Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

KINH NGHIỆMỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONGCÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.38 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN
KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO

Người thực hiện: Mai Thị Thuý
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường mầm non Thị Trấn Nga Sơn
SKKN thuộc lĩnh vưc: Phát triển nhận thức
SKKN năm học 2010 – 2011
1
ng dng cụng ngh thụng tin trong cỏc
hot ng dy tr
A. t vn
I. Li m u:
Trong nn kinh t th trng hi nhp v phỏt trin ca nc ta hin
nay cụng ngh thụng tin c coi trng, nú l mt phng tin ng
dng x lý v lm vic hin i nht, nhanh nht, hiu qu nht.
Nm hc 2010-2011 nhim v trng tõm cn thc hin l ng dng
cụng ngh thụng tin trong trng hc, vic ỏp dng cụng ngh thụng tin
trong hot ng dy v hc ó em li nhiu u im ni bt. i vi bc
hc mm non vic xõy dng cỏc trũ chi, cỏc cõu chuyn sinh ng hp
dn y mu sc theo cỏc ch s giỳp tr c chi, c khỏm phỏ v
phỏt trin nhn thc phỏt trin thm m v ton din.
Vi ch trng ca ngnh, a cụng ngh thụng tin vo vic
ging dy, PGD& o To ó to iu kin m lp tin hc hng dn
son giỏo ỏn in t bng phn mm Powerpoint. Tụi v mt s giỏo viờn
trong trng mầm non Thị Trấn Nga Sơn ó tham gia, qua khúa hc, chỳng
tụi ó nm bt c mt s k nng c bn son mt giỏo ỏn phc
v cho các hoạt động dy trờn lp. T ú tụi cựng ng nghip trong


trng chuyờn tõm hc hi, rốn luyn thờm, ng thi tham kho thờm cỏc
giỏo ỏn cú trờn mng internet b sung cho nhng khim khuyt ca
mỡnh.
Cho n nay, dự thi gian son v s dng giỏo ỏn in t cha
c lõu, nhng bn thõn tụi cng ó rỳt ra c mt s kinh nghim nh,
mong c trao i cựng vi ng nghip cú thờm c hi hc tp ng
thi nhn c nhiu s gúp ý b sung chỳng ta cựng nhau tin b,
cựng cú thờm nhiu iu kin nõng cao chuyờn mụn, gúp phn nh vo s
nghip giỏo dc chung ca ngnh. Vỡ th tụi chn ti: ng dng cụng
2
nghệ thông tin trong các hoạt động dạy trẻ”. Với mục đich tổng kết một
vài kinh nghiêm nhỏ trong quá trình soạn giáo án điện tử giúp cho bản
thân củng cố lại những kiến thức đồng thời giúp cho các đồng nghiệp có
thêm những tham khảo nhỏ trong quá trình giảng dạy trẻ mầm non.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Thực hiện kế hoạch của nhà trường đó là tiếp tục thực hiện ứng
dụng công nghệ thông tin đặc biệt là sử dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động dạy trẻ . Làm quen với công nghệ thông tin trong trường học
với trẻ mầm non không còn là quá khó khăn mà đó còn là niềm đam mê
đối với trẻ trong đó cô giáo là người thổi lên niềm đam mê đó cho trẻ qua
các câu chuyện bài thơ hay các thước phim hoạt hình. Và giáo án điện tử
đóng góp một phần quan trọng vào sự thành công của một hoạt động học,
nhưng một hoạt động học không chỉ là giáo án điện tử. Vì thế điều đầu
tiên chúng ta nói ở đây là không nên lạm dụng giáo án điện tử mà chỉ nên
xem nó là một công cụ hỗ trợ đắc lực, nếu cô giáo biết vận dụng giáo án
điện tử một cách phù hợp thì hoạt động học sẽ đạt hiệu quả cao.
Giáo án điện tử có những ưu điểm nổi bật riêng của nó: màu sắc,
những hiệu ứng hấp dẫn làm thu hút trẻ, tích hợp được nhiều phương tiện:
hình ảnh, âm thanh…, dễ làm (nếu đã quen), tạo thêm nhiều cơ hội để trẻ
tiếp xúc với công nghệ thông tin…Việc soạn gián án điện tử đòi hỏi người

giáo viên phải có một số kiến thức cơ bản về máy tính, về soạn thảo văn
bản, về thiết kế… Thì việc soạn mới thành công.
Trường Mầm Non Thị Trấn Nga Sơn ở là Trường trọng điểm chất
lượng của huyện , Trường có bề dày thành tích dạy và học đã được Sở,
Phòng Giáo Dục Nga Sơn đánh giá cao. Trong những năm gần đây trường
luôn duy trì và giữ vững danh hiệu tiến tiến xuất sắc các cấp. Được Thủ
Tướng chính phủ tặng Bằng khen và nhiều phần thưởng khác.
Nhà trường có một đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ nhiệt tình ham học
hỏi và cùng tiến bộ. Việc thực hiện học” Ứng dụng công nghệ thông tin.
xây dựng giáo án điện tử trong trường mầm non luôn luôn được Ban giám
3
hiệu và các tổ chuyên môn lưu ý và đặt lên hàng đầu”, do vậy giáo viên
chúng tôi rất phấn khởi và cùng nhau thi đua học tập “Ứng dụng công
nghệ thông tin. xây dựng giáo án điện tử” trong các hoạt động.
- Nhà trường quan tâm đến chất lượng tạo điều kiện cho giáo viên
đi học và tổ chức lớp học bồi dưỡng hướng dẫn soạn giáo án điện tử bằng
phần mềm Powerpoint.
- Giáo viên nhiệt tình với nghề luôn tâm huyết với nghề , học hỏi
nâng cao tình độ về chuyên môn nghiệp vụ cũng như tin học.
- Giáo viên đã được học đạt trên chuẩn về trình độ chuyên môn.
- Giáo viên đã được theo học bồi dưỡng lớp tin học do Phòng Giáo
dục - đào tạo tổ chức và có bằng A về công nghệ thông tin.
- Vì thời gian dậy các cháu cả ngày nên nhiều khi chưa có thời gian
lên mạng tìm kiếm các đĩa phần mềm để áp dụng còn hạn chế.
- Công nghệ thông tin đối với phụ huynh chưa động đều còn chưa
được phổ biến, khả năng nhận thức của phụ huynh còn hạn chế xem nhẹ
việc giáo viên “Ứng dụng công nghệ thông tin”
B. Giải Quyết Vấn Đề:
Chính vì lẽ đó.Tôi rất băn khoăn, trăn trở để tìm ra biện pháp có
hiệu quả nhất để “Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy

trẻ”có hiệu quả cao nhất
I/. Các giải pháp thực hiện:
1. Nghiên cứu tài liệu, xây dựng ý tưởng
2. Sử dụng phần m ềm Powerpoint
3. Sử dụng cắt ghép tranh video
4. Chuyên đổi tài liệu giáo án điện tử Powerpoint sang
video.
II/. Các Biện pháp thực hiện:
1/ Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu, xây dựng ý tưởng
4
Như chúng ta đã biết muốn có được một giáo án điện tử mang lại
hiệu quả cao thì việc đầu tiên đối với mỗi người giáo viên phải nắm chắc
phương pháp để xây dựng được ý tưởng giáo án thuần . Từ ý tưởng xây
dựng giáo án trên cơ sở đó định hình xem giáo án như thế nào, trình
chiếu ra sao, thực hiện như thế nào tiếp đó mới đến xây dựng giáo án điện
tử. Để có được một giáo án điện tử mang tính thực tiễn và thuyết phục khi
thực hiện, tôi đã luôn nghiên cứu và chuẩn bị soạn giáo án điện tử:
Nên tạo 1 thư mục (folder) mang tên giáo án để tiện việc lưu trữ dữ
liệu. Cần chú ý các nguồn dữ liệu như âm thanh, phim ảnh không được dời
đi nơi khác (không thay đổi đường dẫn), khi copy giáo án vào máy, nên
copy cả thư mục đã tạo.
Trước khi soạn giáo án điện tử, chúng ta cũng nên soạn sơ lược một
giáo án bằng văn bản theo cách bình thường, sau đó chúng ta thiết kế một
lược đồ để ghi chú nội dung từng Slide, những phần nào cần làm trên máy
để làm
Powerpoint, những phần nào không thể đưa lên máy (ví dụ như các
trò chơi động trên lớp )
Ví dụ ta cần soạn 1 giáo án điện tử có các mục như sau (mỗi
mục ít nhất 1 slide – còn gọi là bản chiếu):
LƯỢC ĐỒ BẢN CHIẾU GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ:

Hoạt động học: Khám phá khoa học
Bé với an tòan giao thông đường bộ
Chủ đề: phương tiện và các quy định về giao thông
Lứa tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi
* Slide 1: Phần giới thiệu đề bài: trong đó có các nội dung như chủ
đề, chủ đề chính, chủ đề nhánh, tên đề tài, tên hoạt động, tên giáo viên,
lớp…
* Slide 2: Hình ảnh vi deo clip về mọi người tham gia giao thông
trên đường.
5
* Slide 3: Hình ảnh vi deo clip khi tham gia giao thông trên đường
gặp đèn đỏ.
* Slide 4: Hình ảnh vi deo clip ngồi trên ô tô khi tham gia giao
thông trên đường.
* Slide 5: Hình ảnh vi deo clip bé chạy nhảy trên xe khi xe đang
chạy.
* Slide 6: Hình ảnh vi deo clip khi sang đường .
* Slide 7,8.9, 10,11: Hình ảnh trò chơi cho trẻ củng cố kiến thức.
* Slide 12: Kết thúc: Có thể chèn một bài hát quen thuộc đối với
trẻ.
Khi có được lược đồ trên ta có thể bắt đầu soạn giáo án mà không
sợ bị thừa hoặc thiếu. Dĩ nhiên sau khi hoàn thành, có thể chạy chương
trình để xem thử đã hợp lý chưa, theo kinh nghiệm của bản thân thì thường
chỉ cần chỉnh sửa thêm một vài chi tiết nhỏ là giáo án đã hoàn thành.
Tóm lại, trước khi soạn giáo án điện tử chúng ta nên soạn sẵn sườn
giáo án gồm những slide (bản chiếu) nào, từ đó chúng ta tạo ra nguồn dữ
liệu cung cấp (tạm gọi là thư viện) đề phục vụ cho giáo án.
2/ Biện pháp 2: S ử dụng phần m ềm Powerpoint
Phần mềm Powerpoint rất phổ biến với người Việt Nam, đặc biệt là
những người hay phải thuyết trình, giảng dạy bằng Powerpoint. Giáo viên

mầm non áp dụng và sử dụng phần mềm này rất nhiều vì thường liên quan
đến các bài giảng điện tử dạy trẻ. Khi soạn giáo án điện tử tôi thường gặp
một số lỗi như Font chữ , sắp xếp các hiệu ứng, chèn âm thanh và tôi
nghiên cứu đưa ra biện pháp như sau:
Font chữ: font chữ dùng để dạy trẻ là font VNI-AVO, vì thế tốt
nhất là chúng ta nên cài đặt font chữ này vào máy để sử dụng cho thuận
tiện. Các bộ font khác cũng có các font chữ gần với font chữ đặc thù của
mẫu giáo nhưng không đẹp bằng font nói trên. Chú ý không nên dùng
nhiều font chữ rườm rà, hoặc font chữ màu sắc lòe loẹt làm rối mắt trẻ,
phản tác dụng, làm trẻ mất tập trung…
Nền bản chiếu: để chủ động trong việc chọn nền, chọn hình minh
họa cho giáo án điện tử, giáo viên cần phải vào mạng để sưu tầm thêm các
hình nền (có tính “mẫu giáo”), sau đó lưu lại để dùng cho việc soạn giáo
án. Tôi xin giới thiệu có khoảng hơn 100 hình nền đẹp và ảnh động mà tôi
đã sưu tầm làm tư liệu soạn giáo án điện tử.
6
Dùng các hiệu ứng: đối với một số giáo viên khi mới tiếp cận với
chương trình Powerpoint thường xảy ra tình trạng: không biết dùng những
hiệu ứng để áp dụng cho các chuyển động trong chương trình, hoặc là
dùng quá nhiều hiệu ứng dẫn đến khi khó khăn khi hiệu chỉnh chương
trinh. Cả hai vấn đề này đều dẫn đến những kết quả không tốt, vì vậy việc
áp dụng, kết hợp, sắp xếp những hiệu ứng động là cả một nghệ thuật để
sao cho khi nhìn vào chúng ta có thể biết đâu là hiệu ứng chính, đâu là
hiệu ứng phụ, cái nào quản lý cái nào, thứ tự các hiệu ứng…
Khóa các hiệu ứng bằng lệnh lẫy (triggers): đây là một lệnh rất hay,
dùng để điều khiển một đối tượng A bằng một đối tượng B nào đó. Điều
này rất cần thiết vì trên 1 Slide, nếu chúng ta muốn dùng chuột để điều
khiển từ 2 đối tượng trở lên thì chúng ta có 2 cách, chạy tuần tự: cái nào
cài đặt trước (sắp xếp ở trên) thì chạy trước, chạy ngẫu nhiên: bám cái nào
thì cái đó chạy không quan tâm đến thứ tự cài đặt trước, sau.

Chọn âm thanh chuyển tiếp: nếu muốn chèn âm thanh vào Slide mà
không muốn chèn (insert) theo lối thông thường thì ta chèn theo dạng âm
thanh chuyển tiếp bản chiếu:
Ta vào Other sound để chọn đường dẫn cho file âm thanh cần cài
đặt (cụ thể như một bài hát nào đó ). Khi đó chương trình sẽ “nhập” file
âm thanh này vào và khi di chuyển, nó tự “mang theo” chứ không cần
chúng ta phải coppy file âm thanh này theo như lối bình thường. Tuy
nhiên làm theo các này, thì file âm thanh chỉ có tác dụng trong 1 Slide, còn
cài đặt theo lối thông thường ta có thế cho nó kéo dài (hoặc lặp lại) bao
nhiêu Slide tùy thich.
Muốn cho file âm thanh lặp lại bao nhiêu lần ta vào nhắp chuột phải
vào hiệu ứng âm thanh, vào trong Play Sound, chọn Repeat trong đó chọn
số lần lặp lại của file âm thanh.
Muốn cho file âm thanh trình diễn liên tục trên bao nhiêu Slide ta
cũng nhắp chuột phải vào hiệu ứng âm thanh, chọn thẻ Effect, Start
7
playing và Stop playing chính là 2 điểm bắt đầu và kết thúc của file âm
thanh mà ta muốn thực hiện.
Ví dụ 3: Xây dựng trò chơi cho trẻ mầm non sử dụng máy vi tính
(Trò chơi: “Ô số bí ẩn”, trò chơi “Tìm đúng số lượng”, trò chơi “Bé thi
tài” ).
3/ Biện pháp 3: Sử dụng cắt ghép tranh video
a/ Cắt ghép tranh: Nhiều khi trong xây dựng giáo án điện tử
Powerpoint, bạn vẫn cần có những bức tranh, ảnh nhưng không coppy
được và bạn chưa biết làm thế nào. Việc cắt ghép tranh, video rất cần thiết
trong xây dựng giáo án điện tử vì đây là là nguồn dữ liệu quan trọng. Thật
đơn giản không cần phải cài đặt phần mềm nào khác mà từ máy tính của
bạn vẫn có thể cắt được tranh theo như ý muốn. Đầu tiên các bạn mở tranh
trên máy ( ví dụ tranh trong “Bút chì thông minh”- đây là đĩa có bản quyền
và tranh không coppy được).

Bước 1:Bấm Print Screen SysRq (Trên bàn phím góc phải bàn
phím)/ sau đó vào Start (góc trái màn hình)/ vào Pograms /chọn Accespori/
chọn Paint/ chọn Paste.
Bước 2: Cắt hình: Đưa vào giữa di vừa khung, bấm hai lần vào
Select (ô chấm vuông), con trỏ biến thành bí ẩn một điểm trên cùng
kéo lựa chọn chỗ cần cắt xong thả tay.
Tiếp theo vào Edit chọn Cut/ vào Pile chọn New No
Vào Edit chọn Paste.
Bước 3: Lưu tranh vào File chọn Save as vào ổ đánh tên và lưu.
Sau khi đã cắt được tranh bạn có thể coppy tranh vào một Slide của
Powerpoint, hoặc sử dụng Insert như bình thường.
b/ Cắt ghép video, nhạc, tạo ảnh phim.
Không cần bất cứ phần mềm nào khác cũng như cắt ghép tranh, một
“IT’’ nghiệp dư vẫn có thể cắt ghép các tập tin video bằng một tiện ích sẵn
có trong Windows.
Khi tôi tự mình học và nghiên cứu trên máy tính, tôi đã phát hiện ra
một công cụ soạn giáo án điện tử khá tiện ích với giáo viên mầm non đó là
8
Phần mềm Window Movie Maker Chương trình Windows Movie Maker
sẽ giúp bạn lưu lại, xử lý những thước phim hay. Bạn có thể khởi động
chương trình bằng cách vào Start à Programs à Accessories àWindows
Movie Maker.
Hoặc bạn vào Start à Run… à Bạn gõ: moviemk.exe và sau đó gõ Enter.
Phần mềm này có sẵn trong chương trình Window nhưng không
phải ai cũng chú ý tới nó. Phần mềm này cho phép các bạn làm giáo án
như những đoạn phim. Các bạn có thể đưa tranh ảnh, video, âm thanh, chữ
viết vào bài giảng của mình và làm hiệu ứng cho chúng thật sống động.
Các bạn muốn tự ghi âm giọng kể truyện ngọt ngào của mình để lồng vào
đoạn phim? Thật đơn giản, các bạn chỉ cần kích vào biểu tượng cái Micro
và làm theo chỉ dẫn mà thôi. Không những thế các bạn còn có thể dễ dàng

in giáo án của mình ra đĩa VCD để dạy trên tivi mà không cần phải ra
hiệu Converter đâu. Các bạn hãy thử làm quen đi, các bạn sẽ thấy rất bất
ngờ vì tính ứng dụng đơn giản của Window Movie Maker.
Để cắt một tập tin movie bạn thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Vào Menu File à Import into Collections … à đưa đường dẫn
đến tập tin video mà bạn muốn. Windows Movie Maker hỗ trợ khá nhiều
định dạng của audio và movie như asf, au, avi, m1v, mp2, mp3, mpeg,
wma, wmv…
+ Bước 2 : Kéo và nhả tập tin cần cắt nhỏ vào thanh StoryBoard/ Time
Line (Phía dưới cửa sổ chương trình).
+ Bước 3 : Nhấp chuột từ vị trí đầu (vị trí bắt đầu cắt) đến vị trí cuối (vị trí
kết thúc) của đoạn phim bạn cần cắt. Sau đó bạn nhấp nút Play để xem thử
9
đoạn phim. Nếu cảm thấy chưa đạt chuẩn bạn có thể dùng nút Back để làm
lại.
+ Bước 4 : Sau khi cắt được đoạn phim như ý, nếu muốn lưu lại bạn vào
Menu File à Save Movie file.
Để tùy chọn khi xuất ra file, khi cửa sổ Save Movie xuất hiện bạn nhấp
chuột vào phần Setting, bạn có thể tùy chọn chất lượng là Low, Medium
hay High quality ( Các bạn chú ý, chất lượng càng cao thì dung lượng tập
tin càng khổng lồ ).
Có một điểm các bạn cần chú ý là Windows Movie Maker chỉ hỗ trợ lưu
tệp tin movie dưới định dạng là WMV mà thôi.
V í dụ : Cắt các đoạn vi deo clip để xây dựng giáo án điện tử trong ví dụ 1
4/ Biện pháp 4: Chuyển đổi tài liệu giáo án điện tử Powerpoint sang
video.
Xây dựng giáo án điện tử nhưng không phải lớp học nào cũng có thể
sử dụng thường xuyên bởi vì nó còn phụ thuộc vào phương tiện để chuyển
tải như morecto, máy chiếu hay địa hình lớp học… Và giáo viên chúng ta
thường nghĩ ngay tới việc sử dụng đầu đĩa video, màn hình tivi để dạy trẻ.

Tuy hiện nay có một số đầu đĩa có thể cắm usb nhưng khi sử dụng vẫn có
những bất cập và việc chuyển đổi từ Powerpoint sang video là phù hợp
nhất.
Bạn đã soạn xong một giáo án điện tử trên Power Point, bạn muốn
in chúng ra đĩa VCD nhưng Power Point chỉ trình chiếu chứ không phải
một đoạn phim, làm sao mà in ra đĩa được? Tôi đã nghĩ ngay đến vấn đề là
phải đổi đuôi. Nhưng khi tôi làm thử trên phần mềm đổi đuôi thông
thường thì không được. Câu hỏi này tôi đã trả lời được khi tôi gõ một dòng
10
chữ đơn giản vào Google là “converter Power Point to video”. Tôi đã được
chỉ dẫn tải phần mềm đổi đuôi từ file Power Point sang Video. Sau khi cài
đặt, kích hoạt chương trình và bạn sẽ thấy xuất hiện một màn hình như
dưới đây

Nhấn nút New Task để bắt đầu. Kích vào Add File để chọn tập tin
PowerPoint muốn chuyển đổi hay kích Add folder để chọn thư mục chứa
các file PowerPoint mà bạn muốn chuyển đổi tất cả.
Tiếp theo, bạn cần chọn định dạng mà mình muốn chuyển đổi
thành.Phiên bản miễn phí của chương trình chỉ cung cấp các định dạng
WMV, AVI, MPG, BMPs và MP3. Với những định dạng này, bạn đã có
thể dễ dàng post lên Youtube hay blog.
11
Sau khi chọn xong định dạng, bạn sẽ thấy xuất hiện một giao điện mới như
dưới đây:
Từ giao diện trên, bạn có thể điều chỉnh thời gian chuyển đổi giữa
các slide, nén hoặc giải nén các thư mục và nhiều hơn nữa. Khi đã sẵn
sàng, chỉ cần nhấn vào nút Convert. Bạn sẽ nhận được một hộp thoại
thông báo rằng chắc chắn bạn đã lưu file PPT của bạn và file đang không
được mở. Nhấn Ok và tiếp tục quá trình chuyển đổi.
12

Một file phải mất khoảng từ 25-40 giây để chuyển đổi. Nhưng khi
hoàn thành bạn sẽ được một video rất mượt vời đầy đủ các hiệu ứng có
trên slide PowerPoint.
V í d ụ 4: Giáo án Hoạt động “ Làm quen với toán”.
Đề tài: Ôn phân biệt các loại hình.
Chủ đề: Thế giới thực vật:
Lứa tuổi: Mẫu giáo 4 - 5 tuổi
V í d ụ 5: Giáo án Hoạt động “ Khám phá khoa học”.
Đề tài: Năm giác quan.
Chủ đề: Bản thân
Lứa tuổi: Mẫu giáo 4 – 5 Tuổi
Các bạn thấy đấy, nếu các bạn thực sự say mê và nhiệt huyết với nghề,
bạn sẽ có thể trả lời được bất kỳ câu hỏi nào bạn muốn chỉ cần một cái
“nhấp chuột sẽ hiện lên gì mình có thể tìm kiếm.
C. KÊT LỤÂN
- Qua việc áp dụng “Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt
động giáo dục trẻ mầm non” . Bản thân tôi đã xây dựng được giáo án điện
tử phục vụ cho các chủ đề dạy trẻ mầm với các hoạt động học có thể
13
áp dụng được như: văn học, toán, khám phá, âm nhạc, giáo dục thể
chất…
- Bên cạnh đó tôi còn xây dựng được một số nội dung cho trẻ khi
tham gia học và chơi sử dụng làm quen với máy vi tính trong trường mầm
non của trường với các trò chơi phát triển trí tuệ, rèn khả năng nhận biết,
khám phá môi trường xã hội, môi trường xung quanh.
Số lượng làm được như sau:
HĐ làm quen với văn học: Số lượng bài giảng điện tử là 15
HĐ làm quen với toán: Số lượng bài giảng điện tử là 10
HĐ khám phá: Số lượng bài giảng điện tử là 10
HĐ làm quen với âm nhạc: Số lượng bài giảng điện tử là 5

HĐ phát triển vận động: Số lượng bài giảng điện tử là 2
Trò chơi: Ai tinh mắt,
Trò chơi: Bé thi tài,
Trò chơi giải câu đố,
Trò chơi tìm đúng số lượng.
- Qua việc xây dựng được giáo án điện tử để phục vụ hoạt động học
dạy trẻ, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi mạnh dạn tự tin và hứng thú khi tới lớp
học.
- Phụ huynh tin tưởng và gửi gắm trẻ đối với cô giáo.
- Giảm tải sức lao động cho giáo viên, tiết kiệm về nguyên vật liệu
cho học sinh.
“Ứng dụng công nghệ thông tin”trong việc dạy trẻ đã góp phần
không nhỏ trong thành công ở một hoạt động học của trẻ mầm non. Xây
dựng giáo án điện tử đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của cô
và trẻ, rèn luyện phát triển cho trẻ thích ứng với thời đại và xã hội hiện
nay. Khi xây dựng giáo án điện tử luôn phải có sự kết hợp của các phần
mềm và để lưu dữ liệu phục vụ cho nhiều hoạt động trong nhà trường.
14
- Áp dụng kinh nghiệm xây dựng giáo án điện tử cho giáo viên
mầm non , đây không phải là kinh nghiệm lớn nhưng bản thân tôi với ước
muốn là tất cả những giáo viên mầm non dù chưa được học xây dựng giáo
án điện tử cũng có thể thực hiện xây dựng được các giáo án điện tử theo
quy định của ngành. Và tôi thiết nghĩ chỉ cần chúng ta tâm huyết với nghề,
ham học hỏi và có chút sáng tạo là chúng ta có thể thực hiện được. Để đạt
mục đích trên thì Nghành học nói chung và Địa phương Thị Trấn Nga Sơn
nói riêng cần:
- Trang bị đầy đủ máy vi tính cho các trường mầm non .
Mở các lớp nâng cao về công nghệ thông tin trong trường học cho
giáo viên mầm non.
Trên đây là kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong

các hoạt động giáo dục trẻ mầm non” khi soạn giáo án điện tử của giáo
viên bậc mầm non. Một số tài liệu nghiên cứu chuyển tải từ các trang
West, các phần mềm. Tôi đã áp dụng vào thực tế và có hiệu quả , muốn
được chia sẻ cùng đồng nghiệp.
Rất mong có sự tham gia góp ý của các đồng chí lãnh đạo cùng
đồng nghiệp để tôi thực hiện ngày càng tốt hơn. Tôi xin chân thành
cảm ơn
Thị Trấn Nga S¬n, ngày 20 / 04 / 2011
Người viết sáng kiến
Mai Thị Thúy


15

×