Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

luận văn quản trị nhân lực Thực trạng công tác đánh giá và đãi ngộ người lao động tại công ty tnhh tokyo byokane VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.67 KB, 48 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của nhà nước. Rất nhiều
doanh nghiệp nước ngoài ( FDI) đã tiến hành đầu tư vốn, công nghệ để thực hiện
hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Những doanh nghiệp FDI đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế,
công nghiệp chung của Việt Nam trong những năm gần đây.
Căn cứ vào nội dung được Thầy giáo hướng dẫn thực tập tốt nghiệp định
hướng, Tôi đã đi sâu tìm hiểu về cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động sản xuất kinh
doanh tại công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam một công ty FDI có nhà máy
đặt tại khu công nghiệp Thăng Long –Đông Anh- Hà Nội.
Trên cơ sở các số liệu thu thập được tại công ty, tôi đã đánh giá được những
hoạt động tại công ty một cách khách quan và khoa học. Trong đó hoạt động quản
trị nguồn nhân lực tại công ty, nhất là mảng đào tạo và chế độ đãi ngộ người lao
động thể hiện nhiều hạn chế. Do đó, tôi đi sâu nghiên cứu về vấn đề đánh giá và chế
độ đãi ngộ người lao động tại công ty, đưa ra thực trạng và các giải pháp để giải
quyết các hạn chế của công tác trên.
Với hạn chế về thời gian và khả năng của cá nhân mình, chuyên đề thực tập
của tôi về hoạt động đánh giá và chế độ đãi ngộ người lao động tại công ty TNHH
Tokyo Byokane Việt Nam chắc sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót.
Kính mong Thầy giáo hướng dẫn và các bạn sinh viên có ý kiến đóng góp để
chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn và có thể ứng dụng vào thực tế để làm tăng
hiệu quả của hoạt động quản trị nguồn nhân lực.
Xin trân trọng cám ơn!
Người thực hiện
SV: VŨ THỊ VIỆT LAN
2
Chương I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TOKYO BYOKANE
VIỆT NAM
I. Tổng quan chung về công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam


1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên giao dịch : CÔNG TY TNHH TOKYO BYOKANE VIỆT NAM
Tên quốc tế : TOKYO BYOKANE VIETNAM CO.,LTD
Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH 1 thành viên
Địa chỉ trụ sở chính và nhà máy : Lô P11, Khu công nghiệp Thăng Long,
Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam.
Giấy chứng nhận đầu tư số 012043000056 do ban Quản lý các khu công
nghiệp và chế xuất Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ của Công ty là 80.000.000.000 VNĐ do 100% công ty mẹ Công ty
TNHH Tokyo Byokane Singapore góp vốn.
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất sản phẩm chốt, vít dùng cho các loại máy công
nghiệp và các thiết bị có liên quan; thực hiện các công đoạn hoàn thiện của sản
phẩm như phân loại sản phẩm, kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm, dán nhãn
hiệu hàng hóa, xuất khẩu.
Công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam là dự án đầu tư của Công ty
TNHH Tokyo Byokane Singapore theo giấy đăng ký kinh doanh số 197400383E
ngày 07/3/1974 cấp bởi REGISTRAR OF COMPANY, SINGAPORE.
Hiện nay, nhà máy của công ty đã được xây dựng hoàn thiện và đi vào hoạt
động với dây chuyền sản xuất hiện đại của Nhật Bản, cùng hệ thống phụ trợ đồng
bộ.
Các khâu từ nhập nguyên vật liệu, sản xuất theo quy trình và tiêu thụ sản
phẩm được công ty thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo hiệu quả cao
nhất cho công ty.
Với cơ sở vật chất như vậy, cùng đội ngũ lao động được tuyển dụng và bố trí
3
khoa học đã làm cho công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam đang ngày càng
phát triển, sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, không những chỉ dành cho xuất
khẩu mà còn đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Các hoạt động quản trị trong công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam:
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam được tổ chức và hoạt động tuân thủ
theo Luật Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được Quốc Hội Nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam ban hành và theo điều lệ của Công ty.
công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam được tổ chức và điều hành theo mô
hình Công ty TNHH 1 thành viên, tuân thủ các qui định pháp luật hiện hành. Cấu
trúc tổ chức của Công ty được xây dựng theo cấu trúc Trực tuyến – chức năng nhằm
phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Ban giám đốc sẽ giao nhiệm vụ cho từng bộ phận theo chức năng để thực hiện
công việc quản trị công ty. Ngoài ra, ban giám đốc sẽ được trợ giúp của người lãnh
đạo chức năng để thực hiện các công tác quản trị của công ty. Ban giám đốc vẫn
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong công ty và toàn quyền quyết định trong
phạm vi công ty và nhà máy.
Theo sơ đồ tổ chức của công ty, ban giám đốc và các chuyên viên quản lý cấp
cao sẽ đặt ra những mục tiêu và chiến lược sản xuất kinh doanh cho toàn công ty.
Cấp thừa hành phía dưới kế tiếp sẽ lần lượt căn cứ vào những mục tiêu chiến lược
đề ra của cấp trên để đưa ra mục tiêu chiến thuật đạt được kết quả tốt.
Hình 1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam
4
Nguồn: Phòng hành chính – Công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam
Các bộ phận chức năng của công ty gồm có:
1.2.1. Ban giám đốc gồm có: Tổng giám đốc công ty và giám đốc nhà máy
Ban giám đốc, với chức năng đưa ra các ý kiến chỉ đạo, quyết định các chiến
lược, kế hoạch, mục tiêu dài hạn cho công ty cần đạt được trong quá trình sản xuất
kinh doanh .
Ban giám đốc căn cứ vào sơ dtừ đó phân công nhiệm vụ cho các phòng ban
thực hiện theo từng chức năng riêng. Đây chính là ban lãnh đạo cao nhất có vai trò
quan trong nhất.
1.2.2. Phòng Kinh Doanh
Là bộ phận có nhiệm vụ tìm kiếm, quan hệ với khách hàng của công ty cũng
như lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh, xử lý thông tin kinh doanh cho từng giai

đoạn phù hợp với năng lực sản xuất và thị trường.
Nhiệm vụ chủ yếu của phòng thể hiện qua công việc sau:
- Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược
phát triển thị trường cho từng giai đoạn.
- Giám sát việc thực hiện hợp đồng và các đơn đặt hàng của đối tác.
- Tham mưu đề xuất các phương án kinh doanh, giá hàng hóa
BAN GIÁM
ĐỐC
PHÒNG KẾ
TOÁN
PHÒNG
VẬT TƯ,
KHO
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
NHÂN SỰ
PHÒNG SẢN
XUẤT
PHÒNG
KINH
DOANH
5
- Khai thác thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, khách hàng mới,
chăm sóc khách hàng của công ty.
Kể từ ngày đầu thành lập và đi vào hoạt động, Phòng kinh doanh của công ty
đã đạt được những thành công nhất định nhờ vào chiến lược kinh doanh và bán
hàng hiệu quả.
Trên cơ sở những chiến lược, mục tiêu do Ban giám đốc công ty đề ra,
Phòng kinh doanh tiếp tục đưa ra những mục tiêu bán hàng và kinh doanh của riêng

mình củng cố hơn nữa và không gây cản trở cho mục tiêu chung của toàn công ty.
Hiện nay, phòng kinh doanh của công ty đã thiết lập được mạng lưới bán
hàng rộng rãi cho các Nhà lắp ráp thiết bị công nghiệp không những của Nhật Bản
mà còn tại thị trường Thái Lan, Trung Quốc, Singapore…
Phòng kinh doanh, theo từng giai đoạn phụ thuộc vào thị trường và tiến độ
sản xuất, phòng luôn có 1 chiến lược kinh doanh phù hợp. Chiến lược kinh doanh,
bán hàng của công ty thể hiện dưới đây:
Hình 2. Chính sách, mục tiêu bán hàng của công ty
Những chính sách
và mục tiêu bán
hàng
Những chiến lược thị phần
Xây dựng Duy trì Thu hoạch Gạt bỏ
Những mục tiêu
bán hàng
Xây dựng doanh
số
Duy trì doanh
số và khách
hàng
Cắt giảm chi
phí bán hàng
Giảm thiểu
chi phí bán
hàng
Những mục tiêu
bán hàng cơ bản
Quan hệ chặt
chẽ với nhà
phân phối

Củng cố vị trí
trên thị trường;
mở rộng quan
hệ với khách
hàng mới
chỉ nhằm vào
các khách
hàng mang lại
lợi nhuận cho
công ty
Giảm hàng
hóa dự trữ,
tồn kho
Những nhiệm vụ
chính của hoạt động
bán hàng
-đến tiếp xúc với
khách hàng mới
và khách hàng
tiềm năng.
Tiếp xúc có
chủ đích khách
hàng hiện có.
Gia tăng mức
Tiếp xúc và
phục vụ đến
các khách
hàng quan
6
-cung ứng dịch

vụ ở mức cao.
-thu thập thông
tin về sản phẩm
của khách hàng,
thị trường
cung ứng dịch
vụ cho khách
hàng hiện có
trọng và mang
lại lợi nhuận
cho công ty.
Loại bỏ dần
các khách
hàng không
quan trọng.
Giảm dịch vụ
Giảm dự trữ
Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam
1.2.3. Phòng Hành chính nhân sự
Là bộ phận thực hiện các chức năng hành chính và tổng hợp của công ty.
Phòng hành chính được ban giám đốc quy định có nhiệm vụ sau:
- Lập văn bản và lưu trữ quản lý các loại hồ sơ, tài liệu và các văn
bản pháp luật trong và ngoài công ty có liên quan.
- Tổ chức thực hiện đối ngoại với các cơ quan nhà nước, tiếp đón
hướng dẫn khách đến công tác và làm việc tại công ty.
- Tham mưu cho ban Giám đốc việc thực hiện hệ thống quản lý tích
hợp chất lượng – môi trường trong toàn công ty.
- Tổ chức đào tạo và tuyển dụng nhân sự cho các phòng ban theo yêu
cầu của Ban giám đốc.
- Theo dõi việc thực hiện các chế độ của người lao động như hợp

đồng lao động, bảo hiểm, công đoàn…
1.2.4. Phòng kế toán
Phòng Kế toán là bộ phận thực hiện các nghiệp vụ kế toán của công ty, nơi
lưu trữ, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế của công ty
Các hoạt động của phòng thể hiện ở các công việc sau:
- Thực hiện toàn bộ công tác kế toán và thông tin kinh tế trong toàn công
ty
7
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê và kế toán quản trị
- Triển khai thực hiện trong công ty và đối tác các chính sách, qui định về
nghiệp vụ tài chính – kế toán của Nhà nước và của lĩnh vực kinh doanh
- Kết hợp với Phòng Kinh doanh công ty quản lý khách thuê và các nghĩa
vụ tài chín h liên quan hàng tháng. Đối chiếu công nợ đối với các khách
hàng thuê.
- Phân tích tình hình tài chính, lập báo cáo tài chính, kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty, tham mưu cho Ban giám đốc về các chiến lược
tài chính ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở các hoạt động đang và sẽ triển
khai. Kiểm tra và giám sát tình hình, công tác tài chính kế toán đảm bảo
tuân thủ qui chế của Công ty và các qui định của Pháp luật.
1.2.5. Phòng vật tư, kho
Đây là bộ phận thực hiện các công việc liên quan đến cung cấp các yếu tố đầu
vào của quá trình sản xuát trong nhà máy và thực hiện các nghiệp vụ về kho trong
công ty.
Các nhiệm vụ mà bộ phận vật tư, kho thực hiện trong công ty đó là:
- Lập kế hoạch mua hàng, theo dõi và quản lý các đơn đặt hàng tới
các nhà cung cấp.
- Phân tích, đánh giá, tìm kiếm các nhà cung cấp nhằm đảm bảo các
yếu tố chất lượng, tiến độ và giá cả cạnh tranh.
- Xử lý các thông tin, kết quả phát sinh trong quá trình mua hàng trên
cơ sở có ý kiến của ban giám đốc và các bộ phận nếu liên quan.

- Lưu kho vật tư, nguyên liệu công ty mua về, thành phẩm của công
ty. Làm các nghiệp vụ về kho bãi như: nhập kho, xuất kho, đánh giá tồn
kho
1.2.6. Phòng sản xuất
Đây là bộ phận có tính quyết định đến hiệu quả chung của toàn công ty. Bởi
vì, phòng sản xuất thực hiện các chức năng sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng từ
đó đem lại doanh thu cho công ty.
8
Phòng sản xuất có nhiệm vụ:
- Quản lý điều hành, tổ chức sản xuất trong nhà máy, đảm bảo cho quá trình
sản xuất được liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
- Quản lý, điều hành và sử dụng hiệu quả tối đa về lao động, các định mức
kỹ thuật. Thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị máy móc phục
vụ sản xuất trong nhà máy.
- Kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm nhằm hạn chế tối đa phế phẩm
trong quá trình sản xuất.
- Giám sát việc thực hiện và áp dụng kỷ luật lao động, nội quy, qui chế của
công ty, đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động và phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi
trường trong toàn nhà máy.
1.3 Cơ sở vật chất của công ty
Công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam được ban quản lý khu công nghiệp
Thăng Long bố trí trụ sở chính và nhà máy tại lô P11, KCN Thăng Long- Hà Nội.
Hiện tại, tổng diện tích của nhà máy là 2.235m2, với khu văn phòng 2 tầng
diện tích m2, khu nhà máy 1 tầng với diện tích 800 m2, cùng với các hệ thống phụ
trợ phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty như nhà ăn tập thể,
nhà xe, sân thể thao, trạm biến áp, phòng bảo vệ…
Được đánh giá là công ty có hệ thống cơ sở vật chất hoàn thiện, đồng bộ và
hiện đại trong khu công nghiệp, đây là một lợi thế của công ty trong quá trình xây
dựng một môi trường làm việc hiện đại, một không gian thoáng mát, rộng rãi.

Nhà máy của công ty được lắp đặt 4 dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động và
đồng bộ được nhập khẩu từ Nhật Bản, Singapore:
- Dây chuyền sản xuất ốc vít, chốt cho máy công nghiệp.
- Dây chuyền mạ
- Dây chuyền xử lý nhiệt
- Dây chuyền chọn và đóng gói hàng hóa
Với các dây chuyền sản xuất trên nhà máy đạt công suất khoảng 1,5 triệu sản
9
phẩm/ ngày. Mức công suất này mới chỉ đạt khoảng 60% so với công suất thiết kế
của nhà máy.
Môi trường sản xuất của nhà máy được kiểm soát nghiêm ngặt nhằm đảm
bảo chất lượng của sản phẩm là tốt nhất. Các hệ thống điều hòa không khí, tường
bao, quạt thông gió, hệ thống ánh sáng chung, hệ thống phòng cháy chữa cháy tự
động.
Ngoài ra, quá trình sản xuất của công ty còn được thực hiện, kiểm soát bằng
hệ thống SCADA. Đây là hệ thống quản lý sản xuất tự động tích hợp các phần mềm
để điều khiển các quá trình sản xuất trong nhà máy.
Với cơ sở vật chất hiện tại của nhà máy và không ngừng được đầu tư nâng
cấp trong tương lai thì công ty sẽ không ngừng gia tăng được sản lượng, sản xuất
được nhiều sản phẩm chất lượng cung cấp cho khách hàng.
1.4 Nhân lực tại công ty
Trên cơ sở nhận thức “ nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản
xuất và sự phát triển của công ty”. Vậy nên, ngay từ khi thành lập và đưa nhà máy
vào sản xuất. Ban giám đốc công ty đã đề ra các chiến lược, kế hoạch về việc tuyển
dụng, bố trí, sử dụng lao động đảm bảo hiệu quả công việc, hoàn thành các chỉ tiêu,
kế hoạch của công ty.
Công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam với tổng số lao động đang làm việc
tại nhà máy là 176 nhân viên.
Cơ cấu lao động của công ty hiện tại thể hiện như sau:
Giới tính: 96 lao động nam chiếm 54.5%, 80 lao động nữ chiếm 45.5%;

Độ tuổi dưới 30 có: 146 người, chiếm 83%, độ tuổi trên 30 có: 30 người,
chiếm 17%.
Số lao động người Việt Nam: 170 người và người nước ngoài là 06 người.
Số lao động có trình độ trên đại học có: 06 người
Số lao động trình độ đại học có:20 người
Số lao động có trình độ cao đẳng: 18 người
Trình độ khác: 132 người
10
Hình 3. Sự biến động của lao động của công ty giai đoạn 2008 - 2011
2008 2009 2010 2011
Nam 70 72 85 96
Nữ 54 59 77 80
Tổng số LĐ 124 131 162 176
Tỉ lệ tăng LĐ 26.5% 5.6% 23.6% 8.6%
Nguồn: Phòng Nhân sự – Công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam
Công ty ngày càng phát triển và mở rộng cả về qui mô và chất lượng, do vậy
cơ hội đặt ra đối với công tác phát triển nguồn nhân lực là rất lớn. Yêu cầu tuyển
dụng là các cử nhân tốt nghiệp các trường Đại học hoặc các trường có chuyên
ngành đào tạo hợp lý, có kinh nghiệm, có năng lực làm việc, trung thực sáng tạo, có
trí tiến thủ. Không ngừng học hỏi nhằm nâng cao trình độ để đáp ứng ngày càng cao
của công việc công ty.
Yêu cầu về chất lượng đối với các lao động trong công ty đó là:
- Đối với cấp nhân viên ( lao động gián tiếp)
Tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
công việc được giao trong công ty
Có năng lực và kinh nghiệm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng
động, sáng tạo, chịu được áp lực cao trong công việc.
Có thể sử dụng tiếng anh, tiếng nhật trong công việc hàng ngày
- Đối với cấp quản lý ( lao động gián tiếp)
Tốt nghiệp trình độ đại học hoặc trên đại học, có năng lực và kinh nghiệm

trong công tác quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh.
Có nhiều kỹ năng trong giải quyết công việc như: kỹ năng quản trị, giao tiếp,
đàm phán, làm việc nhóm, chịu được áp lực cao trong công việc, lập và thực
hiện kế hoạch….
- Đối với công nhân ( lao động trực tiếp)
Yêu cầu tốt nghiệp phổ thông trung học, có đủ sức khỏe để đảm bảo lao động
trong nhà máy. Công ty cũng luôn khuyến khích các công nhân có trình độ
trung cấp, học nghề, cao đẳng, đại học và có chế độ đãi ngộ rieng với lao
động có trình độ học vấn cao từ cao đẳng trở lên.
11
Phải học và thi đạt các chương trình đào tạo của công ty và các chương trình
đào tạo bên ngoài để phục vụ cho công việc.
Tồn tại lớn nhất trong công tác quản trị nhân lực trong công ty hiện nay đó là
khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân người lao động gắn bó với công ty.
II. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty Tokyo Byokane Việt Nam
1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty Tokyo Byokane Việt Nam
Công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam đang tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình với sản phẩm chủ lực là các đinh ốc vít cho các thiết bị công
nghiệp ( máy ảnh, máy in, camera…).
Đặc điểm về mặt kỹ thuật của công ty chính là dây chuyền công nghệ sản xuất
mang tính cơ khí.
Nguyên liệu sau khi được chọn lọc theo đúng tiêu chuẩn sẽ được qua nhiều
công đoạn trong dây chuyền.
Các công việc cơ khí thực hiện tại công ty gồm:
- Dùng máy cắt gọt nguyên liệu
- Định hình nguyên liệu bằng máy dập
- Sơn công nghệ cao cho sản phẩm
- Gia nhiệt cho sản phẩm để hoàn thiện
- Dùng máy cắt gọt bavia
- Dùng máy phân loại đóng gói

- Dùng các thiết bị kiểm định độ cứng, kích thước của sản phẩm.
- Dùng các máy, thiết bị để thực hiện lưu kho sản phẩm và xuất
hàng…
Các công đoạn trên đây tại nhà máy được thực hiện theo một quy trình tự
động. Tuy nhiên yếu tố con người vận hành ở đây vẫn đóng một vai trò quyết định
đến tính hiệu quả của hệ thống.
Người lao động bằng kỹ năng đã được đào tạo cũng như tuân thủ theo các quy
trình vạch trước sẽ vận hành dây chuyền để đảm bảo tạo nên sản phẩm như kế
12
hoạch.
Do có sự tác động giữa con người và máy móc nên những ảnh hưởng tiêu cực
của máy móc dây chuyền tác động lên người lao động là điều không thể tránh khỏi.
Các tác động có thể kể đến là:
Nhiệt độ trong môi trường nhà xưởng luôn cao hơn nhiệt độ ngoài trời.
Môi trường bụi bẩn hơn môi trường tự nhiên với các hóa chất độc hại sử dụng
vào trong dây chuyền công nghệ.
Tiếng ồn do vận hành máy móc.
Người lao động để vận hành được dây chuyền phải làm việc với tư thế đứng
liên tục.
Nhiều máy móc trong dây chuyền có khả năng gây nguy hiểm cho người vận
hành nếu người vận hành bất cẩn hoặc không tuân thủ theo đúng quy trình.
Hoạt động sản xuất thực hiện tại công ty được tiến hành bố trí theo ca để đảm
bảo số lượng sản phẩm hoàn thiện cho khách hàng.
Ca sản xuát đang thực hiện tại nhà máy được bộ phận Phòng sản xuát lập và
trình ban Giám đốc phê duyệt vào đầu năm để phù hợp với tình hình kinh doanh của
công ty.
Cụ thể: trong năm 2010 và 2011, công ty bố trí lịch làm việc như sau:
Hình 4: Lịch làm việc tại công ty Tokyo Byokane Việt Nam
Stt Bộ phận Ca làm việc Chế độ làm thêm giờ
1 Khối văn phòng: Ca hành chính từ 8h00 đến

17h00 trong đó nghỉ trưa là 60
phút, nghỉ giữa ca 2 lần ( cố
định là 10 phút buổi sáng và
10 phút buổi chiều)
Tùy theo công việc,
công ty sẽ huy động
làm thêm giờ nếu cần
thiết.
Chế độ làm thêm giờ
tuân theo luật Lao
động Việt Nam
2 Khối sản xuất - Ca1: 06h00 đến 14h05. Tùy theo công việc,
công ty sẽ huy động
- Ca 2: 13h45 đến 22h05
13
làm thêm giờ nếu cần
thiết.
Chế độ làm thêm giờ
tuân theo luật Lao
động Việt Nam
Ca hành chính: 08h00 đến
17h00
Khối sản xuất cũng được bố
trí nghỉ giữa ca và nghỉ ăn cố
định như khối văn phòng
3 Ban giám đốc Thực hiện lịch làm việc riêng
theo Công ty mẹ
Căn cứ vào vị trí đảm nhận và khối lượng công việc, tại Công ty TNHH
Tokyo Byokane Việt Nam người lao động sẽ được trả lương bằng chế độ lương
thỏa thuận và lương kín.

Lương thỏa thuận được thực hiện khi tuyển dụng lao động, đó là mức lương
được người lao động và công ty đồng ý bằng hợp đồng lao động
Lương kín chính là hình thức trả lương qua tài khoản cá nhân. mỗi người lao
động tại công ty được bộ phận kế toán công ty mở một tài khoản ngân hàng. hàng
tháng, tiền công và cấc khoản thu nhập khác chính đáng được chuyển vào tài khoản
cá nhân người lao động.
Ngoài chế độ lương, Công ty còn thực hiện chế độ phụ cấp cho người lao
động tùy thuộc vào công việc đảm nhận như: phụ cấp độc hại, phụ cấp xăng xe, phụ
cấp nhà trọ…
Bên cạnh các khía cạnh chế độ vật chất, tại công ty cũng có nhiều hoạt động
tinh thần giúp gắn bó con người trong công ty với nhau như: thành lập Công đoàn
công ty để bảo vệ các lợi ích của người lao động; tổ chức liên hoan cuối năm hoặc
ngày Thành lập công ty….
Ngoài ra, kết thúc một năm sản xuất, Phòng hành chính nhân sự công ty còn
thực hiện đánh giá người lao động trong công ty.
Căn cứ vào kết quả đánh giá này, Phòng hành chính nhân sự sẽ có những
chính sách nhân sự kịp thời cho năm tiếp theo, cũng như đề xuất ban giám đốc công
ty thực hiện động viên người lao động. Biện pháp động viên người lao động của
công ty thông qua kết quả đánh giá đó là thưởng tiền mặt và ghi nhận công sức của
14
người lao động có kết quả đánh giá tốt.
2. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty
2.1 Sản lượng và doanh thu
Đối với một công ty chuyên sản xuất, để đạt được hiệu quả sản xuất, khâu tiêu
thụ sản phảm đóng vai trò rất quan trọng vì nó chính là công việc mang lại doanh
thu cho công ty, giảm hàng tồn kho.
Do đó hoạt động của Phòng Kinh doanh công ty được ban Giám đốc rất chú
trọng quan tâm nhằm có được kết quả cao nhất cho công ty.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty thể hiện ở 2 mảng công việc chính
đó là Bán hàng và marketing.

Hoạt động bán hàng:
Do đặc thù sản phẩm của nhà máy là loại chốt, ốc vít chuyên dùng cho máy
công nghiệp nên hoạt động bán hàng được công ty thực hiện theo kiểu kênh phân
phối trực tiếp.
Phòng kinh doanh công ty sẽ trực tiếp làm việc với khách hàng về số lượng,
chủng loại, thông số kỹ thuật, thời gian giao hàng và thanh toán. Trong quá trình
thực hiện việc bán hàng, nếu có vấn đề gì phát sinh, Công ty và khách hàng sẽ làm
việc giải quyết trực tiếp với nhau không qua một trung gian nào.
Trên cơ sở đặt hàng và quá trình bán hàng, thanh toán, phòng kinh doanh sẽ
tác động trở lại cho bộ phận sản xuất, kế toán để hoàn thiện việc bán hàng.
Sự lưu thông hàng hóa của công ty thể hiện qua sơ đồ sau:
Với ưu thế về vị trí địa lý của Nhà máy nên công tác lưu thông hàng hóa của
công ty gặp nhiều thuận lợi thể hiện ở các điểm:
- Có đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, Đường quốc lộ 5 đi cảng
Hải Phòng.
- Thủ tục hải quan được tiến hành ngay tại khuôn viên khu công
Phòng kinh doanh
công ty
Đơn vị mua hàng
Hoạt động Marketing
xúc tiến thươn
15
nghiệp.
- Có nhiều doanh nghiệp dịch vụ ( vận tải, đóng gói…) tại Khu công
nghiệp hỗ trợ tốt việc tiêu thụ và lưu thông hàng hóa.
- Với ưu thế là doanh nghiệp chế xuất nên được hưởng nhiều ưu đãi
của chính phủ về thuế như thuế DN, VAT.
Với những chiến lược marketing có hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty đã đạt được những thành công nhất định, đóng góp vào sự phát triển của công ty.
Hình 5. Bảng số liệu bán hàng qua các năm ( đơn vị tính: Sản phẩm)

Năm/chỉ tiêu 2008 2009 2010 10 tháng của
năm 2011
Kế hoạch( SP) 4.306.000 4.560.000 9.200.000 8.430.000
Thực tế(Sp) 4.280.000 4.380.00 8.157.000 8.200.000
Tỉ lệ hoàn thành 99.3% 96% 89% 99.4%
Nguồn: Phòng kinh doanh– Công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam
Nhận xét: nhìn vào tỉ lệ hoàn thành giữa phần tiêu thụ và kế hoạch giao, nhận
thấy bộ phận Kinh doanh công ty đã thực hiện rất tốt công tác bán hàng.
Hoạt động Marketing:
Phòng kinh doanh bên cạnh nhiệm vụ bán hàng còn phải tiến hành các công
việc liên quan đến marketing để thực hiện tốt hơn nữa công việc bán hàng.
Đó là thực hiện chế độ chăm sóc khách hàng thường xuyên nhằm đảm bảo
nắm bắt được những thông tin hữu ích cho công ty từ khách hàng.
2.2 Lợi nhuận
Bằng những nỗ lực của mình, Công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam qua
gần 3 năm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã thu được những kết quả rất
đáng khích lệ.
Với những kết quả về doanh thu và lợi nhuận qua các năm, công ty đã giảm
thiểu tối đa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng giá trị doanh nghiệp và tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Hình 6: Bảng kết quả kinh doanh qua của công ty ( Đơn vị tính: USD)
16
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Chênh
lệch
tỉ lệ tăng
giảm
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
15,267,215 12,364,976 2,902,239 23.5%
Các khoản giảm trừ doanh thu 18,654 9,653 9,001 93.2%

Doanh thu thuần 15,248,561 12,355,323 2,893,238 23.4%
Giá vốn hàng bán 12,587,668 10,234,756 2,352,912 23.0%
Lợi nhuận gộp 2,660,893 2,120,567 540,326 25.5%
Doanh thu hoạt động tài chính 59,233 41,266 17,967 43.5%
Chi phí tài chính
- Trong đó lãi vay NH
956,214
836,543
836,597
745,226
119,617
91,227
14.3%
12.2%
Chi phí bán hàng 586,351 463,586 122,726 26.5%
Chi phí quản lý DN 685,335 593,221 92,114 15.5%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
KD
492,226 268,429 223,797 83.4%
Thu nhập khác 46,823 42,557 4,266 10.0%
Chi phí khác 12,353 5,874 6,479 10.0%
Tổng lợi nhuận trước thuế 526,696 305,112 221,584 72.6%
Lợi nhuận sau thuế 526,696 305,112 221,584 72.6%
Nhận xét:
- Lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng 72,6% so với năm 2009 chứng tỏ doanh
nghiệp làm ăn có lãi.
- Các số liệu qua các năm cho chúng ta thấy công ty đang hoạt động có lãi
tuy còn nhiều kết quả chưa được đánh giá là khả quan so với khả năng của công ty.
2.3 Thị phần
Công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất

các phụ kiện đinh ốc vít dùng cho máy và thiết bị công nghiệp. Do đó khách hàng
của công ty chính là các công ty chuyên sản xuất máy, thiết bị công nghiệp.
Do công ty là 100% vốn đầu tư là của tập đoàn Tokyo Byokane - Nhật Bản,
nên quá trình sản xuất và tiêu thụ tuân thủ theo các nguyên tắc của Tập đoàn Tokyo
Byokane bên Nhật.
Toàn bộ sản phẩm của công ty tại Việt Nam sẽ được làm thủ tục xuất bán
cho công ty mẹ. Tùy thuộc vào đơn hàng mà các sản phẩm của công ty Tokyo
Byokane Việt Nam sẽ được xuất khẩu hoặc bán cho các công ty sản xuất của Nhật
17
Bản có nhà máy tại Việt Nam.
Các công ty Nhật Bản tại Việt Nam là khách hàng của công ty có thể nói đến
là Canon Việt Nam, Sony Việt Nam, Hitachi Việt Nam, Sumitomo Việt Nam….
Các công ty sản xuất của Việt Nam chưa là khách hàng của công ty bởi chính
sách của tập đoàn Tokyo Byokane chưa muốn thâm nhập vào mảng thị trường này.
Số liệu thị phần qua các năm của công ty thể hiện qua bảng sau:
Hình 7: bảng số liệu thị phần tiêu thụ của công ty Tokyo Byokane Việt Nam
Năm/chỉ tiêu 2008 2009 2010 10 tháng của
năm 2011
Thị trường tại Việt
Nam
2.782.000
sp chiếm
65%
3.153.600
sp chiếm
72%
5.954.610
sp chiếm
73%
5.576.000 sp

chiếm 68%
Xuất khẩu ( Nhật
Bản, Singapore,
Thailand
1.498.000
sp chiếm tỉ
lệ 35%
1.226.400
sp chiếm
28%
2.202.390
sp chiếm
27%
2.624.000 sp
chiếm 32%
Nhận xét:
- Số sản phẩm của công ty được phân thành 2 mảng thị trường rất rõ ràng; thị
trường Việt Nam và thị trường xuất khẩu.
- Tỉ lệ sản phẩm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam luôn chiếm 2/3 trên tổng số
lượng sản phẩm sản xuất của Công ty. Điều này cho thấy thị phần của công ty tại
Việt Nam chiếm rất lớn, việc tiêu thụ tại thị trường nội địa này vừa giảm được các
loại chi phí, vừa khẳng định dần thương hiệu sản phẩm của công ty.
18
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÃI NGỘ NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY TNHH TOKYO BYOKANE VIỆT NAM
1. Thực trạng công tác đánh giá và đãi ngộ người lao động tại Công ty
1.1 Tổng quan chung.
Với quan điểm cho rằng: “Công ty mới đi vào hoạt động đều gặp phải những
khó khăn, trở ngại nhất định. Tuy nhiên, không thể nại lý do này để trì hoãn thực

hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với người lao động. Tuân thủ pháp luật, đãi ngộ
người lao động chính đáng sẽ luôn đem lại lợi ích cho công ty”.
19
Vậy nên, ngay từ ngày đầu thành lập, công ty đã xây dựng được cho mình
những chính sách đánh giá và đãi ngộ người lao động tuân thủ đúng pháp luật Việt
Nam và phù hợp với tình hình công ty.
Đánh giá người lao động là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình
thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã
được xây dựng.
Mục tiêu của việc đánh giá người lao động của công ty nhằm giúp Ban giám
đốc và phòng Hành chính nhân sự công ty phát hiện được năng lực, sở trường, trình
độ chuyên môn của từng lao động làm cơ sở cho việc tuyển dụng, lựa chọn và bố trí
lao động phù hợp với khả năng của từng người sao cho sử dụng lao động có hiệu
quả nhất.
Đánh giá người lao động trong một tổ chức là một công việc rất phức tạp và
chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố chủ quan từ con người. Bởi dù hệ thống các tiêu
chuẩn đánh giá có chi tiết, cụ thể đến đâu thì việc xây dựng tiêu chuẩn và kết quả
đánh giá vẫn do con người quyết định.
Tại công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam việc đánh giá người lao động
được thực hiện bởi bộ phận phòng Hành chính nhân sự. Thời gian đánh giá thường
được tiến hành vào tháng 12 hàng năm và kết quả đánh giá sẽ được công bố công
khai vào tuần đầu tiên của tháng 01 năm tiếp theo.
Căn cứ vào kết quả đánh giá này, ban giám đốc công ty sẽ có các quyết định
liên quan đến tăng lương, thưởng và các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện chế độ đãi ngộ lao động ngay từ ngày
mới thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các chế độ đãi ngộ lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn công việc,
tình hình thực hiện công việc của người lao động và chất lượng sản phẩm, hiệu quả
hoạt động của tổ chức.
Mục tiêu cơ bản của việc đãi ngộ người lao động của công ty đó là nhằm thu

hút và giữ chân, động viên người lao động có năng lực, đóng góp vào sự phát triển
lâu dài của công ty cũng như chia sẻ những thành công của doanh nghiệp đến người
20
lao động.
Các chế độ đãi ngộ người lao động tuy mỗi đơn vị, công ty thực hiện có khác
nhau, song khi xây dựng và thực hiện cần tuân thủ các yếu tố sau:
- Tuân thủ theo hệ thống luật pháp quy định
- Phải thỏa đáng để thu hút và giữ chân người lao động.
- Phải có tác dụng kích thích, mang tính động lực làm việc.
- Phải công bằng trong tổ chức.
1.2 Đánh giá người lao động
Công ty có đầy đủ cơ sở vật chất, vốn đầu tư dồi dào nhưng lại thiếu một đội
ngũ nhân sự tài giỏi và chuyên nghiệp thì khó có thể thành công vượt bậc. Thế
nhưng, Nhà quản lý tài ba đến đâu mà không biết sử dụng và đánh giá nhân viên
dưới quyền của mình thì sẽ không thể có được doanh nghiệp phát triển và bền vững.
Công tác đánh giá người lao động chính là công việc giúp lãnh đạo công ty
có thể đưa ra kết luận chính xác người lao động nào hoàn thành công việc ở mức độ
nào và có tố chất để phát triển hay không,
Đánh giá nhân viên là những công việc không hề đơn giản vì con người là
tổng hòa của rất nhiều quan hệ và yếu tố và nó những tác động rất lớn trong việc
vận hành tổ chức bộ máy nhân sự công ty.
Tầm quan trọng phải đánh giá nhân viên thể hiện ở các điểm sau:
` Khi đánh giá đúng về một nhân viên thì việc quy hoạch nhân sự sẽ chính xác
hơn, nhờ đó họ có thể phát huy năng lực một cách cao nhất. Người được đánh giá
đúng năng lực sẽ hài lòng và được công nhận. Họ sẽ làm việc hăng say hơn, năng
suất lao động tăng cao, góp phần làm giảm chi phí.
Bên cạnh đó, về phía công ty, một khi đã đánh giá đúng người thì sẽ giảm
được rất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc đào tạo nhân viên.
Việc đánh giá năng lực nhân viên nằm trong các chuỗi hoạt động nhằm thu
hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực Công ty

21
Nhờ có sự đánh giá người lao động đúng đắn mà Công ty sẽ tránh được các
vấn đề như nguồn nhân lực cạn kiệt, tinh thần sa sút, sắp xếp nhân sự không hợp lý
dẫn đến năng suất thấp, chi phí cao, chất lượng sản phẩm kém.
Hệ thống tiêu chuẩn trong đánh giá phải được xây dựng càng chi tiết, khoa
học và phù hợp với mô hình và văn hóa của Công ty thì mới đảm bảo tính
hiệu quả và chính xác trong đánh giá.
Cơ sở để có thể đánh giá tính hiệu quả làm việc của người lao động và những
đóng góp của họ trong công ty trong một khoảng thời gian thì phải dựa trên những
chỉ tiêu cụ thể và định lượng hóa.
Các chỉ tiêu này phải được thiết lập dựa trên bản mô tả công việc và yêu cầu
công việc của mỗi người. Cứ định kỳ, vào tháng 12 hàng năm, Công ty sẽ có đợt
đánh giá người lao động theo một biểu mẫu được phòng Hành chính nhân sự công
ty xây dựng sẵn.
Hiện tại, công ty đang thực hiện phương pháp đánh giá nhân viên theo hình
thức đánh giá tuyệt đối. Đó là, phòng hành chính nhân sự đang thực hiện đánh giá
theo các tiêu chuẩn cụ thể và đã được lượng hóa như sau:
Hình 8: Bảng tiêu chuẩn đánh giá người lao động tại công ty
Stt Tiêu chuẩn đánh giá Các mục đánh giá Quản lý
trực tiếp
1 Khả năng tiếp thu Hiểu rõ nội dung công việc mình
được giao, nắm vững vai trò của bản
thân
Điểm
đánh giá
từ 1-100
2 Tinh thần trách nhiệm Cố gắng hoàn thành công việc trong
thời hạn được giao
Có báo cáo, liên lạc, thảo luận
Điểm

đánh giá
từ 1-100
3 Tính kỷ luật Tuân thủ theo đúng thời gian bắt đầu
làm việc , thời gian làm, thời gian
nghỉ
Tiến hành chính xác Seiri, Seiton,
Seisou ( sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ)
Điểm
đánh giá
từ 1-100
22
Tiến hành trôi chảy công việc tuân
thủ theo đúng trình tự đã định
Trang phục, thái độ làm việc nghiêm
túc, có ý thức tự giác cao (của một
thành viên trong xã hội)
Với những nhân viên khác, với
những việc không tôt có thể nói
không tốt
4 Chất lượng hoàn thành
công việc
Có thể ngay lập tức tiến hành công
việc đã được quy định. Ngoài ra có
thể làm liên tục
Điểm
đánh giá
từ 1-100
Sau khi có được kết quả bảng đánh giá nhân viên của các bộ phận thì bộ
phận phòng hành chính nhân sự thực hiện tổng hợp và phân loại nhân viên.
Cụ thể:

Nhân viên đạt mức điểm: >360 xếp loại A ( xuất sắc )
Nhân viên đạt mức điểm: 280 – 360 xếp loại B ( tốt )
Nhân viên đạt mức điểm: 250- 280 xếp loại C ( bình thường )
Nhân viên đạt mức điểm: <280 xếp loại D ( kém )
Căn cứ vào bảng phân loại nhân viên của công ty, phòng Hành chính nhân sự
và Ban giám đốc sẽ có các chính sách nhân sự và có phần thưởng động viên:
Nhân viên xuất sắc: được công ty ghi danh và thưởng 1.000.000 đ
Nhân viên tốt: được công ty ghi danh và thưởng 500.000 đ
Nhân viên bình thường: Động viên cố gấng
Nhân viên kém : xem xét việc ký kết hoặc chấm dứt hợp đồng lao động năm
tiếp theo.
Nhận xét hình thức đánh giá người lao động tại công ty:
23
- Đánh giá người lao động bằng hình thức tuyệt đối là hình thức mang lại kết
quả rõ ràng nhất, khách quan nhất. Căn cứ vào kết quả này, ban giám đốc công ty
cũng như các trưởng bộ phận sẽ nhận ra được mức độ hoàn thành công việc của
nhân viên.
- Các tiêu chí đánh giá xây dựng còn sơ sài nên độ bao phủ của bản đánh giá
đối với người lao động chưa sâu.
- Tiêu chí đánh giá như vậy vẫn chưa đầy đủ và còn nhiều yếu tố chủ quan
có thể đan xen vào làm ảnh hưởng độ chính xác của kết quả đánh giá.
1.3 Chế độ đãi ngộ người lao động
Công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam là một công ty có 100% vốn đầu
tư của Nhật Bản. Nền công nghiệp của Nhật Bản là một nền công nghiệp hiện đại
và phát triển, yếu tố con người có tầm quan trọng rất lớn đối với sự thành công của
mỗi công ty, doanh nghiệp.
Nền văn hóa cũng như các doanh nghiệp của Nhật Bản luôn coi trọng yếu tố
con người trong quá trình hoạt động và phát triển của mình. Các chế độ đãi ngộ của
doanh nghiệp Nhật Bản so với các doanh nghiệp Việt Nam cũng như một số nước
khác chính là những dẫn chứng rõ nhất cho vấn đề trên.

Chế độ đãi ngộ người lao động là một phần không thể thiếu được trong quá
trình thực hiện các chính sách quản lý. Không những đảm bảo tuân thủ theo các chế
độ do luật pháp quy định, các chế độ đãi ngộ người lao động còn như là lực hút giúp
thu hút và gắn bó người lao động với công ty.
Chế độ đãi ngộ người lao động tại công ty TNHH Tokyo Byokane Việt Nam
được thực hiện thành hai mảng: chế độ đãi ngộ vật chất và chế độ đãi ngộ về tinh
thần.
Các chế độ đãi ngộ này luôn tuân thủ pháp luật và thay đổi theo những biến
động của tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty. Tuy nhiên nó luôn thay đổi theo
chiều hướng tăng kể cả về lượng và chất đảm bảo tính hấp dẫn và cạnh tranh so với
các doanh nghiệp sản xuất trong khu vực.
24
Các chế độ đãi ngộ người lao động thực hiện tại công ty tuân theo luật lao
động của Việt Nam như:
- bảo hiểm y tế:
- bảo hiểm tai nạn cho người lao động.
- khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
Ngoài ra, công ty luôn chú trọng công tác cải thiện điều kiện làm việc cho
người lao động trong công ty trong khả năng của mình như đầu tư hệ thống xử lý
rác thải, lắp đặt hệ thống hút bụi…
1.3.1 Đãi ngộ về mặt vật chất
Trên cơ sở đánh giá và phân tích các đặc thù của riêng mình, Công ty TNHH
Tokyo Byokane Việt Nam đã xây dựng cho mình những chính sách đãi ngộ vật chất
cho người lao động cho công ty.
Chế độ lương, thưởng: với chính sách trả lương tuân thủ theo bộ luật Lao
động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và căn cứ vào đặc thù hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty và thị trường lao động. Công ty TNHH
Tokyo Byokane Việt Nam đã có nhiều cố gắng để xây dựng hệ thống thang lương,
mức lương rất cạnh tranh.
Qua các năm hoạt động, cùng với sự biến động chung của nền kinh tế Việt

Nam và thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Thế nhưng, chế độ lương của công ty luôn được cải thiện tăng, đáp ứng ở mức
mặt bằng lương bình thường trong khu công nghiệp.
Cụ thể:
Hình 9: Bảng mức lương trung bình tháng của người lao động công ty
Đối tượng/năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Ban giám đốc 8.5 tr 12.6 tr 16 tr 25 tr
Cấp quản lý bộ phận 4.5tr 7.0 tr 8.5 tr 14 tr
Cấp tổ trưởng, nhóm
trưởng
2.5tr 3.2 tr 3.6 tr 6.5 tr
Công nhân 1.8tr 2.2 tr 2.6 tr 3.4 tr
Nguồn: phòng Hành chính nhân sự công ty
25
Ngoài chế độ lương chi trả cho người lao động hàng tháng, công ty còn có
các chế độ thưởng cho người lao động tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty.
Đó là chính sách thưởng lương tháng 13, thưởng tiền mặt tương ứng một
tháng lương thực tế cho người lao động vào dịp cuối năm. Đây có thể coi là một
biện pháp giữ chân người lao động, giảm thiểu việc nhảy việc trong ngắn hạn đối
với những lao động làm việc tốt.
Chính sách thưởng lương tháng 13 được công ty quy định rất rõ ràng trong
hợp đồng lao động. Nó là phần cố định không thay đổi cho dù kết quả hoạt động
kinh doanh thế nào.
Tuy nhiên nó cũng gắn liền với yếu tố thời gian làm việc của người lao động
tại công ty. Người lao động phải làm việc trên 12 tháng tại công ty và không vi
phạm các nội quy và chính sách của công ty mới được hưởng chính sách này. Đối
với người lao động làm việc dưới 12 tháng thì căn cứ vào số tháng làm việc mà
người lao động sẽ có mức thưởng hàng năm khác nhau.
Công thức tính thưởng thực hiện như sau:

Mức thưởng của người lao động = (mức lương hiện tại/12) x số tháng làm
việc
Đây là nét riêng biệt trong chính sách của công ty vì chúng ta biết rằng công
ty nào làm ăn không hiệu quả, lỗ trong kinh doanh thì rất khó có thể thực hiện
thưởng cho người lao động.
Ngoài ra, căn cứ vào hiệu quả làm việc của từng bộ phận, kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Ban giám đốc công ty sẽ thực hiện chính sách
thưởng hiệu quả.
Chính sách thưởng hiệu quả được thực hiện tại công ty từ tháng 6 năm 2010
với những hoạt động sau:
Stt Năm 2010 Năm 2011
Thưởng hiệu quả
06 tháng
Đối tượng: toàn bộ người
lao động công ty.
Đối tượng: toàn bộ người lao
động công ty.

×