Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNHQUẢN LÍ DÙNG TRONG DẠY HỌC ACCESS NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢHỌC TẬP CHO HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 28 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu 1
2.1. Mục đích của đề tài 1
2.1.1. Mục đích 1
2.1.2. Điểm mới của đề tài 1
2.1.3. Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 2
2.2. Phương pháp nghiên cứu 2
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 2
2.2.2. Phương pháp thống kê phân tích số liệu 2
2.2.3. Phương pháp thực nghiệm 2
3. Giới hạn của đề tài 2
4. Giả thuyết nghiên cứu 2
5. Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn 2
5.1. Cơ sở lí luận khoa học 2
5.2. Cở sở thực tiễn 3
6. Kế hoạch thực hiện 3
B. PHẦN NỘI DUNG 4
1. Thực trạng và những mâu thuẫn 4
2. Các biện pháp giải quyết vấn đề 4
2.1. Chương trình Quản lí điểm: 5
2.2. Xây dựng nội dung bài học 5
2.2.1. Bài 3: Giới thiệu Microsoft Access 5
2.2.2. Bài 4 & 5: Cấu trúc bảng và Thao tác cơ bản trên bảng: 6
2.2.3. Bài 6: Biểu mẫu 7
2.2.4. Bài 7. Liên kết giữa các bảng 7
2.2.5. Bài 8: Mẫu hỏi 8
2.2.6. Bài 9: Báo cáo 9
2.3. Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình Quản lí điểm 10
3. Hiệu quả áp dụng 10


3.1. Bài kiểm tra trước tác động cho lớp TN và lớp ĐC 10
3.1.1. Kiểm chứng T-test độc lập 11
3.1.2. Độ tin cậy 11
3.1.3. Kiểm chứng khi bình phương 11
3.1.4. Bàn luận kết quả 12
3.2. Bài kiểm tra sau tác động cho lớp TN và lớp ĐC 13
3.2.1. Kiểm chứng T-test độc lập 13
3.2.2. Độ tin cậy 13
3.2.3. Kiểm chứng khi bình phương 13
3.2.4. Bàn luận kết quả 14
C. PHẦN KẾT LUẬN 16
1. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác 16
2. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển 16
2.1. Bài học kinh nghiệm 16
2.2. Hướng phát triển 16
3. Đề xuất kiến nghị 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
PHỤ LỤC 19
1. Danh sách học sinh và điểm thực nghiệm sư phạm 19
2. Đề kiểm tra 19
2.1. Kiểm tra 15 phút trước tác động 20
2.2. Kiểm tra 45 phút sau tác động 21
2.2.1. Ma trận đề kiểm tra 45 phút – bài 3, 4, 5, 7, 8, 9 21
2.2.2. Nội dung đề kiểm tra 45 phút 21
3. Kiểm chứng độ tin cậy dữ liệu kiểm tra trước tác động 22
3.1. Lớp TN (4 câu bài tập thực hành) 22
3.2. Lớp ĐC (4 câu bài tập thực hành) 23
4. Kiểm chứng độ tin cậy dữ liệu kiểm tra sau tác động 24
4.1. Lớp TN (6 câu bài tập thực hành) 24
4.2. Lớp ĐC (3 câu bài tập thực hành) 25

CHỮ VIẾT TẮT
1. HS: Học sinh
2. GV: Giáo viên
3. THPT: Trung học phổ thông
4. TN: Thực nghiệm
5. ĐC: Đối chứng
6. T.B: Trung bình
7. CSDL: Cơ sở dữ liệu
8. Access: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access
9. CNTT: Công nghệ thông tin
10. SGK: Sách giáo khoa

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới ngày
càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là trong ngành lĩnh vực Công nghệ thông tin, sự
phát triển của nó đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển của một đất nước, ảnh
hưởng không nhỏ đến sự tri thức hoá của con người trong xã hội.
Cùng hoà nhịp với các lĩnh vực khác, nền giáo dục cũng đang từng bước đổi
mới cả về phương thức, nội dung, hình thức và phương tiện dạy học nhằm đáp ứng
nhu cầu cần thiết của xã hội về trình độ nhân lực, phát triển mức tối đa tư duy của con
người. Do đó, trong nền giáo dục hiện nay cần áp dụng tin học rộng rãi cả trong việc
dạy và học, giúp cho học sinh chiếm lĩnh được tri thức, tư duy sáng tạo và năng lực
giải quyết các vấn đề để phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh mới.
Tin học có vai trò quan trọng trong đời sống, trong sự phát triển của xã hội và
khoa học kỹ thuật; được đưa vào giảng dạy trong chương trình THPT từ 2007 đến này.
Trong chương trình tin học lớp 12, HS được tiếp cận với kiến thức mới, đó là về bài
toán quản lí, CSDL và hệ quản trị CSDL. Đây là những kiến thức khá quan trọng đối
với HS, vì ngày nay người ta sử dụng CNTT để giải quyết các bài toán quản lí hầu hết
trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, những kiến thức này khá trừu tượng và khô khan, dẫn

đến khó tiếp thu bài, không hứng thú môn học và kết quả học tập không cao.
Đó là những lí do để chúng tôi chọn đề tài “ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
QUẢN LÍ DÙNG TRONG DẠY HỌC ACCESS NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ
HỌC TẬP CHO HỌC SINH” làm đối tượng nghiên cứu với mong muốn góp phần cải
thiện và nâng cao hiệu quả dạy - học môn tin học 12 tại trường THPT ngày một tốt
hơn.
2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục đích của đề tài
2.1.1. Mục đích
• Cải thiện và nâng cao hiệu quả dạy – học môn tin học lớp 12
• Giúp học sinh có hứng thú và ý thức học môn học cao hơn.
• Tạo khả năng tư duy logic, nâng cao kỹ năng thiết kế cơ sở dữ liệu để giải quyết
các bài toán quản lí.
• Nâng cao kết quả học tập của HS.
2.1.2. Điểm mới của đề tài
• Thiết kế chương trình quản lí tương đối hoàn chỉnh (được viết bằng hệ quản trị
CSDL Access) minh họa cho bài học để giúp học sinh có cái nhìn tổng quát,
1
trực quan, qua đó tiếp cận với việc tìm hiểu về CSDL và hệ quản trị CSDL
Microsoft Access dễ dàng hơn.
2.1.3. Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
• Dùng một chương trình quản lí để minh họa cho bài học có thể khơi dậy sự
hứng thú của học sinh đối với bài học, qua đó giúp phát huy năng lực tự học,
rèn luyện khả năng tư duy logic, kỹ năng thiết kế CSDL của học sinh; Bên cạnh
đó, giúp giáo viên và học sinh phát huy tính sáng tạo trong dạy và học.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
• Lý luận dạy học.
• Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập môn tin học 12.
• Giáo trình Microsoft Access.

• Giáo trình quản trị cơ sở dữ liệu.
2.2.2. Phương pháp thống kê phân tích số liệu
Thu thập các số liệu, thống kê, phân tích và đánh giá.
2.2.3. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm cho lớp thực nghiệm 12a10 và lớp đối chứng
12a9, năm học 2014 – 2015 tại THPT Nguyễn Du, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cho nội
dung ở Chương 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access tin học 12. Thực hiện
kiểm tra, đánh giá qua bài kiểm tra 15 phút và bài kiểm tra 45 phút.
3. Giới hạn của đề tài
Xây dựng một chương trình quản lí bằng Access dùng trong dạy học Access
(chương 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access).
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu thiết kế chương trình quản lí để minh họa cho học sinh trong dạy học
Access thì kết quả học tập của học sinh sẽ được nâng cao.
5. Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn
5.1. Cơ sở lí luận khoa học
Bài toán quản lí là vấn đề cần được giải quyết trong công tác quản lí một đối
tượng, tổ chức nào đó (tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ). Từ những bài toán quản lí
này, thông qua một hệ quản trị cơ sở dữ liệu người ta viết ra các phần mềm, chương
trình để công việc quản lí được tối ưu hơn (đối với chương trình tin học 12 đó là hệ
quản trị CSDL Microsoft Access – gọi tắt là Access). Access là hệ quản trị cơ sở dữ
liệu nằm trong bộ phần mềm Microsoft Office, cung cấp các công cụ tạo lâp, lưu trữ,
cập nhật và khai thác dữ liệu, tương ứng với các loại đối tượng chính Table (dùng để
lưu dữ liệu), Query (dùng sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu), Form (giúp tạo giao
2
diện thuận tiện cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin), Report (để định dạng, tính toán,
tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra theo khuôn dạng).
Khi học về Access, mỗi thao tác làm việc với loại đối tượng… học sinh đều
được tiếp cận những kiến thức thông qua các ví dụ, thao tác minh họa của giáo viên.
Qua đó, giúp học sinh hiểu rõ các thao tác cũng như các kỹ năng cần phải có một cách

sinh động và trực quan hơn.
5.2. Cở sở thực tiễn
Ở chương II. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, mục tiêu là để HS có
kĩ năng cơ bản sử dụng Access và bước đầu tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL. Ban
đầu học sinh khá hứng thú vì được tìm hiểu một phần mềm mới. Nhưng qua các tiết
học tìm hiểu các loại đối tượng Table, Form, Query, Report, mặc dù đã có các bài tập
ví dụ của mỗi bài, nhưng học sinh vẫn chưa hình dung được ứng dụng thực tế của
Access trong việc quản lí dữ liệu như thế nào, học Access sẽ được ứng dụng trong
thực tế ra sao? Dẫn đến việc học sinh cảm thấy khó, không chú trọng vào môn học
nữa. Cái mà học sinh cần là thấy một sản phẩm cụ thể được tạo ra từ những gì mình đã
học, sẽ học về Access và ứng dụng thực tiễn của nó. Từ đó mới kích thích được sự
hứng thú học tập của học sinh để có thể đạt được mục tiêu đề ra khi tìm hiểu nội dung
này.
6. Kế hoạch thực hiện
Stt Thời gian Kế hoạch thực hiện
1 Tháng 7/2014
Xác định đề tài nghiên cứu
Xây dựng đề cương chi tiết
2
Từ 8/2014
đến 9/2014
Nghiên cứu, viết phần cơ sở lý luận, Thiết kế chương trình
Quản lí điểm.
3
Từ 9/2014
đến 12/2014
Thực nghiệm sư phạm và khảo sát đánh giá kết quả thực
nghiệm sư phạm.
4
Từ 11/2014

đến 12/2014
Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
5 Tháng 12/2014 Viết, kiểm tra và hoàn tất đề tài.
3
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng và những mâu thuẫn
Với 6 năm giảng dạy bộ môn tin học, đã tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh,
nên cách các em học và hiểu bộ môn này cũng theo nhiều cách khác nhau. Khi giảng
dạy trên một tập thể học sinh, cụ thể với chương trình tin học 12 - tìm hiểu về CSDL
có thể thấy một thực tế hiện lên đó là các em càng học, càng có xu hướng không hứng
thú và yêu thích môn học, học sinh có cảm giác không hiểu bài, kêu khó và ngại suy
nghĩ. Nguyên nhân một phần do các em không có điều kiện trong học tập, máy tính
không đủ để 1 học sinh/1 máy tính để thực hành ngay nội dung kiến thức vừa học. Một
phần do ở lớp cuối cấp, các em chỉ chú trọng những môn học mà các em cho là chính,
phục vụ cho việc thi tốt nghiệp và đại học. Và một nguyên nhân nữa, đó là sự truyền
đạt kiến thức cho các em chưa thật sự hiệu quả, chưa thật sự giúp học sinh hiểu bài
nhanh. Một nội dung không hiểu sẽ kéo theo nhiều nội dung khác khó hiểu.
Thực tế cho thấy, học sinh ở lớp 12 thì càng ngày càng thụ động, và không
hứng thú với môn học, dẫn đến gây cảm giác nhàm chán và sợ môn học. Còn giáo
viên, khi thấy học sinh không chú ý nhiều vào bài, nội dung kiến thức càng khó truyền
đạt khi mà học sinh không nắm được nội dung chính bài cũ. Vì vậy tạo cảm giác ức
chế cho giáo viên, dẫn đến kết quả thu được là không cao.
Trong chương trình tin học 12, Khi tìm hiểu Access với các kiến thức khá trừu
tượng, mặc dù những phần minh họa trên mỗi phần học (Table, Query, Form, Report)
là một ví dụ nhưng còn rời rạc, chưa có tính kế thừa, làm cho người học đôi khi thấy
còn quá trừu tượng, không hình dung ra CSDL sau khi tạo ra hoàn chỉnh sẽ như thế
nào, ứng dụng ra sao, chưa khơi gợi sự hứng thú, và chủ động trong học tập.
Từ thực trạng và những mâu thuẫn, việc thiết kế một chương trình quản lí để
minh họa cho bài giảng sẽ làm cho sự dạy và học trở nên sinh động hơn, thúc đẩy
người học tích cực, chủ động trong học tập, dễ dàng tiếp thu kiến thức và áp dụng nó.

Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả học tập của học sinh
2. Các biện pháp giải quyết vấn đề
Để giải quyết một số thiếu sót còn tồn tại trong quá trình truyền đạt bài học,
giúp học sinh có hứng thú và ý thức học môn học cao hơn, tạo khả năng tư duy logic
và phát huy tích cực khi làm quen với Access. Chúng tôi đã thiết kế chương trình
Quản lí điểm học sinh- được viết bằng Access, dùng để minh họa cho bài học Access;
4
2.1. Chương trình Quản lí điểm:
2.2. Xây dựng nội dung bài học
Chương 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access
2.2.1. Bài 3: Giới thiệu Microsoft Access
Bắt đầu với bài học, chúng tôi đã giới thiệu chương trình với HS trên máy tính,
có thể share dữ liệu qua máy cho học sinh tự xem và khám phá:
- Đây là chương trình Quản lí điểm được thiết kế bằng Access. Chương trình
này có thể giúp cho người quản lí điểm có thể quản lí được việc nhập xuất thông tin,
điểm học sinh của các giáo viên… Giúp cho học sinh có thể xem, tìm kiếm thông tin
điểm của mình. Chương trình còn cho phép thống kê điểm, kết quả học tập…và lập
một số báo cáo cần thiết. Vậy sau khi các em học xong nội dung chương II thì có thể
tạo ra một chương trình quản lí đơn giản tương tự thế này.
Học sinh rất hứng thú và đặt câu hỏi:
- Để tạo ra được chương trình thế này thì có khó không? Mất bao nhiêu thời
gian???
- Để hoàn thành chương trình này cũng không khó nhưng khá mất thời gian,
không phải trong 1 tiết học hay một buổi mà có thể làm xong được. Chương trình này
có thể làm xong trong một tuần hoặc nửa tháng. Đây là một chương trình nhỏ, đối với
5
những chương trình lớn thì phải mất nhiều thời gian hơn và có thể cần một nhóm
người cùng thực hiện.
Học sinh tỏ ra rất tò mò và chú tâm hơn.
- Qua các tiết học của chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu các kĩ năng cơ bản sử

dụng Microsoft Access và bước đầu tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL. Để các em
có cái nhìn thực tế và dễ hiểu bài thì qua các tiết học của chương này thầy sẽ cùng các
em tìm hiểu và xây dựng lại chương trình này.
Học sinh tỏ ra rất đồng tình và hứng thú.
Nhận xét
Qua chương trình Quản lí điểm, học sinh có thể thấy được chức năng của
Access, nhận biết các loại đối tượng chính và chức năng riêng của chúng dễ dàng hơn.
GV có thể đánh giá và củng cố kiến thức qua bài tập thực hành và một số câu hỏi trắc
nghiệm.
Bài tập thực hành
Tạo CSDL đặt tên là Quản lí điểm.
2.2.2. Bài 4 & 5: Cấu trúc bảng và Thao tác cơ bản trên bảng:
GV giới thiệu với học sinh các bảng dữ liệu của chương trình Quản lí điểm ở
trên, để các em có cái nhìn trực quan và thấy rõ được tầm quan trọng trong việc lưu trữ
dữ liệu của bảng, cách tổ chức dữ liệu của bảng như thế nào.
GV diễn giải cho HS hiểu rõ các khái niệm chính: trường, bản ghi, kiểu dữ liệu,
khóa chính.
Có thể mở rộng cho HS biết CSDL có thể tổ chức thành một bảng hoặc nhiều
bảng. GV hướng dẫn HS các thao tác trên bảng, và thực hiện ngay trên chương trình.
Nhận xét
Ở bài này, giáo viên nhắc cho học sinh nhớ lại cách tạo một CSDL.
6
Qua chương trình minh họa, nhấn mạnh cho HS biết cách xác định khóa chính
đúng, chọn các kiểu dữ liệu phù hợp cho mỗi trường. Thực hiện thao tác nhập và chỉ ra
cho HS thấy các lỗi thường gặp khi cập nhật dữ liệu.
Bài tập thực hành
Tạo các bảng của CSDL Quản lí điểm ở trên.
Nhập dữ liệu cho các bảng.
BTTH 2,3 / sgk.
2.2.3. Bài 6: Biểu mẫu

Trước khi hưỡng dẫn học sinh các thao tác tạo biểu mẫu. GV giới thiệu cho học
sinh biết các biểu mẫu có trong chương trình minh họa, học sinh có thể nhìn thấy một
cách trực quan về biểu mẫu, ý nghĩa, phân loại biểu mẫu dữ liệu và biểu mẫu hộp
thoại.
Qua đó, khơi gợi sự tò mò gây hứng thú, muốn tạo ra các biểu mẫu như vậy.
Nhận xét
GV hệ thống các thao tác tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ và hai chế độ làm việc. Có
thể hướng dẫn cụ thể hơn cho các học sinh khá giỏi muốn tìm hiểu thêm các thao tác
nâng cao trong chế độ thiết kế.
Đây là bài học có thể phát huy tính sáng tạo và nghệ thuật của HS. HS có thể
thỏa thích thiết kế một biểu mẫu đẹp theo ý của mình.
Bài tập thực hành
HS tạo một vài biểu mẫu cần thiết cho chương trình Quản lí điểm của mình.
2.2.4. Bài 7. Liên kết giữa các bảng
Ở bài 4, GV đã giới thiệu CSDL với nhiều bảng và qua ví dụ SGK, HS cũng
phần nào hiểu được vì sao phải lập CSDL gồm nhiều bảng, muốn tổng hợp thông tin
từ nhiều bảng, thực hiện cập nhật nội dung CSDL dễ dàng, thì các bảng phải được liên
kết với nhau. Để HS hiểu rõ, có được cái nhìn trực quan, biết được các bảng liên kết
với nhau ra sao. GV sẽ giới thiệu và giải thích trên cửa sổ liên kết của chương trình
Quản lí điểm.
7
Từ cửa sổ liên kết của chương trình ta thấy các bảng liên kết với nhau thông
qua các trường khóa cùng tên và một bảng có thể liên kết với nhiều bảng.
Nhận xét
Chú ý cho học sinh về các loại quan hệ trong liên kết bảng. GV hướng dẫn HS
hiểu rõ và xác định các trường để liên kết các bảng.
Bài tập thực hành
Thực hiện tạo liên kết ngay trên CSDL Quản lí điểm mà các em đã tạo từ các
bài trước.
2.2.5. Bài 8: Mẫu hỏi

a. Bài toán
Mẫu hỏi là bài tương đối khó, là một trong những công cụ quan trọng nhất của
CSDL để tổng hợp, sắp xếp và tìm kiếm dữ liệu, biến dữ liệu thô đang được lưu trữ
thành những thông tin cần thiết. Do đó, HS phải nắm được các biểu thức và các hàm
để tạo các mẫu hỏi. Qua các ví dụ và bài thực hành trong SGK thì các em đã nắm được
cách tạo một mẫu hỏi, nhưng các em không hình dung được các mẫu hỏi sẽ được sử
dụng như thế nào trên một chương trình quản lí.
HS sẽ được xem các mẫu hỏi qua chương trình minh họa, sau đó GV sẽ giải
thích và hướng dẫn cho HS bằng việc tạo lại form hiển thị điểm trung bình kiểm tra
các môn học của một lớp
8
Để tạo được form trên ta phải tạo một form con để hiển thị thông tin điểm trung
bình kiểm tra các môn học, form con này được tạo từ mẫu hỏi như sau:
Ở trường TBKT cần viết biểu thức tính điểm TBKT:Round(([DIEM15]+
[DIEM45]*2+[DIEMHK]*3)/6,1), trường LOP cần đặt điều kiện lọc là [TENLOP], có
nghĩa là tìm lớp có tên được nhập vào cho tham số có tên là TENLOP.
Nội dung SGK chỉ dừng lại ở mức học sinh biết cách tạo một mẫu hỏi. Vì vậy
mục đích GV giới thiệu với HS cách tạo form hiển thị thông tin điểm theo lớp, để các
em nắm được kết quả của việc tạo mẫu hỏi sẽ được sử dụng như thế nào trong chương
trình quản lí, chứ không yêu cầu các em phải hiểu và nắm đuợc cách tạo một form
tương tự như trên. Nhưng đối với những HS khá, giỏi thì sẽ rất hứng thú tìm hiểu kĩ
hơn để có thể xây dựng được một chương trình quản lí.
Nhận xét
Đối với bài mẫu hỏi, cần chú ý HS các lỗi khi lấy các giá trị trường để tính
toán, nhắc HS lưu ý trong việc đặt tên cho một trường khi tạo bảng.
GV cho HS quan sát kết quả được tạo ra khi thực hiện mẫu hỏi trước và sau khi
thay đổi dữ liệu trên bảng nguồn để HS hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa mẫu hỏi và
bảng nguồn.
Bài tập thực hành
HS tạo các mẫu hỏi tính điểm trung bình, xếp loại cho học sinh như chương

trình minh họa.
2.2.6. Bài 9: Báo cáo
Sau khi hướng dẫn xong nội dung các bước để tạo một báo cáo, GV giới thiệu
với HS một số báo cáo của chương trình. Ví dụ báo cáo danh sách học sinh, báo cáo
bảng điểm môn, học kỳ của học sinh, …Giúp các em thấy rõ được mục đích và ưu
điểm của báo cáo, sự liên kết giữa báo cáo và mẫu hỏi.
9
Nhận xét
Lưu ý với HS để tạo một báo cáo có tổng hợp, kết xuất dữ liệu chưa có, cần tạo
trước một mẫu hỏi để phục vụ việc tạo ra báo cáo theo yêu cầu.
Bài tập thực hành
HS tạo các mẫu báo cáo danh sách học sinh, danh sách điểm trên CSDL mà HS
đã tạo từ đầu chương.
2.3. Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình Quản lí điểm
Sau khi đã thiết kế xong chương trình Quản lí điểm, chúng tôi tiến hành thử
nghiệm bằng phương pháp sử dụng trực tiếp trên lớp học, qua đó tiếp tục sửa chữa và
điều chỉnh hoàn thiện chương trình.
3. Hiệu quả áp dụng
Để đánh giá hiệu quả áp dụng, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở
chương 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access. Mẫu được chọn là 35/420 học sinh ở lớp
12a10 (lớp thực nghiệm) và 36/420 học sinh ở lớp 12a9 (lớp đối chứng) – năm học
2014- 2015 trong thời gian từ 16/9/2013 đến 01/12/2013 theo phân phối chương trình
và kế hoạch giảng dạy môn Tin học của trường THPT Nguyễn Du, tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu.
Các lớp này được chọn trên cơ sở tương đồng về: Mức phân phối các điểm số;
Giá trị Mean; độ lệch chuẩn về điểm số của học sinh lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm.
3.1. Bài kiểm tra trước tác động cho lớp TN và lớp ĐC
+ Sau khi học xong bài 5 “Các thao tác cơ bản trên bảng” và BTTH 2, chúng tôi tiến
hành bài kiểm tra 15 phút (thực hành) cho HS cả 2 lớp TN và ĐC với nội dung đề

kiểm tra gồm 4 câu hỏi bài tập thực hành được phân bố điểm số như sau
1
:
1
Nội dung đề kiểm tra 15 phút – bài 4,5, BTTH2 - Trang 20
10
Câu
Điểm
1 2
3
4
1 3
4
2
3.1.1. Kiểm chứng T-test độc lập
+ Chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-test độc lập để đánh giá sự chênh lệch giữa
điểm số trung bình của nhóm TN và nhóm ĐC.
+ Phân tích kết quả bài kiểm tra trước tác động, chúng tôi có kết quả sau:
Lớp Kiểm tra Trước tác động
Điểm TB lớp TN 6.25
Điểm TB lớp ĐC 6.33
Giá trị chênh lệch 0.08
Giá trị p 0.4243
Kiểm chứng T-test độc lập ta có: p = 0.4243 > 0.05 rất nhiều.
3.1.2. Độ tin cậy
+ Độ tin cậy dữ liệu điểm kiểm tra trước tác động được kiểm chứng bằng độ tin cậy
Spearman – Brown
2
Lớp
Hệ số tương quan

chẵn – lẻ (r
hh
)
Độ tin cậy
Spearman – Brown
Kết luận
độ tin cậy của dữ liệu
TN
r
hh
= 0.6180 r
SB
= 0.7639 > 0.7 Dữ liệu đáng tin cậy
ĐC
r
hh
= 0.6353 r
SB
= 0.7770 > 0.7 Dữ liệu đáng tin cậy
3.1.3. Kiểm chứng khi bình phương
Chúng tôi tiến hành thống kê tần số điểm kiểm tra trước tác động về tần số phân
bố các điểm số của nhóm TN và nhóm ĐC:
Lớp
Điểm kiểm tra
TC
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần
số
TN 1 0 1 12 8 10 8 4 1 2 36
ĐC 1 0 1 2 8 9 5 5 3 2 36

Qua biểu đồ phân bố các điểm kiểm tra trước tác động, chúng ta thấy: Kết quả
kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC được phân bố tương đương nhau.
2
Kiểm chứng độ tin cậy dữ liệu kiểm tra trước tác động lớp TN - Trang 22; Lớp ĐC - Trang 23
11
Từ thống kê tần số điểm kiểm tra trước tác động lớp TN và lớp ĐC, chúng tôi
tiếp tục phân loại kết quả kiểm tra như sau:
XL
Lớp
0≤ Điểm < 5
(Yếu)
5 ≤ Điểm < 6.5
(T. B)
6.5 ≤ Điểm < 8
(Khá)
8 ≤ Điểm ≤ 10
(Giỏi)
TC
TN 3 18 8 7 36
ĐC 4 17 5 10 36
Kiểm chứng khi bình phương trên cơ sở phân loại kết quả học tập:
Kiểm chứng khi bình phương p = 0.3902 > 0.05 rất nhiều.
3.1.4. Bàn luận kết quả
Trước tác động, với dữ liệu điểm số bài kiểm tra đáng tin cậy (lớp TN: r
SB
=
0.7639 >0.7; lớp ĐC: r
SB
= 0.777 >0.7) và kết quả của bài kiểm tra trước tác động lớp
TN có điểm trung bình bằng 6.25, so với kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp ĐC

có điểm trung bình bằng 6.33; Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0.08; Điều đó
cho thấy điểm trung bình của lớp TN và lớp ĐC tương đương, không những thế mà
lớp TN được tác động có điểm trung bình thấp hơn lớp ĐC là 0.08.
Hơn nữa, kiểm chứng T-test độc lập có: p = 0.4243 > 0.05 và kiểm chứng khi
bình phương p = 0.3902 > 0.05 cho nên chúng tôi kết luận chắc chắn rằng sự chênh
lệch điểm số trung bình của lớp TN và lớp ĐC là không có ý nghĩa.
12
Vậy, trước tác động đã không có sự khác biệt về giá trị trung bình kiểm tra,
lớp TN và lớp ĐC có sự tương đương về lực học.
3.2. Bài kiểm tra sau tác động cho lớp TN và lớp ĐC
+ Sau khi học xong chương 2: Hệ quản trị CSDL Access, chúng tôi tiến hành bài
kiểm tra 45 phút cho HS cả 2 lớp TN và ĐC với nội dung đề kiểm tra gồm 6 câu
hỏi bài tập thực hành được phân bố điểm số như sau
3
:
Câu
Điểm
2 3 4 5 6
1 2 2 2 1
3.2.1. Kiểm chứng T-test độc lập
+ Tiếp theo chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-test độc lập điểm trung bình kiểm tra
của HS lớp TN và lớp ĐC.
+ Phân tích kết quả bài kiểm tra sau tác động, chúng tôi có kết quả sau:
Lớp Kiểm tra Sau tác động
Điểm TB lớp TN 8.11
Điểm TB lớp ĐC 7.08
Giá trị chênh lệch 1.03
Giá trị p 0.0046
Kiểm chứng T-test độc lập ta có: p = 0.0046 < 0.05 rất nhiều.
3.2.2. Độ tin cậy

+ Độ tin cậy dữ liệu điểm kiểm tra sau tác động được kiểm chứng bằng độ tin cậy
Spearman – Brown
4
Lớp
Hệ số tương quan chẵn –
lẻ (r
hh
)
Độ tin cậy
Spearman – Brown
Kết luận
độ tin cậy của dữ liệu
TN
r
hh
= 0.5941 r
SB
= 0.7454 > 0.7 Dữ liệu đáng tin cậy
ĐC
r
hh
= 0.5820 r
SB
= 0.7358 > 0.7 Dữ liệu đáng tin cậy
3.2.3. Kiểm chứng khi bình phương
Chúng tôi cũng tiến hành thống kê tần số điểm kiểm tra sau tác động về mức
phân bố các điểm số của nhóm TN và nhóm ĐC như sau:
Lớp
Điểm kiểm tra
TC

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần
số
TN 0 0 0 0 2 2 6 11 10 5 36
ĐC 1 0 0 2 2 7 9 7 5 3 36
3
Nội dung đề kiểm tra 45 phút – chương 2: Hệ QTCSDL Access - Trang 21
4
Kiểm chứng độ tin cậy dữ liệu kiểm tra sau tác động lớp TN - Trang 24; Lớp ĐC - Trang 25
13
Qua biểu đồ phân bố các điểm kiểm tra sau tác động, chúng ta thấy: Kết quả
kiểm tra của lớp TN được phân bố tập trung nghiêng về số HS có điểm kiểm tra từ 8
điểm trở lên nhiều hơn lớp ĐC, điều đó cũng có nghĩa là HS lớp TN có lực học vượt
trội hơn hẳn so với lớp ĐC.
Từ thống kê tần số điểm kiểm tra sau tác động lớp TN và lớp ĐC, chúng tôi tiếp
tục thống kê phân loại kết quả kiểm tra:
XL
Lớp
0≤ Điểm < 5
(Yếu)
5 ≤ Điểm < 6.5
(T. B)
6.5 ≤ Điểm < 8
(Khá)
8 ≤ Điểm ≤ 10
(Giỏi)
TC
TN 0 4 6 26 36
ĐC 3 9 9 15 36
Bảng: Thống kê phân loại kết quả kiểm tra sau tác động lớp TN và lớp ĐC

Kiểm chứng khi bình phương trên cơ sở phân loại kết quả kiểm tra:
Kiểm chứng khi bình phương p = 0.00195 < 0.05 rất nhiều.
3.2.4. Bàn luận kết quả
14
Sau tác động, với dữ liệu điểm số bài kiểm tra đáng tin cậy (lớp TN: r
SB
=
0.7454 >0.7; lớp ĐC: r
SB
= 0.7358 >0.7), và lớp TN có điểm trung bình bằng 8.11, so
với kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp ĐC có điểm trung bình bằng 7.08; Độ
chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.03; Điều đó cho thấy điểm trung bình của lớp
TN và lớp ĐC đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp TN được tác động có điểm trung bình cao
hơn lớp ĐC.
Hơn nữa, kiểm chứng T-test độc lập điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
của lớp TN và lớp ĐC có p = 0.0046 < 0.05 và kiểm chứng khi bình phương điểm bài
kiểm tra sau tác động của lớp TN và lớp ĐC có p = 0.00195 < 0.05, chúng tôi khẳng
định chắc chắn sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp không phải là do ngẫu nhiên
mà là do tác động, nghiêng về lớp TN.
Vậy, việc thiết kế chương trình quản lí dùng trong dạy học Access thực sự
nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
15
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
Việc thiết kế chương trình quản lí để minh họa cho phần Access thực sự mang
lại hiệu quả đáng kể đối với môn học. Có thể nói đó là sự kết hợp giữa dạy và học tích
cực, cũng qua đó phát huy tính tự học ở cả giáo viên và học sinh.
Các chương trình quản lí được GV thiết kế bằng access hoặc dùng các mã
nguồn được chia sẻ cũng khá nhiều. Những chương trình giới thiệu với học sinh có thể
là từ những chương trình nhỏ đến những chương trình lớn. Việc kết hợp giới thiệu nội

dung bài học với giới thiệu các thành phần của một chương trình quản lí như những ví
dụ minh họa cho bài học, bài thực hành giúp các em nắm các dạng bài cơ bản một
cách tốt nhất, tạo cảm hứng yêu thích môn học hơn.
Một kết quả thấy khác biệt rõ đó là học sinh đã thích thú, hiểu được tầm quan
trọng của môn học và việc vận dụng môn học vào thực tiễn. Ví dụ, một số em đã có
mong muốn tự tay xây dựng một chương trình quản lí nhỏ trên máy tính bằng access.
2. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển
2.1. Bài học kinh nghiệm
Với việc thiết kế và sử dụng chương trình quản lí minh họa cho nội dung về
Access đòi hỏi GV phải có: Khả năng tự học, tự nghiên cứu. GV cần có trình độ
chuyên môn sâu sắc, trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm cái
mới. GV đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động độc lập của HS, đánh thức năng
lực tiềm năng trong mỗi HS góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học ngày
một tốt hơn.
2.2. Hướng phát triển
Việc sử dụng chương trình quản lí thiết kế bằng Access không chỉ dùng để
minh họa cho nội dung chương 2: Access mà còn có thể dùng để dạy cho phần CSDL
quan hệ ở các chương sau của chương trình lớp 12.
Đề tài có thể áp dụng với đối tượng làm quen Access hoặc các đối tượng muốn
tìm hiểu sâu hơn với Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access. Bên cạnh đó, có thể thiết kế
thêm nhiều chương trình quản lí thư viện, quản lí nhân sự, quản lí bán hàng… để làm
ví dụ minh họa phong phú hơn.
3. Đề xuất kiến nghị
“Thiết kế chương trình quản lí dùng trong dạy học Access ” với mong muốn sẽ
góp một phần nâng cao các phương pháp giảng dạy, giúp học sinh hiểu và yêu thích
môn học. Đồng thời, giúp học sinh học và làm quen với các bài toán quản lí, Access
16
nói riêng và CSDL nói chung một cách tốt nhất. Vậy, để đạt được những yêu cầu đó,
chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
• Nhà trường tạo điều kiện về trang thiết bị giảng dạy đầy đủ để giờ giảng thu

được kết quả tốt nhất.
• HS môn học Tin học phải xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của môn học
trong cuộc sống để bắt đầu làm quen và nghiên cứu môn học.
• Khen thưởng kịp thời cho những GV tích cực trong việc ứng dụng những
phương pháp tích cực trong dạy học.
• Phải chuẩn bị trang thiết bị dự phòng khi phòng máy cúp điện hoặc có giáo viên
khác đăng kí dạy.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Trọng Danh – Nguyễn Vũ Ngọc Tùng – Tự học Microsoft Access – NXB ĐHSP
[2] Nguyễn Kim Tuấn – Các chuyên đề nâng cao tin học 12 – NXB Giáo Dục – 2008
[3] Trung tâm tin học – Bài giảng Access – NXB ĐHSP TPHCM – 2008
[4] Website, />[5] Website, />[6] Website, />[7] Website,
[8] Website, />18
PHỤ LỤC
1. Danh sách học sinh và điểm thực nghiệm sư phạm
ST
T
Lớp
TN
Họ và tên
Trước

Sau

ST
T
lớp
ĐC
Họ và tên

Trước

Sau

1 12a10 Lê Đức Anh 6 9 1 12a9 Lâm Thị Trâm Anh 9 10
2 12a10 Lê Quang Bình 4 5 2 12a9 Hồ Thiên Bảo 7 9
3 12a10 Nguyễn Thị Bích Chi 8 7 3 12a9 Đinh Nử Kiều Chinh 6 6
4 12a10 Nguyễn Đức Danh 6 10 4 12a9 Phan Ng. Phúc Đạt 4 7
5 12a10 Nguyễn Hoàng Duy 7 9 5 12a9 Nguyễn Thị Hồng Hạnh 10 9
6 12a10 Trần Quang Dũ 7 8 6 12a9 Nguyễn Đức Hiếu 5 8
7 12a10 Hồ Văn Tuấn Đạt 5 10 7 12a9 Nguyễn Phước Hiễn 6 8
8 12a10 Hoàng Thị Thu Hà 6 9 8 12a9 Lê Văn Hóa 5 7
9 12a10 Lê Nguyễn Hồng Hậu 7 9 9 12a9 Trần Hữu Huy 6 6
10 12a10 Phạm Quang Hoàng 7 8 10 12a9 Hồ Phi Hùng 7 6
11 12a10 Phạm Quang Khải 1 8 11 12a9 Vũ Hồ Việt Khanh 9 6
12 12a10 Trần Nhật Thiện Khiêm 10 7 12 12a9 Trần Đăng Khoa 6 4
13 12a10 Nguyễn Thị Trúc Linh 7 9 13 12a9 Nguyễn Bảo Khuyên 10 1
14 12a10 Nguyễn Phước Long 6 9 14 12a9 Hoàng Lâm 1 6
15 12a10 Trần Nhật Minh 8 8 15 12a9 Đặng Tr. Khánh Linh 5 6
16 12a10 Đoàn Thị Trà My 6 10 16 12a9 Đinh Thế Lộc 4 7
17 12a10 Nguyễn Thanh Nguyên 6 7 17 12a9 Nguyễn Ng. Cẩm Ly 8 7
18 12a10 Đặng Lê Thanh Nhã 9 10 18 12a9 Bùi Thị Tuyết Nga 5 8
19 12a10 Dương Uyển Nhi 5 8 19 12a9 Phạm Thị Thu Nga 6 8
20 12a10 Lê Văn Phong 6 8 20 12a9 Bùi V. Giáng Ngọc 6 10
21 12a10 Úy Thị Hồng Phượng 6 8 21 12a9 Trần Như Ngọc 7 8
22 12a10 Phan Thanh Sơn 3 9 22 12a9 Nguyễn Hữu Nhật 8 7
23 12a10 Trần Quang Tài 7 8 23 12a9 Lê Thị Hồng Nhung 6 5
24 12a10 Nguyễn Đ. Nhật Tân 5 9 24 12a9 Trần Mai Quỳnh Như 3 6
25 12a10 Lê Thị Thu Thảo 8 9 25 12a9 Nguyễn H. Kim Phương 6 9
26 12a10 Lưu Phương Thảo 6 8 26 12a9 Nguyễn Th Bích Phượng 7 10

27 12a10 Mai Thị Lệ Thu 7 7 27 12a9 Bùi Như Sỹ 8 7
28 12a10 Hồ Thị Hoài Thương 5 7 28 12a9 Nguyễn Văn Thành 6 9
29 12a10 Nguyễn Th. Ngọc Trân 7 8 29 12a9 Bùi Thị Bích Thảo 5 4
30 12a10 Bùi Thu Trinh 10 6 30 12a9 Trương Nhật Thăng 9 7
31 12a10 Bùi Minh Tú 6 10 31 12a9 Nguyễn Nữ Th. Thư 8 8
32 12a10 Võ Kiều Cẩm Tú 8 7 32 12a9 Trần Thị Thùy Trang 8 9
33 12a10 Nguyễn Th Thanh Viên 5 8 33 12a9 Lê Thị Ngọc Trinh 5 5
34 12a10 Trương Thị Hà Yên 5 6 34 12a9 Lê Thành Trung 5 7
35 12a10 Huỳnh Thị Kim Yến 5 5 35 12a9 Nguyễn Duy Trung 5 8
36 12a10 Nguyễn Thi Bảo Yến 5 9 36 12a9 Lê Văn Như Ý 7 7

Mốt
6 8
Mốt
6 7
Trung vị
6 8
Trung vị
6 7
Giá trị trung bình
6.25 8.11
Giá trị trung bình
6.33 7.08
Độ lệch chuẩn
1.8 1.3
Độ lệch chuẩn
1.9 1.9
2. Đề kiểm tra
19
2.1. Kiểm tra 15 phút trước tác động

Đề bài:
1/ Tạo CSDL QL_Bao, đặt tên là tên của mình gõ không dấu ( ví dụ: tên Tuấn:
Tuan.mdb). (1đ)
Lưu bài: D:\KT15\tenhocsinh.mdb
2/ Tạo các bảng sau: (3đ)
BAO(MaBao, TenBao, GiaTien)
KHACH_HANG(MaKH, TenKH, Diachi, Dienthoai)
CHUYEN_BAO(MaKH, MaBao, Soluong, Ngay)
3/ Nhập dữ liệu cho các bảng. (4đ)

4/ Tạo liên kết cho các bảng trên. (2đ)
20
2.2. Kiểm tra 45 phút sau tác động
2.2.1. Ma trận đề kiểm tra 45 phút – bài 3, 4, 5, 7, 8, 9
Mức độ
Nội dung
Biết Hiểu
Vận
dụng
Tổng
1. Giới thiệu Access 1 1
2. Cấu trúc bảng 1 1
3. Thao tác cơ bản trên bảng 1 1 2
4. Liên kết giữa các bảng 1 1 2
5. Mẫu hỏi 1 2 3
6. Báo cáo 0.5 0.5 1
2.2.2. Nội dung đề kiểm tra 45 phút
1/ Tạo CSDL Quản lý thi Nghề PT, đặt tên là tên của mình gõ không dấu (1đ)
Lưu bài: D:\KT45\tenhocsinh.mdb
2/ Tạo các bảng sau: (2đ)

DANH_SACH (SoBD, HoTen, NgaySinh, GioiTinh, Lop)
DIEM_THI (SoBD, DiemTH, DiemLT)
3/ Chọn khóa chính và tạo liên kết cho các bảng trên. (2đ)
4/ Nhập dữ liệu cho các bảng. (2đ)
5/ Thiết kế mẫu hỏi danh sách kết quả của thí sinh: Số báo danh, họ và tên, ngày sinh,
giới tính, lớp, điểm thực hành, điểm lý thuyết, điểm trung bình, kết quả, xếp loại. (2đ)
Trong đó:
- Điểm trung bình được tính: (Điểm thực hành * 3 + lý thuyết hệ số)/4
- Kết quả: Nếu điểm trung bình >=5 thì đậu, ngược lại thì rớt.
- Xếp loại: Nếu điểm trung bình từ 8 trở lên là Giỏi, từ 7 đến dưới 8 là Khá, từ
5 đến dưới 7 là Trung bình, còn lại không xếp loại.
6/ Tạo báo cáo in kết quả thi dựa vào mẫu hỏi câu 5, gộp nhóm theo từng lớp. (1đ)
21
3. Kiểm chứng độ tin cậy dữ liệu kiểm tra trước tác động
3.1. Lớp TN (4 câu bài tập thực hành)
STT
Lớp
TN
Họ và tên
Câu
1
Câu
2
Câu
3
Câu
4
Tổng
điểm
lẻ

Tổng
điểm
chẵn
Điểm
TC
1 12a10 Lê Đức Anh
1 3 2 0 3 3 6
2 12a10 Lê Quang Bình
1 2 1 0 2 2 4
3 12a10 Nguyễn Thị Bích Chi
1 3 3 1 4 4 8
4 12a10 Nguyễn Đức Danh
1 2 2 1 3 3 6
5 12a10 Nguyễn Hoàng Duy
1 3 2 1 3 4 7
6 12a10 Trần Quang Dũ
1 2 3 1 4 3 7
7 12a10 Hồ Văn Tuấn Đạt
1 2 1 1 2 3 5
8 12a10 Hoàng Thị Thu Hà
1 2 1 2 2 4 6
9 12a10 Lê Nguyễn Hồng Hậu
1 2 2 2 3 4 7
10 12a10 Phạm Quang Hoàng
1 3 2 1 3 4 7
11 12a10 Phạm Quang Khải
1 0 0 0 1 0 1
12 12a10 Trần Nhật Thiện Khiêm
1 3 4 2 5 5 10
13 12a10 Nguyễn Thị Trúc Linh

1 3 2 1 3 4 7
14 12a10 Nguyễn Phước Long
1 2 2 1 3 3 6
15 12a10 Trần Nhật Minh
1 3 3 1 4 4 8
16 12a10 Đoàn Thị Trà My
1 2 2 1 3 3 6
17 12a10 Nguyễn Thanh Nguyên
1 2 2 1 3 3 6
18 12a10 Đặng Lê Thanh Nhã
1 2 4 2 5 4 9
19 12a10 Dương Uyển Nhi
1 2 2 0 3 2 5
20 12a10 Lê Văn Phong
1 2 2 1 3 3 6
21 12a10 Úy Thị Hồng Phượng
1 3 2 0 3 3 6
22 12a10 Phan Thanh Sơn
1 1 1 0 2 1 3
23 12a10 Trần Quang Tài
1 3 2 1 3 4 7
24 12a10 Nguyễn Đ. Nhật Tân
1 2 1 1 2 3 5
25 12a10 Lê Thị Thu Thảo
1 3 3 1 4 4 8
26 12a10 Lưu Phương Thảo
1 3 2 0 3 3 6
27 12a10 Mai Thị Lệ Thu
1 3 2 1 3 4 7
28 12a10 Hồ Thị Hoài Thương

1 2 2 0 3 2 5
29 12a10 Nguyễn Th. Ngọc Trân
1 3 3 0 4 3 7
30 12a10 Bùi Thu Trinh
1 3 4 2 5 5 10
31 12a10 Bùi Minh Tú
1 2 3 0 4 2 6
32 12a10 Võ Kiều Cẩm Tú
1 3 3 1 4 4 8
33 12a10 Nguyễn Th Thanh Viên
1 2 2 0 3 2 5
34 12a10 Trương Thị Hà Yên
1 2 2 0 3 2 5
35 12a10 Huỳnh Thị Kim Yến
1 1 2 1 3 2 5
36 12a10 Nguyễn Thi Bảo Yến
1 1 2 1 3 2 5


r
hh
0.61802803

r
SB
0.76392747
22
3.2. Lớp ĐC (4 câu bài tập thực hành)
ST
T

Lớp
ĐC
Họ và tên
Câu
1
Câu
2
Câu
3
Câu
4
Tổng
điểm
lẻ
Tổng
điểm
chẵn
Điểm
TC
1 12a9 Lâm Thị Trâm Anh
1 3 3 2 4 5 9
2 12a9 Hồ Thiên Bảo
1 2 3 1 4 3 7
3 12a9 Đinh Nử Kiều Chinh
1 2 2 1 3 3 6
4 12a9 Phan Ng. Phúc Đạt
1 2 1 0 2 2 4
5 12a9 Nguyễn Thị Hồng Hạnh
1 3 4 2 5 5 10
6 12a9 Nguyễn Đức Hiếu

1 2 1 1 2 3 5
7 12a9 Nguyễn Phước Hiễn
1 3 2 0 3 3 6
8 12a9 Lê Văn Hóa
1 2 1 1 2 3 5
9 12a9 Trần Hữu Huy
1 2 2 1 3 3 6
10 12a9 Hồ Phi Hùng
1 3 2 1 3 4 7
11 12a9 Vũ Hồ Việt Khanh
1 3 3 2 4 5 9
12 12a9 Trần Đăng Khoa
1 3 2 0 3 3 6
13 12a9 Nguyễn Bảo Khuyên
1 3 4 2 5 5 10
14 12a9 Hoàng Lâm
1 0 0 0 1 0 1
15 12a9 Đặng Tr. Khánh Linh
1 3 1 0 2 3 5
16 12a9 Đinh Thế Lộc
1 2 1 0 2 2 4
17 12a9 Nguyễn Ng. Cẩm Ly
1 2 4 1 5 3 8
18 12a9 Bùi Thị Tuyết Nga
1 2 1 1 2 3 5
19 12a9 Phạm Thị Thu Nga
1 3 1 1 2 4 6
20 12a9 Bùi V. Giáng Ngọc
1 3 2 0 3 3 6
21 12a9 Trần Như Ngọc

1 3 3 0 4 3 7
22 12a9 Nguyễn Hữu Nhật
1 3 3 1 4 4 8
23 12a9 Lê Thị Hồng Nhung
1 3 2 1 3 4 6
24 12a9 Trần Mai Quỳnh Như
1 2 0 0 1 2 3
25 12a9 Nguyễn H. Kim Phương
1 2 2 1 3 3 6
26 12a9 Nguyễn Th Bích Phượng
1 3 2 1 3 4 7
27 12a9 Bùi Như Sỹ
1 3 3 1 4 4 8
28 12a9 Nguyễn Văn Thành
1 2 2 1 3 3 6
29 12a9 Bùi Thị Bích Thảo
1 2 1 0 2 2 5
30 12a9 Trương Nhật Thăng
1 3 3 2 4 5 9
31 12a9 Nguyễn Nữ Th. Thư
1 2 4 1 5 3 8
32 12a9 Trần Thị Thùy Trang
1 3 3 1 4 4 8
33 12a9 Lê Thị Ngọc Trinh
1 2 2 0 3 2 5
34 12a9 Lê Thành Trung
1 2 2 0 3 2 5
35 12a9 Nguyễn Duy Trung
1 1 2 1 3 2 5
36 12a9 Lê Văn Như Ý

1 2 3 1 4 3 7


r
hh
0.635338346

r
SB
0.777011495
23

×