ hai, bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng mà
BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm. Theo như quy định trước đây thì mức hình
phạt phải trên 1 năm tù và tương ứng có 11 tội danh trong BLHS có khung hình phạt
cao nhất là trên 1 năm tù. Còn hiện nay, với quy định điều kiện để áp dụng BPNC
tạm giam hiện nay đã được nâng lên mức 2 năm tù. Tương ứng trong BLHS 1999 bao
gồm 16 tội danh có khung hình phạt cao nhất đến 2 năm tù, đó là các tội quy định tại
các điều: 94, 128, 129, 130, 148, 152, 159… Như vậy đối với các tội danh đã nêu, cơ
quan có thẩm quyền không được phép áp dụng BPNC tạm giam. Bên cạnh đó, đối với
những tội danh có thể có khung hình phạt cao hơn nhưng bị can, bị cáo chỉ bị truy tố
trong khung hình phạt là 2 năm thì cũng không được áp dụng biện pháp tạm giam. Đó
là các quy đinh tại khoản 1 Điều 96, khoản 1 Điều 105, khoản 1 Điều 110… BLHS
1999.
Vũ Thành Đạt – QT33B052.Nhóm 2.3 Đề bài số 6
4
Luật tố tụng hình sự Việt Nam Bài tập lớn học kì
Cuối cùng, có căn cứ để cho rằng người phạm tội có thể trốn hoặc cản trở việc
điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Hành vi bỏ trốn hoặc cản trở
việc đầu tra, truy tố, xét xử có thể được nhận biết vào thời điểm sau khi thực hiện
hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi có thể bỏ trốn, tiêu hủy, làm giả hoặc thay
đổi chứng cứ, xóa các dấu vết vụ án, bàn bạc nhau thông cung, trốn tránh pháp luật,
mua chuộc, dụ dỗ, lừa phỉnh, cưỡng ép người bị hại… dẫn đến nhiều khó khăn cho cơ
quan có thẩm quyền xác minh và làm rõ vụ việc. Hành vi có thể tiếp tục phạm tội có
thể được thể hiện qua các yếu tố nhân thân của các bị can, bị cáo là những phần tử
xấu, tái phạm, là những trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, côn đồ hoặc
cũng có thể là bị can, bị cáo đe dọa trả thù người làm chứng, bị cáo.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2003 quy định về các trường hợp không
được áp dụng biện pháp tạm giam mà phải áp dụng các biện pháp khác, đó là trường
hợp: những đối tượng là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng
tuổi; là người già yếu; người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng. Trừ trường hợp:
“a. Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b. Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm
tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử”.
2. Thẩm quyền ra quyết định tạm giam:
Khoản 3 Điều 88 BLTTHS 2003 ghi nhận về các cơ quan có thẩm quyền ra lệnh
bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì có quyền ra lệnh tạm giam (những chủ thể quy định
tại khoản 1 Điều 80 BLTTHS 2003).
- Viện trưởng, phó viện trưởng VKSND và VKS quân sự.
- Chánh án, phó chánh án TAND và Tòa án quân sự.
- Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó chánh tòa phúc thẩm TANDTC.
- Hội đồng xét xử.
- Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp. Riêng trong trường hợp
này, lệnh tạm giam phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Thời hạn VKS ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn là ba ngày kể từ
ngày nhận được lệnh tạm giam.
3. Thủ tục tạm giam:
Vũ Thành Đạt – QT33B052.Nhóm 2.3 Đề bài số 6
5
Luật tố tụng hình sự Việt Nam Bài tập lớn học kì
BPNC tạm giam là biện pháp nghiêm khắc nhất, đo dó có ảnh hưởng lớn đến đời
sống của người bị tạm giam. Do đó, thủ tục tiến hành tạm giam phải được tiến hành
đúng theo quy định của pháp luật (phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ của
người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị tạm giam; lí do tạm giam, thời hạn tạm
giam). Việc tạm giam phải có lệnh tạm giam, đồng thời lệnh này phải do người có
thẩm quyền kí. Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 88 BLTTHS 2003 thì lệnh tạm
giam của Cơ quan điều tra phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Không những thế, trước khi tiến hành tạm giam, “cơ quan ra lệnh tạm giam phải
kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị
tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị
tạm giam cư trú hoặc làm việc biết”.
4. Thời hạn tạm giam:
Theo quy định của BLTTHS 2003 thì tạm giam được áp dụng trong các giai đoạn:
Điều tra; truy tố; xét xử. Thời hạn tạm giam bị can, bị cáo được quy định theo những
căn cứ khác nhau phụ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng để bảo đảm cho cơ quan tiến
hành tố tụng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Cụ thể:
4.1. Giai đoạn điều tra:
Giai đoạn này có các loại thời hạn tạm giam sau:
* Thời hạn tạm giam và việc gia hạn tạm giam để điều tra được quy định tại
Điều 120 BLTTHS và phụ thuộc vào từng loại tội. Cụ thể:
Nếu tội phạm được điều tra là tội ít nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không
quá hai tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn một lần không quá một tháng. Trong
khi đó, Điều 119 BLTTHS quy định: “Thời hạn điều tra vụ án không quá hai tháng
đối với tội ít nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều
tra và có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng”. Như vậy, tổng thời
hạn điều tra một vụ án về tội ít nghiêm trọng là 4 tháng và tổng thời hạn tạm giam để
điều tra một vụ án về tội ít nghiêm trọng là 3 tháng.
Riêng đối với những vụ án về tội ít nghiêm trọng được áp dụng thủ tục rút gọn
thì thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố được quy định tại khoản 3 Điều 322
BLTTHS là không được quá mười sáu ngày.
Vũ Thành Đạt – QT33B052.Nhóm 2.3 Đề bài số 6
6
Luật tố tụng hình sự Việt Nam Bài tập lớn học kì
Nếu tội phạm được điều tra là tội nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không
quá ba tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá 2
tháng, lần thứ hai không quá một tháng. Trong khi đó, Điều 119 BLTTHS quy định:
“Thời hạn điều tra vụ án đối với tội nghiêm trọng không quá ba tháng, kể từ khi khởi
tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều tra và có thể được gia hạn điều tra hai lần,
lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng”. Như vậy, tổng
thời hạn điều tra một vụ án về tội nghiêm trọng là 8 tháng và tổng thời hạn tạm giam
để điều tra một vụ án về tội nghiêm trọng là 6 tháng.
Nếu tội phạm được điều tra là tội rất nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không
quá bốn tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá ba
tháng, lần thứ hai không quá hai tháng. Trong khi đó, Điều 119 BLTTHS quy định:
“Thời hạn điều tra vụ án đối với tội rất nghiêm trọng không quá bốn tháng, kể từ khi
khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều tra và có thể được gia hạn điều tra
hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng”. Như vậy, tổng thời hạn để điều tra một vụ án
về tội rất nghiêm trọng là 12 tháng và tổng thời hạn tạm giam điều tra một vụ án về
tội rất nghiêm trọng là 9 tháng.
Nếu tội phạm được điều tra là tội đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam
không quá bốn tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn ba lần mỗi lần không quá bốn
tháng. Và tại Điều 119 BLTTHS cũng quy định: “Thời hạn điều tra vụ án đối với tội
đặc biệt nghiêm trọng không quá bốn tháng, kể từ khi khởi tố vụ án hình sự cho đến
khi kết thúc điều tra và có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn
tháng”. Tổng thời hạn để điều tra một vụ án về tội đặc biệt nghiêm trọng là 16 tháng
và tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội đặc biệt nghiêm trọng cũng là
16 tháng.
Như vậy, trong số các loại tội phạm nêu trên chỉ có tội đặc biệt nghiêm trọng là
có tổng thời hạn tạm giam để điều tra bằng tổng thời hạn điều tra. Còn tội ít nghiêm
trọng, tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng là các tội có tổng thời hạn tạm giam
để điều tra ngắn hơn tổng thời hạn điều tra.
* Thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra được quy định tại khoản 4 Điều 121
BLTTHS như sau:
Vũ Thành Đạt – QT33B052.Nhóm 2.3 Đề bài số 6
7