ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A) TRONG
NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NHANH (FMCG) Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A)
TRONG NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NHANH (FMCG) Ở VIỆT NAM
TS. Nguyễn Việt Khơi
Tạp chí KTĐN số 63
Tóm tắt:
Đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động mua bán và sáp nhập
công ty (M&A) ở Việt Nam trong thời gian gần đây không thể không kể tới sự
tăng trưởng của các thương vụ M&A trong ngành hàng tiêu dùng nhanh
(Fast-Moving Consummer Goods - FMCG). Dường như bất chấp sự suy thối
kinh tế, ngành hàng tiêu dùng nhanh ln được các nhà đầu tư ưu ái thực
hiện các chiến lược thơn tính, sáp nhập để chiếm thị phần trong một thị
trường 90 triệu dân. Bài viết này sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá tổng
quan về tình hình hoạt động mua bán sáp nhập công ty trong ngành hàng
FMCG trong thời gian vừa qua cũng như nhận định một số xu hướng có thể
xảy ra trong thời gian tới.
Từ khoá:
FMCG Việt Nam; M&A Việt Nam; Ngành hàng tiêu dùng nhanh;
Mua bán sáp nhập tại Việt Nam.
Dẫn nhập
Trong những năm gần đây, tổng giá trị các thương vụ M&As ở Việt
Nam tăng trưởng đều đặn ở mức 65%, đạt 14.8 tỷ đô là tiền đề tốt cho một
thị trường M&As vững mạnh [1]. Các công ty bảo hiểm, thuế và tư vấn đều tin
tưởng nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư đa dạng vào các ngành nhưng trong
đó đặc biệt chú trọng vào các ngành hàng tiêu dùng vì những lợi thế về dân
số và tăng trưởng kinh tế của thị trường Việt Nam. Cùng với đó, các cơng ty
Châu Á coi Việt Nam như một thị trường quan trọng trong tổng thể kế hoạch
phát triển sản xuất của họ. Các ngành như ngành hàng tiêu dùng nhanh
FMCG (Fast-moving consumer goods), dịch vụ tài chính, bất động sản, bán lẻ
và hạ tầng được coi là những ngành triển vọng nhất cho hoạt động M&As.
Các ngành trong FMCG đặc biệt như chăm sóc cá nhân, thực phẩm và đồ uống
là những ngành được săn đòn nhiều nhất do chúng gắn kết với mức tiêu thụ
sản phẩm nhanh và dân số của thị trường. Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu
giúp thị trường FMCG đi theo xu hướng thế giới. Các nhà phân tích ngành
hàng tiêu dùng nhanh tin tưởng đánh giá đây sẽ là ngành hấp dẫn trong mắt
nhà đầu tư. Hơn thế nữa, các công ty nội địa trong ngành hàng tiêu dùng
nhanh luôn là nguồn cung quan trọng trong hoạt động M&As bởi việc thâm
nhập và chiếm lĩnh một thị trường đa dạng văn hóa như Việt Nam khơng thể
là một sớm một chiều.
Với dân số 90 triệu dân và mức thuế 0% dành cho các nước thành viên
trong một khối năng động như ASEAN, Việt Nam chính là điểm đến hấp dẫn
cho bất kỳ nhà đầu tư nào đến từ Châu Âu và Mỹ muốn tìm đường vào Châu
Á.
Hoạt động M&As trong ngành hàng tiêu dùng nhanh ở Việt Nam
Số thương vụ M&A ngày một tăng lên trong những năm gần đây. Nếu
như năm 2009, số lượng thương vụ chỉ là 295 với tổng giá trị là 1,14 tỷ đô thì
năm 2010, số thương vụ đã là 345 với giá trị đạt 1.8 tỷ. Năm 2011 đạt kỷ lục
với 266 thương vụ với giá trị đạt 6.3 tỷ đô (gấp 3.7 lần so với năm 2010) bao
gồm cả những thương vụ giữa các bên Việt Nam (Domestic M&A), bên nước
ngoài với nhau (Outbound M&As) và giữa các bên nước ngoài với các bên
Việt Nam (Inbound M&As) [2].
Tổng giá trị các thương vụ M&As năm 2012 có giảm xuống nhưng hoạt
động inbound M&As vẫn tiếp tục tăng trưởng: Tổng giá trị các thương vụ
trên thị trường M&As năm 2012 là 4,9 tỷ đô với 157 thương vụ (so với 6.3 tỷ
đô và 267 thương vụ của năm 2011). Sự suy giảm một phần do sự thu hẹp các
hoạt động M&As nội địa. Tuy nhiên, các hoạt động Outbound M&A vẫn đạt ký
lục năm 2011 với tổng giá trị là 3.5 tỷ đơ. Trong đó, M&As trong ngành hàng
tiêu dùng, ngân hàng và bất động sản vẫn là những ngành tăng trưởng mạnh
nhất với sự tham gia của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Hình 1: Các thương vụ M&As ở Việt Nam giai đoạn 1999-2013
Nguồn: Institute of Merges, Acquisitions and Alliances
Hình 2: Số thương vụ M&As thực hiện theo ngành
Nguồn: SCIC
Bên bán – bên mua trong các thương vụ của ngành hàng tiêu dùng
nhanh
Gần đây, hầu hết các thương vụ M&As được thực hiện đều có quy mơ
nhỏ, ngoại trừ trường hợp Ezaki Glico (Japan) chi 34 triệu đô để mua lại 10%
cổ phần tập đồn Kinh Đơ, cịn lại là 15 thương vụ có giá trị dưới 10 triệu đơ.
Chúng ta khơng cịn thấy những thương vụ lớn khoảng 100 triệu đô như
trong năm 2011 (C.P Pokphand của Trung Quốc mua lại CP Việt Nam với giá
609 triệu đô, Carlsberg mua Bia Hue với giá 94 triệu hay Kirin mua IFS với
giá 92 triệu năm 2011). M&A trong năm 2012 chủ yếu diễn ra ở các thị
trường ngách của ngành thực phẩm và đồ uống. Cụ thể, trong ngành thực
phẩm dinh dưỡng, hãng Abbott của Mỹ đã mua lại 100% cổ phần của công ty
dinh dưỡng 3A Việt Nam, United Spirits của Ấn độ đã mua lại cổ phiếu chi
phối của Công ty Cổ phần Rượu Thụy Điển, Tập đoàn Kirin của Nhật tăng cổ
phần từ 57% lên 80% trong công ty cổ phần Interfood, Panga Holdco từ
Singapore mua lại 23.3% cổ phần của Godaco Seafood, ...
Hình 3: Bên bán - bên mua trong các thương vụ inbound M&A
ngành FMCG ở Việt Nam
Nguồn: Báo cáo M&A, SCIC
Xét từ góc độ bên mua. Bên mua (cơng ty thâu tóm) là các đối tác
nước ngồi và phần lớn khơng đề cao khả năng công nghệ của bên sáp nhập.
Mà thay vào đó, bên mua chủ yếu quan tâm tới các nhân tố thị trường, ví dụ
như: thị phần, kênh phân phối sản phẩm và các thương hiệu sản phẩm của
đối tác sáp nhập. Hoạt động mua bán và sáp nhập thực chất là chiến lược
“mua lại thời gian” của bên thâu tóm bởi thay vì họ phải mất rất nhiều thời
gian tiêu tốn vào các khâu quản lý và thiết lập kinh doanh tại nước sở tại
như: đăng ký kinh doanh, xâm nhập thị trường, xây dựng hệ thống phân
phối..vv. Các đối tác nước ngồi giảm thiểu thời gian đó bằng cách cân nhắc
mua bán và sáp nhập với các doanh nghiệp địa phương. Đó là lợi ích căn bản
mà các nhà đầu tư nước ngồi đang tìm kiếm và sẵn sàng trả giá cao hơn
hẳn trong một số thương vụ như Ezaki Elico mua Kinh Do, Unicharm mua
Diana and Kirins mua Wonderfarm. Bên mua tập trung vào việc thâu tóm các
doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng cao đang phục vụ nhu cầu tiêu dùng cơ
bản cho thị trường gần 100 triệu dân với mức độ thâm nhập vẫn còn thấp
trong nhiều lĩnh vực và điều này cũng cho phép họ tăng cường mức độ hiện
diện của mình trong khu vực. Carlsberg là một ví dụ nữa khi tiếp tục mở rộng
kinh doanh đồ uống (bia) tới khu vực miền Trung Việt Nam bằng việc mua lại
50% cổ phần từ đối tác hợp tác kinh doanh địa phương, bia Huế. Trước đó,
Carlsberg đã mua lại 17.2% cổ phần của Habeco (Nhà máy rượu bia Hà Nội),
đơn vị hiện chiếm 23% tổng thị phần ngành hàng bia của Việt Nam. Ngành
hàng nước giải khát của Việt Nam hiện đang tăng trưởng rất khả quan với tỷ
lệ tăng trưởng trung bình hàng năm ở mức 15%. Tính riêng năm 2010, mức
độ tiêu thụ đồ uống tính trên đầu người tại Việt Nam là 24 lít, mức này thực
sự thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Indonesia (40 lít/
người), Hàn Quốc (43 lít/ người), điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng
cịn rất lớn [1].
Các cơng ty đa quốc gia dường như đang nhắm tới các doanh nghiệp Việt
Nam để ký hợp đồng sản xuất sản phẩm cho họ và phân chia chuỗi giá trị.
Unicharm, một doanh nghiệp hàng đầu tại Nhật Bản, khi mua lại Diana,
Unicharm cùng lúc đặt hai mục tiêu: thị trường Việt Nam và trở thành trung
tâm xuất khẩu qua Trung Quốc và cả Đông Nam Á. Unicharm đang cần bàn
đạp để chinh phục Châu Á, đặc biệt là miền Nam Trung Quốc. Vì thế Việt Nam
là một lựa chọn tốt để trở thành trung tâm xuất khẩu qua Trung Quốc và cả
Đông Nam Á. Sau nhiều năm kinh doanh tại thị trường Việt Nam (từ 2007),
các sản phẩm cao cấp của Unicharm, như băng vệ sinh Sofy và tã giấy trẻ em
Mamy Poko, không đạt được kết quả kinh doanh mong đợi. Bởi vậy, thương
vụ mua lại Diana, được xem là thương vụ có lợi cho Unicharm. Với việc mua
lại 95% cổ phẩn của Diana, công ty hàng đầu Việt Nam kinh doanh giấy vệ
sinh và tã giấy, Unicharm giờ đã có trong tay 30% thị phần của ngành hàng
tã giấy và 40% thị phần của ngành hàng giấy vệ sinh tại Việt Nam. Hiện tại
toàn Châu Á, Unicharm đang có 25% thị phần trong tổng hai phân khúc sản
phẩm. Theo các nguồn tin từ báo chí, từ trước đến nay, Unicharm “sẽ xây
dựng nhà máy và hệ thống phân phối riêng khi bắt đầu đặt chân vào một
nước nào đó trong khu vực Đơng Nam Á và đây là lần đầu tiên Unicharm mở
rộng hoạt động kinh doanh của mình tại nước ngồi thơng qua hoạt động
mua bán và sáp nhập doanh nghiệp địa phương”. Thương vụ mua Diana lần
này có một động lực nữa từ lãi suất vay rất thấp từ Nhật Bản, công với giá trị
đồng yên đang tăng cao.
Ezaki Glico (từ Nhật Bản) mua lại 10% cổ phần của Kinh Đô Bakery
với 92% giá trị cao hơn giá thị trường đã khiến Glico chính thức trở thành
đối tác chiến lược có thể tận dụng mạng lưới 120 nghìn điểm bán lẻ và 1800
nhân viên bán hàng của Kinh Đơ trên tồn quốc để phát triển hệ thống phân
phối cho sản phẩm mới.
Một trường hợp khác trong ngành hàng Chăm sóc cá nhân là Marico,
một công ty chuyên sản xuất sản phẩm chăm sóc cá nhân có trụ sở chính tại
Mumbai- Ấn Độ, đối tác này đã mua lại 85% cổ phần tại Tập đoàn Hàng Gia
dụng Quốc tế (ICP) của Việt Nam, là doanh nghiệp có mức tăng trưởng ấn
tượng trên thị trường hàng tiêu dùng từ năm 2006 (với sản phẩm X-Men
dành cho nam giới) và vẫn đang tiếp tục đạt mức tăng cao hơn hàng năm.
Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng không ngừng gia tăng của giới trẻ, mạng lưới
phân phối ngày càng được mở rộng và đặc biệt là nền kinh tế vĩ mô tăng
trưởng tốt và ổn định, ngành hàng tiêu dùng của Việt Nam đã thu hút số
lượng tương đối đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây. Tiêu biểu như
thương hiệu Colgate, Olay, Ginver đã xâm nhập và gặt hái được nhiều lợi
nhuận tại Việt Nam.
Từ góc độ bên bán. Doanh nghiệp bị mua lại hoặc sáp nhập chủ yếu là
doanh nghiệp tư nhân hoặc cổ đông sở hữu một phần doanh nghiệp, mong
muốn bán và sáp nhập vì một số lý do chiến lược như để tiếp tục hoạt động
kinh doanh với quy mô lớn, thu lợi nhuận cao và cộng them nhiều giá trị gia
tăng thong qua hợp tác kinh doanh. Đối với nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân,
thương vụ mua bán và sáp nhập đi kèm với bán lại danh tiếng, niềm tự hào,
giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và nhiều yếu tố khác, khó có thể chỉ đo đếm
bằng tiền. Và đó chính là trở ngại lớn nhất trong vấn đề vận hành chiến lược
của nhiều doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp
kinh doanh theo kiểu gia đình. Trường hợp của Diana là một ví dụ. Vào thời
điểm “bán mình”, Diana cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác đang
chịu áp lức từ điều kiện kinh doanh vĩ mô cho sự tăng trưởng cả ở nơi địa và
ra nước ngồi. Đó là lãi suất vay USD đến 7% và tiền đồng xấp xỉ 20%, cộng
them đồng nội tệ giảm giá, khiến cho chi phí vốn trở nên đắt đỏ và tác động
đến cả những doanh nghiệp đứng đầu như Diana. Nhằm tránh cạnh tranh đối
đầu, Diana đã quyết định sáp nhập với Unicharm. Với sức mạnh về tài chinh,
công nghệ, thương hiệu, nhân sự và thị trường xuất khẩu, Unicharm sớm
muộn sẽ chinh phục thị trường Việt Nam thành công.
Phở 24 cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Vài năm trở lại đây, Phở 24 có
dấu hiệu đi xuống và bị người tiêu dùng chê đắt, chất lượng dịch vụ sa sút,
không đảm bảo được chất lượng đồng nhất trong chuỗi. Bên cạnh đó, mơ
hình hệ thống quản lý chuỗi Phở 24 ngày càng xuất hiện nhiều thách thức
trong việc quản lý chuỗi tiệm phở, dù ban lãnh đạo đã có thời cịn chấp nhận
chi phí cao để th quản lý nước ngồi. Đương đầu với nhiều thách thức khó
tìm phương án giải quyết, Phở 24 đã nhắm tới lợi ích tài chính khi bán lại
thương hiệu cho Highlands Coffee sau rất nhiều cơng sức gây dựng thương
hiệu từ năm 2003. Cịn như một số doanh nghiệp khác họ thậm chí phải dùng
tới cả uy tín của bản thân hoặc tài sản gia đình để đứng ra bảo lãnh cho món
nợ của doanh nghiệp mình. Trong những hồn cảnh như vậy, tìm kiếm một
đối tác cứu trợ thong qua mua bán và sáp nhập là một lựa chọn an toàn nhất.
Những điểm nổi bật qua những thương vụ M&A trong ngành hàng tiêu
dùng nhanh
Thị trường có mức tăng trưởng và lợi nhuận cao với phần lớn giao
dịch bằng tiền mặt. Một số các tập đồn có khả năng giao dịch tiền mặt lớn
như Masan, Xuân Thanh và Quỹ Đầu tư BTA có thể tận dụng mức tăng trưởng
cao của thị trường và thu lại nhiều lợi nhuận từ hoạt động mua bán và sáp
nhập. Những công ty này đang không ngừng mua lại cổ phần và tài sản từ
các công ty khác trong một số lĩnh vực bao gồm hàng tiêu dùng, vật liệu xây
dựng, bất động sản, ngân hàng và chứng khoán.
Hoạt động mua lại và sáp nhập trong nhiều thị trường ngách. Bên cạnh
những thương vụ lớn, nhiều doanh nghiệp nước ngoài, tiêu biểu là Nhật Bản,
đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội và phân bổ ngân sách M&A của hộ cho các công
ty địa phương kinh doanh các phân khúc hẹp như dịch vụ phụ trợ. Trong
ngành thực phẩm và đồ uống (F&B), thay vì đầu tư vào các công ty sản xuất
thực phẩm, các nhà đầu tư Nhật Bản tập trung vào các doanh nghiệp địa
phương chuyên cung cấp sản phẩm phụ trợ. Nihon Canpack Group đang
trong giai đoạn đàm phán để mua lại Kian Joo Canpack Vietnam Ltd, một
cơng ty chun về đóng lon và đóng hộp, được sở hữu bởi một doanh nhân
người Malaysia. Các tập đoàn khác của Nhật Bản, chuyên sâu trong lĩnh vực
đóng gói và sản xuất nhựa, composite đang tích cực tìm kiếm đối tác địa
phương có năng lực trong lĩnh vực này. Một trường hợp khác là Shidax
group, đã mua lại 35% cổ phần của Galaxy TSC, một công ty đứng đầu trong
lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Galaxy TSC hiện đang cung cấp trung bình khoảng
50 nghìn bữa ăn/ngày, chủ yếu cho các doanh nghiệp và nhà máy của Nhật
Bản hoạt động tại TP. HCM. Shidax đang đề xuất tăng công suất hiện tại của
Galaxy TSC lên 4 lần ở mức 200 nghìn bữa ăn/ ngày vào năm 2017, thỏa mãn
tiềm năng thị trường to lớn phục vụ tất cả các doanh nghiệp sản xuất của
Nhật Bản đang đặt trên khắp Việt Nam [1].
Xu hướng đầu tư từ Nhật Bản. Năm 2011 và 2012, nhóm các nhà đầu
tư Nhật Bản đóng góp lượng tiền mặt lớn nhất vào thị trường mua bán và
sáp nhập của Việt Nam với tổng giá trị ở mức 596 triệu USD. Các nhà đầu tư
Nhật Bản có xu hướng tập trung chủ yếu ngân sách vào nhóm ngành hàng
tiêu dùng nhanh và lĩnh vực ngân hàng, hai lĩnh vực đạt được tăng trưởng
cao liên tục các năm vừa qua. Có thể thấy cụ thể qua thương vụ Unicharm
mua Diana với giá trị 129 triệu USD (95%), Kirin Holding mua Interfood
(IFS), Daio Paper mua Giấy Sài Gòn và gần đây nhất là Glico mua Kinh Do
(15%). Trong khi đó, những thương vụ nổi bật nhất trong lĩnh vực ngân hàng
là việc mua 15% cổ phần của Vietcombank bởi Mizuho. Đây là thương vụ thứ
hai cho việc một ngân hàng Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược của một
ngân hàng thương mại Việt Nam. Thương vụ đầu tiên liên quan tới
Sumitomo Mitsui Banking Corporation mua 15% cổ phần của Eximbank [2].
Hệ thống quy định phức tạp đối với hoạt động mua bán và sáp nhập tại
Việt Nam. Các quy định cho hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại
Việt Nam hiện nay nằm trong rất nhiều luật khác nhau với phân loại không
rõ ràng, đặc biệt là còn tồn tại một số vấn đề chưa được quy định. Các thủ tục
để tiến hành mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ban
ngành khác nhau, hậu quả dễ gây nhầm lẫn cho các doanh nghiệp nước
ngoài.
Định giá thương hiệu. Định giá thương hiệu là vấn đề đang còn gây
tranh cãi và cản trở quá trình mua bán doanh nghiệp. Thương hiệu được
định nghĩa là thương hiệu công ty và thương hiệu sản phẩm. Trong kế tốn,
giá trị thương hiệu được nhìn nhận là sự chênh lệch giữa giá trị sổ sách của
tài sản doanh nghiệp và giá trị của khoản thanh toán mà bên mua lại trả cho
tài sản doanh nghiệp đó, hay cịn được hiểu là “giá trị vơ hình”. Bởi vậy, giữa
bên bán và bên mua đã thường xuyên có những tranh cãi trong lúc tính tốn
giá trị của một thương hiệu.
Một số thách thức nổi bật hậu M&A. Thị trường mua bán và sáp nhập
doanh nghiệp của Việt Nam rất nhộn nhịp trong vịng 5 năm trở lại đây (tính
từ 2007) đi cùng với việc nở rộ của thị trường chứng khốn. Song, khơng có
nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập thực sự tận dụng và tối đa hóa mối
hợp tác kinh doanh giữa hai đối tác trong giai đoạn sau M&A. Hoạt động cải
tổ và thay đổi lại tổ chức doanh nghiệp sau M&A đã gây ra nhiều trở ngại lớn
cho các đối tác tham gia. Trong nhiều thương vụ, các đối tác nước ngoài nhảy
ngay vào nắm giữ điều hành mà khơng có sự chia sẻ tầm nhìn cùng đối tác
trong nước. Dẫn tới hệ quả trong vài trường hợp, bên mua lại cuối cùng lại
phải tìm kiếm lợi nhuận hay giảm bớt thiệt hại bằng cách bán tháo cho bên
thứ ba.
Triển vọng M&A trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh trong thời gian
tới
Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong ngành sản xuất
hàng tiêu dùng sẽ tiếp tục đóng vai trị quan trọng cho sự mở rộng của M&A
tại Việt Nam trong thời gian tới, hứa hẹn sự tham gia của các doanh nghiệp
nhà nước sau tái cấu trúc. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tãng trưởng trung
bình hàng năm ở mức 5% với nhiều cơ hội tiềm năng mà không kém phần
cạnh tranh. Việt Nam hy vọng sẽ chào đón sự thâm nhập của các cơng ty đa
quốc gia về sản xuất hàng tiêu dùng gia tăng tại các thành phố nhỏ cấp ba,
cấp bốn với dân số mức tương đối và hứa hẹn sẽ trở thành những thị trường
tiêu dùng sản phẩm đầy tiềm năng và cơ hôi cho phát triển.
Theo thống kê, hiện có khoảng 10 thương vụ mua bán và sáp nhập
doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đang trong quá trình đàm
phán [2]. Đặc biệt là trong lúc ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam với
tăng trưởng rất mạnh và có triển vọng rất lớn. Bên cạnh các hoạt động mở
rộng và kết hợp để gia tăng chuỗi giá trị trong ngành Thực phẩm và Đồ uống
của các doanh nghiệp nội địa thông qua M&A, như Masan trong ngành sản
xuất hàng tiêu dùng và Hung Vuong Seafood Co. Ltd trong ngành hải sản, các
nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, đang muốn tìm kiếm thêm đối
tác trong thời gian tới.
Đối với ngành đồ uống/nước giải khát, những doanh nghiệp có tiếng
trong nước vẫn có chỗ trống cho các nhà đầu tư nước ngoài như Sabeco,
Habeco, Viet Ha Beer, Dai Viet Beer và Tan Hiep Phat, sẽ trở thành mục tiêu
hấp dẫn cho các tập đoàn lớn từ Châu Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Asahi,
Sapporo và Kirin từ Nhật Bản, San Miguel từ Philippines, Thai Beer, Heineken,
Carlsberg và SABMiller vừa thong báo kế hoạch thâm nhập và mở rộng đầu
tư tại thị trường Việt Nam thông qua M&A. Trở ngại lớn nhất cho M&A trong
lĩnh vực kinh doanh đồ uống và thực phẩm có lẽ là quy định về chống độc
quyền. Đơn cử như Carlsberg đang có kế hoạch tăng sở hữu tại Habeco từ
17% lên 30% nhưng vẫn chưa nhận được chấp thuận của Bộ Công Thương
do vấp phải lo ngại về cạnh tranh độc quyền.
Kết luận
Chúng ta hồn tồn có thể tin tưởng vào việc tăng chi tiêu của người
tiêu dùng Việt Nam trong tương lai. Thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh
ở Việt Nam đã tăng trưởng trong nhiều năm và sẽ tiếp tục tạo ra kỳ vọng. Các
hoạt động Inbound M&A trong ngành FMCG là yếu tố quan trọng hỗ trợ vào
tăng trưởng hoạt động M&As trong ngành hàng tiêu dùng nói chung. Các nhà
đầu tư từ Nhật Bản và ASEAN sẽ là những người dẫn đầu tạo ra xu hướng
M&As. Việt Nam sẽ là cầu nối cho các sản phẩm ASEAN và Trung Quốc đến với
nhau hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn. Các nhà đầu tư Mỹ và Châu Âu đang
trơng ngóng vào thị trường ASEAN và Việt Nam sẽ là thị trường triển vọng
đối với họ bởi thị trường này đang có lợi thế về sự gia tăng của tầng lớp
trung lưu với những sở thích về hàng hóa tiêu dùng nhanh FMCG.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo M&A thường niên, AVM Việt Nam 2011, 2012, 2013.
2. Báo cáo M&A, Stoxplus 2011, 2012.
3. Báo cáo thường niên, Viện Nghiên cứu M&A IMMA, Áo 2013.
4. Diễn đàn Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, Báo Đầu tư, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư 2013.
5. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) 2012-2013.
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. E-mail: